Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 44/2023/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP, 30/2023/NĐ-CP

Số hiệu: 44/2023/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Đình Thọ
Ngày ban hành: 29/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 44/2023/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Theo đó, việc kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới từ ngày 15/02/2024 được thực hiện như sau:

- Nội dung kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:

+ Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm: đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới và ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ;

+ Kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra; việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Đo lường năm 2011 và ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục Va, Phụ lục Vb, Phụ lục Vc, Phụ lục Vd, Phụ lục Vđ, Phụ lục Ve, Phụ lục Vg, Phụ lục Vh ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ;

+ Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, nhân lực: tài liệu thể hiện cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP ) gồm: sơ đồ tổ chức, quyết định thành lập các bộ phận do Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hoặc Lãnh đạo tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm hoặc do cơ quan quản lý đơn vị đăng kiểm ban hành theo thẩm quyền. Đối chiếu thông tin của Lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT so với hồ sơ lưu tại đơn vị. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ;

+ Kiểm tra việc xây dựng, ban hành quy trình nội bộ của đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 44/2023/TT-BGTVT . Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ;

+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động của dây chuyền kiểm định: sử dụng phương tiện phù hợp với từng loại dây chuyền để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của dây chuyền kiểm định; việc sử dụng các phần mềm phục vụ hoạt động kiểm định xe cơ giới; việc kết nối dữ liệu giữa phần mềm quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra; hoạt động của hệ thống giám sát quá trình kiểm định. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ;

+ Kiểm tra việc mở các Sổ theo dõi, quản lý theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; theo dõi, quản lý các loại ấn chỉ do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành cấp cho các đơn vị đăng kiểm. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 44/2023/TT-BGTVT .

- Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm ban hành kèm theo Nghị định 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 30/2023/NĐ-CP ) trên cơ sở tổng hợp kết quả từ các biên bản kiểm tra, đánh giá do thành viên trong đoàn đã lập.

Thông tư 44/2023/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2024.

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 44/2023/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2023

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2018/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 10 NĂM 2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2023/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2023 CỦA CHÍNH PHỦ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 139/2018/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

2. Thông tư này không áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện kiểm định xe cơ giới sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.

Chương II

KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Điều 3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới quy định tại Điều 8 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP), trong đó Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục II và Bản đối chiếu các quy định về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 4. Kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

1. Nội dung kiểm tra, đánh giá cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới gồm:

a) Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm: đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới và ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra; việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Đo lường năm 2011 và ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục Va, Phụ lục Vb, Phụ lục Vc, Phụ lục Vd, Phụ lục Vđ, Phụ lục Ve, Phụ lục Vg, Phụ lục Vh ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kiểm tra, đánh giá cơ cấu tổ chức, nhân lực: tài liệu thể hiện cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP) gồm: sơ đồ tổ chức, quyết định thành lập các bộ phận do Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm hoặc Lãnh đạo tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm hoặc do cơ quan quản lý đơn vị đăng kiểm ban hành theo thẩm quyền. Đối chiếu thông tin của Lãnh đạo đơn vị, phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ trong Danh sách trích ngang nhân lực của đơn vị đăng kiểm tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này so với hồ sơ lưu tại đơn vị. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

d) Kiểm tra việc xây dựng, ban hành quy trình nội bộ của đơn vị đăng kiểm theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư này. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Kiểm tra, đánh giá hoạt động của dây chuyền kiểm định: sử dụng phương tiện phù hợp với từng loại dây chuyền để thực hiện việc kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của dây chuyền kiểm định; việc sử dụng các phần mềm phục vụ hoạt động kiểm định xe cơ giới; việc kết nối dữ liệu giữa phần mềm quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra; hoạt động của hệ thống giám sát quá trình kiểm định. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

e) Kiểm tra việc mở các Sổ theo dõi, quản lý theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; theo dõi, quản lý các loại ấn chỉ do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành cấp cho các đơn vị đăng kiểm. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm ban hành kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP) trên cơ sở tổng hợp kết quả từ các biên bản kiểm tra, đánh giá do thành viên trong đoàn đã lập.

Điều 5. Kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới

Hàng năm, Sở Giao thông vận tải xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra, đánh giá việc duy trì các điều kiện về cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực và hoạt động kiểm định của đơn vị đăng kiểm trên địa bàn để đảm bảo các đơn vị đăng kiểm thực hiện đúng quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nội dung kiểm tra, đánh giá bao gồm:

1. Kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm: đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, đối chiếu so sánh với lần đánh giá gần nhất để xem xét sự thay đổi và ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kiểm tra, đánh giá thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra: tình trạng hoạt động của thiết bị kiểm tra, dụng cụ kiểm tra; việc thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Đo lường năm 2011 và ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục Va, Phụ lục Vb, Phụ lục Vc, Phụ lục Vd, Phụ lục Vđ, Phụ lục Ve, Phụ lục Vg, Phụ lục Vh ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Kiểm tra cơ cấu tổ chức, nhân lực và việc thực hiện quy trình kiểm định

a) Kiểm tra cơ cấu tổ chức và nhân lực: việc duy trì về cơ cấu tổ chức, nhân lực của đơn vị đăng kiểm theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này; việc phân công nhiệm vụ, việc thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên với nội dung được thực hiện ghi trên chứng chỉ đăng kiểm viên. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 1 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình kiểm định: đánh giá việc tuân thủ các quy định có liên quan trong việc thực hiện quy trình kiểm định xe cơ giới của đơn vị đăng kiểm thông qua kiểm tra hồ sơ (hồ sơ phương tiện, hồ sơ kiểm định, hồ sơ nghiệm thu xe cải tạo), dữ liệu (dữ liệu điện tử, dữ liệu hình ảnh), sổ quản lý, theo dõi, chế độ báo cáo truyền dữ liệu. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào mục 2 của biên bản kiểm tra, đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Kiểm tra, đánh giá hồ sơ và dữ liệu kiểm định: hồ sơ theo phương pháp xác suất tối thiểu 03 tháng, mỗi tháng kiểm tra tối thiểu 10 hồ sơ, trong đó phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ của các loại phương tiện do đơn vị đã thực hiện kiểm định; dữ liệu điện tử lưu trữ, dữ liệu lưu trữ hình ảnh từ camera giám sát. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Kiểm tra, đánh giá Sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý, sử dụng ấn chỉ và việc tuân thủ quy định thu giá, lệ phí theo quy định: kiểm tra việc quản lý, mở sổ, ghi chép các loại sổ; quản lý, sử dụng ấn chỉ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 4 Thông tư này; chế độ báo cáo, truyền dữ liệu; việc tuân thủ quy định niêm yết công khai biểu thu giá, lệ phí theo quy định; kiểm tra hồ sơ thu giá, lệ phí theo phương pháp xác suất tối thiểu 03 tháng, mỗi tháng kiểm tra tối thiểu 10 hồ sơ, trong đó phải đảm bảo đầy đủ hồ sơ các mức thu của các loại phương tiện do đơn vị đã thực hiện kiểm định. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Kiểm tra, đánh giá lại kết quả kiểm định

a) Trường hợp phương tiện đang có tại đơn vị đăng kiểm, chọn ngẫu nhiên trong số các phương tiện đã được đơn vị kiểm định để thực hiện việc kiểm tra đánh giá lại, sau đó so sánh với kết quả kiểm tra trước đó của đơn vị đăng kiểm;

b) Trường hợp phương tiện không có tại đơn vị đăng kiểm, nếu phát hiện nghi vấn phương tiện tại thời điểm kiểm định có dấu hiệu sai khác với hồ sơ kiểm định nhưng vẫn được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định thì phối hợp với cơ quan chức năng tìm phương tiện để kiểm tra, đánh giá lại và so sánh với kết quả kiểm định trước đó của đơn vị đăng kiểm. Việc kiểm tra, đánh giá lại được thực hiện tại nơi phương tiện đang dừng đỗ, tại đơn vị đăng kiểm khác hoặc đưa phương tiện quay trở lại đơn vị đăng kiểm để kiểm tra, đánh giá lại.

Kết quả kiểm tra, đánh giá lại kết quả kiểm định tại điểm a, điểm b khoản này được ghi nhận vào biên bản kiểm tra, đánh giá lại theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Kiểm tra việc thực hiện tuân thủ quy định thu, nộp giá, lệ phí tại đơn vị đăng kiểm. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi vào biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này.

8. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP) trên cơ sở tổng hợp kết quả từ các biên bản kiểm tra, đánh giá do thành viên trong đoàn đã lập.

Điều 6. Kiểm tra đột xuất hoạt động kiểm định xe cơ giới

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam, Sở Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiến hành kiểm tra đột xuất đối với đơn vị đăng kiểm trong các trường hợp sau:

a) Khi có phản ánh, khiếu nại có cơ sở về vi phạm trong hoạt động kiểm định;

b) Có văn bản yêu cầu của các cơ quan chức năng;

c) Khi phát hiện có dấu hiệu bất thường trong hoạt động kiểm định (thông qua hệ thống giám sát, phân tích cơ sở dữ liệu kiểm định).

2. Cơ quan kiểm tra quyết định các nội dung cần kiểm tra và lập biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tương ứng và tổng hợp vào Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp đơn vị đăng kiểm vi phạm các quy định về hoạt động kiểm định xe cơ giới thì Cơ quan kiểm tra xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Điều 7. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra, đánh giá

1. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá (bao gồm cả đánh giá bổ sung) cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được lưu trữ tại đơn vị đăng kiểm vĩnh viễn, Cơ quan kiểm tra làm cơ sở để kiểm tra, đánh giá việc duy trì điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới.

2. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá việc duy trì và kiểm tra đột xuất các điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới được lưu trữ tại đơn vị đăng kiểm, Cơ quan kiểm tra trong thời hạn 05 năm.

Chương III

TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN, NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN

MỤC 1: TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN VÀ NHÂN VIÊN NGHIỆP VỤ

Điều 8. Yêu cầu tham gia tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ

1. Người tham gia tập huấn nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới (sau đây gọi là học viên) phải đáp ứng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 13 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP) và điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP.

2. Đăng kiểm viên phải tham gia tập huấn cập nhật, bổ sung nghiệp vụ kiểm định xe cơ giới khi có sự thay đổi về tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định của pháp luật có liên quan và có sự thay đổi trong công tác kiểm định xe cơ giới.

3. Người tham gia tập huấn nhân viên nghiệp vụ phải đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 18 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP).

Điều 9. Tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới

1. Học viên được tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bao gồm các nội dung sau:

a) Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; quy định pháp luật về đo lường; quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực đăng kiểm; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm định;

b) Các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến công tác kiểm định; quy định về cải tạo xe cơ giới;

c) Phương pháp kiểm tra xe cơ giới theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

d) Sử dụng hệ thống chương trình phần mềm liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới;

đ) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, bảo dưỡng kỹ thuật thiết bị kiểm định.

2. Sau khi kết thúc khóa tập huấn, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới và công bố các học viên đạt yêu cầu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp không đạt thì học viên được kiểm tra lại 01 lần trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả.

Điều 10. Thực tập kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm

1. Trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày được Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố đạt yêu cầu về tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới, học viên liên hệ và tiến hành thực tập kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm. Học viên có trách nhiệm thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam về thời gian bắt đầu thực tập, đơn vị thực tập (kể cả trường hợp khi có sự thay đổi đơn vị thực tập) theo mẫu văn bản quy định tại Phụ lục Id ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trong thời gian thực tập, học viên thực hành các nội dung sau:

a) Sử dụng hệ thống chương trình, phần mềm tại đơn vị đăng kiểm bao gồm: tra cứu dữ liệu phương tiện; phần mềm quản lý kiểm định; phần mềm cảnh báo xe cơ giới; chương trình kiểm tra đánh giá và chương trình điều khiển thiết bị;

b) Thực hành các công đoạn kiểm tra, đánh giá phương tiện trên dây chuyền kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phân công đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng để thực hiện việc hướng dẫn thực tập và chịu trách nhiệm về nội dung thực tập của học viên tại đơn vị đăng kiểm với số lượng xe thực tập đạt yêu cầu như sau:

a) Đối với thời gian thực tập 12 tháng: tối thiểu 400 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 100 xe tải, 100 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 400 xe;

b) Đối với thời gian thực tập 06 tháng: tối thiểu 200 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 50 xe tải, 50 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 200 xe;

c) Đối với thời gian thực tập 03 tháng: tối thiểu 100 xe/mỗi công đoạn của nhiều loại xe khác nhau (có thể thực tập nhiều công đoạn trên một xe), trong đó mỗi công đoạn thực tập tối thiểu 25 xe tải, 25 xe khách. Riêng việc lập hồ sơ phương tiện phải được thực hiện tối thiểu đối với 100 xe.

4. Các công đoạn kiểm tra phương tiện trên dây chuyền kiểm định bao gồm:

a) Công đoạn 1: kiểm tra nhận dạng, tổng quát;

b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện;

c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang;

d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường;

đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện.

5. Học viên phải lập Báo cáo kết quả thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục Ia ban hành kèm theo Thông tư này. Đơn vị đăng kiểm hướng dẫn thực tập căn cứ báo cáo thực tập để lập văn bản xác nhận thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục Ib ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 11. Tập huấn nhân viên nghiệp vụ

Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức thực hiện việc tập huấn và kiểm tra, đánh giá đối với nhân viên nghiệp vụ theo các nội dung sau:

1. Tập huấn lý thuyết

a) Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định xe cơ giới; đạo đức nghề nghiệp; kỹ năng giao tiếp; quy định về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân có liên quan trong hoạt động kiểm định; cung ứng dịch vụ công lĩnh vực đăng kiểm; quy định về vi phạm và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm định;

b) Các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ; yêu cầu về hồ sơ kiểm định, hồ sơ phương tiện; trình tự thực hiện kiểm định; phân loại phương tiện; giá, phí và lệ phí kiểm định; quản lý hồ sơ, báo cáo, truyền dữ liệu theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

2. Hướng dẫn thực hành: hướng dẫn sử dụng các chương trình, phần mềm nghiệp vụ.

3. Sau khi kết thúc khóa tập huấn, Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá và thực hiện công bố các cá nhân đạt yêu cầu trên Trang thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Trường hợp không đạt thì được kiểm tra lại 01 lần trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả.

MỤC 2: ĐÁNH GIÁ NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN

Điều 12. Đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới

1. Hồ sơ đề nghị đánh giá, cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP), trong đó văn bản xác nhận của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng (nếu có) theo mẫu quy định tại Phụ lục Ic ban hành kèm theo Thông tư này. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức đánh giá lý thuyết, thực hành 05 công đoạn kiểm tra trên dây chuyền kiểm định:

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới lần đầu hoặc kiểm tra, đánh giá để cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên hết hiệu lực bao gồm các nội dung lý thuyết và thực hành 05 công đoạn kiểm tra trên dây chuyền kiểm định. Kết quả kiểm tra, đánh giá được ghi nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP , được thực hiện như sau:

a) Học viên có kết quả kiểm tra lý thuyết đạt yêu cầu và có kết quả đánh giá thực hành đạt từ 03 công đoạn trở lên, đủ điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu, được đề nghị đánh giá lại, bổ sung những công đoạn không đạt (không được ghi trên chứng chỉ đăng kiểm viên) sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá gần nhất;

b) Học viên có kết quả đánh giá lý thuyết đạt yêu cầu nhưng phần đánh giá thực hành chỉ đạt tối đa 02/05 công đoạn hoặc kết quả đánh giá lý thuyết không đạt từ 01 nội dung trở lên, không đủ điều kiện cấp chứng chỉ đăng kiểm viên. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu, được đề nghị đánh giá lại (các nội dung lý thuyết và thực hành 05 công đoạn kiểm tra trên dây chuyền kiểm định) sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá gần nhất.

3. Đăng kiểm viên xe cơ giới chỉ được thực hiện kiểm tra các công đoạn ghi trên chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới.

Điều 13. Tập huấn, đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao

1. Điều kiện tham gia tập huấn, đánh giá để cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao lần đầu: Đăng kiểm viên xe cơ giới đáp ứng quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP và có chứng chỉ đăng kiểm viên được thực hiện kiểm tra 05 công đoạn trong kiểm định xe cơ giới.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tổ chức việc đánh giá đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Trước khi đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, đăng kiểm viên xe cơ giới được tập huấn các nội dung sau:

a) Văn bản pháp lý, kỹ thuật: cập nhật các quy định, hướng dẫn nghiệp vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong kiểm định và kiểm tra chứng nhận kiểu loại xe cơ giới;

b) Nghiệp vụ kỹ thuật: phân tích kết cấu; chẩn đoán trạng thái kỹ thuật, hư hỏng và nguyên nhân hư hỏng của các chi tiết, hệ thống, tổng thành xe cơ giới và biện pháp khắc phục; cập nhật công nghệ mới được trang bị trên xe cơ giới; cập nhật, bổ sung nội dung, phương pháp kiểm tra đối với thiết bị kiểm tra mới trong công tác kiểm định; kỹ năng quản lý, tổ chức hoạt động kiểm định xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm;

c) Các chuyên đề: khuyến nghị của Tổ chức kiểm định ô tô quốc tế (CITA) trong công tác kiểm định, hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn ISO 9001; an toàn giao thông và giám định tai nạn giao thông đường bộ.

3. Kiểm tra, đánh giá cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao

a) Đăng kiểm viên xe cơ giới có kết quả kiểm tra lý thuyết đạt yêu cầu và có kết quả đánh giá thực hành đạt đủ 06 nội dung (theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 139/2018/NĐ-CP) được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao;

b) Trường hợp không đạt điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này thì tổ chức, cá nhân được đề nghị đánh giá lại sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá không đạt;

c) Trường hợp có kết quả kiểm tra lý thuyết đạt yêu cầu và kết quả đánh giá thực hành tối thiểu đạt 03 công đoạn thì được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới. Nếu đăng kiểm viên có nhu cầu đánh giá lại để được cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao thì được đề nghị đánh giá sau 01 tháng kể từ ngày đánh giá không đạt và chỉ cần đánh giá lại các nội dung không đạt.

4. Việc đánh giá để cấp lại chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao khi chứng chỉ hết hiệu lực được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Điều 14. Người đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên

Người đánh giá nghiệp vụ đăng kiểm viên phải là đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, được Cục Đăng kiểm Việt Nam xem xét, quyết định.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP).

2. Xây dựng kế hoạch, chương trình hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, kiểm định xe cơ giới cho các Sở Giao thông vận tải; tổ chức tập huấn cho đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ.

3. Cung cấp cho Sở Giao thông vận tải tài khoản:

a) Tra cứu thông tin phương tiện xe cơ giới đang lưu hành để phục vụ quản lý kinh doanh vận tải, tuần tra kiểm soát của lực lượng chức năng;

b) Truy cập hệ thống quản lý kiểm định xe cơ giới của Cục Đăng kiểm Việt Nam để khai thác, sử dụng dữ liệu kiểm định phương tiện của các đơn vị đăng kiểm trên địa bàn phục vụ công tác quản lý, điều hành.

4. Tổ chức kiểm tra các Sở Giao thông vận tải, các đơn vị đăng kiểm trong công tác quản lý hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 22 Điều 1 Nghị định số 30/2023/NĐ-CP.

2. Khi thực hiện kiểm tra, đánh giá theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư này, có thể sử dụng bộ dụng cụ kiểm tra, đánh giá (thiết bị, dụng cụ ca líp) của đơn vị đăng kiểm để phục vụ kiểm tra, đánh giá.

3. Cập nhật các kết quả thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Thông tư này dưới dạng bản sao điện tử gửi về Cục Đăng kiểm Việt Nam trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày kết thúc công việc.

4. Cung cấp hồ sơ quy định tại Điều 7 Thông tư này về Cục Đăng kiểm Việt Nam khi có yêu cầu.

Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị đăng kiểm

1. Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định số 139/2018/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2023/NĐ-CP).

2. Đảm bảo tính độc lập, khách quan, minh bạch, không bị chi phối bởi bất cứ yếu tố nào làm ảnh hưởng đến kết quả kiểm định.

3. Cử người tham gia tập huấn, tập huấn cập nhật, bổ sung nghiệp vụ đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ.

4. Xây dựng, ban hành quy trình nội bộ của đơn vị đăng kiểm nhằm thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm tra theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên cơ sở sơ đồ quy trình kiểm định xe cơ giới theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Tuân thủ việc thực hiện các nghĩa vụ về tài chính liên quan đến hoạt động kiểm định theo quy định của pháp luật.

6. Định kỳ hàng quý, báo cáo sử dụng ấn chỉ kiểm định theo quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ cho Sở Giao thông vận tải địa phương.

7. Cung cấp tài khoản camera giám sát cho Cục Đăng kiểm Việt Nam và Sở Giao thông vận tải để thực hiện việc giám sát hoạt động kiểm định xe cơ giới.

8. Sử dụng thống nhất hệ thống phần mềm quản lý hoạt động kiểm định xe cơ giới do Cục Đăng kiểm Việt Nam chuyển giao và các phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra do Cục Đăng kiểm Việt Nam công bố.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.

2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới; Điều 2 Thông tư số 01/2022/TT- BGTVT ngày 12/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật khác thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Lưu: VT, KHCN&MT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

PHỤ LỤC Ia

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI

Ngày thực tập: ......./....../.......

Họ và tên:

Ngày sinh:........................

Đơn vị đăng kiểm thực tập: Người hướng dẫn thực tập:

A. Danh sách phương tiện đã thực tập

TT

Loại xe

Biển số

Nội dung thực tập

Kết quả của người thực tập

Nhận xét của người hướng dẫn

Kết quả kiểm tra phương tiện (Đạt/không đạt)

Lý do không đạt

Kết quả kiểm tra phương tiện (Đạt/không đạt)

Lý do không đạt

1

2

...

B. Đánh giá tổng hợp

1. Số lượng phương tiện học viên kết luận đúng tình trạng kỹ thuật của xe:

- Lập hồ sơ phương tiện:

- Công đoạn 01:

- Công đoạn 02:

- Công đoạn 03:

- Công đoạn 04:

- Công đoạn 05:

2. Nhận xét chung:

NGƯỜI HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

HỌC VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM (nếu có)
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

....... ngày... tháng... năm....

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHIỆP VỤ
ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI

Kính gửi: ……………………………1

Họ và tên:........................................................ Đơn vị công tác:.......................................

Đơn vị đăng kiểm thực tập:...............................................................................................

Thời gian thực tập: từ.................................................... đến.............................................

Thực hiện kiểm định các công đoạn

Nội dung thực tập

Nhận xét của người hướng dẫn thực tập (ghi đạt hoặc không  đạt)

Công đoạn 1 - Lập HSPT

Thời gian từ….... đến.........

Số lượng xe đã thực tập kiểm tra: 

- Xe khách…......... xe 

- Xe tải................... xe 

- Xe con................. xe 

- Xe loại khác..... ...xe

- Nội dung kiểm tra: 

- Thao tác: 

- Đánh giá kết quả: 

- Nhận xét khác:  

Người hướng dẫn thực tập nhận xét 

(Ký, ghi rõ họ tên)

 Công đoạn 2 

Thời gian từ….... đến.........

Số lượng xe đã thực tập kiểm tra:

- Xe khách............. xe 

- Xe tải.................. xe 

- Xe con................ xe 

Xe loại khác....... xe

- Nội dung kiểm tra: 

- Thao tác: 

- Đánh giá kết quả: 

- Nhận xét khác:   

Người hướng dẫn thực tập nhận xét 

(Ký, ghi rõ họ tên)

Công đoạn 3 

Thời gian từ….... đến.........

Số lượng xe đã thực tập kiểm tra:

- Xe khách............xe

- Xe tải................. xe

- Xe con............... xe

- Xe loại khác...... xe

- Nội dung kiểm tra: 

- Thao tác: 

- Đánh giá kết quả: 

- Nhận xét khác:

Người hướng dẫn thực tập nhận xét

(Ký, ghi rõ họ tên)

Công đoạn 4

Thời gian từ......... đến.........

Số lượng xe đã thực tập kiểm tra

- Xe khách…..........xe

- Xe tải....................xe

- Xe con..................xe

- Xe loại khác.........xe

- Nội dung kiểm tra:

- Thao tác:

- Đánh giá kết quả:

- Nhận xét khác:

Người hướng dẫn thực tập nhận xét

(Ký, ghi rõ họ tên)

Công đoạn 5

Thời gian từ......... đến.......

Số lượng xe đã thực tập kiểm tra:

- Xe khách..............xe

- Xe tải....................xe

- Xe con..................xe

- Xe loại khác.........xe

- Nội dung kiểm tra:

- Thao tác:

- Đánh giá kết quả:

- Nhận xét khác:

Người hướng dẫn thực tập nhận xét

(Ký, ghi rõ họ tên)

Các nội dung khác:

- Nội dung kiểm tra:

- Thao tác:

- Đánh giá kết quả:

- Nhận xét khác:

Người hướng dẫn thực tập nhận xét

 (Ký, ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

HỌC VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

____________________

1 Lãnh đạo đơn vị nơi học viên thực tập.

PHỤ LỤC Ib

MẪU VĂN BẢN XÁC NHẬN THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM ...

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………

…, Ngày…tháng…năm

VĂN BẢN XÁC NHẬN THỰC TẬP
NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Thông tư số …/TT-BGTVT ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ- CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Báo cáo thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới của học viên …………., .....1…… xác nhận kết quả thực tập của học viên ……….…như sau:

1. Thời gian thực tập: Từ ngày … đến ngày … đã thực tập tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới … đảm bảo tổng thời gian thực tập là…. Tháng.

2. Nội dung thực tập: ……2….. các nội dung thực tập theo quy định tại Thông tư số     /TT-BGTVT ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

3. Khối lượng thực tập: Khối lượng thực tập cụ thể như sau:

a) Công đoạn: lập hồ sơ phương tiện và kiểm tra nhận dạng, tổng quát:

- Xe tải: ……….. xe

- Xe khách: ……. xe

- Các loại xe khác: ……. xe

b) Công đoạn 2: kiểm tra phần trên của phương tiện:

- Xe tải: ……….. xe

- Xe khách: ……. xe

- Các loại xe khác: ……. xe

c) Công đoạn 3: kiểm tra hiệu quả phanh và trượt ngang:

- Xe tải: ……….. xe

- Xe khách: ……. xe

- Các loại xe khác: ……. xe

d) Công đoạn 4: kiểm tra môi trường:

- Xe tải: ……….. xe

- Xe khách: ……. xe

- Các loại xe khác: ……. xe

đ) Công đoạn 5: kiểm tra phần dưới của phương tiện:

- Xe tải: ……….. xe

- Xe khách: ……. xe

- Các loại xe khác: ……. xe

4. Các nội dung khác:

- Về chuyên môn nghiệp vụ:

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

- Chấp hành kỷ luật, nội quy, quy định của đơn vị đăng kiểm:

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

- Ý kiến khác:

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

5. Kết luận: (đạt/không đạt yêu cầu, đủ/không đủ khả năng tham gia đánh giá để cấp chứng chỉ đăng kiểm viên xe cơ giới lần đầu)

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….


Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu.........

ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________________

1 Đơn vị đăng kiểm hướng dẫn thực tập.

2 Đảm bảo/không đảm bảo.

PHỤ LỤC Ic

MẪU VĂN BẢN XÁC NHẬN THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ SỞ BẢO HÀNH,
BẢO DƯỠNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………

…, Ngày…tháng…năm

VĂN BẢN XÁC NHẬN
THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI CƠ SỞ BẢO HÀNH, BẢO DƯỠNG

Kính gửi: ………1………..

Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Thông tư số …/TT-BGTVT ngày … tháng … năm … của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ- CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định số 30/2023/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Theo đề nghị của ông (bà)…1… về việc xác nhận thời gian làm việc của ông …1 …tại ……………..…2………….……

……………..2……………..có ý kiến cụ thể như sau:

- Xác nhận ông (bà)… 1 …đã trực tiếp thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa ô tô tại ….…..2…..…từ ngày … đến ngày …, đảm bảo tổng thời gian là: … tháng.

- ……………..2…………….. được ……3……. cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô số …….., ngày...... theo quy định tại Nghị định số 116/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu.........

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ BẢO HÀNH,
BẢO DƯỠNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

____________________

1 Tên học viên cần xác nhận.

2 Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng.

3 Cơ quan cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

PHỤ LỤC Id

MẪU VĂN BẢN THÔNG BÁO THÔNG TIN THỰC TẬP NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

…, Ngày…tháng…năm….

THÔNG BÁO THÔNG TIN THỰC TẬP
NGHIỆP VỤ ĐĂNG KIỂM VIÊN XE CƠ GIỚI CỦA HỌC VIÊN

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Họ và tên học viên thực tập:...........................................................................

Đã tham dự khóa tập huấn lý thuyết nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới:

- Thời gian tập huấn:......................................................................................

- Địa điểm tập huấn: .......................................................................................

Xin thông báo tới Cục Đăng kiểm Việt Nam thông tin về việc thực tập nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới tại đơn vị đăng kiểm như sau:

1. Thời gian thực tập: .....................................................................................

2. Đơn vị thực tập: ..........................................................................................

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
(Ký tên và đóng dấu)

HỌC VIÊN THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC II

MẪU DANH SÁCH TRÍCH NGANG NHÂN LỰC CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn vị ĐK XCG…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DANH SÁCH TRÍCH NGANG NHÂN LỰC CỦA ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM

TT

Họ và tên

ngày, tháng, năm sinh

Số CCCD

Chức vụ/Chức danh

Số CC ĐKV

Được công bố trên Trang TTĐT Cục ĐKVN (Được/không được)

Kỷ luật (Có/không/thời hạn)

Điện thoại

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

...

........, ngày... tháng... năm...
ĐƠN VỊ ĐĂNG KIỂM

PHỤ LỤC III

MẪU BẢN ĐỐI CHIẾU QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

.........(2)……....
.........(3)...........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:..............

..................., ngày........ tháng...... năm......

BẢN ĐỐI CHIẾU CÁC QUY ĐỊNH VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, DÂY
CHUYỀN KIỂM ĐỊNH THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA

Kính gửi:.......................... (1)...............................

Kết quả đối chiếu các quy định kỹ thuật của quy chuẩn với cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định.......(3)....... như sau:

TT

Tiêu chí phân loại

Đơn vị tính

Quy định

Theo thực tế

1

Diện tích mặt bằng xây dựng Đơn vị:

m2

2

Kích thước thông xe của xưởng kiểm định (DxRxC)

m

3

Khoảng cách giữa tâm các dây chuyền

Dây chuyền số 1 đến dây chuyền số 2:

Dây chuyền số 2 đến dây chuyền số 3:

...

m

m

4

Khoảng cách giữa tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng:

m

5

Dây chuyền số 1: Dây chuyền loại:...

5.1. Vị trí kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước

Vị trí đánh dấu trên sàn:

Độ bằng phẳng:

Khoảng trống trước màn hình đo đèn:

Độ dài đường ray:

m

mm

m

m

5.2. Vị trí kiểm tra phanh

Vị trí đánh dấu trên sàn:

Độ bằng phẳng:

m

mm

5.3. Vị trí kiểm tra gầm

Chiều dài làm việc:

m

Chiều rộng làm việc:

m

Độ sâu:

m

Số lượng lối lên xuống:

Chiều cao gờ bảo vệ:

Khoảng cách tính từ điểm gần nhất của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm tới mặt trong đầu hầm:

m

m

5.4. Vị trí kiểm tra độ trượt ngang bánh xe

Khoảng cách hai điểm gần nhất tính từ thiết bị đo độ trượt ngang tới bệ thử phanh

m

5.5. Vị trí kiểm tra khí thải

Thiết bị phân tích khí thải

Thiết bị thông gió cưỡng bức ở vị trí kiểm tra khí thải nếu vị trí kiểm tra khí thải ở trong nhà xưởng

Thiết bị xử lý khí thải (nếu có)

6

Dây chuyền số...

7

Bãi đỗ xe ra vào:

m2

8

Chiều rộng mặt đường nội bộ tại vị trí nhỏ nhất

m

9

Diện tích nhà văn phòng:

m2

....(3).... cam kết những nội dung trên là đúng thực tế.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu...

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(1)
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Gửi Sở giao thông vận tải;

(2) Ghi tên tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm (nếu có);

(3) Ghi tên đơn vị đăng kiểm kèm theo mã số.

(1) Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

PHỤ LỤC IV

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT

Phương thức kiểm tra: Lần đầu □   Duy trì □   Bổ sung □   Đột xuất □

Ngày kiểm tra: ..................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:..............................................................................................................

Nội dung kiểm tra:

I. Mặt bằng đơn vị, xưởng kiểm định, bãi đỗ xe, nhà văn phòng, đường nội bộ:

Nội dung kiểm tra:

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1. Diện tích mặt bằng xây dựng đơn vị (1) (m2)

- Đơn vị chỉ lắp đặt 01 dây chuyền kiểm định loại I

≥1.250

- Đơn vị chỉ lắp đặt 01 dây chuyền kiểm định loại II

≥1.500

- Đơn vị lắp đặt 02 dây chuyền kiểm định (ghi rõ thứ tự các dây chuyền kiểm định và loại dây chuyền kiểm định (I/II))

≥2.500

- Đơn vị lắp đặt …N…. dây chuyền kiểm định (ghi rõ thứ tự các dây chuyền kiểm định và loại dây chuyền kiểm định (I/II))

≥2.500+625x(N-02)

2. Xưởng kiểm định(3):

- Kích thước thông xe tối thiểu (DàixRộngxCao) (m)

Chỉ lắp đặt 01 dây chuyền kiểm định loại I

30x4x3,5

Lắp đặt dây chuyền kiểm định loại II

36x5x4,5

Đối với xưởng có lắp đặt 02 dây chuyền trở lên thì lấy kích thước tối thiểu đối với dây chuyền có kích thước thông xe tối thiểu lớn nhất

- Khoảng cách giữa tâm các dây chuyền: (m) (1)

≥4

- Khoảng cách giữa tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng: (m)

≥2.5

Dây chuyền số 1

a) Vị trí kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước:

- Vị trí đánh dấu (m) (1)

Dây chuyền loại I (Dài/Rộng/Khoảng hở)

≥4/≥ 2,5/≤ 1

Dây chuyền loại II (Dài/Rộng/Khoảng hở)

≥12/≥ 3/≤ 1,05

- Trong không gian phía trước thiết bị kiểm tra đèn mà ở đó không được có các vật cản ảnh hưởng đến quá trình kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước (m) (1)

≥1

- Độ bằng phẳng: (mm)

Không quá ± 6

- Đường ray để di chuyển thiết bị kiểm tra đèn

Độ dài (m) (1)

≥ 4

Độ bằng phẳng

Song song với mặt phẳng đỗ xe

Độ phẳng phần diện tích bánh xe đi qua (mm)

Không quá ± 6

b) Vị trí kiểm tra phanh:

- Khoảng cách gần nhất từ bệ thử phanh đến đầu nhà xưởng nếu có một phần vị trí kiểm tra phanh nằm ngoài xưởng (m) (1)

≥ 1,5

- Khoảng cách gần nhất từ bệ thử phanh đến đầu hầm kiểm tra trong trường hợp bệ thử phanh lắp ngoài hầm kiểm tra (m) (1)

≥ 0,6

- Vị trí đánh dấu trên sàn: (m) (1)

Dây chuyền loại I

Dài ≥ 14/ Rộng ≥3,5

Dây chuyền loại II

Dài ≥ 22/ Rộng ≥4.

- Độ phẳng khu vực ở khoảng cách tối thiểu 2,1 m phía trước và phía sau của đường trung tâm bệ thử phanh (mm)

Không quá ± 6

c) Vị trí kiểm tra gầm

- Kích thước hầm (m)

Dây chuyền loại I

Dài làm việc(L)

L≥ 6

Rộng(R)

0,6≤ R≤1,00

Độ sâu(H)

1,3≤ H≤1,75

Dây chuyền loại II

Dài làm việc(L)

L≥12

Rộng(R)

0,7≤ R≤1,05

Độ sâu(H)

1,2≤ H≤1,6

- Số lượng lối lên xuống (lối):

≥2

- Chiều cao gờ bảo vệ: (mm)

≥25

- Kích nâng

Khoảng cách từ điểm gần nhất của bàn nâng của kích nâng (khi kích nâng ở vị trí gần đầu hầm nhất) đến điểm mép trong của đầu hầm kiểm tra (m)

≥ 1,5

Kích nâng ở trạng thái chưa làm việc không được nhô cao quá so với sàn xưởng kiểm định (mm)

≤ 25

- Thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

Bề mặt làm việc của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm

Đồng phẳng với mặt sàn nhà xưởng

Độ phẳng bề mặt làm việc của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm (mm)

Không quá ± 6

Khoảng cách từ điểm gần nhất của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm đến mép trong của đầu hầm kiểm tra (m) (1)

≥ 1,5 m

d) Vị trí kiểm tra độ trượt ngang bánh xe: Khoảng cách hai điểm gần nhất tính từ thiết bị đo độ trượt ngang tới bệ thử phanh (m) (1)

Dây chuyền loại I

≥ 0,8

Dây chuyền loại II

≥ 2,8

Dây chuyền số …..

3. Bãi đỗ xe ra vào (có Vị trí dành cho xe chờ kiểm định và xe đã kiểm định xong):

4. Đường nội bộ: Chiều rộng mặt đường: (m)

5. Nhà văn phòng:

6. Phòng chờ và nhà vệ sinh cho khách hàng:

II. Thiết bị thông tin lưu trữ, truyền số liệu:

Nội dung kiểm tra:

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá

1. Máy tính và mạng cục bộ (LAN)

Máy chủ, các máy trạm ở trạng thái hoạt động bình thường. Hệ thống mạng cục bộ đảm bảo kết nối các máy trạm với máy chủ của đơn vị tốc độ tối thiểu 100Mbps

2. Kết nối mạng Internet

Đường truyền có địa chỉ IP tĩnh và thiết bị kết nối mạng (modem) hoạt động bình thường đảm bảo các máy tính trong mạng LAN có thể truy cập Internet, tốc độ theo hợp đồng với nhà cung cấp Internet tại địa phương với băng thông tối thiểu từ 100Mbps

3. Kết nối mạng riêng ảo (VPN)

Thiết bị tường lửa và VPN hoạt động bình thường, các máy tính sử dụng phần mềm Quản lý kiểm định có thể truy cập máy chủ của Cục ĐKVN

4. Phần mềm điều khiển thiết bị

Các phần mềm điều khiển thiết bị kiểm tra hoạt động bình thường;

5. Phần mềm phục vụ hoạt động kiểm định

Phần mềm Quản lý kiểm định hoạt động bình thường và có kết nối dữ liệu với phần mềm điều khiển thiết bị.

III. Trang thiết bị và nội dung khác:

Nội dung kiểm tra:

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá

1. Thiết bị văn phòng:

Có trang bị tối thiểu phục vụ cho hoạt động kiểm định đơn vị: máy tính, máy photo, máy in.

2. Thiết bị chụp ảnh xe cơ giới:

Có hiển thị thời gian chụp trên ảnh.

3. Camera giám sát và lưu trữ hình ảnh

Đảm bảo quan sát, lưu trữ được hình ảnh các vị trí kiểm tra trên dây chuyền kiểm định (các vị trí trên dây chuyền, hầm kiểm tra, vị trí kiểm tra khí xả).

Lưu trữ được clip, hình ảnh các vị trí kiểm tra trên dây chuyền kiểm định cho khoảng thời gian tối thiểu 30 ngày.

Hình ảnh camera giám sát quá trình kiểm định trên dây chuyền phải kết nối với màn hình tại phòng chờ để chủ xe theo dõi hình ảnh kiểm tra xe trong quá trình kiểm định.

Tín hiệu hình ảnh camera giám sát phải được kết nối tới cơ quan quản lý giám sát.

5. Các biển hiệu, bảng biểu và các nội dung cần thông báo

Quy định chung

a) Tại nơi chờ làm thủ tục

Các biển hiệu, thông báo (trích từ các văn bản quy định) niêm yết công khai dưới dạng bảng thông báo nền bảng trắng hoặc xanh, chữ màu xanh hoặc trắng (hoặc bảng điện tử), vị trí treo dễ thấy, dễ đọc

- Các hành vi không được thực hiện trong kiểm định xe cơ giới (kích thước tối thiểu A1)

- Các chỉ tiêu đánh giá về phanh, trượt ngang, còi điện, môi trường (kích thước tối thiểu A1)

- Giấy tờ cần thiết khi lập hồ sơ phương tiện và kiểm định (kích thước tối thiểu A1)

- Thông báo “Số điện thoại đường dây nóng” (kích thước tối thiểu A3)

- Biểu giá kiểm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí sử dụng đường bộ (kích thước tối thiểu A1)

b) Tại xưởng kiểm định

- Quy định về an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy, có kích thước tối thiểu khổ A2

- Nội quy sử dụng thiết bị tương ứng từng Vị trí, có kích thước tối thiểu khổ A2

- Nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra và khiếm khuyết, hư hỏng, có kích thước tối thiểu khổ A0

c) Bảng thông báo

- Quy trình kiểm định và các vị trí kiểm tra theo quy trình ISO của đơn vị

- Vị trí dành riêng cho kiểm định

- Những văn bản mới có liên quan đến công tác kiểm định cho cán bộ, nhân viên và chủ xe, lái xe được biết

(d) Biển hiệu đơn vị đăng kiểm

Theo mẫu ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về đơn vị đăng kiểm, QCVN 103

6. Hệ thống âm thanh để thông báo cho chủ xe

Có và hoạt động bình thường.

7. Hệ thống tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm định

Có hình thức tiếp nhận thông tin đăng ký kiểm định.

8. Màn hình tại phòng chờ

Trang bị tối thiểu 32 inch, có kết nối để quan sát quá trình kiểm định ngoài dây chuyền.

9. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000

Có giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO (yêu cầu có trong vòng 18 tháng kể từ khi đơn vị được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động)

IV. Ghi nhận khác (nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

V. Diễn giải nội dung không đạt

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (4): □ Đạt yêu cầu □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm (6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra (5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

Đối với các hạng mục kiểm tra có nhiều trường hợp, thì chỉ ghi nhận các trường hợp đúng với thực tế của đơn vị, các trường hợp khác để trống.

(1) Ghi các thông số đối với kiểm tra lần đầu hoặc nếu có thay đổi với một trong các trường hợp, trường hợp khác để trống (có bản vẽ kèm theo);

(2) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”, không áp dụng ghi “/”;

(3) Trường hợp đơn vị có các dây chuyền lắp đặt tại các nhà xưởng độc lập thì ghi rõ xác định tại từng nhà xưởng một;

(4) Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng.

(5) Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Va

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ DỤNG CỤ KIỂM TRA, THIẾT BỊ KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
DỤNG CỤ KIỂM TRA, THIẾT BỊ KIỂM TRA

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu    Duy trì    Bổ sung    Đột xuất

Ngày kiểm tra: .........................................................................................................

Địa điểm kiểm tra: ...................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị: Dây chuyền số: ……

Mục

Tên dụng cụ

Nhãn hiệu

Model

Năm sản xuất

Năm sử dụng

Thông tin khác

1.

Kích nâng xe

- Loại:

Thủy lực

Khác

- Sức nâng:

………

2.

Cục chèn bánh xe

3.

Gương quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu

4.

Đèn soi kiểm tra

5.

Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe

6.

Thước cuộn

- Số GCN kiểm định: …..

- Số tem kiểm định: …..

7.

Búa kiểm tra

8.

Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp

9.

Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới để thay thế hầm kiểm tra (nếu có)

- Loại:

Thủy lực

Khác

- Sức nâng:

………

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(1): (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): Đạt yêu cầu       Không đạt yêu cầu

B. Yêu cầu kỹ thuật(1):

TT

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Kích nâng

Nâng cả hai bánh xe trên cùng một trục

Nâng được

Tải trọng an toàn làm việc

≥ 5 tấn (loại I)

≥ 15 tấn (loại II)

2.

Cục chèn bánh xe

Vật liệu

Gỗ hoặc cao su

Chống trôi xe trong quá trình kiểm tra

Chèn được bánh xe để chặn xe dịch chuyển

3.

Gương quan sát

Loại

Cầu lồi

Đường kính của bề mặt phản xạ

≥ 600 mm

4.

Đèn soi kiểm tra cầm tay

Điện áp

≤ 36 V

Khả năng cách điện

5.

Thanh, đòn hỗ trợ KT

Phù hợp với xe kiểm tra

6.

Thước cuộn

Đơn vị đo

Hệ SI (mét)

Chiều dài tối thiểu

≥ 20 m

7.

Búa kiểm tra

Là búa chuyên dùng kiểm tra được chất lượng mối ghép bằng bu lông

8.

Dụng cụ kiểm tra áp suất lốp

Đơn vị đo

Hệ SI (bar)

Dải đo

0÷12 (bar)

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Kích nâng

Không có dấu hiệu rò rỉ môi chất công tác, các công tắc điều khiển, đồng hồ chỉ báo áp suất hoạt động bình thường

Đưa xe vào kiểm tra, kích nâng phải nâng được trục xe phù hợp theo các dây chuyền kiểm định tương ứng

III. Tài liệu của thiết bị (chỉ áp dụng đối với thiết bị nâng)

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

IV. Ghi nhận khác (nếu có)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

V. Diễn giải nội dung không đạt

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3):     □ Đạt yêu cầu       □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Vb

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ HỖ TRỢ KIỂM TRA GẦM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ HỖ TRỢ KIỂM TRA GẦM

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu   □ Duy trì    □ Bổ sung    □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:.....................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:...............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial: ………………………………..…/………..……………....

3. Dây chuyền số:...............................................................................................................

4. Năm sản xuất/Năm sử dụng/Nước sản xuất:…………/....……..……/…………….....

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(1) (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): □ Đạt yêu cầu           □ Không đạt yêu cầu

B. Yêu cầu kỹ thuật(1):

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Giới hạn tải trọng kiểm tra

≥ 2.000 kg/trục (Loại I)

≥ 13.000 kg/trục (Loại II)

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

Kiểm tra hoạt động

Không bị rò rỉ môi chất công tác, các công tắc điều khiển hoạt động đúng chức năng

Đưa xe vào kiểm tra, thiết bị phải dịch chuyển đúng hướng theo công bố của nhà sản xuất, không có tiếng kêu bất thường, không bị kẹt

Phương dịch chuyển và chế độ làm việc

Hành trình dịch chuyển

Theo công bố của nhà sản xuất

Tốc độ di chuyển

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3): □ Đạt yêu cầu         □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Vc

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ ĐO ĐỘ KHÓI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ ĐO ĐỘ KHÓI

Số: ………………

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu   □ Duy trì    □ Bổ sung    □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:...................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:.............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: …………/ ….......……/.……….

3. Dây chuyền số: ............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất:……………../………….…/………..…

5. Số GCN/thời hạn tem: ………....………………../……………….………………...……

6. Tiêu chuẩn đáp ứng: □ ISO     □ OIML       □ IEC        □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Yêu cầu kỹ thuật(1):

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1

Tính năng

Đo được độ khói (%HSU) hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1)

Ghi nhận được tốc độ nhỏ nhất, lớn nhất của động cơ, thời gian gia tốc và nhiệt độ dầu động cơ ở mỗi chu trình đo

Đo được các thông số ở chế độ gia tốc tự do

2.

Cơ cấu kẹp chặt vào ống xả kèm theo đầu lấy mẫu

Có trang bị

3.

Kích thước đầu lấy mẫu

Phù hợp theo yêu cầu đo theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị

4.

Chiều dài đầu lấy mẫu nằm trong ống xả

≥ 50 mm

5.

Thông số dải đo, độ chính xác của thiết bị phân tích khí xả

Chỉ số/ hệ số

Dải đo

Độ chính xác

Độ khói (%HSU)

0 ÷ 99

± 2,0

Hệ số hấp thụ ánh sáng (m-1)

0 ÷ 9,99

± 0,3

Tốc độ động cơ (v/p)

400 ÷ 7.500

Không quy định

Nhiệt độ dầu động cơ (oC)

0 ÷150

Không quy định

6.

Xử lý, hiển thị và lưu trữ kết quả

Có khả năng hiển thị và lưu trữ kết quả đo bằng số các giá trị độ khói và hệ số hấp thụ ánh sáng, tốc độ nhỏ nhất, lớn nhất của động cơ, thời gian tăng tốc và nhiệt độ dầu động cơ ở mỗi chu trình đo;

Ghi nhận kết quả đo độ khói, hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng trung bình và chiều rộng dải đo của 03 chu trình đo sau cùng.

B. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Khả năng kết nối với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

2.

Điều khiển thiết bị thực hiện đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

3.

Khả năng hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Thực hiện được

4.

Khả năng đưa ra các chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

5.

Khả năng đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

6.

Phiên bản phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị

Phù hợp với công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam

7.

Thể hiện phương tiện được đăng ký kiểm tra bằng phần mềm Quản lý kiểm định trong danh sách phương tiện cần thực hiện kiểm tra

Thực hiện được

8.

Các thông số đo của thiết bị được chuyển sang phần mềm Quản lý kiểm định đầy đủ theo quy định và bảo toàn giá trị như khi kiểm tra

Các thông số đo của thiết bị kiểm tra trong phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị phải đồng nhất

9.

Chức năng truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Có và thực hiện được

10.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được sao lưu trên máy chủ

11.

Thời gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

12.

Mã nhận dạng/Số Serial

Truy xuất được từ phần mềm điều khiển thiết bị

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Đầu lấy mẫu

Nguyên vẹn, không móp méo, không thủng lỗ, không bị tắc;

2.

Cảm biến tốc độ quay của trục khuỷu động cơ

Lấy được tín hiệu và biến thiên theo tốc độ quay thực tế của trục khuỷu động cơ

3.

Cảm biến nhiệt độ dầu động cơ

Nhận được tín hiệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt

4.

Chống nhiễu (tiếp đất) cho hệ thống tín hiệu thiết bị kiểm tra

Có trang bị

5.

Màn hình hiển thị

Hiển thị rõ và đầy đủ các thông tin kiểm tra

6.

Khả năng kết nối

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị

7.

Phần mềm của thiết bị

Điều khiển thiết bị hoạt động đúng chức năng

8.

Máy tính

Hoạt động bình thường và kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu

9.

Giá trị độ khói hoặc hệ số hấp thụ ánh sáng hiển thị ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

D. Kiểm tra độ chính xác: (Đơn vị □ m-1      □% HSU)

TT

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số cho phép

Giá trị

Sai lệch

Theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ±0,3 m-1 hoặc ±2 (%HSU)

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

V. Kết luận chung (3): Đạt yêu cầu        Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) -Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Vd

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ ĐO ĐỘ TRƯỢT NGANG CỦA BÁNH XE
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ
ĐO ĐỘ TRƯỢT NGANG CỦA BÁNH XE

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu     □ Duy trì      □ Bổ sung       □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:....................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:..............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: …………/ ….......……/.……….

3. Dây chuyền số: .............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất:……..…../………….…/….……..

5. Số GCN/thời hạn tem: ………....………………../……………….………………...……

6. Tiêu chuẩn đáp ứng: □ ISO      □ OIML       □ IEC       □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt (1): (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): □ Đạt yêu cầu        □ Không đạt yêu cầu

B. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Khả năng kết nối với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

2.

Điều khiển thiết bị thực hiện đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

3.

Khả năng hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Thực hiện được

4.

Khả năng đưa ra các chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

5.

Khả năng đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

6.

Phiên bản phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị

Phù hợp với công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam

7.

Thể hiện phương tiện được đăng ký kiểm tra bằng phần mềm Quản lý kiểm định trong danh sách phương tiện cần thực hiện kiểm tra

Thực hiện được

8.

Các thông số đo của thiết bị được chuyển sang phần mềm Quản lý kiểm định đầy đủ theo quy định và bảo toàn giá trị như khi kiểm tra

Các thông số đo của thiết bị kiểm tra trong phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị phải đồng nhất

9.

Chức năng truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Có và thực hiện được

10.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được sao lưu trên máy chủ

11.

Thời gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

12.

Mã nhận dạng/Số Serial

Truy xuất được từ phần mềm điều khiển thiết bị

C. Yêu cầu kỹ thuật:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Chức năng tự động đo và ghi nhận giá trị trượt ngang khi bánh xe lăn qua tấm trượt ngang(1)

Thực hiện được

2.

Bề mặt tấm trượt ngang

Đảm bảo cứng vững

3.

Giới hạn tải trọng kiểm tra tối đa(1)

≥ 2.000 kg/trục hoặc 1000 kg/bánh xe (Loại I)

≥ 13.000 kg/trục hoặc 6.500 kg/bánh xe (Loại II)

4.

Dải đo về hai phía(1)

≥ 10 (mm/m hoặc m/km)

5.

Bước đo(1)

≤ 0,1 (mm/m hoặc m/km)

6.

Sai số không quá

± 0,2 (mm/m hoặc m/km)

D. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Hành trình tối đa của tấm trượt khi di chuyển về hai phía

≥ 10 mm

2.

Kết nối và hiển thị

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị và hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

Máy tính hoạt động bình thường kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu, hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

3.

Tình trạng hoạt động

Các chi tiết, bộ phận hoạt động bình thường (không bị kẹt, lắp đặt không chắc chắn)

4.

Ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

E. Kiểm tra độ chính xác:

Mục

Hạng mục

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

(mm/m)

Đánh giá (2)

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn (mm/m)

Thông số chuẩn theo nhà sản xuất (mm/m)

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ±0,2 mm/m

Dịch trái

Dịch phải

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

3

5

7

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3): □ Đạt yêu cầu           □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm (6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Vđ

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ ĐO ÂM LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng  Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ ĐO ÂM LƯỢNG

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu      □ Duy trì     □ Bổ sung     □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:.....................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:...............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: …………/ ….......……/.……….

3. Dây chuyền số: ..............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất:……..…../………….…/….……..

5. Số GCN/thời hạn tem: …....……………………../……………….………………...……

6. Tiêu chuẩn đáp ứng: □ ISO     □ OIML       □ IEC         □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Yêu cầu kỹ thuật(1):

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Giữ giá trị âm thanh lớn nhất khi đo

Thực hiện được

2.

Màn hình hiển thị bằng số

3.

Kết nối và truyền số liệu sang máy tính

Thực hiện được

4.

Khả năng phản hồi kết quả đo

Thực hiện được ở cả mức nhanh (F) và mức chậm (S)

5.

Bộ phận chắn gió trùm lên Micro

6.

Chiều rộng dải đo

Từ 30 dB(A) đến 130dB(A)

7.

Cấp chính xác

Class/Type 2

B. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Khả năng kết nối với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

2.

Điều khiển thiết bị thực hiện đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

3.

Khả năng hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Thực hiện được

4.

Khả năng đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

5.

Phiên bản phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị

Phù hợp với công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam

6.

Thể hiện phương tiện được đăng ký kiểm tra bằng phần mềm Quản lý kiểm định trong danh sách phương tiện cần thực hiện kiểm tra

Thực hiện được

7.

Các thông số đo của thiết bị được chuyển sang phần mềm Quản lý kiểm định đầy đủ theo quy định và bảo toàn giá trị như khi kiểm tra

Các thông số đo của thiết bị kiểm tra trong phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị phải đồng nhất

8.

Chức năng truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Có và thực hiện được

9.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được sao lưu trên máy chủ

10.

Thời gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Hoạt động

Ổn định

2.

Màn hình

Hiển thị rõ ràng các thông số

3.

Bộ phận chắn gió trùm lên Micro

Không bị hỏng, rách

4.

Kết nối và truyền dữ liệu với máy tính

Thực hiện được

5.

Khả năng làm việc

Chỉ số về âm lượng phải hiển thị tương ứng với sự thay đổi của cường độ âm thanh

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3): □ Đạt yêu cầu          □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó

PHỤ LỤC Ve

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ KIỂM TRA ĐÈN CHIẾU SÁNG PHÍA TRƯỚC

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu     □ Duy trì     □ Bổ sung     □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:......................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:................................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: …………/ ….......……/.……….

3. Dây chuyền số: ....................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất:……..…../………….…/….……..

5. Số GCN/thời hạn tem: …....……………………../……………….………………...……

6. Tiêu chuẩn đáp ứng: □ ISO       □ OIML        □ IEC        □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt(1): (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): □ Đạt yêu cầu       □ Không đạt yêu cầu

B. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Khả năng kết nối với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

2.

Điều khiển thiết bị thực hiện đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

3.

Khả năng hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Thực hiện được

4.

Khả năng đưa ra các chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

5.

Khả năng đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

6.

Phiên bản phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị

Phù hợp với công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam

7.

Thể hiện phương tiện được đăng ký kiểm tra bằng phần mềm Quản lý kiểm định trong danh sách phương tiện cần thực hiện kiểm tra

Thực hiện được

8.

Các thông số đo của thiết bị được chuyển sang phần mềm Quản lý kiểm định đầy đủ theo quy định và bảo toàn giá trị như khi kiểm tra

Các thông số đo của thiết bị kiểm tra trong phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị phải đồng nhất

9.

Chức năng truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Có và thực hiện được

10.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được sao lưu trên máy chủ

11.

Thời gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

12.

Mã nhận dạng/Số Serial

Truy xuất được từ phần mềm điều khiển thiết bị

C. Yêu cầu kỹ thuật:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Đo cường độ và độ lệch chùm sáng xa, chùm sáng gần(1)

Thực hiện được

2.

Di chuyển buồng đo lên, xuống và xoay một góc nhất định quanh trục đỡ buồng đo(1)

Thực hiện được

3.

Thiết bị di chuyển được sang hai bên để kiểm tra đèn của các loại xe khác nhau(1)

Thực hiện được

4.

Chiều cao tâm buồng đo(1)

Điều chỉnh được trong phạm vi tối thiểu từ 250 mm đến 1.300 mm so với mặt sàn vị trí kiểm tra.

5.

Có chức năng hỗ trợ xác định và định vị vị trí đo

Thực hiện được

6.

Dải đo cường độ (cd) (1)

0 - 125.000

Độ lệch dải đo cm/10m (%)

Trên

0-60 (0-6)

Dưới

0-60 (0-6)

Trái

0-100 (0-10)

Phải

0-100 (0-10)

7.

Độ chính xác dải đo cường độ (cd)

± 10 (%)

Độ chính xác Dải đo độ lệch cm/10m (%)

± 2 (± 0,2)

8.

Hiển thị cường độ, độ lệch chùm sáng của đèn chiếu xa; độ lệch chùm sáng của đèn chiếu gần(1)

Thực hiện được

9.

Khả năng xác định điểm gãy của đường cut-off của đèn chiếu gần

Xác định đúng (theo phương pháp quy định tại phụ lục II - QCVN 103 hoặc sử dụng thiết bị tạo cường độ chùm sáng chuẩn và độ lệch chùm sáng chuẩn để đánh giá)

D. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Trụ đỡ buồng đo

Theo phương thẳng đứng

2.

Buồng đo

Được lắp đặt chắc với trụ đỡ buồng đo và đảm bảo cân bằng ở vị trí kiểm tra theo cả phương dọc và phương ngang

3.

Sự di chuyển

Bánh xe di chuyển dễ dàng, không rơ rão

4.

Màn hình

Hiển thị đầy đủ, rõ ràng các thông tin

5.

Phím điều khiển

Hoạt động đúng chức năng

6.

Thời gian làm việc tối thiểu khi ngắt nguồn điện đầu vào

Tối thiểu 3 phút.

7.

Kết nối và truyền được dữ liệu

Thực hiện được

E. Kiểm tra độ chính xác

TT

Hạng mục

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

a. Kiểm tra độ lệch: (đơn vị: cm/10m; %)

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ± 2 cm/10m (± 0,2 %)

Trên

Dưới

Trái

Phải

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

Giá trị

Sai lệch

b. Kiểm tra cường độ sáng:

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn (cd)

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá ± 10%

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

Giá trị (cd)

Sai lệch (%)

8000

10000

20000

30000

40000

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

.............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3): □ Đạt yêu cầu         □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Vg

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ PHÂN TÍCH KHÍ XẢ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ PHÂN TÍCH KHÍ XẢ

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu    □ Duy trì     □ Bổ sung      □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:.....................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:...............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: …………/ ….......……/.……….

3. Dây chuyền số: ..............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất:……..…../………….…/….……..

5. Số GCN/thời hạn tem: …....……………………../……………….………………...……

6. Tiêu chuẩn đáp ứng: □ ISO    □ OIML     □ IEC      □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Yêu cầu kỹ thuật:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Đo các thành phần khí thải của động cơ cháy cưỡng bức: CO, CO2, HC, O2 (1)

Đo và hiển thị được

2.

Hệ số Lamda (λ)

Hiển thị được

3.

Ghi nhận tốc độ và nhiệt độ dầu động cơ trong quá trình kiểm tra

Thực hiện và hiển thị được

4.

Hệ thống tách nước chống xâm nhập vào buồng kiểm tra

Có trang bị

5.

Cơ cấu kẹp chặt vào ống xả kèm theo đầu lấy mẫu(1)

Có trang bị

6.

Kích thước đầu lấy mẫu(1)

Phù hợp theo yêu cầu đo theo khuyến cáo của nhà sản xuất thiết bị

7.

Chiều dài đầu lấy mẫu nằm trong ống xả(1)

≥ 300 mm

8.

Thông số dải đo, độ chính xác của thiết bị phân tích khí xả

Chỉ số/ hệ số

Dải đo

Độ chính xác

CO (% vol)

0 - 5

± 0,03 hoặc 5% giá trị đo (lấy giá trị lớn hơn)

CO2 (%vol)

0 - 16

± 0,5 hoặc 5% giá trị đo (lấy giá trị lớn hơn)

HC (ppm)

0 - 2000

± 10 hoặc 5% giá trị đo (lấy giá trị lớn hơn)

O2 (% vol)

0 - 21

± 0,1 hoặc 5% giá trị đo (lấy giá trị lớn hơn)

Lamda (λ)

0,8 - 1,2

Không quy định

Tốc độ động cơ (v/p)

400 - 9990

Không quy định

Nhiệt độ dầu động cơ (0C)

0 - 150

Không quy định

9.

Khả năng hiển thị và lưu trữ kết quả đo bằng giá trị nồng độ các thành phần khí thải, hệ số lamda, giá trị tốc độ và nhiệt độ dầu động cơ ở chế độ tốc độ không tải và chế độ tốc độ không tải có tăng tốc

Thực hiện được

B. Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Khả năng kết nối với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

2.

Điều khiển thiết bị thực hiện đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

3.

Khả năng hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Thực hiện được

4.

Khả năng đưa ra các chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

5.

Khả năng đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

6.

Phiên bản phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị

Phù hợp với công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam

7.

Thể hiện phương tiện được đăng ký kiểm tra bằng phần mềm Quản lý kiểm định trong danh sách phương tiện cần thực hiện kiểm tra

Thực hiện được

8.

Các thông số đo của thiết bị được chuyển sang phần mềm Quản lý kiểm định đầy đủ theo quy định và bảo toàn giá trị như khi kiểm tra

Các thông số đo của thiết bị kiểm tra trong phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị phải đồng nhất

9.

Chức năng truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Có và thực hiện được

10.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được sao lưu trên máy chủ

11.

Thời gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

12.

Mã nhận dạng/Số Serial

Truy xuất được từ phần mềm điều khiển thiết bị

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá

1.

Đầu lấy mẫu

Nguyên vẹn, không móp méo, rò rỉ, không bị tắc

2.

Màn hình hiển thị

Hiển thị rõ và đầy đủ các thông tin

3.

Cảm biến tốc độ quay của trục khuỷu động cơ

Lấy được tín hiệu và biến thiên theo tốc độ quay thực tế của trục khuỷu động cơ

4.

Cảm biến nhiệt độ dầu động cơ

Nhận được tín hiệu khi tiếp xúc với nguồn nhiệt

5.

Phần mềm của thiết bị

Điều khiển thiết bị hoạt động đúng chức năng

6.

Máy tính

Hoạt động bình thường và kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu

7.

Hiển thị giá trị các chỉ số HC, CO, hệ số (λ) trên màn hình ở trạng thái sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3): □ Đạt yêu cầu       □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra, đánh giá lần đầu;

(2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC Vh

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ KIỂM TRA PHANH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
THIẾT BỊ KIỂM TRA PHANH

Phương thức kiểm tra: □ Lần đầu     □ Duy trì     □ Bổ sung     □ Đột xuất

Ngày kiểm tra:....................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:..............................................................................................................

I. Thông tin về thiết bị

1. Nhãn hiệu/Model: …………………………………/……………………………………..

2. Mã nhận dạng/Số Serial/Phiên bản phần mềm: …………/ ….......……/.……….

3. Dây chuyền số: ...............................................................................................................

4. Năm sản xuất/ Năm sử dụng/Nước sản xuất:……..…../………….…/….……..

5. Số GCN/thời hạn tem: …....……………………../……………….………………...……

6. Tiêu chuẩn đáp ứng: □ ISO    □ OIML      □ IEC       □ TCVN

II. Nội dung kiểm tra

A. Điều kiện lắp đặt (1): (Ghi nhận kết quả theo biên bản kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật): □ Đạt yêu cầu         □ Không đạt yêu cầu

Yêu cầu về phần mềm điều khiển thiết bị:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Khả năng kết nối với thiết bị kiểm tra

Thực hiện được

2.

Điều khiển thiết bị thực hiện đúng chức năng theo quy trình kiểm tra

Thực hiện được

3.

Khả năng hiển thị các giá trị đo theo thời gian thực

Thực hiện được

4.

Khả năng đưa ra các chỉ thị để người kiểm tra thực hiện các thao tác

Thực hiện được

5.

Khả năng đọc được các kết quả đo tương ứng với từng thiết bị khi kết thúc quá trình kiểm tra và lưu trữ trong cơ sở dữ liệu

Thực hiện được

6.

Phiên bản phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị

Phù hợp với công bố của Cục Đăng kiểm Việt Nam

7.

Thể hiện phương tiện được đăng ký kiểm tra bằng phần mềm Quản lý kiểm định trong danh sách phương tiện cần thực hiện kiểm tra

Thực hiện được

8.

Các thông số đo của thiết bị được chuyển sang phần mềm Quản lý kiểm định đầy đủ theo quy định và bảo toàn giá trị như khi kiểm tra

Các thông số đo của thiết bị kiểm tra trong phần mềm Quản lý kiểm định và phần mềm điều khiển thiết bị phải đồng nhất

9.

Chức năng truy xuất dữ liệu để hiển thị và in ra kết quả của các lần kiểm tra được lưu trữ

Có và thực hiện được

10.

Dữ liệu của phần mềm điều khiển thiết bị

Được sao lưu trên máy chủ

11.

Thời gian lưu trữ dữ liệu trên máy chủ của đơn vị

Tối thiểu 36 tháng

12.

Mã nhận dạng/Số Serial

Truy xuất được từ phần mềm điều khiển thiết bị

B. Yêu cầu kỹ thuật:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Loại thiết bị kiểm tra phanh(1)

Loại con lăn, có chức năng kiểm tra lực phanh trên mỗi trục bánh xe và có tích hợp kiểm tra khối lượng cầu xe khi kiểm tra phanh

2.

Giới hạn kiểm tra tải trọng trục tối đa theo công bố của nhà sản xuất thiết bị(1)

≥ 2.000 kg (loại I)

≥ 13.000 kg (loại II)

3.

Kích thước lắp đặt(1)

Khoảng cách giữa mép trong của 2 con lăn (tính đến bề mặt làm việc) ≤ 850 mm (loại I)

Khoảng cách giữa mép ngoài của 2 con lăn (tính đến bề mặt làm việc) ≥ 2750 mm (loại II)

4.

Tự động dừng khi có hiện tượng trượt giữa bánh xe và con lăn trong quá trình kiểm tra

Thực hiện được

5.

Hiển thị và ghi nhận giá trị lực phanh tại từng thời điểm ở từng bánh xe trên mỗi trục

Thực hiện được

6.

Kiểm tra hệ thống phanh đỗ và hệ thống phanh chính

Thực hiện được

7.

Tính năng rà oval

Thực hiện được

8.

Hệ số bám con lăn (μ) theo công bố của nhà sản xuất thiết bị (đối với thiết bị chưa qua sử dụng) (1)

≥ 0,5

9.

Hệ số bám con lăn (μ) (trong điều kiện làm việc với bề mặt tiếp xúc giữa lốp xe và con lăn là khô và lốp xe ở trạng thái hoạt động bình thường) tính toán theo công thức:

≥ 0,5

10.

Chiều dài con lăn (mm) (tính đến bề mặt làm việc) (1)

≥ 650 mm (loại I)

≥ 900 mm (loại II)

11.

Đường kính con lăn (tính đến bề mặt làm việc) (chỉ áp dụng đối với thiết bị chưa qua sử dụng)

≥ 150 mm (loại I)

≥ 200 mm ( loại II)

12.

Số lượng cảm biến khối lượng(1)

≥ 4 ( loại I)

≥ 8 ( loại II)

13.

Dung sai khi kiểm tra lực thẳng đứng (tải trọng trục)

±300 N ở mức dưới 10.000 N

± 3% ở mức từ 10.000 N

14.

Thiết bị điều khiển từ xa và điều khiển trực tiếp tại vị trí tủ điều khiển(1)

Có trang bị

15.

Độ chính xác của phép đo lực phanh

± 100 N ở mức dưới 2.000 N

± 3 % ở mức từ 2.000 N trở lên

16.

Sai lệch lực phanh tối đa ở cùng điểm đo giống nhau giữa bên trái và bên phải của bệ thử phanh

± 100 N ở mức dưới 2.000 N

± 5 % ở mức từ 2.000 N trở lên

17.

Dải đo của thiết bị trên mỗi bánh xe(1)

Tối thiểu 0 ÷ 7.500 N (loại I)

Tối thiểu 0 ÷ 30.000 N (loại II)

18.

Bước đo của dải đo(1)

≤ 200 N (đối với thang đo < 5.000 N)

≤ 500 N (đối với thang đo ≥ 5.000 N)

19.

Thiết bị có chương trình kiểm tra khác nhau của xe AWD và các xe còn lại(1)

20.

Hiển thị chế độ kiểm tra phanh AWD trên màn hình điều khiển(1)

Hiển thị được

21.

Hiển thị kết quả kiểm tra phanh của xe AWD(1)

Hiển thị giá trị độ lệch lực phanh trên mỗi trục khi giá trị lực phanh được lấy ở cùng thời điểm

22.

Số lượng thiết bị kiểm tra được xe AWD(1)

≥ 1

23.

Hiển thị giá trị lực phanh riêng ở từng bánh xe trên mỗi trục(1)

Hiển thị được

24.

Hiển thị hiệu quả phanh trên trục và hiệu quả phanh toàn bộ được tính theo công thức(1):

Hiển thị được

25.

Hiển thị hiệu quả phanh toàn bộ được tính theo công thức(1):

Hiển thị được

26.

Hiển thị sai lệch lực phanh giữa hai bên bánh xe trên cùng một trục theo công thức(1):

Hiển thị được

C. Kiểm tra tình trạng hoạt động:

Mục

Hạng mục kiểm tra

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

1.

Con lăn ma sát

Không bị bong tróc lớp ma sát đến khung xương

2.

Tình trạng làm việc

Quay trơn không bị biến dạng, cong vênh

Các chi tiết, tổng thành hoạt động bình thường, không bị kẹt, không có các tiếng kêu hoặc rung giật bất thường

3.

Kết nối và hiển thị

Kết nối được với phần mềm điều khiển thiết bị và hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

- Máy tính hoạt động bình thường kết nối được với mạng nội bộ và truyền được số liệu, hiển thị rõ ràng, đầy đủ các thông tin

4.

Giá trị lực phanh và khối lượng hiển thị ở trạng thái cân bằng, sẵn sàng làm việc

Không hiển thị giá trị hoặc hiển thị giá trị trong sai số cho phép của nhà sản xuất

D. Kiểm tra độ chính xác:

Mục

Hạng mục

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

a. Kiểm tra độ chính xác lực phanh

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số cho phép theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá các giá trị sau:

Trái (N)

Phải (N)

Độ lệch trái/phải (%)

Lực phanh

Độ lệch trái/phải

(Theo nhà sản xuất)

≤ 2000 N là ± 100 N

≤ 2000 N là ± 100 N

> 2000 N là ± 3,0%

> 2000 N là ± 5,0%

b. Kiểm tra độ chính xác cảm biến khối lượng (đo lực thẳng đứng)

1.

Độ chính xác

Thông số chuẩn

Sai số theo công bố của nhà sản xuất và không được vượt quá các giá trị sau:

Kết quả kiểm tra

Đánh giá (2)

(theo nhà sản xuất)

< 10 kN là ± 300N

Giá trị (N)

Độ lệch (%)

≥ 10kN là ± 3%

III. Tài liệu của thiết bị

Mục

Loại tài liệu

Yêu cầu

Kết quả kiểm tra

Đánh giá(2)

1.

Chứng từ sở hữu (1):

2.

C/O (1):

3.

C/Q (1):

4.

Tài liệu hướng dẫn sử dụng (1):

5.

Sổ quản lý thiết bị:

6.

Tài liệu chứng minh phù hợp với ISO, OIML, IEC,TCVN (1):

IV. Diễn giải nội dung không đạt

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

V. Ghi nhận khác (nếu có)

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

VI. Kết luận chung (3): □ Đạt yêu cầu          □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(6)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Người kiểm tra(5)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) - Chỉ kiểm tra, đánh giá lần đầu;

 (2) - Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu ghi “Đ”, không đạt ghi “KĐ”; không áp dụng ghi “/”;

(3) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(4) - Chỉ kiểm tra đánh giá định kỳ;

(5) - Trường hợp có nhiều người kiểm tra thì những ai tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá sẽ cùng ký.

(6) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

Lưu ý:

Kiểm tra đột xuất, bổ sung hoặc kiểm tra sau khắc phục thì chỉ tiến hành kiểm tra, đánh giá các hạng mục có liên quan; các hạng mục khác được thừa hưởng kết quả của lần đánh giá liền kề trước đó.

PHỤ LỤC VI

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN LỰC VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHÂN LỰC
VÀ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH

Phương thức kiểm tra: Lần đầu □    Duy trì □     Bổ sung □      Đột xuất □

Ngày kiểm tra: ......................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:..............................................................................................................

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, dữ liệu giai đoạn từ ngày1................ đến ngày...............

Nội dung kiểm tra:

1. Cơ cấu tổ chức, Nhân lực:

Cơ cấu tổ chức:

Đạt

Không đạt

+ Sơ đồ tổ chức, quyết định thành lập các bộ phận.

Hồ sơ nhân lực2:

+ Hợp đồng lao động theo quy định; quyết định tuyển dụng hoặc tiếp nhận;

+ Chứng chỉ đăng kiểm viên;

+ Xác nhận tập huấn nhân viên nghiệp vụ;

+ Quyết định bổ nhiệm phụ trách bộ phận kiểm định;

+ Quyết định bổ nhiệm Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm.

Ghi chú: ..............................................................................................................

2. Việc xây dựng, ban hành quy trình nội bộ của đơn vị đăng kiểm; kiểm tra, đánh giá hoạt động của dây chuyền kiểm định3:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Yêu cầu sửa chữa, khắc phục:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

4. Đề xuất, kiến nghị:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

5. Kết luận chung (1):     □ Đạt yêu cầu        □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(2)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(2) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

___________________

1 Không áp dụng đối với kiểm tra lần đầu.

2 Kiểm tra, đánh giá hồ sơ và các thay đổi giữa hai kỳ kiểm tra (bao gồm kiểm tra, đánh giá lần đầu và duy trì)

3 Sử dụng phương tiện phù hợp với từng loại dây chuyền để kiểm tra, đánh giá sự hoạt động của dây chuyền đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

PHỤ LỤC VII

MẪU BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ VÀ DỮ LIỆU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
HỒ SƠ VÀ DỮ LIỆU KIỂM ĐỊNH

Phương thức kiểm tra: Lần đầu □    Duy trì □      Bổ sung □      Đột xuất □

Ngày kiểm tra: ......................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:................................................................................................................

Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, dữ liệu giai đoạn từ ngày................. đến ngày...............

Nội dung kiểm tra:

1. Kiểm tra hồ sơ:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Kiểm tra dữ liệu kiểm định:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Yêu cầu sửa chữa khắc phục những vấn đề sau:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

4. Kết luận chung (1):    □ Đạt yêu cầu       □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(2)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(2) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

PHỤ LỤC VIII

MẪU BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ SỔ THEO DÕI, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUẢN LÝ SỬ DỤNG ẤN CHỈ VÀ VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH THU, NỘP GIÁ, LỆ PHÍ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
SỔ THEO DÕI, CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, QUẢN LÝ SỬ DỤNG ẤN CHỈ VÀ
VIỆC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH THU GIÁ, LỆ PHÍ

Phương thức kiểm tra: Lần đầu □    Duy trì □    Bổ sung □    Đột xuất □

Ngày kiểm tra: ......................................................................................................

Địa điểm kiểm tra:................................................................................................................

Kiểm tra, đánh giá Sổ theo dõi, chế độ báo cáo, quản lý sử dụng ấn chỉ và việc tuân thủ quy định thu giá, lệ phí giai đoạn từ ngày................. đến ngày.................

Nội dung kiểm tra:

1. Sổ theo dõi, biểu mẫu:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

2. Quản lý, sử dụng ấn chỉ:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

3. Chế độ báo cáo, truyền số liệu:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

4. Kiểm kê ấn chỉ:

Stt

Loại ấn chỉ/danh mục

Số lượng

Từ seri

Đến seri

Ghi chú

1

Loại ấn chỉ10

- Tồn kỳ trước

- Nhận mới trong kỳ

- Sử dụng11

- Hư hỏng12

/

/

- Tồn cuối kỳ

Số seri hỏng:

.....................................................................................................................................................

Ghi chú:

.....................................................................................................................................................

5. Hủy ấn chỉ hỏng, ấn chỉ không còn giá trị sử dụng:

- Đã hủy ấn chỉ hỏng theo bản kê tại mục 4;

- Hủy ấn chỉ không còn giá trị sử dụng bao gồm:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

6. Kiểm tra việc thực hiện tuân thủ các mức thu giá, lệ phí:

- Việc niêm yết công khai bảng biểu giá kiểm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận và phí sử dụng đường bộ theo quy định tại phòng chờ làm thủ tục kiểm định:

………………………………………………………………...…………………..

- Các mức thu giá theo quy định:

.............................................................................................................................................

- Các mức thu lệ phí theo quy định:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Các loại thu giá, lệ phí khác (nếu có):

.............................................................................................................................................

7. Nội dung cần khắc phục:

.............................................................................................................................................

8. Kết luận chung (1):      □ Đạt yêu cầu          □ Không đạt yêu cầu

Biên bản đã được thông qua và lập thành 02 bản, 01 bản lưu tại đơn vị đăng kiểm, 01 bản gửi về Cơ quan kiểm tra, đánh giá.

Đơn vị đăng kiểm/Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm(2)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Người kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) - Tích dấu “√” vào ô vuông tương ứng;

(2) - Tổ chức thành lập đơn vị đăng kiểm đối với kiểm tra, đánh giá lần đầu.

___________________

10 Các loại ấn chỉ do Cục Đăng kiểm Việt Nam phát hành cấp cho các đơn vị đăng kiểm

11 Không bao gồm ấn chỉ hỏng

12 Chỉ ghi số lượng

PHỤ LỤC IX

MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Đơn vị ĐK XCG…
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

......, ngày.... tháng..... năm...

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH

 (Từ ngày... tháng... năm... đến ngày... tháng... năm...)

Kính gửi: ………………..1

Đơn vị đăng kiểm ..................................................................................................

Địa chỉ:................................... ĐT:......................... FAX: ....................................

Báo cáo tình hình hoạt động trong kỳ (từ ngày..... đến ngày.....) như sau:

1. Diện tích đơn vị đăng kiểm, nhà xưởng, bãi đỗ xe:

(Không/có thay đổi so với kỳ kiểm tra, đánh giá lần trước - yêu cầu ghi rõ những thay đổi nếu có).

2. Thiết bị kiểm định, dụng cụ kiểm tra:

- Số dây chuyền:....................................................................................................

- Thiết bị kiểm định, dụng cụ kiểm tra bổ sung trong kỳ:.....................................

- Tình trạng hoạt động hiện tại của thiết bị: ..........................................................

3. Thiết bị thông tin lưu trữ và truyền số liệu:

- Thiết bị bổ sung trong kỳ:...................................................................................

- Tình trạng hoạt động hiện tại của thiết bị: ..........................................................

4. Các trang thiết bị khác:

- Trang thiết bị kiểm định bổ sung trong kỳ: ........................................................

- Tình trạng hoạt động hiện tại của trang thiết bị:.................................................

- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: (có/không) .................

- Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: (có/không) ....................................................................................................................

5. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm: (lập danh sách theo mẫu Phụ lục II của Thông tư này)

6. Việc thực hiện quy trình kiểm định:

- Đảm bảo/không đảm bảo việc tuân thủ quy trình kiểm định xe cơ giới trong kỳ hoạt động.

- Nêu đầy đủ các vi phạm, kỷ luật của đơn vị, cá nhân (nếu có) trong kỳ báo cáo.

7. Sổ theo dõi, chế độ báo cáo và quản lý, sử dụng ấn chỉ kiểm định:

- Các loại sổ theo quy định: (đủ/thiếu)..................................................................

- Việc ghi chép thông tin trong các sổ: (đủ/thiếu).................................................

- Quản lý, sử dụng ấn chỉ: (đúng/không đúng quy định/mất/không mất) .............

8. Việc tuân thủ quy định mức thu giá, lệ phí:

Mức thu đúng/không đúng quy định.

9. Kiểm kê ấn chỉ:

1. Ấn chỉ … :

2. Ấn chỉ …:

Số lượng tồn kỳ trước:....................

Số lượng nhận mới trong kỳ:.........

Số lượng sử dụng:..........................

Số lượng hỏng:...............................

Số lượng tồn:.................................

Từ số............... đến số....................

Số lượng tồn kỳ trước:.......................

Số lượng nhận mới trong kỳ:............

Số lượng sử dụng:.............................

Số lượng hỏng:..................................

Số lượng tồn:.....................................

Từ số................ đến số......................

10. Đề nghị của đơn vị đăng kiểm:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

Đơn vị đăng kiểm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Cơ quan kiểm tra, đánh giá

PHỤ LỤC X

BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỘT XUẤT HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐỘT XUẤT
HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

Căn cứ .............................................................................................................................

Hôm nay, hồi ……giờ…… ngày…… tháng…… năm ……………………….……..…..

Tại đơn vị đăng kiểm:....................................................., điện thoại:...............................

Địa chỉ:.............................................................................................................................

I. Đoàn kiểm tra:

(Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng thành viên tham gia lập biên bản)

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

II. Đại diện Tổ thức thành lập đơn vị đăng kiểm:

(Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng thành viên tham gia lập biên bản)

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

III. Đại diện đơn vị đăng kiểm:

(Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng thành viên tham gia lập biên bản)

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

IV. Nội dung kiểm tra:

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

V. Kết quả kiểm tra:

(Tổng hợp kết quả được ghi nhận từ các biên bản tương ứng với nội dung kiểm tra theo mẫu quy định tại Thông tư này)

……………………………………………………………………...……………..……………

………………………………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………….………………

VI. Ý kiến của Đơn vị, cá nhân (nếu có):

……………………………………………………………………...……………..……………

………………………………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………….………………

VII. Kết luận của Đoàn kiểm tra:

……………………………………………………………………...……………..……………

………………………………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………….………………

Đơn vị đăng kiểm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC XI

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ LẠI KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………

 

BIÊN BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ LẠI KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH

Căn cứ ...............................................................................................................................

Hôm nay, hồi ……giờ…… ngày…… tháng…… năm ……………………….……..…..

Tại địa điểm:..................................................................................................................

Địa chỉ:...............................................................................................................................

I. Đoàn kiểm tra(1):

(Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng thành viên tham gia lập biên bản)

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

II. Đại diện đơn vị đăng kiểm(2):

(Ghi rõ họ tên, chức vụ của từng thành viên tham gia lập biên bản)

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

III. Đại diện chủ xe:

(Ghi rõ họ tên của từng thành viên tham gia lập biên bản)

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

IV. Nội dung kiểm tra:

……………………………………………………………………...……………..…….………

…………………………………………………………………….……………………..…...…

V. Kết quả kiểm tra:

……………………………………………………………………...……………..……………

………………………………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………….………………

VI. Ý kiến của Đơn vị, cá nhân (nếu có):

……………………………………………………………………...……………..……………

………………………………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………….………………

VII. Kết luận của Đoàn kiểm tra:

……………………………………………………………………...……………..……………

………………………………………………………………………………….………………

………………………………………………………………………………….………………

Đơn vị đăng kiểm
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

Đại diện chủ xe
(Ký, ghi rõ họ tên)

Đoàn kiểm tra
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) - Trường hợp phương tiện không có tại đơn vị đăng kiểm, ghi rõ thêm thành phần của cơ quan chức năng tham gia phối hợp.

(2) - Đơn vị đăng kiểm nơi đưa phương tiện đến kiểm tra, đánh giá lại; trường hợp kiểm tra xe tại nơi dừng đỗ thì bỏ trống.

PHỤ LỤC XII

MẪU SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2023/TT-BGTVT ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TÊN CQ, TC CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:……………

 

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No. 44/2023/TT-BGTVT

Hanoi, December 29, 2023

 

CIRCULAR

GUIDELINES ON IMPLEMENTATION OF DECREE NO. 139/2018/ND-CP DATED OCTOBER 8, 2018 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON MOTOR VEHICLE INSPECTION SERVICE BUSINESS AND DECREE NO. 30/2023/ND-CP DATED JUNE 8, 2023 OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON AMENDMENTS TO DECREE NO. 139/2018/ND-CP OF THE GOVERNMENT OF VIETNAM ON MOTOR VEHICLE INSPECTION SERVICE BUSINESS

Pursuant to the Law on Road Traffic dated November 13, 2008;

Pursuant to Decree No. 56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Transport of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 139/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam on motor vehicle inspection service business;

Pursuant to Decree No. 30/2023/ND-CP dated June 8, 2023 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 139/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam on motor vehicle inspection service business;

At the request of the Director of the Department of Science, Technology, and Environment and the Director of the Vietnam Register;

The Minister of Transport of Vietnam hereby promulgates a Circular on guidelines on the implementation of Decree No. 139/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam on motor vehicle inspection service business and Decree No. 30/2023/ND-CP dated June 8, 2023 of the Government of Vietnam on amendments to Decree No. 139/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam on motor vehicle inspection service business.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope

This Circular provides guidelines on the implementation of Decree No. 139/2018/ND-CP dated October 8, 2018 of the Government of Vietnam and Decree No. 30/2023/ND-CP dated June 8, 2023 of the Government of Vietnam.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to organizations and individuals involved in motor vehicle inspection service management and provision.

2. This Circular does not apply to organizations and individuals that only inspect motor vehicles used for national defense and security purposes.

Chapter II

INSPECTION, ASSESSMENT, AND ISSUANCE OF CERTIFICATES OF ELIGIBILITY FOR MOTOR VEHICLE INSPECTION

Article 3. Applications for certificates of eligibility for motor vehicle inspection

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Inspection, assessment, and issuance of certificates of eligibility for motor vehicle inspection

1. Inspection, assessment, and issuance of certificates of eligibility for motor vehicle inspection include:

a) Inspection and assessment of the physical facilities of the inspection unit: assurance of conformity with National Technical Regulations on motor vehicle inspection units, recorded in writing following the form specified in Appendix IV enclosed herewith;

b) Inspection and assessment of inspection equipment and tools: review of the operational conditions of inspection equipment and tools; inspection and calibration of equipment according to Article 18, Article 19 of the Law on Measurement 2011, recorded in writing following the forms specified in Appendixes Va, Vb, Vc, Vd, Vdd, Ve, Vg, and Vh enclosed herewith;

c) Inspection and assessment of the organizational structure and personnel: documents showing the organizational structure of the inspection unit prescribed in Clause 1 Article 7 of Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Clause 6 Article 1 of Decree No. 30/2023/ND-CP) include: organizational diagrams, establishment decisions of departments issued by and within the jurisdiction of the head of the inspection unit, head of the organization establishing the inspection unit, or regulatory authority of the inspection unit. Comparison of the information of the head of the unit, person in charge of the inspection department, inspectors, and personnel specified in the list of personnel of the inspection unit specified in Appendix II enclosed herewith with the documentation stored at the inspection unit. Inspection and assessment results shall be written in Section 1 of inspection and assessment minutes following the form specified in Appendix VI enclosed herewith;

d) Inspection of the formulation and issuance of internal procedures of the inspection unit according to Clause 4 Article 17 of this Circular. Inspection and assessment results shall be written in Section 2 of the inspection and assessment minutes following the form specified in Appendix VI enclosed herewith;

dd) Inspection and assessment of the activities of inspection lines: inspection and assessment (using equipment appropriate to each type of thematic inspection lines) of activities of inspection lines; use of software for motor vehicle inspection; connection of data between inspection management software and inspection equipment control software; activities of the inspection supervision system. Inspection and assessment results shall be written in Section 2 of the inspection and assessment minutes following the form specified in Appendix VI enclosed herewith;

e) Inspection of the establishment of monitoring and management logbooks according to regulations on technical and environmental safety inspection of road motor vehicles; monitoring and management of types of inspection forms of the Vietnam Register issued to the inspection unit. Inspection and assessment results shall be written in Section 1 of the inspection and assessment minutes following the form specified in Appendix VIII enclosed herewith.

2. Inspection and assessment results shall be recorded following the form specified in Appendix I enclosed with Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Decree No. 30/2023/ND-CP) based on the summary of results from inspection and assessment minutes formulated by the members of the delegation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Annually, Departments of Construction shall formulate plans to inspect and assess the maintenance of the conditions of physical facilities, organizational structure, personnel, and inspection operations of inspection units in their areas to ensure such units comply with regulations on motor vehicle inspection service business. Inspection and assessment include:

1. Inspection and assessment of technical facilities of the inspection unit: assurance of conformity with National Technical Regulations on motor vehicle inspection units and comparison with the latest assessment to consider any changes, recorded in writing following the form specified in Appendix IV enclosed herewith.

2. Inspection and assessment of inspection equipment and tools: review of the operational conditions of inspection equipment and tools; inspection and calibration of equipment according to Article 18, Article 19 of the Law on Measurement 2011, recorded in writing following the forms specified in Appendixes Va, Vb, Vc, Vd, Vdd, Ve, Vg, and Vh enclosed herewith.

3. Inspection of the organizational structure, personnel, and implementation of the inspection procedure

a) Inspection of the organizational structure and personnel: maintenance of the organizational structure of the inspection unit according to Point c Clause 1 Article 4 of this Circular; assignment and implementation of tasks of inspectors with implementation contents written on inspector’s certificates. Inspection and assessment results shall be written in Section 1 of the inspection and assessment minutes following the form specified in Appendix VI enclosed herewith;

b) Inspection and assessment of the implementation of the inspection procedure: assessment of compliance with relevant regulations in the implementation of the motor vehicle inspection procedure of the inspection unit through the inspection of records (vehicle records, inspection records, and renovated vehicle testing records), data (electronic data, image data), monitoring and management logbooks, and regulations on data transmission reports. Inspection and assessment results shall be written in Section 2 of the inspection and assessment minutes following the form specified in Appendix VI enclosed herewith.

4. Inspection and assessment of inspection records and data: inspection of records made under the method of probability of at least 3 months. Each month, at least 10 records shall be inspected, ensuring the adequacy of records of vehicles inspected by the unit, archived electronic data, and archived image data from surveillance cameras. Inspection and assessment results shall be written in the minutes following the form specified in Appendix VII enclosed herewith.

5. Inspection and assessment of monitoring logbooks, regulations on reports, and management and use of inspection forms, and compliance with regulations on collection of prices and fees as per regulation: inspection of the management and establishment of logbooks and recording of logbooks; management and use of inspection forms prescribed in Point e Clause 1 Article 4 of this Circular; regulations on reports, data transmission; compliance with regulations on the listing of schedules for prices and fees using the method of probability of at least 3 months, with at least 10 records to be inspected monthly, ensuring the adequacy of records of fees for types of vehicles inspected by the unit. Inspection and assessment results shall be written in the minutes following the form specified in Appendix VIII enclosed herewith.

6. Re-inspection and re-assessment of inspection results

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) In case there are no vehicles at the inspection unit, if there are suspicions that the conditions of vehicles at the time of inspection are different from the information specified in inspection records but are still granted inspection certificates or stamps, cooperation with a competent authority in searching for the suspected vehicles for re-inspection and re-assessment shall be carried out, and the results shall be compared with the previous results of the inspection unit. Re-inspection and reassessment shall be carried out at the place where the suspected vehicles are parking or another inspection unit, or they shall be brought back to the initial inspection unit for re-inspection and re-assessment.

Results of the re-inspection and re-assessment of the results prescribed in Point a and Point b of this Clause shall be recorded in the re-inspection and re-assessment minutes following the form specified in Appendix XI enclosed herewith.

7. Inspection of compliance with regulations on collection and payment of prices and fees at the inspection unit. Inspection and assessment results shall be recorded in the minutes following the form specified in Appendix VIII enclosed herewith.

8. Inspection and assessment results shall be recorded following the form specified in Appendix I enclosed with Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Decree No. 30/2023/ND-CP) based on the summary of results from inspection and assessment minutes formulated by the members of the delegation.

Article 6. Irregular inspection of motor vehicle inspection

1. The Vietnam Register and Departments of Transport (hereinafter referred to as "Inspection Authorities") shall, based on their functions and tasks, carry out irregular inspections of certain inspection units in the following cases:

a) There are feedback or complaints about violating facilities in the inspection operation;

b) There are written requests from competent authorities;

c) There are abnormal signs in the inspection operation (through the surveillance system or analysis of inspection database).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 7. Archive of inspection and assessment records

1. Inspection and assessment records (including additional assessment) of the issuance of certificates of eligibility for motor vehicle inspection shall be archived at the inspection unit permanently, and the Inspection Authorities shall use such records to inspect and assess the maintenance of conditions for motor vehicle inspection.

2. Inspection and assessment records of the maintenance and irregular inspection of conditions for motor vehicle inspection shall be archived at the inspection unit and the Inspection Authorities for 5 years.

Chapter III

PROFESSIONAL TRAINING FOR INSPECTORS AND PERSONNEL AND ASSESSMENT OF INSPECTORS' OPERATIONS

SECTION 1: PROFESSIONAL TRAINING FOR INSPECTORS AND PERSONNEL

Article 8. Participation requirements for professional training for inspectors and personnel

1. Persons participating in the professional training for motor vehicle inspectors (hereinafter referred to as “learners”) shall satisfy Point a Clause 1 Article 14 of Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Point a Clause 13 Article 1 of Decree No. 30/2023/ND-CP) and Point d Clause 1 Article 14 of Decree No. 139/2018/ND-CP.

2. Inspectors participating in the training shall update and supplement their motor vehicle inspection operations upon changes to relevant standards, regulations, laws, and motor vehicle inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Theoretical training in motor vehicle inspection operations

1. Learners shall receive theoretical training in motor vehicle inspector’s operations, including:

a) History of the establishment, formulation, and development of the motor vehicle inspection system; occupational ethics; communication skills; measurement laws; regulations on responsibilities, tasks, and entitlements of organizations and individuals involved in inspection activities; provision of public services concerning vehicle registration; regulations on violations and violation handling concerning vehicle inspection;

b) Legislative documents, standards, regulations, procedures, and professional guidelines concerning vehicle inspection; regulations on motor vehicle renovation;

c) Motor vehicle inspection methods according to regulations on technical and environmental safety inspection of road traffic motor vehicles;

d) Use of the system of applications and software concerning motor vehicle inspection;

dd) Structure, operational principles, and technical maintenance of inspection equipment.

2. After the end of the training, the Vietnam Register shall inspect and assess the results of the theoretical training in motor vehicle inspector's operations and disclose information on qualified learners on its web portal. Learners who fail the training may retake the exam once within 15 working days from the date of result notification.

Article 10. Motor vehicle inspection internship at inspection units

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. During the internship period, learners shall practice:

a) The use of the system of applications and software at inspection units, including vehicle data lookup; inspection management software; motor vehicle warning software; inspection and assessment programs, and equipment control programs;

b) Stages of inspection and assessment of vehicles on inspection lines according to regulations on technical and environmental safety inspection of road traffic motor vehicles.

3. Heads of inspection units shall assign motor vehicle inspectors with at least 36 months of experience to guide the internship and take responsibility for the internship content of learners under management. Learners must satisfy the following requirements for a qualified internship:

a) Regarding a 12-month internship: at least 400 vehicles per stage of different types of vehicles (multiple stages may be practiced on one vehicle); specifically, at least 100 trucks and 100 passenger vehicles shall be practiced on in each stage. Vehicle record formulation shall be performed for at least 400 vehicles;

b) Regarding a 6-month internship: at least 200 vehicles per stage of different types of vehicles (multiple stages may be practiced on one vehicle); specifically, at least 50 trucks and 50 passenger vehicles shall be practiced on in each stage. Vehicle record formulation shall be performed for at least 200 vehicles;

c) Regarding a 3-month internship: at least 100 vehicles per stage of different types of vehicles (multiple stages may be practiced on one vehicle); specifically, at least 25 trucks and 25 passenger vehicles shall be practiced on in each stage. Vehicle record formulation shall be performed for at least 100 vehicles;

4. Stages of vehicle inspection on inspection lines include:

a) Stage 1: Recognition inspection and general inspection;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Stage 3: Inspection of the efficiency of brakes and sideslip angle;

d) Stage 4: Environmental inspection;

dd) Stage 5: Inspection of the lower parts of vehicles.

5. Learners shall formulate reports on the motor vehicle inspector internship following the form specified in Appendix Ia enclosed herewith. Inspectors guiding the internship shall, based on the internship reports, prepare documents confirming the motor vehicle inspector internship following the form specified in Appendix Ib enclosed herewith.

Article 11. Personnel training

The Vietnam Register shall organize the training, inspection, and assessment of personnel according to the following contents:

1. Theoretical training

a) History of the establishment, formulation, and development of the motor vehicle inspection system; occupational ethics; communication skills; regulations on responsibilities, tasks, and entitlements of organizations and individuals involved in inspection activities; provision of public services concerning vehicle registration; regulations on violations and violation handling concerning vehicle inspection;

b) Professional regulations and guidelines; requirements for inspection records and vehicle records; inspection order; vehicle classification; prices, fees, and inspection fees; management of records and reports and data transmission at the request of competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. After the end of the training, the Vietnam Register shall inspect and assess the results and disclose information on qualified individuals on its web portal. Those who fail the training may retake the exam once within 15 working days from the date of result notification.

SECTION 2: ASSESSMENT OF MOTOR VEHICLE INSPECTOR’S OPERATIONS

Article 12. Assessment of motor vehicle inspector’s operations

1. The application for assessment and issuance of motor vehicle inspector certificates is prescribed in Clause 1 Article 15 of Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Decree no. 30/2023/ND-CP), which includes the confirmation document of the warranty or maintenance facility (if any) following the form specified in Appendix Ic enclosed herewith. The Vietnam Register shall organize the theoretical and practical assessment of 5 stages of inspection on inspection lines:

2. The Vietnam Register shall organize the inspection and assessment for first-time issuance of motor vehicle inspector certificates or re-issuance of expired motor vehicle inspector certificates, including the theory and practice of 5 stages of inspection on inspection lines. Inspection and assessment results shall be recorded in writing following the form specified in Appendix IV enclosed with Decree No. 139/2018/ND-CP. Inspection and assessment shall be carried out as follows:

a) Learners who have qualified theoretical assessment results and have qualified practical assessment results of at least 3 stages shall be eligible for the issuance of motor vehicle inspector certificates. Organizations or individuals may request reassessment and supplement unqualified stages (not specified on motor vehicle inspector certificates) after 1 month from the nearest date of assessment;

b) Learners who have qualified theoretical assessment results but the practical assessment results only achieve 2 out of 5 stages or theoretical assessment results with at least 1 failed content shall be ineligible for the issuance of motor vehicle inspector certificates. Organizations or individuals may request reassessment (theory and practice of 5 stages of inspection on inspection lines) after 1 month from the nearest date of assessment.

3. Motor vehicle inspectors may only carry out inspection stages specified on their motor vehicle inspector certificates.

Article 13. Training in and assessment of superior motor vehicle inspector's operations

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The Vietnam Register shall organize the assessment of superior motor vehicle inspectors. Before the assessment of superior motor vehicle inspector's operations, motor vehicle inspectors shall be trained in:

a) Legal and technical documents: update on regulations, professional guidelines, and technical standards and regulations concerning motor vehicle inspection and inspection of certification of types of motor vehicles;

b) Technical operations: structure analysis; diagnosis of technical status and damage to details, systems, and fittings of motor vehicles, reasons thereof and remedial measures; update on new technology equipped on motor vehicles; update and additions to inspection contents and measures for new inspection equipment; skills in managing and organizing motor vehicle inspection at inspection units;

c) Thematic topics: recommendations from the International Motor Vehicle Inspection Committee (CITA) about motor vehicle inspection and quality management according to ISO 9001 Standard; traffic safety and assessment of road traffic accidents.

3. Inspection and assessment for issuance of superior motor vehicle inspector certificates

a) Motor vehicle inspectors who have qualified theoretical assessment results and have qualified practical assessment results of 6 contents (prescribed in Appendix IV enclosed with Decree No. 139/2018/ND-CP) shall be eligible for the issuance of superior motor vehicle inspector certificates;

b) In case of failure to satisfy Point a Clause 3 of this Article, organizations and individuals may request reassessment after 1 month from the date of receipt of the failed assessment result;

a) In case of having qualified theoretical assessment results and having qualified practical assessment results of at least 3 stages, motor vehicle inspector certificates shall be issued. If inspectors wish for reassessment for issuance of superior motor vehicle inspector certificates, they may request reassessment after 1 month from the date of receipt of the failed assessment result; only failed contents shall be reassessed.

4. Assessment for re-issuance of expired superior motor vehicle inspector certificates shall comply with Clause 3 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Assessors of motor vehicle inspector’s operations shall be superior motor vehicle inspectors considered and decided by the Vietnam Register.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 15. The Vietnam Register shall:

1. Carry out the responsibilities prescribed in Clause 4 Article 27 of Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Decree No. 30/2023/ND-CP).

2. Formulate plans and programs guiding the management and motor vehicle inspection for Departments of Transport; provide training for inspectors and personnel.

3. Provide accounts for Departments of Transport to:

a) Look up information on circulating motor vehicles for the management of the transport business and control patrol of competent authorities;

b) Access the motor vehicle inspection management system of the Vietnam Register to utilize and use vehicle inspection data of inspection units in their areas for management and operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Departments of Transport shall:

1. Fulfill the responsibilities prescribed in Clause 22 Article 1 of Decree No. 30/2023/ND-CP.

2. Carry out inspections and assessments as prescribed in Articles 4, 5, and 6 of this Circular; inspection and assessment tools (gauges) of inspection units may be used for the inspections and assessments.

3. Update implementation results according to Articles 4, 5, and 6 of this Circular in the form of electronic copies and send them to the Vietnam Register within 10 days from the end date of their operations.

4. Provide records prescribed in Article 7 of this Circular for the Vietnam Register when requested.

Article 17. Inspection units shall:

1. Carry out the responsibilities prescribed in Clause 5 Article 27 of Decree No. 139/2018/ND-CP (amended by Decree No. 30/2023/ND-CP).

2. Ensure independence, objectivity, and transparency; avoid any influence that may affect the inspection results.

3. Designate persons to participate in training and advanced training in the operations of motor vehicle inspectors and personnel.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Fulfill financial obligations concerning motor vehicle inspection as prescribed by laws.

6. Quarterly, submit reports on the use of inspection forms according to the regulations on technical and environmental safety inspection of road motor vehicles to local Departments of Transport.

7. Provide accounts for access to surveillance cameras for the Vietnam Register and Departments of Transport to inspect motor vehicle inspection.

8. Uniformly use the system of motor vehicle inspection management software assigned by the Vietnam Register and inspection equipment control software disclosed by the Vietnam Register.

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 18. Entry into force

1. This Circular comes into force as of February 15, 2024.

2. This Circular abrogates Circular No. 18/2019/TT-BGTVT dated May 20, 2019 of the Minister of Transport of Vietnam and Article 2 of Circular No. 01/2022/TT-BGTVT dated January 12, 2022 of the Minister of Transport of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 19. Implementation

Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Directors of the Vietnam Register, Directors of Departments of Transport, Directors of Departments of Transport - Construction of provinces and centrally affiliated cities, and Directors of relevant agencies, organizations, and individuals shall implement this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Dinh Tho

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 44/2023/TT-BGTVT ngày 29/12/2023 hướng dẫn thực hiện Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới và Nghị định 30/2023/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.083

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.102.149
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!