Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1802/QĐ-UBND 2020 phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Phú Yên 2021 2025

Số hiệu: 1802/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên Người ký: Trần Hữu Thế
Ngày ban hành: 13/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đ
ộc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1802/QĐ-UBND

Phú Yên, ngày 13 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN NĂM 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định Chương trình khuyến nông tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2021-2025 (tại tờ trình số 01/TTr-HĐTĐ ngày 12/9/2020).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2021 - 2025 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi tiết kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT: Thẩm định, phê duyệt kế hoạch khuyến nông, dự toán kinh phí hàng năm và công bố theo quy định.

Điều 3. Chánh văn phòng UBND tinh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng tổ chức, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KT, HK.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Hữu Thế

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG TỈNH PHÚ YÊN GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh Phú Yên)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Sự cần thiết:

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, địa phương và các chương trình, dự án của các tổ chức phi Chính phủ nhiều hoạt động khuyến nông được triển khai đã tác động rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp thông qua các hình thức đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, tư vấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển, đã hình thành được một số vùng sản xuất tập trung ổn định, quy mô lớn; cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện của từng địa phương thích ứng với biến đổi khí hậu và thị trường tiêu thụ; các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giống mới được ứng dụng vào sản xuất ngày càng mạnh mẽ; phát triển được một số mô hình hợp tác, liên kết sản xuất có hiệu quả; đẩy mạnh cơ giới hoá để giảm chi phí, nâng cao thu nhập. Đạt được kết quả nêu trên là nhờ tổ chức khuyến nông thường xuyên bám sát địa bàn, không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, đổi mới phương thức chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và huy động được một số nguồn lực tham gia đầu tư hỗ trợ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác khuyến nông vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Các chương trình, dự án khuyến nông hàng năm triển khai đến các địa bàn nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung; việc xây dựng mô hình còn thiếu tính dài hạn, cứ phải xây dựng từng năm dẫn đến đôi khi không có tính liên tục; mô hình thực hiện đạt hiệu quả nhưng chưa nhân rộng được là do tập quản sản xuất của người dân, giá cả không ổn định, quy mô sản xuất chưa tập trung.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế trên thì cần thiết phải xây “Chương trình Khuyến nông tỉnh Phú Yên giai đoạn 2021-2025” nhằm góp phần thực hiện mục tiêu cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

2. Căn cứ xây dựng Chương trình:

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính vvic quy định quản lý, sdụng kinh phí sự nghiệp từ ngun ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

- Công văn số 727/KN-TCHC ngày 24/9/2018 của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 83/2018/NĐ-CP .

- Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương; nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường;

- Chương trình khuyến nông Trung ương do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành trong từng giai đoạn (theo Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025).

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH:

1. Mục tiêu chung:

- Đáp ứng được chủ trương, định hướng, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn và các sản phẩm hàng hóa trọng điểm, chủ lực của tỉnh theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tại Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 16/6/2015 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Phú Yên theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030;

- Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường thông qua các nội dung hình thức, phương thức hoạt động khuyến nông.

- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, làm thay đổi tập quán từ phương thức thủ công sang sản xuất bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất chất lượng, hiệu quả cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

- Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ngành nông, lâm, thủy sản với các hình thức tổ chức theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học, công nghệ kỹ thuật thích hợp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Việc xây dựng được những chương trình trên các lĩnh vực trồng trọt chăn nuôi và thủy sản để tạo điều kiện cho nông dân (tổ chức, cá nhân) học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, từ đó nhân rộng mô hình trong toàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ cập để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản... cho khoảng 14.000 lượt nông dân tham dự, tập huấn tại hiện trường cho 2.850 lượt nông dân, Tổ chức các Hội nghị, hội thảo cho 1.500 nông dân tại các địa phương trong tỉnh tham dự.

- Xây dựng 20 mô hình/năm nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản phù hợp với định hướng cơ cấu ngành nông nghiệp.

- Hiệu quả kinh tế của các mô hình tăng 10% so với sản xuất đại trà để nông dân học tập, làm theo.

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH:

1. Chương trình khuyến nông chăn nuôi có 05 mô hình/năm, gồm:

- Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo.

- Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm trong nông hộ.

- Mô hình chăn nuôi heo thịt.

- Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ máy thái cỏ.

- Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ máy ép viên thức ăn chăn nuôi.

2. Chương trình khuyến nông trồng trọt có 8 mô hình/năm, gồm:

- Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ công cụ gieo hạt.

- Mô hình sản xuất lúa chất lượng.

- Mô hình thâm canh sắn bền vững.

- Mô hình trồng thâm canh mía.

- Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ máy làm đất đa năng.

- Mô hình tưới nhỏ giọt quấn gốc cho cây ăn quả các loại.

- Mô hình tưới nhỏ giọt theo hàng cho cây ăn quả, cây công nghiệp các loại.

- Mô hình trồng rừng thâm canh keo lai vô tính (trồng rừng gỗ lớn).

3. Chương trình khuyến nông thủy sản có 7 mô hình/năm, gồm:

- Mô hình nuôi chình thương phẩm.

- Mô hình nuôi lươn thương phẩm.

- Mô hình nuôi cá mú (cá song) thương phẩm trong ao đất.

- Mô hình nuôi của biển thương phẩm.

- Mô hình nuôi tôm hùm xanh thương phẩm.

- Mô hình cơ giới hóa ứng dụng máy cho ăn trong nuôi tôm nước lợ.

- Mô hình ứng dụng máy chỉ báo dòng chảy trên tàu khai thác hải sản.

4. Chương trình tập huấn, đào tạo, thông tin tuyên truyền:

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ cập để chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong các lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản... cho khoảng 14.000 lượt nông dân tham dự.

- Tổ chức các lớp tập huấn hiện trường cho 2.850 lượt người tham dự.

- Tổ chức các chuyến đi học tập ngoài tỉnh 05 chuyến.

- Tổ chức các Hội nghị, hội thảo chuyên đề nông nghiệp cho nông dân tại các địa phương trong tỉnh cho 1.500 người tham dự.

- Các chuyên mục tuyên truyền trên báo, đài: Hợp đồng với các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện xây dựng chuyên mục “Bạn Nhà Nông”; xây dựng chuyên mục “Phát thanh khuyến nông”; xây dựng chuyên mục “Khuyến nông” trên báo viết

- Xây dựng trang thông tin điện tử Khuyến nông tại địa chỉ www.khuyennongpy.org.vn

IV. NHU CẦU KINH PHÍ:

1. Tổng nhu cầu kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện chương trình:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung chương trình

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng kinh phí

1

Chương trình khuyến nông chăn nuôi, trồng trọt

1.375

2.100

2.490

2.225

2.260

10.450

2

Chương trình khuyến nông thủy sản

1.040

1.040

1.040

1.040

1.040

5.200

3

Chương trình khuyến nông huấn luyện, đào tạo và thông tin, tuyên truyền

798

1.040

1.242

1.361

1.504

5.945

Tổng cộng

3.213

4.180

4.772

4.626

4.804

21.595

Chi tiết theo các bảng 1, 2, 3 kèm theo.

2. Kinh phí cho các mô hình chuyển tiếp:

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung chương trình

Năm 2021

Năm 2022

Tng kinh phí

1

Các mô hình khuyến nông

95

60

155

2

Các mô hình khuyến ngư

153

54

207

Tng cộng

248

114

362

V. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Giải pháp:

a) Đẩy mạnh việc tổ chức các hình thức liên kết sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ sản phẩm, đây là một trong các giải pháp then chốt để phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trong thời gian tới.

b) Tập trung Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp; áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở một số lĩnh vực sản xuất có đủ điều kiện để giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người sản xuất phù hợp với định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh.

c) Tổ chức tốt việc cập nhật, vận hành các trang thông tin điện tử của các cơ quan đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT, xây dựng các chuyên mục trên báo, đài... góp phần định hướng phát triển thị trường phục vụ sản xuất, chế biến tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực và cung cấp cho người dân các thông tin liên quan lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.

d) Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả của hoạt động công tác khuyến nông.

e) Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp.

g) Huy động tối đa các nguồn lực của tổ chức, cá nhân tham gia vào chương trình và tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông.

2. Tổ chức thực hiện:

a) SNông nghiệp và PTNT:

- Chủ trì, phối hợp các sở, ban ngành, địa phương chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện chương trình; định kỳ hàng năm và cuối chương trình tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh về hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh và làm cơ sở để đề xuất Chương trình khuyến nông cho giai đoạn mới.

- Lồng ghép các chương trình, dự án vào định hướng phát triển của ngành, chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; gắn với xây dựng nông thôn mới để thực hiện có hiệu quả Chương trình.

- Phương thức thực hiện: Xây dựng, trình duyệt trước ngày 30 tháng 9 (hàng năm) và triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông hàng năm trên cơ sở Chương trình khuyến nông đã phê duyệt và quyết toán theo đúng quy định.

- Tổ chức thẩm định nội dung, dự toán kinh phí và phê duyệt kế hoạch khuyến nông trước ngày 30 tháng 11 và công bố theo quy định; chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện kế hoạch khuyến nông, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu quyết toán theo đúng quy định hiện hành.

Trong quá trình thực hiện, căn cứ chủ trương, định hướng phát triển và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường tham mưu UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh chương trình này cho phù hợp.

b) Các sở, ngành liên quan:

- Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ vào chương trình khuyến nông được UBND tỉnh phê duyệt giai đoạn 2021-2025, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán ngân sách để đơn vị thực hiện theo quy định.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư: Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn nhằm xã hội hóa và phát huy, nhân rộng hiệu quả các mô hình khuyến nông.

- Sở Khoa học và Công nghệ: Tham mưu ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cho nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; đề xuất các giải pháp khoa học và công nghệ tiên tiến để thực hiện Chương trình này có hiệu quả.

- Sở Công Thương: Hỗ trợ xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá các sản phẩm nông sản, thủy sản chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia thực hiện chuỗi giá trị tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh.

- Các tổ chức, Đoàn thể tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để tuyên truyền các thành viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tổ chức các phong trào thi đua, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ trong các mô hình nâng cao giá trị sản phẩm nông sản.

- Cơ quan thông tin tuyên truyền phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT để tuyên truyền các hoạt động khuyến nông.

- Các sở ban, ngành liên quan: Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nội dung của Chương trình.

c) UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai thực hiện các hoạt động của Chương trình.

- Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp; sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu được phân bổ để phối hợp thực hiện Chương trình này.

Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện các hoạt động khuyến nông của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh.

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG CHĂN NUÔI, TRỒNG TRỌT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh Phú Yên)

Bảng 1

STT

Tên chương trình

Mục tiêu tổng quát

Địa điểm triển khai

Các mô hình triển khai

Kết quả dự kiến đạt được

Kinh phí thực hiện (triệu đồng)

Tng cộng (tr đồng)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Chương trình Khuyến nông chăn nuôi

- Thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho nông hộ.

- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa, làm thay đổi tập quán từ phương thức thủ công sang sản xuất bằng máy

- Góp phần thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi theo Quyết định số 257/QĐ- SNN ngày 29/4/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT

Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo

- Quy mô dự kiến: 350- 500 con

- Khả năng tăng khối lượng cơ thể ≥ 700g/con/ngày (tăng trọng ≥ 63kg/90 ngày)

200

200

200

 

 

600

Mô hình chăn nuôi gà thịt an toàn thực phẩm trong nông hộ

- Quy mô dự kiến: 40.000- 50.000 con

- Tỷ lệ nuôi sống đến xuất chuồng ≥ 93%.

- Khối lượng xuất chuồng (gà lông màu) ≥ 1,6 kg/12 tuần tuổi.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng (gà lông màu)≤2,8kg

470

470

470

470

470

2.350

Mô hình chăn nuôi heo thịt an toàn thực phẩm trong nông hộ

- Quy mô dự kiến: 400-600 con

- Khối lượng heo thương phẩm ≥ 20 kg

- Khả năng tăng khối lượng cơ thể heo ngoại ≥ 700gam/con/ngày.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KLCT heo ngoại ≤ 2,8 kg.

 

420

420

420

420

1.680

Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ máy thái cỏ

- Quy mô dự kiến: 75-90 máy

- Công suất thái: 200-250 kg/giờ; tiết kiệm được công lao động so với lao động thủ công. Máy vận hành tốt, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật.

55

55

55

 

 

165

Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ máy ép viên thức ăn chăn nuôi

- Quy mô dự kiến: 24-30 máy

- Công suất ép viên: 100- 150 kg/giờ; tiết kiệm được công lao động so với lao động thủ công. Máy vận hành tốt, đảm bảo các tiêu chí kỹ thuật.

45

45

45

 

 

135

2

Chương trình Khuyến nông trồng trọt

- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp. Thay đổi tập quán canh tác thủ công sang sản xuất bằng máy, thiết bị tiên tiến, hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.

- Góp phần thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt theo hướng gia tăng giá trị và sản xuất bền vững gắn với xây dựng NTM theo QĐ số 247/QĐ-SNN ngày 19/4/2016 của Sở Nông nghiệp và PTNT

Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Mô hình cơ giới hóa hỗ trợ công cụ gieo hạt

- Quy mô dự kiến: 100 - 125 cái

- Năng suất: 1300(m2/giờ), tiết kiệm công lao động cho bà con nông dân

70

90

70

80

90

400

Mô hình sản xuất lúa chất lượng

- Quy mô dkiến: 100-150ha

- Năng suất lúa mô hình đạt trên 60 tạ/ha.

140

180

150

200

160

830

Mô hình thâm canh sắn bền vững

- Quy mô dự kiến: Khoảng 50ha

- Năng suất bình quân toàn mô hình >30 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất >15% so với đại trà

120

120

120

120

120

600

Mô hình trồng thâm canh mía

- Quy mô dự kiến: Khoảng 5 5 ha

- Năng suất bình quân toàn mô hình >80 tấn/ha. Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất >15% so với đại trà

-

160

160

245

320

885

Mô hình hỗ trợ máy làm đất đa năng

- Quy mô dự kiến: 25-30 máy

- Động cơ dầu 4 thì, một xi lanh, làm mát bằng gió. Công suất động cơ: 6-7HP. Truyền lực trực tiếp bằng bánh răng. Khả năng làm việc: Khoảng 1.500m2 đến 2000 m2/giờ, tiêu hao nhiên liệu 1 lít dầu/2.000m2.

110

110

110

 

 

330

Mô hình tưới nhỏ giọt quấn gốc cho cây ăn quả các loại

- Quy mô dự kiến: Khoảng 16 bộ thiết bị tưới/16ha; Lưu lượng tưới 30 lít/cây/giờ, tiết kiệm 30- 40% lượng nước tưới. Bón phân định kỳ cùng hệ thống tưới.

80

80

160

160

160

640

Mô hình tưới nh

- Quy mô dự kiến: Khoảng 26 bộ thiết bị tưới/26ha:

 

 

 

 

 

 

giọt theo hàng cho cây ăn quả, cây công nghiệp các loại

Lưu lượng tưới 30- 50m3/giờ. Bón phân định kỳ cùng hệ thống tưới.

85

170

170

340

340

1.105

Mô hình trồng rừng thâm canh keo lai vô tính (trồng rừng gỗ lớn)

- Quy mô dự kiến: 50-70 ha

- Tỷ lệ cây sống sau khi trồng dặm đạt > 85%

 

 

360

190

180

730

Tổng cộng

1.375

2.100

2.490

2.225

2.260

10.450

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh Phú Yên)

Bảng 2

STT

Tên chương trình

Mục tiêu tổng quát

Địa điểm triển khai

Các mô hình triển khai

Kết quả dự kiến đạt được

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Tng cộng (trồng)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Chương trình Khuyến nông nuôi thủy sản nước ngọt

- Phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt tại Phú Yên

- Tạo công ăn việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi và diện tích ao hồ sẵn có tại hộ gia đình

- Từng bước xây dựng chuỗi liên kết sản xuất

Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

Nuôi chình thương phẩm trong bể

- Quy mô dự kiến: 516 m2

- Xây dựng mô hình nuôi chình thương phẩm trong bể đạt tỷ lệ sống 70%, cỡ thu hoạch 0,8kg/con, năng suất 8kg/m2 trở lên.

100

100

100

100

100

500

Nuôi lươn thương phẩm

- Quy mô dự kiến: 1.100 m2

- Xây dng mô hình nuôi lươn thương phẩm trong bể đạt tỷ lệ sống 60%, cỡ thu hoạch 03kg/con, năng suất 10kg/m2 trở lên

200

200

200

200

200

1.000

2

Chương trình Khuyến nông Nuôi thủy sản nước lợ, mặn

- Góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân.

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi.

- Nâng cao nhận thức người nuôi trong việc bảo vệ môi trường, hạn chế ô nhiễm hữu cơ do hoạt động NTTS.

Các huyện, thị xã, thành phố ven biển

Nuôi cá mú (cá song) thương phẩm trong ao đất

- Quy mô dự kiến: 2,5 ha

- Xây dựng mô hình nuôi cá mú thương phẩm trong ao đất, tỷ lệ sống đạt ≥65%, cỡ thu hoạch ≥1 kg/con, năng suất đạt ≥ 8 tấn/ha

170

170

170

170

170

850

Nuôi cua biển thương phẩm

- Quy mô dự kiến: 10ha.

- Xây dựng mô hình nuôi cua biển thương phẩm, tỷ lệ sống ≥50%, cỡ thu hoạch ≥03kg/con, năng suất đạt ≥ 1,5tấn ha

150

150

150

150

150

750

Nuôi tôm hùm xanh thương phẩm

- Quy mô dự kiến: 270m3

- Xây dựng thành công mô hình nuôi tôm hùm xanh thương phẩm, tỷ lệ sống đạt ≥ 85%, cỡ thu hoạch ≥0,4 kg/con, năng suất đạt ≥5kg/m3

100

100

100

100

100

500

Ứng dụng máy cho ăn trong nuôi tôm nước lợ

- Quy mô dự kiến: 235 máy

- Xây dựng mô hình cơ giới hóa ứng dụng máy cho ăn trong nuôi tôm nước lợ

100

100

100

100

100

500

3

Chương trình Khuyến nông Khai thác hải sản

- Nâng cao sản lượng khai thác hải sản; Nâng cao thu nhập cho người lao động; Đảm bảo an toàn cho tàu cá và ngư lưới cụ.

Các huyện, TX, TP ven biển

Ứng dụng máy chỉ báo dòng chảy trên tàu khai thác hải sản.

- Quy mô dự kiến; 5 máy/5 tàu

Nâng cao sản lượng khai thác từ 10-15% so với khi chưa lắp, nâng cao thu nhập cho người lao động ít nhất 10%

220

220

220

220

220

1.100

Tổng cộng

1.040

1.040

1.040

1.040

1.040

5.200

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG HUẤN LUYỆN, ĐÀO TẠO, THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 của UBND tỉnh Phú Yên)

Bảng 3

STT

Tên chương trình

Mục tiêu tổng quát

Địa điểm triển khai

Các mô hình triển khai

Kết quả dự kiến đạt được

Kinh phí dự kiến (triệu đồng)

Tng cộng (trồng)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

1

Chương trình tập huấn phổ cập

Chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản

Các xã/ phường trên địa bàn tỉnh

- Tổ chức các lớp tập huấn phổ cập nông nghiệp

Tập huấn phổ cập cho 14.000 lượt nông dân.

Cụ thể năm 2021: 2240 lượt người; năm 2022: 2520 lượt người; năm 2023:2800 lượt người; năm 2024: 3080 lượt người; năm 2025: 3360 lượt người.

150

170

190

210

230

950

2

Tập huấn tại hiện trường

Chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản... qua các lớp tập huấn ngay tại hiện trường

Các xã/phường trên địa bàn tỉnh

Tổ chức các lớp tập huấn ngay tại hiện trường

Tập huấn ngay tại hiện trường cho 2.850 lượt nông dân. Cụ thể:

Năm 2021: 360 lượt người, năm 2022: 510 lượt người, năm 2023: 600 lượt người, năm 2024: 660 lượt người năm 2025: 720 lượt người

257

385

463

509

560

2.174

 

Tổ chức học tập ngoài tỉnh

Chương trình học tập các mô hình sản xuất tiên tiến dành cho cán bộ làm công tác khuyến nông có điều kiện học tập và tiếp thu những tiến bộ mới trong sản xuất tại các địa phương đến học tập

 

Tổ chức các chuyến đi học tập ngoài tỉnh hằng năm

Tổ chức đi học tập ngoài tỉnh với số lượng 5 chuyến (01 năm/chuyến)

77

85

94

102

112

470

4

Hội nghị, hội thảo chuyên đề nông nghiệp cho nông dân

Tổ chức các Hội nghị, hội thảo chuyên đề nông nghiệp về các lĩnh vực, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp... cho nông dân tại các địa phương trong tỉnh

 

Tổ chức các cuộc Hội nghị hội thảo chuyên đề nông nghiệp cho nông dân tại các địa phương trong tỉnh

Tổ chức các Hội nghị, hội thảo....cho 1.500 nông dân tại các địa phương trong tỉnh. Cụ thể năm 2021: 260 người; năm 2022: 280 người; năm 2023: 300 người; năm 2024: 315 người; năm 2025: 345 người.

79

85

90

99

110

463

5

Các chuyên mục tuyên truyền trên báo, đài

Nhằm định hướng thông tin chính sách pháp luật về nông nghiệp; cung cấp và phổ biến những kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh tế cho nông dân trong tỉnh; thông tin giá cả thị trường nông sản, hàng hóa; giới thiệu mô hình, sản xuất, kinh doanh giỏi người tốt, việc tốt; giới thiệu các sản phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

- Xây dựng chuyên mục “Bạn Nhà Nông” phát trên sóng truyền hình Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Xây dựng chuyên mục “Phát thanh khuyến nông” phát trên sóng phát thanh Đài Phát thanh và TH tỉnh

- Xây dựng chuyên mục “Khuyến nông” trên báo viết báo Phú Yên

Hợp đồng với các cơ quan thông tin đại chúng để thực hiện:

- Xây dựng chuyên mục “Bạn Nhà Nông”.

- Xây dựng chuyên mục: “Phát thanh khuyến nông”

- Xây dựng chuyên mục: “Khuyến nông” trên báo viết

200

270

350

350

380

1.550

6

Trang thông tin điện tử Khuyến nông Phú Yên

Nhằm định hướng thông tin, chính sách pháp luật về nông nghiệp; cung cấp và phổ biến những kiến thức khoa học, kỹ thuật, kinh tế cho nông dân trong tỉnh; thông tin giá cả thị trường nông sản hàng hóa; giới thiệu mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, người tốt việc tốt; giới thiệu các sản phẩm mới phục vụ sản xuất nông nghiệp

Các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn, tỉnh

- Xây dựng trang thông tin điện tử Khuyến nông

Xây dựng và vận hành trang web (5 năm)

35

45

55

91

112

338

Tổng cộng

798

1.040

1.242

1.361

1.304

5.945

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1802/QĐ-UBND ngày 13/10/2020 phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Phú Yên giai đoạn năm 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.328

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.58.158
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!