Chào chị, Ban Biên tập xin giải đáp thắc mắc của chị như sau:
Hội đồng thẩm phán TANDTC vừa ban hành Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Nghị quyết 02 hướng dẫn cách xác định “thiệt hại thực tế” và nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Thiệt hại thực tế” là thiệt hại đã xảy ra theo hướng dẫn tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02, được tính thành tiền tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Theo đó, bao gồm các thiệt hại:
+ Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bị xâm phạm, bao gồm:
+ Tổn thất về tài sản mà không khắc phục được;
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp khác bị xâm phạm.
Thiệt hại phát sinh sau thời điểm giải quyết bồi thường lần đầu được xác định tại thời điểm giải quyết bồi thường lần tiếp theo nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.
Ví dụ:
A gây thương tích cho B mà B phải điều trị dài ngày. Tại thời điểm Tòa án giải quyết bồi thường thì tổng thiệt hại thực tế là X đồng, bao gồm: chi phí điều trị, mức thu nhập bị mất hoặc giảm sút; chi phí cho người chăm sóc, tổn thất tinh thần. Sau đó, B vẫn phải tiếp tục điều trị thì các chi phí phát sinh sau thời điểm Tòa án giải quyết sẽ được giải quyết trong vụ án khác nếu có yêu cầu của người bị thiệt hại.
Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP hướng dẫn nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- “Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ” là tất cả các thiệt hại thực tế xảy ra đều phải được bồi thường.
- “Thiệt hại phải được bồi thường kịp thời” là thiệt hại phải được bồi thường nhanh chóng nhằm ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án có thê áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự để giải quỵêt yêu câu cap bách của người bị thiệt hại (như buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng...).
- Để đảm bảo việc bồi thường thiệt hại toàn bộ và kịp thời, việc giải quyết vấn đề bồi thường trong vụ án hình sự, vụ án hành chính phải được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính.
Trường hợp vụ án hình sự, vụ án hành chính có nội dung giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại nhưng chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính thì vấn đề bồi thường có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
- Người yêu cầu bồi thường thiệt hại phải nêu rõ từng khoản thiệt hại thực tể đã xảy ra, mức yêu cầu bồi thường và các tài liệu, chứng cứ chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường thiệt hại không thể tự mình thu thập được tài liệu, chứng cứ thì có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
- Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tể của người chịu trách nhiệm bồi thường là trường hợp có căn cứ chứng minh rằng nếu Tòa án tuyên buộc bồi thường toàn bộ thiệt hại thì không có điều kiện thi hành án.
Ví dụ: Một người vô ý làm cháy nhà người khác gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng. Người gây thiệt hại có tổng tài sản là 100.000.000 đồng, thu nhập trung bình hàng tháng là 2.000.000 đông. Mức thiệt hại này là quá lớn so với khả năng kinh tế cùa người gây thiệt hại.
- Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế - xã hội; sự biến động về giá cả; sự thay đổi vê tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại; sự thay đổi về khả năng kinh tế của người có trách nhiệm bồi thường mà mức bồi thường không còn phù hợp với sự thay đổi đó.
Bên bị thiệt hại hoặc bên gâỵ thiệt hại yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại phải có đon yêu câu thay đôi mức bôi thường thiệt hại. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ làm căn cứ cho việc yêu cầu thay đổi mức bồi thường thiệt hại.
- Bên bị thiệt hại có một phần lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì không được bồi thường thiệt hại tương ứng với phần lồi đó.
Ví dụ:
A yà B cùng lái ô tô tham gia giao thông, xảy ra tai nạn do đâm va vào nhau dẫn đến A bị thiệt hại 100.000.000 đồng. Cơ quan có thẩm quyền xác định A và B cùng có lỗi với mức độ lỗi của mồi người la 50%. Trường hợp này, B phải bồi thường 50.000.000 đồng cho A (50% thiệt hại).
- “Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý đê ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình” là trường hợp bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm biết, nhìn thấy trước việc nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn thì thiệt hại sẽ xảy ra và có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã để mặc thiệt hại xảy ra thì bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường thiệt hại.
Ví dụ:
Nhà của A bị cháy, B đồ xe ô tô gần nhà A, B biết được nếu không di dời thì khả năng đám cháy sẽ lan sang làm cháy ô tô của B và B có điều kiện để di dời nhưng B đà bỏ mặc dẫn đến xe ô tô bị cháy. Trường hợp này, B không được bồi thường thiệt hại.
Lưu ý:
- Đối với những trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng phát sinh trước ngày 01/01/2017 thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, các văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP để giải quyết, trừ hướng dẫn về thời hiệu tại Điều 5 Nghị quyết 02.
- Đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trước ngày 01/01/2023 thì không áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết 02 đê kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, trừ trường hợp việc kháng nghị bản án, quyết định có căn cứ khác.
Nghị quyết 02/2022/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/01/2023 và thay thế Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.
Trân trọng!