ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 113/QĐ-UBND-HC
|
Đồng Tháp, ngày
02 tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ ĐỀN
ƠN ĐÁP NGHĨA VÀ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG THÁP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05
tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Pháp lệnh số
02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Khóa
XIV về ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số
131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
Căn cứ Nghị định số
56/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Trẻ em;
Căn cứ Chỉ thị số 22/CT-TTg
ngày 27 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công
tác quản lý đối với các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số
87/2008/TT-BTC ngày 08 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn
quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em;
Theo đề nghị của Quỹ đền ơn
đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tại Công văn số 206/QĐƠĐN&BTTE ngày 26 tháng 12
năm 2023 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Công văn số 119/SNV-TCCC ngày 12 tháng 01
năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức, hoạt động và quản lý, sử
dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Tháp.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số
615/QĐ-UBND-HC ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh ban hành Quy
chế tổ chức, hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ
trẻ em tỉnh Đồng Tháp.
Trường hợp các quy định trước
đây của Ủy ban nhân dân Tỉnh có quy định khác nhau về cơ cấu tổ chức Quỹ Đền ơn
đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Tháp thì thực hiện theo Quy chế ban
hành kèm theo Quyết định này.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Uỷ ban nhân dân Tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành Tỉnh; Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân huyện, thành phố và Ban Quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ
trẻ em tỉnh Đồng Tháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND Tỉnh;
- Lãnh đạo UBND Tỉnh;
- UBMTTQVN Tỉnh và tổ chức CT-XH Tỉnh;
- Lưu: VT, VX (Tuyen).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Phạm Thiện Nghĩa
|
QUY CHẾ
VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ ĐỀN ƠN ĐÁP
NGHĨA VÀ BẢO TRỢ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG THÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 113/QĐ-UBND-HC ngày 02 tháng 02 năm
2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM
VỤ, QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị
trí, chức năng
1. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và
Bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Tháp (sau đây gọi tắt là Quỹ) là tổ chức trực
thuộc Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thực hiện chức năng vận động sự đóng góp, ủng hộ của
các cá nhân, tổ chức để xây dựng, quản lý và sử dụng nguồn Quỹ Đền ơn đáp
nghĩa và nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp theo đúng mục
đích và quy định của pháp luật.
2. Quỹ chịu sự quản lý nhà
nước của Uỷ ban nhân dân Tỉnh; các sở, ngành có liên quan và sự quản lý, hướng
dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của các bộ, ngành có liên quan theo
quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tỉnh Đồng Tháp là cơ quan thường trực Quỹ; nơi làm việc của Quỹ đặt
tại trụ sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và
Bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Tháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tài
khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Điều 2.
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng kế hoạch, chủ trì
thực hiện hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan
phối hợp vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp xây dựng nguồn Quỹ Đền ơn đáp
nghĩa và nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Tỉnh; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục về mục đích, ý nghĩa của Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em Tỉnh.
2. Tổ chức các hoạt động xây dựng
Quỹ; khai thác tiềm năng tài chính, cơ sở vật chất của các tổ chức, cá nhân
trong và ngoài tỉnh, để tạo nguồn vốn cho Quỹ; lập các dự án kêu gọi tài trợ của
các cá nhân, tổ chức tài chính về vật chất và chuyển giao kỹ thuật đóng góp cho
Quỹ.
3. Tổ chức thăm hỏi, động viên,
trao tặng, hỗ trợ, giúp đỡ đối với gia đình chính sách, người có công với cách
mạng, trẻ em thuộc gia đình nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ
em lang thang, cơ nhỡ và những trẻ em, gia đình khác thuộc diện được hỗ trợ từ
nguồn Quỹ.
4. Quản lý và sử dụng các
nguồn Quỹ đúng định mức, đúng đối tượng theo quy định, bảo đảm phát huy hiệu
quả các nguồn Quỹ, góp phần bảo đảm cuộc sống của các đối tượng thuộc diện
được hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động an sinh xã hội. Kiểm tra, theo dõi và định
kỳ 06 tháng, năm, Quỹ có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán thu, chi các nguồn
Quỹ, gửi Sở Tài chính nắm, quản lý.
5. Làm cầu nối, kết nối giữa
các nhà tài trợ, nhà hảo tâm ủng hộ, đóng góp trực tiếp cho các tổ chức, cá
nhân có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khó khăn để tiếp nhận các khoản viện trợ,
hỗ trợ trực tiếp.
6. Quản lý, phân công nhiệm
vụ, trách nhiệm đối với những người làm việc thuộc Quỹ theo quy định; mua sắm,
sử dụng, bảo quản cơ sở vật chất, tài chính, tài sản theo đúng quy định của
pháp luật.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA QUỸ
Điều 3.
Cơ cấu tổ chức của Quỹ
1. Ban Quản lý Quỹ
a) Bản Quản lý do Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân Tỉnh thành lập, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh ban hành Quy chế tổ chức,
hoạt động và quản lý, sử dụng Quỹ; điều chỉnh hoạt động của Quỹ khi các cơ
quan Trung ương điều chỉnh các quy định có liên quan. Định kỳ hằng năm, báo
cáo kết quả hoạt động của Quỹ về Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân Tỉnh; tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả hoạt động của Quỹ về Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành có liên quan theo quy định.
b) Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý
Quỹ:
- Trưởng ban: Phó Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân Tỉnh;
- Phó Trưởng ban Thường trực
kiêm Giám đốc Quỹ: Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Phó Trưởng ban: Phó Chủ tịch
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh.
- Các Uỷ viên: Đại diện lãnh đạo
Hội Cựu chiến binh Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Liên đoàn lao động Tỉnh.
Trưởng ban, các Phó Trưởng ban
và các Uỷ viên Ban Quản lý Quỹ hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
c) Trưởng ban Ban Quản lý Quỹ
là người điều hành hoạt động của Quỹ. Trưởng ban Ban Quản lý Quỹ bổ nhiệm 01
Phó Trưởng ban (là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) kiêm Giám đốc
Quỹ và 01 Phó Giám đốc Quỹ (do 01 Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội kiêm nhiệm) và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Quản
lý Quỹ.
d) Giám đốc Quỹ là chủ tài
khoản của Quỹ, chịu trách nhiệm trước Ban Quản lý Quỹ và trước pháp luật về
kết quả hoạt động của Quỹ.
2. Văn phòng Quỹ
a) Văn phòng Quỹ do Trưởng ban
Ban Quản lý Quỹ quyết định thành lập, là bộ phận giúp việc của Ban Quản lý Quỹ,
Giám đốc Quỹ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Quỹ; thực hiện các nhiệm
vụ vận động tài trợ, hành chính, tổng hợp; công tác tổ chức, cán bộ; thi đua,
khen thưởng; kế hoạch, tài chính, kế toán và các nhiệm vụ khác theo sự phân
công của Ban Quản lý Quỹ, Giám đốc Quỹ; chịu trách nhiệm trước Ban Quản lý Quỹ,
Giám đốc Quỹ và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
b) Biên chế của Văn phòng Quỹ
là biên chế sự nghiệp được Uỷ ban nhân dân Tỉnh giao. Việc tuyển dụng, bố trí
viên chức; thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, chuyển loại viên chức và
thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với viên chức làm việc tại Văn phòng
Quỹ do Giám đốc Quỹ quyết định theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ
ban nhân dân Tỉnh.
Chương
III
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ
Điều 4.
Nguyên tắc hoạt động của Quỹ
1. Khai thác mọi nguồn lực
bằng nhiều hình thức trên tinh thần huy động, vận động sự đóng góp tự nguyện, ủng
hộ, tài trợ hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước,
nước ngoài hoặc tiếp nhận tài trợ có mục đích, có địa chỉ cụ thể để thực hiện
theo uỷ quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ và hỗ trợ của ngân sách
nhà nước, nhằm phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và
hoạt động đền ơn đáp nghĩa trên địa bàn tỉnh.
2. Việc huy động, quản lý và
sử dụng Quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, có hiệu quả theo đúng quy định về
quản lý tài chính hiện hành; đồng thời phải thực hiện công khai tài chính
theo quy định của pháp luật.
3. Quỹ được hạch toán, quyết
toán, quản lý thu chi theo đúng quy định Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021
của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng (đối với nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa) và Thông tư số
87/2008/TT-BTC ngày 08/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý
và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em (đối với nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em).
4. Quỹ hoạt động vì mục đích
xã hội, nhân đạo; Quỹ được tích lũy và phát triển nguồn vốn; số dư quỹ cuối
năm trước, được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng.
Điều 5. Quản
lý và sử dụng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
1. Vận động đóng góp xây dựng
Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được tổ chức trong cả năm, trong đó tập trung cao điểm 1
tháng (từ ngày 28 tháng 6 đến ngày 27 tháng 7 hằng năm). Các tổ chức, cá nhân
có thể đóng góp một lần hoặc nhiều lần trong năm.
2. Đối tượng thuộc diện được vận
động đóng góp xây dựng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa theo quy định tại Điều 176
Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và
biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi
tắt là Nghị định 131/2021/NĐ-CP).
3. Nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa
được sử dụng vào các nội dung, nhiệm vụ, đối tượng theo quy định tại Điều
181 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP .
4. Định mức, thẩm quyền sử
dụng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa do Ban Quản lý Quỹ quyết định, cụ thể như
sau:
a) Mức chi hỗ trợ trên
10.000.000 đồng (mười triệu đồng) do Ban Quản lý Quỹ thống nhất về chủ
trương.
b) Mức chi hỗ trợ trên
5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (năm triệu đồng đến mười triệu đồng) do Trưởng
ban Ban Quản lý Quỹ thống nhất về chủ trương.
c) Mức chi hỗ trợ từ 5.000.000
đồng (năm triệu đồng) trở xuống do Giám đốc Quỹ quyết định.
Việc thanh, quyết toán mức chi
hỗ trợ quy định tại khoản này do Giám đốc Quỹ thực hiện theo quy định.
5. Quy trình, thủ tục xét hỗ
trợ người có công hoặc thân nhân của họ khi gia đình gặp khó khăn hoặc khi ốm
đau, khám, chữa bệnh
a) Hỗ trợ theo đề nghị của địa
phương
- Khi phát sinh trường hợp hỗ
trợ cho đối tượng trên địa bàn quản lý nhưng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp
xã không đảm bảo để thực hiện thì kiến nghị về Ban Quản lý Quỹ cấp huyện
xem xét, hỗ trợ. Trường hợp, trên địa bàn cấp huyện có nhiều đối tượng thuộc
diện chính sách ưu đãi người có công mà Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện có nguồn
vận động ủng hộ thấp, không đủ nguồn để hỗ trợ thì kiến nghị về Ban Quản lý
Quỹ ĐƠĐN-BTTE Tỉnh xem xét, hỗ trợ, (qua Quỹ ĐƠĐN- tỉnh Đồng Tháp), hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ của người
có công với cách mạng hoặc thân nhân người có công với cách mạng có xác nhận của
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, trong đó nêu rõ đối tượng được hỗ trợ và
hoàn cảnh gia đình (đối với trường hợp đề nghị hỗ trợ do ốm đau, khám, chữa bệnh
thì kèm theo kết luận hoặc hồ sơ bệnh án có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền);
+ Biên bản họp xét hỗ trợ của
Ban Quản lý Quỹ cấp huyện.
+ Văn bản đề nghị của Ban
Quản lý Quỹ cấp huyện; trong đó xác định rõ đối tượng và hoàn cảnh gia
đình của đối tượng hỗ trợ; đồng thời, nêu rõ nguyên nhân không đảm bảo nguồn
kinh phí hỗ trợ như đã nêu trên.
- Sau khi tiếp nhận đề nghị của
Ban Quản lỹ Quỹ cấp huyện, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em Tỉnh phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối tượng hỗ trợ, có văn
bản đề xuất Ban Quản lý Quỹ cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ theo thẩm quyền quy định
tại khoản 4, Điều 5 của Quyết định này. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm hồ sơ tại
điểm a khoản này và giấy tờ chứng minh đối tượng hỗ trợ là người có công với
cách mạng hoặc thân nhân người có công với cách mạng.
b) Hỗ trợ đối với trường hợp do
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân Tỉnh hoặc Trưởng ban, Phó Trưởng ban thường trực Ban
Quản lý Quỹ đi thăm hỏi đối tượng bị ốm, đau hoặc gia đình có hoàn cảnh khó
khăn, hồ sơ hỗ trợ gồm:
- Giấy tờ chứng minh đối tượng
hỗ trợ là người có công với cách mạng hoặc thân nhân người có công với cách mạng;
- Kết luận hoặc hồ sơ bệnh án
có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền (nếu có);
- Danh sách đối tượng đã được
chi tiền hỗ trợ (bao gồm họ và tên đối tượng, năm sinh, địa chỉ, loại đối tượng,
mức chi) có xác nhận của cơ quan đại diện nhận tiền để đi thăm hỏi đối tượng.
c) Các đối tượng chỉ được xem
xét hỗ trợ khó khăn đột xuất, chi phí điều trị bệnh mỗi năm một lần; những trường
hợp đặc biệt cần xem xét hỗ trợ nhiều lần do Trưởng ban Quản lý Quỹ quyết định
nhưng không quá ba lần trong năm.
6. Quy trình, thủ tục xét hỗ
trợ hỗ trợ sửa chữa nhà ở do lũ lụt, thiên tai, hư hỏng, xuống cấp
a) Khi phát sinh trường hợp hỗ
trợ cho đối tượng trên địa bàn quản lý nhưng nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp
xã không đảm bảo để thực hiện thì kiến nghị về Ban Quản lý Quỹ cấp huyện
xem xét, hỗ trợ. Trường hợp, trên địa bàn cấp huyện có nhiều đối tượng thuộc
diện chính sách ưu đãi người có công mà Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện có nguồn
vận động ủng hộ thấp, không đủ nguồn để hỗ trợ thì kiến nghị về Ban Quản lý
Quỹ ĐƠĐN-BTTE Tỉnh xem xét, hỗ trợ (qua Quỹ ĐƠĐN- tỉnh Đồng Tháp), hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị hỗ trợ kinh phí về
nhà ở (Mẫu 1).
- Ảnh chụp hiện trạng căn nhà
cũ (03 ảnh: 01 ảnh toàn cảnh căn nhà có chủ hộ đứng phía trước; 02 ảnh
nơi hư hỏng trong căn nhà);
- Biên bản họp xét của Hội đồng
xét duyệt cấp xã (kèm danh sách); hộ được hỗ trợ nhà ở phải có giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi
ở;
- Bản sao có chứng thực Giấy
chứng nhận là người có công với cách mạng;
- Biên bản họp xét hỗ trợ của
Ban Quản lý Quỹ cấp huyện.
- Văn bản đề nghị của Ban Quản
lý Quỹ cấp huyện; trong đó xác định rõ đối tượng và hoàn cảnh gia đình của
đối tượng hỗ trợ; đồng thời, nêu rõ nguyên nhân không đảm bảo nguồn kinh phí
hỗ trợ như đã nêu trên;
b) Sau khi tiếp nhận đề nghị của
Ban Quản lỹ Quỹ cấp huyện, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và Bảo trợ trẻ em Tỉnh phối
hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xác định đối tượng hỗ trợ, có văn
bản đề xuất Ban Quản lý Quỹ cấp tỉnh xem xét, hỗ trợ theo quy định tại Quyết
định số 1832/QĐ-UBND-HC ngày 02 tháng 12 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm hồ sơ tại điểm a khoản này và giấy tờ chứng
minh đối tượng hỗ trợ là người có công với cách mạng hoặc thân nhân người có
công với cách mạng.
7. Chi các hoạt động phục vụ
công tác quản lý Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động tuyên truyền, khen
thưởng, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, vận động xây dựng Quỹ Đền
ơn đáp nghĩa. Các khoản chi này không được vượt quá 5% tổng số thu hằng năm
của quỹ. Giám đốc Quỹ báo cáo Trưởng ban Ban Quản lý Quỹ quyết định mức trích
chi phí quản lý quỹ phù hợp với tình hình hoạt động của quỹ.
Điều 6. Quản
lý và sử dụng nguồn quỹ Bảo trợ trẻ em
1. Nguồn vận động đóng góp tự
nguyện, tài trợ vào nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em thực hiện theo quy định tại
khoản 1 Mục II Thông tư số 87/2008/TT-BTC ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng Quỹ Bảo trợ trẻ em (sau
đây gọi tắt là Thông tư số 87/2008/TT-BTC).
2. Nội dung, nhiệm vụ chi sử
dụng, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em được thực hiện theo
quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Mục II Thông tư số 87/2008/TT-BTC .
3. Nội dung và mức chi cụ thể
cho các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ do Giám đốc Quỹ quyết định bảo đảm
phù hợp với tình hình thực tế và khả năng của nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em, nhưng
không vượt quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/01 lần/01 đối tượng. Trường
hợp vượt quá 20.000.000 đồng (hai mươi triệu đồng)/01 lần/01 đối tượng, Giám đốc
Quỹ báo cáo Trưởng ban Ban Quản lý Quỹ xem xét, quyết định. Đối với các khoản
tài trợ đã được thoả thuận hoặc có văn bản ký kết giữa Quỹ với nhà tài trợ về
nội dung và mức chi thì thực hiện theo thoả thuận hoặc văn bản đã ký kết.
4. Nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Tỉnh
được phép dùng tiền nhàn rỗi qua Quỹ gửi vào tiết kiệm hoặc mua tín phiếu,
trái phiếu kho bạc Nhà nước, nhằm bảo tồn và phát triển Quỹ để phục vụ
cho sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
5. Chi hoạt động quản lý nguồn
Quỹ Bảo trợ trẻ em: được trích tối đa 10% (mười phần trăm) trên tổng số thu
hàng năm của nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em (trừ các khoản thu tài trợ có địa chỉ
cụ thể, tài trợ bằng hiện vật và hỗ trợ của ngân sách nhà nước) để chi cho
công tác quản lý quỹ; nội dung và mức chi quản lý thực hiện theo quy định tại
tiết b, điểm 2.2, khoản 2, Mục II Thông tư số 87/2008/TT-BTC. Căn cứ vào nguồn
thu hàng năm, Giám đốc Quỹ báo cáo Trưởng ban Ban Quản lý Quỹ quyết định mức
trích chi phí quản lý quỹ phù hợp với tình hình hoạt động của quỹ.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 7.
Trách nhiệm thi hành
1. Trưởng ban Ban Quản lý Quỹ
có trách nhiệm triển khai và tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Căn cứ Quy chế này, Giám đốc
Quỹ bố trí, sắp xếp viên chức làm việc phù hợp với vị trí việc làm, chức danh
nghề nghiệp, tiêu chuẩn, cơ cấu hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của
pháp luật.
Điều 8. Sửa
đổi, bổ sung
Trong quá trình thực hiện nếu
có vấn đề phát sinh cần sửa đổi, bổ sung thì Ban Quản lý Quỹ báo cáo Uỷ ban
nhân dân Tỉnh (qua Sở Nội vụ) xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
Mẫu 1
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc
lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
…………,
ngày ….. tháng năm 202…
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở
Kính gửi:
|
Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn): ……………….
Quận (huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh) ……………
Tỉnh (thành phố): ……………………………………….
|
Tên tôi là:
……………………………………………………… sinh năm ……………….
Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường
trú: ………………………………………………………
…………………………………………………….…………………………………………
Là đối tượng người có công
(TNLS, TBB, CĐHH, Tù đày, …): ……………………………
Số hồ sơ …………….. thuộc diện đối
tượng được hỗ trợ ………… đề nghị Uỷ ban nhân dân xã (hoặc phường, thị trấn)
……………………….…… xác nhận các nội dung sau đây:
1. Hiện trạng nhà ở của gia
đình: ghi rõ là nhà ở bị hư hỏng cả 3 phần (nền móng, khung-tường và mái) cần
hỗ trợ xây dựng mới hoặc nhà ở chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường, mái hoặc nền)
cần hỗ trợ sửa chữa:…………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………….
2. Đề nghị hỗ trợ kinh phí để tự
xây dựng (sửa chữa) nhà ở: …………………………. từ nguồn Qũy đền ơn đáp nghĩa
………………………… Đồng Tháp.
3. Đề nghị tổ chức, đoàn thể
giúp đỡ xây dựng nhà ở (nếu có):
………………………………
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Xác nhận của UBND xã,thị trấn
Qua đơn xin hỗ trợ đối tượng trên là đúng; có đất ở hợp pháp, không
tranh chấp
|
Người làm đơn
(ký, ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: UBND
cấp xã phải kiểm tra thực trạng nhà ở để xác nhận: hiện trạng nhà ở của hộ gia
đình bị hư hỏng cả 3 phần nền móng, khung-tường và mái) phải phá dỡ để xây mới
hoặc chỉ bị hư hỏng 2 phần (khung-tường , mái hoặc nền) hoặc không thuộc diện
được hỗ trợ; nếu nhà ở thuộc diện được hỗ trợ thì mới xác nhận tiếp các nội
dung đăng ký của hộ gia đình tại các mục 2 và 3.