ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 37/KH-UBND
|
Vĩnh Phúc, ngày
09 tháng 02 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ĐÁP ỨNG VỚI TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
I.
TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH
Bước sang năm 2021, dịch
bệnh COVID-19 đang tiếp tục lây lan với tốc độ nhanh trên diện rộng tại nhiều
nước trên thế giới, mỗi ngày có thêm khoảng 600.000 ca mắc mới và khoảng 6.000
người tử vong, đặc biệt đã xuất hiện chủng vi rút mới có khả năng lây lan mạnh
hơn vi rút SARS-CoV-2 tại nhiều quốc gia; nhiều nước đã phải áp dụng các biện
pháp mạnh, tái phong tỏa để phòng, chống dịch.
Thực hiện Chỉ thị số
01/CT-TTg ngày 05/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng chống
COVID-19; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số
biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; Văn bản số 209-CV/TU ngày
13/01/2021 của Tỉnh ủy về việc tăng cường phòng, chống dịch COVID-19; Văn bản số
241-CV/TU ngày 29/01/2021 của Tỉnh ủy về việc thực hiện công tác phòng, chống dịch
COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Thông báo số 22/TB-VPCP ngày 30/01/2021 của Văn
phòng Chính phủ về việc thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19; Thông
báo số 22/TB-UBND ngày 25/01/2021 của UBND tỉnh về kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh
Lê Duy Thành tại buổi họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Vĩnh
Phúc; Thông báo số 31/TB-UBND ngày 02/02/2021 của UBND tỉnh về thông báo kết luận
của Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành tại cuộc họp báo các công tác triển khai
phòng, chống COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Văn bản số 614/UBND-VX1 ngày
28/01/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh
COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Văn bản số 728/UBND-VX1 ngày 30/01/2021 của UBND tỉnh
về việc thực hiện Công điện số 97/CĐ-BYT ngày 29/01/2021 của Bộ Y tế; Văn bản số
703/CV-BCĐ ngày 29/01/2021 của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh về việc
tiếp tục đảm bảo hậu cần phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; và
các văn bản khác có liên quan;
Trước diễn biến gia tăng
và phức tạp của dịch COVID-19 trên thế giới, tại một số tỉnh trên cả nước và tại
thủ đô Hà Nội tiếp giáp ngay Vĩnh Phúc, để phù hợp với diễn biến tình hình hiện
nay, đảm bảo phòng và chống dịch từ sớm, từ xa, và đảm bảo tuyệt đối
không bị động, bất ngờ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh,
UBND tỉnh tiếp tục cập nhật và bổ sung kế hoạch để sẵn sàng đáp ứng với tình
hình thực tế của dịch bệnh với các biện pháp đáp ứng kịp thời, phù hợp và hiệu
quả, giảm thiểu tối đa tác động của dịch bệnh đến kinh tế, trật tự, an toàn xã
hội.
1. Tình hình dịch bệnh
trên thế giới
Theo thông tin cập nhật của
Bộ Y tế từ Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Việt Nam, Tính đến 15 giờ 00
phút ngày 02/02/2021, dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện tại trên 230 quốc gia và
vùng lãnh thổ khiến 103.945.393 người mắc; 2.248.089 người tử vong.
2. Tình hình dịch bệnh
tại Việt Nam
Trên cả nước, tính đến 15
giờ 00 ngày 02/02/2021, ghi nhận 1.851 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 ở
43 tỉnh/thành phố, hiện có 1.460 trường hợp điều trị khỏi, 353 trường hợp đang
điều trị, 35 trường hợp tử vong.
3. Tình hình dịch bệnh
tại Vĩnh Phúc và nhận định, dự báo
Tính đến ngày 02/02/2021,
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ghi nhận 12 trường hợp mắc COVID-19, hiện điều trị
khỏi 12/12 trường hợp, không có trường hợp tử vong. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh
đang đang cách ly tại cơ sở y tế: 59 trường hợp (xét nghiệm 59/59 trường hợp,
trong đó: 51/59 âm tính lần 1, 8/59 chờ kết quả lần 1; 3 trường hợp âm tính lần
2), số trường hợp đang cách ly y tế tại nhà: 2.129 trường hợp (Vĩnh Tường: 488,
Phúc Yên: 214, Bình Xuyên: 98, Vĩnh Yên: 915, Lập Thạch: 168, Tam Dương: 56,
Yên Lạc: 137, Sông Lô: 53), số trường hợp đang cách ly y tế tập trung, tự nguyện:
134 trường hợp tại Khách sạn DIC STAR Vĩnh Phúc (134/134 trường hợp xét nghiệm
âm tính lần 1; 122/122 chờ kết quả xét nghiệm lần 2).
Nhận định trong thời gian
tới tình hình dịch bệnh diễn biến vẫn phức tạp, khó lường, khó dự đoán. Nếu các
cấp ủy đảng, các cấp chính quyền không liên tục vào cuộc sẽ có nguy cơ có xuất
hiện các dương tính với COVID-19 trên địa bàn tỉnh vì Vĩnh Phúc có các trường hợp
đi từ các quốc gia/vùng lãnh thổ có dịch về địa bàn tỉnh, đi từ vùng dịch tại
các địa phương khác về tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là trong dịp tết Nguyên đán Tân
Sửu năm 2021. Do vậy nguy cơ dịch COVID-19 vẫn có thể có ca bệnh xâm nhập làm
lây lan trong cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC
TIÊU
Nhằm đảm bảo phòng chống
dịch bệnh từ sớm, từ xa và đảm bảo tuyệt đối không bị động, bất ngờ. Phát hiện
sớm, cách ly triệt để trường hợp mắc COVID-19, khoanh vùng và xử lý kịp thời
không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Hạn chế, giảm
thiểu tác động của dịch bệnh đến phát triển kinh tế, trật tự, an toàn xã hội.
III.
PHÂN LOẠI CẤP ĐỘ DỊCH BỆNH
Phân loại theo Kế hoạch số
104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh.
IV. CÁC
HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI ĐÁP ỨNG VỚI TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID-19
1.
Nguyên tắc triển khai các hoạt động
- Thực hiện theo chỉ đạo
của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ với phương châm 4 tại chỗ:
Dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc, dụng
cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; Kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ.
- Theo chỉ đạo, hướng dẫn
tại Quyết định số 42/QĐ-BCĐ ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống
dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV về việc ban hành Kế hoạch đáp ứng với từng
cấp độ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra
(COVID-19) và Quyết định số 100/QĐ-BCĐ ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia
Phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra
về việc phê duyệt kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19.
- Đảm bảo phòng chống dịch
từ sớm, từ xa và đảm bảo tuyệt đối không bị động, bất ngờ.
2. Cấp
độ 2 (theo phân loại cấp độ của Ban Chỉ
đạo Quốc gia): Dịch bệnh có lây nhiễm thứ phát trong tỉnh
(Đang triển khai)
Tiếp tục thực hiện theo nội
dung Cấp độ 2 của Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh.
Bổ sung thêm một số nội dung:
2.1. Công tác giám
sát, dự phòng
- Khẩn trương thực hiện
điều tra, giám sát các trường hợp đi từ vùng đang lưu hành dịch về địa bàn tỉnh;
áp dụng các biện pháp phòng chống phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ
quan chức năng.
- Triển khai nghiêm túc
các hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng chống lây nhiễm chéo tại các cơ
sở khám chữa bệnh
- Tiếp tục thực hiện việc
rà soát, củng cố phòng xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Bệnh
viện đa khoa khu vực Phúc Yên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh để triển khai sớm xét
nghiệm sàng lọc COVID-19 trong cấp độ 2 và xây dựng phương án thực hiện xét
nghiệm khẳng định COVID-19 trên địa bàn tỉnh đáp ứng phương châm “bốn tại chỗ”;
rà soát các phòng xét nghiệm đảm bảo năng lực thực hiện xét nghiệm COVID-19
trên địa bàn tỉnh; Có thể sử dụng các phòng xét nghiệm sàng lọc vi rút
SARS-CoV-2 của y tế tư nhân đảm bảo quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, có trả
phí để làm xét nghiệm sàng lọc, tầm soát, mở rộng cho các trường hợp nghi ngờ,
nguy cơ cao, ngẫu nhiên,... hoặc các trường hợp theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ
Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh, UBND tỉnh.
- Triển khai các khu cách
ly tập trung tại các huyện thành phố, đảm bảo quy mô tối thiểu 20 giường cách
ly/huyện, thành phố. Ưu tiên chọn các phòng khám đa khoa khu vực/ cơ sở y tế
phù hợp tại các huyện, thành phố làm khu cách ly tập trung hoặc chọn địa điểm
khác đảm bảo theo quy định và thuận tiện cho việc tổ chức cách ly tập trung. Bố
trí nhân lực, trang thiết bị y tế, phương tiện, dụng cụ,... cần thiết, đầu tư cải
tạo khu cách ly tập trung đảm bảo theo quy định để thực hiện cách ly tập trung
đối với các trường hợp phải cách ly tập trung theo quy định.
- Triển khai các hoạt động
phòng, chống và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 cho nhân viên y tế và nhân dân tại
các cơ sở khám, chữa bệnh của Ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; hạn chế tối
đa nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở khám chữa bệnh.
- Triển khai ứng dụng
Công nghệ thông tin phân tích dữ liệu (dữ liệu dịch tễ, dữ liệu viễn thông) của
các trường hợp mắc và nghi ngờ mắc COVID-19 để khoanh vùng, giám sát dịch bệnh lây
lan trong cộng đồng, góp phần tăng hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh; Tổ chức
thực hiện khai báo y tế tự nguyện toàn dân (NCOVI).
- Thực hiện rà soát từng
nhà, từng hộ dân, quản lý từng tổ dân, khu phố, lập danh sách từ vùng dịch về tỉnh
tiến hành các biện pháp giám sát, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe theo quy
định.
2.3. Công tác điều
trị
Thực hiện nghiêm, đúng hướng
dẫn về việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2
(COVID-19) theo Quyết định số 3351/QĐ-BYT ngày 29/7/2020 của Bộ Y tế, và các
Văn bản khác có liên quan.
3. Cấp
độ 3 (theo phân loại cấp độ của Ban Chỉ
đạo Quốc gia): Dịch bệnh lây lan trên 20 trường hợp mắc
trong tỉnh
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo cấp độ 3 của Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh,
đồng thời bổ sung thêm một số nội dung sau:
3.1. Công tác giám
sát, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, xử lý ổ dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm
- Tiếp tục thực hiện tăng
cường việc giám sát các chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ
liên quan tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cộng đồng.
- Rà soát, tăng cường
năng lực, mở rộng, bổ sung thêm các cơ sở xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2 cho các
đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh, nơi có đủ điều kiện xét nghiệm chẩn đoán tác
nhân gây bệnh; rà soát năng lực để nâng cấp phòng xét nghiệm sàng lọc vi rút
SARS-CoV-2 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh thực hiện xét nghiệm khẳng định
vi rút SARS-CoV-2.
3.2. Công tác điều
trị
- Thực hiện lấy mẫu, bảo quản,
vận chuyển và gửi bệnh phẩm nghi nhiễm COVID-19 về các đơn vị đủ năng lực xét
nghiệm COVID-19 trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn giám sát và phòng, chống dịch
COVID-19 của Bộ Y tế.
- Các cơ sở khám chữa bệnh
được giao nhiệm vụ tổ chức cách ly điều trị trường hợp mắc Covid-19 rà soát,
hoàn thiện các điều kiện cần thiết để tiến hành ngay công tác điều trị khi có
Ca bệnh.
3.3. Công tác truyền
thông
- Tổ chức cung cấp thông
tin hàng ngày cho các cơ quan truyền thông, báo chí, định hướng đưa tin kịp thời,
chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống.
- Tuyên truyền chính xác,
kịp thời trên các phương tiện truyền thông, các cơ quan báo chí, các nhà mạng
điện thoại di động, không gây hoang mang trong nhân dân và dư luận.
- Khuyến cáo mọi người dân
thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người; chỉ ra khỏi nhà trong
trường hợp thật cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng,
tăng cường tự bảo vệ sức khỏe; hạn chế đến các cơ sở khám chữa bệnh trừ trường
hợp thật sự cần thiết và thực hiện tốt các khuyến cáo phòng chống dịch, nhất là
đối với người cao tuổi, có bệnh nền.
- Theo dõi và xử lý các tổ
chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời
các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch gây hoang mang trong
cộng đồng.
3.4. Công tác hậu cần
- Căn cứ vào dự báo tình
hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời
triển khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Triển khai kế hoạch dự
trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch cấp
độ 4.
4. Cấp
độ 4 (theo phân loại cấp độ của Ban Chỉ
đạo Quốc gia): Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng
từ trên 1.000 đến 3.000 trường hợp mắc
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo cấp độ 4 của Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng
thời bổ sung thêm một số nội dung sau:
4.1. Công tác giám
sát, phát hiện sớm; Cách ly khoanh vùng xử lý ổ dịch; giảm nguy cơ lây nhiễm
- Giám sát chặt chẽ, liên
tục diễn biến tình hình dịch bệnh để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc
áp dụng các biện pháp ứng phó.
- Thực hiện việc lấy mẫu
bệnh phẩm tối thiểu 5 trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính tại ổ dịch mới để
xét nghiệm xác định ổ dịch;
- Thống kê, tìm kiếm và
giám sát các trường hợp bệnh và trường hợp mắc mới, phân loại để ưu tiên xử lý
cho từng nhóm người bệnh. Tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ người tiếp xúc để
áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Hoàn thành phòng xét
nghiệm khẳng định tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để thực hiện xét nghiệm
chẩn đoán tác nhân gây bệnh; Tiếp tục tăng cường năng lực, mở rộng các cơ sở
xét nghiệm vi rút SAR-CoV-2 cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục tổ chức cách
ly y tế tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; phối hợp tổ chức cách ly tại cơ sở cách
ly tập trung, tại nhà, nơi cư trú, khu công nghiệp, cơ quan, xí nghiệp, tại
khách sạn.
- Thực hiện xử lý triệt để
ổ dịch theo quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn.
4.2. Công tác điều
trị
Tập trung phương tiện,
thuốc, trang thiết bị y tế, chuẩn bị giường bệnh, phòng khám, điều trị và bố
trí nhân viên y tế chuyên môn trực 24/24 giờ để sẵn sàng cấp cứu, khám chữa bệnh
miễn phí cho người bị nhiễm bệnh và người có nguy cơ bị nhiễm bệnh.
4.3. Công tác truyền
thông
- Khuyến nghị giảm tiếp
xúc tại nơi làm việc hoặc các biện pháp làm việc qua điện thoại, thay thế các
cuộc họp trực tiếp.
+ Khuyến cáo không tập
trung đông người, không di chuyển, đi lại khi không cần thiết.
+ Khuyến cáo cho người
dân cách chăm sóc và theo dõi các trường hợp bệnh nhẹ tại cộng đồng theo hướng
dẫn của ngành y tế.
+ Tuyên truyền mạnh mẽ
trên các phương tiện truyền thông, phối hợp với các cơ quan báo chí trung ương
và địa phương, các nhà mạng điện thoại di động, mạng xã hội để triển khai công
tác truyền thông và tuyên truyền trực tiếp tại cộng đồng dân cư.
+ Tương tác thường xuyên
với người dân qua mạng xã hội, giao lưu trực tuyến, các ứng dụng truyền thông,
app Sức khỏe Việt Nam, app NCOVI khai báo y tế tự nguyện, để kịp thời truyền tải
các thông điệp phòng chống dịch bệnh.
+ Thực hiện các hoạt động
truyền thông trực tiếp cho người dân tại cộng đồng.
4.4. Công tác hậu cần
- Căn cứ vào dự báo tình
hình dịch tiếp tục bổ sung kinh phí, vật tư, hóa chất, phương tiện, kịp thời triển
khai các biện pháp phòng, chống dịch.
- Triển khai kế hoạch dự
trữ, bổ sung thuốc, vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống dịch cấp
độ 5.
- Triển khai phương án
huy động nguồn nhân lực, vật lực (trang thiết bị, thuốc, vật tư...) cho các đơn
vị điều trị, tổ chức các bệnh viện dã chiến, huy động các nguồn dự trữ cho công
tác phòng chống dịch. Huy động các phương tiện vận chuyển, cấp cứu người mắc để
thu dung, cách ly, điều trị người bệnh.
- Thực hiện việc sử dụng
thuốc, trang thiết bị, nguồn lực hiện có tại địa phương để xử lý ổ dịch và điều
trị bệnh nhân. Hỗ trợ về thuốc, trang thiết bị, nguồn lực từ tuyến Trung ương
cho các địa phương, ưu tiên tại những nơi có tình hình diễn biến phức tạp, có số
mắc và tỷ lệ tử vong cao.
- Chỉ đạo các đơn vị sản
xuất, cung ứng thuốc, vật tư, trang phục phòng hộ, khẩu trang... sản xuất, nhập
khẩu để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh.
- Bảo đảm vật tư, trang
thiết bị để xử lý thi thể bệnh nhân tử vong theo quy định của pháp luật về vệ
sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
5. Cấp
độ 5 (theo phân loại cấp độ của Ban Chỉ
đạo Quốc gia): Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng
từ trên 3.000 đến 30.000 và trên 30.000 trường
hợp mắc.
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo cấp độ 5 của Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh,
đồng thời bổ sung thêm một số nội dung sau:
5.1. Công tác giám
sát, dự phòng; Cách ly, khoanh vùng, xử lý ổ dịch; giảm nguy cơ lây nhiễm
- Tăng cường giám sát thường
xuyên tình hình dịch bệnh. Thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm tối đa 5 trường hợp
viêm đường hô hấp cấp tính tại ổ dịch mới để xét nghiệm xác định ổ dịch.
- Triển khai các biện
pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới. Thực hiện việc giám sát trường hợp
bệnh, điều tra và theo dõi chặt chẽ các trường hợp tiếp xúc; cách ly những trường
hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch.
- Thường trực phòng, chống
dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế từ tỉnh đến cơ sở. Huy động tối đa lực lượng
nhân viên y tế, lực lượng vũ trang tham gia chống dịch.
- Tổ chức cách ly y tế,
điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở cách ly tập trung đối với các
trường hợp bệnh nặng; cách ly điều trị tại nhà đối với người mắc bệnh nhẹ.
- Triển khai các biện
pháp chống dịch bắt buộc khác: cách ly, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh; thực hiện
các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang bắt buộc khi ra nơi công cộng,
thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc các chất diệt khuẩn thông thường, vệ
sinh môi trường.
- Thực hiện nghiêm ngặt
việc thực hiện cách ly triệt để tại nhà; thực hiện triệt để các biện pháp xã hội
làm giảm lây nhiễm (hạn chế đi lại, cấm người không có nhiệm vụ vào vùng dịch;
tạm thời đình chỉ các hoạt động như hội họp, mít tinh, liên hoan ...; cấm họp
chợ, tổ chức các điểm bán bình ổn giá các hàng hóa thiết yếu theo vùng dân cư;
đóng cửa trường học, cho học sinh nghỉ ở nhà; dừng các loại sự kiện có thể cần
phải (thể thao sự kiện, lễ hội và thị trường); kiểm soát chặt chẽ các nhà ga,
sân bay, bến xe, bến phà; mọi người dân thường xuyên phải đeo khẩu trang, tránh
tiếp xúc với người mắc bệnh; tăng cường các biện pháp tiêu độc khử trùng, vệ
sinh nhà ở ...).
5.2. Công tác điều
trị
Tiếp tục triển khai theo
nội dung của Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh.
5.3. Công tác truyền
thông
Thực hiện đăng tải ban bố
tình trạng khẩn cấp (nếu có), tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt vào giờ cao điểm, trong các chương trình được người dân quan
tâm, trên các trang mạng xã hội, các ứng dụng truyền thông, tin nhắn điện thoại...
để tạo cơ hội tiếp cận cao nhất cho người dân về tình hình dịch và các biện
pháp phòng chống.
5.4. Công tác hậu cần
- Tập trung nguồn lực
phòng chống dịch bệnh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về kinh phí, thuốc hóa chất, vật
tư, trang thiết bị, sinh phẩm ... nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh lây lan, hạn chế
thấp nhất số người tử vong, người mắc.
- Đảm bảo cung cấp thực
phẩm, nước uống và dịch vụ thiết yếu; ưu tiên chuyên chở thuốc phòng bệnh, thuốc
chữa bệnh, hóa chất xử lý dịch bệnh, lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu
đến những vùng có dịch, đặc biệt tại địa bàn có tình trạng khẩn cấp phải cách
ly tuyệt đối.
- Bảo đảm vật tư, trang
thiết bị để xử lý chôn cất thi thể bệnh tử vong theo quy định của pháp luật về
vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
- Tiếp tục bố trí ngân
sách đáp ứng cho công tác phòng chống dịch khẩn cấp và dịch có thể kéo dài tại
tỉnh.
- Thực hiện chính sách
cho các cán bộ thực hiện công tác điều tra, xác minh ổ dịch, thường trực phòng
chống dịch và cán bộ thực hiện thu dung, điều trị, chăm sóc bệnh nhân. Bảo đảm
an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân
IV.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nguồn ngân sách địa
phương được đảm bảo để chủ động phòng chống dịch bệnh và các cấp độ của dịch bệnh
xảy ra, trên cơ sở đề xuất của các sở, ngành chức năng liên quan.
- Các nguồn kinh phí tài
trợ, hợp pháp khác (nếu có).
- Giao Sở Y tế tổng hợp dự
toán kinh phí thực hiện và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
V. TỔ
CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban chỉ đạo phòng chống
dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV (COVID-19) tỉnh Vĩnh Phúc
- Thường xuyên rà soát,
kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 của tỉnh để đảm bảo đáp ứng
với tình hình dịch bệnh COVID-19, gắn công tác thường xuyên với công tác phòng chống
dịch bệnh COVID-19.
- Tiếp tục thực hiện các
nội dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời
thực hiện Kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch coVID-19 tỉnh để
đáp ứng tình hình diễn biến của dịch.
2. Sở Y tế
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời bổ
sung các nội dung:
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức
thực hiện cách ly tập trung cho các trường hợp trong diện cách ly đảm bảo an
toàn, hiệu quả, đúng quy định.
- Phối hợp với Sở Thông
tin & Truyền thông, đài truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc và các đơn vị liên
quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp phòng, chống dịch,
thực hiện thông điệp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế, cách thức tự bảo vệ sức khỏe
cho nhân dân, khai báo y tế tự nguyện, các điển hình tốt trong phòng chống dịch.
- Thường xuyên rà soát,
kiểm tra, cập nhật các phương án thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh
COVID-19 phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh, kịp thời báo cáo, đề xuất
UBND tỉnh.
- Rà soát các phòng xét
nghiệm đảm bảo năng lực thực hiện xét nghiệm COVID-19 trên địa bàn tỉnh; Có thể
sử dụng các phòng xét nghiệm sàng lọc vi rút SARS-CoV-2 của y tế tư nhân đảm bảo
quy định về tiêu chuẩn, chất lượng, có trả phí để làm xét nghiệm tầm soát, mở rộng
cho các trường hợp nghi ngờ, nguy cơ cao, ngẫu nhiên,... hoặc các trường hợp
theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 tỉnh,
UBND tỉnh.
3. Sở Tài chính
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công
tác phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch, tình huống dịch bệnh và các chế độ
chính sách cho các đối tượng theo quy định.
4. Bộ Chỉ huy quân sự
tỉnh
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời chủ
trì, phối hợp với Sở Y tế, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị
liên quan đảm bảo công tác tiếp nhận, quản lý các trường hợp cách ly tại các
khu cách ly tập trung theo quy định.
5. Công an tỉnh
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời bổ
sung các nội dung:
- Phối hợp với Sở Y tế,
UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật
thống kê, cung cấp thông tin, danh sách các trường hợp đi từ vùng dịch về tỉnh
để các cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch kịp thời.
- Phối hợp với Sở Giao
thông vận tải và các đơn vị liên quan triển khai công tác phòng, chống dịch các
đầu mối ra - vào tỉnh, nhất là các bến tàu, xe.
- Chủ trì, đề xuất thành lập
các tổ kiểm soát phòng dịch tại các khu dân cư, trên các tuyến đường giao thông
(nếu cần), tại các khu vực công cộng để kiểm soát các đối tượng từ các tỉnh
khác vào tỉnh; thực hiện kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp không đeo khẩu
trang, không triển khai các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
6. Sở Giáo dục và Đào
tạo
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời bổ
sung các nội dung:
- Xây dựng các phương án
cho học sinh nghỉ học hoặc đi học trở lại phù hợp theo từng cấp độ, tình hình dịch
cụ thể để đáp ứng với tình hình dịch bệnh, hạn chế sự lây lan dịch bệnh trong cộng
đồng.
- Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19
7. Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời bổ
sung các nội dung:
- Thực hiện điều chỉnh
quy mô, tạm dừng tổ chức các lễ hội, đặc biệt các lễ hội xuân 2021 phù hợp với
tình hình diễn biến dịch bệnh nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
8. Các Sở: Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nội vụ, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Tài nguyên và môi trường, Giao thông Vận tải: Tiếp tục thực hiện các nội dung theo Kế hoạch số 104/KH-
UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh.
9. Ban Quản lý các khu
công nghiệp tỉnh
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh, đồng thời bổ
sung các nội dung:
- Phối hợp với Sở Y tế và
các đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị, các khu công nghiệp,... thực hiện
nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch tại đơn vị.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo
các đơn vị thuộc quyền quản lý, các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp tổ
chức rà soát, lập danh sách, tổng hợp các trường hợp có nguy cơ cao nhiễm
COVID-19 và đối tượng ngẫu nhiên, chọn mẫu (khoảng 1% tổng số người lao động
trong doanh nghiệp) để xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
10. Tập đoàn Viễn
thông quân đội Viettel và Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Phúc
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh.
11. Đài truyền hình tỉnh,
Báo Vĩnh Phúc, Sở Thông tin và truyền thông
- Lập các chuyên trang
chuyên mục, chuyên đề về công tác thông tin tuyên truyền về diễn biến tình hình
dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch để nhân dân nhận thức đầy đủ và thực
hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.
- Theo dõi, phát hiện và
đưa tin những hành vi không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng, chống dịch
trên địa bàn, chủ động xây dựng các kịch bản gương người tốt, việc tốt trong
phong trào phòng chống dịch bệnh COVID-19.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh; tiếp tục phổ biến,
tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân chủ động thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch bệnh COVID-19; phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân
trong công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
13. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố
Tiếp tục thực hiện các nội
dung theo Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 08/5/2020 của UBND tỉnh đồng thời bổ
sung thêm nội dung:
- Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc, các đơn vị trên địa bàn tổ chức thành lập khu cách ly tập trung trên địa
địa bàn huyện, thành phố đảm bảo quy mô tối thiểu 20 giường cách ly/huyện,
thành phố, theo phương châm “Bốn tại chỗ” và phù hợp với tình hình thực tế tại
địa phương. Ưu tiên chọn các phòng khám đa khoa khu vực/ cơ sở y tế phù hợp tại
các huyện, thành phố làm khu cách ly tập trung hoặc chọn địa điểm khác đảm bảo
theo quy định và thuận tiện cho việc tổ chức cách ly tập trung. Bố trí nhân lực,
trang thiết bị y tế, phương tiện, dụng cụ,... cần thiết, đầu tư cải tạo khu
cách ly tập trung đảm bảo theo quy định để thực hiện cách ly tập trung đối với
các trường hợp phải cách ly tập trung theo quy định.
- Triển khai việc truy vết,
lấy mẫu xét nghiệm và cách ly, quản lý theo quy định các nhóm đối tượng là F1,
F2,... có nguồn gốc liên quan đến các vùng dịch và các trường hợp nhiễm bệnh
trên địa bàn.
- Phối hợp với Ngành Y tế
để mở rộng tầm soát rủi ro, triển khai xét nghiệm xác xuất đến các nhóm đối tượng
là các cơ quan, cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp, chợ trung tâm, siêu thị,
trường học, lái xe công cộng, bến tầu, bến xe,...Tập trung vào các nhóm thường
xuyên đi lại, tiếp xúc với các địa phương bên ngoài, tiếp xúc với nhiều người.
- Chỉ đạo chính quyền cơ
sở tăng cường tuyên truyền, vận động các gia đình người thân đang ở nước ngoài
tuyệt đối không nhập cảnh trái phép; các trường hợp được nhập cảnh về nước bằng
đường bộ có hoàn cảnh khó khăn được xem xét, hỗ trợ kinh phí cách ly.
14. Các sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh
Căn cứ chức năng nhiệm vụ
và từng cấp độ dịch bệnh xây dựng phương án phòng chống dịch bệnh theo lĩnh vực
ngành, tham mưu cho Ban chỉ đạo các hoạt động liên quan đến công tác phòng chống
dịch bệnh.
Trên đây là Kế hoạch triển
khai đáp ứng với tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong
tình hình hiện nay của UBND tỉnh và sẽ được cập nhật và điều chỉnh thường
xuyên, kịp thời để phù hợp với diễn biến của tình hình dịch cũng như quá trình
triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế.
Căn cứ nội dung Kế hoạch,
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố
nghiêm túc triển khai, thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Cục: YTDP, QLKCB;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh:
- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy;
- Thường trực UBMTTQ tỉnh;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH tỉnh;
- Các tập đoàn: Viễn thông quân đội Viettel và
Bưu chính viễn thông Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc;
- UBND huyện, thành phố;
- CV NCTH;
- Lưu: VT, VX1 (Tr 17b);
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Việt Văn
|