Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 1163/KH-UBND 2016 triển khai Quyết định 1235/QĐ-TTg quyền trẻ em Quảng Ngãi

Số hiệu: 1163/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Lê Quang Thích
Ngày ban hành: 17/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1163/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 3 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 1235/QĐ-TTG NGÀY 03/8/2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong viêc thực hiện quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em và quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp đối với tỉnh Quảng Ngãi.

2. Các mục tiêu cụ thể

a) 100% pháp luật, chính sách về trẻ em được tham vấn ý kiến trẻ em ở cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố (cấp huyện) và 50% cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã).

b) Trên 90% các Quyết định có liên quan đến trẻ em trong nhà trường được tham vấn ý kiến trẻ em.

c) Trên 90% các quyết định có liên quan đến trẻ em trong cộng đồng, xã hội được tham vấn ý kiến trẻ em.

d) 100% các huyện, thành phố của tỉnh triển khai thực hiện ít nhất 02 mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung và đến dưới 18 tuổi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn thực hiện các quyến của trẻ em.

2. Phạm vi: Các huyện, thành phố của tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

3. Thời gian: Từ năm 2016 đến năm 2020.

III. CÁC DỰ ÁN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 1: Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em

a) Mục tiêu:

Nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em.

b) Chỉ tiêu:

- Trên 90% cán bộ bảo vệ chăm sóc trẻ em các cấp có hiểu biết, kỹ năng xây dựng, triển khai và tổ chức các hoạt động để trẻ em được thực hiện quyền tham gia.

- Trên 90% cán bộ chính quyền các cấp và các sở, ngành liên quan có nhiệm vụ thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em (BVCSTE) tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng tổ chức các hoạt động để trẻ em được thực hiện quyền tham gia.

- 95% cán bộ Đoàn thanh niên, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP), giáo viên ở các trường học tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 80% cha mẹ, người nuôi dưỡng và chăm sóc, người giám hộ, các tổ chức, cơ sở bảo trợ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội có trẻ em và trẻ em tại địa bàn thí điểm có hiểu biết và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

c) Đối tượng:

Các cơ quan, tổ chức, người dân, cha mẹ, người giám hộ, người nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em; trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung và đến dưới 18 tuổi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

d) Nội dung hoạt động:

- Nghiên cứu, xây dựng các tài liệu định hướng công tác truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về quyền tham gia của trẻ em; đồng thời tạo điều kiện cho trẻ em tham gia xây dựng tài liệu truyền thông theo hướng dẫn của Trung ương.

- Xây dựng, sản xuất các sản phẩm truyền thông; tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông về quyền tham gia của trẻ em trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thông tin ở cơ sở; xây dựng chuyên trang, chuyên mục về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em trên báo in, tạp chí, phát thanh, truyền hình, báo điện tử .v.v... phù hợp với thực tế của tỉnh.

- Lồng ghép nội dung truyền thông của chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các chương trình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở các cấp, các ngành, các địa phương.

- Hàng năm tổ chức các chiến dịch truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em nhằm thay đổi nhận thức và vận động sự tham gia của toàn xã hội hưởng ứng việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- Tùy điều kiện và thực tế để tổ chức truyền thông và nâng cao kỹ năng về quyền tham gia của trẻ em trong trường học; truyền thông tại cộng đồng: tại các nhà văn hóa thôn/tổ dân phố, xã/phường/thị trấn, địa điểm họp của khu dân cư, các dịch vụ tư vấn nhằm thay đổi nhận thức cho trẻ em, cán bộ BVCSTE, giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong, cha mẹ, người giám hộ, ngưòi nuôi dưỡng và chăm sóc về quyền tham gia của trẻ em. Biểu dương những tấm gương điển hình về công tác BVCSTE.

- Theo dõi, đánh giá kết quả các hoạt động truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tại trường học, cộng đồng và gia đình; định kỳ đánh giá hiệu quả đối với bản thân trẻ em và các nhóm đối tượng khác tại địa bàn thực hiện chương trình nói riêng và trên toàn tỉnh nói chung.

đ) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp:

Các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; báo Quảng Ngãi; UBMTTQ Việt Nam tỉnh; Tỉnh Đoàn; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; UBND các huyện, thành phố.

2. Dự án 2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em

a) Mục tiêu:

Nâng cao năng lực trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách về bảo đảm quyền tham gia của trẻ em cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em, chú trọng đối tượng cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên, Đội TNTP, cha mẹ, người nuôi dưỡng và chăm sóc, người giám hộ, các tổ chức, cơ sở bảo trợ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội có trẻ em và trẻ em; xây dựng quy trình, tiêu chuẩn, tài liệu hướng dẫn thực hiện và nâng cao năng lực theo dõi, đánh giá việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

b) Chỉ tiêu:

- 90% cán bộ quản lý nhà nước về trẻ em, cán bộ làm công tác BVCSTE các cấp trên địa bàn tỉnh được nâng cao năng lực về quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, mô hành về quyền tham gia của trẻ em.

- 70% cán bộ làm công tác BVCSTE ở cấp xã và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE ở thôn xóm, bản, làng, cụm dân cư được nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 90% cán bộ Đoàn thanh niên, Đội TNTP, giáo viên tại địa bàn thí điểm được tập huấn, nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 80% cha mẹ, người nuôi dưỡng và chăm sóc, người giám hộ, các tổ chức, cơ sở bảo trợ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội có trẻ em và trẻ em tại địa bàn thí điểm được tập huấn, trang bị kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

- 80% sinh viên năm cuối chuyên ngành sư phạm, sinh viên năm cuối chuyên ngành công tác xã hội tại địa bàn thí điểm được giảng dạy chuyên đề về quyền trẻ em, trong đó có quyền tham gia của trẻ em.

c) Đối tượng:

Đội ngũ cán bộ và cộng tác viên làm công tác BVCSTE các cấp, giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên, phụ trách Đội TNTP, cha mẹ, người nuôi dưỡng và chăm sóc, người giám hộ, các tổ chức, cơ sở bảo trợ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội có trẻ em và trẻ em.

d) Nội dung hoạt động:

Hoạt động 1. Xây dựng kế hoạch triển khai văn bản, chính sách và tài liệu hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Rà soát, nghiên cứu để tham gia góp ý sửa đổi các văn bản pháp luật, chính sách và đề xuất cơ chế phù hợp có liên quan đến quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản hướng dẫn của Trung ương về thực hiện quyền tham gia của trẻ em, cụ thể về các nguyên tắc, hình thức, nội dung hoạt động, quy trình thực hiện, tiêu chuẩn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyên tham gia của trẻ em; kỹ năng làm việc với trẻ em.

Hoạt động 2. Theo dõi, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Triển khai thu thập và xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em theo hướng dẫn của Trung ương và phù hợp với thực tế địa phương.

- Triển khai thu thập và xây dựng các tiêu chí giám sát, đánh giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong thực hiện pháp luật, chính sách, cơ chế đặc thù của địa phương trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và tổ chức xã hội.

- Tổ chức các khảo sát, đánh giá, nghiên cứu việc thực hiện các quyền tham gia của trẻ em, xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, bao gồm: quyền được tiếp cận thông tin, lắng nghe, bày tỏ ý kiến, được xem xét phản hồi trong môi trường gia đình, nhà trường, cộng đồng và các địa bàn dự kiến thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em, cụ thể:

+ Khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên các kênh thông tin đại chúng và mạng xã hội.

+ Khảo sát, đánh giá việc lắng nghe, xem xét phản hồi ý kiến của trẻ em của các cơ quan thực hiện pháp luật, chính sách liên quan đến công tác BVCSTE trên địa bàn tỉnh.

+ Phát hành tài liệu và cung cấp thông tin, dữ liệu về tình hình thực hiện quyền tham gia của trẻ em.

+ Tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá và hỗ trợ cho cán bộ chuyên trách, cộng tác viên, tình nguyện viên ở địa phương trong việc thu thập, cập nhật thông tin về quyền tham gia của trẻ em.

Hoạt động 3. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Rà soát, đánh giá, khảo sát yêu cầu, nhu cầu nâng cao năng lực, xây dựng chương trình, nội dung tập huấn, bồi dưỡng về quyền tham gia của trẻ em cho đối tượng được đào tạo, tập huấn, cấp phát các bộ tài liệu tập huấn theo hướng dẫn của Trung ương và xây dựng những nội dung các mô hình về thực hiện quyền tham gia của trẻ em phù hợp với tỉnh: 01 bộ dành cho giảng viên nguồn, 01 bộ dành cho cán bộ cấp tỉnh, huyện, 01 bộ tài liệu cho cán bộ cấp xã và cộng tác viên; 01 bộ tài liệu dành cho giáo viên, 01 bộ tài liệu dành cho cán bộ Đoàn thanh niên, Đội TNTP, 01 bộ tài liệu cho sinh viên, 01 bộ dành cho cha mẹ, người nuôi dưỡng và chăm sóc, người giám hộ, các tổ chức, cơ sở bảo trợ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội có trẻ em và 01 bộ dành cho trẻ em.

- Tổ chức tập huấn và bồi dưỡng kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về quyền trẻ em và quyền tham gia của trẻ em, các văn bản quản lý nhà nước hướng dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em; các hình thức, nguyên tắc, trách nhiệm, quy trình, tiêu chuẩn, kỹ năng làm việc với trẻ em... cho đội ngũ cán bộ các cấp và cộng tác viên, trình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE; kiến thức và các kỹ năng cho các nhóm đối tượng tham gia các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.

- Kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn, bồi dưỡng đối với các nhóm đối tượng được đào tạo, tập huấn.

đ) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp:

Các Sở: Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tư pháp; Y tế, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Tỉnh Đoàn; Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh; Cục Thống kê; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

3. Dự án 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

*Mô hình 1: Diễn đàn trẻ em

Diễn đàn trẻ em là hoạt động để trẻ em nói lên ý kiến, nguyện vọng của trẻ em hoặc để các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.

a) Mục tiêu:

- Diễn đàn trẻ em cấp tỉnh định kỳ tổ chức 1 năm/lần (phối hợp với địa phương thực hiện).

- Diễn đàn trẻ em cấp huyện, thành phố (cấp huyện) định kỳ tổ chức 1 năm/lần.

- Diễn đàn trẻ em cấp xã, phường, thị trấn (cấp xã) định kỳ tổ chức 1 năm/21ần.

b) Đối tượng:

Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung và đến dưới 18 tuổi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

c) Nội dung hoạt động:

c.1) Tổ chức Diễn đàn trẻ em:

- Xây dựng kế hoạch, tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn cho trẻ em và người phụ trách trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em (theo chủ đề đưa ra tại Diễn đàn).

- Tổ chức Diễn đàn trẻ em: trẻ em tham gia các trò chơi, giao lưu văn nghệ, tham quan; trẻ em thảo luận nhóm để đưa ra các khuyến nghị, thông điệp; đồng thời tham gia giao lưu với đại diện của lãnh đạo Đảng, Hội đồng nhân dân, Chính quyền, các sở, ngành, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có nhiệm vụ thực hiện công tác BVCSTE và các vấn đề liên quan về trẻ em theo luật định.

c.2) Truyền thông về Diễn đàn trẻ em và các thông điệp, khuyến nghị của trẻ em; tổng kết, hội nghị, hội thảo đánh giá tình hình thực hiện các Diễn đàn trẻ em.

đ) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp:

Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Tư pháp, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh Đoàn; Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; các cơ quan liên quan (tùy theo chủ đề đưa ra tại Diễn đàn) và UBND các huyện, thành phố.

*Mô hình 2. Thăm dò ý kiến trẻ em

Thăm dò ý kiến trẻ em là hình thức tham vấn ý kiến trẻ em thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, phiếu hỏi, điện thoại di động, tổng đài tư vấn, internet và các hình thức phù hợp khác.

a) Mục tiêu:

Ít nhất 05 huyện, thành phố làm thí điểm tổ chức thăm dò ý kiến trẻ em trong quá trình triển khai thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em.

b) Đối tượng:

Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung và đến dưới 18 tuổi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

c) Nội dung hoạt động:

- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện mô hình thăm dò ý kiến trẻ em.

- Xây dựng tài liệu hướng dẫn nội dung thăm dò ý kiến trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em; hướng dẫn về quy trình thăm dò ý kiến trẻ em, thiết kế và tổ chức triển khai các mô hình thăm dò ý kiến trẻ em.

- Tổ chức thăm dò ý kiến trẻ em ở các địa phương vào năm 2017 - 2020, cụ thể các nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch, bộ công cụ thăm dò ý kiến trẻ em.

+ Tiến hành thăm dò ý kiến trẻ em qua các kênh: đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, tin nhắn điện thoại di động, các website, báo chí, phiếu hỏi.

+ Nội dung thăm dò ý kiến trẻ em về các văn bản luật pháp, chính sách của nhà nước, cơ chế thực hiện của tỉnh liên quan đến trẻ em về môi trường giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, phòng chống tai nạn thương tích, bảo vệ trẻ em và hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Tổng hợp, xử lý số liệu, viết báo cáo, hội thảo công bố kết quả thăm dò ý kiến trẻ em.

- Xây dựng báo cáo, tài liệu, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm; khuyến nghị khi thực hiện mô hình, tổ chức theo dõi, giám sát mô hình để đưa ra bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình.

d) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp:

Các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; các cơ quan liên quan (tùy theo nội dung cần thăm dò) và UBND các huyện, thành phố.

*Mô hình 3: Hội đồng trẻ em

Hội đồng trẻ em là nhóm đại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thọại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quan đến trẻ em tại địa phương.

a) Mục tiêu:

Ít nhất 01 huyện, thành phố thành lập và tổ chức hoạt động Hội đồng trẻ em.

b) Đối tượng:

Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung và đến dưới 18 tuổi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; ưu tiên chọn cử các em từ tổ chức Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong.

c) Nội dung hoạt động:

- Xây dựng kế hoạch, bình chọn trẻ em tham gia, thiết kế nội dung hoạt động của Hội đồng trẻ em.

- Thành lập Hội đồng trẻ em, trẻ em tổ chức bình bầu Hội đồng trẻ em căn cứ các tiêu chí do trẻ em đề xuất với sự hỗ trợ của người lớn.

- Tổ chức các hoạt động của Hội đồng trẻ em và định kỳ họp Hội đồng trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em.

- Tổng hợp những ý kiến đề xuất, kiến nghị của Hội đồng trẻ em gửi đến các cấp lãnh đạo Đảng, Chính quyền, các cơ quan liên quan đến công tác BVCSTE ở tỉnh để xem xét, phản hồi.

- Xây dựng báo cáo, đánh giá kết quả, đúc kết kinh nghiệm và khuyến nghị khi thực hiện mô hình, tổ chức theo dõi, đánh giá mô hình để đưa ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất nhân rộng mô hình.

d) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Quảng Ngãi.

- Cơ quan phối hợp: Các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tư pháp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

*Mô hình 4: Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em

Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em là tổ chức được thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của trẻ em, do trẻ em chủ động xây dựng và triển khai các hoạt động liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em.

a) Mục tiêu:

Có từ 50 - 80% số trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh thành lập Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em (gọi tắt là CLBTE), trong đó có ít nhất 20 câu lạc bộ được thành lập ở các trường Tiểu học tổ chức hoạt động tại nhà trường và cộng đồng.

b) Đối tượng:

Trẻ em từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nói chung và đến dưới 18 tuổi đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

c) Nội dung hoạt động:

- Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện mô hình câu lạc bộ trẻ em.

- Hướng dẫn thành lập và duy trì câu lạc bộ trẻ em.

- Lập kế hoạch tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trẻ em; xây dựng tài liệu hướng dẫn và triển khai tài liệu hướng dẫn sinh hoạt câu lạc bộ.

- Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ trẻ em, ghi nhật ký và lập báo cáo sinh hoạt câu lạc bộ.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng tổ chức điều hành hoạt động câu lạc bộ, giao lưu, liên hoan các câu lạc bộ; hội nghị, tổng kết, đánh giá, đúc kết, rút kinh nghiệm về triển khai mô hình.

d) Cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện:

- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Cơ quan phối hợp: Các sở: Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tỉnh Đoàn, UBND các huyện, thành phố.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2016-2020: Dự kiến 7.200 triệu đồng

a) Dự án 1: Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Kinh phí thực hiện 01 năm: 500 triệu đồng

- Kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2016-2020 (04 năm): 2.000 triệu đồng

b) Dự án 2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của trẻ em

- Kinh phí thực hiện 01 năm: 800 triệu đồng

- Kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2016-2020 (04 năm): 3.200 triệu đồng

c) Dự án 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em

- Kinh phí thực hiện 01 năm: 500 triệu đồng

- Kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2016-2020 (04 năm): 2.000 triệu đồng

2. Nguồn kinh phí thực hiện: Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vận động từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Xây dựng kế hoạch thực hiện và điều phối các hoạt động của Chương trình;

- Tổ chức thực hiện các dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình.

- Cùng với thời đỉểm lập dự toán hàng năm, Sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp dự toán gửi Sở Tài chính.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh Đoàn thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Triển khai bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách Đoàn thanh niên, Đội TNTP trong trường học về việc xây dựng và áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với sự tham gia của trẻ em;

- Tích hợp, lồng ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các môn học chính khóa, hoạt động ngoại khóa phù hợp với cấp học, trình độ đào tạo và năng lực, sự phát triển của trẻ em.

3. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy các hoạt động tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường và cộng đồng đối với các hoạt động liên quan đến lĩnh vực ngành phụ trách.

4. Sở Tài chính

- Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước; phối hợp thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.

- Cùng với thời điểm lập dự toán hàng năm, trên cơ sở dự toán do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kinh phí.

5. Các Sở, Ngành, cơ quan liên quan

Theo chức năng, nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, các sở, ngành liên quan phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình đạt kết quả.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm

- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành, cơ quan chức năng;

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hằng năm về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em; lồng ghép việc thực hiện Chương trình này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn;

- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách, chương trình, đề án tại địa phương phải tham vấn ý kiến trẻ em;

- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình;

- Kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương và báo cáo hằng năm về két quả triển khai Chương trình, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

7. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên tham gia tổ chức thực hiện Chương trình; tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Các Sở, Ban ngành, các Tổ chức chính trị-xã hội tỉnh và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./.

 


Nơi nhận:
- TT Tỉnh ủy; TTHĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Các Sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tài chính, Tư pháp;
- Tỉnh đoàn, Hội Phụ nữ tỉnh;
- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh;
- Báo Quảng Ngãi;
- UBND các huyện, thành phố;
- VPUB: C,PCVP, KTTH, CBTH;
- Lưu: VT, VHXHthuy225

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Quang Thích

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 1163/KH-UBND ngày 17/03/2016 về triển khai Quyết định 1235/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


659

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.181.42
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!