Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND huy động nguồn lực nguồn vốn chương trình mục tiêu Bình Định

Số hiệu: 21/2022/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Hồ Quốc Dũng
Ngày ban hành: 07/09/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2022/NQ-HĐND

Bình Định, ngày 07 tháng 9 năm 2022

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY ĐỊNH CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XIII KỲ HỌP THỨ 7 (KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ)

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu svà miền núi giai đoạn 2021 - 2030;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bvn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vng giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đi ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Xét Tờ trình số 109/TTr-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025; Báo cáo thẩm tra số 79/BC-KTNS ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai Nghị quyết.

Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XIII Kỳ họp thứ 7 (Kỳ họp chuyên đề) thông qua ngày 07 tháng 9 năm 2022 và có hiệu lực từ ngày 17 tháng 9 năm 2022./.

 


Nơi nhận:
- UBTVQH, Chính phủ (b/cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ K
ế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH t
nh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN t
nh và các tổ chức chính trị - xã hội tnh;
- Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan;
- VP Tỉnh ủy, VP ĐĐBQH&HĐND tỉnh; VP UBND tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- TT tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu VT, hồ sơ kỳ họp.

CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC VÀ LỒNG GHÉP NGUỒN VỐN GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA, GIỮA CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Nghị quyết số 21/2022/NQ-HĐND ngày 07 tháng 9 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

a) Phạm vi điều chỉnh:

Quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.

b) Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện và quản lý nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Nguyên tắc huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn

Việc huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo các nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguyên tc sau:

1. Việc lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phải gắn liền với lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các địa phương tiến hành lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu, kết quả cụ thể của chương trình mục tiêu quốc gia và đóng góp vào thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hng năm của địa phương.

2. Việc lồng ghép các nguồn vốn phải được thực hiện cụ thể theo thứ tự ưu tiên của từng công trình, dự án và được xác định rõ trong quyết định phê duyệt dự án, trong đó phải xác định rõ tỷ lệ vốn đóng góp, huy động từng công trình, dự án được lồng ghép. Đối với các nguồn vốn do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tự huy động, bao gồm: vn hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... việc lồng ghép do Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện tự tổ chức triển khai thực hiện trên cơ sở thỏa thuận với bên tài trợ và phải bảo đảm thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Các nguồn vốn huy động để thực hiện lồng ghép trên nguyên tắc tự giác, tự nguyện, công khai, minh bạch, huy động trên nhiều hình thức (đóng góp bằng tin mặt, bng hiện vật, bng ngày công lao động...), đảm bảo theo dõi, thống kê, báo cáo chính xác, đy đủ từng nguồn vn được lồng ghép trong từng chương trình mục tiêu quốc gia.

4. Việc huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn để thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia phải phù hợp với các Nghquyết của HĐND tỉnh ban hành các chính sách, chương trình, đề án có liên quan.

5. Việc phân bổ các nguồn vốn tham gia lồng ghép phải được các cấp, các ngành tiến hành đồng bộ; ưu tiên đầu tư cho các xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, phn đu khoảng 10 xã và 4 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn, nhằm đạt được các mục tiêu Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX.

Điều 3. Các nguồn vốn thực hiện lồng ghép và cơ chế huy động các nguồn lực khác

1. Các nguồn vốn lồng ghép:

a) Nguồn vốn do Nhà nước quản lý:

- Nguồn vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

- Các nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương.

- Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ.

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn viện trợ phi Chính phủ (NGO).

- Nguồn ngân sách địa phương các cấp, bao gồm: ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.

- Nguồn thu từ sử dụng đất trên địa bàn cấp xã.

b) Các nguồn vốn tín dụng (bao gồm: tín dụng ưu đãi, tín dụng thương mại).

c) Nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng và các nguồn vốn hp pháp khác:

- Vốn huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

- Đóng góp tự nguyện (bằng tiền, hiện vật hoặc ngày công lao động) của cộng đồng dân cư tham gia thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Các nguồn vốn hợp pháp khác.

2. Cơ chế huy động các nguồn lực khác:

a) Nội dung, tỷ lệ huy động nguồn lực khác thực hiện các dự án, hoạt động thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia như sau:

Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách trung ương, căn cứ vào tình hình thực tế, khả năng cân đối ngân sách địa phương, các huyện, thị xã, thành phố bố trí vốn từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác trên địa bàn hỗ trợ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia theo mục tiêu kế hoạch hằng năm và 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đng bào dân tộc thiu svà miền núi: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng theo Nghị quyết s15/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025 và Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.

- Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Hằng năm, ngân sách địa phương đối ứng theo Nghị quyết số 13/2022/NQ-HĐND ngày 20/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2021 - 2025.

b) Đối với nguồn tín dụng ủy thác, tín dụng khác thực hiện theo quy định quản lý vốn tín dụng ủy thác.

c) Huy động các nguồn lực hợp pháp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của các chương trình mục tiêu quốc gia; các nguồn lực tham gia đóng góp phải trên tinh thần tự nguyện, công khai, minh bạch đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

d) Huy động nguồn hỗ trợ từ các nhà tài trợ, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tại địa bàn phải căn cứ vào mục tiêu, ưu tiên trong quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm.

đ) Huy động nguồn lực gắn với các dự án độc lập hoặc dự án lồng ghép có chung mục tiêu, đối tượng trên cơ sở thỏa thuận về sự tham gia vào quá trình thẩm định, phê duyệt, thủ tục hạch toán, đối ứng, quản lý tài chính đối với phần vốn góp của các bên đóng góp để khuyến khích góp vốn chung.

Điều 4. Nội dung thực hiện huy động nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn

1. Dự án đầu tư (theo quy định tại Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021; Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 và Mục III Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

2. Hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia: Ưu tiên lồng ghép nguồn vn đối với các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; các dự án, mô hình thực hiện trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

3. Hoạt động đào tạo nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, đào tạo nghề, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, tổ chức thực hiện; thông tin, tuyên truyền về các chương trình mục tiêu quốc gia:

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% để thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cộng đồng, người dân và cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp; đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

- Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn tập huấn, thông tin, tuyên truyền để tránh việc nhiều cơ quan, đơn vị cùng tổ chức lớp tập huấn, hoạt động thông tin, tuyên truyền về các nội dung, chuyên đề, chủ đề trên cùng một địa bàn, với cùng một nhóm đối tượng.

4. Hoạt động kiểm tra, đánh giá, hội nghị triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia các cấp.

5. Lồng ghép theo nhóm đối tượng đặc thù kết hợp với lồng ghép theo địa bàn gắn với lồng ghép các nguồn vốn nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế, các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

6. Đối với các công trình, dự án, nội dung, hoạt động có sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia do các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh làm chủ đầu tư: ngân sách tỉnh bố trí đầy đủ theo đúng tổng mức đầu tư và kế hoạch vốn. Đối với các công trình, dự án, nội dung, hoạt động có sử dụng vốn chương trình mục tiêu quốc gia do cấp huyện, cấp xã làm chủ đầu tư: cấp huyện, cấp xã chủ động huy động các nguồn vốn ngân sách địa phương, các nguồn vốn khác đảm bảo định mức ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định.

Điều 5. Cách thức và quy trình thực hiện huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn

1. Cách thức huy động và lồng ghép: Một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư xây dựng thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia có thể đầu tư bằng một hoặc nhiều nguồn vốn khác nhau để đạt được mục tiêu, bao gồm: nguồn vốn ngân sách nhà nước (trung ương, tỉnh, huyện, xã) và nguồn vốn huy động hoặc huy động sự tham gia xây dựng, kiểm tra, giám sát của nhân dân trên địa bàn. Trong đó:

a) Trên cùng một địa bàn đầu tư: Lấy mục tiêu đạt chuẩn nông thôn mới và mục tiêu thoát khỏi tình trạng xã đặc biệt khó khăn làm trọng tâm, thực hiện rà soát các tiêu chí chưa đạt, cần hỗ trợ đầu tư thuộc các đối tượng đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì ưu tiên thực hiện và lồng ghép từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các tiêu chí không thuộc đối tượng đầu tư của 2 chương trình mục tiêu quốc gia này thì thực hiện bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

b) Trên cùng một nội dung, hoạt động, dự án đầu tư: Phân định rõ tỷ lệ, cơ cấu theo hạng mục, khối tượng đối với từng nguồn vốn, tránh chồng chéo, trùng lắp. Cơ cấu các nguồn vốn lồng ghép phải thể hiện cụ thể trong hồ sơ dự án, làm cơ sở đtham mưu cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án và btrí vốn.

2. Quy trình thực hiện lồng ghép: Công tác lồng ghép nguồn vốn được thực hiện đồng thời với công tác lập, phê duyệt dự án, dự toán, lập kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm ở các cấp ngân sách.

a) Bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới: Các địa phương từ cấp xã, cấp huyện khi tổ chức lập, thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cn xác định được tng thể nhu cầu đầu tư ở tất cả các lĩnh vực để đảm bảo hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

b) Bước xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư cấp xã: Căn cứ vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt, vào thời điểm xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ tổng thể nhu cầu đầu tư đã được xác định ở bước lập quy hoạch chi tiết xây dựng nông thôn mới, xây dựng và lập kế hoạch đầu tư trong đó xác định cụ thể các nhóm hoạt động, dự án ưu tiên thuộc đối tượng đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia cn được lồng ghép vốn và phương án lồng ghép báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp.

c) Bước xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư cấp huyện: Trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao phòng Tài chính - Kế hoạch phối hợp với các phòng liên quan rà soát, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn lồng ghép trong kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi các cơ quan chủ các chương trình có liên quan.

d) Bước lập kế hoạch thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh: Các cơ quan chủ các chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan rà soát nội dung hoạt động, dự kiến mức vốn, cơ cấu nguồn vốn, xây dựng kế hoạch 5 năm và dự kiến mức vốn bố trí, nội dung hoạt động, danh mục dự án đầu tư đối với kế hoạch hằng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính tng hp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 21/2022/NQ-HĐND ngày 07/09/2022 quy định cơ chế huy động nguồn lực và lồng ghép nguồn vốn giữa các chương trình mục tiêu quốc gia, giữa các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.056

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.62.68
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!