ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1379/QĐ-UBND
|
Bạc Liêu, ngày 31
tháng 7 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA
PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ, THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TỈNH BẠC LIÊU
(CÁC LĨNH VỰC: CÔNG CHỨNG; THỪA PHÁT LẠI; LÝ LỊCH TƯ PHÁP)
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng
6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng
8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng
10 năm 2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ về
kiểm soát thủ tục hành chính;
Trên cơ sở Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 21
tháng 03 năm 2024 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch
rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2024;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ
trình số 103/TTr-STP ngày 28 tháng 6 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua Phương án kiến nghị đơn
giản hóa 03 (ba) thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền
giải quyết của tỉnh Bạc Liêu, trong các lĩnh vực: Công chứng; Thừa phát lại; Lý
lịch tư pháp. (đính kèm)
Điều 2. Giao Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
tổng hợp, dự thảo Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trên địa
bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2024, kèm Phương án kiến nghị đơn giản hóa thủ tục hành
chính đã được thông qua tại Quyết định này, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, báo cáo kiến nghị Bộ Tư pháp và các cơ quan có thẩm quyền.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Cục KSTTHC-VPCP (để báo cáo);
- Bộ Tư pháp (để báo cáo, kiến nghị);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Cổng TT điện tử tỉnh;
- PP; Chv P.KSTTHC
- Lưu: VT, KSTT -78(TT-KSTT).
|
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Thiều
|
PHƯƠNG ÁN KIẾN
NGHỊ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CÁC LĨNH VỰC: CÔNG CHỨNG; THỪA PHÁT LẠI;
LÝ LỊCH TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2024
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
1. Thủ tục Đăng ký hoạt động Văn phòng công
chứng (2.000789.000.00.00.H04)
1.1. Nội dung đơn giản hóa:
* Sửa đổi mẫu đơn, mẫu tờ khai trong thành phần hồ sơ,
cụ thể:
Bãi bỏ quy định kê khai nội dung “Nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú”, trong Mẫu Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng Công chứng
(Mẫu TP-CC-09).
Lý do: Thông tin này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, vì vậy, cơ quan giải quyết hồ sơ TTHC có thể khai thác từ Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư để chia sẻ dữ liệu, kiểm tra, đối chiếu, phục vụ cho
công tác giải quyết hồ sơ TTHC.
1.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Mẫu Đơn đăng ký hoạt động của Văn phòng
Công chứng (Mẫu TP-CC-09), ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày
03/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp
thi hành Luật Công chứng.
1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 45.600.000
đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 33.360.000
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 12.240.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 26,84%.
2. Thủ tục đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát
lại (1.008930.000.00.00.H04)
2.1. Nội dung đơn giản hóa:
* Sửa đổi mẫu đơn, mẫu tờ khai trong thành phần hồ sơ,
cụ thể:
Bãi bỏ quy định kê khai nội dung “Nơi đăng ký hộ
khẩu thường trú”, trong Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa
phát lại (Mẫu TP-TPL-18)
Lý do: Thông tin này đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, vì vậy, cơ quan giải quyết hồ sơ TTHC có thể khai thác từ Cơ sở
dữ liệu quốc gia về dân cư để chia sẻ dữ liệu, kiểm tra, đối chiếu, phục vụ cho
công tác giải quyết hồ sơ TTHC.
2.2. Kiến nghị thực thi:
Sửa đổi Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hoạt động Văn
phòng Thừa phát lại (Mẫu TP-TPL-18), ban hành kèm theo Thông tư số
05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 7.200.000
đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 6.480.000
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 720.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 10%.
3. Thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp cho công
dân Việt Nam, người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam (2.000488.000.00.00.H04)
3.1. Nội dung đơn giản hóa:
* Sửa đổi thành phần hồ sơ (trong trường hợp nộp hồ
sơ trực tiếp):
- Bãi bỏ quy định “Bản sao Chứng minh nhân dân
hoặc Thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư
pháp (Trường hợp nộp bản chụp thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu. Trường
hợp không có bản chính để đối chiếu thì nộp bản sao có chứng thực theo quy định
của pháp luật)”;
Thay bằng quy định: Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch
tư pháp hoặc người được ủy quyền xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc
Thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Lý do: Thông tin này đã được kê khai trong Mẫu Tờ
khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, vì vậy, cơ quan giải quyết hồ sơ TTHC
có thể khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chia sẻ dữ liệu, kiểm
tra, đối chiếu, phục vụ cho công tác giải quyết hồ sơ TTHC.
3.2. Kiến nghị thực thi:
- Sửa đổi điểm a khoản 1 Điều 45 Luật Lý lịch Tư
pháp số 28/2009/QH12.
3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:
- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 5.209.152.000
đồng/năm.
- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 3.405.984.000
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: 1.803.168.000 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34,62%.