ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
25/KH-UBND
|
Quảng
Ngãi, ngày 13 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 06/QĐ-TTG NGÀY 03/01/2019 CỦA THỦ TƯỚNG
CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN, TRÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN XÃ, PHƯỜNG,
THỊ TRẤN PHÙ HỢP VỚI TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg
ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự
đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em (sau đây gọi tắt
là Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ), UBND tỉnh
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Nhằm xây dựng môi trường sống an
toàn, lành mạnh, thân thiện với trẻ em; đảm bảo tất cả trẻ em đều được hưởng
các quyền theo quy định của Luật Trẻ em, có cơ hội phát triển toàn diện về thể
chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội; phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ gây tổn
hại trẻ em, ngăn ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, bạo
lực.
b) Tạo sự chuyển biến tích cực trong
công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên toàn tỉnh. Đảm bảo trẻ em được
tiếp cận các dịch vụ về vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dinh dưỡng,
chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ em, phúc lợi xã hội. Xã, phường, thị trấn được
công nhận đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em là một trong
những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
2. Yêu cầu
Việc công nhận xã, phường, thị trấn đạt
tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em phải được đánh giá đúng theo
các tiêu chí quy định tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường,
thị trấn phù hợp với trẻ em và phải đảm bảo tính công bằng, dân chủ, công khai
và hoàn thành các nội dung Kế hoạch đề ra.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Đối với cấp tỉnh
a) Năm 2020, chỉ đạo UBND các huyện,
thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công
nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Hướng
dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kịp thời, đầy đủ
theo 13 tiêu chí theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng
Chính phủ.
b) Hàng năm rà soát, tiếp tục chỉ đạo
các huyện, thành phố có giải pháp khắc phục hạn chế về vấn đề trẻ em bị xâm hại
tình dục; trẻ em bị tai nạn thương tích, đuối nước và nghiện ma túy.
c) Tổ chức kiểm tra, đánh giá và báo
cáo kết quả việc thẩm định thực hiện đối với các huyện, thành phố và tổ chức kiểm
tra tại một số xã, phường, thị trấn theo chu kỳ đánh giá, chu kỳ đầu tiên kiểm
tra vào năm 2022, các chu kỳ tiếp theo kiểm tra vào năm 2024, 2026...
2. UBND các huyện, thành phố
a) Năm 2020, chỉ đạo các xã, phường,
thị trấn triển khai Kế hoạch thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019
của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công
nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em trên địa bàn tỉnh.
b) Hàng năm, hướng dẫn việc thu thập,
đánh giá các tiêu chí; quy định chi tiết về trình tự, thủ tục công nhận xã, phường,
thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
c) Theo chu kỳ đánh giá Hội đồng thẩm
định cấp huyện thẩm định hồ sơ xét công nhận xã, phường, thị trấn giữ vững xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em và đề nghị công nhận mới
theo Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp
với trẻ em và tổ chức kiểm tra điểm tại một số xã, phường, thị trấn.
d) Hàng năm, chỉ đạo các xã, phường,
thị trấn bố trí nguồn lực thực hiện quyền trẻ em như nguồn nhân lực, kinh phí từ
ngân sách nhà nước và vận động xã hội chăm lo cho trẻ em tại địa phương. Tiếp tục
chỉ đạo thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em theo đúng quy định pháp luật.
Triển khai có hiệu quả giải pháp phòng, chống đuối nước, bạo lực, xâm hại trẻ
em; kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ
em; kiên quyết xử lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân bao che, không tố cáo, không
xử lý hoặc xử lý không nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; ngăn ngừa trẻ
em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma túy. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ
năng bảo vệ trẻ em cho phụ huynh, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người dân
và bản thân trẻ em để phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại
tình dục trẻ em.
đ) Tiếp tục chỉ đạo các địa phương thực
hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; thường xuyên rà soát,
kiểm tra, phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời những nơi nguy hiểm thường
xảy ra tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông đối với trẻ em.
e) Chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ
cho trẻ em đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; thực hiện tiêm chủng
đầy đủ các loại vắc xin thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trẻ em dưới 01 tuổi;
có các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng
thể nhẹ cân, thể thấp còi và trẻ em được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần
trong năm. Thực hiện công tác huy động trẻ em đến trường, lớp mầm non; thường
xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các trường mầm non,
trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ trên địa bàn cấp huyện.
g) Chỉ đạo rà soát tình hình triển
khai thực hiện Kế hoạch số 1163/KH-UBND ngày 17/03/2016 của UBND tỉnh triển
khai Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ
em giai đoạn 2016 - 2020 của tỉnh. Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí,
văn hóa, thể dục, thể thao dành cho trẻ em. Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ em
và người dân về việc thực hiện quyền trẻ em.
3. UBND các xã, phường, thị trấn
a) Năm 2020, xây dựng và triển khai kế
hoạch thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn
phù hợp với trẻ em.
b) Theo chu kỳ đánh giá 2022, 2024,
2026,... (được thực hiện vào tháng 11 năm thứ 2 và tháng 11 năm thứ 4 của Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm); rà soát thành lập, kiện toàn Hội
đồng đánh giá tình hình thực hiện 13 tiêu chí đối chiếu quy định tại Quyết định
số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ; thẩm định các tiêu chí, lập
hồ sơ (theo mẫu hướng dẫn tại Quyết định 06/QĐ-TTg) báo cáo UBND cấp huyện xét
công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Định kỳ báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
c) Bố trí nguồn lực thực hiện quyền
trẻ em như nguồn nhân lực, kinh phí từ ngân sách nhà nước và vận động xã hội
chăm lo cho trẻ em tại địa phương. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đăng ký khai sinh
cho trẻ em theo đúng quy định pháp luật. Triển khai có hiệu quả giải pháp
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý
nghiêm các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; kiên quyết xử lý các cơ quan, tổ chức,
cá nhân bao che, không tố cáo, không xử lý hoặc xử lý không nghiêm các hành vi
bạo lực, xâm hại trẻ em; ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật; trẻ em nghiện ma
túy. Thăm, tặng quà, trao học bổng, đỡ đầu, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại,
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tăng cường
giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em cho phụ huynh, giáo viên, người chăm
sóc trẻ em, người dân và bản thân trẻ em để phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em,
đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
d) Tiếp tục thực hiện công tác phòng,
chống tai nạn, thương tích trẻ em; thường xuyên rà soát, kiểm tra, phát hiện và
có các biện pháp khắc phục kịp thời những nơi nguy hiểm thường xảy ra tai nạn
đuối nước, tai nạn giao thông cho trẻ em.
đ) Can thiệp, kết nối các dịch vụ hỗ
trợ cho trẻ em đặc biệt; chỉ đạo thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng trẻ em dưới 01 tuổi; có các giải pháp nhằm
giảm thiểu tình trạng trẻ em dưới 05 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp
còi và trẻ em được khám sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong năm. Thực hiện
công tác huy động trẻ em đến trường, lớp mầm non; thường xuyên kiểm tra việc chấp
hành quy định của pháp luật tại các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ,
nhóm trẻ trên địa bàn cấp xã.
e) Tiếp tục triển khai thực hiện
chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Tổ chức
các hoạt động vui chơi, giải trí, văn hóa, thể dục, thể thao dành cho trẻ em.
Đánh giá mức độ hài lòng của trẻ em và người dân về việc thực hiện quyền trẻ
em.
III. KINH PHÍ
1. Kinh phí hoạt động thu thập thông
tin, đánh giá, xét duyệt, công nhận, kiểm tra và khen thưởng xã, phường, thị trấn
phù hợp với trẻ em được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng
năm của địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước.
2. Kinh phí thu thập thông tin, kiểm
tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự
toán chi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm của Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
3. Kinh phí tài trợ hợp pháp của các
tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Chế độ báo cáo
a) Trước ngày 30 tháng 11 hàng năm
đánh giá (kỳ đánh giá), UBND cấp huyện tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch
này báo cáo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
b) Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
2. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp cơ quan, tổ chức
liên quan hướng dẫn, truyền thông việc thực hiện Kế hoạch này; tổ chức hướng dẫn,
tập huấn việc thu thập, đánh giá các tiêu chí và thực hiện việc công nhận xã,
phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo
quy định; kiểm tra, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch này báo cáo
UBND tỉnh theo quy định.
- Hướng dẫn đánh giá tiêu chí theo
lĩnh vực của ngành như tiêu chí 1, 6, 11, 13 và thực hiện các nhiệm vụ liên
quan tại Khoản 1, Mục II của Kế hoạch này theo 13 tiêu chí. Định kỳ tổng hợp kết
quả thực hiện báo cáo UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
b) Sở Tài chính: Hướng dẫn, phân bổ
kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; phối hợp
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí
theo đúng quy định.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối
hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, hướng dẫn đưa chỉ tiêu về tỷ
lệ xã, phường, thị trấn đạt tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em
vào chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định và
thực hiện các nhiệm vụ liên quan tại Khoản 1, Mục II của Kế hoạch này theo 13
tiêu chí.
d) Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan hướng dẫn đánh giá tiêu
chí theo lĩnh vực của ngành như việc thu thập, đánh giá tiêu chí 5, 7, 8, 9; chỉ
đạo, hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về phòng ngừa, ngăn chặn các bệnh dịch lây
lan, tăng cường công tác khám chữa bệnh cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em suy dinh
dưỡng, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em nghiện ma túy, trẻ
em bị tai nạn thương tích; triển khai các hoạt động tập huấn về phòng, chống
tai nạn thương tích, cứu đuối, cứu nạn, phòng tránh rủi ro cho trẻ em và cộng đồng.
Phối hợp kiểm tra, đánh giá việc triển khai các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ
trách và thực hiện các nhiệm vụ liên quan tại Khoản 1, Mục II của Kế hoạch này
theo 13 tiêu chí.
đ) Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan hướng dẫn đánh giá
tiêu chí theo lĩnh vực của ngành như việc thu thập, đánh giá các tiêu chí 3, 4;
phối hợp các sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các huyện,
thành phố tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm đối với
tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, bạo lực, ngược đãi trẻ em và người chưa thành
niên vi phạm pháp luật. Phối hợp kiểm tra, đánh giá việc triển khai các tiêu
chí thuộc lĩnh vực phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ liên quan tại Khoản 1, Mục
II của Kế hoạch này theo 13 tiêu chí. Thường xuyên kiểm tra, xử lý các trường hợp
vi phạm các quy định về giao thông đường bộ, đường thủy, phòng cháy chữa cháy
nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng trẻ em bị tai nạn giao thông, đuối nước, tai
nạn thương tích.
e) Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan hướng dẫn đánh giá
tiêu chí theo lĩnh vực của ngành như việc thu thập, đánh giá tiêu chí 2; phối hợp
các sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt
công tác tuyên truyền pháp luật; trợ giúp pháp lý cho gia đình và trẻ em. Phối
hợp kiểm tra, đánh giá việc triển khai các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác trợ giúp pháp lý,
công tác đăng ký khai sinh đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức tư pháp
- hộ tịch thuộc UBND cấp xã đảm bảo trẻ em được đăng ký khai sinh đúng hạn. Phối
hợp các cơ quan liên quan, các địa phương tuyên truyền phổ biến pháp luật và thực
hiện mô hình liên thông thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường
trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em.
g) Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì,
phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan hướng dẫn
đánh giá tiêu chí theo lĩnh vực của ngành như việc thu thập, đánh giá tiêu chí
10; chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về thực hiện
quyền tham gia của trẻ em cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục. Phối
hợp kiểm tra, đánh giá việc triển khai các tiêu chí thuộc lĩnh vực phụ trách.
Giáo dục trẻ em kỹ năng thực hiện quyền tham gia, kỹ năng phòng tránh các nguy
cơ bị xâm hại, bạo lực, tránh các tệ nạn xã hội, phòng ngừa tai nạn thương
tích; kỹ năng tham gia giao thông an toàn, sơ cứu người bị tai nạn, thương
tích.
h) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
Chủ trì, phối hợp Tỉnh Đoàn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành
liên quan hướng dẫn đánh giá tiêu chí theo lĩnh vực của ngành như việc thu thập,
đánh giá tiêu chí 12; phối hợp kiểm tra, đánh giá việc triển khai các tiêu chí
thuộc lĩnh vực phụ trách. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tăng cường sử dụng thư viện,
bảo tàng, trung tâm văn hóa thể thao - học tập cộng đồng, nhà văn hóa ấp, khu
phố, rạp chiếu phim, câu lạc bộ, cơ sở thể dục thể thao, điểm vui chơi giải
trí, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ trẻ em trong dịp
hè; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đọc sách, thi kể chuyện hè, vui
chơi, giải trí, tham quan, thể thao phù hợp với trẻ em. Kiểm tra, xử lý các trường
hợp vi phạm trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch liên quan đến
trẻ em thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Phối hợp tổ chức lớp
tập huấn hướng dẫn phổ cập bơi và phương pháp cứu đuối nước, các lớp dạy bơi phổ
cập cho trẻ em; xây dựng văn bản hướng dẫn đề nghị các ngành, địa phương, các hồ
bơi, khu vui chơi dưới nước có hình thức miễn, giảm giá vé cho đối tượng thiếu
niên, nhi đồng đến sinh hoạt.
i) Đề nghị Tỉnh Đoàn: Chủ trì, phối hợp
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở,
ngành liên quan hướng dẫn đánh giá tiêu chí theo lĩnh vực của ngành như việc
thu thập, đánh giá tiêu chí 12; chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng,
chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch ưu tiên và khuyến khích phân bổ, vận động
các nguồn lực thực hiện các tiêu chí xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em ở
các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Đoàn, Đội
xây dựng kế hoạch vận động các nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ học sinh nghèo, học
sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học được trở lại trường, lớp học.
k) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Hội Nông dân tỉnh: Chỉ đạo và giám sát việc
thực hiện Kế hoạch này gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới, đô thị văn minh”; các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc và các
tổ chức xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình tham gia giám sát, vận
động nguồn lực, hỗ trợ thực hiện tiêu chuẩn đánh giá xã, phường, thị trấn phù hợp
với trẻ em. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển
khai Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức về xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
l) UBND các huyện, thành phố: Xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 03/01/2019 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận
xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Tổ chức huy động đảm bảo nguồn lực để
thực hiện kế hoạch xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em và cho công
tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tại
Khoản 2, Mục II của Kế hoạch này nội dung thực hiện theo 13 tiêu chí.
Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện,
thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn,
vướng mắc báo cáo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để hướng dẫn cụ thể./.
Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
- Cục Trẻ em;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh;
- Đài PT-TH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: PCVP(VX), CBTH;
- Lưu: VT, KGVXlmc61.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đặng Ngọc Dũng
|