ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 701/QĐ-UBND
|
Quảng Bình, ngày 27 tháng 3 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BỊ
BÃI BỎ LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức
chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Nghị định
số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông
tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp
vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định
số 208/QĐ-LĐTBXH ngày 29/02/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ lĩnh vực
Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội;
Theo đề nghị của
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 138/TTr-SLĐTBXH
ngày 22/3/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính
được sửa đổi, bổ sung, bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền
giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Điều
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị
xã, thành phố có nhiệm vụ sau:
1. Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội có trách nhiệm tổ chức xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt các
quy trình giải quyết thủ tục hành chính/ cung cấp dịch vụ công trực tuyến được
công bố tại Quyết định này để thiết lập quy trình điện tử lên Hệ thống thông
tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh.
2. UBND các huyện, thị
xã, thành phố có trách nhiệm sao gửi và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn
trên địa bàn tổ chức công khai và thực hiện các thủ tục hành chính này theo
đúng quy định.
Điều
3. Sở Thông tin
và Truyền thông có trách nhiệm hủy bỏ quy trình điện tử và thông báo cho các
đơn vị, địa phương liên quan theo yêu cầu sau:
1. Khóa chức năng tiếp nhận
hồ sơ của các quy trình điện tử giải quyết thủ tục hành chính/dịch vụ công trực
tuyến được công bố bãi bỏ chậm nhất sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định
công bố được UBND tỉnh ký ban hành.
2. Hủy bỏ quy trình điện
tử giải quyết thủ tục hành chính/ dịch vụ công trực tuyến được công bố bãi bỏ
chậm nhất sau thời gian bằng thời hạn giải quyết các hồ sơ chuyển tiếp của các
quy trình điện tử này. Trường hợp quá thời hạn giải quyết mà vẫn còn tồn đọng hồ
sơ chuyển tiếp, thì kết thúc quy trình điện tử giải quyết các hồ sơ này; đồng
thời có thông báo danh sách các hồ sơ này cho đơn vị giải quyết hồ sơ trước khi
hủy bỏ quy trình.
Điều
4. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều
5. Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Thông tin
và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các
xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC-VPCP;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Cổng thông tin điện
tử tỉnh;
- Lưu: VT, KSTTHC.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đoàn Ngọc Lâm
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BỊ BÃI BỎ LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 701/QĐ-UBND ngày 27/3/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng
Bình)
1. Danh mục thủ tục
hành chính sửa đổi, bổ sung
TT
|
Tên thủ tục hành chính
|
Thời hạn giải quyết
|
Địa điểm thực hiện/địa điểm tiếp nhận
|
Phí, lệ phí (nếu
có)
|
Tên văn bản QPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ BCCI
|
1
|
Xác định,
xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật
1.001699.000.00.00.H46
Quyết định số 2328/QĐ-UBND ngày 11/7/2019
|
25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
hợp lệ
|
Bộ phận một cửa của UBND cấp xã
|
Không
|
Thông
tư 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên
tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm
trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục
hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội.
|
Có
|
2
|
Cấp đổi, cấp lại Giấy
xác nhận khuyết tật
1.001699.000.00.00.H46
Quyết định số 2328/QĐ-UBND ngày 11/7/2019
|
05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ
|
Bộ phận một cửa của UBND cấp xã
|
Không
|
Thông
tư 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch
có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy
hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành chính
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
|
Có
|
2. Danh mục thủ tục
hành chính bị bãi bỏ
TT
|
Mã số TTHC
|
Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ
|
1
|
Đưa đối tượng ra khỏi
cơ sở trợ giúp trẻ em
1.001305.000.00.00.H46
Quyết định số
4453/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
|
Thông tư
08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch
có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú
giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
|
2
|
Tiếp nhận đối tượng là
người chưa thành niên không có nơi cư trú ổn định bị áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn vào cơ sở trợ giúp trẻ em
1.001310.000.00.00.H46
Quyết định số 4453/QĐ-UBND ngày 28/12/2021
|
Thông tư
08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về
việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch
có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú
giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện thủ tục hành
chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TTHC ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC BẢO
TRỢ XÃ HỘI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG
BÌNH
(Kèm theo Tờ trình số 138/TTr-SLĐTBXH
ngày 22/3/2024 của Sở LĐTB&XH)
1. Thủ tục xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp Giấy
xác nhận khuyết tật
1.1
Trình tự thực hiện
Bước
1: Khi có nhu cầu xác định,
xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của
người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 1 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định
mức độ khuyết tật thực hiện (sau đây gọi tắt là Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH), riêng mẫu số 01
được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều
của các Thông tư, Thông tư liên tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất
trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư
trú khi thực hiện TTHC thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội) (sau đây gọi tắt là Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH) gửi Chủ tịch
UBND cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật.
Bước
2: Trong thời hạn 20
ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị xác định mức độ khuyết tật, Chủ tịch
UBND cấp xã có trách nhiệm:
1. Gửi
văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập,
sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người
được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 quy định tại Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH.
2. Triệu
tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết
tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
3. Tổ chức
đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo
phương pháp quy định tại Điều 3 và theo các mẫu số 02 hoặc mẫu số 03 của Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH).
Việc
thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại UBND cấp xã
hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định
trên đây thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi
cư trú của người khuyết tật.
Bước
3: Lập hồ sơ, biên bản kết
luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật của người được đánh giá theo Mẫu số 05 ban hành kèm Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH).
1. Riêng
đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y
khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày
01/6/2012, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết luận của Hội đồng
giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại khoản 3 Điều 4
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ, cụ thể như sau: Người khuyết tật đặc
biệt nặng khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục
vụ hoặc suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Người khuyết tật nặng khi được
Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người,
phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định y khoa kết luận có khả năng tự
phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
2. Đối với
những trường hợp theo quy định tại khoản 2, Điều 15 Luật người khuyết tật (gồm:
Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết
tật; Người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý
với kết luận của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật; Có bằng chứng xác thực về
việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không
khách quan, chính xác), thì Hội đồng cấp giấy giới thiệu và lập danh sách chuyển
Hội đồng giám định y khoa thực hiện (qua Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội).
Bước
4: Trong thời hạn 05 ngày
làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức
độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận
của Hội đồng tại trụ sở UBND cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo mẫu số 06 ban hành kèm Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH).
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì
trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận
cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
Đối
với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật
và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết
luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết
tật theo mẫu số 06 ban hành kèm
Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
08/2023/TT-BLĐTBXH).
1.2
Cách thức thực hiện: Thực hiện theo một trong các hình thức: trực
tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua bưu chính công ích
1.3
Thành phần, số lượng hồ sơ
a. Số
lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
b.
Thành phần hồ sơ:
- Đối với
trường hợp xác định khuyết tật
+ Đơn đề
nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm
Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
08/2023/TT-BLĐTBXH).
+
Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ
khám, điều trị, phẫu thuật hoặc các giấy tờ liên quan khác.
+ Bản sao
kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm
khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội
đồng Giám định y khoa trước ngày 01/6/2012
-Đối với
trường hợp xác định lại khuyết tật
+ Đơn đề
nghị theo Mẫu số 01 ban hành kèm
Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số
08/2023/TT-BLĐTBXH).
+ Bản
sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám,
điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ hoặc các giấy tờ liên quan
khác.
1.4
Thời hạn giải quyết TTHC:
25 ngày làm việc kể từ
ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
1.5
Đối tượng thực hiện TTHC:
Người
khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật
1.6
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực
hiện: UBND cấp xã.
1.7
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy xác nhận khuyết tật
Lệ phí:
Không
1.9
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp
lại Giấy Xác nhận khuyết tật theo Mẫu số
01 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/Tt-BLDTBXH (được sửa đổi, bổ sung
tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH)
1.10
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
1.11
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật
người khuyết tật ngày 17-06-2012
- Nghị định
28/2012/NĐ-CP - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Người khuyết tật 10-04-2012
- Thông
tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng
xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
Thông tư
số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên tịch
có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy
hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện TTHC thuộc lĩnh vực
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật
2.1 Trình tự thực
hiện
Bước
1: Khi có nhu cầu đổi
hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật thì người khuyết tật hoặc người đại
diện hợp pháp của người khuyết tật làm đơn theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH) gửi
UBND cấp xã nơi người khuyết tật cư trú.
Bước
2: Sau 05 ngày làm việc,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ hồ sơ đang lưu giữ quyết định
đổi hoặc cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật.
2.2
Cách thức thực hiện: Thực hiện theo một trong các hình thức trực
tiếp hoặc trực tuyến hoặc qua bưu chính công ích
2.3
Thành phần, số lượng hồ sơ
a.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ
b.
Thành phần hồ sơ:
Đơn đề
nghị cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH)
2.4
Thời hạn giải quyết TTHC:
05 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được hồ sơ hợp lệ và đầy đủ.
2.5
Đối tượng thực hiện TTHC:
Người
khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật
2.6
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
- Cơ quan trực tiếp thực
hiện: UBND cấp xã.
2.7
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy xác nhận khuyết tật
2.8
Lệ phí: Không
2.9
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề
nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy Xác
nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLDTBXH (được sửa đổi, bổ sung tại Thông
tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH)
2.10
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC
a) Cấp
đổi Giấy xác nhận khuyết tật trong những trường hợp sau:
- Giấy
xác nhận khuyết tật sai thông tin so với Chứng minh nhân dân, căn cước công dân
hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý khác;
- Giấy
xác nhận khuyết tật hư hỏng không sử dụng được.
b) Cấp
lại Giấy xác nhận khuyết tật trong trường hợp sau:
- Mất Giấy
xác nhận khuyết tật.
Trường hợp
cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật quy định tại điểm a (Trường hợp thay đổi dạng
khuyết tật hoặc mức độ khuyết tật) và điểm c (Người khuyết tật từ đủ 6 tuổi trở
lên trừ trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng quy định tại điểm 1.1, 1.2,
1.5, 1.6, 1.7 Mục IV Mẫu số 02 ban
hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư
số 08/2023/TT-BLĐTBXH) khoản 2 Điều 8 Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH thì thực
hiện theo TTHC cấp xã (Mã TTHC 1.001699) về xác định, xác định lại mức độ khuyết
tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật.
2.11
Căn cứ pháp lý của TTHC:
-Luật
người khuyết tật ngày 17-06-2012
-Nghị định
28/2012/NĐ-CP - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
Người khuyết tật 10-04-2012
-Thông
tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02 tháng 1 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng
xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
-Thông
tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, Thông tư liên
tịch có quy định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú
giấy hoặc giấy tờ có yêu cầu xác nhận nơi cư trú khi thực hiện TTHC thuộc lĩnh
vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mẫu số 01
(Kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 và
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày
29/8/2023 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC ĐỊNH, XÁC
ĐỊNH LẠI MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
VÀ CẤP, CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
Kính gửi:
|
Chủ tịch UBND xã
(phường, thị trấn) …....................
Huyện (quận, thị xã, thành phố) ………………………………
Tỉnh, thành phố…………………………………………………
|
Sau khi tìm hiểu quy định
về xác định mức độ khuyết tật, tôi đề nghị:
□ Xác định mức độ khuyết
tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật
□ Xác định lại mức độ
khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật
□ Cấp lại Giấy xác nhận
khuyết tật
□ Cấp đổi Giấy xác nhận
khuyết tật
(Trường hợp cấp đổi Giấy
xác nhận khuyết tật thì không phải kê khai thông tin tại Mục III dưới đây).
Cụ thể:
I. Thông tin người được
xác định mức độ khuyết tật
- Họ và
tên:.....................................................................................................................
- Sinh ngày……..
tháng……….. năm …….. Giới tính:.................................................
- Số CMND hoặc căn cước
công
dân:............................................................................
- Nơi ở hiện nay: …………
………………………………………………………….
II. Thông tin người đại
diện hợp pháp (nếu có)
- Họ và
tên:.....................................................................................................................
- Mối quan hệ với người
được xác định khuyết tật:.......................................................
- Số CMND hoặc căn cước
công dân:............................................................................
- Nơi ở hiện nay: …………
……………….………………………………………….
- Số điện thoại:...............................................................................................................
III. Thông tin về tình
trạng khuyết tật
1. Thông tin về dạng
khuyết tật (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
STT
|
Các dạng khuyết tật
|
Có
|
Không
|
1
|
Khuyết tật vận động
|
|
|
1.1
|
Mềm nhẽo hoặc co cứng
toàn thân
|
|
|
1.2
|
Thiếu tay hoặc không cử
động được tay
|
|
|
1.3
|
Thiếu chân hoặc không cử
động được chân
|
|
|
1.4
|
Yếu, liệt, teo cơ hoặc
hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ
|
|
|
1.5
|
Cong, vẹo, chân tay,
lưng, cổ; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác trên cơ thể ở đầu, cổ,
lưng, tay, chân
|
|
|
1.6
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động
|
|
|
2
|
Khuyết tật nghe, nói
|
|
|
2.1
|
Không phát ra âm thanh,
lời nói
|
|
|
2.2
|
Phát ra âm thanh, lời
nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu
|
|
|
2.3
|
Không nghe được
|
|
|
2.4
|
Khiếm khuyết hoặc dị dạng
cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm
|
|
|
2.5
|
Khiếm khuyết hoặc dị dạng
vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe
|
|
|
2.6
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói
|
|
|
3
|
Khuyết tật nhìn
|
|
|
3.1
|
Mù một hoặc hai mắt
|
|
|
3.2
|
Thiếu một hoặc hai mắt
|
|
|
3.3
|
Khó khăn khi nhìn hoặc
không nhìn thấy các đồ vật
|
|
|
3.4
|
Khó khăn khi phân biệt
màu sắc hoặc không phân biệt được các màu sắc
|
|
|
3.5
|
Rung, giật nhãn thị, đục
nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc
|
|
|
3.6
|
Bị dị tật, biến dạng ở
vùng mắt
|
|
|
3.7
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn
|
|
|
4
|
Khuyết tật thần
kinh, tâm thần
|
|
|
4.1
|
Thường ngồi một mình, chơi
một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai
|
|
|
4.2
|
Có những hành vi bất
thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ gây ảnh hưởng đến sức khỏe,
sự an toàn của bản thân và người khác
|
|
|
4.3
|
Bất ngờ dừng mọi hoạt động,
mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình
ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết
|
|
|
4.4
|
Bị mất trí nhớ, bỏ nhà
đi lang thang
|
|
|
4.5
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm thần kinh, tâm thần
|
|
|
5
|
Khuyết tật trí tuệ
|
|
|
5.1
|
Khó khăn trong việc nhận
biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người
xung quanh so với người cùng lứa tuổi
|
|
|
5.2
|
Chậm chạp, ngờ nghệch
hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn
|
|
|
5.3
|
Khó khăn trong việc đọc,
viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát
triển trí tuệ
|
|
|
5.4
|
Có kết luận cơ sở y tế
cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ
|
|
|
6
|
Khuyết tật khác
|
|
|
6.1
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường
của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết,
tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp
|
|
|
6.2
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại,
tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực
hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh
hoạt hoặc giao tiếp
|
|
|
6.3
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm
|
|
|
2. Thông tin về mức độ
khuyết tật (Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi
không phải kê khai)
Mức độ thực hiện
Các hoạt động
|
Thực hiện được
|
Thực hiện được nhưng cần trợ giúp
|
Không thực hiện được
|
Không xác định được
|
1. Đi lại
|
|
|
|
|
2. Ăn, uống
|
|
|
|
|
3. Tiểu tiện, đại tiện
|
|
|
|
|
4. Vệ sinh cá nhân như
đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...
|
|
|
|
|
5. Mặc, cởi quần áo, giầy
dép
|
|
|
|
|
6. Nghe và hiểu người
khác nói gì
|
|
|
|
|
7. Diễn đạt được ý muốn
và suy nghĩ của bản thân qua lời nói
|
|
|
|
|
8. Làm các việc gia
đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; lao động,
sản xuất tạo thu nhập
|
|
|
|
|
9. Giao tiếp xã hội,
hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi
|
|
|
|
|
10. Đọc, viết, tính
toán và kỹ năng học tập khác
|
|
|
|
|
…………., ngày……tháng…..năm…..
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu số 02
(Kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 và
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày
29/8/2023 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT
XÃ……………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT
TẬT ĐỐI VỚI TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI
I. Thông tin người được
xác định mức độ khuyết tật
- Họ và
tên:..................................................................................................................
- Sinh
ngày…….tháng……..năm……. Giới
tính:..............................................................
-- Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................
II. Thông tin người đại
diện hợp pháp (nếu có)
- Họ và tên:
.................................................................................................................
- Mối quan hệ với người
được xác định khuyết tật:
.......................................................
- Số CMND hoặc thẻ căn cước:
...................................................................................
- Nơi ở hiện nay:
.........................................................................................................
- Số điện thoại:
...........................................................................................................
III. Xác định dạng
khuyết tật
STT
|
Các dạng khuyết tật
|
Có
|
Không
|
1
|
Khuyết tật vận động
|
|
|
1.1
|
Mềm nhẽo hoặc co cứng
toàn thân
|
|
|
1.2
|
Thiếu tay hoặc không cử
động được tay
|
|
|
1.3
|
Thiếu chân hoặc không cử
động được chân
|
|
|
1.4
|
Yếu, liệt, teo cơ hoặc
hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ
|
|
|
1.5
|
Cong, vẹo chân tay; gù
cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác ở đầu, cổ, lưng, tay, chân
|
|
|
1.6
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động
|
|
|
2
|
Khuyết tật nghe, nói
|
|
|
2.1
|
Không phát ra âm thanh,
lời nói
|
|
|
2.2
|
Phát ra âm thanh, lời
nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu
|
|
|
2.3
|
Không nghe được
|
|
|
2.4
|
Khiếm khuyết hoặc dị dạng
cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm
|
|
|
2.5
|
Khiếm khuyết hoặc dị dạng
vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe
|
|
|
2.6
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói
|
|
|
3
|
Khuyết tật nhìn
|
|
|
3.1
|
Mù một hoặc hai mắt
|
|
|
3.2
|
Thiếu một hoặc hai mắt
|
|
|
3.3
|
Khó khăn khi nhìn hoặc
không nhìn thấy các đồ vật
|
|
|
3.4
|
Khó khăn khi phân biệt
màu sắc
|
|
|
3.5
|
Rung, giật nhãn thị, đục
nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc
|
|
|
3.6
|
Bị dị tật, biến dạng ở
vùng mắt
|
|
|
3.7
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn
|
|
|
4
|
Khuyết tật thần
kinh, tâm thần
|
|
|
4.1
|
Thường xuyên lên cơn co
giật
|
|
|
4.2
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh thần kinh, tâm thần, tâm thần phân liệt
|
|
|
5
|
Khuyết tật trí tuệ
|
|
|
5.1
|
Khó khăn trong việc nhận
biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người
xung quanh so với người cùng lứa tuổi
|
|
|
5.2
|
Chậm chạp, ngờ nghệch
hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn
|
|
|
5.3
|
Khó khăn trong việc đọc,
viết, tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát
triển trí tuệ
|
|
|
5.4
|
Có kết luận cơ sở y tế
cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ
|
|
|
6
|
Khuyết tật khác
|
|
|
6.1
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường
của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết,
tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp
|
|
|
6.2
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại,
tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực
hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác;
sinh hoạt hoặc giao tiếp
|
|
|
6.3
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm
|
|
|
IV. Xác định mức độ
khuyết tật
STT
|
Các dấu hiệu
|
Có
|
Không
|
1
|
Khuyết tật đặc biệt
nặng
|
|
|
1.1
|
Mềm nhẽo hoặc co cứng
toàn thân hoặc liệt toàn thân
|
|
|
1.2
|
Thiếu hai tay
|
|
|
1.3
|
Thiếu hai chân hoặc liệt
hoàn toàn hai chân
|
|
|
1.4
|
Thiếu một tay và thiếu
một chân
|
|
|
1.5
|
Mù hai mắt hoặc thiếu
hai mắt
|
|
|
1.6
|
Liệt hoàn toàn hai tay
hoặc liệt nửa người
|
|
|
1.7
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên mắc một hoặc nhiều loại bệnh: bệnh bại não, não úng thủy,
tâm thần phân liệt
|
|
|
2
|
Khuyết tật nặng
|
|
|
2.1
|
Không cử động được một
tay hoặc không cử động được một chân
|
|
|
2.2
|
Thiếu một tay
|
|
|
2.3
|
Thiếu một chân
|
|
|
2.4
|
Mù một mắt
|
|
|
2.5
|
Thiếu một mắt
|
|
|
2.6
|
Câm và điếc hoàn toàn
|
|
|
V. Đề xuất kết luận dạng
khuyết tật và mức độ khuyết tật:
1. Dạng khuyết tật (Ghi
rõ dạng khuyết tật hoặc không khuyết tật):
……………………………………………………………………………………………………......
2. Mức độ khuyết tật:
…...………………………………………………………………………….
3. Không đưa ra được kết
luận về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật:
………………………………………………………………………………………………………...
Người ghi phiếu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
…………., ngày ...tháng ...năm …….
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)
|
HƯỚNG DẪN GHI MẪU SỐ 02 PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT ĐỐI
VỚI TRẺ EM DƯỚI 6 TUỔI
1. Nếu được đánh giá là
“có” ở 1 trong các dấu hiệu của dạng khuyết tật tại Mục III thì kết luận các dạng
khuyết tật tương ứng theo quy định của Luật người khuyết tật: khuyết tật vận động;
khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần; khuyết tật
trí tuệ; khuyết tật khác.
2. Nếu được đánh giá là
“không” ở tất cả các dấu hiệu của dạng khuyết tật tại Mục III thì đề xuất kết
luận ghi không khuyết tật.
3. Nếu được đánh giá là
“có” ở ít nhất một trong các dấu hiệu của mức độ khuyết tật tại Mục IV thì ở phần
đề xuất kết luận sẽ ghi mức độ khuyết tật tương ứng nặng nhất.
a) Trường hợp trẻ em đã
xác định được dạng khuyết tật nhưng không thuộc mức độ khuyết tật đặc biệt nặng
và khuyết tật nặng tại Mục IV thì đề xuất kết luận ghi là mức độ khuyết tật nhẹ.
b) Trường hợp không đưa
ra được kết luận về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật nhưng có các dấu hiệu
khiến cho đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hàng ngày gặp
khó khăn hoặc Hội đồng không thống nhất về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của
trẻ em thì Hội đồng chuyển lên Hội đồng Giám định y khoa thực hiện xác định dạng
khuyết tật, mức độ khuyết tật.
Mẫu số 03
(Kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 và
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày
29/8/2023 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT
XÃ ……………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT
TẬT
ĐỐI VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN
I. Thông tin người được
xác định mức độ khuyết tật
- Họ và tên:
.................................................................................................................
- Sinh ngày………tháng……..
năm……… Giới tính: .......................................................
- Số CMND hoặc căn cước
công dân (nếu có):
.............................................................
- Nơi ở hiện nay
..........................................................................................................
- Số điện thoại:
...........................................................................................................
II. Thông tin người đại
diện hợp pháp (nếu có)
- Họ và tên:
.................................................................................................................
- Mối quan hệ với người
được xác định khuyết tật:
.......................................................
- Số CMND hoặc căn cước
công dân:
..........................................................................
- Nơi ở hiện nay: .........................................................................................................
- Số điện thoại:
...........................................................................................................
III. Xác định dạng
khuyết tật
STT
|
Các dạng khuyết tật
|
Có
|
Không
|
1
|
Khuyết tật vận động
|
|
|
1.1
|
Mềm nhẽo hoặc co cứng
toàn thân
|
|
|
1.2
|
Thiếu tay hoặc không cử
động được tay
|
|
|
1.3
|
Thiếu chân hoặc không cử
động được chân
|
|
|
1.4
|
Yếu, liệt, teo cơ hoặc
hạn chế vận động tay, chân, lưng, cổ
|
|
|
1.5
|
Cong, vẹo, chân tay,
lưng, cổ; gù cột sống lưng hoặc dị dạng, biến dạng khác trên cơ thể ở đầu, cổ,
lưng, tay, chân
|
|
|
1.6
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng vận động
|
|
|
2
|
Khuyết tật nghe, nói
|
|
|
2.1
|
Không phát ra âm thanh,
lời nói
|
|
|
2.2
|
Phát ra âm thanh, lời
nói nhưng không rõ tiếng, rõ câu
|
|
|
2.3
|
Không nghe được
|
|
|
2.4
|
Khiếm khuyết hoặc dị dạng
cơ quan phát âm ảnh hưởng đến việc phát âm
|
|
|
2.5
|
Khiếm khuyết hoặc dị dạng
vành tai hoặc ống tai ngoài ảnh hưởng đến nghe
|
|
|
2.6
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nghe, nói
|
|
|
3
|
Khuyết tật nhìn
|
|
|
3.1
|
Mù một hoặc hai mắt
|
|
|
3.2
|
Thiếu một hoặc hai mắt
|
|
|
3.3
|
Khó khăn khi nhìn hoặc
không nhìn thấy các đồ vật
|
|
|
3.4
|
Khó khăn khi phân biệt
màu sắc
|
|
|
3.5
|
Rung, giật nhãn thị, đục
nhân mắt hoặc sẹo loét giác mạc
|
|
|
3.6
|
Bị dị tật, biến dạng ở
vùng mắt
|
|
|
3.7
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm chức năng nhìn
|
|
|
4
|
Khuyết tật thần
kinh, tâm thần
|
|
|
4.1
|
Thường ngồi một mình,
chơi một mình, không bao giờ nói chuyện hoặc quan tâm tới bất kỳ ai
|
|
|
4.2
|
Có những hành vi bất
thường như kích động, cáu giận hoặc sợ hãi vô cớ gây ảnh hưởng đến sức khỏe,
sự an toàn của bản thân và người khác
|
|
|
4.3
|
Bất ngờ dừng mọi hoạt động,
mắt mở trừng trừng không chớp, co giật chân tay, môi, mặt hoặc bất thình lình
ngã xuống, co giật, sùi bọt mép, gọi hỏi không biết
|
|
|
4.4
|
Bị mất trí nhớ, bỏ nhà
đi lang thang
|
|
|
4.5
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về suy giảm thần kinh, tâm thần, tâm thần phân liệt
|
|
|
5
|
Khuyết tật trí tuệ
|
|
|
5.1
|
Khó khăn trong việc nhận
biết người thân trong gia đình hoặc khó khăn trong giao tiếp với những người
xung quanh so với người cùng lứa tuổi
|
|
|
5.2
|
Chậm chạp, ngờ nghệch
hoặc không thể làm được một việc đơn giản (so với tuổi) dù đã được hướng dẫn
|
|
|
5.3
|
Khó khăn trong đọc, viết,
tính toán và kỹ năng học tập khác so với người cùng tuổi do chậm phát triển
trí tuệ
|
|
|
5.4
|
Có kết luận cơ sở y tế
cấp tỉnh trở lên về chậm phát triển trí tuệ
|
|
|
6
|
Khuyết tật khác
|
|
|
6.1
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh tê bì, mất cảm giác ở tay, chân hoặc sự bất thường
của cơ thể làm giảm khả năng thực hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết,
tính toán và kỹ năng học tập khác; sinh hoạt hoặc giao tiếp
|
|
|
6.2
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về bệnh hô hấp hoặc do bệnh tim mạch hoặc do rối loạn đại,
tiểu tiện mặc dù đã được điều trị liên tục trên 3 tháng, làm giảm khả năng thực
hiện các hoạt động; lao động; đọc, viết, tính toán và kỹ năng học tập khác;
sinh hoạt hoặc giao tiếp
|
|
|
6.3
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên về rối loạn phổ tự kỷ hoặc các loại bệnh hiếm
|
|
|
IV. Xác định mức độ
khuyết tật
Phần 1. Người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật đặc biệt nặng,
khuyết tật nặng khi quan sát có một trong những dấu hiệu sau đây:
STT
|
Các dấu hiệu
|
Có
|
Không
|
1
|
Khuyết tật đặc biệt
nặng
|
|
|
1.1
|
Mềm nhẽo hoặc co cứng
toàn thân hoặc liệt toàn thân
|
|
|
1.2
|
Thiếu hai tay
|
|
|
1.3
|
Mù hai mắt hoặc thiếu
hai mắt
|
|
|
1.4
|
Liệt hoàn toàn hai tay
hoặc liệt nửa người
|
|
|
1.5
|
Có kết luận của cơ sở y
tế cấp tỉnh trở lên mắc một hoặc nhiều loại bệnh: bệnh bại não, não úng thủy,
tâm thần phân liệt
|
|
|
2
|
Khuyết tật nặng
|
|
|
|
Câm và điếc hoàn toàn
|
|
|
Phần 2. Trường hợp người khuyết tật không thuộc mức độ khuyết tật
đặc biệt nặng và khuyết tật nặng quy định ở Phần 1 thì đánh giá mức độ
khuyết tật dựa trên các tiêu chí phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân như sau:
Mức độ thực hiện
Các hoạt động
|
Thực hiện được (0 điểm)
|
Thực hiện được nhưng cần trợ giúp (1 điểm)
|
Không thực hiện được (2 điểm)
|
Không xác định được (đánh dấu x)
|
1. Đi lại
|
|
|
|
|
2. Ăn, uống
|
|
|
|
|
3. Tiểu tiện, đại tiện
|
|
|
|
|
4. Vệ sinh cá nhân như
đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...
|
|
|
|
|
5. Mặc, cởi quần áo, giầy
dép
|
|
|
|
|
6. Nghe và hiểu người
khác nói gì
|
|
|
|
|
7. Diễn đạt được ý muốn
và suy nghĩ của bản thân qua lời nói
|
|
|
|
|
8. Làm các việc gia
đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm phù hợp với độ tuổi; hoạt động;
lao động, sản xuất tạo thu nhập
|
|
|
|
|
9. Giao tiếp xã hội,
hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi
|
|
|
|
|
10. Đọc, viết, tính
toán và kỹ năng học tập khác
|
|
|
|
|
Tổng số điểm:………………………
(Mức độ đặc biệt nặng: Từ
14 điểm trở lên: Mức độ nặng: Từ 7-13 điểm; Mức độ nhẹ: Từ 0-6 điểm)
V. Đề xuất xác định mức
độ khuyết tật:
1. Dạng khuyết tật: (Ghi
rõ dạng khuyết tật hoặc không khuyết tật) …………………………..
…………………………………………………………………………………………………………
2. Mức độ khuyết tật:.....…………………………………………………………………….
3. Không đưa ra được kết
luận về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật: ……………………
………………………………………………………………………………………………
Người ghi phiếu
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
…………., ngày ...tháng ...năm …….
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)
|
HƯỚNG DẪN GHI MẪU SỐ 03 PHIẾU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT ĐỐI
VỚI NGƯỜI TỪ ĐỦ 6 TUỔI TRỞ LÊN
1. Xác định dạng khuyết tật
a) Nếu được đánh giá là
“có” ở 1 trong các dấu hiệu của dạng khuyết tật tại Mục III thì đề xuất kết luận
dạng khuyết tật tương ứng theo quy định của Luật người khuyết tật: khuyết tật vận
động; khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần kinh, tâm thần;
khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác.
b) Nếu được đánh giá là
“không” ở tất cả các dấu hiệu của dạng khuyết tật tại Mục III thì đề xuất kết
luận ghi không khuyết tật.
2. Xác định mức độ khuyết
tật
2.1. Nếu được đánh giá là
“có” ở ít nhất 1 trong các dấu hiệu của mức độ khuyết tật tại Phần 1 Mục IV thì
đề xuất kết luận mức độ khuyết tật tương ứng nặng nhất.
2.2. Trường hợp không có
các dấu hiệu tại Phần 1, Mục IV thì tiến hành chấm điểm theo Phần 2, Mục IV tại
Phiếu này, Hội đồng quan sát, đánh giá người khuyết tật, kết hợp với phỏng vấn
đối tượng, người chăm sóc và cộng đồng xung quanh để đánh giá các hoạt động và
cho điểm vào các ô tương ứng như sau:
a) Đối với các hoạt động
từ 1 đến 8 quy định tại Phần 2 Mục IV (Đi lại; ăn, uống; tiểu tiện, đại tiện; vệ
sinh cá nhân như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa...; mặc, cởi quần áo, giầy dép;
nghe và hiểu người khác nói gì; diễn đạt được ý muốn và suy nghĩ của bản thân
qua lời nói; làm các việc gia đình như gấp quần áo, quét nhà, rửa bát, nấu cơm
phù hợp với độ tuổi; hoạt động; lao động, sản xuất tạo thu nhập)
- Thực hiện được: Người
khuyết tật tự thực hiện được các hoạt động trên mà không cần sự trợ giúp.
- Thực hiện được nhưng cần
sự trợ giúp: Người khuyết tật gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động
trên, thực hiện được khi có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ
trợ giúp.
- Không thực hiện được: Người
khuyết tật không tự thực hiện được các hoạt động trên khi có sự trợ giúp của
người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.
b) Hoạt động 9 (Giao tiếp
xã hội, hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi)
- Thực hiện được: Người
khuyết tật chủ động tham gia các hoạt động giao tiếp với mọi người.
- Thực hiện được nhưng cần
sự trợ giúp: Người khuyết tật gặp khó khăn trong giao tiếp, hòa nhập cộng đồng,
thực hiện được hoạt động giao tiếp khi có sự trợ giúp của người khác hoặc
phương tiện, dụng cụ trợ giúp.
- Không thực hiện được:
Người khuyết tật không tự thực hiện được hoạt động giao tiếp với mọi người khi
có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ trợ giúp.
c) Hoạt động 10 (Đọc, viết,
tính toán và khả năng học tập khác)
- Thực hiện được: Người
khuyết tật biết đọc rõ tiếng, viết đúng, thực hiện được 4 phép tính cộng, trừ,
nhân, chia ở mức đơn giản.
- Thực hiện được nhưng cần
sự trợ giúp: Người khuyết tật gặp khó khăn trong đọc, viết, tính toán, chỉ có thể
đọc, viết, tính toán ở mức đơn giản khi có sự trợ giúp của người khác hoặc
phương tiện, dụng cụ trợ giúp.
- Không thực hiện được:
Người khuyết tật không tự thực hiện được ít nhất một trong các kỹ năng năng đọc,
viết, tính toán khi đã có sự trợ giúp của người khác hoặc phương tiện, dụng cụ
trợ giúp.
Ghi chú: Đối với trường hợp
người khuyết tật đang đi học thì tham khảo thêm thông tin thu thập được từ Mẫu
số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Kết luận
a) Sau khi đã đánh giá
xong, tiến hành cộng điểm của tất cả 10 hoạt động và kết luận mức độ khuyết tật
như sau:
Mức độ nhẹ: Từ 0-6 điểm
Mức độ nặng: Từ 7-13 điểm
Mức độ đặc biệt nặng: Từ
14 điểm trở lên
b) Đối với những trường hợp
người khuyết tật có một trong các hoạt động được đánh giá là “Không xác định được”
thì Hội đồng chuyển lên Hội đồng Giám định y khoa thực hiện xác định mức độ
khuyết tật.
Mẫu số 04
(Kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 và
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày
29/8/2023 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
CƠ SỞ GIÁO DỤC
…………………
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ
NGƯỜI ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
(Phục vụ Hội đồng xác định mức độ khuyết
tật)
1. Thông tin người được
xác định mức độ khuyết tật
Họ và tên:…………………………………
Giới tính………………… Dân tộc .................
Ngày, tháng, năm sinh:
................................................................................................
Lớp………….. Cơ sở giáo dục
.....................................................................................
Nơi ở hiện nay:
...........................................................................................................
Số điện thoại liên lạc (của
phụ huynh)
...........................................................................
2. Thông tin về biểu
hiện khó khăn
+ Về vận động:
...........................................................................................................
+ Về nghe, nói:
...........................................................................................................
+ Về nhìn:
...................................................................................................................
+ Về hành vi, cảm xúc,
tình cảm hoặc trí tuệ:
................................................................
...................................................................................................................................
+ Một số biểu hiện khác lạ:
..........................................................................................
...................................................................................................................................
3. Thông tin về mức độ
khó khăn trong giao tiếp và học tập
Mức độ Hoạt động
|
Thực hiện được
|
Thực hiện được nhưng cần trợ giúp
|
Không thực hiện được
|
Không xác định được
|
Biểu hiện cụ thể
|
1. Giao tiếp xã hội,
tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi
|
|
|
|
|
|
2. Học tập:
- Đọc
- Viết
- Tính toán
- Kỹ năng học tập khác
|
|
|
|
|
|
4. Đề xuất
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
Giáo viên cung cấp thông tin
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
Đại diện cơ sở giáo dục
(Ký tên đóng dấu)
|
HƯỚNG DẪN GHI MẪU SỐ 04 PHIẾU CUNG CẤP THÔNG TIN VỀ NGƯỜI
ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
1. Thông tin người được xác
định mức độ khuyết tật: ghi theo thông tin trong học bạ của học sinh
2. Thông tin về biểu hiện
khó khăn: Ghi các biểu hiện khó khăn của học sinh (nếu có) về vận động, nghe,
nói, nhìn, hành vi, cảm xúc, tình cảm, trí tuệ hoặc một số biểu hiện khác lạ.
3. Thông tin về mức độ
khó khăn trong giao tiếp và học tập (Đánh dấu x vào cột phù hợp với biểu hiện của
học sinh)
a) Hoạt động 1 (Giao tiếp
xã hội, tham gia các hoạt động hòa nhập cộng đồng phù hợp với độ tuổi)
- Thực hiện được: Học
sinh luôn tuân thủ nội quy lớp học; giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp với
độ tuổi.
- Thực hiện được nhưng cần
sự trợ giúp: Học sinh chỉ thực hiện được nội quy lớp học; giao tiếp với thầy,
cô, bạn bè phù hợp với độ tuổi khi có sự trợ giúp của người khác; thường xuyên
vi phạm nội quy; không muốn giao tiếp hoặc có giao tiếp với mọi người nhưng
không phù hợp.
- Không thực hiện được: Học
sinh không tuân thủ nội quy lớp học, không giao tiếp với thầy, cô, bạn bè phù hợp
với độ tuổi ngay cả khi có sự trợ giúp của người khác.
b) Hoạt động 2 (Đọc, viết,
tính toán và kỹ năng học tập khác)
- Thực hiện được: Các kỹ
năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng học tập khác của học sinh đạt chuẩn chương
trình đúng độ tuổi.
- Thực hiện được nhưng cần
sự trợ giúp: Học sinh có kết quả học tập ít nhất một trong các kỹ năng đọc, viết,
tính toán, kỹ năng học tập khác thấp hơn chuẩn so với độ tuổi. Giáo viên đã phải
điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho học sinh.
- Không thực hiện được: Học
sinh không thực hiện được ít nhất một trong các kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ
năng học tập khác mặc dù giáo viên đã điều chỉnh hoạt động dạy học.
Mẫu số 05
(Kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 và
được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày
29/8/2023 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội)
UBND XÃ …
HỘI ĐỒNG XÁC ĐỊNH MĐKT
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
BIÊN BẢN
HỌP KẾT LUẬN DẠNG KHUYẾT TẬT VÀ MỨC ĐỘ KHUYẾT TẬT
I. Thời gian, địa điểm
Hôm nay, vào hồi ....giờ....ngày
....tháng……năm…………. tại …………………………..
II. Thành phần Hội đồng
xác định mức độ khuyết tật
1. Ông
(bà)……………………………………….Chủ tịch Hội đồng, chủ trì;
2. Ông
(bà)……………………………………….... Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương
binh và xã hội, thư ký;
3. Ông
(bà)……………………………………….Trạm trưởng trạm y tế cấp xã, thành viên;
4. Ông
(bà)……………………………………….Chủ tịch (hoặc phó) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Việt
Nam, thành viên;
5. Ông (bà)………………………………………..Chủ
tịch (hoặc phó) Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, thành viên;
6. Ông
(bà)………………………………………..Bí thư (hoặc phó) Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh,
thành viên;
7. Ông
(bà)………………………………………..Chủ tịch (hoặc phó) Hội Cựu chiến binh, thành viên;
8. Ông
(bà)………………………………………..Đại diện tổ chức của người khuyết tật, thành viên.
III. Nội dung.
1. Xác định dạng khuyết tật
và mức độ khuyết tật cho Ông (bà)……………….....……….
Giới tính:……………….Ngày,
tháng, năm sinh:………………………………………….
Nơi ở hiện nay ……………………………………………………………………………...
……………………………………………………………………………………………..
2. Hội đồng quan sát, phỏng
vấn người được xác định mức độ khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ.
3. Công chức cấp xã phụ
trách công tác lao động, thương binh và xã hội báo cáo kết quả thu thập thông
tin Phiếu xác định mức độ khuyết tật.
4. Ý kiến của các thành
viên dự họp (Ghi chi tiết): ………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
5. Kết quả biểu quyết
Nội dung biểu quyết
|
Số ý kiến đồng ý
|
1. Dạng khuyết tật
|
|
Vận động
|
|
Nghe, nói
|
|
Nhìn
|
|
Thần kinh, tâm thần
|
|
Trí tuệ
|
|
Khác
|
|
2. Mức độ khuyết tật
|
|
Đặc biệt nặng
|
|
Nặng
|
|
Nhẹ
|
|
3. Không khuyết tật
|
|
4. Không đưa ra được kết
luận về dạng tật, mức độ khuyết tật
|
|
6. Kết luận
Hội đồng thống nhất kết
luận như sau:
□ Dạng khuyết tật (ghi
rõ): ………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………..
□ Mức độ khuyết tật (ghi
rõ):………………………………………………………………
□ Không khuyết tật:
………………………………………………………………………..
□ Không đưa ra được kết
luận về dạng tật, mức độ khuyết tật: ……………………….......
……………………………………………………………………………………………..
Cuộc họp kết thúc hồi
………giờ……..ngày ...tháng……..năm………
Biên bản này được lập
thành 03 bản, 01 bản bổ sung hồ sơ xác định khuyết tật, 01 bản gửi Chủ tịch
UBND xã, 01 bản lưu.
THƯ KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CÁC THÀNH VIÊN THAM DỰ
(Ký, ghi rõ họ tên)
|
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký tên, đóng dấu)
Mẫu số 06
(Kèm theo Thông tư số
01/2019/TT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 và được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại
Thông tư số 08/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29/8/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
MẪU GIẤY XÁC NHẬN KHUYẾT TẬT
1CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
2GIẤY XÁC NHẬN
KHUYẾT TẬT
3Số hiệu:…………
4Họ và tên:
…………………………………………………..
5Ngày, tháng, năm
sinh: ……………………………………
6Giới
tính:……………………………………………………..
7Nơi ở hiện nay:……………………………………………..
8Dạng khuyết tật:…………………………………………….
…………………………………………………………………
9Mức độ khuyết tật:
………………………………………...
|
10Ngày……tháng
....năm……
11Chủ tịch UBND……….
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý
1. Giấy xác nhận
khuyết tật là căn cứ để thực hiện các chế độ, chính sách đối với người khuyết
tật.
2. Người được cấp giấy
có trách nhiệm bảo quản cẩn thận, không cho người khác mượn.
3. Trường hợp Giấy
xác nhận khuyết tật bị hư hỏng, thất lạc thì người khuyết tật có trách nhiệm
liên hệ với cơ quan chức năng để được cấp lại theo quy định.
|
Chú thích:
A. Mặt trước:
1Quốc hiệu:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: chữ in hoa, chữ đứng, đậm, màu đen
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc: chữ in thường, chữ đứng, đậm, màu đen
2Giấy xác nhận khuyết tật: Chữ in hoa, chữ đứng, đậm, màu đỏ.
3Số hiệu: Ghi mã số đơn vị hành chính cấp xã theo Quyết định
số 124/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 7/8/2004 về việc ban hành bảng
danh mục và mã số các đơn vị hành chính Việt Nam và sáu chữ số ghi thứ tự người
khuyết tật. Ví dụ: Người khuyết tật thứ 3 tại xã Đại Lai, Huyện Gia Bình tỉnh Bắc
Ninh có số hiệu là: 09469.000003; Người khuyết tật thứ 108 tại Phường Hàng
Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có số hiệu: 00076.000108. Ghi số, chữ in thường,
chữ đứng, màu đen.
4Họ và tên: Chữ in hoa, chữ đứng, đậm, màu đen.
5Ngày, tháng, năm sinh: Ghi đầy đủ ngày, tháng, năm sinh, chữ
thường.
6Giới tính: Ghi “Nam” hoặc “Nữ”, chữ in thường, chữ đứng,
màu đen.
7Nơi ở hiện nay: Chữ in thường, chữ đứng, màu đen
8Dạng khuyết tật: Ghi đúng các dạng khuyết tật theo quy định
tại Điều 3 Luật người khuyết tật, chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
9Mức độ khuyết tật: Ghi đúng mức độ khuyết tật theo quy định
tại Điều 3 Luật người khuyết tật, chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
10Ngày tháng năm: Chữ in thường, chữ đứng, màu đen.
11Chủ tịch UBND ký tên, đóng dấu: ghi chữ in thường, chữ đứng,
đậm, màu đen
B. Mặt sau:
- Trên cùng in dòng chữ
“Những điều cần chú ý” màu đen, chữ in hoa, chữ đứng, đậm
- Tiếp dưới in các dòng
chữ in thường, chữ nghiêng màu đen.