Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 119/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
Ngày ban hành: 26/08/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 119/KH-UBND

Bình Định, ngày 26 tháng 08 năm 2022

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, GIAI ĐOẠN I: TỪ NĂM 2021 ĐẾN NĂM 2025

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ngày 26/5/2022 của Ủy ban Dân tộc Quy định quy trình giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2022/TT-UBDT) và Quyết định số 35/QĐ-TCTCTMTQGDTTS ngày 05/8/2022 ban hành Kế hoạch giám sát, đánh giá của Tổ Công tác Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thống nhất công tác chỉ đạo tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành quy định về quản lý Chương trình của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan và việc tổ chức thực hiện Chương trình tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia, thực hiện Chương trình;

- Thực hiện có hiệu quả Chương trình; theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình; kịp thời phát huy những mặt tích cực; phát hiện những mặt còn yếu kém, hạn chế, phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện; đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương; đảm bảo Chương trình thực hiện đúng mục tiêu, đúng tiến độ, đạt chất lượng theo kế hoạch.

2. Yêu cầu

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung của các Dự án, Tiểu dự án của Chương trình; bảo đảm khách quan, phản ánh trung thực, đúng thực chất, đầy đủ kết quả đạt được; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân được kiểm tra, giám sát; kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền xử lý những tồn tại, hạn chế và các vấn đề khác được phát hiện sau kiểm tra, giám sát;

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, không trùng lặp, chồng chéo với các hoạt động kiểm tra, giám sát khác thuộc phạm vi, quyền hạn của các cơ quan đã được pháp luật quy định;

- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá được thực hiện thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất đảm bảo thời gian, nội dung theo quy định.

II. NỘI DUNG, QUY TRÌNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Nội dung

1.1. Nội dung kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức chỉ đạo điều hành triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương quản lý thực hiện Chương trình. Văn bản quản lý của địa phương: Hệ thống văn bản pháp lý, tổ chức thực hiện Chương trình; lập kế hoạch thực hiện giai đoạn 5 năm và kế hoạch hằng năm; thực hiện và điều chỉnh kế hoạch triển khai Chương trình; truyền thông, tăng cường năng lực quản lý Chương trình, dự án thành phần…;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình: Tiến độ, mức độ, kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; khối lượng, kế hoạch thực hiện các nội dung, hoạt động thuộc Chương trình;

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, dự toán ngân sách nhà nước: Huy động, sử dụng vốn thực hiện Chương trình, dự án thành phần; tình hình sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong thực hiện các dự án đầu tư, nội dung, hoạt động thuộc Chương trình, dự án thành phần (giải ngân, thanh toán, quyết toán, nợ đọng vốn xây dựng cơ bản (nếu có);

- Kiểm tra, giám sát năng lực tổ chức thực hiện, việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình, quản lý đầu tư, biện pháp xử lý các vấn đề vi phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phát hiện (nếu có) của chủ dự án thành phần, cơ quan chủ quản Chương trình;

- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành chế độ giám sát, đánh giá Chương trình của chủ dự án thành phần;

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, kết quả xử lý các vướng mắc, khó khăn thuộc thẩm quyền và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền.

1.2. Nội dung đánh giá thực hiện Chương trình

1.2.1. Nội dung đánh giá hằng năm

- Đánh giá công tác quản lý Chương trình trong năm thực hiện gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; công tác điều phối, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin; công tác chấp hành chế độ giám sát của Hội đồng nhân dân;

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn;

- Mức độ đạt kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ so với kế hoạch hằng năm, giai đoạn 5 năm được cấp có thẩm quyền giao;

- Tồn tại, vướng mắc phát sinh và nguyên nhân;

- Phương hướng, giải pháp thực hiện năm tiếp theo.

1.2.2. Nội dung đánh giá giữa kỳ

- Đánh giá công tác quản lý Chương trình, gồm: Kết quả xây dựng chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin; công tác chấp hành chế độ giám sát của Hội đồng nhân dân;

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn;

- Kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ gồm: Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch giai đoạn 5 năm;

- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;

- Đề xuất các giải pháp thực hiện Chương trình từ thời điểm đánh giá đến năm cuối giai đoạn 5 năm, bao gồm đề xuất điều chỉnh Chương trình (nếu có).

1.2.3. Nội dung đánh giá kết thúc và đánh giá tác động

- Đánh giá công tác quản lý Chương trình, gồm: Kết quả xây dựng hệ thống chính sách quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình; công tác điều hành, phối hợp trong quản lý, tổ chức thực hiện; hoạt động truyền thông, thông tin; công tác chấp hành chế độ giám sát của Hội đồng nhân dân;

- Tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn;

- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình so với mục tiêu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của Chương trình đối với phát triển kinh tế - xã hội; tính bền vững của Chương trình; bình đẳng giới; môi trường, sinh thái (nếu có);

- Bài học rút ra sau quá trình thực hiện Chương trình và đề xuất kiến nghị cần thiết để duy trì kết quả đã đạt được của Chương trình; các biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực về xã hội, môi trường (nếu có).

1.2.4. Nội dung đánh giá đột xuất

- Sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình, dự án đến thời điểm đánh giá so với mục tiêu đầu tư; mức độ hoàn thành khối lượng công việc đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch được duyệt;

- Xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của Chương trình;

- Đề xuất các giải pháp cần thiết.

2. Quy trình

- Quy trình theo dõi thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ;

- Quy trình kiểm tra thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/TT-UBDT;

- Quy trình đánh giá thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ;

- Quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT ;

- Hệ thống thông tin quản lý, báo cáo số liệu ứng dụng các giải pháp số hoá của Chương trình thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 01/2022/TT-UBDT .

III. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN

1. Đối tượng

- Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần, chủ đầu tư các dự án, hoạt động thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh;

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

2. Thời gian

a) Đối với công tác kiểm tra, giám sát: Thực hiện định kỳ theo kế hoạch (hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền), cụ thể:

- Cấp tỉnh

+ Mỗi năm tổ chức từ 01 đến 02 đợt; mỗi đợt kiểm tra, giám sát thực tế từ 03 - 05 huyện thụ hưởng Chương trình. Thực hiện hằng năm: Đợt 1 vào tháng 5 - 6; đợt 2 vào tháng 10 - 11;

+ Thời gian kiểm tra, giám sát: Không quá 02 ngày/huyện.

- Cấp huyện

+ Mỗi năm tổ chức từ 01 đến 02 đợt; mỗi đợt kiểm tra, giám sát thực tế từ 02 - 03 xã. Thực hiện hàng năm: Đợt 1 vào tháng 3 - 4; đợt 2 vào tháng 9 - 10;

+ Thời gian giám sát: Không quá 01 ngày/xã.

- Cấp xã

+ Mỗi năm tổ chức 01 đợt kiểm tra, giám sát thực tế từ 02 - 03 thôn. Thực hiện hàng năm: vào tháng 9 - 10;

+ Thời gian kiểm tra, giám sát: Không quá 01 buổi/thôn.

b) Đối với công tác đánh giá

- Đánh giá hằng năm

+ Đối với cấp huyện: Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện lập báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hằng năm trong phạm vi được phân cấp quản lý và tổ chức thực hiện trên địa bàn huyện theo Phụ lục số 03 ký duyệt gửi Ban Dân tộc trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện; đồng thời cập nhật bổ sung số liệu năm theo Phụ lục số 01 trước ngày 05 tháng 02 năm sau;

+ Đối với cấp tỉnh: Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo kết quả thực hiện dự án thành phần của Chương trình hằng năm thuộc phạm vi chủ trì quản lý trên địa bàn tỉnh theo Phụ lục số 03 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương và Ban Dân tộc trước ngày 20 tháng 9 năm thực hiện, cập nhật bổ sung số liệu năm thực hiện trước ngày 05 tháng 02 năm sau.

- Đánh giá giữa kỳ/kết thúc giai đoạn

+ Đối với cấp huyện: Uỷ ban nhân dân cấp huyện tổng hợp thông tin từ cấp xã và các chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp huyện, lập báo cáo đánh giá thực hiện Chương trình cấp huyện theo mẫu tại Phụ lục số 04 ký duyệt, gửi về Ban Dân tộc trước ngày 15 tháng 9 năm 2023 đối với báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn 2021-2023) và trước ngày 15 tháng 9 năm 2025 đối với báo cáo kết thúc giai đoạn (giai đoạn 2021-2025); đồng thời cập nhật bổ sung số liệu giữa kỳ, cuối kỳ tại Phụ lục số 01 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban Dân tộc theo quy định;

+ Đối với cấp tỉnh: Chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh tổng hợp thông tin, lập báo cáo đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn tỉnh theo mẫu tại Phụ lục số 04 gửi chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp trung ương và Ban Dân tộc trước ngày 15 tháng 9 năm 2023 đối với báo cáo đánh giá giữa kỳ (giai đoạn 2021-2023) và trước ngày 15 tháng 9 năm 2025 đối với báo cáo kết thúc giai đoạn (giai đoạn 2021-2025) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban Dân tộc theo quy định.

- Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình;

- Hình thức báo cáo: Báo cáo số liệu ứng dụng các giải pháp số hoá (báo theo thời gian thực bằng phần mềm ứng dụng trên nền tảng di động) theo hướng dẫn của Uỷ ban Dân tộc khi hệ thống đi vào hoạt động và bằng bản điện tử.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình được bố trí trong dự toán kinh phí hằng năm của Tiểu dự án 3 kiểm tra, giám sát, đánh giá, đào tạo, tập huấn tổ chức thực hiện Chương trình thuộc Dự án 10 của Chương trình và nguồn kinh phí huy động hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan

- Căn cứ nội dung Kế hoạch, định kỳ tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên toàn tỉnh; tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, cơ quan trung ương theo quy định;

- Căn cứ nội dung Thông tư số 01/2022/TT-UBDT và tình hình thực tế của địa phương, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, Ủy ban nhân dân các xã và các cơ quan tham gia thực hiện Chương trình tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo quy định. Đồng thời, theo dõi, đôn đốc và kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của các đơn vị, địa phương (nếu có).

2. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan (chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần cấp tỉnh)[1]

- Căn cứ Kế hoạch này và hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, Ủy ban nhân dân các xã, chủ dự án, chủ tiểu dự án, chủ nội dung thành phần các huyện, chủ đầu tư triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo chức năng và phạm vi quản lý;

- Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần do sở, ban, ngành chủ trì quản lý, gửi báo cáo Ban Dân tộc, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, các bộ, cơ quan trung ương có liên quan theo chức năng và phạm vi quản lý.

3. Ủy ban nhân dân các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình trên địa bàn quản lý theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-UBDT , theo Kế hoạch của UBND tỉnh;

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã; các đơn vị được giao chủ trì triển khai các dự án, tiểu dự án và nội dung thành phần triển khai thực hiện nghiêm công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá theo quy định;

- Định kỳ, tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát, đánh giá thực Chương trình trên địa bàn quản lý gửi Ban Dân tộc và các sở, ngành có liên quan theo quy định.

4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Phối hợp tham gia thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp xã thực hiện hoạt động giám sát các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình trên địa bàn theo quy định.

Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc đề nghị các sở, ngành, địa phương, đơn vị phản ánh về Ban Dân tộc để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Sở: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, Công Thương, Y tế, GD&ĐT, LĐ - TB&XH, VH&TT, Du lịch, TT&TT, Tư pháp;
- Ban Dân tộc;
- Hội LHPN tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh;
- UBND các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân và Tây Sơn;
- CVP, PVP NN;
- Lưu: VT, K3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh



[1] Gồm: Ban Dân tộc; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Sở Công Thương; Sở Y tế; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hoá và Thể thao; Sở Du lịch; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tư pháp; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh; Liên minh Hợp tác xã tỉnh.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 119/KH-UBND ngày 26/08/2022 kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


73

DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.81.255
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!