Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 19/VBHN-BNNPTNT Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hoàng Trung
Ngày ban hành: 27/05/2024 Ngày hợp nhất: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2024

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ SAU NHẬP KHẨU VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

3. Thông tư số 03/2024/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh[2]

Thông tư này quy định về:

1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.

2. Hướng dẫn thực hiện kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật đối với lô hàng (lô vật thể) nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu).

3[3]. (được bãi bỏ)

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi là vật thể) tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Nhập khẩu: bao gồm các hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái nhập lô vật thể, chuyển cửa khẩu và chuyển vào kho ngoại quan.

2. Xuất khẩu: bao gồm các hoạt động xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất khẩu lô vật thể.

3. Lô vật thể: là một lượng nhất định của vật thể có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch.

4. Cơ quan kiểm dịch thực vật bao gồm các chi cục kiểm dịch thực vật vùng, các trạm kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu.

5.[4] Tổ chức giám định sinh vật gây hại là cơ quan kiểm dịch thực vật, phòng thí nghiệm giám định sinh vật gây hại thuộc Cục Bảo vệ thực vật.

Điều 4. Yêu cầu chung về kiểm dịch thực vật

1. Kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu.

2. Quyết định biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ.

Điều 5. Phí[5]

Chủ vật thể phải nộp phí kiểm dịch thực vật, chi phí giám định sinh vật gây hại theo quy định của pháp luật.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Điều 6. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

2.[6] Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3.[7] Bản chính hoặc bản điện tử hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (trường hợp quy định phải có Giấy phép).

Điều 7. Trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu

1.[8] Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp (gửi) 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật hoặc qua bưu chính hoặc qua Cơ chế một cửa Quốc gia (trực tuyến).

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

3.[9] Kiểm tra vật thể

a) Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

Kiểm tra sơ bộ: Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể;

Kiểm tra chi tiết: Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại;

b) Giám định sinh vật gây hại

Cơ quan kiểm dịch thực vật gửi mẫu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại thu được cho Tổ chức giám định sinh vật gây hại. Tổ chức giám định sinh vật gây hại thực hiện giám định sinh vật gây hại và trả kết quả cho cơ quan kiểm dịch thực vật.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

c) Trường hợp lô vật thể được vận chuyển bằng tàu biển có chiều cao khoang chứa hàng từ 3m trở lên, phải chia thành nhiều lớp để kiểm tra thì sau khi kiểm tra mỗi lớp, căn cứ vào kết quả kiểm tra, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật cho khối lượng vật thể đã kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này).

Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

Điều 7a. Hồ sơ, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu vừa phải kiểm dịch thực vật vừa phải kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm[10]

1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Thông tư này và khoản 2 Điều 18 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi là Nghị định số 15/2018/NĐ-CP).

Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và Điều 19 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP .

3. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hoá có nguồn gốc thực vật nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này đối với lô hàng không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm nhập khẩu.

Điều 7b[11]. (được bãi bỏ)

Điều 8. Thông báo kiểm dịch thực vật

1. Thông báo cho nước xuất khẩu

Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:

a) Vật thể nhập khẩu bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ và biện pháp kiểm dịch thực vật được áp dụng để xử lý;

b) Vật thể nhập khẩu chưa được phép nhập khẩu vào Việt Nam;

c) Vật thể nhập khẩu không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp;

d) Vật thể nhập khẩu vi phạm các quy định khác về kiểm dịch thực vật nhập khẩu của Việt Nam.

2. Thông báo cho chủ vật thể và cơ quan khác có liên quan

Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho chủ vật thể hoặc cơ quan khác có liên quan trong những trường hợp sau:

a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Lô vật thể là giống cây trồng hoặc sinh vật có ích.

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU

Điều 9. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này).

2.[12] Bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).

Điều 10. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.

Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu (Theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu

Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.

Chương IV

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT QUÁ CẢNH

Điều 11. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật quá cảnh

1. Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật (theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này).

2.[13] Bản sao chụp hoặc bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do nước xuất khẩu cấp.

Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp hoặc bản điện tử, phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.

3.[14] Bản điện tử hoặc bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu.

Điều 12. Trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh

1. Đăng ký kiểm dịch thực vật

Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.

2. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.

3. Kiểm tra vật thể

Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:

a) Kiểm tra sơ bộ

Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.

b) Kiểm tra chi tiết

Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.

Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.

4. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với lô vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật quá cảnh.

b) Trường hợp phát hiện lô vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định áp dụng các biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật phù hợp theo quy định.

Chương V

KIỂM DỊCH THỰC VẬT SAU NHẬP KHẨU

Điều 13. Vật thể phải thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.

1. Hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép quy định phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại.

2. Sinh vật có ích

Điều 14. Số lượng nhập khẩu để thực hiện kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1. Hom; chồi giống, cây, củ: từ 30 đến 50 cá thể.

2. Cành, mắt ghép: từ 10 đến 20 cành.

3. Sinh vật có ích: Số lượng được quy định cụ thể trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

Điều 15. Nội dung kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

1. Đối với giống cây trồng:

Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.

2. Đối với sinh vật có ích:

Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly.

Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.

Điều 16. Quy trình kiểm tra sau nhập khẩu trong khu cách ly

1. Kiểm tra ban đầu

Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.

2. Kiểm tra lô vật thể

a) Đối với giống cây trồng

Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;

Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;

Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;

Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.

b) Đối với sinh vật có ích

Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;

Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;

Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.

3. Kết quả kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu

Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.

Điều 17. Thời gian kiểm tra theo dõi

Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với từng loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:

1. Chồi, hom, cành, mắt ghép: từ 1 đến 2 năm.

2. Cây: từ 6 đến 12 tháng.

3. Củ giống: 1 chu kỳ sinh trưởng.

4. Sinh vật có ích: Ít nhất một thế hệ.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH[15]

Điều 18. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật

1.[16] Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan kiểm dịch thực vật, tổ chức giám định sinh vật gây hại thực hiện quy định tại Thông tư này.

2. Thông báo cho nước xuất khẩu trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

3. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Thông tư này cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 18a[17]. (được bãi bỏ)

Điều 18b[18]. (được bãi bỏ)

Điều 19. Trách nhiệm của Cơ quan kiểm dịch thực vật

1. Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra lô vật thể, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và thực hiện các nghiệp vụ kiểm dịch thực vật khác theo quy định tại Thông tư này.

2. Thực hiện việc lưu mẫu, gửi mẫu, vận chuyển mẫu và hủy mẫu vật thể hoặc mẫu sinh vật gây hại; lập và lưu giữ hồ sơ về kiểm dịch thực vật theo quy định hiện hành.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.

Thay thế Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Bãi bỏ mẫu giấy 3, 7, 8, 9, 10, 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/03/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.

Điều 21. Tổ chức thực hiện

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (để đăng Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT);
- Vụ Pháp chế Bộ NN&PTNT (để biết);
- Lưu: VT, Cục BVTV.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hoàng Trung

PHỤ LỤC I

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

…………, ngày…… tháng…… năm……

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT (*)

Kính gửi: ……………………(**)…………………

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại:…………………………….Fax/E-mail:

Số Giấy CMND:                    Ngày cấp:…………… Nơi cấp:……………

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau (***):

1. Tên hàng: …………………………………..Tên khoa học: ..........................

Cơ sở sản xuất: ..................................................................................................

Mã số (nếu có): ...................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì: .................................................................................

3. Khối lượng tịnh:…………………………………..Khối lượng cả bì: ...........

4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr...): ...............................

5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ...........................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

6. Nước xuất khẩu: .............................................................................................

7. Cửa khẩu xuất: ................................................................................................

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ..........................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

9. Cửa khẩu nhập: ...............................................................................................

10. Phương tiện vận chuyển: ..............................................................................

11. Mục đích sử dụng: .......................................................................................

12. Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có): ...................................................

13. Địa điểm kiểm dịch: ....................................................................................

14. Thời gian kiểm dịch:.....................................................................................

15. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ..............................................

16. Nơi hàng đến: ...............................................................................................

Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).

Tổ chức cá nhân đăng ký

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ……………………………………………….. để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi……giờ ngày……tháng……năm……

Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch

Vào sổ số…………, ngày…tháng…năm…

…………………(*)…………………

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

(trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do: ...................................

............................................................................................................................

…………, ngày…tháng…năm…

Chi cục Hải quan cửa khẩu………………………

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

___________________

(*) Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

(**) Tên cơ quan Kiểm dịch;

(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.

Phụ lục Ia[19]

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HOÁ CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐĂNG KÝ

KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU (1)

Kính gửi:............................................................................................ (2)

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ........................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Số CMND/căn cước (đối với cá nhân):............, ngày cấp ............, nơi cấp ....................

Điện thoại:........................................Fax/E-mail:..............................................................

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP) lô hàng nhập khẩu sau: (3)

1. Tên, địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu:.........................................

2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:

...........................................................................................................................................

3. Thông tin chi tiết lô hàng:

TT

Tên mặt hàng

Tên khoa học

Nhóm sản phẩm

Tên và địa chỉ nhà sản xuất

(Mã số nếu có)

Phương thức kiểm tra

Số văn bản xác nhận phương thức kiểm tra(4)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

4. Số lượng và loại bao bì: ................................................................................................

5. Trọng lượng tịnh: ……..………….Trọng lượng cả bì ………….................................

6. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr.):……..…Số Bill………...........

7. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu: ....................................................

8. Xuất xứ hàng hóa: ........................................................................................................

9. Nước xuất khẩu: ...........................................................................................................

10. Thời gian nhập khẩu dự kiến: .....................................................................................

11. Cửa khẩu đi (cửa khẩu xuất):......................................................................................

12. Cửa khẩu đến (cửa khẩu nhập): .................................................................................

13. Thời gian kiểm tra: .....................................................................................................

14. Địa điểm kiểm tra: ......................................................................................................

15. Phương tiện vận chuyển: ...........................................................................................

16. Mục đích sử dụng: .....................................................................................................

17. Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (nếu có): ....................................................

18. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP cần cấp: ..................

19. Nơi hàng đến: .............................................................................................................

Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông/sử dụng sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và kiểm tra ATTP theo quy định(5).

Đại diện tổ chức, cá nhân đăng ký
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm

Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: .................................................................................... để làm thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP (đối với phương thức kiểm tra chặt) vào hồi…...giờ, ngày…...tháng…..năm......

Vào sổ số..........., ngày…..tháng…...năm......

Đại diện cơ quan kiểm tra(2)

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của Cơ quan Hải quan

(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)

Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:.................................... ............

..........., ngày …...tháng…..năm …….

Hải quan cửa khẩu.............................

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

___________________

(1) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt giấy khổ A4;

(2) Tên cơ quan kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm;

(3) Phải có đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;

(4) Là số thông báo của cơ quan có thẩm quyền thông báo mặt hàng được kiểm tra theo phương thức kiểm tra ATTP;

(5) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.

Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có dấu phải ghi rõ thông tin số CMND/căn cước

Phụ lục Ib[20]

Phụ lục II

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) (TÊN CƠ QUAN KDTV)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày …… tháng …… năm ……

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA

Số: ………/KDTV

Cấp cho: ............................................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Điện thoại: .........................................................................................................................

CĂN CỨ CẤP GIẤY:

□ Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số ……… ngày…/…/…;

□ Giấy đăng ký KDTV;    □ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;

□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;

□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;

□ Căn cứ khác: .......................................................................................................................................

CHỨNG NHẬN:

Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: .........................................................

Số lượng: .........................................................................................................................

Khối lượng: ………………………………(viết bằng chữ)...................................................

Phương tiện vận chuyển: ................................................................................................

Nơi đi: ..............................................................................................................................

Nơi đến: ...........................................................................................................................

□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam;

□ Phát hiện loài ………………….. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;

□ Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;

□ Lô vật thể trên được phép chở tới:………………………………………………………..

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:

□ Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;

□ Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam;

□ Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, □ .);

□ Điều kiện khác: ………………………………………………………………………………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.

Phụ lục IIa[21]

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN

KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34 /2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY CHỨNG NHẬN

KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ KIỂM TRA AN TOÀN THỰC PHẨM

HÀNG HÓA CÓ NGUỒN GỐC THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Số............../20………../GCNNK

1. Tên, địa chỉ, điện thoại của tổ chức, cá nhân nhập khẩu:............................................

2. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa:

.........................................................................................................................................

3. Tên, địa chỉ, điện thoại của thương nhân xuất khẩu:...................................................

4. Số tờ khai hải quan (nếu có): .......................................................................................

5. Nước xuất khẩu............................................................................................................

6. Tên, địa chỉ nhà sản xuất:.................................Mã số (nếu có)............................

7. Cửa khẩu đi (cửa khẩu xuất) : .....................................................................................

8. Cửa khẩu đến (cửa khẩu nhập): ...................................................................................

9. Thời gian kiểm tra: ......................................................................................................

10. Địa điểm kiểm tra: .....................................................................................................

11. Phương thức kiểm tra an toàn thực phẩm (ATTP): ...................................................

12. Thông tin chi tiết lô hàng:

TT

Tên mặt hàng

Tên khoa học

Nhóm sản phẩm

Số lượng/ trọng lượng

Phương tiện vận chuyển

Nơi đi

Nơi đến

CHỨNG NHẬN

□ Lô hàng trên đã được kiểm tra và chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ.

□ Lô hàng đã được kiểm tra và phát hiện loài ……………. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô hàng đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên.

□ Lô hàng trên đã được kiểm tra và phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô hàng đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại.

□ Lô hàng trên đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm (ATTP).

QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:

□ Lô hàng được phép sử dụng tại địa điểm quy định trên;

□ Báo ngay cho cơ quan kiểm dịch thực vật (KDTV)/bảo vệ thực vật (BVTV) nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng KDTV, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng...)

□ Điều kiện khác: ...................................................................................................

Giấy này được cấp căn cứ vào:

□ Giấy phép KDTV nhập khẩu số .............ngày ......./....../....................................

□ Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu;

□ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;

□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm KDTV;

□ Kết quả phân tích chỉ tiêu ATTP của tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (trường hợp kiểm tra chặt);

□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói của nước xuất khẩu;

□ Căn cứ khác: .......................................................................................................

Nơi nhận:
- Chủ hàng:……………..;
- Hải quan cửa khẩu: ……………….;
- Lưu hồ sơ kiểm tra.

Ngày.... tháng... năm...

Đại diện cơ quan kiểm tra

(Ký tên, đóng dấu)

___________________

Ghi chú: Nghiêm cấm chở hàng đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan kiểm dịch thực vật và kiểm tra ATTP.

Phụ lục III

MẪU GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN)
(TÊN CƠ QUAN KDTV)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………, ngày …… tháng …… năm ……

GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Số: ………/KDTV

Cấp cho: .............................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................

Tên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật: ........................................................

Số lượng: ………………………... (viết bằng chữ) ...........................................

Khối lượng: ……………………… (viết bằng chữ) ..........................................

............................................................................................................................

Địa điểm để hàng: ...............................................................................................

Ngày kiểm tra: ....................................................................................................

Kết quả kiểm dịch thực vật (KDTV): ................................................................

1. Vật thể nhập khẩu:

□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép bốc dỡ và vận chuyển đến …………………………; Trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, nếu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý theo quy định về KDTV;

□ Kiểm tra bên ngoài lô hàng, chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép vận chuyển đến ………………………….. Chủ vật thể phải báo ngay cho Chi cục KDTV vùng ………… để hoàn tất thủ tục KDTV;

2. Vật thể xuất khẩu:

□ Lô vật thể đã được kiểm dịch và đủ điều kiện xuất khẩu;

□ Được phép vận chuyển lên tàu.

Chủ vật thể phải nộp Giấy chứng nhận KDTV chính thức cho cơ quan Hải quan để thay thế cho Giấy tạm cấp này ngay sau khi được cơ quan KDTV cấp.

Có giá trị từ ngày         /         /         đến ngày         /         /           

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký tên, đóng dấu)

Phụ lục IV

MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT

XUẤT KHẨU HOẶC TÁI XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…………, ngày……tháng……năm……

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU/TÁI XUẤT KHẨU

Kính gửi: …………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:

Địa chỉ:

Điện thoại: ………………… Fax/E-mail:

Số Giấy CMND:                     Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..

Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng xuất khẩu sau:

1. Tên hàng: …………..…………. Tên khoa học: ............................................

Cơ sở sản xuất: ..................................................................................................

Mã số (nếu có): ...................................................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

2. Số lượng và loại bao bì: .................................................................................

3. Khối lượng tịnh: ………………………….. Khối lượng cả bì: .....................

4. Ký mã hiệu, số hợp đồng hoặc LC: ...............................................................

5. Phương tiện chuyên chở: ...............................................................................

6. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..........................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

7. Cửa khẩu xuất: ...............................................................................................

8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: .........................................................................

Địa chỉ: ...............................................................................................................

9. Cửa khẩu nhập: ..............................................................................................

10. Nước nhập khẩu:...........................................................................................

11. Mục đích sử dụng: .......................................................................................

12. Địa điểm kiểm dịch: ....................................................................................

13. Thời gian kiểm dịch:.....................................................................................

14. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có): ................................................

............................................................................................................................

Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; …………… bản sao ...............................................................................................................

Vào sổ số: ……………… ngày ……/……/……

Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

Tổ chức, cá nhân đăng ký

(Ký và ghi rõ họ tên)

Phụ lục V

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)

Phụ lục VI

MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT TÁI XUẤT KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)



[1] Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông  nghiệp  và  Phát  triển  nông  thôn  sửa  đổi,  bổ  sung  một  số  điều  của  Thông  tư  số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;

Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư  sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT- BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Thông tư số 03/2024/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật Chăn nuôi ngày 19 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT- BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

[2] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[3] Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT- BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[5] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[6] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[7] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[8] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[9] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[10] Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 34/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[11] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

[12] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[13] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[14] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[15] Các Điều 3, 4, 5 Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Bãi bỏ Điều 1 Thông tư số 30/2017/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và sửa đổi khoản 3 Điều 2 Thông tư số 18/2016/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2016 về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp

1. Trong thời gian chưa hoàn thiện xong phần mềm để thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện thủ tục hành chính có liên quan đến kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản qua Cơ chế một cửa Quốc gia trong thời hạn tối đa là 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi văn bản hết hiệu lực.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng, hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch thực vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày thực hiện đồng thời thủ tục kiểm dịch thực vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu trên Cơ chế một cửa Quốc gia thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật.

4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung”

Điều 3 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022 quy định như sau:

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2021.

Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Bảo vệ thực vật) để xem xét, giải quyết.”

Điều 2 Thông tư số 03/2024/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT- BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024 quy định như sau:

Điều 2. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

2. Quy định chuyển tiếp

a) Đối với các hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, thực hiện theo quy định của Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ;

b) Đối với các hồ sơ đề nghị miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Cục Bảo vệ thực vật tiếp tục thực hiện theo quy định pháp luật về chăn nuôi, thủy sản;

c) Đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu đã được Cục Bảo vệ thực vật ban hành văn bản xác nhận sản phẩm được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng thì tiếp tục được miễn giảm kiểm tra nhà nước về chất lượng theo thời hạn ghi trong văn bản xác nhận./.”

[16] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 2 Thông tư số 15/2021/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 quy định về trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 01 năm 2022.

[17] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

[18] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

[19] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

[20] Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 03/2024/TT- BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2024.

[21] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại Thông tư số 34/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng  11 năm 2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 19/VBHN-BNNPTNT

Hanoi, May 27, 2024

 

CIRCULAR

PROCEDURES FOR PLANT QUARANTINE FOR IMPORT, EXPORT, TRANSIT AND POST-IMPORT OF ARTICLES SUBJECT TO PLANT QUARANTINE

Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 of the Minister of Agriculture and Rural Development on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine, which comes into force from January 01, 2015 is amended by:

1. Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 01, 2019.

2. Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

3. Circular No. 03/2024/TT-BNNPTNT dated April 01, 2024 of the Minister of Agriculture and Rural Development on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from May 16, 2024.

Pursuant to the Law No. 41/2013/QH13 on Plant Protection and Quarantine;

Pursuant to the Government’s Decree No. 199/2013/ND-CP dated November 26, 2013 on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development of Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates Circular on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine. [1]

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope [2]

This Circular provides for:

1. Procedures for issuance of Phytosanitary Certificate for import/export/transit with regard to articles subject to plant quarantine; post-import plant quarantine.

2. Guidelines for plant quarantine and inspection of food safety of goods originating from plants with respect to import shipments (shipments of articles) that have to undergo both plant quarantine and state inspection of safety of imported foods (state inspection of imported foods).

3[3]. (Annulled)

Article 2. Regulated entities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 3. Definition of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. “Import" means an act of importing, temporarily importing, re-importing or transporting a shipment of articles to another border checkpoint and to a bonded warehouse.

2. “Export” means an act of exporting, temporarily exporting or re-exporting a shipment of articles.

3. ”Shipment of articles” means a definite amount of articles having the same conditions and immunity.

4. ”Plant quarantine bodies” include regional plant quarantine sub departments, plant quarantine stations at border checkpoints.

5.[4] “Phytosanitary inspection organization” means a plant quarantine body or a laboratory center for inspection of harmful organisms, controlled by the Plant Protection Department.

Article 4. General requirements for plant quarantine

1. Quickly conducting examination to exactly identify pests subject to plant quarantine or pests under control in Vietnam and alien pests that live on articles during their import, export, transit, and after their import.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Fees [5]

Article owners shall pay fees for plant quarantine and expenses for inspection of harmful organisms according to regulations of the law.

Chapter II

PROCEDURES FOR QUARANTINE OF IMPORTED PLANTS

Article 6. Application for quarantine of imported plants

1. An application form for plant quarantine (according to regulations in Appendix I enclosed herewith).

2.[6] A photocopy or electronic copy or authentic copy of the phytosanitary Certificate issued by the plant quarantine body of the exporting country.

If the article owner submits the photocopy or the electronic copy, the authentic copy shall be submitted before receipt of the phytosanitary Certificate of the imported, transited and domestically transported shipment of articles.

3.[7] An authentic copy or electronic copy or certified copy of License to conduct imported plant quarantine (in case the License is required).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.[8] Application for plant quarantine

The article owner shall submit 01 application for quarantine of imported plants to a plant quarantine body, whether in person or by post or through the National Single-Window System (online)”.

2. Receipt and inspection of the application

The plant quarantine body shall be responsible for receiving and inspecting the validity of the application according to the regulations. If the application is not satisfactory, the quarantine body shall request the article owner to amend and complete the application;

3.[9] Examination of articles

a) According to the result of inspection of the submitted application, the plant quarantine body shall decide the location and assign officials to carry out the immediate examination according to the following order:

Preliminary examination: Carrying out the external examination of the shipment of articles, packaging, means of transport; crevices, apertures and spots where harmful organisms can hide; collecting insects flying, crawling, or clinging outside the shipment;

Detailed examination: Carrying out the internal examination and taking samples of the shipment according to regulations of QCVN 01-141: 2013/BNNPTNT - National technical regulation on methods of sampling for plant quarantine; collecting articles that have harmful symptoms and organisms.

b) Inspection of harmful organisms

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Issuance of Phytosanitary Certificate

a) If the shipment is free from pests subject to plant quarantine or pests under control in Vietnam or alien pests, the plant quarantine body shall issue the Phytosanitary Certificate for import, transit and domestic transport (according to Appendix II enclosed herewith) within 24 hours from the beginning of the quarantine.

If the issuance duration exceeds 24 hours due to technical requirements or if the application for Phytosanitary Certificate is rejected, the quarantine body shall notify the article owner or provide explanation in writing.

b) If the shipment is infected with pests subject to plant quarantine, pests under control in Vietnam or alien pests, the plant quarantine body shall adopt suitable measures for handling according to regulations.

c) If the shipment is transported by a vessel whose hold is ≥ 3m in height and must be divided into parts for inspection, after inspection of each part, according to the result, the plant quarantine body shall issue the Temporary Phytosanitary Certificate to the amount of articles that have been inspected (according to the form in Appendix III enclosed herewith).

After receipt of the Temporary Phytosanitary Certificate, the shipment may be put into storage and may be only used for manufacture or trade when the Phytosanitary Certificate for import, transit and domestic transport is issued. According to the result of inspection of the whole shipment, the plant quarantine body shall issue the Phytosanitary Certificate for import, transit and domestic transport of such shipment.

Article 7a. Application and procedure for plant quarantine and inspection of food safety of goods originating from imported plant, and subject to both plant quarantine and state inspection of food safety[10]

1. An application for plant quarantine and inspection of food safety of goods originating from imported plant shall be prepared as prescribed in Clauses 2 and 3 Article 6 of this Circular and Clause 2 Article 18 of the Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of some Articles of the Law of Food Safety (hereinafter referred to as “the Decree No. 15/2018/ND-CP”).

Written registration of plant quarantine and inspection of food safety of goods originating from imported plant shall be prepared according to the form in the Appendix Ia hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Certificate of plant quarantine and inspection of food safety of goods originating from imported plant shall be issued according to the form in the Appendix IIa hereof with respect to shipments that are free from pests subject to plant quarantine or pests under control in Vietnam or alien pests and satisfy requirements for safety of imported foods.

Article 7b[11] . (Annulled)

Article 8. Notification of plant quarantine

1. Notification given to the exporting country

The Plant Protection Department shall notify the competent plant quarantine body of the exporting country of:

a) articles that are infected with pests subject to plant quarantine, pests under control in Vietnam or alien pests and plant quarantine methods to be adopted.

b) articles that have not been allowed to be imported into Vietnam;

c) articles without Phytosanitary Certificates issued by the competent agency of the exporting country;

d) articles against regulations on plant quarantine of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The plant quarantine body shall notify the article owner or other relevant organizations of:

a) Cases prescribed in point a Clause 1 of this Article;

b) Shipments that contain plant varieties or beneficial organisms.

Chapter III

PROCEDURES FOR QUARANTINE OF EXPORTED PLANTS

Article 9. Application for quarantine of exported plants

1. An application form for quarantine of exported or re-exported plants (using the form in Appendix IV enclosed herewith).

2.[12] An electronic copy or authentic copy of the Phytosanitary Certificate of the exporting country (with regard to the re-export).

Article 10. Procedures for quarantine of exported plants

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The article owner shall submit 01 application to the nearest plant quarantine body.

2. Receipt and inspection of the application

The plant quarantine body shall be responsible for receiving and inspecting the validity of the application according to regulations in Clause 2 Article 7 of this Circular.

3. Examination of articles

According to results of the inspection of the application, the plant quarantine body shall decide the quarantine location at the manufacturer, the export place, the domestic storage place or checkpoint of export and promptly appoint officials to examine the shipment.

The shipment of articles shall be examined according to regulations in Clause 3 Article 7 of this Circular.

4. Issuance of Phytosanitary Certificate

a) If the shipment of articles satisfies the plant quarantine requirements of the importing country, the plant quarantine body shall issue such shipment with the Phytosanitary Certificate (using the form in Appendix V enclosed herewith) or the Phytosanitary Certificate for re-export (using the form in Appendix VI enclosed herewith) within 24 hours from the beginning of quarantine.

If the issuance duration exceeds 24 hours due to the technical requirements, the plant quarantine body shall notify the article owner or provide explanation in writing which clearly states reasons for the article owner.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter IV

PROCEDURES FOR QUARANTINE OF PLANTS IN TRANSIT

Article 11. Application for quarantine of plants in transit

1. An application form for plant quarantine (according to regulations in Appendix I enclosed herewith).

2.[13] A photocopy or electronic copy or authentic copy of the phytosanitary Certificate issued by the exporting country.

If the article owner submits the photocopy or the electronic copy, the authentic copy shall be submitted before receipt of the phytosanitary Certificate of the imported, transited and domestically transported shipment of articles.

3.[14] An electronic copy or authentic copy or certified copy of License to conduct imported plant quarantine.

Article 12. Procedures for quarantine of plants in transit

1. Application for plant quarantine

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Receipt and inspection of the application

The plant quarantine body shall be responsible for receiving and inspecting the validity of the application according to regulations in Clause 2 Article 7 of this Circular.

3. Examination of articles

According to results of the inspection of the application, the plant quarantine body shall decide the location and assign officials to carry out the immediate examination according to the following order:

a) Preliminary examination

Examining the outside of the shipment of articles, packages, means of transport, apertures and crevices where pests may hide; collecting insects that fly, crawl or cling outside the shipment of articles.

b) Detailed examination

Examining the status of packages and the shipment; analyzing the collected samples of articles and harmful organisms.

If the package is not satisfactory, the article owner shall repack the shipment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) If the shipment of articles satisfies requirements for quarantine of plants in transit, the plant quarantine body shall issue such shipment with the Phytosanitary Certificate for import, transit and domestic transport within 24 hours from the beginning of the quarantine.

b) If the shipment contains articles that are infected with pests subject to plant quarantine, pests under control in Vietnam or alien pests, the plant quarantine body shall decide to apply suitable measures for handling in accordance with regulations.

Chapter V

POST-IMPORT QUARANTINE

Article 13. Articles subject to post-import quarantine.

1. Budwood, cultivar, graft and rootstock subject to plant quarantine for post-import according to pest risk analysis results.

2. Beneficial organisms

Article 14. Quantity of items subject to post-import quarantine

1. Budwood; bud, cultivar: 30-50 items.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Beneficial organisms: The quantity of beneficial organisms is specified in the pest risk analysis report.

Article 15. Contents of post-import quarantine

1. With regard to plant varieties:

Latent pests specified in the pest risk analysis report shall be examined.

2. With regard to beneficial organisms:

The purity and the adaptability to a particularly host of organisms in isolation areas serving multiplication shall be inspected.

With regard to beneficial insects and spiders, the criteria of level-2 parasitism shall be inspected.

Article 16. Procedures for post-import quarantine in isolation area.

1. Preliminary examination

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Examination of the shipment of articles

a) With regard to plant varieties

All of articles that are grown in the isolation area serving plant quarantine shall be examined. The isolation area shall meet the National Technical Regulation issued by the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Caring methods appropriate to different varieties of plant shall be applied to ensure their development and harmful organisms shall be facilitated so that they can quickly display their symptoms;

All the planted trees shall be examined both regularly and irregularly;

Samples of trees that display unusual signals, samples of harmful organisms and information on the symptoms shall be collected for assessment of pathogens in the laboratory.

b) With regard to beneficial organisms:

All items shall be examined to evaluate the purity;

The adaptability to a particular host shall be inspected and identified;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Result of post-import quarantine

After the monitoring period, the agency in charge of post-import quarantine shall report the examination result to the Plant Protection Department for consideration and decision.

Article 17. Monitoring duration

The duration of examination and monitoring of post-import quarantine is specified for each type of plant varieties and beneficial organisms as follows:

1. Bud, budwood, graft, rootstock: 1-2 years.

2. Cultivar (tree): 6-12 months.

3. Cultivar (bulb): 1 life cycle

4. Beneficial organisms: at least 1 generation.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Responsibilities of the Plant Protection Department

1.[16] Direct, provide guidance on and inspect the compliance with regulations in this Circular by plant quarantine bodies and phytosanitary inspection organizations.

2. Notify the exporting country in the cases prescribed in Clause 1 Article 8 of this Circular.

3. Disseminate regulations in this Circular to relevant organizations and individuals.

Article 18a[17] (Annulled)

Article 18b [18] (Annulled)

Article 19. Responsibilities of the Plant Quarantine Body

1. Receive, inspect the application, examine the shipment, issue the Phytosanitary Certificate and perform other plant quarantine activities as prescribed in this Circular.

2. Store, transfer, transport and destroy samples of articles or harmful organisms; draw up and store dossiers on plant quarantine according to applicable regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



This Circular comes into force from January 01, 2015.

This Circular replaces the Circular No. 65/2012/TT-BNNPTNT dated December 26, 2012 by the Minister of Agriculture and Rural development on procedures for issuance of Phytosanitary Certificate Forms No. 3, 7, 8, 9, 10, 11 of Appendix I enclosed with Circular No. 14/2012/TT-BNNPTNT dated March 27, 2012 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on guidance on plant quarantine documents shall be annulled.

Article 21. Implementation

The Director of Plant Protection Department, Heads of relevant offices/organizations and individuals shall be responsible for implementation of this Circular.

Any difficulties that arise during the implementation should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (Plant Protection Department) for consideration and settlement./.

 

CERTIFIED BY

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Hoang Trung

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“The Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

The Law on Fisheries dated November 21, 2017;

The Government’s Decree No. 15/2018/ND-CP dated February 02, 2018 on elaboration of some Articles of the Law on Food Safety;

The Government’s Decree No. 39/2017/ND-CP dated April 04, 2017 on management of feeds;

At the request of the Director of the Plant Protection Department, the General Director of the Directorate of Fisheries and the Director of the Department of Livestock Production;

The Minister of Agriculture and Rural Development hereby promulgates a Circular on amendments to some Articles of the Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture And Rural Development.”

Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development is promulgated pursuant to:

“The 2013 Law on Plant Protection and Quarantine;

“The Government’s Decree No. 15/2017/ND-CP dated February 17, 2017 on functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The Minister of Agriculture and Rural Development herein issues the Circular on amendments and supplements to several Articles of the Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine, and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine, of the Minister of Agriculture and Rural Development.”

Circular No. 03/2024/TT-BNNPTNT dated April 01, 2024 of the Minister of Agriculture and Rural Development on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development is promulgated pursuant to:

“The Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015; Law on amendments to some Articles of the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;

“The Law on Plant Protection and Quarantine dated November 25, 2013;

The Law on Fisheries dated November 21, 2017; 

The Law on Animal Husbandry dated November 19, 2018;

“The Government’s Decree No. 105/2022/ND-CP dated December 22, 2022 on functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

At the request of the Director of the Plant Protection Department;

The Minister of Agriculture and Rural Development promulgates Circular on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development.”

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[3] This Clause is annulled by Clause 1 Article 1 of Circular No. 03/2024/TT-BNNPTNT dated April 01, 2024 of the Minister of Agriculture and Rural Development on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from May 16, 2024.

[4] This Clause is added by Clause 1 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[5] This Article is amended by Clause 2 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[6] This Clause is amended by Clause 3 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[7] This Clause is amended by Clause 3 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[8] This Clause is amended by Clause 2 Article 1 of Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 01, 2019.

[9] This Clause is amended by Clause 4 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[10] This Article is added by Clause 3 Article 1 of Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 01, 2019.

[11] This Article is annulled by Clause 2 Article 1 of Circular No. 03/2024/TT-BNNPTNT dated April 01, 2024 of the Minister of Agriculture and Rural Development on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from May 16, 2024.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



[13] This Clause is amended by Clause 6 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[14] This Clause is amended by Clause 6 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[15] Articles 3, 4 and 5 of the Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 01, 2019 stipulate as follows:

“Article 3. Entry into force

1. This Circular comes into force from January 01, 2019.

2. Article 1 of the Circular No. 30/2017/TT-BNNPTNT dated December 29, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development shall be annulled.

Article 4. Transition clauses

1. While the software has not been completed to initiate procedures for both plant quarantine and inspection of quality of feeds originating from imported plants through the national single-window system, the Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Production shall continue to initiate administrative procedures related to state inspection of quality of feeds through the national single-window system within 06 months from the effective date of this Circular.

2. In the cases where written approval for adoption of policy on temporary exemption from inspection or temporary reduced inspection granted by the Directorate of Fisheries or the Department of Livestock Production is available before the date of initiation of procedures for both plant quarantine and inspection of quality of feeds originating from imported plants through the national single-window system, such regulations shall continue to be applied until the expiry date of such written approval.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. During the period on which a national technical regulation on feeds is not available, the bases for inspecting quality of feeds originating from imported plants are applied standards.

The Directorate of Fisheries and the Department of Livestock Production shall prepare and propose the promulgation of the national technical regulation on feeds as prescribed by law. Such regulation must come into force from January 01, 2020.

Article 5. Implementation

1. The Director of the Plant Protection Department, the General Director of the Directorate of Fisheries, the Director of the Department of Livestock Production and heads of relevant units, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular.

2. Any difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration and amendment./.

Article 3 of the Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022 stipulates as follows:

“Article 3. Entry into force

This Circular comes into force from January 21, 2021.

Any difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Agriculture and Rural Development (Plant Protection Department) for consideration and settlement./.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



“Article 2. Implementation

1. This Circular comes into force from May 16, 2024.

2. Grandfather clauses

a) If applications for plant quarantine and state inspection of quality of feeds originating from imported plants are submitted before the effective date of this Circular, regulations in the Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT shall be applied.

b) If applications for relief or exemption from state inspection of quality of feeds originating from imported plants are submitted before the effective date of this Circular, the Plant Protection Department shall continue to comply with regulations of law on fishery and animal husbandry

c) Regarding feeds originating from imported plants and issued with written certification of relief or exemption from state inspection of quality by the Plant Protection Department, they will continue to be relieved or exempted from state inspection of quality during the period specified in the written certification./.”

[16] This Clause is amended by Clause 7 Article 2 of Circular No. 15/2021/TT-BNNPTNT dated December 06, 2021 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 05/2015/TT-BNNPTNT dated February 12, 2015 on procedures for issuance of practicing certificates for treatment of articles subject to plant quarantine and Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 on procedures for plant quarantine for import, export, transit and post-import of articles subject to plant quarantine of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from January 21, 2022.

[17] This Article is annulled by Clause 3 Article 1 of Circular No. 03/2024/TT-BNNPTNT dated April 01, 2024 of the Minister of Agriculture and Rural Development on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from May 16, 2024.

[18] This Article is annulled by Clause 3 Article 1 of Circular No. 03/2024/TT-BNNPTNT dated April 01, 2024 of the Minister of Agriculture and Rural Development on annulment of some regulations in Circular No. 34/2018/TT-BNNPTNT dated November 16, 2018 of the Minister of Agriculture and Rural Development on amendments to some Articles of Circular No. 33/2014/TT-BNNPTNT dated October 30, 2014 and Circular No. 20/2017/TT-BNNPTNT dated November 10, 2017 of the Minister of Agriculture and Rural Development, which comes into force from May 16, 2024.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BNNPTNT ngày 27/05/2024 hợp nhất Thông tư Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


846

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.242.19
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!