Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 62/KH-UBND 2022 phòng chống bệnh truyền nhiễm Đắk Lắk

Số hiệu: 62/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: H'Yim Kđoh
Ngày ban hành: 15/03/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 62/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 15 tháng 3 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2022

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2021

I. TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH TRUYỀN NHIỄM NĂM 2021

1. Tình hình dịch bệnh trên thế giới:

Hơn 10 năm qua, thế giới ghi nhận hàng loạt vụ dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi với số mắc và tử vong tăng cao, tập trung nhiều ở các nước châu Á và châu Phi. Đáng lo ngại là đến 75% bệnh truyền nhiễm mới nổi có nguồn gốc từ động vật. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện tại trên thế giới đã ghi nhận hơn 200 bệnh lây truyền từ động vật sang người và nguy cơ này sẽ tiếp tục tăng lên, đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Những năm gần đây, khu vực Tây Thái Bình Dương được coi là nơi dễ xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi nguy hiểm như MERS-CoV, Ebola, cúm A/H7N9, cúm A/H5N1, cúm A/H5N6. Ngoài ra, sốt xuất huyết do vi-rút Ebola không còn là bệnh của khu vực châu Phi mà đã trở thành mối đe dọa toàn cầu. Trong đó phải kể đến đại dịch COVID-19, được ghi nhận ca bệnh đầu tiên tại Vũ Hán (Trung Quốc) vào ngày 29/12/2019, đến nay, sau gần 2 năm đại dịch COVID-19 đã lây lan đến 223 quốc gia, vùng lãnh thổ với trên 240 triệu ca mắc và 4,9 triệu ca tử vong. Dịch bệnh ngày càng nguy hiểm khi liên tục ghi nhận các biến thể mới như biến thể Alpha, Delta và biến thể Omicron. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể Delta và Omicron là mối đe dọa kép làm gia tăng số ca mắc, từ đó dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng lên đột biến, tiếp tục gây áp lực lớn lên các nhân viên và hệ thống y tế.

2. Tại Việt Nam:

Việt Nam được coi là "điểm nóng" của các bệnh truyền nhiễm mới nổi bởi tập quán sống gần gia cầm, vật nuôi; chưa kể thói quen sinh hoạt, ăn uống (như: Ăn tiết canh động vật, ăn thịt gia cầm ốm, chết...) cũng là những nguy cơ tiềm ẩn làm gia tăng sự lây lan bệnh từ động vật sang người.

Tuy nhiên, các bệnh dịch lưu hành đang được khống chế, tỷ lệ mắc và tử vong của hầu hết các bệnh dịch truyền nhiễm lưu hành thấp hơn so với trung bình giai đoạn 05 năm qua, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực, các bệnh truyền nhiễm có vắc-xin tiêm phòng có tỷ lệ mắc giảm mạnh do duy trì tỷ lệ tiêm chủng cao.

Tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh. Một số bệnh truyền nhiễm lưu hành như bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết có số mắc gia tăng cục bộ tại một số địa phương vào các tháng cao điểm, bệnh sởi ghi nhận rải rác, tại một số tỉnh, thành phố, nhưng không thành ổ dịch tập trung đã được can thiệp giải quyết kịp thời, tránh được nguy cơ lan rộng và bùng phát thành dịch lớn.

Đối với dịch COVID-19: Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước đã trải qua 04 đợt bùng phát. Quy mô, địa bàn và mức độ lây lan mỗi đợt có xu hướng phức tạp hơn. Trong năm 2021, cả nước ghi nhận 1.729.792 ca mắc, trong đó 1.726.428 ca ghi nhận trong nước, 1.354.286 người khỏi bệnh và 32.133 ca tử vong. Đợt dịch thứ 4 từ ngày 27/4/2021 đến nay với đa nguồn lây, đa chủng, đa ổ bệnh và đã xâm nhập sâu trong cộng đồng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi (bao gồm cả trẻ em ) tấn công vào các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở y tế, trường học, cơ quan hành chính, nhóm sinh hoạt tôn giáo... và tại các khu vực có mật độ dân cư cao làm số mắc tăng nhanh. Công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn 2 (đợt dịch thứ 4 đến nay) theo hướng “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

3. Tại tỉnh Đắk Lắk:

Những năm qua, tỉnh Đắk Lắk đã có nhiều thành quả trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm như: Không có trường hợp mắc bệnh dịch hạch, góp phần cùng cả nước thanh toán bệnh bại liệt, một số bệnh truyền nhiễm đã được kiểm soát. Tuy nhiên, một số bệnh truyền nhiễm tại tỉnh vẫn đang diễn biến phức tạp như: Sốt rét, sốt xuất huyết Dengue, tay chân miệng, bạch hầu, sởi, bệnh dại...

Kết quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021, cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2020

Kế hoạch năm 2021

Kết quả thực hiện

Đánh giá

1.

Bệnh nhóm A, bệnh truyền nhiễm mới nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân (Cúm A(H5N1), A(H7N9), (H5N6)…)

100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan cộng đồng

Không ghi nhận trường hợp mắc

Đạt

2.

Bệnh COVID-19

100% ca bệnh/ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan cộng đồng

Ghi nhận 55.123 trường hợp mắc và có 133 trường hợp tử vong, nhiều ổ dịch ghi nhận ở cộng đồng

Không đạt

3.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue:

- Tỷ lệ mắc:

- Tỷ lệ tử vong:

- Không để dịch lớn xảy ra

- <218,6/100.000 dân

- <0,01%

- Không xảy ra dịch lớn trong cộng đồng

- Mắc: 10/100.000

- Tử vong: 0.05%

- Đạt

- Đạt

- Không đạt

4.

Bệnh sốt rét:

- Tỷ lệ mắc:

- Tỷ lệ tử vong:

- Không để dịch lớn xảy ra

- <0,40/1.000 dân

- <0/100.000 dân

- Không xảy ra dịch lớn trong cộng đồng

- 0,01/1000 dân

- 0,00/100.000 dân

Đạt

5.

Bệnh Dại:

Khống chế dưới 05 trường hợp mắc và tử vong

Ghi nhận: 04 trường hợp mắc và tử vong

Đạt

6.

Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc:

- Tỷ lệ chết/mắc:

- Không để dịch lớn xảy ra

- <100/100.000 dân

- <0,02%

- Không xảy ra dịch lớn tại cộng đồng

- Mắc: 3,2/100.000

- Tử vong: 0.05%

-Đạt

- Đạt

- Không đạt

7.

Một số bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng

Bại liệt, UVSS

Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ UVSS, không có huyện nguy cơ cao về UVSS

100%

Đạt

Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em <1 tuổi

>95% quy mô xã/phường/ thị trấn

87,5%

Không đạt

Tỷ lệ tiêm vắc-xin đủ mũi cho phụ nữ có thai

>85% quy mô xã/phường/thị trấn

82,8%

Không đạt

Tỷ lệ mắc bệnh Sởi:

< 5/100.000 dân

0

Đạt

Tỷ lệ mắc bệnh ho gà:

< 1/100.000 dân

0

Đạt

Tỷ lệ mắc bệnh bạch hầu:

<0.02/100.000 dân (không có ca bệnh)

0

Đạt

4. Khó khăn và tồn tại

- Tình hình dịch bệnh trên thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp, do đó nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và bùng phát luôn thường trực đặc biệt là các dịch bệnh mới nổi, tái nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân cùng với đó là sự biến chủng tác nhân gây bệnh có thể kể đến các bệnh dịch nguy hiểm như COVID-19, dịch bệnh cúm A(H7N9), MERS-CoV, sốt vàng da...

- Một số dịch bệnh nguy hiểm mới nổi xâm nhập như cúm A(H7N9), sốt vàng da, MERS-CoV,... đã được ngăn chặn trên cả nước, tuy nhiên vẫn chưa khống chế được triệt để và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Các bệnh dịch chủ yếu do vi- rút (tay chân miệng, sốt xuất huyết Dengue...) không có thuốc điều trị đặc hiệu, một số bệnh chưa có vắc-xin dự phòng; các biện pháp phòng, chống dịch chủ yếu là các biện pháp không đặc hiệu; tuy đã được kiểm soát và có số mắc giảm nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ lây lan, bùng phát. Các bệnh truyền nhiễm đã được thanh toán, loại trừ tại Việt Nam như dịch hạch, bại liệt luôn có nguy cơ tái xâm nhập.

- Một số địa phương chưa có sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp đối với công tác phòng, chống dịch bệnh nói chung. Tuy đại dịch COVID-19 đã phần nào thay đổi cách nhìn của cả thế giới đối với công tác phòng, chống dịch, tuy nhiên đối với các dịch bệnh khác vẫn được xem là nhiệm vụ của ngành y tế, các ban, ngành, đoàn thể chưa tham gia tích cực vào công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng; bệnh dại còn ghi nhận nhiều trường hợp tử vong do người dân không chủ động, tự giác đi tiêm phòng vắc-xin dại;

người dân vẫn duy trì các thói quen, tập quán ăn uống không đảm bảo vệ sinh (ăn tiết canh sống gây bệnh liên cầu lợn)…

- Sự biến đổi khí hậu, biến động về dân cư, đô thị hóa, đặc biệt là thói quen vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm của một bộ phận lớn dân cư chưa được tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều dịch bệnh mới phát sinh, cũng như các dịch bệnh đã được khống chế hiện nay xuất hiện trở lại.

- Trong công tác tiêm chủng có nhiều vấn đề tồn tại như: Việc quản lý đối tượng tiêm chủng dịch vụ và tiêm chủng mở rộng khó khăn do không tách hoặc cập nhật được các đối tượng trong tiêm chủng mở rộng sử dụng vắc-xin tiêm chủng dịch vụ, không quản lý được hết các đối tượng vãng lai, di biến động. Tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa quản lý được hết các đối tượng, tỷ lệ tiêm chủng còn thấp ở quy mô cấp xã (vùng lõm tiêm chủng), hoạt động cung ứng vắc-xin từ các nhà sản xuất chưa đáp ứng kịp thời, chưa đảm bảo triển khai thực hiện theo kế hoạch.

- Kinh phí bố trí cho công tác phòng, chống dịch của tỉnh còn nhiều hạn chế, nhiều địa phương không bố trí hoặc bố trí chậm kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh.

II. DỰ BÁO TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH NĂM 2022

Dự báo trong năm 2022, tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến vô cùng phức tạp, khả năng các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xâm nhập vào Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng là rất lớn trong quá trình giao lưu, tiếp xúc. Cùng với đó là nguy cơ gia tăng ở một số bệnh lưu hành thường xuyên như sốt xuất huyết, tay chân miệng, dại …

1. Dịch bệnh COVID-19: Tính đến ngày 13/3/2022, toàn tỉnh ghi nhận hơn 75.404 trường hợp mắc và 147 trường hợp tử vong. Số mắc được ghi nhận tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố, ghi nhận ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần dân tộc... Mặc dù, đã triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch và tăng cường triển khai tiêm chủng toàn dân, tuy nhiên trong bối cảnh mở cửa trở lại và tiến tới xem COVID-19 như một bệnh đặc hữu, số mắc trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao, cùng với đó là sự gia tăng tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tử vong dự báo sẽ gây sức ép rất lớn lên hệ thống cơ sở điều trị của tỉnh.

2. Bệnh Cúm A (H5N1): Năm 2021 không phát hiện ổ dịch cúm A(H5N1) trên gia cầm. Tuy nhiên, tỉnh Đắk Lắk là địa phương có tổng đàn gia cầm lớn và việc kiểm soát, vận chuyển, giết mổ gia cầm còn nhiều tồn tại, bất cập do đó trong năm 2022 nguy cơ dịch bệnh có thể xảy ra diễn biến phức tạp.

3. Bệnh tay chân miệng: Trong năm 2021, bệnh được ghi nhận tại 15/15 huyện, thị xã, thành phố với 605 trường hợp mắc, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2020, có 01 trường hợp tử vong. Vì đây là bệnh lưu hành trên diện rộng, các biện pháp phòng chống không đặc hiệu, hiệu quả không cao. Việc cách ly tại bệnh viện còn hạn chế, cách ly tại cộng đồng khó thực hiện, việc nâng cao ý thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn khó khăn. Dự báo trong năm 2022 dịch bệnh có thể bùng phát và diễn biến phức tạp.

4. Bệnh sốt xuất huyết Dengue: Là bệnh lưu hành hàng năm của tỉnh, trong năm 2021 toàn tỉnh ghi nhận 1.873 ca tăng 35% so với năm 2020, ghi nhận 01 trường hợp tử vong. Với thói quen tích trữ nước dài ngày của người dân là điều kiện thuận lợi để muỗi sinh sản, công tác vệ sinh môi trường còn nhiều tồn tại, bất cập, ý thức tự bảo vệ của người dân chưa cao, còn trông chờ nhiều vào việc xử lý ca bệnh/ổ dịch bằng hóa chất mà không quan tâm loại trừ ổ chứa lăng quăng, bọ gậy tại nhà. Ngoài ra, theo dự báo của thế giới do sự biến đổi của khí hậu, thời tiết nắng nóng liên tục kéo dài xen lẫn các đợt mưa, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều công trình xây dựng, đất bỏ hoang, các khu nhà trọ, lán trại, nghĩa trang... chưa được quan tâm xử lý vấn đề vệ sinh, là điều kiện thuận lợi cho muỗi truyền bệnh và lăng quăng phát triển, cũng là cảnh báo sự bùng phát, khó kiểm soát của dịch sốt xuất huyết Dengue; đồng thời, năm 2022 là chu kỳ đỉnh dịch của tỉnh, do đó, dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue có nguy cơ bùng phát mạnh với nhiều diễn biến phức tạp.

5. Bệnh uốn ván sơ sinh: Tập quán sinh đẻ tại nhà của đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tồn tại, việc hưởng ứng của người dân đối với công tác tiêm chủng mở rộng còn nhiều hạn chế đặc biệt là tỷ lệ tiêm chủng giảm trong thời gian đại dịch COVID-19 bùng phát có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh trong thời gian tới.

6. Bệnh dại: Trong năm 2021, ghi nhận 04 trường hợp mắc và tử vong tại huyện Cư M’Gar (01), Buôn Ma Thuột (01), Ea H’Leo (02). Giảm 03 trường hợp so với năm 2020 (07 trường hợp). Thực trạng nuôi chó trông nhà/nương rẫy, chó thả rông, không đeo rọ mõm vẫn còn phổ biến. Người dân vẫn chưa chủ động tiêm phòng cho vật nuôi. Bệnh dại không có biểu hiện bệnh ngay lập tức nên người dân chủ quan, không đi tiêm phòng sau khi bị chó, mèo cắn. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn, giá thành vắc-xin còn cao, cần phải tiêm nhiều liều. Dự báo, vẫn tiếp tục ghi nhận một số trường hợp mắc và tử vong do bệnh dại trong năm 2022.

7. Bệnh viêm não Nhật Bản B: Trong năm 2021, không ghi nhận trường hợp mắc. Tuy nhiên, đây là bệnh truyền nhiễm thường hay gặp ở trẻ em, bệnh xảy ra ở những địa phương có tỉ lệ tiêm chủng thấp, người dân chưa hưởng ứng tốt công tác tiêm chủng mở rộng và là bệnh lây truyền từ muỗi nếu không có các biện pháp phòng, chống đặc hiệu, do đó bệnh có nguy cơ xảy ra cao trong năm 2022.

8. Bệnh sởi: Trong năm 2021, toàn tỉnh không ghi nhận trường hợp sởi, số mắc giảm 100% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, bệnh sởi gia tăng với số mắc cao tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ (ở các các quốc gia đã công bố loại trừ bệnh Sởi như: Australia, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore). Vì vậy, theo nhận định của các chuyên gia y tế, dự báo dịch sởi có thể gia tăng trong năm 2022 và những năm tiếp theo.

9. Bệnh bạch hầu: Trong những năm gần đây, bệnh bạch hầu đang có nguy cơ quay trở lại, bùng phát thành dịch lớn. Tại tỉnh Đắk Lắk, năm 2020 toàn tỉnh ghi nhận 50 trường hợp mắc tại 6/15 huyện, thành phố, không có trường hợp tử vong. Trong năm 2021, không ghi nhận ca mắc bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong năm 2022 nguy cơ xảy ra dịch bệnh bạch hầu trên địa bàn là rất cao.

10. Bệnh sốt rét:

- Năm 2021, toàn tỉnh phát hiện 12 trường hợp bệnh nhân sốt rét (BNSR), hiện tại tình hình sốt rét ổn định, BNSR các đơn vị đều giảm nhiều so với cùng kỳ năm 2020.

- Mặc dù bệnh sốt rét giảm đáng kể, tuy nhiên trong năm 2022 vẫn còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh tăng trở lại do:

+ Tình hình di biến động dân cư: Khó quản lý, người dân đi đến các vùng sốt rét lưu hành mắc sốt rét trở về địa phương, đi rừng, ngủ rẫy...; Nhiều trường hợp BNSR ở đối tượng này chưa quản lý được;

+ Tình hình sốt rét kháng thuốc có nguy cơ lan rộng;

+ Người có nguy cơ mắc sốt rét chưa có biện pháp bảo vệ cá nhân tốt: Đi rừng, ngủ rẫy chưa mang màn hoặc võng màn tẩm hóa chất theo để phòng chống muỗi đốt...;

+ Sự phục hồi của véc-tơ truyền bệnh: Điều tra có véc tơ chính tại vùng sốt rét lưu hành nhẹ mà trước đây không có (một số điều kiện thuận lợi cho véc-tơ phát triển như Vườn Quốc gia Yok Đôn, Khu bảo tồn Ea Sô...).

11. Bệnh liên cầu lợn: Trong năm 2021 không ghi nhận trường hợp mắc (Tuy nhiên năm 2019 ghi nhận 01 trường hợp bệnh), dự báo năm 2022 vẫn có khả năng ghi nhận các trường hợp bệnh.

12. Một số bệnh truyền nhiễm gây dịch khác:

Cúm A(H5N6), cúm A(H7N9) không ghi nhận ca bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện giao lưu, tiếp xúc với nhiều tỉnh thành trong cả nước, là tỉnh biên giới tiếp giáp với Campuchia nên nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm liên quan là rất cao.

Bệnh Chikungunya là bệnh truyền nhiễm lây truyền qua muỗi Aedes. Hiện không có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc để điều trị nhiễm vi-rút Chikungunya. Phòng tránh muỗi đốt, diệt lăng quăng, diệt muỗi là các biện pháp phòng ngừa chủ động, hiệu quả, cần duy trì thường xuyên và liên tục. Năm 2020, bệnh lan rộng trên địa bàn Vương quốc Campuchia, tỉnh ta có đường biên giới với Campuchia nên nguy cơ bệnh xâm nhập là rất cao nếu không có các biện pháp phòng, chống hiệu quả, kịp thời.

Các bệnh khác: Bệnh cúm mùa, bệnh đường tiêu hóa, thủy đậu, quai bị ... đang có xu hướng gia tăng.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2022

I. MỤC TIÊU CHUNG

Giảm 5-10% tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình giai đoạn 2016-2020. Khống chế kịp thời, không để dịch bệnh bùng phát, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triên kinh tế, xã hội.

II. MỤC TIÊU CỤ THỂ

1. Giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng và xử lý triệt để các ổ dịch, giảm số mắc và tử vong các bệnh truyền nhiễm, ngăn chặn kịp thời bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm không để xâm nhập vào tỉnh.

2. Tiếp tục tăng cường hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, tăng cường giám sát, phát hiện sớm, khoanh vùng, cách ly, xử lý ổ dịch kịp thời, đẩy mạnh công tác tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19 toàn dân.

3. Bảo đảm công tác phân tuyến điều trị, giảm quá tải bệnh viện tuyến cuối; thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng và tử vong.

4. Tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh.

5. Bảo đảm hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại địa phương.

6. Tăng cường hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiểm dịch y tế và vai trò của cơ quan đầu mối thực hiện Điều lệ quốc tế tại Việt Nam.

7. Tăng cường năng lực, đảm bảo kinh phí, trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị y tế và vật tư y tế cho hệ thống y tế dự phòng các cấp theo tiêu chuẩn để đảm bảo chức năng, nhiệm vụ của hệ thống.

III. CHỈ TIÊU CHUYÊN MÔN

TT

Nội dung

Chỉ tiêu năm 2022

1.

Bệnh nhóm A, bệnh truyền nhiễm mới nổi, bệnh chưa rõ nguyên nhân: (cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), cúm A(H5N6),…)

100% ổ dịch được phát hiện, xử lý kịp thời, không để lây lan cộng đồng

2.

Bệnh COVID -19

- Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

- Bảo vệ các nhóm đối tượng nguy cơ.

- Khống chế giảm số ca mắc mới và tử vong, không để dịch lây lan trong cộng đồng.

3.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue:

- Tỷ lệ mắc:

- Tỷ lệ tử vong:

- Không để dịch lớn xảy ra

- <218,6/100.000 dân

- <0,01%

4.

Bệnh sốt rét:

- Tỷ lệ mắc:

- Tỷ lệ tử vong:

- Không để dịch lớn xảy ra

- <0,30/1.000 dân

- <0/100.000 dân

5.

Bệnh Dại:

Khống chế dưới 05 trường hợp mắc và tử vong

6.

Bệnh tay chân miệng

- Tỷ lệ mắc:

- Tỷ lệ chết/mắc:

- Không để dịch lớn xảy ra

- <100/100.000 dân

- <0,02%

7.

Một số bệnh truyền nhiễm thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng

- Bại liệt, UVSS

Duy trì thành quả thanh toán bệnh bại liệt, loại trừ UVSS, không có huyện nguy cơ cao về UVSS

- Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em <1 tuổi

>95% quy mô xã/phường/thị trấn

- Tỷ lệ tiêm vắc-xin đủ mũi cho phụ nữ có thai

>85% quy mô xã/phường/thị trấn

- Tỷ lệ mắc bệnh Sởi

< 5/100.000 dân

- Tỷ lệ mắc bệnh Ho gà

< 1/100.000 dân

- Tỷ lệ mắc bệnh Bạch hầu:

< 0.02/100.000 dân

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác tổ chức quản lý, chỉ đạo: Sở Y tế - cơ quan thường trực công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm của tỉnh tham mưu Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh; đồng thời, chủ động thực hiện có hiệu quả việc quản lý, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Thực hiện nghiêm túc và quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương trong phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu ngăn chặn nguồn lây nhiễm xâm nhập bên ngoài và khoanh vùng, phát hiện sớm, cách ly, dập dịch từ bên trong.

- Theo dõi sát tình hình dịch bệnh thế giới, trong nước và mô hình bệnh tật tại địa phương để dự báo tình hình dịch bệnh và xây dựng kế hoạch ứng phó với các cấp độ của dịch bệnh, đặc biệt với các dịch bệnh nguy hiểm nhằm chủ động ứng phó trong các tình huống khác nhau có hiệu quả nhất và giảm tối đa tác động và thiệt hại do dịch bệnh.

- Nâng cao năng lực của hệ thống phòng, chống dịch tại các tuyến trên địa bàn để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người các cấp để tăng hiệu quả và sự chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, chỉ đạo triển khai ứng phó kịp thời với mọi tình huống khi dịch xảy ra tại địa phương.

- Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương, sớm phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh, cấp và kịp thời bổ sung kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các Chương trình mục tiêu y tế.

- Kịp thời tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống dịch, không để dịch bệnh bùng phát, đặc biệt đối với các bệnh nguy hiểm và mới nổi (COVID-19, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), MERS-CoV, Ebola...).

- Tăng cường chỉ đạo công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của cộng đồng; tích cực tham gia, hưởng ứng các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm; chỉ đạo việc thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chức đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, thống kê báo cáo, mở rộng triển khai sử dụng hệ thống báo cáo điện tử cho tất cả các tuyến.

- Triển khai tốt công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc và hỗ trợ tuyến y tế cơ sở trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế theo Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 và các quy định hiện hành khác.

- Thực hiện xã hội hóa công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, huy động các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội và người dân cùng tham gia phòng, chống dịch tại địa phương nhằm phát huy được hiệu quả cao nhất.

2. Chuyên môn kỹ thuật

2.1. Công tác kiểm soát bệnh truyền nhiễm:

a) Dịch COVID-19

Trong thời gian tới, dự báo các ca mắc trong cộng đồng sẽ tiếp tục gia tăng trên diện rộng khi các biện pháp phòng, chống dịch được nới lỏng để thúc đẩy phát triển kinh tế. COVID-19 sẽ dần được xem như một bệnh đặc hữu và các biện pháp phòng, chống dịch sẽ từng bước được nới lỏng tiến tới sống chung với dịch. Do đó, trong thời gian tới cần tập trung vào các nội dung cụ thể sau:

- Đẩy mạnh công tác tiêm chủng để tăng cường độ bao phủ vắc-xin phòng COVID-19, đặc biệt quan tâm đối với các trường hợp nguy cơ cao để hạn chế tỷ lệ bệnh nhân chuyển nặng và tử vong, góp phần giảm áp lực cho công tác điều trị.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn cộng đồng, người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc tự bảo vệ bản thân, thực hiện đầy đủ các khuyến cáo phòng, chống dịch trong tình hình mới, thực hiện tốt nguyên tắc 5K.

- Tiếp tục kiện toàn, mở rộng các cơ sở điều trị COVID-19 đặc biệt là ở tuyến cơ sở để đảm bảo công tác quản lý điều trị các trường hợp nhiễm SARS- CoV-2, đặc biệt là đối với các trường hợp bệnh nhân thuộc tầng 2 và 3. Thực hiện nghiêm công tác phòng, chống lây nhiễm trong cơ sở y tế.

- Cập nhật và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về bản đồ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với từng cơ sở y tế, trường học, khách sạn... để các cơ sở tự theo dõi, người dân, chính quyền giám sát thực hiện.

- Cập nhật kịp thời và triển khai nghiêm túc các hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch COVID-19; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh COVID-19; hướng dẫn cách ly y tế; quy trình nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế đối với người nhập cảnh…theo quy định của Bộ Y tế.

- Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch COVID-19 trong cộng đồng và các cơ sở y tế để kịp thời có các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp không để mất kiểm soát.

- Triển khai việc xét nghiệm phát hiện nhiễm SARS-CoV-2 trong tình hình mới theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ Y tế.

- Kiện toàn, duy trì sẵn sàng các đội đáp ứng nhanh, đội cấp cứu cơ động, Tổ COVID-19 cộng đồng… để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

- Triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, loại trừ và giảm thiểu yếu tố nguy cơ tại nơi làm việc, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu vực sinh hoạt cộng đồng theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị.

b) Các dịch bệnh truyền nhiễm khác

- Chủ động theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và kịp thời chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế thấp nhất tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch.

- Triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, Chương trình cộng đồng chung tay phòng, chống dịch bệnh, kế hoạch các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thuộc Chương trình mục tiêu y tế quốc gia; kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong dịp tết Nguyên đán, mùa lễ hội và các sự kiện chính trị xã hội, thiên tai, bão lụt… nhằm cung cấp chính xác, kịp thời, đầy đủ các thông tin cần thiết, các yếu tố liên quan làm cơ sở lập kế hoạch

dự phòng và khống chế dịch bệnh chủ động.

- Duy trì và nâng cao hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại tất cả các tuyến. Tăng cường và mở rộng triển khai giám sát dựa vào sự kiện, lồng ghép với hệ thống giám sát thường xuyên (giám sát dựa vào chỉ số) để chủ động khống chế dịch bệnh.

- Tăng cường giám sát dịch bệnh chủ động tại các cơ sở y tế và cộng đồng phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đầu tiên để có biện pháp cách ly, thu dung, điều trị kịp thời, xử lý ổ dịch triệt để nhằm hạn chế lây lan, khống chế không để dịch bùng phát, lan rộng kéo dài.

- Thực hiện có hiệu quả việc điều tra dịch tễ ca bệnh, phân tích, dự báo tình hình dịch, kịp thời triển khai có hiệu quả các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

- Thường xuyên đánh giá nguy cơ, nhận định tình hình dịch bệnh, tăng cường sự điều phối, chia sẻ thông tin và huy động các nguồn lực trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Nâng cao năng lực xét nghiệm tại chỗ, nhằm phát hiện sớm tác nhân gây bệnh, để kịp thời triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa chủ động khi chưa có dịch xảy ra.

- Tăng cường tập huấn và nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ làm công tác phòng, chống dịch về giám sát, phát hiện ca bệnh dịch, xử lý dịch; công tác khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm và kỹ năng truyền thông phòng, chống dịch cho cộng đồng.

- Kiện toàn, củng cố và nâng cao năng lực của Đội đáp ứng nhanh, đội điều tra xác minh tại các tuyến, sẵn sàng hỗ trợ và thu hiện xử lý ổ dịch khi có dịch bệnh xảy ra. Thường trực 24/24 trong thời gian xảy ra dịch trên địa bàn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện lộ trình loại trừ sốt rét đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 08/QĐ-BYT ngày 04/01/2017 của Bộ Y tế.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả ứng dụng phần mềm Hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm trong công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh dịch truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác chủ động đáp ứng bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 17/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát và đáp ứng với bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm; công tác báo cáo bệnh truyền nhiễm theo Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế và báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế biên giới theo Thông tư số 28/2019/TT- BYT ngày 28/10/2019 của Bộ Y tế

2.2. Công tác kiểm dịch y tế

- Tăng cường công tác giám sát, khai báo phòng chống bệnh truyền nhiễm; theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước về COVID-19, MERS- CoV, cúm A, sốt vàng da… để chủ động các biện pháp đáp ứng phù hợp tại tỉnh.

- Thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát và xử lý các đối tượng kiểm dịch y tế biên giới theo đúng quy định, hạn chế thấp nhất dịch bệnh xâm nhập qua biên giới đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

2.3. Công tác tiêm chủng và an toàn sinh học

- Triển khai, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế về đảm bảo an toàn tiêm chủng; tăng cường kiểm tra giám sát, nâng cao tỷ lệ tiêm và an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân trong giai đoạn 2021-2022 theo chỉ đạo của Trung ương.

- Phát huy tối đa các biện pháp phòng bệnh chủ động bằng vắc-xin, thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, đảm bảo an toàn trong tiêm chủng, hạn chế tối đa các vùng “lõm” về tiêm chủng trên địa bàn tỉnh; tăng cường tiếp cận tiêm chủng dịch vụ phòng bệnh truyền nhiễm; áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên rà soát đối tượng và tổ chức tiêm vét các loại vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng, chiến dịch tiêm vắc-xin phòng chống bệnh bạch hầu, uốn ván (vắc-xin Td) mũi 3 tại một số huyện nguy cơ cao, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng có dân tộc thiểu số sinh sống, các trung tâm bảo trợ xã hội, các cơ sở chăm sóc tập trung tự nguyện bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu tiêm chủng theo kế hoạch.

- Theo dõi, giám sát, tổng hợp, thực hiện việc chia sẻ thông tin, phân tích các trường hợp tai biến nặng sau tiêm. Thực hiện việc báo cáo, chia sẻ thông tin về các trường hợp tai biến nặng sau tiêm theo đúng quy định NRA (Hệ thống quản lý quốc gia về vắc-xin).

2.4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch bệnh

- Tiếp tục triển khai ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng bản đồ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với từng cơ sở y tế, trường học, khách sạn... để các cơ sở tự theo dõi, người dân, chính quyền giám sát thực hiện.

- Tiếp tục duy trì tổ chức thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm qua phần mềm theo quy định Thông tư 54/2015/TT-BYT ; báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế theo Thông tư số 28/2019/TT-BYT ngày 28/10/2019 của Bộ Y tế.

- Quản lý thông tin tiêm chủng thông qua phần mềm báo cáo tiêm chủng.

- Ứng dụng các phần mềm khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

- Tham gia các lớp tập huấn sử dụng kho dữ liệu và bảng theo dõi thông tin dịch tễ trong công tác giám sát, phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức.

2.5. Các giải pháp giảm tử vong

- Tăng cường triển khai tiêu chí bệnh viện an toàn phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm, bảo đảm hoạt động khám, chữa bệnh an toàn; cập nhật thường xuyên việc thực hiện bệnh viện an toàn thông qua ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tăng cường thực hiện nghiêm việc sàng lọc, phân loại, phân luồng, kiểm soát triệt để người bệnh tới khám bệnh, chữa bệnh, người đi lại giữa các khoa, phòng để phòng, chống lây nhiễm trong bệnh viện; chú trọng đảm bảo công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện, nhất là tại các khoa điều trị bệnh nhân nặng; đảm bảo công tác quản lý chất thải, vệ sinh môi trường.

- Nâng cao năng lực cho bệnh viện các tuyến, Tổ chức tốt hệ thống cấp cứu, điều trị bệnh nhân, sẵn sàng khu vực cách ly, các đội cấp cứu lưu động; tăng cường công tác phòng chống nhiễm khuẩn, lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám chữa bệnh nhằm giảm đến mức tối đa số mắc và tử vong.

- Cập nhật, tổ chức tập huấn, hướng dẫn các phác đồ điều trị, hồi sức cấp cứu, chống kháng thuốc, chăm sóc bệnh nhân, phòng lây nhiễm cho cán bộ y tế làm công tác điều trị cho bệnh nhân để đạt được mục tiêu giảm mắc và tử vong.

- Bố trí khu cách ly, tăng cường năng lực chuyên môn cho nhân viên y tế trực tiếp tham gia công tác điều trị, phòng, chống dịch bệnh tại các bệnh viện.

- Các cơ sở điều trị, cơ sở tiêm chủng theo dõi sát, phát hiện kịp thời và xử lý tai biến trong tiêm chủng theo quy định.

- Triển khai các thông điệp truyền thông theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho người bệnh, người chăm sóc, gia đình người bệnh về phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh, một số kiến thức cơ bản về phòng bệnh.

3. Truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Chủ động, thường xuyên cung cấp thông tin kịp thời và chính xác về tình hình dịch bệnh, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng, hệ thống thông tin và truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt đến các nhóm đối tượng nguy cơ (trường học, nhà trọ...).

- Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh, lợi ích tiêm chủng để vận động nhân dân chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, phối hợp và tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh.

- Đa dạng hoá các hình thức truyền thông qua các cơ quan báo chí địa phương, qua hệ thống đài truyền thanh, truyền hình các huyện, thành phố và truyền thanh các xã, phường, thị trấn; qua hình thức cổ động trực quan như pano, áp phích, tờ rơi, tờ gấp và thông qua các đội tuyên truyền lưu động, vận động trực tiếp... Nội dung và phương pháp tuyên truyền phải phong phú, hấp dẫn, phù hợp với văn hóa địa phương để mọi người dân dễ tiếp thu.

- Tiếp tục tổ chức các chiến dịch tuyên truyền rửa tay bằng xà phòng, chiến dịch vệ sinh môi trường; duy trì thực hiện tốt phong trào vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân.

4. Đầu tư nguồn lực

- Bảo đảm đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Tiếp tục đầu tư đảm bảo đủ điều kiện về vật tư, hóa chất, sinh phẩm cho các cơ sở xét nghiệm của tỉnh để nâng cao năng lực xét nghiệm đáp ứng công tác phòng, chống dịch trong tương lai.

- Bổ sung số lượng cán bộ hiện đang thiếu cho đơn vị dự phòng các tuyến, bảo đảm đủ nhân lực tham gia công tác phòng, chống dịch. Tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện công tác y tế dự phòng một cách hiệu quả; đề xuất các chính sách thu hút, đãi ngộ, chế độ độc hại và thâm niên nghề nghiệp cho cán bộ làm việc trong lĩnh vực y tế dự phòng.

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp chống dịch, trực dịch cho cán bộ tham gia chống dịch bệnh.

- Chỉ đạo, theo dõi, giám sát các đơn vị, địa phương đảm bảo hậu cần (kinh phí, hóa chất, trang thiết bị…) phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

5. Phối hợp liên ngành

Tổ chức tốt công tác phối hợp, kết hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.

- Các sở, ban, ngành phối hợp trong công tác quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế đối với người nhập cảnh; đồng thời ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.

- Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk tăng cường các hoạt động liên ngành, kiểm tra và quản lý việc vận chuyển, buôn bán gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm,gia súc không rõ nguồn gốc xuất xứ; phối hợp giám sát chặt chẽ các đối tượng phải kiểm dịch tại các cửa khẩu; trao đổi thông tin, báo cáo về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống.

- Ngành Y tế phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo trong triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác vệ sinh phòng bệnh trong các trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ: Y tế - Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học.

- Ngành Y tế phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong triển khai các hoạt động phòng chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Huy động các đoàn thể xã hội như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Chữ thập đỏ... tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch bệnh.

6. Hợp tác quốc tế

- Đẩy mạnh các hoạt động chia sẻ thông tin, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm với cơ quan kiểm dịch y tế biên giới của tỉnh Mondulkiri, Vương quốc Campuchia.

- Huy động các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm từ các cá nhân, tổ chức nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài.

7. Nghiên cứu khoa học

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học về dịch tễ học của bệnh, tác nhân gây bệnh, véc-tơ truyền bệnh, dự báo dịch, ứng dụng các sáng kiến kinh nghiệm nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả nâng cao chất lượng hoạt động của công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

8. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh định kỳ 6 tháng/lần và đột xuất đáp ứng theo từng tình huống dịch bệnh:

- Tổ chức các đoàn kiểm tra công tác quản lý nhập cảnh, cách ly, giám sát y tế đối với chuyên gia, công dân Việt Nam nhập cảnh, các Đoàn kiểm tra công tác giám sát, cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú.

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, quản lý sử dụng vắc-xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, công tác y tế học đường, kiểm dịch y tế biên giới, truyền thông, chỉ đạo tuyến tại các địa phương.

- Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo, phòng, chống dịch bệnh, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao (COVID-19; MERS-CoV, cúm A(H7N9), cúm A(H5N1), tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, dại...) trên địa bàn toàn tỉnh.

- Kiểm tra giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho các tuyến, các cơ sở điều trị về công tác dự phòng, phân tuyến điều trị, phân luồng khám bệnh, cách ly, triển khai các biện pháp phòng chống lây nhiễm chéo tại các bệnh viện.

- Thành lập các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

9. Chế độ thường trực và thông tin báo cáo

- Tổ chức thực hiện báo cáo bệnh truyền nhiễm theo quy định Thông tư số 54/2015/TT-BYT ;

- Quản lý thông tin tiêm chủng thông qua phần mềm báo cáo tiêm chủng.

- Thực hiện nghiêm túc quy định hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế và ứng dụng phần mềm hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm trong công tác thông tin báo cáo và khai báo bệnh dịch truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.

- Duy trì giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, khi có tình huống khẩn cấp sẽ triệu tập họp đột xuất để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Các ngành, thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp căn cứ vào kế hoạch và nhiệm vụ cụ thể, có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch theo nhiệm vụ được phân công.

10. Công tác hậu cần

- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị cần thiết cho tất cả các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh.

- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện lấy mẫu, vận chuyển mẫu, bệnh phẩm.

- Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia phòng, chống dịch theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Tất cả các đơn vị, cơ quan, ban, ngành trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí cho hoạt phòng, chống dịch tại đơn vị, chỉ đạo các cơ quan trực thuộc và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh nếu để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm tại đơn vị và cơ quan trực thuộc.

1. Ban Chỉ đạo Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở người của tỉnh:

- Tăng cường Chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc và quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, các Bộ, ngành Trung ương trong phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh.

- Đưa nội dung công tác phòng, chống dịch bệnh là một trong những nội dung thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch định kỳ, đột xuất tại các huyện, thị xã, thành phố.

- Chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh và tiêm chủng mở rộng tại địa phương.

- Tham mưu, đề xuất nhu cầu kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là công tác dự phòng chủ động.

2. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022; chỉ đạo kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn và báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định.

- Triển khai thực hiện trên cơ sở chức năng, thẩm quyền quy định và tham mưu các cấp có thẩm quyền về công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh đảm bảo các nhiệm vụ tại khoản 1, mục IV, phần thứ hai Kế hoạch này.

- Tham mưu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm ở người của tỉnh tổ chức giao ban định kỳ, giao ban đột xuất (khi cần thiết), nắm bắt thông tin về diễn biến của dịch để có chỉ đạo kịp thời.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí và tăng cường các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.

- Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và các đơn vị liên quan tuyên truyền, cung cấp kịp thời, chính xác diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

- Tham mưu UBND tỉnh thực hiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm nhóm B và nhóm C, đề nghị Bộ Y tế công bố dịch, công bố hết dịch bệnh nhóm A khi có đủ điều kiện theo quy định tại Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg , ngày 26/02/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2016/QĐ- TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh tại các huyện, thị xã, thành phố.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với ngành y tế trong trao đổi thông tin dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch, giám sát, tiêu hủy gia súc, gia cầm mắc bệnh, tiêm vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi.

- Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường.

- Tổ chức các chốt kiểm dịch động vật, quản lý lưu thông gia súc gia cầm chống sự xâm nhập, vận chuyển gia súc gia cầm mắc bệnh hoặc không rõ nguồn gốc vào địa bàn tỉnh.

- Kiểm soát chặt chẽ các dịch bệnh lây từ động vật qua người như cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), bệnh liên cầu lợn, dại,...

- Có kế hoạch đảm bảo an toàn, sức khoẻ cho con người trong quá trình làm việc, không để lây lan dịch bệnh từ động vật sang người.

- Tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng chuồng trại gia súc, gia cầm.

- Phối hợp cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc quản lý đàn chó nuôi, chó thả rông nhằm hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra bệnh dại trên người.

- Đảm bảo cung cấp nguồn nước sạch cho nhân dân.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các cơ quan liên quan khác trong công tác phòng, chống dịch bệnh.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định, đặc biệt là thực hiện nghiêm Bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học. Phối hợp với Ngành Y tế địa phương theo dõi, phát hiện và báo cáo các trường hợp mắc bệnh trong trường học để xử lý kịp thời, tránh để lây lan dịch bệnh. Thực hiện tốt công tác y tế học đường, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các trường bán trú, nội trú.

- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục kiểm tra thông tin về tình trạng tiêm chủng của học sinh, nhất là học sinh mầm non, tiểu học khi nhập học tại trường; đồng thời tuyên truyền, vận động phụ huynh học sinh thực hiện tiêm chủng đối với các trường hợp chưa tiêm chủng đầy đủ và phối hợp với cơ sở y tế triển khai công tác tiêm chủng.

- Tuyên truyền cho học sinh về dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch trong nhà trường; khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.

- Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các trường học.

5. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề nghị của các sở, ngành và khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu đề xuất UBND tỉnh cấp kinh phí đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh thường xuyên và đột xuất của tỉnh.

7. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan tới việc gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc xử lý vật dụng chứa nước có bọ gậy và nguy cơ có bọ gậy làm tăng nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue, sốt rét, Chikungunya và bệnh do vi-rút Zika;

- Hướng dẫn giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do lũ lụt;

- Chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể để từng bước giảm thiểu, kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và mất vệ sinh tại khu vực dân cư.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh bằng nhiều hình thức phù hợp để người dân nhận thức đúng, đủ về nguy cơ và tác hại của dịch bệnh, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh:

+ Thường xuyên theo dõi, cập nhật để đưa tin, bài và hình ảnh trong việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh;

+ Tăng cường thời lượng, số lượng các tin, bài để truyền thông cho người dân về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; hưởng ứng các hoạt động phòng, chống dịch bệnh được phát động;

+ Xây dựng các sản phẩm thông tin, truyền thông đa dạng, phong phú, phủ rộng tới các đối tượng người dân, đặc biệt quan tâm tới vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng nguy cơ xảy ra dịch bệnh.

9. Sở Ngoại vụ

- Sẵn sàng tiếp nhận thông tin và hỗ trợ người nước ngoài đang cư trú tại tỉnh gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện công tác lãnh sự trong trường hợp có người nước ngoài bị nhiễm và tử vong do nhiễm COVID-19 cũng như các dịch bệnh khác trên địa bàn tỉnh.

- Vận động các nguồn lực từ các Tổ chức phi Chính phủ nước ngoài hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

10. Các đơn vị: Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, ngành y tế, các cơ quan liên quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch.

- Triển khai công tác phòng, chống dịch tại đơn vị, truyền thông vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh môi trường cho cán bộ, chiến sỹ.

- Giám sát, phát hiện báo cáo các trường hợp bệnh dịch được phát hiện đặc biệt là các bệnh từ nước ngoài xâm nhập vào tỉnh.

- Phối hợp Quân - Dân y trong các hoạt động phòng, chống dịch.

11. UBND huyện, thị xã, thành phố

- Chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch và cấp kinh phí chi cho các hoạt động phòng, chống dịch bệnh (hỗ trợ kinh phí hoạt động xử lý ổ dịch, tập huấn, truyền thông, thù lao cho cộng tác viên phòng chống sốt xuất huyết và phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại các huyện trọng điểm), tiêm chủng mở rộng (hỗ trợ công tiêm, tập huấn và truyền thông), phụ cấp đặc thù trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 từ nguồn kinh phí dự phòng của huyện, thị xã, thành phố.

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các huyện, thị xã, thành phố, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trực tiếp theo dõi và chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch theo từng địa bàn dân cư.

- Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh của các ngành, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, phòng chống ô nhiễm môi trường, xử lý môi trường đặc biệt tại những nơi mật độ dân cư cao, nguy cơ ô nhiễm lớn; huy động lực lượng của các phòng, ban, các tổ chức đoàn thể - xã hội tham gia vào công tác phòng, chống dịch, công tác đảm bảo an ninh trật tự khi có dịch xảy ra trên địa bàn.

- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và các đơn vị y tế, nông nghiệp, giáo dục tích cực phối hợp với các phòng, ban, đoàn thể tại địa phương tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh và tập trung xử lý triệt để ngay từ trường hợp mắc bệnh đầu tiên, khống chế không để dịch lây lan ra diện rộng; tăng cường tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng.

- Chỉ đạo thực hiện các biện pháp chuyên môn kỹ thuật theo hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế và các sở, ngành liên quan

- Tổng hợp, báo cáo kịp thời, thường xuyên về diễn biến tình hình bệnh truyền nhiễm và công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại địa phương.

- Kiên quyết có biện pháp hành chính đối với hộ gia đình, cơ quan đoàn thể không thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, làm tăng nguy cơ dịch bệnh tại địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí các hoạt động tiêm chủng mở rộng (truyền thông, công tiêm...)

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Phối hợp với ngành chuyên môn tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện rửa tay, ăn chín, uống chín, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa; thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh phòng bệnh.

- Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các buổi truyền thông, tập huấn, giáo dục sức khỏe cộng đồng cho người dân, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh.

- Vận động nhân dân tích cực tham gia và hưởng ứng Chương trình tiêm chủng mở rộng các loại vắc-xin phòng bệnh.

- Phát động các phong trào rộng khắp trong cộng đồng nhằm thay đổi tập quán, ý thức của người dân nhằm bảo vệ sức khoẻ, phòng, chống dịch bệnh.

13. Các cơ quan liên quan khác: Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị để phối hợp với với ngành y tế tổ chức và triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.

VI. KINH PHÍ

1. Ngân sách cấp tỉnh: Trên cơ sở nhu cầu thực tế, Sở Y tế xây dựng kế hoạch kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, bố trí kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch cấp tỉnh.

2. Ngân sách cấp huyện: UBND các huyện, thị xã, thành phố cân đối bố trí kinh phí cho công tác tổ chức, triển khai phòng, chống dịch trên địa bàn theo quy định từ nguồn kinh phí của địa phương.

Trên đây là Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, đề nghị các đơn vị, địa phương chủ động phối hợp triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- TTTU, TT HĐND tỉnh (b/c)
- Viện VSDT Tây Nguyên (b/c);
- CT, PCT UBND tỉnh;
- BCĐ PCD bệnh nguy hiểm ở người tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk;
- CVP, PCVP UBND tinh;
- Các phòng: KT, NNMT, TH, TTCN&CTTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX (Th.50b).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




H’Yim Kđoh

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 62/KH-UBND về phòng, chống bệnh truyền nhiễm ngày 15/03/2022 do tỉnh Đắk Lắk ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.001

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.108.172
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!