Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 3392/QĐ-UBND 2021 Phương án bảo tồn Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Thanh Hóa

Số hiệu: 3392/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa Người ký: Lê Đức Giang
Ngày ban hành: 31/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3392/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 31 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, GIAI ĐOẠN 2021-2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13/11/2013; Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;

Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học; số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về việc hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 về việc sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai; số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 về việc sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT: Số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về quản lý rừng bền vững; số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh; số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định danh mục loài cây lâm nghiệp chính; số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về phân định ranh giới rừng; số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định phương pháp định giá rừng; số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; Thông tư số 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 về hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

Căn cứ Thông báo số 8264/TB-BNN-VP ngày 30/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công tác quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2020 và đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Văn bản số 3819/BNN-TCLN ngày 21/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững tỉnh Thanh Hóa;

Căn cứ Quyết định số 3230/QĐ-UBND ngày 29/8/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2025;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Báo cáo thẩm định số 78/BC-SNN&PTNT ngày 03/3/2021 và số 494/BC-SNN&PTNT ngày 25/8/2021; của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tại Tờ trình số 16/TTr-BTPL ngày 19/8/2021 (kèm theo ý kiến thẩm định của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 9195/STNMT-QLĐĐ ngày 31/12/2020, Sở Tài Chính tại Công văn số 7008/STC-TCDN ngày 31/12/2020, Sở Công Thương tại Công văn số 19/SCT-MĐT ngày 05/01/2021, Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 81/SKHĐT-KTNN ngày 06/01/2021, UBND huyện Bá Thước tại Công văn số 29/UBND-NN ngày 08/01/2021, UBND huyện Quan Hóa tại Công văn số 247/UBND-UBND ngày 23/02/2021 và hồ sơ có liên quan).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030, với các nội dung chính như sau:

1. Tên chủ rừng: Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

2. Địa chỉ: Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.

3. Mục tiêu

3.1. Mục tiêu chung

Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng, hệ sinh thái đặc trưng trên núi đá vôi Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông; gìn giữ, phát huy các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh nguồn nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, cung cấp nước sạch cho vùng hạ lưu. Thực hiện hiệu quả mục tiêu cải thiện, nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh tại địa phương.

3.2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về môi trường

- Bảo vệ hiệu quả trên 16.400 ha rừng tự nhiên hiện có; duy trì độ che phủ rừng đạt trên 97,7% và nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn sông Mã, cung cấp nguồn nước cho các Nhà máy Thủy điện Bá Thước 1, Bá Thước 2, Cẩm Thủy 1; đảm bảo nguồn nước tưới cho 120.000 ha đất nông nghiệp, cung cấp nước sạch sinh hoạt cho vùng hạ lưu của tỉnh Thanh Hóa.

- Bảo tồn đa dạng sinh học, thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo tồn, gìn giữ, phát triển nguồn gen 58 loài thực vật, 47 loài động vật đặc hữu, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ có trong Sách đỏ Việt Nam và các Hiệp ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên (IUCN, CITES,...).

- Thông qua các biện pháp lâm sinh (trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, làm giàu rừng...) để tăng cường và phát huy tối đa chức năng của rừng; hạn chế xói mòn đất, chống suy thoái tài nguyên nước; bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Mục tiêu về xã hội.

- Nâng cao nhận thức và tăng cường sự tham gia của chính quyền các địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.

- Thu hút, tạo thêm việc làm, cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm; giảm sức ép bất lợi vào tài nguyên rừng đặc dụng; phát triển các giá trị văn hóa bản địa, ngành nghề truyền thống và các chương trình an sinh, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường giao thông, các công trình công cộng hướng tới mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới

c) Mục tiêu về kinh tế:

- Hỗ trợ tích cực cho cộng đồng địa phương trong xây dựng các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp bền vững; chia sẻ lợi ích từ tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học và tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng, dịch vụ hấp thu các-bon.

- Duy trì diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng 16.706,88 ha, đảm bảo kinh phí thu được hàng năm khoảng 300 triệu đồng; tạo nguồn thu từ cho thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái.

4. Các nội dung chính của phương án

4.1. Kế hoạch sử dụng đất

Quản lý, sử dụng hiệu quả 16.986,16 ha rừng và đất lâm nghiệp theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 được phê duyệt; cụ thể:

a) Loại đất, loại rừng.

- Đất lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng): Giảm 20,28 ha, từ 16.999,81 ha xuống còn 16.979,53 ha. Lý do cắt chuyển diện tích hiện trạng là đất ở và đất trồng lúa giao chồng lấn vào rừng đặc dụng về địa phương quản lý.

- Đất phi nông nghiệp: Tăng 0,35 ha, từ 6,28 ha lên 6,63 ha (tăng do dự kiến xây dựng mới 02 Trạm Kiểm lâm).

(Chi tiết có Phụ biểu số I kèm theo)

b) Sử dụng đất theo phân khu: Tiếp tục sử dụng hiệu quả đất đai rừng đặc dụng theo các phân khu đã được UBND tỉnh xác lập, phê duyệt tại Quyết định số 2463/QĐ-UBND ngày 16/7/2013.

(Chi tiết có Phụ biểu số II kèm theo)

4.2. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ

a) Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng

- Khoán ổn định: Khoán trồng rừng và chăm sóc ổn định theo chu kỳ đối với 89,59 ha rừng trồng đặc dụng tại tiểu khu 96, 258, 271. Đối tượng nhận khoán: Hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ.

- Khoán công việc, dịch vụ (khoán bảo vệ rừng): Khoán bảo vệ rừng 16.706,88 ha rừng đặc dụng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư vùng đệm khu bảo tồn theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Ưu tiên các cá nhân, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số; cá nhân, hộ gia đình người kinh nghèo; cộng đồng thôn/bản tại vùng đệm khu bảo tồn.

b) Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý

Hướng dẫn thiết lập và thúc đẩy cơ chế đồng quản lý rừng với 44 cộng đồng thôn (bản) vùng đệm khu bảo tồn, đảm bảo các yếu tố: Có một tổ chức đại diện; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bên liên quan trong quản lý bảo vệ rừng. Việc quản lý rừng được thực hiện dựa trên cơ sở các thỏa thuận tự nguyện giữa các bên, hướng tới sử dụng bền vững tài nguyên rừng, phục vụ cải thiện sinh kế của người dân, chia sẻ công bằng các lợi ích từ tài nguyên rừng.

(Chi tiết có Phụ biểu số III kèm theo)

4.3. Kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học

4.3.1. Bảo vệ rừng: Tổ chức thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn triệt để tình trạng phá rừng và khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã, bảo vệ an toàn 16.706,88 ha rừng hiện có, trong đó: Rừng tự nhiên 16.428,12 ha; rừng trồng 278,76 ha..

(Chi tiết có Phụ biểu số IV kèm theo)

4.3.2. Phòng cháy chữa cháy rừng:

Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng hàng năm theo quy định tại Chương IV, Nghị định 156/NĐ-CP của chính phủ. Trong đó trọng tâm là thực hiện hiệu quả công tác phối hợp tuyên truyền, trực chỉ huy, phát hiện sớm cháy rừng; đầu tư các trang thiết bị, dụng cụ thiết yếu phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức 10 lớp tập huấn nghiệp vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng; 9 mô hình bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cộng đồng thôn, bản; xây dựng 02 chòi canh lửa rừng, 06 bể chứa nước phòng cháy chữa cháy rừng sẵn sàng lực lượng chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra

4.3.3. Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi, dự tính, dự báo và phòng trừ sinh vật gây hại rừng bằng các biện pháp tổng hợp, ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học trên diện tích rừng trồng thuần loài.

4.3.4. Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn, phát triển các nguồn gen động, thực vật đặc hữu, quý, hiếm, loài ưu tiên bảo vệ có giá trị khoa học, kinh tế, giáo dục, có nguy cơ tuyệt chủng cao; ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ: Bảo tồn khu hệ động vật (các loài Khỉ, Gấu ngựa, Rùa, Cầy...); khu hệ thực vật (các loài thuộc ngành Thông, các loài lan, Trai lý, Nghiến...).

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương về quản lý, bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn.

- Xây dựng, thực hiện các chương trình dự án đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thu hút chuyên gia, vốn đầu tư vào các dự án bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Kế thừa, nâng cao hiệu quả kết nối hành lang đa dạng sinh học với tỉnh Hòa Bình, đặc biệt là Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông để mở rộng hành lang xanh, vùng sinh cảnh sống của các loài thú quý, hiếm, đặc hữu.

- Xây dựng kế hoạch, lập ô định vị theo dõi diễn thế hệ sinh thái rừng và quần thể rừng có giá trị bảo tồn cao; giám sát thay đổi diện tích và chất lượng rừng có giá trị bảo tồn cao (HCV) bằng máy định vị toàn cầu (GPS) thường xuyên và sử dụng ảnh viễn thám để theo dõi các tác động làm mất rừng của khu vực này hàng năm.

- Đầu tư, nâng cấp Trung tâm bảo tồn, phát triển sinh vật và dịch vụ môi trường rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, xây dựng phòng lưu trữ tiêu bản và trưng bày hiện vật, hình ảnh về đa dạng sinh học tại Trung tâm bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phục vụ nghiên cứu, giáo dục và phát triển du lịch.

4.3.5. Kế hoạch phát triển rừng

a) Trồng rừng mới

- Quy mô: 89,59 ha.

- Đối tượng, địa điểm: Trồng mới rừng đặc dụng tại tiểu khu 96,258,271.

- Phương thức: Trồng hỗn giao.

- Loài cây hồng chính: Lim xanh, Vàng tâm, Dổi, Sến mật, Trám trắng,...

(Chi tiết có Phụ biểu số V kèm theo)

b) Trồng sưu tập vườn thực vật

- Chuyển hóa diện tích 90,0 ha rừng trồng các loài cây quý, hiếm có giá trị bảo tồn và đa dạng sinh học (Hoàng đàn, Sến mật, Trầm hương, Lim xanh, Lát hoa) thành vườn thực vật bằng biện pháp khai thác cây Keo tai tượng (cây phù trợ) để xây dựng dự án Vườn thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Quy mô: 90,0 ha;

- Địa điểm: Xã Thành Sơn, huyện Bá Thước.

c) Trồng vườn hoa, cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh quan

- Trồng vườn hoa: Diện tích: 0,5 ha; địa điểm: Khuôn viên Văn phòng Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Trồng cây xanh, cây bóng mát, cây cảnh quan: Dự kiến khoảng 5.000 cây (tương đương 5,0 ha); địa điểm: Trồng cây cảnh quan 2 bên đường lên xuống Trụ sở Văn phòng Ban quản lý, khuôn viên Văn phòng Ban quản lý và các tuyến giao thông di chuyển nội bộ đơn vị, khuôn viên các Trạm Kiểm lâm.

d) Xây dựng vườn ươm giống cây Lâm nghiệp

- Tập trung nghiên cứu, sản xuất cây giống lâm nghiệp bản địa, quý, hiếm, đặc hữu và có giá trị kinh tế cao phục vụ cho công tác trồng vườn thực vật, trồng rừng đặc dụng và cung cấp cây giống cho địa phương trồng rừng sản xuất.

- Diện tích: 0,5 ha.

- Địa điểm: Tại khu phố Vận Tải, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước.

4.3.6. Khai thác lâm sản ngoài gỗ:

Khai thác lâm sản ngoài gỗ trong phân khu phục hồi sinh thái, dịch vụ hành chính theo quy định tại Điều 52, Luật Lâm nghiệp năm 2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật khác liên quan.

4.3.7. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

a) Nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học

- Tiếp tục thực hiện 05 đề tài, dự án, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.

- Đề xuất, xây dựng và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ về bảo tồn và phát triển một số loài động vật quý hiếm thuộc các bộ, họ: Bò sát, Móng guốc, Thú ăn thịt, Cầy, Trĩ... và một số loài thực vật nguy cấp, quý hiếm. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học trong quản lý, bảo vệ rừng, giám sát đa dạng sinh học. Phát triển cây dược liệu dưới tán rừng trong vùng lõi và vùng đệm.

(Chi tiết theo Phụ biểu số VI kèm theo)

b) Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại ngữ... phù hợp với vị trí việc làm, số lượng người làm việc và nhu cầu phát triển của đơn vị, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

4.3.8. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Xây dựng Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự kiến nội dung chính của phương án:

a) Về tuyến du lịch

- Tuyến đi từ Trung tâm hành chính - Di tích Sân bay Pù Luông (đỉnh Pù Luông).

- Tuyến Trung tâm hành chính - Hang Dơi (Bản Kho Mường) - Bản Pốn Thành Công - Bản Kịt (tuyến đường xuyên rừng)

- Tuyến Trung tâm hành chính - Hang Dơi (Bản Kho Mường) - Phố Đoàn - Bản Kịt; Phố Đoàn đi Thác Khuyn (Thôn Khuyn) - Thác Mơ, xã Tự Do, huyện Tân Lạc, Hòa Bình (tuyến di chuyển bằng các loại phương tiện kết nối các điểm du lịch).

- Tuyến Trung tâm hành chính - Bản Khó, Nghèo đi đỉnh Pù Luông.

- Tuyến Trung tâm hành chính - thôn Eo Điếu tham quan quần thể Thông pà cò.

- Tuyến Trung tâm hành chính - Bản Tân Phúc, xã Phú Lệ đi Cây di sản.

- Tuyến Trung tâm hành chính - Bản Hang - Tân Phúc, xã Phú Lệ tham quan quần thể Thông đỏ Bắc.

- Tuyến đi từ Trung tâm hành chính - Kho Mường (Hang dơi) - Chợ phố Đoàn - Son, Bá, Mười.

b) Định hướng đầu tư xây dựng các công trình:

- Cải tạo khu Văn phòng Ban quản lý tại thị trấn Cành Nàng thành Trung tâm du khách

- Xây dựng hạ tầng tại các điểm du lịch: Thác Khuyn, Hang dơi, Đỉnh Pù Luông, quần thể Thông pà cò, quần thể Thông đỏ Bắc.

4.3.9. Xây dựng hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

Đầu tư hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ công tác quản lý, điều hành; bảo vệ, phát triển rừng; mua sắm phương tiện phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, gồm các hạng mục cụ thể:

- Cải tạo, nâng cấp khu Văn phòng Ban quản lý tại thị trấn Cành Nàng làm Trung tâm du khách; xây dựng mới Trung tâm tổ chức sự kiện; xây dựng các tuyến đường tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái; khu hội nghị phục vụ hội nghị, hội thảo....; nhà bảo tàng trưng bày mẫu vật; 06 chòi vọng cảnh; hệ thống nước sạch cho 07 Trạm Kiểm lâm; biển báo cấm lửa; 20 bảng tuyên truyền; 01 trạm kiểm lâm. Sửa chữa trạm kiểm lâm; sửa chữa, trải thảm nhựa đường vào khu hành chính; làm đường lên vườn thực vật, đường phân khu vườn thực vật. Đóng mốc giới: 395 mốc cấp I và 150 mốc cấp II.

- Mua sắm trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (quần áo chữa cháy, máy thổi gió, máy phát thực bì, cưa xăng); hệ thống camera an ninh giám sát tại một số khu vực trọng điểm để kiểm soát lâm sản; flycam; máy định vị toàn cầu (GPS); máy phát điện 150 KVA; xe máy; xe ôtô (xe phục vụ bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng); máy vi tính để bàn; máy laptop; máy photocopy; thiết bị an ninh phục vụ quản lý bảo vệ rừng; trang thiết bị văn phòng.

4.3.10. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

a) Thực hiện rà soát, xác định đối tượng chi trả dịch vụ môi trường rừng, xây dựng bản đồ chi trả dịch vụ môi trường rừng và triển khai kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng hàng năm theo quy định.

b) Cho thuê môi trường rừng: Tổng diện tích dự kiến cho thuê môi trường rừng 3.755,81 ha, trong đó:

- Vị trí số 1: Điểm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, khám phá thiên nhiên kết hợp trồng cây dược liệu, diện tích 1.413,91 ha tại tiểu khu 271; tiểu khu 273 thuộc phân khu hành chính dịch vụ và phân khu phục hồi sinh thái;

- Vị trí số 2: Khu vực trồng cây dược liệu kết hợp du lịch khám phá đỉnh Pù Luông, diện tích 918,12 ha tại tiểu khu 75 và khoảnh 2, 3, tiểu khu 258 thuộc phân khu phục hồi sinh thái và một phần phân khu hành chính dịch vụ

- Vị trí số 3: Khu vực trồng cây dược liệu kết hợp du lịch khám phá Hang Kho Mường, diện tích 152,77 ha tại khoảnh 4, 4a, 5, tiểu khu 258 thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

- Vị trí số 4: Khu vực trồng cây dược liệu kết hợp du lịch Cao Sơn, diện tích 888,92 ha tại tiểu khu 256, tiểu khu 260 thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

- Vị trí số 5: Khu vực trồng cây dược liệu kết hợp du lịch Hồ Vinh Quang, diện tích 382,09 ha tại tiểu khu 156 thuộc phân khu phục hồi sinh thái.

4.3.11. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

Tổ chức các đợt tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân hiện đang sinh sống trong vùng đệm khu bảo tồn; cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan trên địa bàn huyện; khách thăm quan du lịch; học sinh các trường trung học cơ sở trên địa bàn các xã vùng đệm; họp tuyên truyền tại các thôn trong vùng lõi và vùng đệm khu bảo tồn; xuất bản các ấn phẩm truyền thông, thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức về khu bảo tồn; thành lập và duy trì các câu lạc bộ xanh; tổ chức hội thi tìm hiểu, tuyên truyền về công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học tại 8 xã giáp ranh 2 năm 1 lần.

4.3.12. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng

- Thực hiện theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Thực hiện giám sát đa dạng sinh học theo định kỳ, trọng tâm là giám sát các giống, loài bản địa, các ưu hợp, điển hình của khu bảo tồn như: Khỉ, Gấu ngựa, một số loài Lưỡng cư; một số loài Rùa, Cầy và các loài nguy cấp, quý hiếm, loài ưu tiên bảo vệ khác... sau khi được điều tra, nghiên cứu.

- Thực hiện điều tra, kiểm kê rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Kinh phí thực hiện phương án

- Kinh phí thực hiện phương án được xác định chủ yếu từ nguồn vốn đơn vị huy động theo hình thức đầu tư và xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và vốn tự có của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ theo Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng được phê duyệt để thực hiện đào tạo tập huấn, tuyên truyền, bảo vệ rừng phòng cháy chữa cháy rừng, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị...

- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách Trung ương đầu tư, hỗ trợ nghiên cứu khoa học, bảo tồn thiên nhiên, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm phương tiện thiết bị... và lồng ghép từ các chính sách bảo vệ và phát triển rừng; nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng; Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và các chương trình dự án khác.

- Kinh phí đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách tỉnh: Hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động; hỗ trợ hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng, các chương trình đào tạo ngắn hạn, phát triển cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.

(Chi tiết có Phụ biểu VI kèm theo)

6. Giải pháp thực hiện Phương án

6.1. Giải pháp về công tác tổ chức quản lý

- Tiếp tục kiện toàn mô hình quản lý và lựa chọn, xây dựng cơ chế quản lý, vận hành phù hợp với quy định của pháp luật và thực tiễn nhu cầu phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Rà soát, hoàn thiện, trình phê duyệt Đề án vị trí việc làm và số lượng người làm việc làm cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị nhằm thực hiện hiệu quả Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

- Hàng năm cập nhật các hoạt động, kế hoạch quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng và lập kế hoạch thực hiện cho năm tiếp theo.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả quy chế và các biện pháp quản lý rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông theo đúng Luật lâm nghiệp năm 2017, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định của pháp luật khác liên quan.

6.2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, quy chế phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng rừng, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017, của Chính phủ tại Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 và UBND tỉnh tại Kế hoạch hành động số 47/KH-UBND , ngày 24/3/2017 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; đồng thời thực hiện đồng bộ các biện pháp để chủ động phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm Luật Lâm nghiệp; nhất là các hành vi lấn chiếm rừng, đất rừng, khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt động vật trái phép và các hình thức xâm hại đến rừng.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình phối hợp với cấp ủy, chính quyền cấp xã, Ban quản lý các thôn, bản vùng đệm trong chỉ đạo, thực hiện các mô hình phát triển sinh kế, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, phát huy các giá trị sản phẩm truyền thống, nâng cao đời sống nhân dân.

- Kêu gọi, tiếp nhận, phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, hạ tầng kỹ thuật, dụng cụ, phương tiện hiện đại phục vụ công tác bảo tồn thiên nhiên.

6.3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Tiếp tục nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, trọng tâm là bảo vệ môi trường sống tự nhiên đối với các giống, loài động, thực vật rừng quý, hiếm, đặc hữu, loài ưu tiên bảo vệ; nhân giống, dẫn giống với hình thức hiện đại, tiên tiến; áp dụng kỹ thuật chủ yếu về nhân giống vô tính trong sản xuất cây giống; nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật làm giàu rừng, nâng cao chất lượng rừng, trồng bằng các loại cây bản địa, loài cây có giá trị nguồn gen, kinh tế, môi trường cao.

- Tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để áp dụng khoa học kỹ thuật mới phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, thường xuyên cập nhật tình hình bảo vệ rừng. Xây dựng hệ thống cảnh báo cháy rừng, hệ thống thông tin liên lạc chỉ huy phòng chống cháy rừng.

- Sử dụng công nghệ thông tin, internet để quảng bá giá trị đa dạng sinh học, giá trị cảnh quan của khu bảo tồn nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế tạo cơ hội tiếp cận với các phương pháp quản lý tiên tiến trên thế giới và khu vực.

6.4. Giải pháp về thu hút vốn đầu tư

- Thu hút vốn đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước, hộ gia đình, cá nhân tham gia đầu tư quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững gắn với thực hiện hiệu quả Đề án tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 19/01/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đối với các xã vùng đệm khu bảo tồn.

- Lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học như: Đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến nông, khuyến lâm, đào tạo nghề lâm nghiệp.

- Tăng cường vận động, kêu gọi, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn tài trợ không hoàn lại nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, trong đó có bảo tồn và phát triển tài nguyên động thực vật quý hiếm, cải thiện sinh kế cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

- Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về đất đai, tài nguyên rừng để liên doanh, liên kết, kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp có năng lực tài chính, nguồn nhân lực để cùng tham gia, phối hợp thực hiện hiệu quả phương án.

6.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

- Đào tạo chuyên sâu về theo dõi, giám sát, bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học thông qua xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn; cử công chức, viên chức, người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao hoặc đào tạo lại tại các Trường đại học, Viện nghiên cứu... nhằm phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để ưu tiên tuyển dụng công chức, viên chức, người lao động được đào tạo chính quy, con em đồng bào tại địa phương; mời các chuyên gia kỹ thuật, quản lý tập huấn theo hình thức tại chỗ, cầm tay chỉ việc, nâng cao kỹ năng tiếp cận cộng đồng, bảo tồn thiên nhiên.

6.6. Giải pháp về hợp tác quốc tế

- Tiếp tục phát triển mối quan hệ, hợp tác đã có với các tổ chức quốc tế, các trường đại học, viện nghiên cứu; các đối tác phát triển như UNESCO, UNDP,... các tổ chức quốc tế như Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN, JICA, GIZ,...; các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế và các chuyên gia để tiếp tục triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức, chia sẻ thông tin và triển khai các sáng kiến, chương trình và dự án đã được ký kết.

- Tìm kiếm, kêu gọi, đề xuất các sáng kiến, chương trình và dự án hợp tác quốc tế mới về bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển kinh tế xã hội vùng đệm khu bảo tồn; tham gia và tổ chức thực hiện hiệu quả các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên.

- Tăng cường học tập, trao đổi nguồn lực, kinh nghiệm với các nước, tổ chức quốc tế về đa dạng sinh học thông qua công tác đào tạo, học tập kinh nghiệm về tiếp cận cộng đồng, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng.

6.7. Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng

- Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông sâu rộng và thường xuyên tới mọi tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về giá trị, vai trò, hiệu quả sử dụng bền vững rừng đặc dụng; tổ chức các chương trình ngoại khóa của các cấp học phổ thông và tổ chức học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế về bảo tồn và quản lý đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên.

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo tồn thiên nhiên; đa dạng hóa nguồn và phương thức cung cấp thông tin về bảo tồn thiên nhiên phù hợp với cơ quan quản lý và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

- Xây dựng và triển khai chuyên mục về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông trên các phương tiện thông tin đại chúng; thực hiện các chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp... và cộng đồng dân cư địa phương để thực hiện các hoạt động nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng.

(Nội dung chi tiết theo hồ sơ phương án đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả phương án được phê duyệt.

2. UBND huyện Bá Thước, UBND huyện Quan Hóa chỉ đạo UBND các xã trong vùng thực hiện phương án triển khai và tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành cấp tỉnh để chỉ đạo, hỗ trợ Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ được phê duyệt theo đúng các quy định pháp luật hiện hành.

3. Các Sở, ban, ngành có liên quan

- Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức công bố công khai, rộng rãi nội dung của phương án trên các phương tiện truyền thông để các xã, các tổ chức, cá nhân và nhân dân trên địa bàn biết, thực hiện.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, cân đối, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung của phương án được phê duyệt; hàng năm báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.

- Các Sở, ngành, đơn vị: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động hướng dẫn Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thực hiện hiệu quả phương án theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ; Công thương, Văn hóa Thể thao và Du lịch; Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa, UBND huyện Bá Thước; Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông và Thủ trưởng các ngành, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3, QĐ (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/cáo);
- Các đơn vị liên quan;
- Lưu: VT, NN.
(MC78.8.21)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

Phụ biểu số I:

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020-2030

Phương án bảo tồn và phat triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

LOẠI ĐẤT

Hiện trạng sử dụng đất năm 2019

Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020-2030

2020

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

I

Tổng cộng

 

17.006,09

17.006,09

17.006,24

16.986,16

16.986,16

16.986,16

16.986,16

16.986,16

16.986,16

16.986,16

16.986,16

16.986,16

1

Đất nông nghiệp

NNP

16.999,81

16.999,81

16.990,81

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

 

 

11,28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

 

 

11,28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

 

 

11,28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

16.999,81

16.999,81

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

16.999,81

16.999,81

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

16.979,53

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

6,28

6,28

15,43

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

2.1

Đất ở

ONT

 

 

9,00

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

6,28

6,28

6,43

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

6,28

6,28

6,43

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

6,63

 

Phụ biểu số II:

Quy hoạch các phân khu chức năng thuộc Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tiểu khu

Khoảnh

Diện tích (ha)

Ghi chú

I

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt

10.953,27

 

1

27

1;2;3

353 lô

594,42

 

2

30

1;2;3

464 lô

849,04

 

3

52

1;2;3

296 lô

578,68

 

4

65

1;2;4

140 lô

266,58

 

5

74

1

1 đến 164

256,95

 

6

74A

1a; 2

169 lô

213,48

 

7

74B

1

46; 51; 54

0,42

 

8

84

2a; 3

181 lô

336,1

 

9

250

1;2

252 lô

372,58

 

10

251

1;2

323 lô

496,29

 

11

252

1

1 đến 86

123,32

 

12

254

1;2;3;4;5;6

731 lô

1.161,39

 

13

255

1;2;3;4;5

687 lô

1.071,94

 

14

257

1;2;3;4

352 lô

522,31

 

15

258

1a

1 đến 44

40,4

 

16

259

3

1 đến 197

328,5

 

17

259B

1

1 đến 54

56,38

 

18

261

1;2;3

303 lô

465,38

 

19

262

1;2;3;4;5;6

477 lô

765,2

 

20

263

1

36 lô

41,57

 

21

265

1;2;3;4;5;6;7

998 lô

1.763,96

 

22

268

3;4

209 lô

339,5

 

23

270

1;3;4

202 lô

305,75

 

14

272

1

46;47;64;65;82

3,13

 

II

Phân khu phục hồi sinh thái

5.662,98

 

1

41

2a; 3a

77 lô

127,89

 

2

53

2;3

48 lô

97,85

 

3

75

1;2;3

204 lô

428,1

 

4

96

1

1 đến 169

495,2

 

5

115

1;2

183 lô

408,01

 

6

136

1;3

162 lô

332,32

 

7

145

1;2

103 lô

189,38

 

8

156

1;2

189 lô

382,09

 

9

158

1;3

105 lô

216,49

 

10

256

1;2;3;4

248 lô

397,24

 

11

258

2; 3;4;5;4a

349 lô

618,49

 

12

260

1;2;3;4

382 lô

492,1

 

13

264

2

127 lô

402,89

 

14

269

4

128 lô

420,82

 

15

271

1;2

267 lô

646,08

 

16

273

1

203; 204; 211; 212; 225; 226

8,03

 

III

Phân khu hành chính dịch vụ

369,91

 

1

271

1

119 lô

338,98

 

2

258

2;3

16 lô

24,30

 

3

Trung tâm du khách: Khu phố Vận Tải, Thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước

1,04

 

4

Khu hành chính: thôn Pả Ban, xã Thành Sơn, huyện Bá Thước

2,25

 

5

Trạm Thành Lâm: Thôn Tôm, xã Ban Công, huyện Bá Thước

0,05

 

6

Trạm Cổ Lũng: Thôn Phìa, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước

0,25

 

7

Trạm Làng Mười: Thôn Mười, xã Lũng Cao, huyện Bá Thước

0,06

 

8

Trạm Nủa: Thôn Nủa, Lũng Cao, huyện Bá Thước

0,15

 

9

Trạm Phú Lệ: Thôn Tân Phúc, xã Phú Lệ, huyện Quan Hoá

0,16

 

10

Trạm Thanh Xuân: Thôn Eo, xã Phú Xuân, huyện Quan Hoá

0,16

 

11

Trạm Tiến Mới: Thôn Tiến Mới, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước

0,20

 

12

Đường giao thông lên khu hành chính

2,31

 

 

Tổng cộng (I+II+III)

16.986,16

 

 

Phụ biểu số III:

Danh sách cộng đồng dân cư các thôn vùng đệm thuộc Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Tên thôn/bản

Tên xã/thtrấn

Huyện

Ghi chú

1

Thôn Tôm

Ban Công

huyện Bá Thước

Vùng đệm ngoài

2

Thôn Tré

Hạ Trung

Vùng đệm ngoài

3

Thôn Cốc

xã Thành Lâm

Vùng đệm ngoài

4

Thôn Đanh

Vùng đệm ngoài

5

Thôn Tân Thành

Vùng đệm ngoài

6

Thôn Leo

Vùng đệm ngoài

7

Thôn Đôn

Vùng đệm ngoài

8

Thôn Bầm

Vùng đệm ngoài

9

Thôn Báng

xã Thành Sơn

Vùng đệm ngoài

10

Thôn Nông Công

Vùng đệm ngoài

11

Bản Pù Luông

Vùng đệm ngoài

12

Thôn Kho Mường

Vùng đệm ngoài

13

Thôn Pả Ban

Vùng đệm ngoài

14

Thôn Eo Kén

Vùng đệm ngoài

15

Thôn Eo Điếu

xã Cổ Lũng

Vùng đệm trong

16

Thôn Tến Mới

Vùng đệm ngoài

17

Thôn La Ca

Vùng đệm ngoài

18

Thôn Nà Khà

Vùng đệm ngoài

19

Thôn Đốc

Vùng đệm ngoài

20

Thôn Nà Khà

Vùng đệm ngoài

21

Thôn m Hiêu

Vùng đệm ngoài

22

Thôn Khuyn

Vùng đệm trong

23

Thôn Bá

xã Lũng Cao

Vùng đệm trong

24

Thôn Mười

Vùng đệm trong

25

Thôn Son

Vùng đệm trong

26

Thôn Cao

Vùng đệm ngoài

27

Thôn Trình

Vùng đệm ngoài

28

Thôn Hin

Vùng đệm ngoài

29

Thôn Bố

Vùng đệm ngoài

30

Thôn Nủa

Vùng đệm ngoài

31

Thôn Cao Hoong

Vùng đệm trong

32

Thôn Kịt

Vùng đệm trong

33

Thôn Pốn Thành Công

Vùng đệm trong

34

Thôn Hang

xã Phú Lệ

huyện Quan Hoá

Vùng đệm ngoài

35

Thôn Đuốm

Vùng đệm ngoài

36

Thôn Tân Phúc

Vùng đệm ngoài

37

Thôn Pan

xã Phú Xuân

Vùng đệm ngoài

38

Thôn Mỏ

Vùng đệm ngoài

39

Thôn Thu Đông

Vùng đệm ngoài

40

Thôn Tân Sơn

Vùng đệm ngoài

41

Khu Khó

Thị trấn Hồi Xuân

Vùng đệm ngoài

42

Khu Nghèo

Vùng đệm ngoài

43

Thôn Đông Tâm

xã Phú Nghiêm

Vùng đệm ngoài

44

Thôn Vinh Quang

Vùng đệm ngoài

 

Phụ biểu số IV:

Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững rừng đặc dụng thuộc Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

HẠNG MỤC

Phân kỳ đầu tư

Ghi chú

Cộng

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026 - 2030

I

BẢO VỆ RỪNG HIỆN CÓ

16.706,88

6.617,29

16.617,29

16.617,29

6.617,29

16.617,29

16.617,29

16.706,88

 

1

Bảo vệ rừng tự nhiên

16.428,12

6.428,12

6.428,12

16.428,12

6.428,12

16.428,12

16.428,12

16.428,12

 

2

Bảo vệ rừng trồng

278,76

189,17

189,17

189,17

189,17

189,17

189,17

278,76

 

II

PHÁT TRIỂN RỪNG

89,59

 

 

89,59

89,59

89,59

89,59

 

 

1

Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Khoanh nuôi có tác động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Làm giàu rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Trồng rừng mới

89,59

 

 

89,59

 

 

 

 

 

5

Trồng lại rừng sau khai thác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Chăm sóc rừng trồng

89,59

 

 

 

89,59

89,59

89,59

 

 

a)

Chăm sóc rừng trồng năm 1

89,59

 

 

 

89,59

 

 

 

 

b)

Chăm sóc rừng trồng năm 2

89,59

 

 

 

 

89,59

 

 

 

c)

Chăm sóc rừng trồng năm 3

89,59

 

 

 

 

 

89,59

 

 

III

CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

16.706,88

 

 

 

6.617,29

 

 

89,59

 

1

Rừng tự nhiên (ha)

16.428,12

 

 

 

6.428,12

 

 

 

 

2

Rừng trồng (ha)

278,76

 

 

 

189,17

 

 

89,59

 

 

Phụ biểu số V:

Kế hoạch trồng rừng mới thuộc Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Địa điểm

Tiểu khu

Khoảnh

Diện tích (ha)

Trạng thái

Ghi chú

1

Xã Phú Xuân

96

1

51

1,22

dt1

 

2

Xã Phú Xuân

96

1

73

9,51

dt1

 

3

Xã Phú Xuân

96

1

73

0,35

dt1

 

4

Xã Phú Xuân

96

1

108

0,52

dt1

 

5

Xã Phú Xuân

96

1

112

0,6

dt1

 

6

Xã Phú Xuân

96

1

117

0,09

dt1

 

7

Xã Phú Xuân

96

1

134

0,24

dt1

 

8

Xã Phú Xuân

96

1

146

1,59

dt1

 

9

Xã Phú Xuân

96

1

146

1,17

dt1

 

10

Xã Phú Xuân

96

1

146

44,3

dt1

 

11

Thành Lâm

271

1

139

0,4

dt1

 

12

Thành Lâm

271

1

166

0,73

dt1

 

13

Thành Lâm

271

1

117

1,63

dt1

 

14

Thành Lâm

271

1

151

0,53

dt1

 

15

Thành Lâm

271

1

167

2,22

dt1

 

16

Thành Lâm

271

1

138

1,44

dt1

 

17

Thành Lâm

271

1

140

3,76

dt1

 

18

Thành Lâm

271

1

165

0,23

dt1

 

19

Thành Lâm

271

1

150

0,2

dt1

 

20

Thành Lâm

271

1

119

0,77

dt1

 

21

Thành Lâm

271

1

152

2,87

dt1

 

22

Thành Lâm

271

1

141

5,22

dt1

 

23

Thành Sơn

258

2

16

0,03

dt1

 

24

Thành Sơn

258

2

25

1,67

dt1

 

25

Thành Sơn

258

2

13

0,24

dt1

 

26

Thành Sơn

258

2

37

0,29

dt1

 

27

Thành Sơn

258

2

18

7,77

dt1

 

Tổng cộng

 

 

89,59

 

 

 

Phụ biểu số VI:

BIỂU TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÂN THEO NGUỒN VỐN
Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030
(Kèm theo Quyết định số: 3392/QĐ-UBND ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng.

TT

Danh mục

Tổng vốn đầu tư

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Tổng

Ngân sách nhà nước

Vốn hợp pháp khác

Tổng

Ngân sách nhà nước

Vốn hợp pháp khác

Cng NSNN

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương

Cộng NSNN

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương

I

NHIỆM VỤ BẢO VỆ RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

51.665,0

45.740,0

45.740,0

36.815,0

8.925,0

 

5.925,0

5.925,0

4.000,0

1.925,0

 

1

Bảo vệ rừng

27.290,0

21.865,0

21.865,0

15.940,0

5.925,0

 

5.425,0

5.425,0

3.500,0

1.925,0

 

1.1

Điều tra cây cổ thụ trong rừng đặc dụng làm cơ sở xây dựng cây di sản Việt Nam, bảo tồn đa dạng sinh học

2.000,0

2.000,0

2.000,0

 

2.000,0

 

 

 

 

 

 

1.2

Tuyên truyền giáo dục cộng đồng bảo vệ rừng

550,0

250,0

250,0

250,0

 

 

300,0

300,0

300,0

 

 

1.3

Quản lý cưa xăng; thu hồi súng săn

250,0

100,0

100,0

100,0

 

 

150,0

150,0

150,0

 

 

1.4

Rà soát quy chế bảo vệ rừng

250,0

100,0

100,0

100,0

 

 

150,0

150,0

150,0

 

 

1.5

Hoạt động khuyến lâm

250,0

100,0

100,0

100,0

 

 

150,0

150,0

150,0

 

 

1.6

Hỗ trợ hoạt động của tổ bảo vệ rừng tại các xã

600,0

300,0

300,0

300,0

 

 

300,0

300,0

300,0

 

 

1.7

Duy trì hoạt động của các Câu lạc bộ xanh

600,0

300,0

300,0

300,0

 

 

300,0

300,0

300,0

 

 

1.8

Tổ chức Hội nghị đánh giá hiệu quả phối hợp với các Hạt Kiểm lâm vùng giáp ranh

290,0

140,0

140,0

140,0

 

 

150,0

150,0

150,0

 

 

1.9

In ấn quy chế

500,0

250,0

250,0

250,0

 

 

250,0

250,0

250,0

 

 

1.10

Tập huấn nghiệp vụ quản lý bảo vệ rừng (2 lớp/năm x 10 năm)

1.500,0

750,0

750,0

750,0

 

 

750,0

750,0

750,0

 

 

1.11

Hỗ trợ truy quét vàng tại vùng lõi

1.000,0

500,0

500,0

500,0

 

 

500,0

500,0

500,0

 

 

1.12

Rà soát ranh giới rừng đặc dụng, cắm mốc cấp I, II, đo vẽ bản đồ và cấp lại Giấy CNQSD đất

3.000,0

3.000,0

3.000,0

3.000,0

 

 

 

 

 

 

 

1.13

Rà soát ranh giới phân khu chức năng

500,0

500,0

500,0

500,0

 

 

 

 

 

 

 

1.14

Xây dựng nhà tiêu bản và thu thập, bổ sung mẫu tiêu bản động, thực vật rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

2.000,0

2.000,0

2.000,0

2.000,0

 

 

 

 

 

 

 

1.15

Xây dựng bảng tuyên truyền

600,0

600,0

600,0

600,0

 

 

 

 

 

 

 

1.16

Làm đường lên vườn thực vật, các đường phân khu trong vườn

2.500,0

2.500,0

2.500,0

2.500,0

 

 

 

 

 

 

 

1.17

Mua sắm máy móc thiết bị cập nhật diễn biến và bảo vệ rừng (Máy vi tính; máy tính bảng, máy định vị, máy ảnh kỹ thuật số, Flycam, thiết bị an ninh bảo vệ rừng...)

900,0

400,0

400,0

400,0

 

 

500,0

500,0

500,0

 

 

1.18

Xây dựng mới tuyến đường tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng kết hợp với du lịch sinh thái

6.000,0

6.000,0

6.000,0

4.000,0

2.000,0

 

 

 

 

 

 

1.19

Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp (5000ha/năm x 10năm x 77 nghìn đồng/ha)

3.850,0

1.925,0

1.925,0

 

1.925,0

 

1.925,0

1.925,0

 

1.925,0

 

1.20

Tổ chức đối thoại với người dân vùng đệm để giải đáp pháp luật và giải quyết tranh chấp

150,0

150,0

150,0

150,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Phòng cháy chữa cháy rừng

24.375,0

23.875,0

23.875,0

20.875,0

3.000,0

 

500,0

500,0

500,0

 

 

2.1

Nhà luyện tập phòng cháy chữa cháy rừng

5.000,0

5.000,0

5.000,0

2.000,0

3.000,0

 

 

 

 

 

 

2.2

Xe ô tô chuyên dụng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng

900,0

900,0

900,0

900,0

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Xe máy chuyên dụng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng

500,0

500,0

500,0

500,0

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Trang thiết bị phòng cháy chữa cháy (quần áo chữa cháy, máy thổi gió, máy phát thực bì, cưa xăng)

1.000,0

500,0

500,0

500,0

 

 

500,0

500,0

500,0

 

 

2.5

Chòi canh lửa rừng

1.400,0

1.400,0

1.400,0

1.400,0

 

 

 

 

 

 

 

2.6

Loa phóng thanh

25,0

25,0

25,0

25,0

 

 

 

 

 

 

 

2.7

Xây dựng các bể chứa nước phòng cháy chữa cháy rừng và cung cấp nước sạch cho các thôn trong vùng lõi, vùng đệm khu bảo tồn

15.000,0

15.000,0

15.000,0

15.000,0

 

 

 

 

 

 

 

2.8

Xây dựng biển báo cấm lửa

50,0

50,0

50,0

50,0

 

 

 

 

 

 

 

2.9

Ứng dụng công nghệ thông tin để quan trắc, phát hiện cháy rừng và giám sát tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

500,0

500,0

500,0

500,0

 

 

 

 

 

 

 

II

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN RỪNG

9.200,0

9.200,0

9.200,0

3.500,0

5.700,0

 

 

 

 

 

 

1

Xây dựng vườn thực vật và quy tập, sưu tập trồng bổ sung các loại cây bản địa, đặc hữu, quý hiếm.

6.000,0

6.000,0

6.000,0

2.000,0

4.000,0

 

 

 

 

 

 

2

Trồng cây cảnh phân tán, cảnh quan xung quanh Phân khu dịch vụ hành chính và dọc các tuyến đường chính

1.500,0

1.500,0

1.500,0

1.500,0

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng vườn ươm cây giống lâm nghiệp tại khu phố Vận Tải - thị trấn Cành Nàng

400,0

400,0

400,0

 

400,0

 

 

 

 

 

 

4

Chuyển hóa rừng giống Lát hoa

400,0

400,0

400,0

 

400,0

 

 

 

 

 

 

5

Chuyển hóa rừng giống Hoàng đàn

400,0

400,0

400,0

 

400,0

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng Vườn sưu tập Lan

500,0

500,0

500,0

 

500,0

 

 

 

 

 

 

III

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, BẢO TỒN

66.000,0

36.300,0

36.300,0

36.300,0

 

 

29.700,0

29.700,0

29.700,0

 

 

1

Nghiên cứu bảo tồn các loài Gặm nhấm tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.500,0

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn một số loài Bò sát quý, hiếm, nguy cấp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.800,0

3.800,0

3.800,0

3.800,0

 

 

 

 

 

 

 

3

Nghiên cứu di thực, sưu tập trồng thử nghiệm Sâm Ngọc Linh và các loài bảo tồn thiên nhiên Sâm quý của Việt Nam.

5.100,0

5.100,0

5.100,0

5.100,0

 

 

 

 

 

 

 

4

Đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn một số loài Cầy quý, hiếm, nguy cấp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.500,0

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

 

 

 

 

 

5

Đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn một số loài thú ăn thịt quý, hiếm, nguy cấp tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.000,0

3.000,0

3.000,0

3.000,0

 

 

 

 

 

 

 

6

Bảo tồn và phát triển một số loài chim họ Trĩ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.300,0

3.300,0

3.300,0

3.300,0

 

 

 

 

 

 

 

7

Nghiên cứu bảo tồn loài các loài thú Móng guốc tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

4.000,0

4.000,0

4.000,0

4.000,0

 

 

 

 

 

 

 

8

Nghiên cứu bảo tồn các loài thực vật quý, hiếm Dẻ tùng vân nam, Nghiến tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

3.300,0

3.300,0

3.300,0

3.300,0

 

 

 

 

 

 

 

9

Bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý, hiếm: Đinh hương, Giổi ăn hạt, Tắc kè đá tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

3.500,0

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

 

 

 

 

 

10

Điều tra đánh giá tổng thể tính đa dạng sinh học; xây dựng chiến lược bảo tồn thiên nhiên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

3.300,0

3.300,0

3.300,0

3.300,0

 

 

 

 

 

 

 

11

Xây dựng hệ thống giám sát đa dạng sinh học tự động trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.000,0

 

 

 

 

 

3.000,0

3.000,0

3.000,0

 

 

12

Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.500,0

 

 

 

 

 

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

13

Đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài Rùa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.500,0

 

 

 

 

 

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

14

Bảo tồn và phát triển các loài thực vật quý, hiếm Thông nàng, Thông tre, Thông đỏ, Bạch tùng... tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.500,0

 

 

 

 

 

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

15

Điều tra, đánh giá tình trạng phân bố và xây dựng Vườn sưu tập các loài lan

3.700,0

 

 

 

 

 

3.700,0

3.700,0

3.700,0

 

 

16

Điều tra đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn một số loài thực vật quý, hiếm: Dẻ lá đỏ, Sồi đá lá mác tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.300,0

 

 

 

 

 

3.300,0

3.300,0

3.300,0

 

 

17

Điều tra đánh giá hiện trạng phân bố và xây dựng kế hoạch bảo tồn một số loài thực vật quý hiếm: Chò chỉ, Sến mật, Sâng.... tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

3.600,0

 

 

 

 

 

3.600,0

3.600,0

3.600,0

 

 

18

Khai thác và phát triển nguồn gen cây Hoàng tinh trắng, Mật nhân, Củ dòm…. ti Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.

3.500,0

 

 

 

 

 

3.500,0

3.500,0

3.500,0

 

 

19

Điều tra đánh giá các loại lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

2.100,0

 

 

 

 

 

2.100,0

2.100,0

2.100,0

 

 

IV

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN

930,0

930,0

930,0

930,0

 

 

 

 

 

 

 

1

Tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng Kiểm lâm địa bàn, Kiểm lâm phụ trách tiểu khu.

450,0

450,0

450,0

450,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Tập huấn nâng cao kỹ năng bảo tồn và giám sát đa dạng sinh học cho cán bộ khu bảo tồn

180,0

180,0

180,0

180,0

 

 

 

 

 

 

 

3

Huấn luyện nghiệp vụ cho tổ, đội BVR thôn bản

300,0

300,0

300,0

300,0

 

 

 

 

 

 

 

V

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI

20.960,0

15.960,0

3.860,0

3.500,0

360,0

12.100,0

5.000,00

 

 

 

5.000,00

1

Xây dựng khu nghỉ dưỡng cao cấp du lịch sinh thái

15.000,0

10.000,0

 

 

 

10.000,0

5.000,0

 

 

 

5.000,0

2

Lập Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông

2.000,0

2.000,0

1.000,0

1.000,0

 

1.000,0

 

 

 

 

 

3

Xây dựng các điểm dừng chân tại các tuyến đường mòn

300,0

300,0

 

 

 

300,0

 

 

 

 

 

4

Biên tập, in ấn tờ rơi

200,0

200,0

 

 

 

200,0

 

 

 

 

 

5

Xây dựng các bảng chỉ dẫn

180,0

180,0

180,0

 

180,0

 

 

 

 

 

 

6

Xây dựng phim quảng bá thiên nhiên và phong cảnh khu bảo tồn

380,0

380,0

180,0

 

180,0

200,0

 

 

 

 

 

7

Tập huấn kỹ năng truyền thông cho cộng đồng

200,0

200,0

 

 

 

200,0

 

 

 

 

 

8

Tập huấn về dệt thổ cẩm cho cộng đồng

200,0

200,0

 

 

 

200,0

 

 

 

 

 

9

Xây dựng cơ sở dữ liệu các tuyến du lịch sinh thái.

2.500,0

2.500,0

2.500,0

2.500,0

 

 

 

 

 

 

 

VI

NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỆM

28.000,0

15.000,0

6.000,0

3.000,0

3.000,0

9.000,0

13.000,0

1.500,0

-

1.500,0

11.500,0

1

Xây dựng dự án đầu tư phát triển vùng đệm

3.000,0

3.000,0

3.000,0

3.000,0

 

 

 

 

 

 

 

2

Nhân rộng mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên cấp thôn bản

3.000,0

3.000,0

1.500,0

 

1.500,0

1.500,0

 

 

 

 

 

3

Nhân rộng, phát triển các mô hình, đề tài, dự án đã nghiên cứu có kết quả, hiệu quả

6.000,0

3.000,0

1.500,0

 

1.500,0

1.500,0

3.000,0

1.500,0

 

1.500,0

1.500,0

4

Hỗ trợ người dân vùng đệm phát triển mô hình trồng và chế biến dược liệu dưới tán rừng.

16.000,0

6.000,0

 

 

 

6.000,0

10.000,0

 

 

 

10.000,0

VII

NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ

97.840,0

88.840,0

68.840,0

39.580,0

29.260,0

20.000,0

9.000,0

 

 

 

9.000,0

1

Dự án bổ sung Khu hành chính dịch vụ các hạng mục (hội trường; nhà bảo tàng đa dạng sinh học; Trung tâm giáo dục môi trường rừng và cứu hộ, bảo tồn, phát triển sinh vật; Nhà tập luyện nghiệp vụ kiểm lâm, 6 chòi vọng cảnh; khuôn viên vườn hoa, cây xanh; nhà bảo vệ; mua sắm trang thiết bị phục vụ khu hành chính)

49.160,0

49.160,0

49.160,0

19.900,0

29.260,0

 

 

 

 

 

 

2

Xây dựng Trung tâm tổ chức sự kiện

35.000,0

26.000,0

6.000,0

6.000,0

 

20.000,0

9.000,0

 

 

 

9.000,0

3

Xây dựng Trạm Kiểm lâm thôn Tiến Mới

5.000,0

5.000,0

5.000,0

5.000,0

 

 

 

 

 

 

 

4

Sửa chữa các Trạm Kiểm lâm

1.600,0

1.600,0

1.600,0

1.600,0

 

 

 

 

 

 

 

5

Sửa chữa, trải thảm nhựa đường đi vào khu hành chính

4.080,0

4.080,0

4.080,0

4.080,0

 

 

 

 

 

 

 

6

Cải tạo, nâng cấp khu Văn phòng tại Thị trấn Cành Nàng làm Trung tâm du khách

1.000,0

1.000,0

1.000,0

1.000,0

 

 

 

 

 

 

 

7

Xây dựng hệ thống nước sạch cho 7 trạm kiểm lâm

350,0

350,0

350,0

350,0

 

 

 

 

 

 

 

8

Xây dựng nhà vệ sinh khép kín

600,0

600,0

600,0

600,0

 

 

 

 

 

 

 

9

Hệ thống Camera an ninh giám sát tại một số khu vực trọng điểm để kiểm soát lâm sản

300,0

300,0

300,0

300,0

 

 

 

 

 

 

 

10

Máy phát điện 150 KVA

400,0

400,0

400,0

400,0

 

 

 

 

 

 

 

11

Máy vi tính để bàn

120,0

120,0

120,0

120,0

 

 

 

 

 

 

 

12

Máy laptop

140,0

140,0

140,0

140,0

 

 

 

 

 

 

 

13

Máy photocopy

90,0

90,0

90,0

90,0

 

 

 

 

 

 

 

VIII

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

Thực hiện theo các chương trình mục tiêu quốc gia khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

TỔNG CỘNG (I+II+III+IV+V+VI+VII)

274.595,0

211.970,0

170.870,0

123.625,0

47.245,0

41.100,0

62.625,0

37.125,0

33.700,0

3.425,0

25.500,0

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 3392/QĐ-UBND ngày 31/08/2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.567

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.214.139
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!