BỘ LAO ĐỘNG -
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
763/VBHN-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 02 năm 2019
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY
ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người
khuyết tật, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2012, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm
2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm
công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các
cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2016;
Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm
2017 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở
trợ giúp xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2017;
Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm
2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm
2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật 1.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật
Người khuyết tật về dạng tật, mức độ khuyết tật và xác định mức độ khuyết tật;
chính sách xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật; nghiên cứu khoa học, đào tạo
chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết tật;
chế độ phụ cấp và chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục,
nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật; việc làm cho người khuyết tật; giảm
giá vé, giá dịch vụ; thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng; phương tiện
giao thông tiếp cận; bảo trợ xã hội; thành lập, hoạt động, giải thể cơ sở chăm
sóc người khuyết tật.
Điều 2. Dạng tật
1. Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất
chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động,
di chuyển.
2. Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất
chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn
đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
3. Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả
năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh
sáng và môi trường bình thường.
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối
loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với
những lời nói, hành động bất thường.
5. Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất
khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ,
phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.
6. Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những
chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn
mà không thuộc các trường hợp được quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều
này.
Điều 3. Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do
khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực
hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp,
chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật
dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự
thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những
việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi,
trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không
thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 4. Xác định mức độ khuyết
tật
1. Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ vào
quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định này và quan sát trực
tiếp người khuyết tật thông qua thực hiện hoạt động đơn giản phục vụ nhu cầu
sinh hoạt cá nhân hàng ngày, sử dụng bộ câu hỏi theo tiêu chí về y tế, xã hội
và phương pháp khác theo quy định để xác định mức độ khuyết tật, trừ trường hợp
quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
2. Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về
dạng tật và mức độ khuyết tật đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 15
Luật Người khuyết tật.
3. Người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng
giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước
ngày Nghị định này có hiệu lực thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật căn cứ kết
luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật như sau:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng khi được Hội đồng
giám định y khoa kết luận không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên;
b) Người khuyết tật nặng khi được Hội đồng giám định
y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người, phương tiện trợ
giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
c) Người khuyết tật nhẹ khi được Hội đồng giám định
y khoa kết luận có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động
dưới 61%.
4. Trường hợp văn bản của Hội đồng giám định y khoa
trước ngày Nghị định này có hiệu lực kết luận chưa rõ về khả năng tự phục vụ, mức
độ suy giảm khả năng lao động thì Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện
việc xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật theo quy định tại Khoản 1 Điều
này.
5. Ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí thực hiện việc
xác định mức độ khuyết tật và cấp Giấy xác nhận khuyết tật theo phân cấp quản
lý ngân sách nhà nước.
6. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
hướng dẫn về kinh phí quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 5. Chính sách xã hội hóa
trợ giúp người khuyết tật
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở chỉnh
hình, phục hồi chức năng, chăm sóc, giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm hoặc cơ sở
cung cấp dịch vụ khác trợ giúp người khuyết tật được hưởng chính sách theo quy
định của pháp luật về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động
trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
trình Thủ tướng Chính phủ về loại hình, tiêu chí, quy mô, tiêu chuẩn của cơ sở
chỉnh hình, phục hồi chức năng, cơ sở chăm sóc người khuyết tật, tạo việc làm
và cơ sở cung cấp dịch vụ khác giúp người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều
này.
Điều 6. Nghiên cứu khoa học,
đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên, sản xuất trang thiết bị dành cho người khuyết
tật
1. Cơ quan, tổ chức nghiên cứu khoa học về người
khuyết tật, đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên về chỉnh hình, phục hồi chức năng
được nhà nước hỗ trợ kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội hướng dẫn thi hành Khoản này.
2. Cơ sở sản xuất dụng cụ chỉnh hình, phương tiện,
thiết bị phục hồi chức năng, trợ giúp sinh hoạt, học tập và lao động cho người
khuyết tật được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo
quy định của pháp luật.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng
Chính phủ quy định về cho vay lãi suất ưu đãi đối với đối tượng quy định tại Khoản
2 Điều này.
Điều 7. Phụ cấp, chính sách ưu
đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người
khuyết tật2
1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu
đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2006 của
Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở
trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng
dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở
giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật
theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc Điểm
a Khoản này.
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật
theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều này được
hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phụ cấp ưu đãi giảng
dạy người khuyết tật
|
=
|
Tiền lương 01 giờ
dạy của giáo viên
|
x
|
0,2
|
x
|
Tổng số giờ thực tế
giảng dạy ở lớp có người khuyết tật
|
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
quy định về chức danh nghề nghiệp, chính sách đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục
người khuyết tật công tác trong các cơ sở giáo dục và trung tâm hỗ trợ phát triển
giáo dục hòa nhập.
Chương II
VIỆC LÀM CHO NGƯỜI KHUYẾT
TẬT
Điều 8. Khuyến khích người khuyết
tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo việc làm cho người khuyết tật
1. Người khuyết tật tự tạo việc làm, hộ gia đình tạo
việc làm cho người khuyết tật được hưởng chính sách sau đây:
a) Vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh
doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện, thời hạn và mức vốn cho vay thực
hiện theo các quy định hiện hành áp dụng đối với các dự án vay vốn giải quyết
việc làm;
b) Hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, hỗ trợ chuyển
giao công nghệ sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
2. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức và
cá nhân liên quan hướng dẫn về sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ
trợ tiêu thụ sản phẩm do người khuyết tật làm ra.
Điều 9. Cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số
lao động trở lên là người khuyết tật quy định tại Điều 34 Luật Người khuyết tật
được hưởng các chính sách ưu đãi sau đây:
a) Hỗ trợ kinh phí cải tạo điều kiện, môi trường
làm việc phù hợp cho người khuyết tật theo quy định của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội. Mức hỗ trợ theo tỷ lệ người khuyết tật làm việc ổn định tại cơ
sở sản xuất, kinh doanh, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô của cơ
sở sản xuất, kinh doanh theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quyết định mức kinh
phí hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc cho cơ sở sản xuất, kinh
doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của
pháp luật về thuế;
c) Vay vốn ưu đãi theo dự án phát triển sản xuất
kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều kiện vay, thời hạn vay, mức vốn
vay và mức lãi suất vay thực hiện theo quy định hiện hành áp dụng đối với dự án
vay vốn giải quyết việc làm;
d) Ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước theo
quy định của pháp luật;
đ) Miễn tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản
xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 70% lao động là
người khuyết tật trở lên. Giảm 50% tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản
xuất kinh doanh đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% đến dưới 70%
lao động là người khuyết tật.
Trong thời gian được miễn, giảm tiền thuê đất, mặt
bằng, mặt nước, cơ sở sản xuất, kinh doanh không được chuyển đổi, chuyển nhượng,
tặng, cho, cho thuê quyền sử dụng đất, mặt bằng, mặt nước; không được thế chấp,
cầm cố, bảo lãnh, góp vốn liên doanh, liên kết bằng quyền sử dụng đất, mặt bằng,
mặt nước theo quy định của pháp luật về đất đai.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng
Chính phủ quy định danh mục, tiêu chí xác định cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức
hỗ trợ kinh phí quy định tại Điểm a và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc
xác định tỷ lệ lao động là người khuyết tật; trình tự, thủ tục, hồ sơ để cơ sở
sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% lao động trở lên là người khuyết tật được
hưởng ưu đãi quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 10. Khuyến khích cơ quan,
tổ chức, doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc
1. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người khuyết tật làm
việc ổn định được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Điểm a và
Điểm c Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp sử dụng từ
10 người khuyết tật làm việc ổn định được hưởng chính sách quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định này.
Chương III
MIỄN, GIẢM GIÁ VÉ, GIÁ DỊCH
VỤ, THỰC HIỆN LỘ TRÌNH CẢI TẠO CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG, PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG TIẾP
CẬN
Điều 11. Miễn, giảm giá vé,
giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé,
giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và
triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể
dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
khác.
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50%
giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí
và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch
vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp
với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Điều này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ
trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết
định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn
mức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 12. Miễn, giảm giá vé,
giá dịch vụ giao thông công cộng
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật
nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng xe buýt.
2. Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật
nặng được giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông trên các tuyến vận tải
nội địa bằng các phương tiện sau đây:
a) Giảm tối thiểu 15% đối với máy bay;
b) Giảm tối thiểu 25% đối với tàu hỏa, tàu điện,
tàu thủy, xe ô tô vận tải khách theo tuyến cố định.
3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phát hành vé
giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé dịch vụ, người khuyết
tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
Điều 13. Thực hiện lộ trình cải
tạo nhà chung cư, công trình công cộng
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp, tổ chức và cá nhân sở hữu, quản lý, khai thác sử dụng
công trình là trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục
thể thao; nhà chung cư; công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội
khác có trách nhiệm rà soát, xây dựng kế hoạch và bảo đảm điều kiện để thực hiện
cải tạo điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật theo lộ trình sau đây:
a) Đến năm 2015 có ít nhất 50% công trình là trụ sở
làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo
đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
b) Đến năm 2017 có ít nhất 75% trụ sở làm việc của
cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở
giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều
kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
c) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020 tất cả trụ sở làm
việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
cơ sở giáo dục, dạy nghề; công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo
đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;
d) Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả trụ sở làm
việc; nhà chung cư; công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội khác
chưa quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp
cận đối với người khuyết tật.
2. Kinh phí thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều này
do cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý, khai thác sử dụng tự bố trí, huy
động thực hiện.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Xây dựng
và các Bộ, ngành liên quan rà soát, thống kê đánh giá thực trạng nhà chung cư;
công trình công cộng chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật
theo từng loại công trình, hướng dẫn phương pháp, chỉ tiêu giám sát đánh giá việc
thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng.
Điều 14. Phương tiện giao
thông tiếp cận
1. Đơn vị tham gia vận tải công cộng bằng xe buýt,
tàu hỏa phải xây dựng phương án, trang bị, cải tạo phương tiện giao thông công
cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải
theo tỷ lệ như sau:
a) Bảo đảm tỷ lệ xe buýt đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật
về giao thông tiếp cận theo từng thời kỳ đến năm 2015, 2020 và 2025 theo quy định
của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Bảo đảm đến năm 2015 có ít nhất một toa xe trong
đoàn tàu chở khách liên tỉnh Bắc - Nam bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông
tiếp cận; đến năm 2020 có ít nhất một toa xe trong đoàn tàu chở khách trên tất cả
các tuyến bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
2. Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm
bố trí thiết bị, công cụ và nhân viên để trợ giúp hành khách là người khuyết tật
lên, xuống phương tiện giao thông thuận tiện. Phương án trợ giúp phải được
thông báo tại các nhà ga, bến đón, trả hành khách ở những nơi dễ thấy.
3. Kinh phí thực hiện quy định tại Khoản 1 và Khoản
2 Điều này do cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu, khai thác bảo đảm. Bộ Giao
thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính
phủ quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với doanh nghiệp đầu tư, cải
tạo phương tiện giao thông bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận.
4. Đơn vị tham gia vận tải công cộng có trách nhiệm
rà soát, thống kê đánh giá thực trạng phương tiện giao thông công cộng chưa bảo
đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận; xây dựng kế hoạch trang bị, cải
tạo phương tiện giao thông công cộng bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông
tiếp cận thuộc trách nhiệm quản lý của mình.
Chương IV
BẢO TRỢ XÃ HỘI
Điều 15. Mức chuẩn xác định
các mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng và mức trợ cấp
nuôi dưỡng hàng tháng
1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí
chăm sóc hàng tháng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng hàng tháng đối với người khuyết
tật được tính theo mức chuẩn trợ cấp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số quy định tại các Điều
16, 17 và 18 Nghị định này.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ
trưởng các ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương (có cơ sở chăm sóc người khuyết
tật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các mức trợ cấp xã hội hàng
tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng, mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng
tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng, mức cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật
đặc biệt nặng trong cơ sở bảo trợ xã hội thuộc thẩm quyền quản lý cho phù hợp,
nhưng không thấp hơn các mức tương ứng quy định tại Nghị định này.
Điều 16. Hệ số tính mức trợ cấp
xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ chi phí mai táng
1. Hệ số tính mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với
người khuyết tật sống tại hộ gia đình được quy định như sau:
a) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt
nặng;
b) Hệ số hai phẩy năm (2,5) đối với người khuyết tật
đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em;
c) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật
nặng;
d) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật nặng là
người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em.
2. Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các
hệ số khác nhau quy định tại Khoản 1 Điều này thì chỉ được hưởng một hệ số cao
nhất.
3. Người khuyết tật quy định tại Khoản 1 Điều này
đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, khi chết được hỗ trợ chi phí mai
táng bằng mức hỗ trợ mai táng đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Trường hợp người
khuyết tật thuộc diện hưởng các mức hỗ trợ chi phí mai táng khác nhau thì chỉ
được hưởng một mức cao nhất.
Điều 17. Hệ số tính mức hỗ trợ
kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Hệ số tính mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng
tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang
thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với người khuyết tật
đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36
tháng tuổi;
b) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt
nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
c) Hệ số hai (2,0) đối với người khuyết tật đặc biệt
nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi;
d) Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các
hệ số khác nhau quy định tại Điểm a, Điểm b và Điểm c Khoản 1 Điều này thì chỉ
được hưởng một hệ số cao nhất;
đ) Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật
thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại Khoản 1 Điều
này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc quy định tại Điểm a, Điểm
b và Điểm c Khoản 1 Điều này.
2. Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người
khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều
16 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn
được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc
người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một
(1,0).
4. Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 Nghị định này khi nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết
tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như
sau:
a) Hệ số một phẩy năm (1,5) đối với trường hợp nhận
nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng;
b) Hệ số ba (3,0) đối với trường hợp nhận nuôi dưỡng,
chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên.
Điều 18. Hệ số tính mức trợ cấp
nuôi dưỡng hàng tháng và các mức cấp kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt
nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng
trong cơ sở bảo trợ xã hội
Nhà nước cấp kinh phí để cơ sở bảo trợ xã hội nuôi
dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng không nương tựa, không tự lo được cuộc sống
theo quy định sau đây:
1. Hệ số tính mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng là
ba (3,0); trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em hoặc người khuyết
tật đặc biệt nặng là người cao tuổi thì hệ số mức trợ cấp là bốn (4,0).
2. Mức hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của
pháp luật về bảo hiểm y tế.
3. Mức mai táng khi chết bằng mức hỗ trợ mai táng
phí áp dụng đối với đối tượng bảo trợ xã hội trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Hỗ trợ mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ sinh
hoạt đời sống thường ngày; mua thuốc chữa bệnh thông thường và vệ sinh cá nhân
hàng tháng đối với phụ nữ theo mức quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội.
Điều 19. Điều kiện đối với người
nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng
Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc
biệt nặng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Có chỗ ở ổn định và không thuộc diện hộ nghèo.
2. Có sức khỏe để thực hiện chăm sóc người khuyết tật.
3. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
4. Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội
và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà
chưa được xóa án tích.
5. Có kỹ năng để chăm sóc người khuyết tật.
Điều 20.3 (được bãi bỏ)
Điều 21.4 (được bãi bỏ)
Điều 22.5 (được bãi bỏ)
Điều 23. Hồ sơ, thủ tục, tiếp
nhận người khuyết tật đặc biệt nặng vào nuôi dưỡng chăm sóc trong cơ sở bảo trợ
xã hội
1. Hồ sơ tiếp nhận người khuyết tật đặc biệt nặng
vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội gồm:
a) Đơn đề nghị của người khuyết tật hoặc gia đình,
người thân, người giám hộ người khuyết tật;
b) Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu
quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Sơ yếu lý lịch của người khuyết tật có xác nhận
của Ủy ban nhân dân cấp xã;
d) Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
đ) Bản sao Sổ hộ khẩu;
e) Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
g) Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội
và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;
h) Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện gửi cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội;
i) Quyết định tiếp nhận của thủ trưởng cơ quan quản
lý;
k) Các văn bản, giấy tờ có liên quan khác, nếu có.
2. Thủ tục tiếp nhận người khuyết tật vào nuôi dưỡng
trong cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định của Chính phủ về thủ tục tiếp
nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội.
3. Thẩm quyền tiếp nhận, đưa người khuyết tật đặc
biệt nặng về nuôi dưỡng chăm sóc tại gia đình được quy định như sau:
a) Thủ trưởng cơ quan quản lý cơ sở bảo trợ xã hội
quyết định đưa người khuyết tật đặc biệt nặng vào cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Người đứng đầu cơ sở bảo trợ xã hội quyết định
đưa người khuyết tật đủ điều kiện về sống tại gia đình;
c) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về điều
kiện để đưa người khuyết tật đang nuôi dưỡng và chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã
hội về sống tại gia đình.
Chương V6 (được bãi bỏ)
Chương VI
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 33. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội;
kinh phí khảo sát, thống kê, ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu
quản lý người khuyết tật; kinh phí tuyên truyền phổ biến chính sách; kinh phí tập
huấn cán bộ làm công tác người khuyết tật, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật,
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội; kinh phí chi trả trợ cấp xã hội áp dụng theo
quy định của Chính phủ về kinh phí thực hiện chính sách đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
2. Kinh phí thực hiện các chính sách, hoạt động
chăm sóc người khuyết tật chưa quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy
định Luật Người khuyết tật, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Điều 34. Trách nhiệm của các Bộ,
ngành và địa phương
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn
thi hành Nghị định này.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35. Hiệu lực thi hành7
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 6 năm 2012.
Nghị định này thay thế Nghị định số 55/1999/NĐ-CP
ngày 10 tháng 7 năm 1999 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Pháp lệnh về người tàn tật, những quy định có liên quan đến người tàn tật và
người tâm thần quy định tại Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007
của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị định
số 13/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về
chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội./.
Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Văn phòng CP (để đưa lên trang thông tin điện tử của Chính phủ);
- Công báo (để đăng tải);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (để đăng tải);
- Lưu VT, Cục BTXH (3b).
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Tấn Dũng
|
1 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng
11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp
trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2016, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm
2001;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng
11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội.
Chính phủ ban hành Nghị định phụ cấp đặc thù, phụ
cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.”
Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm
2017 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở
trợ giúp xã hội, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày
21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20
tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Trẻ em ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về thành lập,
tổ chức, hoạt động; giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.”
Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm
2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh
và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 18 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy năm 2000; Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy 2008;
Căn cứ Luật Người cao tuổi ngày 23 tháng 11 năm
2009;
Căn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm
2010;
Căn cứ Luật Việc làm ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội ngày 20 tháng 11 năm
2014;
Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng
11 năm 2014;
Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25
tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014 và
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;
Căn cứ Pháp lệnh phòng, chống mại dâm ngày 14
tháng 3 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội; Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định
liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”
2 Điều này đã được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản
2, Điều 13 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 09/11/2015 của Chính phủ quy định
phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
công lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 như sau:
“2. Quy định về phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực
hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đối với nhà giáo dạy cho
người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định
tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10 và 11 Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 04
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều
72 của Luật Dạy nghề; quy định về chính sách ưu đãi và phụ cấp đối với nhà giáo
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều
7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực
thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.”
3 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều
18 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể
từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
4 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều
18 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể
từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
5 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều
18 Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các
Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có hiệu lực kể
từ ngày 08 tháng 10 năm 2018.
6 Chương này được bãi bỏ theo quy định tại Điều
52, Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2017 quy định về thành lập,
tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội, có hiệu lực
kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2017.
7 Điều 13 của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP
ngày 09 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu
đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối
với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, có hiệu lực kể từ
ngày 01 tháng 01 năm 2016
“Điều 13. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01
tháng 01 năm 2016.
2. Quy định về phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực
hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đối với nhà giáo dạy cho
người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định
tại các Điều 5, 6, 7, 9, 10 và 11 Nghị định số 43/2008/NĐ-CP ngày 08 tháng 04
năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều
72 của Luật Dạy nghề; quy định về chính sách ưu đãi và phụ cấp đối với nhà giáo
trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều
7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật hết hiệu lực
thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.”
Điều 52 của Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12
tháng 9 năm 2017 quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý
các cơ sở trợ giúp xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2017 quy định
như sau:
“Điều 52. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01
tháng 11 năm 2017.
2. Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm
2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và
giải thể cơ sở bảo trợ xã hội; Điều 1 Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng
10 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số
68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục
thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội và Nghị định số
109/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 195/CP ngày 31 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi; Điều 28, Điều 30, Điều 31 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21
tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối
tượng bảo trợ xã hội; Chương V Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm
2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Người
khuyết tật; Chương II Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người
cao tuổi hết hiệu lực từ ngày Nghị định này có hiệu lực.”
Điều 19 của Nghị định số 140/2018/NĐ-CP ngày 08
tháng 10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư
kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, có hiệu lực kể từ ngày 08 tháng 10 năm 2018 quy định như sau:
“Điều 19. Hiệu lực thi hành và thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký
ban hành.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan nganh bộ, Thủ
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương chịu trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định này./.”