HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2023/NQ-HĐND
|
Đắk Nông, ngày 25
tháng 4 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC CHI HỖ TRỢ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP TỪ NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN
2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA IV, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ LẦN THỨ 7
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính
phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành
văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng
4 năm 2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương
trình mục tiêu quốc gia;
Căn cứ Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30
tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021
đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18
tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25
tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04 tháng
3 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến
năm 2025;
Căn cứ Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28 tháng
7 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự
nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng
8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp nguồn
ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2022/NQ-HĐND ngày 17
tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 17
tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 17
tháng 6 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -
xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2025
trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;
Căn cứ nghị quyết số 09/2022/NQ-HĐND ngày 14
tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông sửa đổi, bổ sung điểm a
khoản 2 Điều 8 và Điều 11 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn
ngân sách nhà nước và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông ban
hành kèm theo Nghị quyết số 06/2022/NQ-HĐND ngày 17 tháng 6 năm 2022 của Hội đồng
nhân dân tỉnh;
Xét Tờ trình số 1574/TTr-UBND ngày 31 tháng 3
năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về dự thảo nghị quyết ban hành quy định
nội dung chi, mức chi hỗ trợ sử dụng kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh
Đắk Nông; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh;
ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Nghị quyết này Quy định nội dung chi, mức chi hỗ trợ sử dụng kinh phí sự nghiệp
từ ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2.
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh
tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng
nhân dân, các Tổ đại biểu và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc
triển khai, thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Bãi bỏ Nghị quyết số
26/2017/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2017 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Đắk Nông quy định mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà
nước cho một số nội dung thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền
vững giai đoạn 2018-2020 và việc tổ chức, thực hiện lập kế hoạch đầu tư cấp xã
trung hạn và hàng năm thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn
tỉnh Đắk Nông.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk
Nông Khóa IV, Kỳ họp Chuyên đề lần thứ 7 thông qua ngày 25 tháng 4 năm 2023 và
có hiệu lực từ ngày 05 tháng 5 năm 2023./.
Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban Cộng tác đại biểu - UBTVQH;
- Cục kiểm tra VBPPL - Bộ Tư pháp;
- Bộ Tài chính;
- Ủy ban Dân tộc;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh:
- UBND tỉnh; UBMTTQVN tỉnh, Đoàn DBQH tỉnh;
- Các: Ban HĐND tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND cấp huyện, cấp xã;
- Công báo Đắk Nông; Báo Đắk Nông;
- Đài PTTH tỉnh; Công TTĐT tỉnh;
- Trung tâm Lưu trữ - Sở Nội vụ;
- Website cơ quan;
- Lưu: VT, CT.HĐND, HSKH.
|
CHỦ TỊCH
Lưu Văn Trung
|
QUY ĐỊNH
NỘI
DUNG CHI, MỨC CHI HỖ TRỢ SỬ DỤNG KINH PHÍ SỰ NGHIỆP TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỂ THỰC
HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK
NÔNG
(Kèm theo Nghị quyết số 03/2023/NQ-HĐND ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Hội
đồng nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối
tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung chi, mức chi
hỗ trợ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp từ ngân sách nhà nước thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông,
gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến
năm 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-
2025; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-
2025.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, cá nhân quản lý, sử dụng, quyết toán và thụ hưởng nguồn kinh phí sự
nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
Điều 2. Nguyên tắc thực hiện
1. Nội dung chi và mức chi hỗ trợ tại Quy định này
là cơ sở để lập và giao dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện
phái triển khai đầy đủ các nội dung, hoạt động theo quy định, đảm bảo hiệu quả,
đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của các Chương trình mục tiêu quốc gia và quy định
pháp luật hiện hành có liên quan. Việc quản lý và thanh, quyết toán kinh phí
theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Căn cứ tổng mức vốn ngân sách trung ương hỗ trợ
và nguồn vốn ngân sách địa phương đối ứng theo quy định (gọi chung là ngân sách
nhà nước), thực hiện phân bổ kinh phí bảo đảm: đồng bộ, không chồng chéo, trùng
lặp nội dung nhiệm vụ giữa các chương trình mục tiêu quốc gia; phù hợp với
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước, tỷ lệ vốn đối ứng
ngân sách địa phương và cơ chế hỗ trợ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc
gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.
3. Không sử dụng kinh phí của các Chương trình mục
tiêu quốc gia để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được
bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm và các nội dung, nhiệm vụ đã được
bố trí kinh phí từ các đề án, chương trình, dự án, kế hoạch khác.
4. Trường hợp cùng một đối tượng nhưng được thụ hưởng
cùng một nội dung hỗ trợ của nhiều chính sách khác nhau thì thực hiện hỗ trợ
theo chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.
5. Việc mua sắm trang thiết bị, vật tư, hàng hóa, dịch
vụ và sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tài sản nêu tại Quy định này được tổ chức thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu; đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm
vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí
chi thường xuyên; quản lý, sử dụng tài sản công và pháp luật có liên quan.
6. Các nội dung khác không nêu
tại Quy định này thực hiện theo Thông tư số 15/2022/TT-BTC ngày 04/3/2022 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng
kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai
đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, Thông tư số 46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022
của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Thông tư số
53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 quy định quản
lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Thông tư số
10/2022/TT-BYT ngày 22/9/2022 của Bộ Y
tế hướng dẫn triển khai nội dung đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu
quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021
đến năm 2025; Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/5/2022 của Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế,
phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài
theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025 và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.
7. Khi các văn bản quy định dẫn chiếu để áp dụng tại
Quy định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.
Điều 3. Nội dung chi và mức
chi hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội
vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ
năm 2021 đến năm 2025
1. Hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị
a) Nội dung chi: Thực hiện theo Điều 21 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực
hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Điều 19 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT
ngày 30/6/2022 của Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu
số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025; Điều
11 Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Mức hỗ trợ cụ thể thực
hiện một (01) dự án, kế hoạch liên kết tối đa không quá 03 tỷ đồng.
2. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế
a) Nội dung chi: Thực hiện theo Điều 22 Nghị định số
27/2022/NĐ-CP của Chính phủ; Điều 20 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân
tộc; Điều 12 Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính.
b) Mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a
khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Mức hỗ trợ cụ thể thực
hiện một (01) dự án, kế hoạch, phương án tối đa không quá 01 tỷ đồng, dựa trên
quy mô số hộ tham gia dự án, kế hoạch, phương án cấp có thẩm quyền phê duyệt,
nhưng bình quân tối đa không quá 20 triệu đồng/hộ.
Điều 4. Nội dung chi và mức chi
hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021-2025
1. Đa dạng hóa sinh kế, phát
triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp
a) Hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi
giá trị: Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định
số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện một (01) dự án, kế
hoạch liên kết tối đa không quá 03 tỷ đồng.
b) Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng: Mức hỗ trợ
thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 22 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của
Chính phủ. Mức hỗ trợ cụ thể một (01) dự án, phương án sản xuất tối đa không
quá 01 tỷ đồng.
2. Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa
bàn các huyện nghèo
- Hỗ trợ xây mới nhà ở 70 triệu đồng/hộ gia đình,
trong đó: ngân sách trung ương hỗ trợ 40 triệu đồng; ngân sách tỉnh và nguồn vốn
hợp pháp khác (nếu có) hỗ trợ 30 triệu đồng.
- Hỗ trợ sửa chữa nhà ở 20 triệu đồng/hộ gia đình từ
ngân sách trung ương.
3. Thiết lập, sửa chữa, thay thế
thiết bị hư hỏng đối với cụm thông tin điện tử công cộng đã thiết lập trước đây
bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước để đảm bảo yêu cầu của công tác thông tin,
tuyên truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới
- Cụm thông tin điện tử loại màn hình 01 mặt: Hỗ trợ
tối đa không quá 02 tỷ đồng/cụm/giai đoạn đối với thiết lập mới và không quá
100 triệu đồng/cụm/giai đoạn đối với sửa chữa, thay thế.
- Cụm thông tin điện tử loại màn hình từ 02 mặt đến
04 mặt: Hỗ trợ tối đa không quá 04 tỷ đồng/cụm/giai đoạn đối với thiết lập mới
và không quá 200 triệu đồng/cụm/giai đoạn đối với sửa chữa, thay thế.
4. Hỗ trợ duy trì, vận hành
cung cấp dịch vụ thông tin công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở
các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
a) Nội dung chi: Duy trì, vận hành hoạt động cung cấp
dịch vụ phục vụ (miễn phí) người dân đọc sách, báo, tạp chí (bao gồm xuất bản
phẩm điện tử và báo điện tử) và cung cấp dịch vụ phục vụ truy nhập internet
băng rộng để người dân khai thác các thông tin thiết yếu, đọc các xuất bản phẩm
điện tử, báo điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, đảm bảo chất lượng dịch
vụ theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ
Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo
về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn
2021- 2025.
b) Mức chi: Tối đa không quá 1,5 triệu đồng/tháng/điểm
cung cấp dịch vụ bưu chính.
5. Chi tăng cường cơ sở vật chất
cho hoạt động của đài truyền thanh xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn
a) Nội dung chi: Thiết lập mới đài truyền thanh xã
đối với các xã chưa có đài truyền thanh và nâng cấp, mở rộng hoạt động của đài
truyền thanh xã để đáp ứng nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền theo quy định tại
Điều 7 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Mức chi: 100% theo đề cương và dự toán chi tiết
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong phạm vi dự toán được giao.
Điều 5. Nội dung chi và múc chi
hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025
1. Hỗ trợ tưới tiên tiến, tiết
kiệm nước
a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hệ thống tưới
tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng chủ lực là: Cà phê, Hồ tiêu, cây ăn quả
và hoa, rau chất lượng cao được hỗ trợ như sau:
- Đối với các huyện nghèo được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và các huyện, các xã khó khăn về nguồn nước tưới (Krông Nô, Cư Jút và
các xã: Đăk Gằn, Đắk Rla, Đắk Lao huyện Đắk Mil): Hỗ trợ 50% chi phí vật liệu,
máy thi công và thiết bị nhưng mức hỗ trợ không quá 40 triệu đồng/ha;
- Đối với thành phố Gia Nghĩa, các huyện còn lại và
các xã còn lại của huyện Đắk Mil: Hỗ trợ 35% chi phí vật liệu, máy thi công và
thiết bị nhưng mức hỗ trợ không quá 28 triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ chi phí để san phẳng đồng ruộng mức hỗ trợ
như sau:
- Đối với các huyện nghèo được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và các huyện, các xã khó khăn về nguồn nước tưới (Krông Nô, Cư Jút và
các xã: Đắk Gằn, Đắk Rla, Đắk Lao huyện Đắk Mil): Hỗ trợ 50% chi phí để san phẳng
đồng ruộng, mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/ha;
- Đối với thành phố Gia Nghĩa, các huyện còn lại và
các xã còn lại của huyện Đắk Mil: Hỗ trợ 35% chi phí để san phẳng đồng ruộng, mức
hỗ trợ không quá 07 triệu đồng/ha.
2. Tăng cường cơ sở vật chất
cho hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở
Hỗ trợ 100% theo đề cương và dự toán chi tiết được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, trong phạm vi dự toán được giao.
3. Hỗ trợ phát triển các mô hình xử lý nước thai
sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn
Hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện mô
hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi và không quá 50% kinh phí thực
hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại trong phạm vi dự toán được
cấp có thẩm quyền giao.
4. Chi phí tư vấn, giám sát và gắn mã vùng trồng
cho các cá nhân tổ chức; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của
xã, huyện, tỉnh
- Chi phí tư vấn, cấp, gắn mã số vùng trồng, cập nhật
lên phần mềm cấp, quản lý mã số vùng trồng trực tuyến trên hệ thống quốc gia
cho các cá nhân, tổ chức; hỗ trợ truy xuất nguồn gốc các sản phẩm chủ lực của
xã, huyện, tỉnh: Hỗ trợ 100% chi phí theo quy định tài chính hiện hành nhưng tối
đa không quá 10 triệu đồng/mà số (đối với cây lâu năm) và không quá 05 triệu đồng/mã
số (đối với cây hàng năm).
- Chi phí kiểm tra, giám sát: Hỗ trợ 100% chi phí
theo quy định tài chính hiện hành nhưng tối đa không quá 05 triệu đồng/mã số/năm.
5. Hỗ trợ các dự án liên kết, kế
hoạch liên kết chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp
Mức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản
5 Điều 21 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Mức hỗ trợ cụ thể thực hiện
một (01) dự án, kế hoạch liên kết tối đa không quá 03 tỷ đồng.
6. Hỗ trợ cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp hiện đại
Hỗ trợ tối đa không quá 50% tổng kinh phí hỗ trợ
cho 01 cơ sở, tổ chức, cá nhân theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt,
nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án.
7. Bảo tồn và phát huy các làng
nghề truyền thống ở nông thôn
a) Nội dung chi: Hỗ trợ bảo tồn các làng nghề truyền
thống có nguy cơ mai một, thất truyền theo điểm b, khoản 2, Điều 12 Thông tư số
05/2022/TT-BNNPTNT ngày 25/7/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng
dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ: Tối đa không quá 100 triệu đồng/làng
nghề/giai đoạn.
8. Hỗ trợ phát triển điểm du lịch
nông thôn và sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền
a) Nội dung chi: Thực hiện theo Quyết định số
922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát
triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Điều
16 Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Mức hỗ trợ: Tối đa không quá 70% tổng kinh phí,
nhưng không quá 200 triệu đồng/điểm du lịch nông thôn/giai đoạn và không quá 50
triệu đồng/sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng miền/giai đoạn.
9. Hỗ trợ xây dựng và triển khai mô hình thí điểm
phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững
Hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện mô
hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi và không quá 50% kinh phí thực
hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại trong phạm vi dự toán được
cấp có thẩm quyền giao.
10. Nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở
a) Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thể thao tại các thiết chế văn hóa, thể thao các cấp phù hợp
với tình hình hoạt động thực tế của địa phương:
Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và tối đa: Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh 1.000 triệu đồng/thiết chế; Trung
tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện 500 triệu đồng/thiết chế; Trung tâm Văn hóa -
Thể thao cấp xã 80 triệu đồng/thiết chế; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn 50 triệu
đồng/thiết chế. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới (bao gồm các thôn thuộc
xã đã đạt chuẩn nông thôn mới) đã được hỗ trợ thiết chế văn hóa thì không được
hỗ trợ theo Quy định này.
b) Hỗ trợ xây dựng tủ sách cho Thư viện cấp huyện;
tủ sách cho Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, Nhà văn hóa - Khu thể thao
thôn:
Mức hỗ trợ theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
và tối đa: Thư viện, tủ sách tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện 100 triệu
đồng/01 tủ sách; thư viện, tủ sách xã 50 triệu đồng/01 tủ sách; tủ sách thôn 30
triệu đồng/tủ sách.
c) Hỗ trợ kinh phí hoạt động đối với thiết chế văn
hóa, thể thao xã và hỗ trợ kinh phí tổ chức giai thể thao cấp xã, thôn:
Mức hỗ trợ tối đa: Trung tâm Văn hóa - Thể thao xã
40 triệu đồng/01 năm; Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn 20 triệu đồng/01 năm.
11. Hỗ trợ xây dựng và nhân rộng các mô hình thôn,
xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn
Hỗ trợ tối đa không quá 70% kinh phí thực hiện mô
hình được phê duyệt đối với các huyện miền núi và không quá 50% kinh phí thực
hiện mô hình được phê duyệt đối với các huyện còn lại trong phạm vi dự toán được
cấp có thẩm quyền giao.
12. Triển khai Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất
kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”; xây dựng
các Chi hội nông dân nghề nghiệp, Tổ hội nông dân nghề nghiệp theo nguyên tắc
“5 tự” và “5 cùng”
- Hỗ trợ 80% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa
bàn đặc biệt khó khăn, 70% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khó khăn
và 50% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khác được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
- Hỗ trợ 100% kinh phí cho nâng cao chất lượng, hiệu
quả hoạt động của các Chi, Tổ hội nghề nghiệp theo hướng dẫn của Trung ương Hội
Nông dân Việt Nam.
13. Hỗ trợ thành lập mô hình và duy trì sinh hoạt
mô hình Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp tại và nhân rộng mô hình theo nội dung được cấp
có thẩm quyền phê duyệt; mạng lưới cố vấn/tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp,
khởi sự kinh doanh và mới thành lập do phụ nữ làm chủ
Hỗ trợ 80% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa
bàn đặc biệt khó khăn, 70% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khó khăn
và 50% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khác được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
14. Vun đắp, gìn giữ giá trị tốt đẹp và phát triển
hệ giá trị gia đình Việt Nam; thực hiện Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
không, 3 sạch”
Hỗ trợ 80% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa
bàn đặc biệt khó khăn, 70% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khó khăn
và 50% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khác được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/mô hình.
15. Thí điểm và nhân rộng mô hình giám sát an ninh
hiện đại và giám sát của cộng đồng, huy động người dân tham gia giám sát cộng đồng
Hỗ trợ 80% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa
bàn đặc biệt khó khăn, 70% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khó khăn
và 50% tổng chi phí xây dựng mô hình trên địa bàn khác được cấp có thẩm quyền
phê duyệt, trong phạm vi dự toán được giao./.