ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2303/QĐ-UBND
|
Thanh Hóa, ngày
06 tháng 6 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN VÙNG NGUYÊN LIỆU PHỤC
VỤ NHÀ MÁY SẢN XUẤT VIÊN NÉN VÀ CHẾ BIẾN GỖ CÔNG NGHỆ CAO CỦA CÔNG TY TNHH
BIOMASS FUEL NGHI SƠN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày
15/11/2017;
Căn cứ các Nghị định của
Chính phủ: số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; số
156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết về thi hành một số điều của Luật
Lâm nghiệp;
Căn cứ các Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ: số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 phê duyệt chiến lược phát triển
lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; số 327/QĐ-TTg
ngày 10/3/2022 phê duyệt Đề án phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững,
hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030; số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 phê duyệt quy hoạch
tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ các Thông tư của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT: số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về
quản lý rừng bền vững; số 13/2023/TT-BNNPTNT ngày 30/11/2023 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững; số
26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm
sản; số 22/2023/TT-BNNPTNT ngày 15/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các
Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp;
Căn cứ các Quyết định của
UBND tỉnh: số 3416/QĐ-UBND ngày 01/9/2021 về việc phê duyệt Đề án phát triển
các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng
đến năm 2030; số 2216/QĐ-UBND ngày 23/6/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Như Xuân; số 2385/QĐ-UBND ngày
05/7/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-
2030, huyện Như Thanh; số 2628/QĐ-UBND ngày 24/7/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh
quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, huyện Lang Chánh; số 2766/QĐ-UBND ngày
02/8/2023 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030,
huyện Thường Xuân; số 67/QĐ-UBND ngày 04/01/2024 về việc phê duyệt Đề án Kết nối
sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp chủ lực
tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 175/TTr-SNN&PTNT ngày
07/5/2024 (kèm theo hồ sơ liên quan).
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1:
Phê duyệt Phương án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ
nhà máy sản xuất viên nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass
Fuel Nghi Sơn, với các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên
phương án: Phương án phát triển vùng nguyên liệu phục vụ nhà máy sản xuất
viên nén và chế biến gỗ công nghệ cao của Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn.
2. Phạm vi
thực hiện: Trên địa bàn của 04 huyện: Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân,
Như Thanh.
3. Mục tiêu
của Phương án
3.1. Mục tiêu chung
Xây dựng và phát triển vùng
nguyên liệu gỗ rừng trồng với quy mô khoảng 20.000 ha cung cấp ổn định khoảng
554.000 tấn nguyên liệu/năm phục vụ sản xuất, chế biến sản phẩm viên gỗ nén, gỗ
xẻ thanh và gỗ ván ép cho Nhà máy chế biến Biomass Fuel Nghi Sơn thuộc Công ty
TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm Phát triển ngành
công nghiệp chế biến gỗ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sản xuất các
sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao theo hướng bền vững.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Tập trung quản lý bảo vệ và
khai thác 20.000 ha rừng trồng thuộc đối tượng đất được quy hoạch cho phát triển
rừng sản xuất. Thực hiện cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững cho 4.500 ha rừng
trồng vào năm 2024, phấn đấu có 20.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng
bền vững vào năm 2028 và duy trì diện tích rừng trồng đã được cấp chứng chỉ quản
lý rừng bền vững hàng năm.
- Thực hiện luân kỳ khai thác
và trồng lại rừng, bình quân là 4.000 ha rừng trồng/năm. Thu mua nguyên liệu gỗ
trên địa bàn các xã vùng nguyên liệu theo giá cạnh tranh của thị trường để giải
phóng mặt bằng đất trồng rừng và thực hiện trồng lại rừng sau khai thác.
- Nghiên cứu, tuyển chọn giống
mới, chất lượng, năng suất cao, chu kỳ kinh doanh ngắn đưa vào cơ cấu trồng rừng
hàng năm. Xây dựng 01 cơ sở vườn ươm cây giống lâm nghiệp (1,5 ha/vườn) trên địa
bàn mỗi huyện trong vùng nguyên liệu.
- Hỗ trợ tập huấn các nguyên tắc,
tiêu chí và các chỉ số về quản lý bảo vệ rừng bền vững. Nâng cao giá trị thu nhập
cho người trồng rừng lên gấp 1,2 đến 1,5 lần/1ha.
4. Quy mô vùng
nguyên liệu
4.1. Diện tích vùng nguyên liệu
là rừng trồng trên địa bàn 04 huyện: Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang
Chánh đưa vào Phương án phát triển vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Biomass
Fuel Nghi Sơn là 20.319,09 ha, trong đó:
a) Diện tích Công ty đã thống
nhất tham gia Phương án phát triển vùng nguyên liệu với UBND các huyện, các chủ
rừng là: 14.402,2 ha trên địa bàn các huyện: Lang Chánh 920,23 ha; Thường Xuân
4.200,41 ha; Như Xuân 6.535,56 ha; Như Thanh 2.746,00 ha.
b) Diện tích mở rộng phát triển
vùng nguyên liệu là 5.916,89 ha, trên địa bàn huyện Như Thanh.
(Chi
tiết theo Phụ biểu số 01, Phụ biểu số 02 kèm theo)
4.2. Kế hoạch sản xuất
a) Khai thác rừng trồng hiện có
- Diện tích khai thác: Khoảng
4.000 ha/năm.
- Đối tượng: Rừng trồng keo
trên 05 năm tuổi.
- Tiến độ khai thác: Kế hoạch
khai thác theo sự thỏa thuận của Công ty với các chủ rừng.
(Chi
tiết theo Phụ biểu số 03 kèm theo)
b) Kế hoạch trồng rừng nguyên
liệu
- Diện tích trồng rừng: Khoảng
4.000 ha/năm.
- Sau khi khai thác, chủ rừng
tiếp tục trồng rừng để đáp ứng nguyên liệu cho nhà máy. Công ty TNHH Biomass
Fuel Nghi Sơn có trách nhiệm thương lượng, thỏa thuận với chủ rừng trong thực
hiện chính sách hỗ trợ (hỗ trợ cây giống hoặc cung cấp giống năng xuất, chất lượng
cao phục vụ trồng rừng và các biện pháp kỹ thuật để tăng năng suất, chất lượng
rừng trồng). Diện tích trồng rừng tương đương với diện tích khai thác đã được
thỏa thuận, thu mua theo nguyên tắc thị trường.
(Chi
tiết theo Phụ biểu số 04 kèm theo)
c) Xây dựng vườn ươm/Cơ sở sản
xuất giống cây trồng lâm nghiệp
Trên cơ sở diện tích vùng
nguyên liệu, Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn phối hợp với UBND các huyện,
các chủ rừng để lựa chọn địa điểm xây dựng Vườn ươm giống cây trồng lâm nghiệp
để cung cấp giống cây trồng lâm nghiệp
cho các chủ rừng tham gia
phương án phát triển vùng nguyên liệu. Việc xây dựng Vườn ươm phải phù hợp với
pháp luật về lâm nghiệp, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và các quy định
của pháp luật hiện hành.
d) Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền
vững: Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn sẽ hỗ trợ cấp và duy trì chứng chỉ quản
lý rừng bền vững cho chủ rừng thuộc vùng nguyên liệu, trong đó: Năm 2024 khoảng
4.500 ha và đến năm 2028 đạt khoảng 20.000 ha.
5. Giải pháp
thực hiện
5.1. Tuyên truyền nâng cao nhận
thức về phát triển vùng nguyên liệu
a) Công ty TNHH Biomass Fuel
Nghi Sơn phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan tổ chức
tuyên truyền, vận động và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp,
các tổ chức đoàn thể và người dân trong phát triển vùng nguyên liệu cho nhà
máy.
b) Lông ghép các chương trình,
dự án để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới từ các viện, trường, các trung tâm
nghiên cứu hoặc từ các tổ chức quốc tế, đồng thời cung cấp các thông tin về giống,
phân bón.
c) Tổ chức các vùng nguyên liệu
điển hình nhằm khuyến cáo kỹ thuật và hướng dẫn thực hành cho người dân nhằm
phát triển các nhóm sản phẩm gỗ có lợi thế cạnh tranh, giá trị gia tăng, nhu cầu
sử dụng cao, ổn định trên thị trường.
d) Tuyên truyền, vận động, tập
huấn nâng cao ý thức cho người dân, chủ rừng trong ứng dụng công nghệ sản xuất
giống, đưa vào sản xuất các dòng giống có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với
mục đích sản xuất, kinh doanh rừng trồng và trồng rừng.
5.2. Về cơ chế, chính sách phát
triển vùng nguyên liệu
a) Vùng nguyên liệu được hưởng
các cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh theo quy định của pháp luật hiện
hành.
b) Công ty TNHH Biomass Fuel
Nghi Sơn đầu tư, hỗ trợ, xây dựng cơ chế đầu tư, chính sách khuyến khích phát
triển bền vững vùng nguyên liệu để hỗ trợ chủ rừng trong công tác trồng rừng, ứng
dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất.
5.3. Tổ chức sản xuất và quản
lý vùng nguyên liệu
a) Cấp ủy, chính quyền các cấp
thuộc vùng nguyên liệu phối hợp, hỗ trợ với Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn
thực hiện phát triển vùng nguyên liệu theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững thông qua hình thành các hợp
tác xã, tổ liên kết giữa các chủ rừng. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước
trong hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra giám sát việc thực hiện phát triển vùng
nguyên liệu trên diện tích được phê duyệt, kiểm tra chất lượng giống, phân bón,
vệ sinh môi trường, phát triển thương hiệu … hướng tới xây dựng, phát triển,
khuyến khích doanh nghiệp chế biến gỗ áp dụng, sử dụng thương hiệu để mở rộng
thị trường xuất khẩu.
b) Tổ chức sản xuất theo chuỗi
giá trị từ trồng, thu mua nguyên liệu, chế biến sản phẩm; liên doanh, liên kết
bền vững giữa Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn với các chủ rừng trên địa bàn.
c) Trên cơ sở Phương án phát
triển vùng nguyên liệu, Công ty thỏa thuận, thống nhất với các chủ rừng, chính
quyền địa phương (cấp xã, huyện) theo quy định của pháp luật Việt Nam và cơ chế
thị trường để tổ chức mua, bán, khai thác, vận chuyển, trồng lại rừng, các hoạt
động liên quan đến truy xuất nguồn gốc lâm sản, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền
vững và các hoạt động khác có liên quan đến vùng nguyên liệu.
5.4. Ứng dụng khoa học công nghệ
Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi
Sơn hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí đầu tư cho các chủ rừng trồng thâm canh, áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào rừng trồng; sản xuất các loại giống
mới có năng xuất cao, vùng nguyên liệu tập trung được cấp chứng chỉ quản lý rừng
bền vững nhằm nâng cao giá trị kinh tế, sức cạnh tranh của các sản phẩm khi xuất
khẩu.
5.5. Về vườn giống, cây giống
Công ty TNHH Biomass Fuel Nghi
Sơn phối hợp với UBND các huyện và đơn vị có liên quan để thực hiện trình tự,
thủ tục đầu tư, xây dựng Vườn ươm giống cây lâm nghiệp công nghệ cao tại vùng
nguyên liệu để hỗ trợ nguồn giống tốt, xanh và sạch bệnh, cung cấp cho các chủ
rừng trong vùng nguyên liệu theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và PTNT
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở,
ban, ngành, UBND các huyện có liên quan tổ chức công khai nội dung phương án;
tăng cường thực hiện công tác quản lý Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm
quyền được giao.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
liên quan xây dựng kế hoạch phối hợp triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả
phương án này; đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật
trồng, chăm sóc rừng trồng cho người dân, chủ rừng thuộc vùng nguyên liệu.
c) Chủ trì, phối hợp với các Sở:
Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính và các sở,
ngành cấp tỉnh liên quan, nghiên cứu, tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách hỗ
trợ của tỉnh trong thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất các cây giống
lâm nghiệp chất lượng cao, phù hợp với điều kiện lập địa, khí hậu của tỉnh, của
từng huyện nhằm thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất từ xây dựng
vùng trồng nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
d) Theo dõi, hướng dẫn các địa
phương tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp của phương án; theo
dõi, kịp thời đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với điều kiện
thực tế; báo cáo UBND tỉnh định kỳ, đột xuất tình hình và kết quả thực hiện
phương án.
2. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư;
Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Tài chính; Tư pháp và sở, ngành cấp tỉnh,
các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền để phối hợp chặt
chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện để hướng dẫn, hỗ trợ Công ty
TNHH Biomass Fuel Nghi Sơn triển khai, tổ chức thực hiện hiệu quả phương án này
theo đúng quy định của pháp luật.
3. UBND các huyện: Như Thanh,
Như Xuân, Lang Chánh, Thường Xuân
a) Tuyên truyền, phối hợp triển
khai các nội dung phương án được phê duyệt; thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản
lý Nhà nước về đất đai, lâm nghiệp, đầu tư và các quy định của pháp luật khác
liên quan liên quan đến phương án.
b) Theo dõi, hướng dẫn, phối hợp,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc tổ chức thực hiện phương án ở địa phương, đơn
vị.
c) Chỉ đạo UBND cấp xã quản lý,
giám sát, theo dõi, hỗ trợ các chủ rừng, hộ gia đình, cá nhân tổ chức sản xuất,
chấp hành thực hiện các nội dung phương án, kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu
được duyệt.
d) Xây dựng hoặc đề xuất cơ chế,
chính sách phát triển lâm nghiệp bền vững tại tại địa phương theo thẩm quyền.
e) Phát hiện kịp thời, chỉ đạo
xử lý, khắc phục những bất cập, hạn chế của phương án theo thẩm quyền hoặc tham
mưu, đề xuất cấp thẩm quyền chỉ đạo, giải quyết những nội dung liên quan đến
phương án theo quy định. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng tranh mua, tranh
bán, tranh chấp vùng nguyên liệu làm mất ổn định địa bàn theo quy định.
4. UBND cấp xã thuộc vùng
nguyên liệu
a) Triển khai, tổ chức thực hiện
đầy đủ các nội dung, nhiệm vụ và giải pháp theo phương án được phê duyệt.
b) Thực hiện trách nhiệm quản
lý Nhà nước về đất đai, lâm nghiệp; phối hợp, hỗ trợ Công ty TNHH Biomass Fuel
Nghi Sơn, các chủ rừng trong kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ, chỉ đạo sản xuất, thu
hoạch theo đúng hợp đồng, cam kết đã ký. Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo
cáo UBND huyện kết quả triển khai, thực hiện phương án trên địa bàn được quản
lý.
5. Công ty TNHH Biomass Fuel
Nghi Sơn
a) Phối hợp chặt chẽ với Sở
Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, các xã thuộc vùng nguyên liệu triển khai,
tổ chức thực hiện hiệu quả Quyết định này.
b) Đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây
dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển rừng gắn với việc cấp chứng chỉ quản
lý rừng bền vững hàng năm theo kế hoạch sản xuất, phát triển lâm nghiệp trên địa
bàn từng huyện, xã thuộc vùng nguyên liệu.
c) Làm việc, thống nhất với các
địa phương, các chủ rừng xác định phạm vi, quy mô cụ thể vùng nguyên liệu, đối
tượng và phương thức hỗ trợ trồng rừng, cấp chứng chỉ rừng, cơ chế liên doanh
liên kết, cơ chế hỗ trợ, mức hỗ trợ với các chủ rừng; cam kết và thống nhất đơn
giá thu mua nguyên liệu theo cơ chế thị trường, đảm bảo tuân thủ, chấp hành
đúng quy định của pháp luật hiện hành; kiên quyết không xảy ra tình trạng trùng
lấn, tranh chấp vùng nguyên liệu hay khiếu nại, khiếu kiện làm mất mất an ninh,
trật tự xã hội trên địa bàn.
d) Đầu tư xây dựng vùng nguyên
liệu, chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất; mở rộng cơ sở chế biến; hỗ
trợ chủ rừng vay vốn; hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện các nội dung phương
án (nếu có); cung cấp thông tin về thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp;
tháo gỡ rào cản thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu...
e) Đầu tư, hỗ trợ, phối hợp tổ
chức các tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách, cơ chế hỗ trợ
phát triển vùng nguyên liệu để chủ rừng và người dân hưởng ứng, đồng thuận; định
kỳ hoặc đột xuất báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện thuộc vùng
nguyên liệu tiến độ, kết quả thực hiện phương án theo quy định.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban
hành.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường,
Tài chính, Tư pháp, Công Thương; Chủ tịch UBND các huyện: Như Xuân, Như Thanh,
Lang Chánh, Thường Xuân; Chủ tịch UBND các xã có vùng nguyên liệu; Công ty TNHH
Biomass Fuel Nghi Sơn và Thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (để b/cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh (để b/cáo);
- Huyện ủy: Như Xuân; Như Thanh; Lang Chánh;
Thường Xuân (để p/hợp c/đạo);
- Lưu: VT, NN.
(MC33.05.24)
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Đức Giang
|
Phụ
biểu số 01:
BIỂU TỔNG HỢP
Diện tích rừng trồng Keo theo đơn vị hành chính
theo kết quả điều tra, thống nhất
Đơn
vị tính: ha
TT
|
Huyện
|
Diện tích vùng nguyên liệu phân theo chủ rừng
|
Tổng diện tích
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân
|
Hộ gia đình, cá nhân
|
I
|
Diện tích đã thống nhất với
các huyện, chủ rừng
|
14.402,20
|
1
|
Lang Chánh
|
|
920,23
|
|
|
|
920,23
|
2
|
Như Xuân
|
375,76
|
|
79,35
|
|
6.080,45
|
6.535,56
|
3
|
Như Thanh
|
2.746,00
|
|
|
|
|
2.746,00
|
4
|
Thường Xuân
|
|
|
|
706,82
|
3.493,59
|
4.200,41
|
II
|
Diện tích mở rộng vùng
nguyên liệu
|
5.916,89
|
1
|
Như Thanh
|
|
|
|
|
5.916,89
|
5.916,89
|
Tổng cộng (I+II)
|
3.121,76
|
920,23
|
79,35
|
706,82
|
15.490,93
|
20.319,09
|
Phụ
biểu số 02:
BIỂU TỔNG HỢP
Diện tích rừng trồng Keo các năm theo kết quả
điều tra, khảo sát
Đơn
vị tính: ha
Năm trồng
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân
|
Hộ gia đình
|
Tổng diện tích
|
Huyện Như Xuân
|
Huyện Như Thanh
|
Huyện Thường Xuân
|
2016
|
|
|
|
|
86,19
|
|
|
86,19
|
2017
|
369,59
|
350,81
|
0,00
|
144,91
|
340,74
|
91,23
|
0,00
|
1.297,28
|
2018
|
179,80
|
420,29
|
28,13
|
119,41
|
1.207,35
|
748,33
|
564,97
|
3.268,28
|
2019
|
77,00
|
446,16
|
31,01
|
78,78
|
907,49
|
1.117,37
|
811,03
|
3.468,84
|
2020
|
141,77
|
768,41
|
0,00
|
163,96
|
1.431,23
|
1.137,33
|
805,50
|
4.448,20
|
2021
|
0,00
|
350,89
|
10,13
|
97,61
|
524,40
|
1.132,99
|
771,03
|
2.887,05
|
2022
|
0,00
|
497,69
|
10,08
|
95,02
|
1.307,38
|
1.271,26
|
452,83
|
3.634,26
|
2023
|
152,07
|
287,51
|
0,00
|
7,13
|
275,67
|
418,38
|
88,23
|
1.228,99
|
Tổng
|
920,23
|
3.121,76
|
79,35
|
706,82
|
6.080,45
|
5.916,89
|
3.493,59
|
20.319,09
|
Phụ
biểu số 03:
BIỂU TỔNG HỢP
Diện tích diện tích luân kỳ khai thác
Đơn
vị tính: ha
Luân kỳ khai thác
|
Năm khai thác
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân
|
Hộ gia đình
|
Tổng diện tích
|
Huyện Như Xuân
|
Huyện Như Thanh
|
Huyện Thường Xuân
|
Giai đoạn 1 (2024-2028)
|
2024
|
369,59
|
771,10
|
28,13
|
264,32
|
1.234,28
|
839,56
|
564,97
|
4.071,95
|
2025
|
256,80
|
446,16
|
31,01
|
78,78
|
1.307,49
|
1.117,37
|
811,03
|
4.048,64
|
2026
|
141,77
|
768,41
|
0,00
|
163,96
|
1.031,23
|
1.137,33
|
805,50
|
4.048,20
|
2027
|
0,00
|
450,89
|
20,21
|
97,61
|
1.324,40
|
1.432,99
|
771,03
|
4.097,13
|
2028
|
152,07
|
685,20
|
0,00
|
102,15
|
1.183,05
|
1.389,64
|
541,06
|
4.053,17
|
Tổng cộng
|
920,23
|
3.121,76
|
79,35
|
706,82
|
6.080,45
|
5.916,89
|
3.493,59
|
20.319,09
|
Phụ
biểu số 04:
BIỂU TỔNG HỢP
Diện tích trồng rừng nguyên liệu gỗ theo các
năm
Đơn
vị tính: ha
Năm trồng rừng
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Như Thanh
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng
|
Ban quản lý rừng phòng hộ Thường Xuân
|
Hộ gia đình
|
Huyện Như Xuân
|
Huyện Như Thanh
|
Huyện Thường Xuân
|
2024
|
369,59
|
771,10
|
28,13
|
264,32
|
1.234,28
|
839,56
|
564,97
|
2025
|
256,80
|
446,16
|
31,01
|
78,78
|
1.307,49
|
1.117,37
|
811,03
|
2026
|
141,77
|
768,41
|
0,00
|
163,96
|
1.031,23
|
1.137,33
|
805,50
|
2027
|
0,00
|
450,89
|
20,21
|
97,61
|
1.324,40
|
1.432,99
|
771,03
|
2028
|
152,07
|
685,20
|
0,00
|
102,15
|
1.183,05
|
1.389,64
|
541,06
|