ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 263/QĐ-UBND
|
Sóc Trăng, ngày
23 tháng 02 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC
THI ĐUA, KHEN THƯỞNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TỈNH SÓC TRĂNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11
năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành
chính;
Căn cứ Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa,
một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số
107/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về
thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành
chính;
Căn cứ Thông tư số
02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về
nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tại Tờ trình số 248/TTr-SVHTTDL
ngày 16 tháng 02 năm 2024.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính sửa
đổi, bổ sung lĩnh vực Thi đua, khen thưởng thuộc phạm vi quản lý của Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng.
Trường hợp thủ tục hành chính
nêu tại Quyết định này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc
bãi bỏ sau ngày Quyết định này có hiệu lực và các thủ tục hành chính mới được
ban hành thì áp dụng đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải cập
nhật để công bố.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ 02 thủ tục hành
chính “Thủ tục xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể” và “Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể” ban hành kèm theo Quyết định số 1616/QĐ-
UBND ngày 04 tháng 7 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc công bố
thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực Thi đua khen thưởng thuộc phạm vi quản
lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, tỉnh Sóc Trăng và các tổ
chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC (VPCP);
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Trung tâm PVHCC;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Thị Diễm Ngọc
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LĨNH VỰC THI ĐUA,
KHEN THƯỞNG THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH SÓC
TRĂNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2024 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Số thứ tự
|
Tên thủ tục hành chính
|
1
|
Thủ tục xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
|
2
|
Thủ tục xét tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
|
Tổng số: 02 thủ tục.
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
01. Thủ tục
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể
- Trình tự thực hiện: (sửa
đổi, bổ sung)
+ Cá nhân quy định tại khoản 1
Điều 2 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ tự mình hoặc ủy
quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức khác lập hồ
sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ
sơ tới Trung tâm Phục vụ hành chính công (số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 3,
thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nơi cá nhân cư trú.
+ Trường hợp hồ sơ cá nhân
không hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ
sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã
hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận.
+ Các cơ quan chuyên môn thành
lập các Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể theo từng lần xét tặng, gồm: Hội đồng cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng cấp tỉnh), Hội đồng chuyên ngành cấp
Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước.
* Trình tự xét tặng tại Hội
đồng cấp tỉnh:
+ Công khai danh sách cá nhân đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Báo địa
phương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá
nhân để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai
danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc Báo địa phương.
+ Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng
dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể đang cư trú trong thời gian 30 ngày tính từ ngày
công khai danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
Báo địa phương.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 10 ngày kể từ
ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết
quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 15 ngày kể từ
ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 75% ý kiến đồng ý của cộng đồng dân cư nơi cư trú và đạt từ 80% phiếu
đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường
trực Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
* Trình tự xét tặng tại Hội
đồng chuyên ngành cấp Bộ:
+ Công khai danh sách cá nhân đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời
gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh để
lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai
danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể từ
ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm thông
báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” của Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ đến Hội đồng cấp tỉnh. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội
đồng cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo kết quả của Hội đồng chuyên ngành cấp
Bộ, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp,
gửi cơ quan thường trực Hội đồng cấp Nhà nước.
* Trình tự xét tặng tại Hội
đồng cấp Nhà nước:
+ Công khai danh sách cá nhân đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai
danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông
tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường
trực Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể từ
ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm thông
báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh
vực di sản văn hóa phi vật thể của Hội đồng cấp Nhà nước đến Hội đồng cấp tỉnh.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội đồng cấp tỉnh nhận được văn bản thông
báo kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp,
gửi Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ.
- Cách thức thực hiện:
Cá nhân đề nghị gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ
sơ tới Trung tâm Phục vụ hành chính công (số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành
phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nơi cá nhân cư trú.
- Thành phần, số lượng hồ
sơ: (sửa đổi, bổ sung)
* Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (theo Mẫu số
1a tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ).
+ Các tài liệu chứng minh về
tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng
đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có).
+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản
sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp
gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định khen thưởng từ hình thức
Giấy khen trở lên (nếu có).
* Số lượng hồ sơ:
01 (một) bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể tại Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày.
+ Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể tại Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ không quá 120 ngày.
+ Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể tại Hội đồng cấp Nhà nước không quá 120 ngày.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ
văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ
hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch nước.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước của Chủ tịch nước.
- Phí, lệ phí: Không quy
định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể (theo Mẫu số 1a tại Phụ lục kèm theo Nghị định số
93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: (sửa đổi, bổ sung)
Cá nhân đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân nhân dân” có các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc; chấp
hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt;
gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực
hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận,
mến mộ.
+ Có tài năng hoặc kỹ năng nghề
nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được
tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy
giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở
việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản
văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử,
văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu
các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội
của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
+ Có thời gian hoạt động liên tục
hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể.
+ Đã được tặng danh hiệu “Nghệ
nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
(sửa đổi, bổ sung)
+ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
+ Luật Di sản văn hóa ngày 29
tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
ngày 18 tháng 6 năm 2009;
+ Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ
nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Mẫu
số 1a
Ảnh màu 4x6 (đóng dấu giáp lai)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
TỜ
KHAI
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN NHÂN DÂN”
TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (khai sinh):
..................................................................................
2. Tên thường gọi hoặc nghệ
danh, bí danh: ...................................................
3. Mã định danh cá nhân:
................................................................................
4. Tên di sản văn hóa phi vật
thể nắm giữ:......................................................
5. Năm bắt đầu thực hành di sản
văn hóa phi vật thể:.....................................
6. Số năm tham gia thực hành di
sản văn hóa phi vật thể: ..............................
7. Loại hình di sản văn hóa phi
vật thể đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể:..............................................
8. Năm được tặng danh hiệu “Nghệ
nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể:
........................................................................................................
9. Số điện thoại cá
nhân:..................................................................................
10. Địa chỉ liên hệ:...........................................................................................
II. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG
NẮM GIỮ
1. Mô tả chi tiết về tri thức
và kỹ năng đang nắm giữ: ...................................
2. Những đóng góp hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
- Trước khi được tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể:
........................................................................................................
- Sau khi được tặng danh hiệu
“Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể .........................................................................................................
III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP VÀ
TRUYỀN DẠY
1. Kê khai về quá trình học tập
(nêu cụ thể cá nhân được ai truyền dạy, nay còn sống hay đã chết (mất), địa chỉ,
điện thoại của người đó (nếu có). Năm bắt đầu được truyền dạy, các mốc lớn về
thời gian được truyền dạy.
2. Kê khai chi tiết về số lượng
số học trò đã truyền dạy (không kê số lượng học trò, học viên tham gia các lớp
tập huấn, hội thảo, hội nghị mà cá nhân tham gia trao đổi, nói chuyện hoặc thực
hành di sản văn hóa phi vật thể).
Nêu cụ thể về học trò tiêu biểu:
họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ.
IV. QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC
HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ SAU KHI ĐƯỢC TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”
1. Kê khai về quá trình tham
gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ sau khi được phong tặng
danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (nêu cụ
thể về thời gian, địa điểm của cá nhân khi tham gia thực hành di sản văn hóa
phi vật thể,...).
2. Kê khai chi tiết về số lượng
số học trò đã truyền dạy sau khi được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”
trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (không kê số lượng học trò, học viên
tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội nghị mà cá nhân tham gia trao đổi, nói
chuyện hoặc thực hành di sản văn hóa phi vật thể).
Nêu cụ thể về học trò tiêu biểu:
họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ.
V. KHEN THƯỞNG
Kê khai thành tích khen thưởng
từ sau khi được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa
phi vật thể tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân
nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tại Hội đồng cấp tỉnh.
1. Khen thưởng chung (Nêu các
hình thức khen thưởng từ Giấy khen trở lên):
Năm
|
Hình thức khen thưởng
|
Số quyết định tặng khen thưởng (cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
..................
|
|
2. Khen thưởng về đóng góp của
cá nhân đối với di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ:
Năm
|
Tên Giải thưởng (nội dung cụ thể)
|
Số quyết định tặng khen thưởng (cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
……..........
|
|
VI. KỶ LUẬT: Nêu cụ thể
các hình thức kỷ luật (nếu có) …………………………………………………………………………………………...
Tôi xin cam đoan những kê khai
trên đây là đúng sự thật.
Địa
danh, ngày..... tháng..... năm....
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Địa
danh, ngày ….. tháng ….. năm ....
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
02. Thủ tục
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
- Trình tự thực hiện:
(sửa đổi, bổ sung)
+ Cá nhân quy định tại khoản 1
Điều 2 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ tự
mình hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho cá nhân, tổ chức
khác lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản
văn hóa phi vật thể, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ
sơ tới Trung tâm Phục vụ hành chính công (số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành
phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nơi cá nhân cư trú.
+ Trường hợp hồ sơ cá nhân
không hợp lệ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn để cá nhân hoàn thiện hồ
sơ. Trong thời hạn 07 ngày tính từ ngày nhận lại hồ sơ, cá nhân nộp hồ sơ đã
hoàn thiện đến cơ quan tiếp nhận.
+ Các cơ quan chuyên môn thành
lập các Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể theo từng lần xét tặng, gồm: Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (gọi chung là Hội đồng cấp tỉnh), Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ,
Hội đồng cấp Nhà nước.
* Trình tự xét tặng tại Hội
đồng cấp tỉnh:
+ Công khai danh sách cá nhân đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Báo địa
phương trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của cá
nhân để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai
danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh hoặc Báo địa phương.
+ Tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng
dân cư nơi cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể đang cư trú trong thời gian 30 ngày tính từ ngày
công khai danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc
Báo địa phương.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày
25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực
Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 10 ngày kể từ
ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về kết
quả xét tặng đến cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 15 ngày kể từ
ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
đạt từ 75% ý kiến đồng ý của cộng đồng dân cư nơi cư trú và đạt từ 80% phiếu đồng
ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi cơ quan thường trực
Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
* Trình tự xét tặng tại Hội
đồng chuyên ngành cấp Bộ:
+ Công khai danh sách cá nhân đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong thời gian
15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng cấp tỉnh để lấy ý
kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai
danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày
25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực
Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể từ
ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm thông
báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” của Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ đến Hội đồng cấp tỉnh. Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội
đồng cấp tỉnh nhận được văn bản thông báo kết quả của Hội đồng chuyên ngành cấp
Bộ, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong
lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi
cơ quan thường trực Hội đồng cấp Nhà nước.
* Trình tự xét tặng tại Hội
đồng cấp Nhà nước:
+ Công khai danh sách cá nhân đề
nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nhận hồ sơ của Hội đồng
chuyên ngành cấp Bộ để lấy ý kiến của Nhân dân.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
của Nhân dân trong thời gian 15 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn công khai
danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ và Cổng Thông
tin điện tử Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Xem xét, đánh giá từng hồ sơ
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi
vật thể theo quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày
25/12/2023 của Chính phủ trong thời gian 15 ngày kể từ ngày cơ quan thường trực
Hội đồng báo cáo xin ý kiến các thành viên Hội đồng về hồ sơ.
+ Trong thời gian 20 ngày kể từ
ngày kết thúc cuộc họp của Hội đồng, cơ quan thường trực có trách nhiệm thông
báo bằng văn bản về kết quả xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực
di sản văn hóa phi vật thể của Hội đồng cấp Nhà nước đến Hội đồng cấp tỉnh.
Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày Hội đồng cấp tỉnh nhận được văn bản thông
báo kết quả của Hội đồng cấp Nhà nước, cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh có
trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến các cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng
danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
+ Tiếp nhận, xử lý các kiến nghị
trong thời gian 20 ngày kể từ ngày thông báo kết quả xét tặng của Hội đồng.
+ Trong thời gian 30 ngày kể từ
ngày kết thúc thời hạn tiếp nhận, xử lý các kiến nghị, hoàn thiện hồ sơ đề nghị
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
đạt từ 80% phiếu đồng ý của tổng số thành viên Hội đồng có mặt tại cuộc họp, gửi
Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) để tổng hợp trình Thủ tướng
Chính phủ.
- Cách thức thực hiện:
Cá nhân đề nghị gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính hoặc trực tuyến 01 bộ hồ sơ tới
Trung tâm Phục vụ hành chính công (số 19 Trần Hưng Đạo, Phường 3, thành phố Sóc
Trăng, tỉnh Sóc Trăng) nơi cá nhân cư trú.
- Thành phần, số lượng hồ
sơ: (sửa đổi, bổ sung)
* Thành phần hồ sơ:
+ Tờ khai đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể (theo Mẫu số
1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2023 của
Chính phủ).
+ Các tài liệu chứng minh về
tri thức, kỹ năng, thực hành, truyền dạy, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa phi vật thể, gồm: Băng, đĩa hình, ảnh, tài liệu mô tả tri thức và kỹ năng
đang nắm giữ hoặc các tài liệu khác liên quan (nếu có).
+ Bản sao từ sổ gốc hoặc bản
sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp
gửi hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định khen thưởng từ hình thức
Giấy khen trở lên (nếu có).
* Số lượng hồ sơ:
01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
tại Hội đồng cấp tỉnh không quá 90 ngày.
+ Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
tại Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ không quá 120 ngày.
+ Thời gian tổ chức hoạt động
xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
tại Hội đồng cấp Nhà nước không quá 120 ngày.
- Đối tượng thực hiện TTHC:
Cá nhân là người Việt Nam đang nắm giữ, thực hành, truyền dạy và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể thuộc các loại hình: Tiếng nói, chữ viết; ngữ
văn dân gian; nghệ thuật trình diễn dân gian; tập quán xã hội và tín ngưỡng; lễ
hội truyền thống; tri thức dân gian; nghề thủ công truyền thống.
- Cơ quan thực hiện TTHC:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Chủ tịch nước.
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- Kết quả thực hiện TTHC:
Quyết định trao tặng danh hiệu vinh dự nhà nước của Chủ tịch nước.
- Phí, lệ phí: Không quy
định.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể (theo Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện
TTHC: (sửa đổi, bổ sung)
Cá nhân đề nghị xét tặng danh
hiệu “Nghệ nhân ưu tú” có các tiêu chuẩn sau đây:
+ Trung thành với Tổ quốc; chấp
hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
+ Có phẩm chất đạo đức tốt;
gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực
hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận,
mến mộ.
+ Có tài năng hoặc kỹ năng nghề
nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được
tôn vinh; có cống hiến lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết,
nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật
thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học,
nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản
văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của cộng đồng địa
phương; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa phi vật thể.
+ Có thời gian hoạt động liên tục
hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa phi vật thể.
- Căn cứ pháp lý của TTHC:
(sửa đổi, bổ sung)
+ Luật Thi đua, khen thưởng
ngày 15 tháng 6 năm 2022;
+ Luật Di sản văn hóa ngày 29
tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa
ngày 18 tháng 6 năm 2009;
+ Nghị định số 93/2023/NĐ-CP
ngày 25 tháng 12 năm 2023 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ
nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
Mẫu
số 1b
Ảnh màu 4x6 (đóng dấu giáp lai)
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
TỜ
KHAI
ĐỀ NGHỊ XÉT TẶNG DANH HIỆU “NGHỆ NHÂN ƯU TÚ”
TRONG LĨNH VỰC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
I. THÔNG TIN CÁ NHÂN
1. Họ và tên (khai sinh):....................................................
Giới tính:...........
2. Tên thường gọi hoặc nghệ
danh, bí danh: ................................................
3. Mã định danh cá nhân:.
.............................................................................
4. Tên di sản văn hóa phi vật
thể nắm giữ: ...................................................
5. Năm bắt đầu thực hành di sản
văn hóa phi vật thể: ..................................
6. Số năm tham gia thực hành di
sản văn hóa phi vật thể: ...........................
7. Loại hình di sản văn hóa phi
vật thể đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn
hóa phi vật thể: ...........................................
8. Số điện thoại cá nhân:
...............................................................................
9. Địa chỉ liên hệ:
..........................................................................................
II. TRI THỨC VÀ KỸ NĂNG ĐANG
NẮM GIỮ
1. Mô tả chi tiết về tri thức
và kỹ năng đang nắm giữ: .................................
2. Những đóng góp hoạt động bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
...............................................................................................................
III. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Kê khai về quá trình học tập
(nêu cụ thể cá nhân được ai truyền dạy, nay còn sống hay đã chết (mất), địa chỉ,
điện thoại của người đó (nếu có). Năm bắt đầu được truyền dạy, các mốc lớn về
thời gian được truyền dạy.
IV. QUÁ TRÌNH THAM GIA THỰC
HÀNH DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ VÀ TRUYỀN DẠY
1. Kê khai về quá trình tham
gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ (nêu cụ thể về thời gian,
địa điểm của cá nhân khi tham gia thực hành di sản văn hóa phi vật thể,...).
2. Kê khai chi tiết về số lượng
số học trò đã truyền dạy (không kê số lượng học trò, học viên tham gia các lớp
tập huấn, hội thảo, hội nghị mà cá nhân tham gia trao đổi, nói chuyện hoặc thực
hành di sản văn hóa phi vật thể).
Nêu cụ thể về học trò tiêu biểu:
họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; địa chỉ liên hệ; số điện thoại liên hệ).
V. KHEN THƯỞNG
1. Khen thưởng chung (Nêu các
hình thức khen thưởng từ Giấy khen trở lên):
Năm
|
Hình thức khen thưởng
|
Số quyết định tặng khen thưởng (cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
................
|
|
2. Khen thưởng về đóng góp của
cá nhân đối với di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ:
Năm
|
Tên Giải thưởng (nội dung cụ thể)
|
Số quyết định tặng khen thưởng (cơ quan tổ chức; nơi tổ chức, năm tổ chức)
|
|
................
|
|
VI. KỶ LUẬT: Nêu cụ thể
các hình thức kỷ luật (nếu có)
………………………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan những kê khai
trên đây là đúng sự thật.
Địa
danh, ngày..... tháng..... năm....
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)
Địa
danh, ngày ….. tháng ….. năm ....
Xác nhận của Thủ trưởng cơ quan thường trực Hội đồng cấp tỉnh
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)