ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 192/KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
Thực hiện Quyết định số 2261/QĐ-TTg
ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển
hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã và Chỉ thị số
12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường
công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.
Trong giai đoạn 2015 - 2018, Ủy ban
nhân dân Thành phố đã chỉ đạo các Sở, ngành Thành phố và UBND các quận, huyện,
thị xã triển khai thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập thể
- nòng cốt là hợp tác xã trên địa bàn Thành phố với nhiều lĩnh vực, cụ thể:
chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã; chính sách bồi dưỡng,
đào tạo cán bộ hợp tác xã; chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại; chính sách hỗ
trợ ứng dụng đổi mới công nghệ, khuyến nông, khuyến công; chính sách tín dụng,
thuế và tiếp cận vốn Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; chính sách hỗ trợ đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng; chính sách Bảo hiểm xã hội...
Để tiếp tục triển
khai và đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tập
thể, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã trên địa bàn Thành phố, giai đoạn
2019 - 2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
a. Thực hiện thắng lợi các mục tiêu của
Chương trình hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt và các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của
Thành phố, cụ thể:
- Mục tiêu chung: Khuyến khích, tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển hợp tác xã mới, tác động trực tiếp vào sản xuất,
kinh doanh của kinh tế thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm
năng, lợi thế của hợp tác xã, nâng cao hơn nữa vai trò của hợp tác xã đối với sự
phát triển, bảo đảm an sinh xã hội của đất nước; tăng cường năng lực cạnh tranh
của kinh tế hộ gia đình đặc biệt là kinh tế hộ nông dân và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh quy mô vừa và nhỏ trong điều kiện cơ chế thị trường và hội nhập kinh
tế quốc tế; góp phần ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
- Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2020:
+ Có 80 đến 90% số hợp tác xã đang hoạt
động trên địa bàn Thành phố thuộc diện tốt, khá; không còn hợp tác xã yếu kém;
80% cán bộ quản lý hợp tác xã được đào tạo, trong đó 60% đạt trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cao đẳng trở lên.
+ Mở rộng hình thức liên hiệp hợp tác
xã quy mô vùng, chuyên ngành nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích thành
lập hợp tác xã quy mô lớn thông qua hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã.
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp
tác xã thông qua tăng cường năng lực tổ chức, điều hành, hoạt động, kinh doanh
cho các hợp tác xã; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; xúc tiến
thương mại; đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất; chế biến sản phẩm.
b. Tăng cường phổ biến, tuyên truyền
pháp luật về hợp tác xã; thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ
cho các hợp tác xã phát triển, hoạt động có hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng, phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội của Thành phố.
2. Yêu cầu
- Việc xây dựng, ban hành và tổ chức
thực hiện Kế hoạch phải bám sát mục tiêu, chính sách tại Quyết định số
2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát
triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020; Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/7/2015 của
Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh triển khai thi hành Luật Hợp tác xã và Chỉ
thị số 12/CT-TTg ngày 22/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng
cường công tác triển khai thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.
- Nội dung hỗ trợ phải thiết thực, gắn
với thực tiễn hoạt động của các hợp tác xã và phù hợp với từng địa bàn quận,
huyện, thị xã; mức hỗ trợ đảm bảo theo quy định tại Thông tư số 340/2016/TT-BTC
ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính.
- Phân công rõ nhiệm vụ các Sở, ngành
Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan trong việc chủ
trì, phối hợp thực hiện, đảm bảo tính hiệu quả, phát huy được vai trò và trách
nhiệm của các cấp, ngành trong quá trình thực hiện.
II. NỘI DUNG
1. Hỗ trợ bồi dưỡng
nguồn nhân lực
a. Thành phố tổ chức các lớp bồi dưỡng
nâng cao năng lực đối với cán bộ quản lý và thành viên hợp tác xã, đảm bảo phù
hợp với vị trí công tác và nhu cầu của hợp tác xã. Việc bồi dưỡng đảm bảo không
chồng chéo giữa các đơn vị, nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với từng đối tượng,
thời gian bồi dưỡng phù hợp, linh hoạt, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các hợp
tác xã.
- Đơn vị thực hiện:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì thực hiện công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với các hợp tác xã
nông nghiệp theo nội dung đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số
8450/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 về Đề án đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong
hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.
+ Liên minh Hợp tác xã Thành phố chủ
trì thực hiện công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với các hợp tác xã trên địa
bàn, đảm bảo không trùng lặp về đối tượng, nội dung do Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thực hiện.
b. Hỗ trợ thí điểm mô hình đưa cán bộ
trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng làm việc ở hợp tác xã có thời hạn để tạo nguồn
lãnh đạo quản lý, hỗ trợ quản trị, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản
xuất kinh doanh phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính của hợp tác xã. Việc hỗ trợ
trên cơ sở nhu cầu và đề nghị hỗ trợ của hợp tác xã.
- Đơn vị thực hiện:
+ Liên minh Hợp tác xã Thành phố chủ
trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị
liên quan thực hiện đối với các hợp tác xã trên địa bàn Thành phố.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các
đơn vị liên quan thực hiện đối với các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn
Thành phố theo quy định tại Quyết định số 1231/QĐ-BNN-KTHT ngày 09/4/2018 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch triển khai thí điểm mô
hình đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở hợp
tác xã nông nghiệp.
2. Chương trình
xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- Thành phố khuyến khích, tạo điều kiện
cho các hợp tác xã tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại của Thành phố nhằm
nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác
kinh doanh. Hợp tác xã được hưởng các chính sách hỗ trợ theo chương trình xúc
tiến thương mại của Thành phố.
- Đơn vị thực hiện:
+ Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại,
Du lịch chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Thành phố và các sở, ngành,
đơn vị liên quan thực hiện theo các chương trình xúc tiến thương mại của Thành
phố.
+ Liên minh Hợp tác xã Thành phố chủ
trì thực hiện theo các chương trình xúc tiến thương mại do Liên minh Hợp tác xã
Việt Nam tổ chức trên địa bàn Thành phố hoặc các địa phương khác.
3. Hỗ trợ ứng dụng
khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
- Thành phố hỗ trợ xây dựng các mô
hình hợp tác xã nông nghiệp (hợp tác xã trồng hoa, quả áp dụng công nghệ cao; hợp
tác xã sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau an toàn; hợp tác xã chăn nuôi, thủy sản)
theo các nội dung đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số
8450/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 về đề án đổi mới, phát triển kinh tế hợp tác trong
hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Thành phố và
các sở, ngành, đơn vị liên quan.
4. Thành lập mới,
tổ chức lại hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
a. Hỗ trợ thành lập mới hợp tác xã
cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập hợp tác xã hoặc tham gia hợp tác
xã thông qua các hoạt động tập huấn, cung cấp thông tin, tư vấn về quy định của
pháp luật về hợp tác xã cho các sáng lập viên trước khi thành lập; tư vấn xây dựng
điều lệ, phương án sản xuất kinh doanh, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục
thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động hợp tác xã.
- Đơn vị thực hiện: Liên minh Hợp tác
xã Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các sở, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan.
b. Hỗ trợ thực hiện các thủ tục tổ chức
lại hoạt động của hợp tác xã đối với các trường hợp đăng ký thay đổi theo quy định
của Luật Hợp tác xã hoặc do tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hợp tác
xã.
- Đơn vị thực hiện: Liên minh Hợp tác
xã Thành phố chủ trì, phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và
các sở, ngành Thành phố, các đơn vị liên quan.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Ngoài những nhiệm vụ đã phân công các
đơn vị chủ trì thực hiện tại Mục II, UBND Thành phố giao các đơn vị có liên
quan tổ chức thực hiện những nhiệm vụ sau:
1. Liên minh Hợp tác xã Thành phố
- Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch;
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch này tổ
chức triển khai đạt kết quả. Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và UBND các quận,
huyện, thị xã đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch định kỳ 6 tháng, hàng năm, tổng
hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện
bồi dưỡng nguồn nhân lực, hỗ trợ thành lập mới, tổ chức lại hoạt động của hợp
tác xã theo quy định.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch theo nội dung được phân công gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố; quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn
kinh phí theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
- Chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện
bồi dưỡng nguồn nhân lực đối với các hợp tác xã nông nghiệp; hỗ trợ ứng dụng
khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới theo quy định.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện Kế
hoạch theo nội dung được phân công gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND
Thành phố; quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị
liên quan hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong quá trình triển khai thực
hiện Kế hoạch; tổng hợp, nghiên cứu
và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện,
báo cáo UBND Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Liên minh Hợp
tác xã Thành phố, các sở, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND
Thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã
giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn Thành phố gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
4. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành
Thành phố và các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố cân đối, bố trí vốn sự
nghiệp ngân sách Thành phố để thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác
xã hàng năm theo nội dung Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử
dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.
5. Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
thị xã
- Chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp xã, hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện
Kế hoạch đảm bảo đúng quy định.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và các nội dung liên quan về chính sách
hỗ trợ phát triển hợp tác xã đến cộng đồng dân cư, đặc biệt là đến các hợp tác
xã và cá nhân tham gia thành lập hợp tác xã để nắm rõ chủ trương, chính sách của
Nhà nước và Thành phố để triển khai thực hiện đạt hiệu quả.
Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu
Giám đốc các sở, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị
xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá
trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền, các đơn vị chủ động tham mưu,
đề xuất UBND Thành phố giải pháp tháo gỡ, đảm bảo kịp thời, đạt kết quả./.
Nơi nhận:
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Thành viên Ban Chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể Thành phố;
- Các sở, ngành Thành phố;
- UBND quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CVP, các PCVP; TH, TKBT, KT;
- Lưu: VT, KT(Dự).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Doãn Toản
|