Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 43/2008/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề

Số hiệu: 43/2008/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 08/04/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2008/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2008

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH ĐIỀU 62 VÀ ĐIỀU 72 CỦA LUẬT DẠY NGHỀ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề về chính sách đối với giáo viên dạy nghề và chính sách đối với giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với:

1. Giáo viên giảng dạy trong các trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục khác có đăng ký hoạt động dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề) công lập, tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở dạy nghề, các lớp dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật.

Cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật là cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề có từ 70% trở lên số học viên là người tàn tật, khuyết tật.

3. Giáo viên dạy nghề trong các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở dạy nghề.

Lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật là lớp dạy nghề có từ 5% đến dưới 70% số học viên là người tàn tật, khuyết tật.

Điều 3. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp

1. Nguồn kinh phí để chi trả các khoản phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù cho giáo viên thuộc cơ sở dạy nghề công lập, được sử dụng từ nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 về quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Nguồn kinh phí để chi trả các khoản phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và phụ cấp đặc thù trả cho giáo viên thuộc các cơ sở dạy nghề tư thục và có vốn đầu tư nước ngoài được sử dụng nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có) theo quy định của Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chương II

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

Điều 4. Chính sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách tiền lương, chính sách đối với giáo viên dạy nghề giảng dạy tại các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

1. Giáo viên dạy nghề được hưởng chính sách bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách tiền lương quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Luật Giáo dục 2005.

2. Giáo viên dạy nghề giảng dạy ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Điều 82 của Luật Giáo dục 2005.

Điều 5. Điều kiện hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Giáo viên dạy nghề (kể cả giáo viên tập sự, thử việc) được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại nguy hiểm trong các trường hợp sau đây:

1. Dạy thực hành tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở dạy nghề với những nghề có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:

a. Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc bụi độc, dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định;

b. Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

c. Dạy thực hành những nghề phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép;

d. Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

2. Dạy thực hành tại doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các nghề được quy định tại Danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.

Điều 6. Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

1. Giáo viên dạy thực hành tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở dạy nghề quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo 4 mức: Mức 1, Mức 2, Mức 3, Mức 4 so với mức lương tối thiểu chung, cụ thể như sau:

a. Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

b. Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có hai trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

c. Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này;

d. Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với giáo viên dạy thực hành những nghề có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

2. Giáo viên dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại nguy hiểm theo các mức như người lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước.

Điều 7. Cách tính, trả phụ cấp

1. Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo số giờ dạy thực hành thực tế và được trả cùng kỳ lương hàng tháng, không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

2. Giáo viên dạy thực hành các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Nghị định này đồng thời vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

3. Giáo viên dạy thực hành các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm với mức quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này và không hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm với mức quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Chương III

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ CHO NGƯỜI TÀN TẬT, KHUYẾT TẬT

Điều 8. Chánh sách đầu tư đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật

1. Nhà nước có chính sách đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo để đào tạo giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

2. Nhà nước đầu tư xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn, kỹ năng, phương pháp dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật.

Điều 9. Đối tượng và điều kiện hưởng phụ cấp đặc thù

1. Giáo viên chuyên trách dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật gồm:

a. Giáo viên chuyên trách dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật;

b. Giáo viên chuyên trách dạy nghề cho các lớp dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật;

c. Giáo viên chuyên trách dạy nghề trong các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật.

2. Giáo viên tham gia dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật gồm:

a. Giáo viên tham gia dạy nghề trong các cơ sở dạy nghề, lớp dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, khuyết tật;

b. Giáo viên tham gia dạy nghề trong các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở dạy nghề.

Điều 10. Mức phụ cấp đặc thù

1. Giáo viên chuyên trách dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại các điểm a và b khoản 1, Điều 9 Nghị định này, được hưởng mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

2. Giáo viên tham gia dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại điểm a, khoản 2 Điều 9 Nghị định này, được hưởng mức phụ cấp 70% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Mức phụ cấp được tính theo số giờ thực tế giảng dạy.

3. Giáo viên chuyên trách dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại điểm c khoản 1, Điều 9 Nghị định này, được hưởng phụ cấp đặc thù dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật theo các mức như sau:

a. 35% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 5% đến dưới 10% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

b. 40% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 10% đến dưới 20% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

c. 45% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 20% đến dưới 30% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

d. 50% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 30% đến dưới 40% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

đ. 55% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 40% đến dưới 50% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

e. 60% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 50% đến dưới 60% học viên là người tàn tật, khuyết tật;

g. 65% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với lớp dạy nghề hòa nhập có từ 60% đến dưới 70% học viên là người tàn tật, khuyết tật.

4. Giáo viên tham gia dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 9 Nghị định này, được hưởng các mức phụ cấp quy định tại khoản 3 Điều này, tính theo số giờ thực tế giảng dạy.

Điều 11. Cách tính, trả phụ cấp

1. Giáo viên dạy nghề cho người tàn tật, khuyết tật hưởng phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 3 Điều 10 của Nghị định này thì không được hưởng phụ cấp ưu đãi quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

2. Giáo viên tham gia dạy nghề tại các lớp dạy nghề hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật trong các cơ sở dạy nghề theo quy định tại điểm b, khoản 2 Điều 9 Nghị định này thì số giờ thực tế giảng dạy được hưởng phụ cấp đặc thù quy định tại khoản 4 Điều 10 của Nghị định này sẽ không được tính để hưởng phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.

3. Giáo viên dạy thực hành nghề cho người tàn tật, khuyết tật trong các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì ngoài chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại các Điều 9, 10 và các khoản 1, 2 Điều này, còn được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Chương II Nghị định này.

4. Phụ cấp đặc thù được trả cùng kỳ lương hàng tháng, không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 13. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể các nghề có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này.

2. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc tính hưởng chế độ phụ cấp đặc thù theo quy định tại Chương III Nghị định này.

3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, VX (10b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỞNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 43/2008/ND-CP

Hanoi, April 8, 2008

 

DECREE

DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF ARTICLE 62 AND ARTICLE 72 OF THE VOCATIONAL TRAINING LAW

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2006 Vocational Training Law;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Governing scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Subjects of application This Decree applies to:

1. Instructors who teach vocations in vocational colleges, vocational intermediate schools, vocational training centers, enterprises, cooperatives, production, business or service establishments, universities, colleges, professional secondary schools and other educational institutions registered for vocational training (below collectively referred to as vocational training establishments), which are public, private or foreign-invested.

2. Instructors who teach vocations for disabled and handicapped people at vocational training establishments or courses reserved exclusively for disabled and handicapped people.

Vocational training establishments and vocational training courses reserved exclusively for disabled and handicapped people are those with 70% or more of the trainees being disabled or handicapped persons.

3. Instructors who teach vocations, at integration vocational training courses for disabled and handicapped persons in vocational training establishments.

Integration vocational training courses for disabled and handicapped persons are those with between 5% and under 70% of the trainees being disabled or handicapped persons.

Article 3.- Funding sources for allowance payment

1. Funding sources for payment of heavy, hazardous or dangerous work allowances and special allowances for teachers at public vocational training establishments come from state budget allocations and revenues from non-business activities of these establishments as provided for in Decree No. 43/2006/ND-CP of April 25, 2006, on autonomy and accountability in task performance, apparatus organization, payroll and finance, applicable to public non-business units, and other relevant provisions of law.

2. Funding sources for payment of heavy, hazardous or dangerous work allowances and special allowances for teachers at private or foreign-invested vocational training establishments come from revenues from non-business activities of these establishments and state budget allocations (if any) as provided for in Decree No. 53/2006/ND-CP of May 25, 2006, on incentive policies for development of non-public service-providing establishments, and other relevant provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



POLICIES TOWARDS VOCATIONAL INSTRUCTORS

Article 4- Policies on professional fostering, wages and regimes applicable to vocational instructors at special schools in areas meeting with exceptional socio-economic difficulties

1. Vocational instructors are entitled to policies on professional fostering and wages specified in Articles 80 and 81 of the 2005 Education Law.

2. Vocational instructors teaching at special schools in areas meeting with exceptional socio-economic difficulties are entitled to preferential allowances under Article 82 of the 2005 Education Law.

Article 5.- Conditions for enjoyment of heavy, hazardous or dangerous work allowances

Vocational instructors (including probationer and on-test instructors) may enjoy heavy, hazardous or dangerous work allowances in the following cases:

1. Instructing practice at practice rooms, workshops of vocational training establishments, for vocations involving one of the following heavy, hazardous or dangerous elements:

a/ Direct contact with toxic substances, toxic gases, toxic dusts, instructing practice in an environment prone to infection of the prescribed contagious diseases;

b/ Instructing practice in an environment subject to high pressure or air inadequacy or at places which are too hot or too cold beyond the permitted standards;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Instructing practice in an environment with radio-activity, radiation rays or electro-magnetic field beyond the permitted standards.

2. Instructing practice at enterprises, production, business or service establishments of vocations in the list of heavy, hazardous or dangerous and exceptionally heavy, hazardous or dangerous jobs, promulgated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.

Article 6.- Heavy, hazardous or dangerous work allowance level

1. Teachers instructing practice at practice rooms or workshops of vocational training establishments, defined in Clause 1, Article 5 of this Decree, enjoy heavy, hazardous or dangerous work allowances at four levels: Level 1, Level 2, Level 3 and Level 4 based on the common minimum wage level, specifically as follows:

a/ Level 1, with coefficient 0.1 applicable to instructors of practice of vocations involving one of the heavy, hazardous or dangerous elements defined in Clause 1, Article 5 of this Decree;

b/ Level 2, with coefficient 0.2 applicable to instructors of practice of vocations involving two of the heavy, hazardous or dangerous elements defined in Clause 1, Article 5 of this Decree;

c/ Level 3, with coefficient 0.3 applicable to instructors of practice of vocations involving three of the heavy, hazardous or dangerous elements defined in Clause 1, Article 5 of this Decree;

d/ Level 4, with coefficient 0.4 applicable to instructors of practice of vocations involving four of the heavy, hazardous or dangerous elements defined in Clause 1, Article 5 of this Decree.

2. Instructors of the practice of heavy, hazardous or dangerous vocations defined in Clause 2, Article 5 of this Decree enjoy heavy, hazardous or dangerous work allowances at the same levels as laborers directly involved in production or business activities, defined in the Government's Decree No. 205/2005/ND-CP of December 14, 2005, providing for the systems of wage scales, wage tables and wage allowance regimes in state companies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Heavy, hazardous or dangerous work allowances are calculated using the actual number of hours of practice instruction, paid every month on the payday and not used for calculating social insurance premiums and benefits.

2. Instructors of practice of vocations involving heavy, hazardous or dangerous elements, who are entitled to heavy, hazardous or dangerous work allowances under this Decree, may also enjoy preferential allowances prescribed in the Prime Minister's Decision No. 244/2005/QD-TTg of October 6, 2005, on the preferential allowance regime applicable to teachers directly lecturing at public educational institutions.

3. Instructors of practice of vocations involving heavy, hazardous or dangerous elements are entitled to heavy, hazardous or dangerous work allowances at levels specified in Clause 1, Article 6 of this Decree but not hazardous or dangerous work allowances at levels prescribed in the Government's Decree No. 204/2004/ND-CP of December 14, 2004, on the wage regime applicable to officials and public servants and the armed forces.

Chapter III

POLICIES TOWARDS INSTRUCTORS TEACHING VOCATIONS FOR DISABLED AND HANDICAPPED PEOPLE

Article 8.- Policies of investment in training and retraining vocational instructors for disabled and handicapped people

1. The State shall adopt policies of investment in material foundations and equipment to raise the capacity of training establishments to train vocational instructors for disabled and handicapped people.

2. The State shall invest in formulating programs and syllabuses on training and retraining instructors in skills and methodology of teaching vocations for disabled and handicapped people.

Article 9.- Subjects and conditions for enjoyment of special allowances

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/Teachers specialized in vocational training at vocational training establishments reserved exclusively for disabled and handicapped people:

b/ Teachers specialized in vocational training at vocational courses reserved exclusively for disabled and handicapped people;

c/ Teachers specialized in vocational training in integration vocational courses for disabled and handicapped people.

2. Teachers participating in vocational training for disabled and handicapped people include:

a/ Teachers participating in vocational training at vocational training establishments or vocational training courses reserved exclusively for disabled and handicapped people;

b/ Teachers participating in vocational training at integration vocational courses for disabled and handicapped people in vocational training establishments.

Article 10.- Special allowance levels

1. Teachers specialized in vocational training for disabled and handicapped people, defined at Points a and b, Clause 1, Article 9 of this Decree, enjoy the allowance equal to 70% of their respective current wage levels and the position and extra-seniority allowances (if any).

2. Teachers participating in vocational training for disabled and handicapped people, defined at Point a, Clause 2, Article 9 of this Decree, enjoy the allowance equal to 70% of their respective current wage levels and the position and extra-seniority allowances (if any). Allowance amounts are calculated using the actual number of hours of vocational training.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ 35% of their respective current wages and position and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 5% and under 10% of the trainees being disabled or handicapped persons;

b/ 40% of their respective current wages and position and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 10% and under 20% of the trainees being disabled or handicapped persons;

c/ 45% of their respective current wages and position and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 20% and under 30% of the trainees being disabled or handicapped persons;

d/ 50% of their respective current wages and position and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 30% and under 40% of the trainees being disabled or handicapped persons;

e/ 55% of their respective current wages and position and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 40% and under 50% of the trainees being disabled or handicapped persons;

f/ 60% of their respective current wages and position and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 50% and under 60% of the trainees being disabled or handicapped persons;

g/ 65% of their respective current wages and positions and extra-seniority allowances (if any), applicable to integration vocational courses with between 60% and under 70% of the trainees being disabled or handicapped persons.

4. Teachers participating in vocational training for disabled and handicapped people, defined at Point b, Clause 2, Article 9 of this Decree, enjoy the allowance at levels specified in Clause 3 of this Article, calculated using the actual number of hours of vocational training.

Article 11.- Allowance calculation and payment

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For teachers participating in vocational training at integration vocational courses for disabled and handicapped people in vocational training establishments under Point b, Clause 2, Article 9 of this Decree, the actual number of lecturing hours eligible for the special allowance prescribed in Clause 4, Article 10 of this Decree shall not be counted for enjoyment of preferential allowances under the Prime Minister's Decision No. 244/2005/QD-TTg of October 6, 2005, on the preferential allowance regime applicable to teachers directly lecturing at public educational institutions.

3. Instructors of practice of vocations involving heavy, hazardous or dangerous elements for disabled and handicapped people enjoy heavy, hazardous or dangerous work allowances defined in Chapter II of this Decree, in addition to the special allowance under Articles 9 and 10 and Clauses 1 and 2 of this Article.

4. The special allowance is paid every month on the payday and not used for calculating social insurance premiums and benefits.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 12.- Effect

This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 13.- Implementation responsibilities

1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in, guiding in detail the vocations involving heavy, hazardous or dangerous elements defined in Clause 1, Article 5 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, presidents of provincial/municipal People's Committees, and concerned agencies shall implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 43/2008/NĐ-CP ngày 08/04/2008 Hướng dẫn Điều 62 và Điều 72 của Luật Dạy nghề

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


14.772

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.137.178
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!