ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 524/KH-UBND
|
Nghệ An, ngày 06
tháng 8 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ
CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ KINH DOANH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ANH SƠN GIAI ĐOẠN
2018-2020
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày
14/6/2005;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 02/2003/NĐ-CP
ngày 14/01/2003 về phát triển và quản lý chợ; Số 114/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 về phát triển và
quản lý chợ; Số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
Căn cứ Quyết định số 72/2016/QĐ-UBND ngày
08/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định về quy trình chuyển
đổi mô hình tổ chức, quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ
An;
Căn cứ Quyết định số 73/2016/QĐ-UBND ngày
20/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An về Quy định giá dịch vụ sử dụng diện tích bán
hàng tại các chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
Căn cứ Quyết định 1756/QĐ-UBND ngày 22/4/2016 của
UBND tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt Đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định số 80/2016/QĐ-UBND ngày
20/12/2016 của UBND tỉnh Nghệ An quy định giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn
tỉnh.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác
và quản lý chợ từ Ban quản lý hoặc Tổ quản lý giao khoán cá nhân sang mô hình
doanh nghiệp hoặc hợp tác xã tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý nhằm phát
huy tốt vai trò, hiệu quả hoạt động của chợ trong việc quản lý, mở rộng trao đổi,
thúc đẩy lưu chuyển hàng hóa và tăng thu ngân sách, phát triển thị trường trong
mối liên hệ thống nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng
cao chất lượng đời sống nhân dân địa phương.
- Tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh khai thác
và quản lý chợ chủ động khai thác mọi tiềm năng, lợi thế của chợ để đầu tư,
nâng cấp, cải tạo chợ.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu
tư kinh doanh, khai thác; đồng thời, đảm bảo nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong
quản lý nhà nước về hoạt động của chợ.
2. Yêu cầu
- Quá trình chuyển đổi mô hình quản lý chợ phải thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; đảm bảo công khai, minh bạch
theo kế hoạch được duyệt, nhằm đảm bảo ổn định xã hội và phù hợp với quy hoạch,
quy mô, tính chất của từng chợ; bảo đảm chợ hoạt động ổn định và phát triển.
- Đối tượng chuyển đổi là chợ tại thị trấn, các chợ
thuộc các xã hoạt động kinh doanh hiệu quả thực hiện chuyển đổi mô hình sang
doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh, khai thác, quản lý chợ.
- Việc chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ phải
được sự đồng thuận của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang kinh doanh tại chợ;
đảm bảo hoạt động của chợ không làm ảnh hưởng đến các tổ chức, cá nhân kinh
doanh tại chợ; phục vụ tốt hơn nhu cầu mua, bán của nhân dân.
- Phải đảm bảo chế độ quyền lợi của người lao động
thuộc Ban quản lý chợ, Tổ quản lý chợ và quyền lợi của các thương nhân kinh
doanh trong chợ; đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước và hiệu quả kinh tế - xã
hội của các chợ sau khi chuyển đổi mô hình quản lý. Quá trình thực hiện có đánh
giá, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng.
III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA
BÀN
- Hiện tại, trên địa bàn huyện Anh Sơn có 21 chợ,
trong đó có 1 chợ Hạng 1 và 20 chợ hạng 3 (Quyết định 7099/QĐ.UBND-CNTM ngày
17/12/2014 của UBND tỉnh Nghệ An); tổng diện tích đất chợ trên 69.200,7 m2;
có 57% chợ được xây dựng kiên cố, bán kiên cố, còn lại là chợ lán tạm và đất trống
đang chuẩn bị đầu tư xây dựng. Mô hình quản lý chủ yếu là Ban quản lý, tổ quản
lý, khoán do UBND xã, thị trấn trực tiếp quản lý.
- Một số chợ có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật xuống cấp, không đồng bộ, diện tích khai thác kinh doanh chợ không đáp ứng
nhu cầu mua bán của nhân dân, lối đi hẹp, thiếu hệ thống các công trình phụ
(nhà vệ sinh, bãi đậu xe,...), chưa đảm bảo mỹ quan và an toàn giao thông.
- Việc quản lý chợ và điều hành hoạt động của chợ
còn nhiều bất cập; vai trò, trách nhiệm của Ban quản lý, Tổ quản lý chợ chưa được
phát huy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý chưa đáp ứng được
yêu cầu; các quy định của pháp luật về thuế, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
an toàn cháy nổ, chống hàng giả, hàng nhái,... thực hiện chưa tốt.
- Tại một số chợ, số tiền thu phí chợ không đủ bù đắp
các khoản chi phí, khấu hao và phục vụ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp chợ. Một số
chợ đã được nhà nước hỗ trợ đầu tư lớn nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả;
vẫn tồn tại các chợ tạm, chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn
giao thông, mỹ quan đô thị và ảnh hưởng đến quá trình chỉnh trang đô thị, nếp sống
văn minh,...
- Thực trạng cụ thể đối với các chợ chuyển đổi
trong giai đoạn 2018-2020:
* Chợ Tường Sơn:
+ Vị trí: Tại Thôn 5 xã Tường Sơn, cách QL7 khoảng
100m.
+ Tổng diện tích: 3.482m2
+ Cơ sở vật chất: Được xây dựng mới hoàn toàn với
quy mô gồm: Đình chính 612 m2; 04 dãy ki ốt có tổng diện tích 552 m2;
Nhà trực BQL có diện tích là 12 m2; Nhà vệ sinh có diện tích 36 m2;
Nhà để xe có diện tích 80 m2; Sân, cổng, đường với diện tích: 2.368
m2; Ngoài ra còn có hệ thống phòng cháy chữa cháy, mương thoát nước,
tường rào,...
+ Tổng mức đầu tư: 8.352.207.000 đồng. Trong đó chi
phí xây dựng là: 7.269.334.000 đồng.
+ Năm đầu tư: Cuối năm 2016
+ Năm đưa vào sử dụng: Cuối năm 2017.
+ Tổng số hộ kinh doanh cố định: 120/128 hộ.
+ Số lượng người dân tham gia tại khu vực chợ trời
trung bình 200-250 người/phiên.
* Chợ Hoa Sơn:
+ Vị trí: Tại Thôn 3 xã Hoa Sơn, sát Quốc lộ 7.
+ Tổng diện tích: 3053 m2
+ Cơ sở vật chất: Được xây dựng mới hoàn toàn với
quy mô gồm: Đình chính 612 m2; 04 dãy ki ốt có tổng diện tích 554 m2;
Nhà trực BQL có diện tích là 32 m2; Nhà vệ sinh có diện tích 36 m2;
Nhà để xe có diện tích 80 m2; Sân, cổng, với diện tích: 1345 m2;
Ngoài ra còn có hệ thống phòng cháy chữa cháy, mương thoát nước, tường rào...
+ Tổng mức đầu tư: 7.968.926.000 đồng. Trong đó chi
phí xây dựng là: 6.929.416.000 đồng.
+ Năm đầu tư: 2/2017
+ Năm đưa vào sử dụng: 12/2017.
+ Tổng số hộ kinh doanh cố định: 94 hộ
+ Số lượng người dân tham gia tại khu vực chợ trời
trung bình 200-300 người/phiên.
* Chợ Trung tâm Thị trấn:
+ Vị trí: Tại Khối 4A thị trấn Anh Sơn
+ Tổng diện tích: 11.600m2
+ Cơ sở vật chất: Được xây dựng mới hoàn toàn với
quy mô gồm: Đình chính nhà 02 tầng diện tích xây dựng: 505m2; tổng
diện tích sàn: 1.010 m2. Dãy ki ốt có tổng diện tích 311,82m2;
Nhà trực BQL có diện tích là: 30m2; Nhà vệ sinh có diện tích 64 m2;
Nhà để xe có diện tích (bố trí tạm thời tiếp giáp đường QL7A) 297m2;
Sân, cổng, với diện tích: m2; Ngoài ra còn có hệ thống phòng cháy chữa
cháy, mương thoát nước, tường rào: Bể nước PCCC có dung tích 35m3;
mương thoát nước nội bộ: 110m.
+ Tổng mức đầu tư: 6.625.344.000 đồng. Trong đó chi
phí xây dựng là: 5.831.301.000 đồng.
+ Năm đầu tư: 2009
+ Năm đưa vào sử dụng: 2012
+ Tổng số hộ kinh doanh cố định: 70 hộ
+ Số lượng người dân tham gia tại khu vực chợ trời
trung bình 280 người/phiên.
III. THỜI GIAN CHUYỂN ĐỔI VÀ MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
SAU CHUYỂN ĐỔI
1. Thời gian chuyển đổi
Trong giai đoạn 2019 - 2020, dự kiến sẽ chuyển đổi
3 chợ: Hoa Sơn, Tường Sơn và Chợ trung tâm Thị trấn Anh Sơn.
2. Mô hình chuyển đổi
Chuyển đổi từ Mô hình Ban quản lý chợ hoặc Tổ quản
lý chợ sang Mô hình Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã quản lý, khai thác và kinh
doanh.
IV. HÌNH THỨC CHUYỂN ĐỔI, PHƯƠNG THỨC ÁP DỤNG
3. Hình thức, phương thức chuyển đổi
3.1. Hình thức: Đấu thầu hoặc Giao quản
lý, khai thác và kinh doanh
- Giao quản lý, khai thác và kinh doanh: Trường hợp
chỉ có 01 doanh nghiệp hoặc 01 hợp tác xã có nhu cầu tham gia quản lý chợ thì
áp dụng hình thức giao.
- Đấu thầu quản lý, khai thác và kinh doanh: Trường
hợp có từ 02 tổ chức (đúng đối tượng) có nhu cầu quản lý chợ thì áp dụng hình
thức đấu thầu.
3.2. Phương thức chuyển đổi
- Chuyển đổi không gắn với chuyển quyền sở hữu tài
sản chợ
Trường hợp này quyền sở hữu đất, tài sản chợ vẫn
thuộc Nhà nước; đơn vị được giao, trúng thầu không được thuê đất, giao đất theo
quy định của pháp luật đất đai. Đơn vị được giao, trúng thầu chỉ được sửa chữa,
duy tu để duy trì hoạt động của chợ (phải được sự đồng ý của chủ đầu tư).
- Chuyển đổi gắn với chuyển quyền sở hữu tài sản chợ.
Trường hợp này khi nâng cấp, sửa chữa phải đúng quy
hoạch và phải thông qua thẩm duyệt của các cấp có thẩm quyền.
3.3. Phương thức áp dụng
- Đối với chợ chuyển đổi gắn với đầu tư xây dựng mới
tại địa điểm mới hoặc xây dựng lại hoặc cải tạo tại vị trí hiện tại thì áp dụng
hình thức đấu thầu hoặc giao.
- Đối với chợ đã được đầu tư xây dựng kiên cố, bán
kiên cố theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 2 của Nghị định 02/2003/NĐ-CP
ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, chợ tạm tại phường,
thị trấn thì áp dụng hình thức đấu thầu chợ.
4. Điều kiện chuyển đổi
- Chợ nằm trong Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Không thay đổi mục đích sử dụng đất chợ sau chuyển
đổi.
- Đã được cơ quan có thẩm quyền định giá tài sản,
tài chính tại thời điểm chuẩn bị chuyển đổi.
5. Danh sách các chợ thực hiện quy trình chuyển
đổi mô hình tổ chức, quản lý, khai thác, kinh doanh chợ giai đoạn 2018-2020
a. Đối với Chợ Hoa Sơn
Áp dụng hình thức chuyển đổi "đấu thầu
hoặc giao".
b. Chợ Tường Sơn
Áp dụng hình thức chuyển đổi "đấu thầu
hoặc giao".
c. Chợ Trung tâm Thị trấn
Áp dụng hình thức chuyển đổi "đấu thầu".
Số TT
|
Tên chợ
|
Địa điểm
|
Hiện trạng hạng
chợ
|
Hình thức chuyển
đổi
|
Thời gian thực
hiện
|
I
|
II
|
III
|
Tạm
|
Giao
|
Đấu thầu
|
1
|
Chợ Hoa Sơn
|
Hoa Sơn
|
|
|
X
|
|
X
|
x
|
2018-2019
|
2
|
Chợ Tường Sơn
|
Tường Sơn
|
|
|
X
|
|
X
|
x
|
2018-2019
|
3
|
Chợ Trung tâm Thị trấn
|
Thị trấn Anh Sơn
|
x
|
|
|
|
|
x
|
2018-2020
|
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ huyện
Anh Sơn tham mưu UBND huyện Anh Sơn tổ chức thực hiện Kế hoạch này theo đúng
quy trình, thủ tục quy định tại Quyết định số 72/2016/QĐ-UBND ngày 08/12/2016 của
UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành Quy định về quy trình chuyển đổi mô hình tổ
chức, quản lý, khai thác, kinh doanh chợ, trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các quy
định pháp luật hiện hành.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần
đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch hoặc điều chỉnh nội dung Kế hoạch cho phù
hợp, giao UBND huyện Anh Sơn báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh (để b/c);
- PCT TT Lê Xuân Đại (để b/c);
- Các thành phần của Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ tỉnh Nghệ An;
- Các Sở: Công Thương, Tài chính;
- UBND huyện Anh Sơn;
- Ban chuyển đổi mô hình quản lý chợ huyện Anh Sơn;
- CVP, PVP KT UBND tỉnh;
- Lưu VT, KT (Hòa).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Xuân Đại
|