BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2338/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 06
tháng 9 năm 2018
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC HÒA GIẢI CƠ SỞ
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ
Tư pháp;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010
của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày
04/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày
07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định liên quan đến
kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06/01/2015 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm
năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017
của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục
pháp luật và Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành chính được
chuẩn hóa trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Tư pháp.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Quyết định này thay thế Quyết định số 3404/QĐ-BTP
ngày 18/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc công bố thủ tục hành chính mới
ban hành trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ
Tư pháp.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục
pháp luật, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính);
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp;
- Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Vụ PBGDPL.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phan Chí Hiếu
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC HÒA
GIẢI Ở CƠ SỞ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm
theo Quyết định số 2338/QĐ-BTP ngày 06 tháng 9 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp)
I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN
STT
|
Tên TTHC
|
Căn cứ pháp lý
|
Cơ quan thực hiện
|
TTHC do Trung
ương ban hành
|
TTHC do Trung
ương ban hành và địa phương bổ sung một số nội dung
|
Ghi chú
|
1
|
Thủ tục thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp
tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt
động hòa giải
|
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị định số
15/2014/NĐ-CP
|
- UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc hỗ trợ
- UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và thực hiện chi hỗ
trợ
|
Thủ tục thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp
tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt
động hòa giải
|
|
|
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP XÃ
STT
|
Tên TTHC
|
Căn cứ pháp lý
|
Cơ quan thực hiện
|
TTHC do Trung
ương ban hành
|
TTHC do Trung
ương ban hành và địa phương bổ sung một số nội dung
|
Ghi chú
|
1
|
Thủ tục công nhận hòa giải viên
|
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị quyết liên tịch
số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN
|
UBND cấp xã
|
Thủ tục công nhận hòa giải viên
|
|
|
2
|
Thủ tục công nhận tổ trưởng tổ hòa giải
|
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị quyết liên tịch
số 01/2014/NQLT-CP- UBTƯMTTQVN
|
UBND cấp xã
|
Thủ tục công nhận tổ trưởng tổ hòa giải
|
|
|
3
|
Thủ tục thôi làm hòa giải viên
|
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị quyết liên tịch
số 01/2014/NQLT-CP- UBTƯMTTQVN
|
UBND cấp xã
|
Thủ tục thôi làm hòa giải viên
|
|
|
4
|
Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên
|
Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013; Nghị định số
15/2014/NĐ-CP
|
UBND cấp xã
|
Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên
|
|
|
II.
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP HUYỆN
1. Thủ tục thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp
tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt
động hòa giải
Trình tự thực hiện:
- Trong trường hợp hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi
ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở
cơ sở, hòa giải viên hoặc gia đình hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng nộp
hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận
hòa giải viên.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân
cấp xã nơi đã ra quyết định công nhận hòa giải viên xem xét, có văn bản đề nghị
Ủy ban nhân dân cấp huyện kèm theo hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho hòa giải viên gặp
tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe trong khi thực hiện hoạt
động hòa giải.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ra quyết định hỗ
trợ; trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Chậm nhất sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện
việc chi tiền hỗ trợ.
Cách thức thực hiện:
- Hồ sơ nộp trực tiếp.
- Nộp qua đường bưu điện.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị hỗ trợ của hòa giải viên hoặc gia
đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại về tính mạng có
xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận trong trường
hợp hòa giải viên bị thiệt hại là tổ trưởng tổ hòa giải. Giấy đề nghị hỗ trợ phải
ghi rõ họ tên, địa chỉ của người yêu cầu hỗ trợ; lý do yêu cầu hỗ trợ;
- Biên bản xác nhận tình trạng của hòa giải viên bị
tai nạn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn hoặc cơ quan
công an nơi xảy ra tai nạn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp
gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp
trực tiếp);
- Giấy ra viện, hóa đơn thanh toán chi phí khám bệnh,
chữa bệnh (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi qua đường
bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp trực tiếp);
- Văn bản, giấy tờ hợp lệ về thu nhập thực tế theo
tiền lương, tiền công hằng tháng của người bị tai nạn có xác nhận của tổ chức
hoặc cá nhân sử dụng lao động để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định thu nhập
thực tế bị mất hoặc giảm sút (bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường
hợp gửi qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp
nộp trực tiếp), bao gồm: Hợp đồng lao động, quyết định nâng lương của tổ chức
hoặc cá nhân sử dụng lao động hoặc bản kê có thu nhập thực tế của hòa giải viên
bị tai nạn và các giấy tờ chứng minh thu nhập thực tế hợp pháp khác (nếu có);
- Giấy chứng tử (trong trường hợp hòa giải viên bị
thiệt hại về tính mạng; bản chính hoặc bản sao có chứng thực trong trường hợp gửi
qua đường bưu điện; bản phô tô và bản chính để đối chiếu trong trường hợp nộp
trực tiếp).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Thời hạn UBND cấp xã xem xét, đề nghị UBND cấp
huyện giải quyết hồ sơ: 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời hạn Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định
hỗ trợ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời hạn UBND cấp xã chi tiền hỗ trợ: 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được Quyết định của UBND cấp huyện.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Hòa
giải viên hoặc gia đình hòa giải viên trong trường hợp hòa giải viên bị thiệt hại
về tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định hỗ trợ/ Văn bản trả lời trong trường hợp không hỗ trợ.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có): Hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe,
tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;
- Nghị định số 15/2014/NĐ-CP ngày 27/02/2014 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hòa giải ở
cơ sở.
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM
QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CẤP XÃ
1. Thủ tục công nhận hòa giải
viên
Trình tự thực hiện:
- Trường hợp kết quả bầu hòa giải viên đáp ứng yêu
cầu quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều 8 của Luật hòa giải ở cơ sở, Trưởng
ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải
viên kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu quyết bầu hòa
giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trong thời hạn 05 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị công nhận hòa giải viên, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định;
- Trường hợp số người được đề nghị công nhận là hòa
giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp nhiều hơn số lượng hòa giải
viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thì Trưởng ban công tác Mặt
trận lập danh sách những người được đề nghị công nhận, trong đó bao gồm những
người có số phiếu bằng nhau gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết
định.
Cách thức thực hiện: Không quy định
Thành phần hồ sơ:
- Danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải
viên (Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).
- Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu
quyết bầu hòa giải viên (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết
liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải viên bằng
hình thức biểu quyết công khai; Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải
viên bằng hình thức bỏ phiếu kín; Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị
quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu hòa giải
viên bằng hình thức phát phiếu bầu đến hộ gia đình).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng
ban Công tác Mặt trận.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Danh sách đề nghị công nhận hòa giải viên.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định công nhận hòa giải viên.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải
đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;
- Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT42P-UBTƯMTTQVN.
2. Thủ tục công nhận tổ trưởng
tổ hòa giải
Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp
bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng ban công tác Mặt trận làm văn bản đề nghị
công nhận tổ trưởng tổ hòa giải kèm theo biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết
quả biểu quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị công nhận tổ trưởng tổ hòa giải
(Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN).
- Biên bản kiểm phiếu hoặc biên bản về kết quả biểu
quyết về việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm
theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong trường hợp bầu tổ
trưởng tổ hòa giải viên bằng hình thức biểu quyết công khai; Mẫu số 05 tại Phụ
lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN trong
trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải viên bằng hình thức bỏ phiếu kín).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng
ban công tác Mặt trận.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị công
nhận tổ trưởng tổ hòa giải.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định công nhận tổ trưởng tổ hòa giải.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
Người được công nhận là tổ trưởng tổ hòa giải phải
đạt trên 50% số hòa giải viên của tổ hòa giải đồng ý và là người có số phiếu bầu
cao nhất.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;
- Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN.
3. Thủ tục thôi làm hòa giải
viên
Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận được đề nghị
của tổ trưởng Tổ hòa giải về việc thôi làm hòa giải viên, Trưởng ban công tác Mặt
trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng dân phố xem xét, xác minh,
làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thôi làm hòa
giải viên.
Đối với trường hợp thôi làm hòa giải viên theo quy
định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 11 của Luật hòa giải ở cơ sở, nếu Trưởng
ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không đồng ý với đề
nghị của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng
thôn, tổ trưởng tổ dân phố không thống nhất được với nhau về đề nghị của tổ trưởng
tổ hòa giải, thì Trưởng ban công tác Mặt trận thông báo với tổ trưởng tổ hòa giải,
nêu rõ lý do không đồng ý, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
xem xét, quyết định.
Trường hợp thôi làm hòa giải viên đối với tổ trưởng
tổ hòa giải thì Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng
tổ dân phố làm văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định
thôi làm hòa giải viên.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
văn bản đề nghị hoặc báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã xem xét, quyết định.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ: Văn bản đề nghị ra quyết định
thôi làm hòa giải viên (Mẫu số 08 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên
tịch số 01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN)/ Báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên (Mẫu
số 09 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN) trong trường hợp Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng
thôn, tổ trưởng tổ dân phố không đồng ý với đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải
hoặc Trưởng ban công tác Mặt trận và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không thống
nhất được với nhau về đề nghị của tổ trưởng tổ hòa giải.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoặc báo cáo về việc thôi
làm hòa giải viên.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Trưởng
ban công tác Mặt trận.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Giấy đề nghị về việc thôi làm hòa giải viên hoặc
Báo cáo về việc thôi làm hòa giải viên.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định thôi làm hòa giải viên.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
Việc thôi làm hòa giải viên được thực hiện trong
các trường hợp sau đây:
- Theo nguyện vọng của hòa giải viên;
- Hòa giải viên không còn đáp ứng một trong các
tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 của Luật hòa giải ở cơ sở;
- Vi phạm nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở
cơ sở theo quy định tại Điều 4 của Luật hòa giải ở cơ sở hoặc không có điều kiện
tiếp tục làm hòa giải viên do bị xử lý vi phạm pháp luật.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;
- Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN.
4. Thủ tục thanh toán thù lao
cho hòa giải viên
Trình tự thực hiện:
- Tổ trưởng tổ hòa giải lập hồ sơ đề nghị thanh
toán thù lao cho hòa giải viên.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và trả thù lao cho
hòa giải viên thông qua tổ hòa giải; trường hợp quyết định không thanh toán cho
hòa giải viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Không quy định.
Thành phần hồ sơ:
Giấy đề nghị thanh toán thù lao của hòa giải viên
có ghi rõ họ, tên, địa chỉ của hòa giải viên; tên, địa chỉ tổ hòa giải; số tiền
đề nghị thanh toán; nội dung thanh toán (có danh sách các vụ, việc trong trường
hợp đề nghị thanh toán thù lao cho nhiều vụ, việc); chữ ký của hòa giải viên;
chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải.
Xuất trình Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để
đối chiếu khi cần thiết.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 05
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Tổ hòa giải thực hiện trả thù lao cho hòa giải viên
theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày
nhận được thù lao.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban
nhân dân cấp xã.
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền
hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính:
Ủy ban nhân dân cấp xã.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ
trưởng tổ hòa giải.
Tên mẫu đơn mẫu tờ khai: Không quy định.
Lệ phí: Không.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết
định thanh toán thù lao cho hòa giải viên/ hoặc văn bản trả lời trong trường hợp
quyết định không thanh toán.
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính
(nếu có):
Điều kiện được hưởng thù lao theo vụ, việc của hòa
giải viên:
- Vụ, việc được tiến hành hòa giải và đã kết thúc
trong trường hợp:
+ Các bên đạt được thỏa thuận;
+ Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải;
+ Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi
các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể
đạt được kết quả.
- Hòa giải viên không vi phạm nghĩa vụ sau:
+ Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại
Điều 16 của Luật hòa giải ở cơ sở.
+ Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của
Luật hòa giải ở cơ sở.
+ Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền
lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến
không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
+ Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để
báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp
thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
+ Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để
báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh
chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về
hình sự.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013;
- Nghị định số 15/2014/NĐ-CP .