ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3891/KH-SGDĐT
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 10 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC NĂM HỌC 2022-2023
Căn cứ Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định về công tác y tế trường học;
Căn cứ Công văn số 4268/BGDĐT-GDTC
ngày 31 tháng 8 năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm học
2022-2023;
Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch
công tác y tế trường học năm học 2022-2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU
CẦU
1. Mục đích
Tăng cường công tác giáo dục, bảo vệ
và chăm sóc sức khỏe học sinh, học viên, sinh viên (sau đây gọi là học sinh)
trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên,
trung cấp, cao đẳng (trực thuộc); bảo đảm cho tất cả học sinh trên địa bàn
Thành phố được phát triển, chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ
và hành vi lối sống; góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, kiểm soát và hạn chế các yếu
tố nguy cơ phát sinh và gia tăng của các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là dịch bệnh
COVID-19; phát hiện sớm bệnh tật học đường phổ biến hiện nay nhằm nâng cao sức
khỏe để học sinh học tập, rèn luyện.
2. Yêu cầu
Các cơ sở giáo dục, cán bộ, giáo
viên, nhân viên, học sinh trong các trường học triển khai, thực hiện đúng theo
Kế hoạch công tác y tế trường học năm học 2022-2023; trang bị kiến thức, thái độ
thực hành đúng về chăm sóc toàn diện cho học sinh; chủ động theo dõi, tầm soát
và phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để được chuyển
tuyến điều trị kịp thời.
II. NỘI DUNG TRỌNG
TÂM
Tiếp tục tăng cường, thực hiện các biện
pháp phòng ngừa và ứng phó với tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 và các dịch
bệnh khác trong trường học; chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của trẻ em, học
sinh, sinh viên (HSSV). Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình Sức khỏe học
đường giai đoạn 2021-2025, Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục
mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025.
III. HỆ THỐNG CHỈ
TIÊU
- 100% trường thành lập, kiện toàn
Ban chăm sóc sức khỏe học sinh, phân công nhiệm vụ cụ thể từng thành viên.
- 100% cơ sở giáo dục thành lập, kiện
toàn “Tổ an toàn COVID-19”, xây dựng Kế hoạch và các phương án phòng, chống dịch
COVID-19 khi có trường hợp nhiễm COVID-19 tại đơn vị.
- 100% trường học có bếp ăn tập thể,
suất ăn công nghiệp, căng tin không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Phấn đấu đạt tỷ lệ 100% học sinh,
sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
- 100% cơ sở giáo dục thực hiện kiểm
tra sức khỏe vào đầu năm học để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe
HSSV.
- 90% trường mẫu giáo, mầm non, tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường nhiều cấp học có nhân viên
y tế chuyên trách và có chuyên môn y tế. 90% nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, lớp mầm
non độc lập có nhân viên phụ trách công tác y tế trường học (nhân viên chuyên
trách hoặc phân công nhân viên kiêm nhiệm theo dõi công tác y tế trường học) hoặc
ký hợp đồng cung ứng dịch vụ với cơ sở y tế ở địa phương.
- 100% cơ sở giáo dục và trạm y tế
phường/xã/thị trấn trên địa bàn có cơ chế phối hợp về công tác y tế trường học.
- 100% cán bộ phụ trách công tác y tế
trường học ở các Phòng Giáo dục và Đào tạo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục được
bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức quản lý về y tế trường học.
- 100% nhân viên y tế trường học
trong các cơ sở giáo dục và y tế cơ sở được bồi dưỡng về công tác y tế trường học
dành cho từng đối tượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- 100% cơ sở giáo dục được bảo đảm điều
kiện làm việc tối thiểu cho công tác y tế trường học: phòng làm việc, giường,
trang thiết bị, dụng cụ sơ cấp cứu thông thường, thuốc thiết yếu và nguồn kinh
phí trích lại từ bảo hiểm y tế dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với học
sinh.
- 100% cơ sở giáo dục công lập được bố
trí nguồn kinh phí hoạt động y tế trường học từ ngân sách dành cho sự nghiệp
giáo dục, y tế hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành.
IV. CÁC NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
1. Công tác quản
lý sức khỏe học sinh
- Cơ sở giáo dục thực hiện công tác
kiểm tra sức khỏe học sinh tại các cơ sở giáo dục. Thực hiện báo cáo sức khỏe học
sinh trên Cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Công văn số
4108/BGDĐT-GDTC ngày 20 tháng 09 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực
hiện báo cáo tình trạng sức khỏe học sinh).
- Triển khai thực hiện sổ sức khỏe điện
tử đến học sinh cài đặt sử dụng sổ sức khỏe điện tử theo công văn số
2249/SGDĐT-CTTT ngày 13 tháng 8 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Lập và ghi
chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình
trạng sức khỏe học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh trong năm học.
- Tổ chức giám sát, phát hiện sớm trẻ
bệnh trong trường học và chuyển tuyến điều trị kịp thời.
- Tổ chức truyền thông cho giáo viên,
phụ huynh về đặc điểm, cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh và các biện pháp
phòng, chống; cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho trẻ mắc bệnh tại nhà.
2. Công tác sơ cấp
cứu ban đầu tại trường
a) Điều kiện sơ cấp cứu
- Phòng y tế trường học theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT .
- Trang thiết bị: Quyết định số
1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục
trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học đường của các trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học.
b) Năng lực nhân viên y tế trường học
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT
c) Nội dung Sơ cấp cứu thường gặp:
- Cấp cứu cơ bản (C-A-B).
- Dị vật đường thở ở trẻ em.
- Tai nạn thương tích thường gặp: tai
nạn giao thông, ngã, bỏng, điện giật và ngộ độc, đuối nước.
- Đau thắt ngực.
- Ngất.
- Cầm máu và băng bó vết thương.
- Sốc phản vệ.
- Sốt, đau đầu, đau bụng,..
3. Công tác
phòng, chống dịch bệnh, bệnh học đường
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch
tổng thể của ngành Giáo dục thích ứng với tình hình dịch COVID-19 bảo đảm tổ chức
dạy và học an toàn, chất lượng. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định của
cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của ngành Y tế về công tác phòng chống dịch
COVID-19. Không chủ quan, lơi lỏng; chủ động nắm chắc tình hình, dự báo dịch
COVID-19 có thể diễn biến phức tạp để xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp đảm
bảo an toàn sức khỏe cho trẻ em, HSSV, cán bộ, nhà giáo và sẵn sàng ứng phó với
tác động tiêu cực của dịch đối với ngành Giáo dục.
- Tăng cường công tác truyền thông,
phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch tiêm chủng
phòng dịch COVID-19 cho trẻ em, HSSV.
- Xây dựng kế hoạch và phối hợp với
ngành Y tế tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn trẻ em, HSSV kiến thức, kỹ năng bảo
vệ sức khỏe của bản thân, phòng chống dịch COVID-19, các loại dịch bệnh khác
như: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Sởi, Rubella, Cúm A, Đậu mùa khỉ,...và các
bệnh không lây nhiễm trong trường học.
- Triển khai, sử dụng hiệu quả các tài
liệu truyền thông nâng cao năng lực về phòng, chống dịch bệnh và công tác y tế
trường học ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT[1]
ngày 23/02/2022 và Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT[2]
ngày 23/11/2020 của Bộ GDĐT. Tăng cường trách nhiệm của các cơ sở giáo dục
trong việc chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương tổ chức thực
hiện, giám sát, kiểm tra, theo dõi, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường
hợp mắc bệnh và có nguy cơ về sức khỏe trong trường học.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số
3256/KH-GDĐT-CTTT ngày 09/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Thực hiện Chiến
lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm ngành Giáo dục và Đào tạo Thành
phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025.
- Thường xuyên khai thông cống rãnh,
tuyệt đối không để nước tù đọng, tạo điều kiện cho lăng quăng phát triển. Chú ý
vệ sinh ngoại cảnh, vệ sinh nhà tiêu, vệ sinh nước thải - rác thải, vệ sinh nước
dùng cho ăn uống, sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt chung; các điều kiện trang thiết
bị cho việc thực hiện vệ sinh cá nhân học sinh,...
- Tăng cường tuyên truyền về cách
phòng, chống các loại dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, giám sát và ngăn ngừa có
hiệu quả các dịch bệnh lây lan ảnh hưởng đến sức khỏe học sinh. Phối hợp với
các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng bệnh và các biện pháp chủ động
phòng, chống dịch bệnh.
- Đảm bảo cơ sở vật chất cho việc thực
hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục.
- Thực hiện giám sát và báo cáo đầy đủ
kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trong trường học. Tổ chức tập huấn chuyên môn,
nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học tại các trường học trên địa bàn.
4. Công tác truyền
thông, giáo dục sức khỏe
- Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền
thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện
cụ thể của từng đơn vị. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh
tật trong các giờ giảng.
- Tổ chức truyền thông, giáo dục sức
khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch,
bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động
thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia;
phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt;
phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác
liên quan đến công tác y tế trường học do Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát
động.
- Tổ chức tập huấn công tác truyền
thông về giáo dục Dân số, giới tính và bình đẳng giới cho học sinh; Phối hợp với
Sở Y tế xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ y tế học đường về nội
dung Dân số, Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục; Đưa nội dung Dân số, sức khỏe
sinh sản vào các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại các trường phổ thông
(Truyền thông, sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ, sân chơi, góc thân thiện....). Tổ
chức tập huấn truyền thông về bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên thông qua các
hoạt động tuyên truyền về phòng chống thuốc lá, ma túy, HIV-AIDS trong trường học.
- Tổ chức cho học sinh thực hành các
hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm;
phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống
tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật
học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn
thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
5. Công tác nước
sạch - vệ sinh môi trường
- Bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt:
+ Trường học cung cấp đủ nước uống
cho học sinh, tối thiểu 0,5 lít về mùa hè, 0,3 lít về mùa đông cho một học sinh
trong một buổi học;
+ Trường học cung cấp đủ nước sinh hoạt
cho học sinh, tối thiểu 4 lít cho một học sinh trong một buổi học; nếu dùng hệ
thống cấp nước bằng đường ống thì mỗi vòi sử dụng tối đa cho 200 học sinh trong
một buổi học;
+ Trường học có học sinh nội trú cung
cấp đủ nước ăn uống và sinh hoạt, tối thiểu 100 lít cho một học sinh trong 24
giờ;
+ Các trường học sử dụng nguồn nước từ
các cơ sở đủ điều kiện cung cấp nước ăn uống và nước sinh hoạt. Trường hợp trường
học tự cung cấp nguồn nước thì chất lượng phải bảo đảm tiêu chuẩn về nước ăn uống
theo quy chuẩn hiện hành.
- Công trình vệ sinh
+ Triển khai hiệu quả Đề án đảm bảo cơ
sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông giai đoạn
2017-2025, trong đó tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh
và công trình nước sạch trong các cơ sở giáo dục, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh
và công trình nước sạch an toàn, hiệu quả theo công văn số 1188/SGDĐT-KHTC ngày
20/4/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo. Thiết kế công trình vệ sinh đúng theo quy
định hiện hành. Trường học phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc
dung dịch sát khuẩn khác.
+ Bảo đảm môi trường trường học xanh,
sạch, đẹp, an toàn. Tăng cường công tác nước sạch và vệ sinh môi trường trong
trường học, chú trọng việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường; xây dựng,
hướng dẫn sử dụng và bảo quản các công trình cấp nước và công trình vệ sinh
trong trường học; bảo đảm đủ nước uống cho học sinh, nước sinh hoạt và điều kiện
nhà vệ sinh trong trường học.
+ Phát động sâu rộng trong tất cả các
cơ sở giáo dục chiến dịch xây dựng môi trường vệ sinh, sạch sẽ, ngăn nắp; đặc
biệt là tại các khu nhà vệ sinh học sinh. Qua đó, góp phần giáo dục 1 trong 5
phẩm chất của học sinh trong chương trình giáo dục tổng thể là tinh thần trách
nhiệm, trách nhiệm trong giữ gìn vệ sinh chung.
- Thu gom và xử lý chất thải
+ Trường học phải có hệ thống cống rãnh
thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, không để nước ứ đọng xung quanh trường lớp;
có hệ thống thoát nước riêng cho khu vực phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành,
phòng y tế, nhà bếp, khu vệ sinh, khu nuôi động vật thí nghiệm;
+ Các trường học hợp đồng với các cơ
sở đủ điều kiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt. Trường hợp trường
học tự thu gom, xử lý thì phải bảo đảm theo quy định hiện hành.
6. Thực hiện các
chương trình y tế trong trường học
- Triển khai thực hiện Quyết định số
4659/QĐ-BGDĐT[3] ngày 14/12/2021 của Bộ
GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn
2021-2025”; Quyết định số 945/QĐ-BGDĐT[4]
ngày 06/4/2022 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Y tế trường
học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn
2021 - 2025 theo Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ;
Kế hoạch số 716/KH-BGDĐT ngày 28/6/2022 của Bộ GDĐT về thông tin, tuyên truyền
Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định
số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo
đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV để nâng
cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025. Các cơ sở giáo dục có tổ chức
bữa ăn bán trú phải triển khai mô hình Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp
lý kết hợp tăng cường các hoạt động vận động thể lực phù hợp với điều kiện thực
tiễn ở địa phương; triển khai, sử dụng hiệu quả tài liệu Hướng dẫn công tác tổ
chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học
sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định
số 2195/QĐ-BGDĐT[5] ngày 10/8/2022 của
Bộ GDĐT.
7. Đảm bảo điều
kiện cơ sở vật chất
a) Phòng y tế trường học
- Trường học phải có phòng y tế
riêng, bảo đảm diện tích, ở vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu và
chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Phòng y tế của các trường tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường
chuyên biệt được trang bị tối thiểu 01 giường khám bệnh và lưu bệnh nhân, bàn
làm việc, ghế, tủ đựng dụng cụ, thiết bị làm việc thông thường; cân, thước đo,
huyết áp kế, nhiệt kế, bảng kiểm tra thị lực, bộ nẹp chân, tay và một số thuốc
thiết yếu phục vụ cho công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh theo
quy định tại Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Y tế ban hành danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong phòng y tế học
đường của các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ
thông có nhiều cấp học. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non cần có các trang bị,
dụng cụ chuyên môn và thuốc thiết yếu phù hợp với lứa tuổi.
- Có sổ khám bệnh; sổ theo dõi sức khỏe
học sinh và sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh theo đúng quy định.
b) Nhân viên y tế trường học
- Nhân viên y tế trường học phải có
trình độ chuyên môn từ trung cấp y sĩ trở lên. Căn cứ điều kiện thực tiễn, các
trường học bố trí nhân viên y tế trường học đáp ứng quy định hoặc ký hợp đồng với
Trạm Y tế xã, phường, thị trấn hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ hình thức
phòng khám đa khoa trở lên để chăm sóc sức khỏe học sinh.
- Nhân viên y tế trường học phải được
thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn y tế thông qua các hình thức hội thảo,
tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục
tổ chức để triển khai được các nhiệm vụ quy định.
- Kiện toàn và nâng cao năng lực đội
ngũ nhân viên y tế trường học: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo Chủ trì, phối hợp
với ngành Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận huyện ban
hành Kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch số 2055/KH-UBND[6] ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân Thành phố về thực hiện Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở
giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2022-2025. Chủ trì,
phối hợp với ngành Y tế xây dựng kế hoạch, triển khai kiện toàn và bồi dưỡng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học
(chuyên trách và kiêm nhiệm) theo Chương trình bồi dưỡng do Bộ GDĐT phối hợp với
Bộ Y tế ban hành. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường
xuyên về công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh, các bệnh không lây
nhiễm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học.
8. Đảm bảo dinh
dưỡng hợp lý, an toàn thực phẩm, tổ chức bữa ăn học đường
a) Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tổ chức
bữa ăn học đường
- Triển khai thực hiện Chương trình sức
khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025.
- Tổ chức thực hiện đánh giá tình trạng
dinh dưỡng của học sinh ngay khi học sinh trở lại trường học, từ đó có biện
pháp can thiệp tích cực đối với học sinh suy dinh dưỡng và đối tượng thừa cân,
béo phì. Thực hiện tăng cường vận động cho học sinh, có chế độ dinh dưỡng phù hợp
đối với học sinh suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì.
- Sử dụng muối Iốt
hoặc gia vị có bổ sung lốt nếu có tổ chức cung cấp bữa ăn cho học sinh.
- Thực hiện dinh dưỡng hợp lý với các
nội dung: dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi học sinh, tăng cường vận động cho trẻ
em lứa tuổi học sinh, hướng dẫn và quản lý học sinh bị suy dinh dưỡng và thừa
cân, béo phì tại trường.
- Triển khai việc uống bổ sung viên sắt/thuốc
bổ máu phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng cho các em nữ sinh tại các trường trung
học phổ thông.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả bộ
thực đơn cân bằng dinh dưỡng.
b) Đảm bảo an toàn thực phẩm
- Tăng cường công tác bảo đảm an toàn
thực phẩm trong các cơ sở giáo dục theo Chỉ thị số 4316/CT-BGDĐT ngày
12/10/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT;
- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ
em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.
- Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm
kiểm soát, đảm bảo thực phẩm cung cấp cho các bếp ăn, nhà ăn và cơ sở cung cấp
thức ăn cho học sinh, căng tin trong trường học phải bảo đảm an toàn theo quy định,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu thực phẩm
an toàn, đảm bảo kiểm soát được nguồn gốc thực phẩm được sử dụng tại các bếp
ăn, căng tin các trường học, nguồn thực phẩm được chế biến trong trường học phải
đạt một trong các chuẩn: VietGAP, GlobalGAP, HACCP, ISO22000, “Chuỗi thực phẩm
an toàn”, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc các chứng
nhận quốc tế khác về an toàn thực phẩm. Có các giải pháp tự kiểm tra về an toàn
thực phẩm đối với các bếp ăn, căng tin trong trường học.
- Ngoài ra, đối với các bếp ăn tập thể,
căng tin trong trường học cần đảm bảo các yêu cầu tại Điều 28, Điều 29 và Điều
30 của Luật An toàn thực phẩm quy định về Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm
trong kinh doanh dịch vụ ăn uống.
- Đảm bảo 100% trường học có bếp ăn tập
thể, suất ăn công nghiệp, căng tin không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát:
+ Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm
tra, giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong các trường học trên địa bàn
thành phố (với các hình thức như: tự kiểm tra; thành lập các đoàn kiểm tra quận/huyện,
tăng cường kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất do Sở Giáo dục và Đào tạo thực
hiện).
+ Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với
Ban QLATTP TP kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất tại các đơn vị trường học
có bếp ăn, suất ăn công nghiệp, căng tin trường học khi có phản ánh từ báo chí,
phụ huynh học sinh.
+ Nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể
phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong công tác giám sát quá trình chế
biến, tiếp phẩm cũng như giá thành của từng bữa ăn của học sinh hàng ngày. Thường
xuyên giám sát cơ sở cung cấp suất ăn công nghiệp. Tổ chức kiểm tra việc cấp giấy
chứng nhận bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, bảo mẫu
thực hiện công tác cấp dưỡng, ăn uống cho học sinh trong các căng tin, bếp ăn tập
thể,...
- Cử cán bộ quản lý, nhân viên y tế
trường học tham gia tập huấn công tác an toàn thực phẩm do Sở Giáo dục và Đào tạo
tổ chức. Thủ trưởng đơn vị tổ chức bồi dưỡng kiến thức an toàn thực phẩm cho
người trực tiếp chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, căng tin trong trường
học.
- Thủ trưởng đơn vị trường học chịu trách
nhiệm với cơ quan quản lý, cơ quan thẩm quyền trong công tác đảm bảo an toàn thực
phẩm tại đơn vị và tăng cường dinh dưỡng hợp lý cho học sinh.
9. Về thực hiện bảo
hiểm y tế học sinh
- Thực hiện Hướng dẫn số
4791/HDLS/BHXM-GDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp
với Bảo hiểm xã hội Thành phố về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh,
sinh viên năm học 2022 - 2023.
- Phấn đấu 100% học sinh, sinh viên
tham gia bảo hiểm y tế.
- Tăng cường tuyên truyền vận động học
sinh tham gia bảo hiểm y tế tại các cơ sở giáo dục, phụ huynh và học sinh trong
việc thực hiện bảo hiểm y tế.
- Triển khai việc cài đặt và sử dụng ứng
dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ, kịp thời,
đúng quy định trong việc sử dụng kinh phí bảo hiểm y tế trích lại để chăm sóc sức
khỏe ban đầu cho học sinh và thực hiện công tác y tế tại các trường học theo
đúng quy định tại Nghị định số 146/2018/NĐ-CP
V. CÔNG TÁC ĐÁNH
GIÁ THI ĐUA Y TẾ TRƯỜNG HỌC
- Tự đánh giá kết quả thực hiện công
tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học: Cơ sở giáo dục mầm non đánh giá theo
mẫu quy định tại Phụ lục 03 (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT); Trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên
biệt đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 (Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT).
- Thực hiện báo cáo định kỳ hoạt động
y tế trong năm học theo mẫu báo phụ lục 02 (Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT).
- Xây dựng kế hoạch chi tiết triển
khai công tác y tế trường học và gửi báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo; thống
kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học về Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo
trước 31/5/2023.
VI. KINH PHÍ
- Các đơn vị trường học và cơ sở giáo
dục thực hiện công tác y tế trường học từ nguồn kinh phí sự nghiệp y tế, giáo dục
và đào tạo hằng năm theo phân cấp ngân sách hiện hành của các đơn vị.
- Nguồn bảo hiểm y tế học sinh theo
quy định hiện hành.
- Nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức,
cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật và các nguồn thu hợp
pháp khác.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Phòng Chính trị tư tưởng, Sở
Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo cơ sở giáo dục chủ động xây
dựng kế hoạch thực hiện công tác y tế trường học trong năm học 2022 - 2023 linh
động và phù hợp với thực tiễn đơn vị, đảm bảo các quy định tại Thông tư liên tịch
số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định về công tác y tế trường học; thành lập các đoàn kiểm tra công tác y tế
trường học, tổng hợp kết quả hoạt động y tế trường học báo cáo Ủy ban nhân dân
Thành phố, Ban chỉ đạo y tế trường học Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y
tế theo định kỳ hằng năm.
- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan
chuyên môn trực thuộc Sở Y tế tổ chức, triển khai và kiểm tra kết quả thực hiện
công tác y tế trường học.
- Phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành
phố thực hiện tốt bảo hiểm y tế cho học sinh.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban quản lý
ATTP thành phố tổ chức thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm
trong các cơ sở giáo dục.
2. Phòng Tổ chức cán bộ
- Chủ trì tổ chức tuyển dụng, sử dụng
và quản lý viên chức vị trí y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ
thông công lập theo Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quy định phân cấp tuyển dụng, sử dụng và
quản lý viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh.
- Xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cho đội ngũ nhân viên y tế đạt tiêu chuẩn về trình độ theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế và
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học và lộ trình chuẩn
hóa trình độ đội ngũ nhân viên y tế phù hợp với tình hình thực tế tại địa
phương.
3. Phòng Kế hoạch - Tài chính
- Chủ trì rà soát, bổ sung cơ sở vật
chất, cải thiện điều kiện làm việc đáp ứng với thực tế từng cấp học, đảm bảo điều
kiện cơ sở vật chất trong công tác y tế trường học theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT .
- Tiếp tục chỉ đạo cơ sở giáo dục tập
trung giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu nhà vệ sinh và công trình nước sạch
trong các cơ sở giáo dục, đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và công trình nước sạch
an toàn, hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ban,
ngành, phòng, đơn vị liên quan tham mưu bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách nhà
nước để thực hiện Kế hoạch này trong dự toán hằng năm của cơ quan, đơn vị theo
quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
4. Phòng Giáo dục mầm non, phòng
Giáo dục Tiểu học, phòng Giáo dục trung học, phòng Giáo dục thường xuyên -
chuyên nghiệp và Đại học, phòng Quản lý cơ sở giáo dục ngoài công lập
- Phối hợp cùng phòng Chính trị tư tưởng
chỉ đạo công tác tổ chức bữa ăn bán trú, đảm bảo cân bằng dinh dưỡng, đảm bảo
an toàn thực phẩm tại bếp ăn và căng tin trường học.
- Phối hợp cùng phòng Chính trị tư tưởng
trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác y tế trường học tại bậc
học liên quan.
5. Các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
các đơn vị trường học và cơ sở giáo dục trực thuộc
- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố
Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp với ngành Y tế địa phương tham mưu với Ủy
ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong việc lập kế hoạch, triển
khai thực hiện công tác y tế trường học trên địa bàn; tập huấn công tác chuyên
môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học trên địa bàn; đôn đốc, giám sát và
thanh tra, kiểm tra các trường học trong việc thực hiện các nội dung về công
tác y tế trường học; cuối năm học tiến hành tổng kết, thống kê, báo cáo kết quả
hoạt động y tế trường học theo quy định.
- Thủ trưởng cơ sở giáo dục xây dựng
kế hoạch công tác y tế trường học nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung
về y tế trường học được quy định tại Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT , đặc biệt đảm bảo thực hiện tốt những nội dung trọng tâm
trong kế hoạch này.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ
trưởng cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Vụ GDTC (Bộ
GD&ĐT);
- VP. UBND TP;
- Giám đốc Sở GD&ĐT;
- Sở Y tế;
- UBND TP.Thủ Đức, QH;
- Phòng, ban Sở GD&ĐT;
- Phòng GD& ĐT TP.Thủ Đức, QH;
- Trường THPT, trường phổ thông nhiều cấp học, CĐ - TC trực thuộc;
- TT.GDNN-GDTX; TT.GDTX;
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VP, CTTT (LT).
|
KT.
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Dương Trí Dũng
|
[1]
Quyết định số 543/QĐ-BGDĐT ngày 23/2/2022 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về phê duyệt Sổ tay bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường
học (sửa đổi, bổ sung lần 2).
[2]
Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23/11/2020 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo về phê duyệt các tài liệu truyền thông về phòng, chống dịch bệnh
COVID-19 và công tác y tế trường học.
[3]
Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 15/4/2022 của Ủy ban nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Sức khỏe học
đường giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
[4]
Kế hoạch số 2055/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân Thành phố về thực hiện Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục
mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2022-2025.
[5]
Công văn số 3199/SGDĐT-CTTT ngày 08/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào
tạo về triển khai Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường
hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu
học.
[6] Thực hiện Quyết định
số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình y tế
trường học trong các cơ sở giáo
dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025