Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1487/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang Người ký: Phan Thế Tuấn
Ngày ban hành: 17/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1487/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 17 tháng 9 năm 2024

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2024

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31/10/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ hướng dẫn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong các lĩnh vực: Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Nội vụ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông (có Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện/tham mưu thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Công Thương, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Nội vụ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục KSTTHC, Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Các Bộ: Công Thương, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, LĐ-TB&XH, Tư pháp, KH&ĐT NN&PTNT, VHTT&DL (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- VP UBND tỉnh: CVP, HCC, TH.
- Lưu: VT, NC-KSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thế Tuấn

PHỤ LỤC

PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (TTHC)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 17/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh)

I. LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG

1. Thủ tục Thông báo hoạt động khuyến mại (Mã số TTHC: 2.000033)

1.1 Nội dung đơn giản hoá: Đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính thông báo hoạt động khuyến mại đối với 05/07 hình thức khuyến mại (gồm các hình thức quy định tại khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại, tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại).

Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.

Lý do: Việc cắt giảm thủ tục với 05 hình thức khuyến mại nêu trên sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm bớt khối lượng công việc và chi phí cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời thực hiện các hoạt động khuyến mại phù hợp với sự biến động của thị trường và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do 05 hình thức khuyến mại này có nội dung đơn giản hơn, thể hiện rõ những lợi ích mà khách hàng được nhận nên người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng theo dõi hơn so với 02 hình thức khuyến mại quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP .

Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP , chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Thay thế mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP .

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

+ Tổng chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 666.950.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 26.678.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 640.272.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 96%.

2. Thủ tục Thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại (Mã số TTHC: 2.001474)

2.1. Nội dung đơn giản hoá: Đề nghị cắt giảm thủ tục hành chính thông báo sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại đối với 05/07 hình thức khuyến mại (gồm các hình thức quy định tại khoản 8 Điều 92 Luật Thương mại, tại Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP).

Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.

Lý do: Việc cắt giảm thủ tục với 05 hình thức khuyến mại nêu trên sẽ giảm bớt gánh nặng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, giảm bớt khối lượng công việc và chi phí quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng, kịp thời thực hiện các hoạt động khuyến mại phù hợp với sự biến động của thị trường và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, do 05 hình thức khuyến mại này có nội dung đơn giản hơn, thể hiện rõ những lợi ích mà khách hàng được nhận nên người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng theo dõi hơn so với 02 hình thức khuyến mại quy định tại Điều 12 và Điều 14 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP .

Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP , chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.

2.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi khoản 1, khoản 2 Điều 17 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP. Thay thế mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP .

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

+ Tổng chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 58.590.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 2.344.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 56.246.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 96%.

3. Thủ tục Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (Mã số TTHC: 2.000131)

3.1. Nội dung đơn giản hóa: Cắt giảm 01 thành phần hồ sơ thủ tục hành chính (01 Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật).

Lý do: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được cập nhật đầy đủ, công khai trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể tự tra cứu các thông tin về doanh nghiệp nộp hồ sơ. Quy định về việc nộp Bản sao không cần chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn.

- Sửa đổi người ký tên trên biểu mẫu của thủ tục hành chính thành “Người đại diện của doanh nghiệp”.

Lý do: Theo quy định tại các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP , chỉ có người đại diện theo pháp luật của thương nhân mới có quyền ký tên vào các mẫu để gửi đến cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này đã không còn phù hợp với thực tiễn ủy quyền trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc sửa đổi người ký tên trên mẫu thành “Người đại diện của doanh nghiệp” sẽ phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nhân thực hiện thủ tục hành chính.

3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi theo hướng bãi bỏ điểm b khoản 5 Điều 29 Nghị định số 81/2018/NĐ-CP. Thay thế mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 81/2018/NĐ-CP .

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa:

+ Tổng chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 4.100.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 3.485.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 615.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 15%.

II. LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

1. Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (Mã số TTHC: 1.008722)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, b, c và đ Khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.

Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không mẫu hóa hồ sơ có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ để thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 166.784.989 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 65.974.089 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 100.810.900 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 60,44%.

2. Chuyển đổi trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư và trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (mã số TTHC: 1.008723)

2.1. Nội dung đơn giản hóa

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.

Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.

2.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 166.784.989 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 65.974.089 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 100.810.900 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 60,44%.

3. Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (Mã TTHC: 1.008724)

3.1. Nội dung đơn giản hóa

a) Về thành phần hồ sơ: Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.

Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.

3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 166.784.989 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 65.974.089 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 100.810.900 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 60,44%.

4. Chuyển đổi trường tiểu học tư thục, trường trung học cơ sở tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (mã số TTHC: 1.008725)

4.1. Nội dung đơn giản hóa

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị mẫu hóa các thành phần thành phần hồ sơ (bao gồm: Các thành phần hồ sơ được quy định tại Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.

Lý do: Việc quy định hồ sơ nhưng không có mẫu có thể gây khó khăn, mất nhiều thời gian cho cá nhân, tổ chức trong việc tìm hiểu, hoàn thiện hồ sơ thực hiện TTHC. Đặc biệt, vì không có mẫu, dẫn tới có thể phát sinh việc gây khó dễ cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, tạo cơ sở cho việc nảy sinh nhũng nhiễu, tiêu cực; đồng thời, việc ban hành mẫu cũng giúp cho cơ quan có thẩm quyền rút ngắn thời gian thẩm định ban đầu về hồ sơ, thuận tiện trong việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ theo hình thức trực tuyến.

4.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điểm a, b, c, đ Khoản 1 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ.

4.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 166.784.989 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 65.974.089 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 100.810.900 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 60,44%.

III. LĨNH VỰC LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

1. Thủ tục Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với người lao động (Mã số TTHC: 1011546); thủ tục Vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh (Mã số TTHC: 1011547).

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị bãi bỏ quy định Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt hồ sơ vay vốn của người lao động, cơ sở sản xuất kinh doanh.

Lý do: Ngày 09/7/20215 Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2015/NĐCP Quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và quỹ quốc gia về việc làm; tại Khoản 2, Điều 29 Nghị định số 61/2015/QĐ-CP quy định việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với dự án thuộc nguồn vốn do tổ chức thực hiện chương trình quản lý, cụ thể:

“a) Trong hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;

b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay”.

Tuy nhiên, việc thẩm định, phê duyệt hồ sơ vay vốn đối với các dự án chỉ cần qua các bước thẩm định, phê duyệt của của ngân hàng chính sách; Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình không cần tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ thay vào đó thực hiện uỷ thác nguồn vốn vay bằng văn bản hàng năm để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ đảm bảo theo quy định của pháp luật (cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thẩm định phê duyệt hồ sơ của ngân hàng).

Việc bãi bỏ bước này giúp người lao động, các cơ sở sản xuất giảm ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính, không phải qua các khâu, bước giải trình hồ sơ vay vốn.

1.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành liên quan tham mưu, đề xuất sửa đổi Khoản 2 điều 29 Nghị định số 61/2015/NĐ- CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm, theo hướng quy định: “Thủ Trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình thực hiện uỷ thác nguồn vốn vay bằng văn bản hàng năm để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ theo quy định của ngân hàng”.

2. Thủ tục Cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận người có công do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý và giấy chứng nhận thân nhân liệt sĩ (Mã số TTHC: 1.010814).

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Đề nghị quy định bổ sung thêm thành phần hồ sơ thực hiện TTHC.

Lý do: Ngày 30/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ- CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sau đây gọi là Nghị định 131/2021/NĐ-CP). Theo đó, hồ sơ thủ tục cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận người có công và thân nhân liệt sĩ được quy định tại Điểm 1 điều 115 Chương IV Nghị định 131/2021/NĐ-CP .

- Hồ sơ đề nghị gồm: Đơn đề nghị (theo Mẫu số 25).

- Kết quả thực hiện TTHC là: “Cấp bổ sung hoặc cấp lại giấy chứng nhận”.

Trên mẫu phôi Giấy chứng nhận người công hoặc thân liệt sỹ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp cho địa phương có yêu cầu về ảnh chân dung dán trên Giấy chứng nhận.

Như vậy, về thành phần hồ sơ khi nộp không quy định thành phần ảnh người đề nghị nhưng kết quả giải quyết TTHC có sử dụng ảnh chân dung.

2.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét, nghiên cứu đề xuất sửa đổi Khoản 1 điều 115 Chương IV Nghị định 131/2021/NĐ-CP theo hướng quy định bổ sung thành phần hồ sơ TTHC là: ảnh thẻ (ảnh chân dung) của người đề nghị (người có công, thân nhân liệt sĩ) để phù hợp với kết quả giải quyết TTHC.

IV. LĨNH VỰC TƯ PHÁP

1. Công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng (Mã số TTHC: 1.012019)

1.1. Nội dung đơn giản hóa: Hiện nay, thủ tục công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng mới chuẩn hóa Quyết định công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng (kết quả giải quyết TTHC) mà chưa chuẩn hóa Văn bản đề nghị công nhận hoàn thành tập sự dưới dạng Tờ khai đề nghị. Do đó, đề nghị chuẩn hóa tờ khai đề nghị công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng.

Lý do: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc chuẩn hóa tờ khai đề nghị công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng tạo sự thuận lợi, thống nhất đối với các trường hợp khi cung cấp thông tin đề nghị Sở Tư pháp công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng.

1.2. Kiến nghị thực thi: Bổ sung Điều 12, Điều 34 Thông tư số 08/TT- BTP ngày 02/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng theo hướng bổ sung mẫu tờ khai đề nghị công nhận hoàn thành tập sự hành nghề công chứng.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo sự thống nhất, thuận lợi cho công dân, cơ quan khi thực hiện, giải quyết TTHC.

2. Chấm dứt tập sự hành nghề công chứng (mã số TTHC: 1.001438)

2.1. Nội dung đơn giản hóa: Hiện nay, thủ tục chấm dứt tập sự hành nghề công chứng mới chuẩn hóa Quyết định chấm dứt tập sự hành nghề công chứng (kết quả giải quyết TTHC) mà chưa chuẩn hóa Văn bản đề nghị chấm dứt tập sự dưới dạng Tờ khai đề nghị. Do đó, đề nghị chuẩn hóa tờ khai đề nghị chấm dứt tập sự hành nghề công chứng.

Lý do: Tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC. Việc chuẩn hóa tờ khai đề nghị chấm dứt tập sự hành nghề công chứng tạo sự thuận lợi, thống nhất đối với các trường hợp khi cung cấp thông tin đề nghị Sở Tư pháp chấm dứt tập sự hành nghề công chứng.

2.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, bổ sung Điều 12, Điều 34 Thông tư số 08/TT-BTP ngày 02/10/2023 hướng dẫn tập sự hành nghề công chứng theo hướng bổ sung mẫu tờ khai đề nghị chấm dứt tập sự hành nghề công chứng.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Tạo sự thống nhất, thuận lợi cho công dân, cơ quan khi thực hiện, giải quyết TTHC.

3. Thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Mã số TTHC: 1.004873)

3.1. Nội dung đơn giản hóa

Đề nghị sửa đổi, bổ sung mẫu tờ khai theo Thông tư số 04/2024/TT-BTP ngày 06/6/2024 của Bộ Tư pháp.

Lý do: Chưa đồng nhất với Quy định tại Khoản 3, Điều 12 Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cụ thể: “3. Trường hợp yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để sử dụng vào mục đích kết hôn thì cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ cấp một (01) bản cho người yêu cầu. Trong Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải ghi rõ họ tên, năm sinh, quốc tịch, giấy tờ tùy thân của người dự định kết hôn, nơi dự định đăng ký kết hôn.”

3.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu sửa đổi mẫu tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo Thông tư số 04/2024/TT-BTP ngày 06/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cụ thể tại tiểu mục: (5) Ghi rõ mục đích sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Trường hợp sử dụng Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn, thì phải ghi rõ kết hôn với ai (họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; giấy tờ tùy thân; nơi cư trú); nơi dự định đăng ký kết hôn.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa: Mức tính một xã (phường)/năm dự kiến cấp: 100 Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 171.717.870 đồng/năm/xã.

+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 58.704.750 đồng/năm/xã.

+ Chi phí tiết kiệm: 113.013.120 đồng/năm/xã.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 34%.

4. Ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết ở nước ngoài

4.1. Nội dung đơn giản hóa:

- Nội dung: Sửa đổi, bổ sung mẫu tờ khai theo Thông tư số 04/2024/TT- BTP ngày 06/6/2024 của Bộ Tư pháp.

Lý do: Chưa đồng nhất với Quy định phụ lục 3 Thông tư số 04/2020/TTBTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cụ thể:

+ Đối với mục “Được ghi vào sổ hộ tịch việc ............... đã giải quyết tại nước ngoài với người có tên dưới đây: Họ, chữ đệm, tên: .............” cần ghi rõ loại việc thực tế: Ly hôn hoặc hủy việc kết hôn.

+ Đối với mục: “Ngày, tháng, năm sinh: ...........” nếu trong giấy tờ chứng minh việc ly hôn/hủy việc kết hôn không có hoặc người yêu cầu ghi chú không cung cấp được thì để trống.

+ Đối với mục: “Theo: .................... số do ...........cấp ngày./.” cần ghi rõ tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày tháng năm cấp giấy tờ chứng minh việc ly hôn/hủy việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.

4.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu, sửa đổi mẫu Tờ khai cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo Thông tư số 04/2024/TT-BTP ngày 06/6/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cụ thể tại tiểu mục nơi cư trú của người được ly hôn.

V. LĨNH VỰC NỘI VỤ

1. Thủ tục Cấp bản sao, chứng thực tài liệu lưu trữ (Mã số TTHC 1.010195)

1.1. Nội dung đơn giản hóa:

- Cấp bản sao: Đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ là “Bản lưu bản sao tài liệu”.

- Cấp chứng thực lưu trữ: Đề nghị cắt giảm thành phần hồ sơ là “Bản lưu bản chứng thực tài liệu”.

Lý do: Bản gốc đã được lưu tại Lưu trữ lịch sử nên việc yêu cầu cấp bản lưu bản sao tài liệu và bản lưu bản chứng thực tài liệu là không cần thiết. Do vậy, việc cắt giảm thành phần hồ sơ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian thực hiện TTHC.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Nội vụ nghiên cứu, xem xét sửa đổi khoản 6 Điều 11 Thông tư số 10/2014/TT-BNV ngày 01/10/2014 quy định về việc sử dụng tài liệu Phòng đọc của các Lưu trữ lịch sử.

1.3. Lợi ích của phương án đơn giản hóa:

+ Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 500.000 đồng/năm.

+ Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 250.000 đồng/năm.

+ Chi phí tiết kiệm: 250.000 đồng/năm.

+ Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 50%.

VI. LĨNH VỰC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

1. Nhóm thủ tục: (i) Tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng- rôn (Mã số TTHC: 1.004650); (ii) Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo (Mã số TTHC: 1.004645)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

Đề nghị phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa cấp huyện thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn; thông báo đoàn người thực hiện quảng cáo..

Lý do: Để tăng cường trách nhiệm công tác quản lý tại địa phương cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực quảng cáo, giảm chi phí, thời gian đi lại. Việc rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cho người dân góp phần để người dân thực hiện tuân thủ pháp luật về hoạt động quảng cáo được tốt hơn nữa.

1.2. Kiến nghị thực thi

Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật quảng cáo và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quảng cáo theo hướng: “Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu cho UBND tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan quản lý nhà nước văn hóa cấp huyện thực hiện việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn; thông báo đoàn người thực hiện quảng cáo”.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 170.898.000 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 101.898.000 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 69.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 40,37%.

VII. LĨNH VỰC KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

1. Thủ tục Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (Mã số TTHC: 2.002010)

1.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới” đối với trường hợp người đại diện theo pháp luật mới là công dân Việt Nam đã có số định danh cá nhân.

Lý do: Cơ quan nhà nước có thể khai thác thông tin này từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

1.2. Kiến nghị thực thi:

Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, xem xét tham mưu Chính phủ sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 50 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

2. Đăng ký thay đổi chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (mã số TTHC: 1.005114)

2.1. Nội dung đơn giản hóa

Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là cá nhân, bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức” đối với trường hợp chủ sở hữu mới, người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu mới là tổ chức là công dân Việt Nam đã có số định danh cá nhân.

Lý do: Cơ quan nhà nước có thể khai thác thông tin này từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

2.2. Kiến nghị thực thi:

Sửa đổi điểm b khoản 1, điểm c khoản 3, Điều 53 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 107.587.273 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 97.678.182 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 9.909.091 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 9%.

3. Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Mã số TTHC: 1.009645)

3.1. Nội dung đơn giản hóa

- Về số bộ hồ sơ: Đề nghị chỉ quy định yêu cầu Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

Lý do: Về việc giảm số bộ hồ sơ: Việc yêu cầu Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước nộp 04 bộ hồ sơ khi thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là không cần thiết gây tốn kém chi phí và thời gian cho Nhà đầu tư. Đồng thời, hiện nay thực hiện chủ trương số hoá hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thì việc yêu cầu nộp nhiều bộ hồ sơ là chưa phù hợp với chủ trương nêu trên. Ngoài ra, việc gửi hồ sơ xin ý kiến các cơ quan có liên quan đều được thực hiện trên hệ thống Quản lý văn bản kèm theo hồ sơ scan mà không phải chuyển hồ sơ giấy. Bên cạnh đó, việc lưu trữ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính cũng chỉ lưu 01 bộ hồ sơ cho cả quá trình giải quyết hồ sơ.

- Về thành phần hồ sơ: Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ là “Tài liệu về tư cách pháp lý của Nhà đầu tư” đối với trường hợp Nhà đầu tư là cá nhân, là công dân Việt Nam đã có số định danh cá nhân.

Lý do: Cơ quan nhà nước có thể khai thác thông tin này từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tham mưu Chính phủ: (i) sửa đổi điểm a khoản 4 Điều 33 Nghị định số 31/2021/NĐ- CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Đầu tư năm 2020 theo hướng chỉ yêu cầu Nhà đầu tư hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nộp 01 bộ hồ sơ đối với thủ tục đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư.

(ii) Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/6/2020 theo hướng làm rõ “Tài liệu về tư cách pháp lý của Nhà đầu tư” đối với các Nhà đầu tư là tổ chức; không quy định thành phần hồ sơ đối với Nhà đầu tư là cá nhân.

3.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC, giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ, giảm chi phí tuân thủ TTHC.

- Chi phí tuân thủ TTHC trước khi đơn giản hóa: 1.164.009.091 đồng/năm

- Chi phí tuân thủ TTHC sau khi đơn giản hóa: 1.037.918.182 đồng/năm.

- Chi phí tiết kiệm: 126.090.909 đồng/năm.

- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 11%.

VIII. LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

1. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y (Mã số: 1.001686)

1.1. Nội dung đơn giản hoá:

- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, bổ sung thêm trường thông tin trong Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

Lý do: Cơ quan nhà nước có thể khai thác thông tin này từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Đề nghị bỏ thành phần hồ sơ “Chứng chỉ hành nghề thú y đối với người quản lý, người trực tiếp buôn bán thuốc thú y”. Bổ sung thêm trường thông tin về số Chứng chỉ hành nghề thú y trong Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.

Lý do: Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cơ quan có thẩm quyền cấp được số hóa, lưu trữ và tái sử dụng dữ liệu.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 97 Luật Thú y; Sửa đổi, bổ sung Mẫu đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 18/2016/TT BNNPTNT).

1.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Giảm thành phần hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tham gia thực hiện thủ tục hành chính.

2. Thủ tục Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (mã số TTHC: 1.004493)

2.1. Nội dung đơn giản hoá: Đề nghị Bỏ thành phần hồ sơ là Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

Lý do: Trong Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật đã thể hiện thông tin nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

2.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu bãi bỏ điểm b khoản 2 Điều 62 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 08/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa

Tổng chi phí tuân thủ trước khi cắt giảm, đơn giản hóa: 120.000 đồng/năm.

Chi phí tuân thủ sau khi cắt giảm, đơn giản hóa: 90.000 đồng/năm.

Chi phí tiết kiệm: 30.000 đồng/năm.

Tỷ lệ cắt giảm chi phí: 25%.

IX. LĨNH VỰC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG (cấp huyện)

1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng (2.001885)

1.1. Nội dung đơn giản hoá: Đề nghị bãi bỏ thành phần hồ sơ “đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng gồm Bản sao có chứng thực CMTND/CCCD/Hộ chiếu của chủ điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng”.

Lý do: TTHC này được thực hiện trực tuyến, hệ thống phần mềm một cửa điện tử đã tích hợp với Cơ sở dữ liệu về dân cư của Bộ Công an nhằm tra cứu, xác thực thông tin của chủ điểm.

Trong đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công của chủ điểm đã có kê khai số căn cước công dân, ngày cấp… Do vậy, có thể xác thực thông tin trên hệ thống phần mềm một cách chính xác và đầy đủ.

1.2. Kiến nghị thực thi: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét bãi bỏ điểm c, khoản 37, Điều 1 quy định tại Nghị định 27/2018/NĐ-CP ngày 01/3/2018 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1487/QĐ-UBND thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính ngày 17/09/2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


180

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.70.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!