Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 9297/BKHĐT-PTDN 2018 kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp thoái vốn nhà nước

Số hiệu: 9297/BKHĐT-PTDN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Nguyễn Chí Dũng
Ngày ban hành: 27/12/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9297/BKHĐT-PTDN
V/v báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo QĐ số 58/2016/QĐ-TTg và thoái vốn nhà nước theo QĐ số 1232/QĐ-TTg .

Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2018

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm a, b Khoản 4 Điều 3 Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020 và Khoản 3 Mục III Quyết định số 1232/QĐ-TTg ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, ngày 06/4/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 2206/BKHĐT-PTDN đề nghị các Bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty báo cáo về: (i) Tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ; (ii) Tình hình thoái vốn nhà nước và chuyển giao doanh nghiệp về Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vn nhà nước (SCIC) theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg .

Tiếp đó, ngày 25/6/2018, Bộ tiếp tục có Công văn số 4311/BKHĐT-PTDN đôn đốc việc báo cáo tình hình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước và đề nghị làm rõ khả năng sắp xếp các doanh nghiệp trong lĩnh vực cấp, thoát nước và dịch vụ môi trường, doanh nghiệp có đặc thù về đất đai, yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống...

Sau khi có chỉ đạo của tại Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Công văn số 8406/VPCP-ĐMDN ngày 05/9/2018, các Bộ, địa phương tiếp tục gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị điều chỉnh lộ trình và tỷ lệ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2017-2020.

Tính đến ngày 25/11/2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhận được báo cáo của 18 Bộ, 61 địa phương (UBND tỉnh Bến Tre, UBND tỉnh Kiên Giang chưa gửi báo cáo) và 05 tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Trên cơ sở các báo cáo nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả rà soát tình hình cổ phần hóa, thoái vốn năm 2017 và 11 tháng năm 2018; đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2019-2020 như sau:

I. Về tình hình sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm 2017 đến tháng 11/2018:

1.1. Kết quả thực hiện:

Theo kế hoạch phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN , trong năm 2017, cả nước phải c phần hóa 49 doanh nghiệp. Theo các báo cáo, đã có 30/49 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa (đạt 61% kế hoạch), 01 doanh nghiệp chuyển sang hình thức bán doanh nghiệp (Chi tiết Danh mục doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa năm 2017 được nêu tại Phụ lục 1 kèm theo). Theo đó:

- Trong số 30 doanh nghiệp đã IPO thành công thì có 12 doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nm giữ dưới 50% vốn điều lệ nhưng trên thực tế, Nhà nước vẫn giữ tỷ lệ chi phối trên 51%; 04 doanh nghiệp Nhà nước không nắm giữ cổ phần; 05 doanh nghiệp Nhà nước giữ tỷ lệ cổ phần thấp hơn so với phương án được phê duyệt, chủ yếu tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cấp nước và môi trường đô thị.

- Trong số 18 doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch của năm 2017, có 01 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội) xin chuyển sang phương án bán doanh nghiệp do không đủ điều kiện cổ phần hóa, 01 doanh nghiệp (Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam) có văn bản đề nghị dừng cổ phần hóa; 02 doanh nghiệp không báo cáo chi tiết nguyên nhân dẫn đến việc chậm cổ phần hóa (Chi tiết Danh mục doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa năm 2017 và giải trình, đề xuất của các Bộ, địa phương được nêu tại Phụ lục 2).

Theo kế hoạch tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN , trong năm 2018 cả nước phải cổ phần hóa 64 doanh nghiệp. Theo các báo cáo, dự kiến đến hết năm 2018 sẽ hoàn thành cổ phần hóa 12/64 doanh nghiệp (đạt hơn 17% kế hoạch); 35 doanh nghiệp đề nghị chuyển sang hoàn thành vào năm 2019 (chiếm khoảng 55%); 12 doanh nghiệp đề nghị chuyển sang thực hiện năm 2020 (chiếm khoảng 23%) và 06 doanh nghiệp không báo cáo thời gian dự kiến hoàn thành. Như vậy, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa năm 2018 đạt rất thấp (02 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hầu như không hoàn thành kế hoạch) (Chi tiết Danh mục doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa năm 2018 được nêu tại Phụ lục 3).

Với việc đề nghị điều chỉnh thời gian cổ phần hóa như nêu trên, dự kiến năm 2019 sẽ có 54 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa (thay vì 19 doanh nghiệp); năm 2020 sẽ có 13 doanh nghiệp hoàn thành cổ phần hóa (thay vì 01 doanh nghiệp như phê duyệt tại Công văn số 991/TTg-ĐMDN).

1.2. Khó khăn, vướng mắc:

Đến nay, việc sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo phê duyệt tại Quyết định số 58/2018/QĐ-TTg đã có một số kết quả nhất định, cụ thể như: các Bộ, địa phương có sự chủ động trong xây dựng phương án cổ phần hóa theo lộ trình và tỷ lệ vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được phê duyệt; một số doanh nghiệp đã thực hiện chào bán cổ phần thành công với mức giá bán cao hơn nhiều so với mệnh giá cổ phần (Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tổng công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn...). Tuy nhiên, việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp vẫn chưa hoàn thành theo tiến độ và kế hoạch do gặp một số khó khăn, vướng mắc sau:

- Các địa phương chậm phê duyệt phương án sử dụng đất, nhất là đối với các doanh nghiệp có đất tại nhiều địa phương dẫn đến việc phê duyệt quyết định cổ phần hóa của doanh nghiệp không kịp tiến độ;

- Các quy định về cổ phần hóa chưa xử lý triệt để một số vướng mắc liên quan đến các nội dung về xác định giá trị doanh nghiệp (việc xác định giá trị đất và tài sản, sắp xếp và xử lý đất đai...) dẫn đến thời gian xây dựng phương án cổ phần hóa kéo dài, không hoàn thành đúng kế hoạch được giao.

- Một số Bộ, địa phương chưa tích cực trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp trực thuộc quản lý; quá trình xây dựng và phê duyệt các quyết định liên quan đến quá trình cổ phần hóa còn kéo dài.

- Nhà đầu tư không dành nhiều quan tâm mua cổ phần tại các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối ở mức cao dẫn đến một số doanh nghiệp chào bán cổ phần chưa thành công (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Môi trường đô thị An Giang, Công ty cấp nước và môi trường đô thị Đồng Tháp, Công ty Công trình công cộng Vĩnh Long, Công ty cấp nước Vĩnh Long).

1.3. Kiến nghị của Bộ, địa phương về cổ phần hóa doanh nghiệp:

Thứ nhất, hầu hết các Bộ, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty đều đề nghị được tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc kế hoạch năm 2017 để hoàn thành trong năm 2018; điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa hoặc thay đổi phương thức sắp xếp của doanh nghiệp (chi tiết nêu tại Phụ lục 4).

Thứ hai, một số địa phương cũng đề xuất bổ sung danh mục thực hiện cổ phần hóa trong giai đoạn 2018-2020 (chi tiết nêu tại Phụ lục 5).

Thứ ba, một số địa phương đề xuất được giữ lại tiền thu từ cổ phần hóa, thoái vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và các dự án kinh tế xã hội của địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước (UBND tỉnh Bình Định, Phú Thọ).

Thứ tư, các Bộ, địa phương đề nghị sớm có các quy định hướng dẫn chi tiết việc xác định giá trị quyền sử dụng đất thuê vào giá khởi điểm khi đấu giá chuyển nhượng vốn nhà nước; làm rõ hơn về quy trình và thời gian giải quyết hồ sơ tại y ban chứng khoán.

2. Về tình hình sắp xếp các doanh nghiệp có đặc thù đất đai, yếu tố lịch sử, văn hóa truyền thống, an ninh quốc phòng:

Tại Thông báo số 194/TB-VPCP ngày 28/5/2018 và Công văn số 1409/TTg-ĐMDN ngày 16/10/2018 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát các doanh nghiệp trong nước có những đặc thù về đất đai, yếu tố lịch sử, văn hóa, truyền thống, an ninh quốc phòng cần phải điều chỉnh lại hình thức sắp xếp và tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ để đề xuất điều chỉnh bổ sung Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và Công văn số 991/TTg-ĐMDN (nếu cần thiết), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II/2019.

Qua tổng hợp các báo cáo, các Bộ, địa phương đã đề xuất điều chỉnh, bổ sung tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa tại một số ngành, lĩnh vực như:

- Duy trì tỷ lệ vốn góp chi phối tại một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công ích, cảng biển và có yếu tố lịch sử văn hóa. Cụ thể:

+ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch kiến nghị bổ sung thêm lĩnh vực Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg bao gồm: “những doanh nghiệp có những đặc thù về yếu tố lịch sử, văn hóa; doanh nghiệp có truyền thống, kinh nghiệm, có vai trò định hướng sáng tác kịch bản, đặt hàng sản xuất và phổ biến phim hoạt hình phục vụ thiếu nhi”. Trên cơ sở đó tiếp tục nắm giữ cổ phần chi phối tại Công ty CP Hãng phim hoạt hình Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phim theo đặt hàng của Nhà nước;

+ UBND thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị thay đổi để Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ khi cổ phần hóa 5 doanh nghiệp; trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ khi cổ phần hóa 30 doanh nghiệp do doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động công ích và phát triển cơ sở hạ tầng tại Thành phố1.

+ UBND thành phố Hà Nội kiến nghị thay đổi để Nhà nước nắm giữ trên 65% vốn điều lệ khi cổ phần hóa 11 doanh nghiệp (theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg , các doanh nghiệp này đều do Nhà nước nắm giữ dưới 65% vốn điều lệ) do doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động công ích và phát triển cơ sở hạ tầng; đồng thời đề xuất không cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Điện ảnh Hà Nội do doanh nghiệp có đặc thù về yếu t lịch sử, văn hóa.

+ UBND tỉnh Phú Yên kiến nghị thay đổi để Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ khi cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cảng Vũng Rô (theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg, Nhà nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) để Nhà nước kiểm soát được hoạt động của cảng biển sau khi doanh nghiệp cổ phn hóa.

- Duy trì tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ là 49% vốn điều lệ tại công ty cấp nước sạch tại cả 2 khu vực thành thị và nông thôn: Công ty CP nước sạch Hải Dương (thuộc UBND tỉnh Hải Dương) và Công ty CP cấp nước Cần Thơ 2 (thuộc UBND tỉnh Cần Thơ). Với tỷ lệ vn nhà nước nắm giữ này, cùng với tỷ lệ vốn do người lao động đang nm giữ (chiếm trên 51%) thì có thể kiểm soát chi phối các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Do vậy, Nhà nước vẫn có thể định hướng doanh nghiệp hoạt động theo đúng mục tiêu là cung cấp nước sạch trên địa bàn nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn của địa phương.

II. Về tình hình thực hiện thoái vốn tại doanh nghiệp có vốn nhà nước từ năm 2017 đến tháng 11/2018:

1. Kết quả thực hiện:

- Theo kế hoạch phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg , trong năm 2017, các Bộ, địa phương phải hoàn thành thoái vốn tại 131 doanh nghiệp và chuyển giao về SCIC 4 doanh nghiệp. Tổng hợp báo cáo cho thấy, đến tháng 11/2018, có 51/131 doanh nghiệp đã hoàn thành việc thoái vốn (đạt 39% kế hoạch của năm 2017) doanh nghiệp thay đổi từ phương án các Bộ, địa phương thoái vốn sang phương án chuyển giao về SCIC (theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ là 5 doanh nghiệp (chiếm 3,8% tổng số doanh nghiệp phải thoái vốn năm 2017).

- Theo kế hoạch phê duyệt tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg , trong năm 2018, cả nước phải thoái vốn tại 126 doanh nghiệp. Tuy nhiên, dự kiến đến hết tháng 12/2018, các Bộ, địa phương chỉ hoàn thành thoái vốn tại 15/126 doanh nghiệp (đạt 11,9% kế hoạch). Như vậy, kết quả thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg đến nay còn chậm, không đạt được tiến độ phê duyệt (mới hoàn thành thoái vốn 66/257 doanh nghiệp của kế hoạch năm 2017-2018, đạt 25,6% kế hoạch) (chi tiết nêu tại Phụ lục 6);

Trong số 66 doanh nghiệp đã hoàn thành thoái vốn theo kế hoạch của năm 2017, 2018 nêu trên, các Bộ, ngành hoàn thành thoái vốn tại 11 doanh nghiệp; các địa phương hoàn thành thoái vốn tại 55 doanh nghiệp. Một số Bộ, địa phương có nhiều doanh nghiệp cần phải thực hiện thoái vốn trong năm 2017 tuy nhiên đến tháng 11/2018 mới chỉ hoàn thành thoái vốn được rất ít doanh nghiệp như Bộ Xây dựng (hoàn thành thoái vốn 01/08 doanh nghiệp); Thành phố Hà Nội (hoàn thành 03/17 doanh nghiệp), UBND tỉnh Bắc Giang (chưa hoàn thành thoái vn tại 08 doanh nghiệp theo kế hoạch).

- Trong quá trình thực hiện thoái vốn doanh nghiệp theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg , một số Bộ, địa phương báo cáo về việc thay đổi tỷ lệ vốn nhà nước phải thoái vốn tại doanh nghiệp so với Quyết định số 1232/QĐ-TTg , trong đó có trường hợp thay đổi giảm t lệ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua thực hiện tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp cho các cổ đông bên ngoài (tỷ lệ vốn nhà nước giảm bng tỷ lệ vốn nhà nước cần phải thoái theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg). Về bản chất, đây là quá trình tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp, trong đó Nhà nước không tiếp tục đầu tư bổ sung vốn tại doanh nghiệp dẫn đến tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp giảm, Nhà nước không thu được nguồn tiền để nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp khi giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp, do vậy, nội dung này cần được báo cáo Thủ tướng chính phủ có ý kiến chỉ đạo trước khi thực hiện, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang nắm cổ phần chi phối.

2. Thuận lợi, khó khăn, vướng mắc:

2.1. Thuận lợi:

Thứ nhất, Quyết định số 1232/QĐ-TTg lần đầu tiên đưa ra danh sách các doanh nghiệp với lộ trình và tỷ lệ vốn nhà nước cụ thể trong giai đoạn 2017-2020 đã giúp các Bộ, địa phương chủ động xây dựng phương án thoái vốn. Đến nay, đã có một số địa phương hoàn thành việc thoái vốn trước kế hoạch của cả giai đoạn (UBND tỉnh Quảng trị đã thoái hết phần vốn nhà nước theo kế hoạch của cả năm 2017 và năm 2019 tại Công ty cổ phần nước sạch Quảng Trị; UBND tỉnh Bình Định thoái hết vốn nhà nước theo kế hoạch của 03 năm 2017-2019 tại Công ty CP Dược - Thiết bị y tế Bình Định).

Thứ hai, việc triển khai thực hiện Quyết định số 1232/QĐ-TTg theo lộ trình được phê duyệt đã giúp Nhà nước kiểm soát và quản lý nguồn thu từ thoái vốn nhà nước để nộp vào Ngân sách theo đúng quy định tại Nghị Quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, lũy kế đến tháng 11/2018 đã chuyển 135.000 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước, trong đó 10 tháng năm 2018 đã chuyển về 45.000 tỷ đồng. Số còn phải nộp về ngân sách nhà nước năm 2018 là 20.000 tỷ đồng, năm 2019 là 50.000 tỷ đồng, năm 2020 là 45.000 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy việc hoàn thành kế hoạch về đảm bảo nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa trong giai đoạn 2017-2020 theo yêu cầu của Quốc hội đến thời điểm hiện nay là có tính khả thi.

Thứ ba, việc công khai, minh bạch thông tin về doanh nghiệp thoái vốn đã giúp các nhà đầu tư tích cực tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp khi Nhà nước thoái vốn, tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước về sự quyết tâm thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ Việt Nam.

2.2. Khó khăn, vưng mắc:

Qua tổng hợp các báo cáo cho thấy tình hình thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg còn rất chậm, không hoàn thành theo kế hoạch. Một số các vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân tập trung ở một số nhóm nội dung sau:

Thứ nhất, thời gian để thực hiện thoái vốn đối với các doanh nghiệp thuộc kế hoạch hoàn thành trong năm 2017 khá ngắn. Quyết định số 1232/QĐ-TTg được phê duyệt vào tháng 8/2017, chỉ còn 04 tháng để các Bộ, địa phương hoàn thành thoái vốn nên nhiều doanh nghiệp không kịp hoàn thành phương án thoái vốn được phê duyệt ngay trong năm 2017.

Thứ hai, các quy định về thoái vốn có sự thay đổi và vẫn còn nhiều nội dung chưa rõ cần được hướng dẫn dẫn đến thời gian xây dựng và phê duyệt phương án thoái vốn bị chậm, phương án thoái vốn bị điều chỉnh nhiều lần. Cụ thể: Một số Bộ, địa phương phải xin ý kiến hướng dẫn của Bộ Tài Chính, Ủy ban Chứng khoán để xử lý vướng mc về: xác định giá trị doanh nghiệp; xác định tỷ lệ vốn nhà nước từ nguồn vốn (ngân sách nhà nước và ODA) đầu tư bổ sung tài sản tại một số doanh nghiệp công ích; thủ tục chào bán cổ phần... Bên cnh đó, có nhiều trường hợp các doanh nghiệp đang trong quá trình xây dựng và triển khai phương án thoái vốn theo quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp thì Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ; do vậy, phải dừng thực hiện phương án thoái vốn cũ để xây dựng lại phương án thoái vốn mới theo quy định tại Nghị định số 32/2018/NĐ-CP .

Thứ ba, sự quan tâm của thị trường và các nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp hoạt động trong một số ngành, lĩnh vực còn thấp (đặc biệt doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực công ích; doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp...) dẫn đến một số trường hợp thoái vốn không thành công mặc dù các Bộ, địa phương đã tích cực xây dựng và triển khai phương án thoái vốn.

2. Kiến nghị của các Bộ, địa phương về điều chỉnh, bổ sung danh mục các doanh nghiệp có vốn nhà nước cần thoái vốn giai đoạn 2018-2020:

Thứ nht, các nội dung đề xuất, kiến nghị điều chỉnh Danh mục doanh nghiệp thoái vốn quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg tập trung chủ yếu vào việc thay đổi lộ trình và tỷ lệ thoái vốn. Trong đó:

- Đề xuất được tiếp tục thực hiện phương án thoái vốn đã phê duyệt để hoàn thành trong năm 2018 hoặc điều chỉnh lộ trình thoái vốn sang năm 2019, 2020; được chủ động thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong cả giai đoạn 2017-2020. Theo đề xuất này, dự kiến năm 2019, 2020, cả nước phải hoàn thành thoái vốn tại 218 doanh nghiệp (trong đó trong năm 2019 sẽ thoái vốn tại 198 doanh nghiệp (bao gồm 05 doanh nghiệp bổ sung vào danh mục chuyển giao về SCIC để thoái vốn), trong năm 2020 sẽ thoái vốn tại 40) (chi tiết nêu tại Phụ lục 7).

- Đề xuất không thực hiện thoái vốn mà tiếp tục duy trì tỷ lệ vốn nhà nước tại 08 doanh nghiệp sau năm 2020 do đặc thù hoạt động công ích và để tái cơ cấu doanh nghiệp; đề xuất không nắm giữ hoặc điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại 07 doanh nghiệp sau năm 2020 để phù hợp với Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg (chi tiết kiến nghị của Bộ, địa phương nêu tại Phụ lục 8).

- Báo cáo việc thay đổi tỷ lệ vốn nhà nước phải thoái vốn tại 09 doanh nghiệp so với Quyết định số 1232/QĐ-TTg , trong đó có: 05 trường hợp đề xuất giảm tỷ lệ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp thông qua thực hiện tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp cho các cổ đông bên ngoài; 04 trường hợp tăng tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp do doanh nghiệp thực hiện tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn nhà nước đã đầu tư cho doanh nghiệp bằng các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn ODA trước đây (chi tiết nêu tại Phụ lục 9).

Thứ hai, đề xuất bổ sung danh sách thực hiện thoái vốn trong giai đoạn 2018-2020 đối với 12 doanh nghiệp (đến hết tháng 11/2018, đã có 5 trong số 12 doanh nghiệp này hoàn thành thoái vốn); và chuyển giao về SCIC đối với 01 doanh nghiệp (chi tiết tại Phụ lục 10).

III. Tình hình thực hiện chuyển giao doanh nghiệp về SCIC:

1. Kết quả thực hiện chuyển giao theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg và các kiến nghị, đề xuất của Bộ, địa phương:

1.1. Kết quả thực hiện:

- Trong năm 2017, theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg , các Bộ, địa phương phải thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước về SCIC đối với 04 doanh nghiệp. Đến tháng 11/2018, SCIC và các Bộ, địa phương đã phối hợp để hoàn thành chuyển giao xong 02 doanh nghiệp, còn 01 doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng (Tổng công ty Licogi - Công ty cổ phần) và 01 doanh nghiệp thuộc UBND tỉnh Điện Biên (Công ty cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng tỉnh Điện Biên) vẫn chưa hoàn thành việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp về SCIC.

Ngoài ra, trong năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 05 doanh nghiệp (thuộc diện các Bộ, địa phương phải thực hiện thoái vốn năm 2017 theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg) về SCIC để thoái vốn (chi tiết nêu tại Mục 2 Phụ lục 6).

- Trong cả giai đoạn 2017-2018, các Bộ, địa phương phải thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước đối với 62 doanh nghiệp về SCIC. Tính đến hết tháng 11/2018, các Bộ, địa phương đã hoàn thành chuyển giao về SCIC 29/62 doanh nghiệp (đạt 46% kế hoạch).

1.2. Về thuận lợi, khó khăn:

Việc chuyển giao doanh nghiệp từ các Bộ, địa phương về SCIC diễn ra thuận lợi đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt. Các Bộ, địa phương đã tích cực làm việc và phối hợp với SCIC để chủ động thực hiện chuyển giao doanh nghiệp trước thời hạn quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg .

Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển giao doanh nghiệp về SCIC vẫn còn gặp phải một số khó khăn dẫn đến quá trình chuyển giao doanh nghiệp chưa theo đúng tiến độ phê duyệt. Đối với doanh nghiệp đang phải tiếp tục xử lý các tồn tại về tài chính, chưa quyết toán cổ phần hóa, các Bộ, địa phương và SCIC còn gặp nhiều vướng mắc trong việc thống nhất các nội dung chuyển giao. Theo Công văn số 1569/ĐTKDV-KHTH, tính đến tháng 7/2018, số lượng doanh nghiệp chưa hoàn thành việc công bố giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại thời điểm công ty cổ phn được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu và chưa xử lý dứt điểm các tồn tại trước khi bàn giao về SCIC là 21/37 doanh nghiệp.

1.3. Về kiến nghị của các Bộ, địa phương:

- Đ xuất chuyển giao về SCIC đối với các doanh nghiệp thuộc danh sách phải thực hiện thoái vốn theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg đối với 09 doanh nghiệp (tính đến hết tháng 11/2018, các Bộ, địa phương đã chuyển giao xong 04/09 doanh nghiệp về SCIC) (chi tiết nêu tại Phụ lục 11).

- Không chuyển giao 04 doanh nghiệp về SCIC để các Bộ, địa phương tiếp tục thực hiện thoái vốn (đối vi 02 doanh nghiệp) và thực hiện quyn đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại 02 doanh nghiệp để tiếp tục tái cơ cấu (chi tiết nêu tại Phụ lục 12).

2. Kết quả rà soát các doanh nghiệp chưa thống nhất chuyển giao về SCIC giữa các Bộ, địa phương và SCIC:

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 2225/TTg-ĐMDN ngày 12/12/2016, trong quá trình xây dựng Quyết định số 1232/QĐ-TTg , Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã lồng ghép, rà soát các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về SCIC nhưng SCIC và các Bộ, địa phương chưa thống nhất và đã xác định danh sách 62 doanh nghiệp phải thực hiện chuyển giao về SCIC trong giai đoạn 2017-2020 theo quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg .

Tại Công văn số 680/ĐTKDV-KHTH ngày 19/4/2018, SCIC liệt kê 191 doanh nghiệp thuộc đối tượng chuyển giao về SCIC nhưng chưa thống nhất giữa các Bộ, địa phương và SCIC tuy nhiên 163/191 doanh nghiệp nêu trên là các doanh nghiệp: phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg , Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ; chuyển giao về Ủy ban quản lý vốn nhà nước; các doanh nghiệp thủy lợi, thủy nông; các công ty nông, lâm nghiệp.

Tại Công văn số 4311/BKHĐT-PTDN , Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề nghị các Bộ, UBND địa phương có ý kiến về kết quả rà soát danh sách 28 doanh nghiệp phải chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về SCIC nhưng chưa có ý kiến thống nhất với các Bộ, địa phương. Tại báo cáo, các Bộ, địa phương hầu hết đề nghị được giữ lại thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ công ích, hoặc tiếp tục thực hiện tái cơ cấu tài chính của doanh nghiệp (chi tiết đề xuất của các Bộ, địa phương và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với việc chuyển giao từng doanh nghiệp được nêu cụ thể tại Phụ lục 13).

IV. Về đề xuất, kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

1. Về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và Quyết định số 1232/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2020:

1.1. Về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg:

Qua đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy, các tiêu chí về ngành, lĩnh vực quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg vẫn đang phù hợp với thực tiễn triển khai; việc công khai danh sách các doanh nghiệp CPH theo Danh mục kèm theo Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg đã giúp các Bộ, địa phương chủ động triển khai xây dựng phương án CPH, tiết kiệm thời gian xin ý kiến phê duyệt chủ trương c phần hóa đối với từng doanh nghiệp như các giai đoạn trước.

Tuy nhiên, như đã nêu tại phần 2 Mục I nêu trên, đến nay đã có một số Bộ, địa phương có kiến nghị bổ sung, điều chỉnh một số nội dung quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg để phù hợp với thực tiễn quản lý của Bộ, địa phương. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sự cần thiết và các nội dung cần điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg theo chỉ đạo tại Thông báo số 194/TB-VPCP và Công văn số 1409/TTg-ĐMDN nêu trên vào Quý II năm 2019.

1.2. Về việc điều chỉnh, bổ sung Danh mục doanh nghiệp thực hiện thoái vn và chuyển giao về SCIC theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg:

Trên cơ sở kiến nghị của các Bộ, địa phương và căn cứ vào điều kiện thực tiễn hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1232/QĐ-TTg (dự thảo gửi kèm theo) trên cơ sở các nguyên tắc sau:

- Đối với doanh nghiệp phải hoàn thành thoái vốn trong năm 2017-2018:

+ Trường hợp doanh nghiệp đã triển khai xây dựng kế hoạch và phương án thoái vốn: Tiếp tục đề nghị các Bộ, địa phương thực hiện phương án thoái vốn và chấp thuận đề xuất của các Bộ, địa phương về điều chỉnh lộ trình thoái vn của các doanh nghiệp để chuyển kế hoạch sang hoàn thành vào năm 2019, 2020.

+ Trường hp doanh nghiệp chưa xây dựng phương án thoái vốn: Đề ngh chuyển giao doanh nghiệp về SCIC trong Quý I năm 2019 để SCIC triển khai thoái vốn; giao SCIC phối hợp với các Bộ, địa phương để rà soát danh mục tiếp nhận chuyển giao của đối tượng doanh nghiệp này.

- Đối với doanh nghiệp chưa hoàn thành chuyển giao về SCIC theo quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg thì tiếp tục xây dựng phương án chuyển giao về SCIC và hoàn thành trong năm 2019 để SCIC thực hiện thoái vốn (có 29 doanh nghiệp theo Quyết định số 1232/QĐ-TTg đến nay chưa hoàn thành chuyển giao về SCIC).

- Chấp thuận các đề xuất cụ thể của các Bộ, địa phương về điều chỉnh tỷ lệ và lộ trình thực hiện thoái vốn (nêu tại Phụ lục 14) gồm:

+ Điều chỉnh danh mục chuyển giao 05 doanh nghiệp về SCIC theo đề xuất của các Bộ, địa phương;

+ Bổ sung vào Danh sách các doanh nghiệp thực hiện thoái vốn giai đoạn 2019-2020 đối với 07 doanh nghiệp chưa có tên tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg ;

+ Điều chỉnh tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp sau năm 2020 đối với 10 doanh nghiệp;

+ Chuyển phương thức từ chuyển giao doanh nghiệp về SCIC sang phương thức các Bộ, địa phương tiếp tục thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu để thoái vốn đối với 01 doanh nghiệp;

- Xem xét, phê duyệt theo từng trường hợp cụ thể đối với: đề xuất thay đổi lộ trình và tỷ lệ thoái vốn; chuyển giao doanh nghiệp về SCIC đối với một số doanh nghiệp có quy mô ln như: TCT Thép Việt Nam, TCT Cng hàng không Việt Nam; TCT Đầu tư và Phát triển công nghiệp-CTCP; Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Hà Nội; TCT Rượu bia nước giải khát Sài Gòn và các doanh nghiệp như tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu tại Phụ lục 15.

- Giao các Bộ, địa phương tiếp tục thực hiện tái cơ cấu, xử lý các tồn tại về tài chính của doanh nghiệp theo các quy định pháp lý hiện hành đi với các doanh nghiệp thuộc diện chuyển giao về SCIC nhưng không đáp ứng đủ điều kiện chuyển giao theo quy định tại Thông tư số 83/2018/TT-BTC ;

Với việc điều chỉnh thời gian cổ phần hóa như nêu trên, dự kiến các Bộ, địa phương phải hoàn thành thoái vốn tại 193 doanh nghiệp trong năm 2019, 40 doanh nghiệp trong năm 2020.

1.3. Một số kiến nghị khác để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Thủ tướng Chính phủ các nội dung sau:

- Chỉ đạo các Bộ, địa phương nghiêm túc, quyết liệt thực hiện để hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017-2020 theo quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg , Quyết định số 1232/QĐ-TTg. Đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh (phải thực hiện cổ phần hóa 39 doanh nghiệp năm 2018), Thành phố Hà Nội (phải thực hiện cổ phần hóa 11 doanh nghiệp năm 2018).

+ Đối với các doanh nghiệp thuộc kế hoạch cổ phần hóa của năm 2017, 2018 nhưng đến tháng 12/2018 vẫn chưa hoàn thành cổ phần hóa thì cần có báo cáo làm rõ nguyên nhân và kiến nghị điều chỉnh, gửi Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp để điều chỉnh Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg trước ngày 30/01/2019.

+ Đối với các doanh nghiệp thuộc danh sách thoái vốn năm 2019 nhưng đến cuối năm 2019 các Bộ, địa phương không hoàn thành thoái vốn tại doanh nghiệp thì phải kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu; đồng thời chuyển giao doanh nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch của năm 2019 về SCIC trong Quý I/2020.

- Giao Bộ Tài chính:

+ Khẩn trương trình cấp có thẩm quyền quy định hướng dẫn cụ thể việc bán cổ phần theo phương thức dựng sổ (book building); hoàn thiện các quy định về xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa và thoái vốn gần với tiêu chuẩn định giá cổ phiếu trên thế giới, đảm bảo việc đánh giá đầy đủ thực trạng và các tiềm năng của doanh nghiệp cổ phần hóa và thoái vốn; quy định về việc lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng, phù hợp và đảm bảo hiệu quả nhất cho doanh nghiệp khi thực hiện thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

+ Nghiên cu và kiến nghị về việc cần thiết phải có các quy định để xác định rõ các trường hợp không thực hiện thoái vốn mà tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp để giảm tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp; đặc biệt là đối với doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối thì cần làm rõ quy trình và làm rõ hiệu quả của việc thực hiện;

+ Rà soát các vướng mắc trên thực tiễn trong việc triển khai thực hiện thoái vốn trên toàn quốc để có hướng dẫn tháo gỡ khó khăn kịp thời.

- Chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước rà soát hoàn thiện thủ tục thực hiện chào bán cổ phần khi doanh nghiệp cổ phần hóa hoặc thoái vốn phù hợp với thực tiễn.

2. Về việc xây dựng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước giai đoạn 2021-2025:

Ngày 24/5/2018, tại Công văn số 1470/VPCP-KTTH (mật), Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương xây dựng kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025. Về nội dung này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin báo cáo như sau:

Một trong những mục tiêu khi xây dựng lộ trình và danh mục các doanh nghiệp và tỷ lệ vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và thoái vốn trong giai đoạn 2016-2020 theo quy định tại Quyết định số 1232/QĐ-TTg và Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg là nhằm đảm bảo thu xếp đủ nguồn thu từ thoái vốn, cổ phần hóa theo Nghị Quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội. Tuy nhiên, qua các đánh giá, phân tích nêu trên, mặc dù tổng số nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn trong giai đoạn 2016-2020 có tính khả thi cao nhưng số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2016-2020 có khả năng không kịp tiến độ theo phê duyệt.

Do vậy, việc xây dựng kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 ngay tại thời điểm này là chưa phù hợp với thực tiễn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị trước mắt tập trung rà soát, đôn đốc để thực hiện kế hoạch thoái vốn, cổ phần hóa các doanh nghiệp trong giai đoạn 2018 - 2020. Đến hết năm 2019, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong Quý III năm 2020.

Trên đây là báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp quy định tại Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg và Quyết định số 1232/QĐ-TTg và nhiệm vụ tại Thông báo số 194/TB-VPCP , Công văn số 8406/VPCP-ĐMDN , Công văn số 1409/TTg-ĐMDN, Công văn số 1470/VPCP-KTTH, Công văn số 2225/TTg-ĐMDN.

Kính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- VPCP;
- Bộ Tài chính;
- Lưu; VT, PT
DN.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Chí Dũng



1 Theo báo cáo của UBND Thành ph Hồ Chí Minh tại Công văn số 917/UBND-KT ngày 12/10/2018 (mật).

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 9297/BKHĐT-PTDN ngày 27/12/2018 về báo cáo kết quả thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTg và thoái vốn nhà nước theo Quyết định 1232/QĐ-TTg do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.459

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.204.43
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!