Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Số hiệu: 03/2013/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 11/01/2013 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/2013/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 11 tháng 01 năm 2013

THÔNG TƯ

VỀ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật;

Căn cứ Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật bao gồm: đăng ký; sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; xuất khẩu, nhập khẩu; buôn bán; bảo quản, vận chuyển; sử dụng; tiêu hủy; nhãn; bao bì, bao gói; hội thảo, quảng cáo; khảo nghiệm, kiểm định chất lượng, dư lượng; chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Điều 3. Phí và lệ phí

Tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến thuốc bảo vệ thực vật phải trả phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương II

ĐĂNG KÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng; khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; xử lý hạt giống phải được đăng ký tại Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật được trực tiếp đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật do mình sản xuất ra.

3. Tổ chức, cá nhân là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật nếu không trực tiếp đứng tên đăng ký thì được ủy quyền 01 lần cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động tại Việt Nam) đứng tên đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật do mình sản xuất ra.

4. Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký chỉ được nhận ủy quyền duy nhất của 01 nhà sản xuất cho 01 hoạt chất (không được nhận thêm bất kỳ ủy quyền của nhà sản xuất khác cho hoạt chất đã được ủy quyền) để đăng ký 01 tên thương phẩm.

5. Mỗi tổ chức, cá nhân là nhà sản xuất ra hoạt chất hay thuốc kỹ thuật chỉ được phép đăng ký hoặc ủy quyền đăng ký 01 tên thương phẩm cho 01 hoạt chất hay thuốc kỹ thuật để phòng, trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng. Nếu các hoạt chất hay thuốc kỹ thuật này dùng để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu, xử lý nông sản sau thu hoạch; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều; xử lý hạt giống thì phải đăng ký thêm 01 tên thương phẩm khác.

6. Tổ chức, cá nhân đứng tên đăng ký được thay đổi nhà sản xuất, chuyển nhượng tên thương phẩm và đổi tên thương phẩm.

Tổ chức, cá nhân chỉ được phép nhận chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa đứng tên đăng ký.

Sau khi chuyển nhượng, đơn vị đã đứng tên đăng ký và đơn vị được chuyển nhượng quyền đứng tên đăng ký không được sử dụng hoạt chất cùng loại để đứng tên đăng ký tên thương phẩm khác.

Thuốc bảo vệ thực vật sau khi đăng ký chỉ được đổi tên thương phẩm nếu có kết luận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa. Tên thương phẩm cũ bị hủy bỏ và không được sử dụng lại.

Việc thay đổi nhà sản xuất, chuyển nhượng tên thương phẩm và đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật phải làm các thủ tục pháp lý liên quan được quy định tại Điều 11, Điều 12 và Điều 13 của Thông tư này.

7. Tổ chức, cá nhân chỉ được nộp hồ sơ đăng ký bổ sung tên thương phẩm của thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là hoạt chất mới đã được tổ chức, cá nhân khác (đăng ký hoạt chất mới này đầu tiên tại Việt Nam) đứng tên đăng ký chính thức năm (05) năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 5. Các loại thuốc bảo vệ thực vật được phép đăng ký ở Việt Nam

1. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

2. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đã có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng mang tên thương phẩm khác.

3. Thuốc bảo vệ thực vật có tên thương phẩm trong Danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới.

4. Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất có tên trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam để khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều.

Điều 6. Các loại thuốc bảo vệ thực vật không được phép đăng ký ở Việt Nam

1. Thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam; thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam để trừ dịch hại trên đồng ruộng.

2. Thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là đơn chất hoặc hỗn hợp sáng chế ở nước ngoài nhưng chưa được đăng ký sử dụng ở nước ngoài.

3. Thuốc bảo vệ thực vật có tên thương phẩm trùng với tên hoạt chất hoặc tên thương phẩm của thuốc đã đăng ký.

4. Thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất là hỗn hợp các hoạt chất của cùng một tổ chức, cá nhân khi đăng ký bổ sung thay đổi tỷ lệ thành phần hoạt chất mà tổng hàm lượng hoạt chất không đổi so với thuốc đã được đăng ký.

5. Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm I hoặc thuốc thành phẩm có độ độc cấp tính nhóm II nhưng có hoạt chất thuộc nhóm độc I, theo phân loại của WHO; trừ các thuốc chuyên dùng trong khử trùng kho tàng, bến bãi; thuốc bảo quản lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; thuốc trừ mối hại các công trình xây dựng, đê điều; thuốc trừ chuột.

6. Hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật có trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam; hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hoặc Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cấm sử dụng ở Việt Nam.

7. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học có độ độc cấp tính của hoạt chất thuộc nhóm I, II, theo phân loại của WHO; có hoạt chất thuộc nhóm chlor hữu cơ; có thời gian cách ly ở Việt Nam trên 07 (bảy) ngày thì không được đăng ký phòng trừ dịch hại, điều hoà sinh trưởng cho cây ăn quả, cây chè và cây rau hoặc để bảo quản nông sản sau thu hoạch.

8. Thuốc chứa hoạt chất methyl bromide.

Điều 7. Đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

1. Đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

a) Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký sử dụng tại Việt Nam đều phải đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

b) Các thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học trên diện hẹp và diện rộng.

c) Các thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm; các thuốc bảo vệ thực vật đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất phải khảo nghiệm hiệu lực sinh học trên diện rộng.

d) Thuốc bảo vệ thực vật hóa học lần đầu đăng ký sử dụng trên cây ăn quả, cây chè, cây rau phải tiến hành khảo nghiệm xác định thời gian cách ly ở Việt Nam (trừ thuốc trừ cỏ dùng cho cây ăn quả).

2. Đăng ký chính thức

Các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký chính thức vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam hoặc hỗn hợp các hoạt chất đã có trong Danh mục thành sản phẩm mới do tổ chức, cá nhân sáng chế ở nước ngoài và đã được đăng ký sử dụng ở nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất lần đầu tiên đăng ký tại Việt Nam hoặc hỗn hợp các hoạt chất đã có trong Danh mục thành sản phẩm mới do tổ chức, cá nhân sáng chế trong nước và được Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật.

3. Đăng ký bổ sung

Các loại thuốc bảo vệ thực vật đăng ký bổ sung vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam gồm:

a) Đặt tên thương phẩm khác với thuốc bảo vệ thực vật có cùng loại hoạt chất trong Danh mục;

b) Bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng các hoạt chất của thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục.

4. Gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

a) Gia hạn đăng ký được áp dụng cho các loại thuốc có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam (đối với thuốc khử trùng kho tàng, bến bãi; bảo quản nông lâm sản không dùng làm thực phẩm và dược liệu; trừ mối hại công trình xây dựng, đê điều) khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn.

b) Thời gian nộp hồ sơ gia hạn đăng ký 03 (ba) tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn.

c)  Các loại thuốc bảo vệ thực vật không làm thủ tục gia hạn đăng ký theo quy định sẽ bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

Điều 8. Trình tự, thủ tục đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

1. Nộp hồ sơ

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật.

b) Số lượng hồ sơ: 02 (hai) bản gồm 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy) và 01 (một) bản mềm định dạng PDF.

c) Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận hồ sơ, nếu không đầy đủ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

2. Hồ sơ

a) Đối với đăng ký chính thức, đăng ký bổ sung đặt tên thương phẩm.

Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật xin đăng ký (Đối với trường hợp nhà sản xuất uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác);

Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;

Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy đăng ký sử dụng thuốc tại nước ngoài đối với các thuốc đăng ký chính thức được sáng chế ở nước ngoài hoặc Quyết định của Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật đối với các thuốc đăng ký chính thức được sáng chế ở trong nước;

Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;

Bản sao chứng thực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp hoặc giấy ủy nhiệm, giấy chuyển nhượng quyền sử dụng các văn bằng bảo hộ quyền sở hữu các sản phẩm ở Việt Nam của chủ sở hữu các sản phẩm đó (nếu có).

b) Đối với đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng, cách sử dụng

Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;

Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.

c) Đối với đăng ký bổ sung dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất

Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;

Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;

Tài liệu kỹ thuật thành phẩm chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại mục II, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Đăng ký thử nghiệm (đối với các hoạt chất mới chưa có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam)

Đơn đề nghị đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

Phiếu an toàn hóa chất (material safety data sheet).

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định (Đối với các trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều này thì thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc):

a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

c) Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 9. Trình tự, thủ tục đăng ký chính thức và bổ sung thuốc bảo vệ thực vật

1. Nộp hồ sơ

a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp;

c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;

d) Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly theo mẫu quy định tại Phụ lục XVIIXVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư này thì làm thủ tục theo quy định tại Điểm b, c, d, đ, Khoản 3, Điều này.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX, Chương XII và các quy định khác của Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

b) Cục Bảo vệ thực vật tổ chức họp Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật để đánh giá và xét duyệt các thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký chính thức và đăng ký bổ sung một năm 03 (ba) lần.

c) Ngay sau khi có kết quả họp Hội đồng tư vấn, trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản kết luận của Hội đồng tư vấn về:

Thuốc bảo vệ thực vật xin đăng ký được chấp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này và thuốc đó được phép lưu hành.

Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký được chấp nhận nhưng cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Thuốc bảo vệ thực vật đề nghị đăng ký không được chấp nhận và nêu rõ lý do.

d) Cục Bảo vệ thực vật lập hồ sơ các loại thuốc được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị công nhận trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam.

Điều 10. Trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

1. Nộp hồ sơ

a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;

c) Nhãn thuốc lưu hành hoặc mẫu nhãn thuốc nếu có thay đổi các nội dung quy định tại Chương IX của Thông tư này.

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:

a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được quy định tại Chương IX và các quy định khác của Thông tư này thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được quy định tại Chương IX và các quy định khác của Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

c) Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 11. Trình tự, thủ tục thay đổi nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

1. Nộp hồ sơ

Thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị thay đổi nhà sản xuất theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật (Đối với trường hợp nhà sản xuất uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác);

c) Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy xác nhận là nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật do cơ quan quản lý có thẩm quyền của nước sở tại cấp;

d) Tài liệu kỹ thuật chi tiết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh, được sao, dịch từ bản gốc, có dấu xác nhận của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;

e) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

a) Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII, XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới giữ nguyên thời hạn của các giấy đã cấp.

b) Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

c) Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 12. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

1. Nộp hồ sơ

a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị chuyển nhượng tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính hoặc bản sao chứng thực hợp đồng chuyển nhượng hoặc thoả thuận chuyển nhượng sản phẩm;

c) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;

d) Bản chính Giấy ủy quyền của nhà sản xuất ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng;

đ) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này.

3. Thẩm định và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật:

a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định.

Nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư này thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng vằn bản và nêu rõ lý do.

b) Đối với tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật đã có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam: nếu hồ sơ hợp lệ, đáp ứng được các quy định trong Thông tư này thì Cục Bảo vệ thực vật trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi cơ quan đăng ký trình, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục hoặc Thông tư sửa đổi, bổ sung Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày Thông tư ký ban hành, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật mới giữ nguyên thời hạn của các giấy đã cấp.

Điều 13. Trình tự, thủ tục thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật.

1. Nộp hồ sơ

a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy), 01 (một) bản mềm định dạng word hoặc excel đối với mẫu nhãn.

2 . Hồ sơ

a) Đơn đề nghị thay đổi tên thương phẩm theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp;

c) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này;

d) Bản chính hoặc bản sao chứng thực văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa đối với thuốc bảo vệ thực vật đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

Thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 12 của Thông tư này.

Điều 14. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật

1. Các trường hợp cấp lại

a) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất, thất lạc;

b) Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng;

c) Khi phát hiện có sai sót hoặc thay đổi các thông tin trên Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

d) Đổi tên tổ chức, cá nhân đăng ký;

đ) Đổi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật hóa học đã có trong Danh mục để đăng ký bổ sung phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất;

e) Gộp Giấy chứng nhận đăng ký theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân đăng ký.

2. Nộp hồ sơ

a) Thực hiện theo quy định tại Điểm a, c, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư này.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (một) bản cứng (hồ sơ giấy).

3. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (đối với các trường hợp quy định tại Điểm b, c, d, đ, e, Khoản 1, Điều này);

c) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới (đối với trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều này);

d) Mẫu nhãn thuốc quy định tại Chương IX của Thông tư này (đối với trường hợp quy định tại Điểm c, d, Khoản 1, Điều này).

3. Thẩm định hồ sơ và cấp lại

a) Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định:

Nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII, XIV ban hành kèm theo Thông tư này.

Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

b) Đối với trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều này thì thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 12.

c) Thời hạn có hiệu lực của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại giữ nguyên thời hạn của các giấy đã cấp. Đối với các trường hợp quy định tại Điểm e, Khoản 1, Điều này thì thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật cấp lại là thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ngắn nhất mà đã được cấp.

Điều 15. Thu hồi Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật đã cấp

Các trường hợp phải thu hồi:

1. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;

2. Sử dụng giấy tờ giả, thông tin cung cấp không trung thực trong hồ sơ đăng ký;

3. Có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi.

Điều 16. Chất chuẩn

1. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật hóa học (đăng ký chính thức, đặt tên thương phẩm) phải nộp 02 (hai) gam (g) chất chuẩn cho mỗi hoạt chất của thuốc đăng ký cho cơ quan đăng ký khi nhận Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

2. Chất chuẩn phải có giấy chứng nhận phân tích của phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO hoặc tương đương và có thời hạn sử dụng từ 02 (hai) năm trở lên.

Điều 17. Cơ quan đăng ký và trách nhiệm của cơ quan đăng ký

1. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

2. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký:

a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và chất chuẩn;

b) Thẩm định, lưu giữ và bảo mật hồ sơ;

c) Trả lời kết quả thẩm định, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật, Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

d) Tổ chức các kỳ họp Hội đồng tư vấn để xét duyệt các thuốc xin đăng ký chính thức, lấy ý kiến của các thành viên Hội đồng tư vấn về các loại thuốc đăng ký bổ sung và lập hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam sau khi đã được Hội đồng tư vấn xem xét và đề nghị công nhận;

e) Thu phí, lệ phí cấp và cấp lại Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo quy định hiện hành.

Điều 18. Thời hạn hiệu lực của các loại Giấy chứng nhận, Giấy phép

1. Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực trong thời gian 05 (năm) năm.

03 (ba) tháng trước khi Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn, tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký trong trường hợp có nhu cầu gia hạn cho Cục Bảo vệ thực vật. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này.

2. Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật có hiệu lực trong thời gian 05 (năm) năm.

Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật không được gia hạn. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chưa thực hiện khảo nghiệm mà thời hạn của giấy phép khảo nghiệm đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký cấp Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.

Điều 19. Thời gian lưu trữ hồ sơ

1. Thời gian lưu trữ hồ sơ: 05 (năm) năm đối với bản cứng, 10 (mười) năm đối với các bản mềm.

2. Khi hết thời gian lưu trữ, hồ sơ được tiêu hủy theo quy định hiện hành.

Chương III

SẢN XUẤT, GIA CÔNG, SANG CHAI, ĐÓNG GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 20. Nguyên tắc chung

1. Chỉ được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam và các loại thuốc đã được phép nhập khẩu để gia công, sang chai, đóng gói nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài.

2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện được quy định tại Điều 7 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện và Điều 12 của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất.

3. Người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.

Điều 21. Đăng ký sản xuất, gia công, sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động này có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật ở địa phương cấp.

2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 8 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002.

Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Cơ sở sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phép hoạt động kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật

1. Sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc phải theo đúng quy trình sản xuất, quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký.

2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu hoạt động sản xuất, gia công, sang chai và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của mình gây ảnh hưởng xấu tới người, vật nuôi và môi trường.

3. Chịu trách nhiệm về chất lượng và các quy định pháp luật khác đối với các loại thuốc do cơ sở sản xuất, thuốc trong thời hạn sử dụng lưu thông trên thị trường.

4. Báo cáo định kỳ bằng văn bản cho Cục Bảo vệ thực vật và Chi cục Bảo vệ thực vật trên địa bàn về tình hình sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật vào quý IV hàng năm.

5. Thông báo bằng văn bản cho Cục Bảo vệ thực vật khi thay đổi địa điểm nhà máy, xưởng; công suất sản xuất, hình thức hoạt động, chủng loại thuốc được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; việc không tiếp tục sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói.

Điều 23. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật

1. Tiếp nhận các báo cáo về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói; các thông báo về việc không tiếp tục hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân và tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng năm; thanh tra, kiểm tra đột xuất các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi có yêu cầu.

Chương IV

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 24. Nguyên tắc chung

1. Các tổ chức, cá nhân có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp được phép xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

2. Chỉ được nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, khi nhập khẩu không phải xin phép, chỉ làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

3. Đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật được ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu thì đơn vị nhận ủy quyền xuất khẩu, nhập khẩu phải xuất trình thư ủy quyền (ủy quyền của nhà sản xuất cho đơn vị xuất khẩu; ủy quyền của đơn vị đăng ký cho đơn vị nhập khẩu) tại cơ quan Hải quan.

4. Nhập khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong các trường hợp sau đây phải được Cục Bảo vệ thực vật cấp phép:

a) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam;

b) Thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam: thuốc sử dụng cho nghiên cứu khoa học, khảo nghiệm; sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; để gia công, sang chai, đóng gói và tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài; thuốc làm hàng mẫu, hàng phục vụ triển lãm, hội chợ và thuốc sử dụng trong các trường hợp đặc thù khác;

c) Chất chuẩn thuốc bảo vệ thực vật ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam để phục vụ cho công tác kiểm tra, nghiên cứu.

5. Thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam được nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm phải có hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc và nhà sản xuất đúng với Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

b) Nguyên liệu hoặc thuốc kỹ thuật phải có hàm lượng hoạt chất tối thiểu bằng hàm lượng hoạt chất của nguyên liệu hoặc thuốc kỹ thuật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng tại Việt Nam và phải nhập khẩu từ các nhà sản xuất có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

6. Không được nhập khẩu các loại hoạt chất hoặc thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật trong Phụ lục III của Công ước Rotterdam.

7. Mẫu Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 25. Cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Điều 26. Chế độ báo cáo

Cuối quý IV hàng năm, các tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật phải báo cáo thống kê bằng văn bản về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho Cục Bảo vệ thực vật.

Điều 27. Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide

1. Điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu methyl bromide.

a) Chỉ được nhập khẩu, xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide từ hoặc tới các nước tham gia Nghị định thư Montreal.

b) Đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật khối lượng methyl bromide nhập khẩu để sử dụng cho các mục đích sử dụng khác nhau: kiểm dịch thực vật; khử trùng xuất khẩu (QPS) và các mục đích khác (non-QPS) của năm tiếp theo trước ngày 15 tháng 12 của năm trước.

c) Cục Bảo vệ thực vật phân bổ lượng methyl bromide nhập khẩu trong năm trước ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo căn cứ vào đăng ký, quy mô hoạt động của các tổ chức hành nghề xông hơi khử trùng và lộ trình loại trừ dần methyl bromide mà Việt Nam đã ký kết với quốc tế.

d) Giấy phép nhập khẩu methyl bromide quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn hiệu lực của giấy phép nhập khẩu là ngày 31 tháng 12 của năm cấp phép và không được phép gia hạn trong bất cứ trường hợp nào.

đ) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành hàng thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật tư nông nghiệp được phép xuất nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép nhập khẩu methyl bromide thực hiện theo quy định tại Thông tư số 88/2011/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

3. Trách nhiệm của tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật có chứa hoạt chất methyl bromide

a) Chỉ được phép sử dụng methyl bromide theo đúng đăng ký với Cục Bảo vệ thực vật và phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng methyl bromide;

b) Chỉ được bán các thuốc chứa hoạt chất methyl bromide cho các tổ chức có đủ điều kiện hành nghề xông hơi khử trùng theo quy định của pháp luật;

c) Hàng năm phải báo cáo Cục Bảo vệ thực vật tình hình hoạt động xông hơi khử trùng theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 quy định quản lý nhà nước về hoạt động xông hơi khử trùng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật ban hành kèm theo Quyết định số 89/2007/QĐ-BNN ngày 01 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và việc buôn bán methyl bromide theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Thời hạn nộp báo cáo 06 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 và báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau.

4. Các tổ chức không được nhập khẩu methyl bromide nếu vi phạm một trong các trường hợp sau:

a) Không tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định hoặc báo cáo không trung thực về tình hình nhập khẩu, sử dụng, mua bán methyl bromide.

b) Sử dụng methyl bromide sai mục đích đã đăng ký hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng khử trùng xuất khẩu trong kiểm dịch thực vật (QPS) sang các mục đích khác (non-QPS).

c) Nhập khẩu bổ sung cho các hoạt động ngoài mục đích kiểm dịch và khử trùng xuất khẩu (non-QPS).

Chương V

BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 28. Nguyên tắc chung

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện được quy định tại Điều 16 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và Điều 7 của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

2. Chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

3. Chỉ được buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật dạng thành phẩm còn hạn sử dụng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, có nhãn hàng hóa theo đúng quy định tại Chương IX của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật về nhãn hàng hóa.

4. Người trực tiếp buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và người quản lý cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.

5. Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài, đăng ký, phân phối thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam phải chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật lưu thông trên thị trường.

Điều 29. Đăng ký buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

1. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh đối với hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật có chứng chỉ hành nghề do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.

2. Người đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 17 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và Điều 3 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về nông nghiệp.

3. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật chỉ được phép hoạt động kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật theo quy định của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

4. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 30. Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Địa điểm buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền cấp xã; phải xa trường học, bệnh viện, chợ và nguồn nước; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường; không bị ngập nước trong mọi tình huống; có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ và đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 2, Điều 19 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ.

Chương VI

VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN THUỐC, NGUYÊN LIỆU THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 31. Nguyên tắc chung

1. Việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo những quy định của Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 9 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ quy định danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và các quy định của pháp luật có liên quan.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 104/2009/NĐ-CP ngày 9/1/2009 của Chính phủ phải được cấp phép vận chuyển.

2. Việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng lịch trình ghi trong hợp đồng hoặc giấy tờ khác có liên quan về vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật giữa chủ phương tiện và chủ sở hữu hàng hóa.

3. Việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường. Không được dừng xe nơi đông người, gần trường học, bệnh viện, chợ, nguồn nước sinh hoạt.

4. Các loại thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật chỉ được vận chuyển khi đã được đóng gói, dán nhãn và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 33 của Thông tư này.

5. Các thuốc bảo vệ thực vật có khả năng phản ứng với nhau không được chở chung trên cùng một phương tiện.

6. Không được vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trên cùng phương tiện chở khách, vật nuôi, lương thực, thực phẩm, các chất dễ gây cháy, nổ và các hàng hóa khác, trừ phân bón.

Điều 32. Vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

1. Người vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

a) Người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng phải hiểu rõ tính chất nguy hiểm của thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật như: độc hại, dễ cháy, dễ nổ, ăn mòn và phải biết xử lý sơ bộ khi sự cố xảy ra trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật và thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm.

b) Người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài các chứng chỉ về điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước còn phải có Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

c) Người áp tải hàng hóa là thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bao bì, thùng chứa hoặc container chứa thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình vận chuyển

a) Phải được làm bằng các vật liệu dai, bền, ít thấm nước;

b) Phải dán biểu trưng nguy hiểm với hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch. Kích thước của biểu trưng hàng nguy hiểm dán trên mỗi thùng đựng thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là 100 mi-li-mét (mm) x 100 mi-li-mét (mm) và dán trên container là 250 mi-li-mét (mm) x 250 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Phải có báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật, màu vàng cam, ở giữa ghi Mã số Liên hợp quốc (UN), kích thước báo hiệu nguy hiểm là 300 mi-li-mét (mm) x 500 mi-li-mét (mm) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, vị trí ở phía dưới biểu trưng nguy hiểm. Đối với bao bì và thùng chứa thuốc thì báo hiệu nguy hiểm có kích thước nhỏ hơn phù hợp với tỷ lệ với bao bì và thùng chứa nhưng phải đảo bảo nhìn rõ báo hiệu nguy hiểm.

3. Phương tiện vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

a) Các phương tiện vận tải thông thường được các cơ quan có thẩm quyền cho phép lưu hành để vận chuyển hàng hóa thì được chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

b) Phương tiện chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:

Có dụng cụ, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật khi vận chuyển;

Có mui, bạt che phủ kín, chắc chắn toàn bộ khoang chở hàng đảm bảo không thấm nước trong quá trình vận chuyển;

Không dùng xe rơ móc để chuyên chở thuốc bảo vệ thực vật.

c) Phương tiện chuyên chở thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật được xếp cuối cùng của mỗi chuyến phà, nếu bến phà không có phà chuyên dùng cho loại hàng nguy hiểm.

d) Phương tiện chuyên chở các thùng chứa thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải được dán biểu trưng nguy hiểm của loại nhóm hàng đang vận chuyển. Kích thước của biểu trưng nguy hiểm dán trên phương tiện là 500 mi-li-mét (mm) x 500 mi-li-mét (mm). Vị trí dán biểu trưng nguy hiểm ở hai bên và phía sau phương tiện.

4. Xử lý sự cố

Khi gặp sự cố do đổ vỡ, tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, người lái xe, người áp tải hoặc chủ sở hữu hàng hóa phải xử lý sự cố và đồng thời thông báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền gần nhất để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục kịp thời hậu quả do thuốc bị rò rỉ gây ra. Người vi phạm phải chịu mọi chi phí khắc phục.

Điều 33. Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

1. Tổ chức, cá nhân vận chuyển khối lượng thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật từ 1000kg/xe trở lên phải có giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.

2. Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật có giá trị lưu hành trên toàn quốc.

3. Thời hạn của Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật cấp theo từng chuyến hoặc từng thời kỳ nhưng không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp.

4. Mẫu Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 34. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 của Điều 33 của Thông tư này.

2. Hồ sơ

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao chụp Giấy chứng nhận huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật của người điều khiển phương tiện hoặc người áp tải hàng (khi nộp mang theo bản chính để đối chiếu);

c) Một trong các giấy tờ sau (bản sao chứng thực):

Hợp đồng cung ứng;

Hợp đồng vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật;

Hóa đơn tài chính về xuất, nhập hàng hóa thuốc bảo vệ thực vật;

Bản kê khai vận chuyển hàng hóa của công ty (có xác nhận và dấu của công ty)

d) Lịch trình vận chuyển hàng hóa, địa chỉ và điện thoại của chủ hàng (có xác nhận và dấu của công ty).

3. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ theo đúng quy định, cơ quan có thẩm quyền thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Giấy phép vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong vòng 01 (một) ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ đầy đủ, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định.

Trường hợp không cấp Giấy phép vận chuyển thuốc nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, trong vòng 01 (một) ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 35. Nội dung huấn luyện về an toàn lao động trong vận chuyển, bảo quản thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

Người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải hàng, người thủ kho được đào tạo, tập huấn các nội dung sau:

1. Các nội dung huấn luyện về an toàn lao động được quy định tại Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

2. Các văn bản liên quan đến vận chuyển, bảo quản hóa chất nguy hiểm;

3. Các đặc tính của thuốc bảo vệ thực vật;

4. Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của hàng hóa;

5. Các biện pháp bảo đảm an toàn khi vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ);

6. Các biện pháp phòng ngừa và xử lý sự cố đối với mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 36. Trách nhiệm về tổ chức huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện

1. Cục Bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn đối với người thủ kho, người áp tải hàng và người điều khiển phương tiện vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật.

2. Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh phối hợp với các cơ sở đào tạo, dạy nghề, các Doanh nghiệp tổ chức tập huấn theo đúng nội dung chương trình quy định tại Điều 35 của Thông tư này và cấp Giấy chứng nhận huấn luyện theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo người điều khiển phương tiện, người áp tải hàng, người thủ kho thuốc bảo vệ thực vật được huấn luyện theo các nội dung quy định tại Điều 35 của Thông tư này.

Điều 37. Kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật

1. Địa điểm kho thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài khu công nghiệp phải được sự đồng ý của chính quyền cấp xã.

2. Kho phải được xây dựng vững chắc, bằng vật liệu khó cháy, không bị úng ngập, đảm bảo thông thoáng, thuận tiện cho các phương tiện chữa cháy hoạt động; đảm bảo các yêu cầu của TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

3. Kho phải có các dụng cụ chữa cháy, phòng độc, cấp cứu và có biển biểu trưng nguy hiểm in hình đầu lâu, xương chéo màu đen trên nền trắng trong hình vuông đặt lệch có kích thước như biểu trưng hàng nguy hiểm của phương tiện hoặc container quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Kho thuốc phải đáp ứng các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Điều 38. Bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

1. Việc bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường ở khu vực xung quanh.

2. Người thủ kho phải được huấn luyện về an toàn lao động trong bảo quản thuốc bảo vệ thực vật.

3. Trong trường hợp thuốc bị rò rỉ, khuếch tán gây tác hại đến môi trường, chủ sở hữu thuốc phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả dưới sự hướng dẫn hoặc kiểm tra của cơ quan bảo vệ thực vật, cơ quan quản lý môi trường, chính quyền cấp xã và chịu mọi chi phí cho việc khắc phục hậu quả đó.

Chương VII

SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 39. Nguyên tắc chung

1. Chỉ được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng hoặc Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng với hướng dẫn đã được ghi trên nhãn thuốc.

3. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo nguyên tắc bốn đúng: đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và nồng độ, đúng cách; phải tuân thủ thời gian cách ly đã được ghi trên nhãn.

4. Nghiêm cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc ngoài Danh mục được phép sử dụng, ngoài Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam; các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các loại thuốc không có nhãn hoặc có nhãn chỉ ghi bằng tiếng nước ngoài.

Điều 40. Trách nhiệm của người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

1. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng mục đích và bảo đảm an toàn cho bản thân, cộng đồng và môi trường.

2. Người sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sau:

a) Sử dụng thuốc tùy tiện, không đúng kỹ thuật được khuyến cáo, không đảm bảo thời gian cách ly;

b) Sử dụng thuốc cấm, sử dụng thuốc ngoài Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, Danh mục hạn chế sử dụng ở Việt Nam, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

c) Vứt bỏ bao gói đã đựng thuốc, đổ thuốc, nước thuốc không đúng quy định gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người, vật nuôi và môi trường.

3. Nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây thiệt hại về vật chất cho người khác thì phải bồi thường hoặc gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác thì ngoài việc bồi thường còn phải bị xử theo quy định của pháp luật.

Điều 41. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý và đơn vị kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật

1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở các khu vực sản xuất, đặc biệt ở các khu vực chuyên sản xuất rau, chè, cây ăn quả; phát hiện và xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các nguyên tắc chung về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Điều 39 của Thông tư này. Hướng dẫn thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng để tiêu hủy theo đúng quy định.

2. Uỷ ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương; phối hợp với cơ quan chuyên môn về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, quy định địa điểm thu gom bao bì thuốc sau sử dụng và xử lý các hành vi vi phạm.

3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho người mua thuốc, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại kinh tế do việc tuyên truyền, quảng cáo, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đủ, không đúng, không chính xác, làm cho người mua và sử dụng thuốc nhầm lẫn, gây tác hại đối với sức khoẻ của người, vật nuôi, môi trường và tổn hại đến sản xuất.

Chương VIII

TIÊU HỦY THUỐC, BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 42. Nguyên tắc chung

Tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các yêu cầu được quy định tại Điều 22 của Điều lệ Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ và các quy định của pháp luật về tiêu hủy chất thải nguy hiểm.

Điều 43. Việc tiêu hủy

1. Quá trình thu gom, tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không được làm rơi vãi, phát tán hoặc làm tăng thêm chất thải nguy hại ra môi trường; phải đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi và môi trường.

2. Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

3. Tổ chức, cá nhân có thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy phải chịu mọi chi phí cho việc tiêu hủy. Nếu thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật buộc tiêu hủy mà không có chủ sở hữu trên địa phương nào thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trích ngân sách để thực hiện việc tiêu hủy đúng quy định.

Chương IX

NHÃN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 44. Nguyên tắc chung

1. Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật khi buôn bán và sử dụng phải có nhãn bằng tiếng Việt, nội dung nhãn phải đúng với nội dung ghi trong mẫu nhãn đã được Cục Bảo vệ thực vật đồng ý khi xét duyệt đăng ký, phù hợp với các quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hàng hóa.

2. Nhãn chính và nhãn phụ được in bằng cỡ chữ thông thường, tối thiểu là 8 (font chữ Times New Roman hoặc tương đương), rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ nhạt hoặc dễ bị rách nát trong quá trình lưu thông, bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Nhãn chính không ghi đủ các thông tin bắt buộc thì phải có nhãn phụ đính kèm cho mỗi bao gói thuốc.

Các nội dung: tên thương phẩm; tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về thuốc; xuất xứ hàng hóa; định lượng; ngày sản xuất; hạn sử dụng của thuốc phải được ghi trên nhãn chính.

3. Nhãn phải được gắn chặt hoặc in trên bao bì thuốc.

4. Nền nhãn không được dùng màu trùng với màu chỉ độ độc của thuốc bảo vệ thực vật.

5. Tên hoạt chất hay nguyên liệu (thuốc kỹ thuật) chỉ được ghi trên nhãn ở mục "thành phần".

6. Mọi sự thay đổi về nội dung nhãn so với mẫu nhãn đã được chấp thuận khi xét duyệt đăng ký phải được sự chấp thuận của Cục Bảo vệ thực vật.

7. Thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng phải ghi “thuốc hạn chế sử dụng” trên nhãn (ví dụ: thuốc khử trùng kho hạn chế sử dụng Alumifos 56% TB).

8. Đối với một số thuốc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuốc bảo vệ thực vật bắt buộc phải cảnh báo cho người sử dụng thì trên nhãn thuốc đó phải được ghi đúng cảnh báo theo yêu cầu (ví dụ: không được sử dụng thuốc trên lúa sau trỗ; không được sử dụng thuốc trong khu vực nuôi trồng thủy sản).

Điều 45. Nội dung ghi trên nhãn thuốc bảo vệ thực vật

1. Thuốc thành phẩm

a) Thông tin về sản phẩm

Tên thương phẩm;

Dạng thành phẩm được ký hiệu theo quy định hệ thống ký hiệu quốc tế về nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật của Tổ chức Croplife (Croplife International Codes for Technical and Formulated Pesticides) được quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này;

Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất: ghi rõ đơn vị tính bằng g/kg (đối với thuốc bảo vệ thực vật dạng rắn, lỏng nhớt, sol khí hoặc chất lỏng dễ bay hơi); đơn vị tính bằng g/l (đối với dạng lỏng khác) hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng (% w/w);

Dung môi (nếu làm thay đổi độ độc của thuốc): tên và hàm lượng của dung môi. Đơn vị và cách ghi như đối với hoạt chất;

Thể tích thực, đơn vị là l hoặc ml (đối với thuốc dạng lỏng); khối lượng tịnh, đơn vị là kg hoặc g (đối với thuốc dạng bột, hạt); số lượng viên, khối lượng tịnh đơn vị là kg hoặc g (đối với thuốc dạng viên).

b) Thông tin về an toàn

Thông tin về độ độc phù hợp với quy định tại mục 1 và mục 7, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

Hình tượng, vạch màu biểu thị độ độc, nhóm độc của thuốc phù hợp với quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

Những biện pháp an toàn khi sử dụng, sau khi sử dụng và biện pháp sơ cứu khi bị ngộ độc phù hợp với quy định tại mục 5 và mục 6, Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Thông tin về sử dụng

Hướng dẫn sử dụng phù hợp với nội dung đã được đăng ký;

Hình tượng hướng dẫn cách bảo quản, pha chế, sử dụng (nếu có);

Thời gian cách ly (ngày);

Khả năng hỗn hợp với các loại thuốc khác (nếu có).

d) Thông tin khác

Số đăng ký thuốc bảo vệ thực vật;

Tên tổ chức, cá nhân đăng ký;

Tên, địa chỉ đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm tại Việt Nam;

Xuất xứ hàng hoá;

Ngày gia công hoặc sang chai, đóng gói; thời hạn sử dụng (ghi cùng một vị trí, có thể viết tắt);

Điều kiện bảo quản.

2. Thuốc kỹ thuật

a) Tên hoạt chất;

b) Tên, thành phần, hàm lượng hoạt chất: ghi rõ đơn vị tính bằng g/kg, g/l hoặc tỷ lệ phần trăm khối lượng (% w/w);

c) Thể tích thực, khối lượng tịnh;

d) Tên, địa chỉ đơn vị nhập khẩu;

đ) Tên nhà sản xuất, địa chỉ nơi sản xuất;

e) Ngày sản xuất; thời hạn sử dụng (ghi cùng một vị trí, có thể viết tắt).

Chương X

BAO BÌ, BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 46. Nguyên tắc chung

Việc đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các yêu cầu của TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển và các yêu cầu sau:

1. Thuốc bảo vệ thực vật phải được đóng gói trong các bao bì có chất lượng tốt; được áp dụng với tất cả các loại bao gói thuốc bảo vệ thực vật kể cả các loại bao gói được tái chế hoặc sử dụng lại. Bao gói phải đảm bảo:

a) Chất lượng tốt có thể chịu được những va chạm và chấn động bình thường trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho tàng bằng thủ công hoặc thiết bị cơ giới;

b) Phải kín để đảm bảo không làm thất thoát hóa chất trong quá trình chuẩn bị vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, tăng nhiệt độ, độ ẩm và áp suất;

c) Phía bên ngoài bao gói phải đảm bảo sạch và không dính bất cứ hóa chất nguy hiểm nào.

2. Các phần của bao gói có tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo:

a) Không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của hóa chất đóng gói bên trong;

b) Không có các tác động nguy hiểm, tác động làm xúc tác hay phản ứng với thuốc bảo vệ thực vật trong bao gói;

c) Được dùng lớp lót trơ thích hợp để làm lớp lót bảo vệ, cách ly bao gói với thuốc bảo vệ thực vật đóng gói bên trong.

3. Khi đóng gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng, cần để lại khoảng không cần thiết để đảm bảo bao gói không bị rò rỉ hay biến dạng xảy ra vì sự tăng thể tích của các chất lỏng được bao gói khi nhiệt độ tăng trong quá trình vận chuyển.

4. Các lớp bao gói bên trong khi thuốc bảo vệ thực vật được đóng gói hai lớp phải đảm bảo sao cho trong điều kiện vận chuyển bình thường, chúng không thể bị vỡ, đâm thủng hoặc rò rỉ các chất được bao gói ra lớp bao gói bên ngoài.

5. Các loại bao gói bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như các loại thuỷ tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa nhất định cần phải được chèn cố định với lớp bao gói ngoài bằng các vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.

6. Các thuốc bảo vệ thực vật không được bao gói cùng nhau trong cùng một lớp bao gói ngoài hoặc trong một khoang vận chuyển lớn, khi các hóa chất này có thể phản ứng cùng với nhau và gây ra:

a) Bốc cháy hoặc phát nhiệt lớn;

b) Phát nhiệt hoặc bốc cháy tạo hơi ngạt, ô xy hóa hay khí độc;

c) Tạo ra chất có tính ăn mòn mạnh;

d) Tạo ra các chất không bền.

7. Độ kín của bao gói cho các chất dễ bay hơi phải đủ kín để đảm bảo trong quá trình vận chuyển mức chất lỏng không xuống thấp dưới mức giới hạn.

8. Chất lỏng phải đóng gói bằng các bao gói có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển.

9. Các bao gói thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất hay tái chế, sử dụng lại phải đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

10. Các loại thùng chứa, bao gói rỗng đã chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật cần phải được quản lý như bao gói đang chứa thuốc bảo vệ thực vật.

11. Tất cả các bao gói dùng để chứa thuốc bảo vệ thực vật ở dạng lỏng đều phải thử độ rò rỉ trước khi sử dụng.

12. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật ở dạng hạt hay bột cần phải đủ kín để tránh rơi lọt hoặc cần có các lớp đệm lót kín.

Chương XI

THÔNG TIN, HỘI THẢO, QUẢNG CÁO THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 47. Nguyên tắc chung

1. Chỉ được thông tin, hội thảo, quảng cáo các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam.

Đối với các loại thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam chỉ được hội thảo nhằm khuyến cáo sử dụng an toàn.

2. Nội dung hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải đúng với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật của thuốc đó.

3. Tất cả các cuộc hội thảo thương mại về thuốc bảo vệ thực vật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải có chương trình giới thiệu về “An toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”. Nội dung của chương trình theo Quyết định số 779/QĐ-BVTV ngày 22/5/2011 của Cục Bảo vệ thực vật ban hành tiêu chuẩn cơ sở TCCS 20:2010/BVTV Tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.

4. Không được thông tin, hội thảo, quảng cáo, khuyến cáo sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định tại Điều 48, không đúng mục đích sử dụng của thuốc đã được đăng ký; khuyến cáo sử dụng thuốc trái với quy trình kỹ thuật đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Điều 48. Thông tin, hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật

1. Thông tin thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm:

a) Trung thực, rõ ràng, khách quan về tính năng, tác dụng, đặc điểm nhận biết và cách sử dụng của thuốc cũng như tác động xấu của thuốc đối với con người, sinh vật và môi trường;

b) Hướng dẫn sử dụng thuốc đầy đủ, dễ hiểu, không gây hiểu lầm, hiểu sai và nhầm lẫn thuốc; đúng với nội dung đăng ký, đảm bảo thuốc được sử dụng hợp lý, an toàn và có hiệu quả.

2. Hội thảo, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật:

a) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo;

b) Việc quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải kèm theo cảnh báo về đặc tính nguy hiểm, độc hại và chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của thuốc bảo vệ thực vật quảng cáo;

3. Thông tin hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, vật thể quảng cáo và phương tiện quảng cáo khác có giới thiệu sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tiếp thị thuốc bảo vệ thực vật, chương trình khoa giáo do công ty thuốc bảo vệ thực vật tài trợ trên các phương tiện truyền thông của địa phương phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản về nội dung của Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh.

4. Trình tự, cách thức thực hiện và thành phần hồ sơ đăng ký quảng cáo thực hiện theo pháp luật về quảng cáo

Chương XII

KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 49. Nguyên tắc chung

1. Chỉ được tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam khi đã có giấy phép khảo nghiệm tại Việt Nam. Đối với thuốc khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký, việc khảo nghiệm phải do các tổ chức đủ điều kiện thực hiện.

Tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật không được biết tên thuốc khảo nghiệm để đảm bảo tính khách quan.

2. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học để xác định hiệu quả phòng trừ dịch hại hoặc điều hòa sinh trưởng đối với cây trồng (bao gồm cả sự an toàn đối với cây trồng) trong những điều kiện canh tác của các vùng sản xuất chính trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly để xác định thời gian từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối đến khi thu hoạch sản phẩm trong điều kiện canh tác của các vùng sản xuất chính trên lãnh thổ Việt Nam.

4. Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nhằm mục đích đăng ký vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm:

a) Khảo nghiệm hiệu lực sinh học;

b) Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly;

c) Đối với thuốc điều hoà sinh trưởng cây trồng ngoài việc khảo nghiệm hiệu lực sinh học, thời gian cách ly còn phải đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến một số chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm tương ứng với từng loại cây trồng.

Điều 50. Hình thức và quy mô khảo nghiệm nhằm mục đích đăng ký

Các hình thức, quy mô khảo nghiệm đối với một đối tượng cây trồng và một loại dịch hại:

1. Khảo nghiệm hiệu lực sinh học

a) Khảo nghiệm diện hẹp là khảo nghiệm trên quy mô nhỏ. Diện tích khảo nghiệm từ 25-50 mét vuông (m2)/ô, nhắc lại 3-4 lần; phải tiến hành ít nhất tại 02 (hai) vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng khảo nghiệm tại 02 (hai) địa điểm và phải tiến hành trong 02 (hai) vụ sản xuất khác nhau. Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 (một) vùng sản xuất thì chỉ tiến hành khảo nghiệm tại 03 (ba) địa điểm khác nhau trong 02 (hai) vụ của vùng sản xuất đó.

b) Khảo nghiệm diện rộng là khảo nghiệm tiến hành trên quy mô lớn, có diện tích từ 300-500 mét vuông (m2); phải tiến hành tại 02 (hai) vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam), mỗi vùng tại 01(một) địa điểm và tiến hành trong 01 (một) vụ sản xuất. Đối với cây trồng hoặc dịch hại chỉ có tại 01 (một) vùng sản xuất thì chỉ tiến hành khảo nghiệm tại 02 (hai) địa điểm khác nhau trong vùng sản xuất đó.

c) Đối với cây lâu năm và đối tượng khảo nghiệm đặc biệt (dịch hại nông sản trong kho, xử lý nông sản sau thu hoạch, sâu bệnh hại cây rừng, chuột hại cây trồng, chuột hại trong kho tàng và quần cư, mối công trình) thì kích thước ô khảo nghiệm phải thực hiện theo quy trình khảo nghiệm chuyên ngành.

2. Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly

a) Khảo nghiệm xác định thời gian cách ly của thuốc bảo vệ thực vật đối với cây trồng được tiến hành trên quy mô lớn, có diện tích từ 300-500 mét vuông (m2), không nhắc lại, tại 02 (hai) vùng sản xuất (phía Bắc và phía Nam) trong 02 (hai) vụ sản xuất.

b) Đối với cây trồng chỉ có 01 vụ/ năm, các khảo nghiệm được tiến hành tại 02 (hai) địa điểm khác nhau trong 01 (một) vụ sản xuất đó.

c) Đối với cây trồng chỉ có tại 01 (một) vùng sản xuất thì tiến hành xác định thời gian cách ly tại 02 (hai) địa điểm trong 02 (hai) vụ sản xuất của vùng đó. Đối với cây trồng chỉ có ở 01 (một) vùng sản xuất và có 01 vụ/năm thì các khảo nghiệm được tiến hành tại 04 (bốn) địa điểm khác nhau trong vùng sản xuất đó.

Điều 51. Điều kiện đối với tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

1. Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật hoặc chuyên ngành trồng trọt, sinh học, hóa học có giấy chứng nhận tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

2. Có đội ngũ cán bộ đang làm công tác bảo vệ thực vật và đã được tập huấn về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

3. Có cơ sở vật chất kỹ thuật đạt yêu cầu của công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

4. Không được trực tiếp khảo nghiệm các loại thuốc bảo vệ thực vật do tổ chức khảo nghiệm đứng tên đăng ký hoặc được uỷ quyền đứng tên đăng ký sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.

Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật

1. Đăng ký tham gia mạng lưới khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật với Cục Bảo vệ thực vật.

2. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình khảo nghiệm và các yêu cầu của khảo nghiệm.

3. Không được tổ chức, hướng dẫn tham quan ruộng khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật nếu không được sự đồng ý của Cục Bảo vệ thực vật.

4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của kết quả khảo nghiệm.

5. Báo cáo kết quả khảo nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục XVII và Phụ lục XVIII ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Lưu giữ toàn bộ số liệu thô của khảo nghiệm tối thiểu 05 (năm) năm kể từ ngày khảo nghiệm kết thúc.

Điều 53. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật cần khảo nghiệm

1. Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật cần khảo nghiệm gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 (một) bộ hồ sơ cho tổ chức khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật gồm:

- Bản sao chứng thực Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật cấp;

- Thuốc mẫu.

2. Nộp thuốc mẫu khảo nghiệm đảm bảo theo yêu cầu sau:

a) Đúng chủng loại, chất lượng như yêu cầu khảo nghiệm và được ghi trong Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật;

b) Đủ số lượng;

c) Đóng gói bao bì cẩn thận, có niêm phong hoặc còn nguyên vẹn trong bao bì của nhà sản xuất.

3. Cung cấp cho Cục Bảo vệ thực vật đầy đủ thông tin về các sản phẩm cần khảo nghiệm theo quy định tại Điều 8, Điều 16 của Thông tư này và đề xuất liều lượng, nồng độ khảo nghiệm. Chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin đó. Trong trường hợp sản phẩm khảo nghiệm gây thiệt hại đối với con người, cây trồng, động vật và môi trường thì tổ chức, cá nhân có sản phẩm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam.

Điều 54. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật

1. Quản lý, tổ chức các hoạt động về khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo khách quan, chính xác.

2. Chỉ định các tổ chức thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

3. Tập huấn cán bộ làm công tác khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

5. Sử dụng các kết quả khảo nghiệm để tổ chức đánh giá phục vụ việc đăng ký thuốc và hướng dẫn sử dụng khi thuốc đã được phép sử dụng tại Việt Nam.

Chương XIII

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG, DƯ LƯỢNG, CHỨNG NHẬN VÀ CÔNG BỐ HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 55. Nguyên tắc chung

1. Kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật là xác định hàm lượng hoạt chất, dạng thuốc, hàm lượng các tạp chất có khả năng gây độc cho cây, cho người hoặc gây ô nhiễm môi trường (nếu có), hàm lượng chất phụ gia có tác dụng tăng cường tính an toàn của sản phẩm đối với người, cây trồng (nếu có); các tính chất hóa lý có liên quan đến hoạt tính sinh học và tính an toàn của thuốc trong bảo quản và sử dụng.

2. Kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông lâm sản, thực phẩm và môi trường (gọi tắt là vật phẩm) là xác định lượng hoạt chất và các sản phẩm chuyển hóa của thuốc bảo vệ thực vật có độc tính còn lưu lại trong vật phẩm.

3. Thuốc bảo vệ thực vật phải kiểm định chất lượng bao gồm thuốc kỹ thuật và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại kho, xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán.

4. Thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu phải được lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu và thực hiện theo quy định tại Thông tư số 77/2009/TT-BNN PTNT ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu.

5. Việc kiểm tra nhà nước về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu được thực hiện theo Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và các văn bản pháp luật hiện hành.

6. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có nguồn gốc thực vật lưu thông trên thị trường được thực hiện theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Thông tư số 16/2009/TT-BKHCN ngày 02 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.

7. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tiến hành lấy mẫu kiểm định chất lượng thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói định kỳ 01 lần/năm đối với các cơ sở được cấp chứng chỉ GMP (Good Manufacturing Practices), ISO (Intenational Standards Organization) hoặc hệ thống quản lý chất lượng tương đương; không quá 02 lần/năm đối với các cơ sở còn lại nếu không phát hiện vi phạm. Khi phát hiện vi phạm, tần suất kiểm tra có thể cao hơn.

8. Việc kiểm tra nhà nước về chất lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản có nguồn gốc thực vật được thực hiện tại các tổ chức có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phân cấp chỉ định.

Việc chỉ định các tổ chức thử nghiệm được thực hiện theo Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 và Thông tư số 54/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011.

9. Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy là hoạt động bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 56. Căn cứ kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy.

1. Lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8143: 2009 : Thuốc bảo vệ thực vật - Xác định hàm lượng hoạt chất cypermethrin, phụ lục A, phương pháp lấy mẫu; TCVN 5139:2008: Phương pháp khuyến cáo lấy mẫu để xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp với các giới hạn dư lượng tối đa (MRL).

Biên bản lấy mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục XVPhụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật (nếu không có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia). Trong trường hợp không có các căn cứ trên thì áp dụng theo các tài liệu quốc tế, khu vực và các nhà sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đó.

3. Căn cứ để chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy về thuốc bảo vệ thực vật được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN); Các tiêu chuẩn cơ sở (TC) của Cục Bảo vệ thực vật do Cục Bảo vệ thực vật công bố hàng năm.

4. Mẫu kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải được bảo quản trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận mẫu.

5. Kết quả kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật phải được lưu trữ trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ ngày ban hành kết quả.

Điều 57. Trình tự và cách thức thực hiện

1. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

a) Gửi mẫu

Tổ chức, cá nhân có thuốc bảo vệ thực vật cần kiểm định chất lượng hoặc nông sản muốn kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (gọi chung là mẫu) gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện một lượng mẫu theo quy định về tiêu chuẩn lấy mẫu để kiểm định, phiếu yêu cầu kiểm định được quy định bởi các tổ chức kiểm định và Biên bản lấy mẫu (nếu có).

Người nhận mẫu xem xét phiếu yêu cầu, kiểm tra tình trạng mẫu và hẹn thời gian trả kết quả theo quy định.

b) Kiểm định và cấp kết quả kiểm định

Trong thời gian không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc từ khi nhận được mẫu, các tổ chức kiểm định thông báo kết quả kiểm định.

2. Chứng nhận và công bố hợp quy thuốc bảo vệ thực vật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuốc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 58. Trách nhiệm của Cục Bảo vệ thực vật

1. Quản lý các hoạt động về kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;

2. Tập huấn cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật;

3. Chỉ định các Tổ chức chứng nhận hợp quy, Phòng thử nghiệm về thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT , Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT. Danh sách các Tổ chức chứng nhận hợp quy, phòng thử nghiệm, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), Tiêu chuẩn cơ sở (TC) được thông báo công khai trên website của Cục Bảo vệ thực vật.

Chương XIV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 59. Quy định chuyển tiếp

1. Thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Khoản 7, Điều 6 của Thông tư này chỉ được phép nhập khẩu, sản xuất, buôn bán, sử dụng tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực; nếu Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật hết hạn thì chỉ được gia hạn cho đủ 02 (hai) năm tính từ ngày Thông tư có hiệu lực.

2. Thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Khoản 5, Điều 6 của Thông tư này chỉ được buôn bán, sử dụng tối đa 06 (sáu) tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Trường hợp, thuốc bảo vệ thực vật mới được bổ sung vào Phụ lục III của Công ước Rotterdam, thuốc bảo vệ thực vật được cảnh báo bởi Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) hoặc Hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất cấm sử dụng ở Việt Nam thì bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và chỉ được nhập khẩu, sản xuất, buôn bán và sử dụng tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực.

3. Thuốc bảo vệ thực vật hóa học đăng ký trên cây rau, cây ăn quả và cây chè đã được cấp Giấy phép khảo nghiệm mà không quy định khảo nghiệm thời gian cách ly trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì phải khảo nghiệm thời gian cách ly.

4. Nhãn thuốc bảo vệ thực vật có nội dung theo quy định tại Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật được tiếp tục sử dụng tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đang trực tiếp đứng tên đăng ký mà chưa đáp ứng quy định tại Khoản 2, 3, Điều 4 của Thông tư này thì phải thực hiện đúng quy định trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Điều 60. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2013

Thông tư này thay thế Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Điều 1 Thông tư số 18/2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010.

Điều 61. Trách nhiệm thi hành

Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này;

Trong quá trình thực hiện nếu có những khó khăn, vướng mắc các tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật) để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nông nghiệp
& PTNT;
- UBND các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL-Bộ Tư pháp;
- Sở NN&PTNT các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Cục Bảo vệ thực vật;
- Lưu: VT, Cục BVTV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 03/2013/TT-BNNPTNT

Hanoi, January 11, 2013

 

CIRCULAR

ON MANAGEMENT OF PLANT PROTECTION DRUGS

Pursuant to the Government's Decree No. 01/ 2008/ND-CP dated January 03, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development, and the Government's Decree No. 75/2009/ND-CP of September 10, 2009, amending Article 3 of Decree No. 01/2008/ND-CP defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

Pursuant to the Ordinance on Plant Protection and Quarantine dated July 25, 2001;

Pursuant to the Decree No. 58/2002/ND-CP of the Government dated June 03, 2002 promulgating the Regulation on plant protection, the Regulation on plant quarantine and the Regulation on management of plant protection drugs;

Pursuant to the Decree No. 104/2009/ND-CP of the Government dated November 9, 2009, providing for the list of dangerous goods and the transportation of dangerous goods by road motorized vehicles;

At the request of the Director of Plant Protection Department;

The Minister of Agriculture and Rural Development issues the Circular on the management of plant protection drugs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular provides for the management of plant protection drugs including: registration; production, processing, bottling, packaging; import and export; trading; preservation and transportation; usage; destruction; labeling; packaging; seminars, advertisement; testing and quality inspection and residues; certification of regulation conformity and publication of egulation conformity of plant protection drugs in Vietnam.

Article 2. Subjects of application

This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals engaging activities related to plant protection drugs in Vietnam.

Article 3. Fees and charges

Organizations and individuals engaging in activities related to plant protection drugs shall pay charges and fees in accordance with the law provisions on charges and fees.

Chapter II

REGISTRATION OF PLANT PROTECTION DRUGS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. All plant protection drugs which are used to prevent, eliminate pests or regulate plant growth; to disinfect warehouses and yards; to preserve agricultural and forest products not using for food and pharmaceuticals; termite extermination in construction works, dikes; to do seed treatment must be registered in Vietnam.

2. Domestic or foreign organizations and individuals (having representative offices, companies, branches of companies trading plant protection drugs with permission to operate in Vietnam) that are producers of active ingredient or technical drugs may directly register one trade name for one active ingredient or technical drug produced by them.

3. If organizations and individuals that produce the active ingredient or technique drugs do not directly register the product under their name, they may authorize one time for domestic or foreign organizations and individuals (having representative offices, companies, branches of companies trading plant protection drugs with permission to operate in Vietnam) to register one trade name for one active ingredient or technical drug produced by them.

4. Each organization or individual who is authorized for registration can receive only one authorization from one producer for one active ingredient (can not receive any more authorization from other producer for the authorized active ingredient) to register for one trade name.

5. Each organization or individual that produces the active ingredient or technique drug is allowed to register or authorized to registere only 01 trade name for 01 active ingredient or technique drug to prevent and eliminate pests or to regulate plant growth. If the active ingredients or technique drugs are used for disinfection of warehouses and yards; preservation of agricultural and forest products but not used for food and pharmaceuticals, treatment of post-harvest agricultural products; killing termite in construction works, dikes, seed treatment, they must be registered under one other trade name.

6. Organizations or individuals taking the name of registration may change the producer or transfer the trade name or change the trade name.

Organizations and individuals can be allowed to transfer only the trade name of plant protection drug that has not yet been registered.

After the transfer, the unit named in the registration and the unit transferred the right to name in the registration may not use the active ingredient of the same type for registering another trade name.

Registered plant protection drug can be changed trade name only if there is written conclusion by the competent State agency on intellectual property or the court on the violation of trademark. The old trade name is canceled and can not be reused.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Organizations and individuals can only apply for additional registration of trade name of plant protection drug having new active ingredient that has been named in the registration by other organization or individual (this new active ingredient is registered for the first time in Vietnam) for (05) years from the date of issuance of the certificate of registration of plant protection drugs.

Article 5. Plant protection drugs subject to permission for registration in Vietnam

1. Plant protection drugs with active ingredients not yet named on the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam;

2. Plant protection drugs with active ingredients named on the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam but bearing other trade names;

3. Plant protection drugs with trade names on the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam which have usages and dosage; use method, formulation and contents of active ingredients added, or mixed with other to form new ones.

4. Plant protection drugs with active ingredients named on the list of plant protection drugs limited use in Vietnam for disinfection of storehouses and yards; for preservation of forest products and not used as food and pharmaceticals; for termite extermination for construction works and dikes:

Article 6. Plant protection drugs not subject to permission for registration in Vietnam

1. Drugs on the list of plant protection drugs banned from use in Vietnam; drugs on the list of plant protection drugs restricted from use in Vietnam for control of pests on field.

2. Drugs with active ingredients of single or mixed suntances invented by foreign organizations or individuals but not yet registered for use in foreign countries.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Drugs with mixed active ingredients of the same organizations and individuals to register additional change of active ingredient ratio but the total content of active ingredients is unchanged compared with the registered drugs.

5. Drugs in the form of finished products of group-I acute toxicity or drugs in the form of finished products of group-II acute toxicity with active ingredients of group-I acute toxicity according to the classification of WHO, except drugs used for disinfection of storehouses and yards; drugs for preservation of forest products not used as food and pharmacetical; for termite extermination for construction works and dikes: mouse pesticides.

6. Active ingredient or finished product of plant protection drugs specified in Annex III of the Rotterdam Convention; active ingredients or finished products of plant protection drugs warned by the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), the United Nations Environment Programme (UNEP) or the scientific Council of the Ministry of Agriculture and Rural Development proposed to ban in use in Vietnam.

7. Drugs with chemical toxicity of group I, II, according to the WHO classification; with active ingredients of organic chlorine group; with isolation time in Vietnam over 07 (seven) days shall not be registered for pest prevention, growth regulation for fruit, tea and vegetables or for after-harvest preservation of agricultural products.

8. Drugs containing methyl bromide.

Article 7. Registration of plant protection drugs

1. Registration for permit of testing plant protection drugs

a) The plant protection drugs registered for use in Vietnam must be registered for permit of testing plant protection drugs in Vietnam.

b) The chemical plant protection drugs applied for official registration, trade name must be done bio-effect tests on a small scale and large scale.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Chemical plant protection drugs firstly registered for use on fruit trees, tea, vegetables must be done test to determine the isolated time in Vietnam (except herbicide for fruit trees) .

2. Official registration

The plant protection drugs officially registered on the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam include:

a) Plant protection drugs containing the active ingredients firstly registered in Vietnam or a mixture of active ingredients included in the list of new products invented by foreign organizations and individuals and registered for use in foreign countries;

b) Plant protection drugs containing the active ingredients firstly registered in Vietnam or a mixture of active ingredients included in the list of new products invented by domestic organizations and individuals and recognized as a plant protection drug by Plant Protection Department.

3. Additional registration

The plant protection drugs registered additionally into the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam include:

a) The name for articles of trade different from plant protection drugs with the same active ingredients in the list;

b) Addition for range of use, dosage, method of use, form of drug, the content of active ingredients of plant protection drugs included in the list.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Renewal of registration is applied to drugs on the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam (for disinfectants for warehouses, yards; preservation for agricultural and forestry products and not used as food and pharmaceuticals; termite extermination in the buildings, dikes) when the certificate of registration of plant protection drugs expires.

b) Time limit to apply for renewal registration is 03 (three) months before the certificate of registration of plant protection drugs expires.

c) The plant protection drugs which are not made procedures for renewal registration under the provisions will be excluded from the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam.

Article 8. The order and procedures of registration for permit of testing plant protection drugs

1. Filing

a) Organizations and individuals shall apply in person or send by post to the Department of Plant Protection.

b) Number of dossiers: 02 (two) sets, including 01 (one) hard copy (paper records) and 01 (one) soft copy under PDF format.

c) Inspection of the adequacy of the dossier is made within 03 (three) working days. If the dossier is complete under provisions, then receive dossier, if it is not complete, then return the dossier to organizations, individuals, and request for addition, completion of dossier.

2. Dossier

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

An application for permit of testing plant protection drug in the form prescribed in Appendix I attached to this Circular;

The original power of attorney of the producer of the active ingredient or technical drug applying for registration (For the case of authorization by the manufacturer to other organization, individual);

The original or certified copy of certificate as the manufacturer of the active ingredient or technical drug issued by the competent authority of the home country;

The original or certified copy of the certificate of registration to use drugs in foreign countries for officially-registered drugs invented in foreign countries or a decision of the Department of Plant Protection on recognition of it as a plant protection drug for drugs officially registered in the domestic country;

Detailed technical documentation in Vietnamese or English, copied, translated from the originals, certified by the producer of the active ingredient or technical drug defined in Appendix IV issued together with this Circular;

Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular;

Certified copy of the protection certificate of industrial property rights issued by the National Office of Intellectual Property of Vietnam or written proxy, transfer of the right to use the protection certificates of the ownership rights of products in Vietnam by owners of such products (if any).

b) For additional registration for range of use, dosage, use method

An application for permit of testing plant protection drug in the form prescribed in Appendix I attached to this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular.

c) For additional registration for form of drug, content of active ingredient

An application for permit of testing plant protection drug in the form prescribed in Appendix I attached to this Circular;

A copy of the certificate of registration of plant protection drug issued;

Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular;

Detailed technical documentation in Vietnamese or English, copied, translated from the originals, certified by the producer of the active ingredient or technical drug defined in Section II, Appendix IV issued together with this Circular.

d) Registration for testing (for the new active ingredient not included in the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam)

An application for permit of testing plant protection drug in the form prescribed in Appendix I attached to this Circular;

Chemical safety data sheet (material safety data sheet).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The Department of Plant Protection appraises dossier within 15 (fifteen) working days from the date of receipt of the complete dossier as prescribed (for the cases prescribed at Point d, Clause 2 of this Article, dossier shall be appraised within 05 (five) working days):

a) If the dossier is valid, meets the technical requirements specified in Appendix IV issued together with this Circular, then issue permit of testing plant protection drugs in the form prescribed in Annex XIII issued together with this Circular.

b) If the dossier has not been valid, has not met the technical requirements specified in Appendix IV issued together with this Circular, then inform the organizations and individuals the contents needed to add, complete documents as prescribed.

c) In case of refusal to grant permit of testing plant protection drugs, Plant Protection Department informs the organizations and individuals in writing, stating clearly the reasons.

Article 9. The order and procedures for official and additional registration of plant protection drugs

1. Filing

a) Comply with the provisions of Point a, c, Clause 1, Article 8 of this Circular.

b) Number of dossier: 01 (one) hard copy (paper records) and 01 (one) soft copy under word or excel format for label form.

2. Dossier

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) A copy of the permit of testing plant protection drugs issued by the Department of Plant Protection;

c) Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular;

d) The original of biological effect testing result, testing result of determining isolation duration in the form prescribed in Annex XVII and XVIII issued together with this Circular.

3. Appraisal of dossier and grant of permit of testing plant protection drugs

a) The Department of Plant Protection appraises dossier within 15 (fifteen) working days from the date of receipt of the complete dossier as prescribed.

If the dossier is valid, meets those specified in Chapter IX, Chapter XII and the other provisions of this Circular, conduct the procedures prescribed in point b, c, d, đ, Clause 3 of this Article.

If the dossier has not been valid, has not met those specified in Chapter IX, XII and other provisions in this Circular, then inform the organizations and individuals the contents needed to add, complete documents as prescribed.

b) The Department of Plant Protection holds the meetings of Advisory Council of plant protection drugs for evaluation and approval of plant protection drugs requested for official registration and additional registration for 03 (three) times per year.

c) Right after the result of the meeting of the Advisory Council is issued, within a maximum period of 10 working days, the Department of Plant Protection informs the organizations and individuals in writing the conclusion of the Advisory Council on:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Acceptance of plant protection drugs applied for registration but it needs to supplement and complete dossier.

Refusal to accept plant protection drugs applied for registration and its reasons.

d) The Department of Plant Protection prepares documentation of drugs reviewed and requested for recognition by the Advisory Council to submit to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

đ) During a period of not more than 15 (fifteen) working days from the submission date by the Registry, the Minister of Agriculture and Rural Development issues a Circular of List of plant protection drugs permitted for use, limited use and banned from use in Vietnam.

Article 10. The order and procedures for renewal of certificate of registration of plant protection drugs

1. Filing

a) Comply with the provisions of Point a, c, Clause 1, Article 8 of this Circular.

b) Number of dossier: 01 (one) hard copy (paper records) and 01 (one) soft copy under word or excel format for label form.

2. Dossier

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The original of the certificate of registration of plant protection drugs issued;

c) Drug label circulated or drug label sample if any changes to the contents provided for in Chapter IX of this Circular.

3. The Department of Plant Protection appraises dossier within 5 (five) working days from the date of receipt of the complete dossier as prescribed

a) If the dossier is valid, meets those specified in Chapter IX and the other provisions of this Circular, the certificate of registration of plant protection drugs shall be issued in the form prescribed in Appendix XIV issued together with this Circular.

b) If the dossier has not been valid, has not met those specified in Chapter IX and other provisions in this Circular, then inform the organizations and individuals the contents needed to add, complete documents as prescribed.

c) In case of refusal to grant permit of testing plant protection drugs, the Plant Protection Department informs the organizations and individuals in writing, stating clearly the reasons.

Article 11. The order and procedures for changing the producer of plant protection drugs

1. Filing

Comply with the provisions of Clause 1, Article 8 of this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) An application for changing the producer in the form specified in Appendix III issued together with this Circular;

b) The original power of attorney of the producer of the active ingredient or technical drugs (In case of authorization by the producer to other organizations, individuals);

c) The original or certified copy of the certificate as the producer of the active ingredient or technical drugs issued by the competent authoriy of the home country;

d) Detailed technical documentation in Vietnamese or English, copied, translated from the originals, certified by the producer of the active ingredient or technical drug defined in Appendix IV issued together with this Circular;

đ) The original of the permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate granted;

e) Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular.

3. Appraisal of dossier and grant of permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate

Department of Plant Protection appraises dossier within 15 (fifteen) working days from the date of receipt of the complete dossier as prescribed.

a) If the dossier is valid, meets those specified in Appendix IV issued together with this Circular, then issue permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate in the form prescribed in Appendix XIII, XIV, issued together with this Circular. The validity of the new permit of testing plant protection drugs, certificate of registration of plant protection drug shall unchange the valid term of the permits granted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) In case of refusal to grant permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate, the Plant Protection Department informs the organizations and individuals in writing, stating clearly the reasons.

Article 12. The order and procedures for the transfer of the trade name of plant protection drug.

1. Filing

a) Comply with the provisions of Point a, c, Clause 1, Article 8 of this Circular.

b) Number of dossier: 01 (one) hard copy (paper records) and 01 (one) soft copy under word or excel format for label form.

2. Dossier

a) An application for transfer of trade name in the form specified in Appendix III issued together with this Circular;

b) The original or certified copy of the transfer contract or agreement to transfer product;

c) The original of permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate granted;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

đ) Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular.

3. Appraisal of dossier and grant of permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate:

a) Department of Plant Protection appraises dossier within 15 (fifteen) working days from the date of receipt of the complete dossier as prescribed.

If the dossier is valid, meets those specified in this Circular, permit of testing plant protection drugs shall be issued in the form prescribed in Appendix XIII issued together with this Circular.

If the dossier has not been valid, then inform the organizations, individuals the contents needed to add, complete documents as prescribed.

In case of refusal to grant permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate, the Plant Protection Department informs the organizations, individuals in writing, stating clearly the reasons.

b) For trade names of plant protection drugs included in the List of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam: If the dossier is valid, meets those specified in this Circular, the Plant Protection Department submits to the Ministry of Agriculture and Rural Development. Within a period of less than 15 (fifteen) working days from the submission date by the Registry, the Minister of Agriculture and Rural Development issues a Circular of the List or Circular amending, supplementing the List of plant protection drugs permitted for use, restricted use, banned from use in Vietnam.

Within 10 (ten) working days from the signing date of this Circular, the Department of Plant Protection shall grant certificate of registration of plant protection drugs in the form prescribed in Appendix XIV issued together with this Circular.

c) The validity of the new permit of testing plant protection drugs, certificate of registration of plant protection drug shall unchange the valid term of the permits granted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Filing

a) Comply with the provisions of Point a, c, Clause 1, Article 8 of this Circular.

b) Number of dossier: 01 (one) hard copy (paper records) and 01 (one) soft copy under word or excel format for label form.

2. Dossier

a) An application for change of trade names in the form specified in Appendix III issued together with this Circular;

b) The original of permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate granted;

c) Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular;

d) The original or certified copy of the document issued by the competent State agency on intellectual property, or of the court of violating trademark for plant protection drug which has been granted certificate of registration of plant protection drug.

3. Appraisal of dossier and grant of permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. The order and procedures for re-grant of permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate

1. The cases subject to re-grant

a) The original permit of testing plant protection drug, plant protection drug registration certificate remaining valid but lost, misplaced;

b) The original permit of testing plant protection drug, plant protection drug registration certificate remaining valid but damaged, unable to continue the use;

c) Upon detection of errors or change of the information in the permit of testing plant protection drug, plant protection drug registration certificate;

d) Change of the name of the organization or individual that registers;

đ) Change of the permit of testing chemical plant protection drugs on the list to register additionally range of use and dosage to use, method of use, form of drugs, content of the active ingredient;

e) Adding up the certificates of registration as required by the organizations and individuals that register.

2. Filing

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Number of dossier: 01 (a) hard copy (paper records).

3. Dossier

a) An application for re-grant in the form specified in Appendix III issued together with this Circular;

b) The original permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate (for the cases specified at Point b, c, d, đ, e, Clause 1 of this Article);

c) A copy of the business registration certificate (for the cases specified at Point d, Clause 1 of this Article);

d) Drug label sample defined in Chapter IX of this Circular (for the cases specified at Point c, d, Clause 1 of this Article).

3. Appraisal of dossier and re-grant

a) Department of Plant Protection appraises dossier within 05 (five) working days after receiving a complete dossier in accordance with provisions:

If the dossier is valid, then grant permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate in the form prescribed in Appendix XIII, XIV, issued together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If refusing to grant permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate, Plant Protection Department informs the organizations, individuals in writing and stating clearly the reasons.

b) In the case specified at Point d, Clause 1 of this Article, it shall comply with the provisions of Point b, Clause 3, Article 12.

c) The validity of the permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate re-granted shall be remained the valid term of the permit granted. For the cases specified at Point e, Clause 1 of this Article, the validity of the plant protection drug registration certificate re-granted is the shortest term of the certificate of registration of plant protection drugs granted.

Article 15. Withdrawal of the permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate granted

The cases required to be withdrawn:

1. Permit of testing plant protection drugs, plant protection drug registration certificate erased, repaired its content;

2. Use of false documents and information provided untruthfully in the registration dossier;

3. There are other violations required to be withdrawn by law.

Article 16. Standard substance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Standard substance is required to have a analysis certificate issued by a laboratory obtained ISO standards or equivalence and with use life from 02 (two) years or more.

Article 17. Registry and responsibilities of the Registry

1. Department of Plant Protection is the Registry of plant protection drugs in Vietnam.

2. Responsibilities of the Registry:

a) To receive registration dossiers and standard substance;

b) To appraise, archive and keep secret records;

c) To give the results of appraisal, grant and revoke the certificate of registration of plant protection drugs, permit of testing of plant protection drugs;

d) To organize the meetings of the Advisory Council to approve the drugs applied for official registration, consult the members of the Advisory Council on the drugs registered additionally and prepare documentation to submit to the Minister of Agriculture and Rural Development for issuing Circular of the List of plant protection drugs permitted for use, restricted use, banned from use in Vietnam after being proposed for recognition by the Advisory Council;

e) To collect fees, charges for issuance and re-issuance of permits of testing plant protection drugs; certificate of registration of plant protection drugs; to renew the certificate of registration of plant protection drugs according to current regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Certificate of registration of plant protection drugs is valid for a period of 05 (five) years.

03 (three) months before the certificates of registration of plant protection drugs expire, the organizations and individuals must apply for renewal of registration certificate in case of having renewal demand to the Plant Protection Department. Dossiers, order and procedures for renewal of certificate of registration of plant protection drugs shall comply with the provisions of Article 10 of this Circular.

2. Permit of testing plant protection drugs is valid within a period of 05 (five) years.

Permit of testing plant protection drug is not extended. In case the organizations, individuals have not conducted the test, but the duration of the permit of testing plant protection drug expires, the organizations, individuals shall register for grant of permit of testing plant protection drug as defined in Article 8 of this Circular.

Article 19. Duration for recordkeeping

1. Recordkeeping duration: 05 (five) years for hard copy, 10 (ten) years for soft copy.

2. When the recordkeeping duration expires, records shall be destroyed in accordance with current regulations.

Chapter III

PRODUCTION, PROCESSING, BOTTLING, PACKAGING OF PLANT PROTECTION DRUGS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Only manufacturing, processing, bottling and packaging the drugs on the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam and the drugs permitted to import for processing, bottling and packaging for re-export purpose under contracts signed with foreign countries.

2. Organizations and individuals producing, processing, bottling and packaging plant protection drugs must meet the conditions set out in Article 7 of the Regulation on the management of plant protection drugs, issued together with the Decree No. 58/2002/ND-CP of June 03, 2002, Decree No. 59/2006/ND-CP of June 12, 2006 of the Government detailing the implementation of the Commercial Law on goods and services banned business, limited business and traded with conditions and Article 12 of the Decree No. 108/2008/ND-CP of October 07, 2008 of the Government detailing and guiding the implementation of a number of Articles of the Law on Chemicals.

3. Those who directly operate the producing, processing, bottling and packaging of plant protection drugs must have a practicing certificate issued by the provincial-level Branch of Plant Protection.

Article 21. Registration for production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs

1. Competent State agency grants business registration for the production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs only when those who directly manage and operate these activities have practicing certificates issued by local State management agency on plant protection.

2. Applicants for a practicing certificate of production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs must meet the conditions set out in Article 8 of the Regulation on the management of plant protection drugs, issued together with the Decree No. 58/2002/ND-CP of June 03, 2002.

Procedures for grant of practicing certificate of production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs shall comply with the provisions of the Minister of Agriculture and Rural Development.

3. Facilities producing, processing, bottling and packaging plant protection drugs are permitted their operations only when they are granted certificates of eligibility for production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs under the provisions of the Decree No. 59/2006/ND-CP of June 12, 2006 of the Government detailing the implementation of the Commercial Law on goods and services banned from business, limited business and traded with condition.

The order and procedures for granting certificates of eligibility for production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs shall comply with the provisions of the Minister of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Production, processing, bottling and packaging of drugs must comply with the production process, technical regulations and quality standards registered.

2. To take responsibility before the law if their production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs cause adverse effects to humans, animals and the environment.

3. To take responsibility for quality and other law provisions for drugs produced by the facilities within the use life circulated in the market.

4. To report periodically in writting to the Department of Plant Protection and Plant Protection Branch in the area of ​​the production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs in the quarter IV of each year.

5. To notify in writing to the Department of Plant Protection upon relocation of factories, workshops; production capacity, operation forms, type of drugs produced, processed, bottled, packaged; discontinuity of production, processing, bottling and packaging.

Article 23. Responsibilities of the Department of Plant Protection

1. To receive the reports on the production, processing, bottling and packaging; the notices of discontinuity of production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs of the organizations, individuals and synthesize to report to the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. To inspect and examine annually; to take irregular inspection and examination of the facilities of production, processing, bottling and packaging of plant protection drugs when required.

Chapter IV

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. General principles

1. The organizations, individuals with business registration certificates of plant protection drugs or agricultural supplies are allowed to export and import plant protection drugs.

2. Only allowed to import drugs, plant protection drug materials in the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam issued by the Minister of Agriculture and Rural Development, when the import is not required permit, but conduct import procedures at the customs office.

3. For plant protection drugs authorized to export, import, units receiving authorization of export, import must present a letter of attorney (authorized by the producer to the exporter; authorized by the registration unit to the importer) to the customs office.

4. Import of drugs, plant protection drug materials in the following cases must be permitted by the Plant Protection Department:

a) Drugs, plant protection drug materials in the list of plant protection drugs restricted use in Vietnam;

b) Drugs, plant protection drug materials outside the List of plant protection drugs permitted for use in Vietnam: drugs used for scientific research and testing; used in foreign projects in Vietnam; drugs for processing, bottling, packaging and re-export under contracts signed with foreign countries; drugs as goods samples, for exhibitions, fairs and drugs used in other particular cases;

c) The standard substance of plant protection drugs outside the List of plant protection drugs permitted for use in Vietnam to serve the inspection, research.

5. Plant protection drugs in the List of plant protection drugs permitted for use or restricted use in Vietnam which are imported must meet the following requirements:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Raw materials or technical drugs must have a minimum content of active ingredient equal to the active ingredient content of raw materials or technical drugs in the List of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam and imported from the producers with clear origin.

6. Do not import the active ingredients or finished plant protection drugs in Appendix III of the Rotterdam Convention.

7. Form of permit to import drugs and plant protection drug materials is specified in Appendix VII issued together with this Circular.

Article 25. Grant of import permit of drugs and plant protection drug materials

The order and procedures for granting import permits of drugs and plant protection drug materials shall comply with the provisions of the Circular No. 88/2011/TT-BNNPTNT dated November 28, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development Rural guiding the implementation of the Decree No. 12/2006/ND-CP detailing the implementation of the Commercial Law on agent activities, purchase, sale, processing and transit of goods with foreign countries in the fields of Agriculture, Forestry and Fisheries.

Article 26. Report regime

At the end of the quarter IV of each year, the organizations and individuals that export, import plant protection drugs must make written reports, statistics on the export and import of plant protection drugs to the Plant Protection Department.

Article 27. Export and import of plant protection drugs containing methyl bromide active ingredient

1. Conditions for export and import of methyl bromide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Register with the Department of Plant Protection a import volume of methyl bromide used for different purposes: plant quarantine; export disinfection (QPS) and other purposes (non-QPS) of the following year before December 15 of the previous year.

c) Department of Plant Protection allocates volume of methyl bromide imported in year before January 30 of the following year based on the registration and operation scale of the fumigation practicing organization and roadmap of eliminating gradually methyl bromide which Vietnam has signed internationally.

d) Permit to import methyl bromide is specified in Appendix VIII issued together with this Circular. Validity period of the import permit is December 31 of the licensing year and may not be extended in any case.

đ) With certificate of business registration of plant protection drugs or agricultural materials allowed to export and import plant protection drugs.

2. The order and procedures for granting import permit of methyl bromide shall comply with the provisions of the Circular No. 88/2011/TT-BNNPTNT dated November 28, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development guiding the implementation of the Decree No. 12/2006/ND-CP detailing the implementation of the Commercial Law on agent activities, purchase, sale, processing and transit of goods with foreign countries in the fields of Agriculture, Forestry and Fisheries.

3. Responsibility of the organizations exporting and importing plant protection drugs containing methyl bromide

a) Only permitted to use methyl bromide in accordance with registration with the Department of Plant Protection and shall be subject to inspection and examination by state management agencies in the use of methyl bromide;

b) Permitted to sell drugs containing methyl bromide only for the organizations eligible to practice fumigation in accordance with the law provisions;

c) Make annual report to the Department of Plant Protection on the situation of fumigation activities in the form prescribed in Appendix 7 regulating state management on fumigation of objects subject to plant quarantine issued together with the Decision No. 89/2007/QD-BNN dated November 01, 2007 of the Minister of Agriculture and Rural Development on the sale of methyl bromide in the form prescribed in Appendix IX issued together with this Circular. The deadline for submission of the 06-earlier-month report of the year is before July 15 and annual report before Janualy 15 of the following year.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Failing to comply with report regime according to regulations or making dishonest report on the import, use and sale of methyl bromide.

b) Using methyl bromide for improper purpose with the one registered or changing export disinfection use purpose in plant quarantine (QPS) to the other purposes (non-QPS).

c) Importing additionally for the activities other than the purposes of quarantine and export disinfection (non-QPS).

Chapter V

SALE OF PLANT PROTECTION DRUG

Article 28. General principles

1. Organizations and individuals trading plant protection drugs must meet the conditions specified in Article 16 of the Regulation on the Management of plant protection drugs, issued together with the Decree No. 58/2002/ND-CP of June 03, 2002 and Article 7 of the Government's Decree No. 59/2006/ND-CP of June 12, 2006 of the Government detailing the implementation of the Commercial Law regarding goods and services banned from business, restricted business and traded with conditions.

2. Only traded plant protection drugs on the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use in Vietnam issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.

3. Only traded plant protection drugs of finished product form which are still in use life, with clear origin, clear label in accordance with the provisions of Chapter IX of this Circular and other provisions of law on goods label.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The foreign or domestic organizations, individuals registering, distributing plant protection drugs in Vietnam must take responsibility for the quality of plant protection drugs circulated in the market.

Article 29. Registration of plant protection drug trade

1. Competent State agencies grant business registration only for the trade of plant protection drugs when the traders of plant protection drugs have practice certificates issued by the provincial-level Plant Protection Branches.

2. Applicants for practice certificates of trading plant protection drugs must meet the conditions specified in Article 17 of the Regulation on the Management of plant protection drugs, issued together with the Decree No. 58/2002/ND-CP dated June 03, 2002 of the Government and Article 3 of the Decree No. 98/2011/ND-CP of October 26, 2011 of the Government amending, supplementing some Articles of the Decree on agriculture.

3. Organizations, individuals that trade plant protection drugs are only permitted to operate when they are issued certificates of eligibility for trading plant protection drugs under the provisions of the Decree No. 59/2006/ND-CP dated June 12, 2006 of the Government detailing the implementation of the Commercial Law regarding goods and services banned from business, limited business and traded with conditions.

4. The order, procedures for granting practice certificates of trading plant protection drugs, certificates of eligibility for trading plant protection drugs shall comply with the provisions of the Minister of Agriculture and Rural Development.

Article 30. Location of trading plant protection drugs

Location for trading plant protection drugs must be approved by the commune-level authorities; it must be away from schools, hospitals, markets and water source; must ensure the safety for humans, animals and the environment; it must not be flooded in all circumstances; have adequate fire fighting facilities and meet the requirements specified in Clause 2, Article 19 of the Regulation on the Management of plant protection drugs issued together with the Decree No. 58/2002/ND CP dated June 03, 2002 of the Government.

Chapter VI

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 31. General principles

1. The transportation of drugs, plant protection drug materials must comply with the provisions of the Decree No. 104/2009/ND-CP of November 09, 2009 of the Government on the list of dangerous goods and the transportation of dangerous goods by road motorized vehicles, the law on traffic order and safety of road, railway, inland waterway and the provisions of the relevant law.

Plant protection drugs prescribed in Appendix I attached to the Government's Decree No. 104/2009/ND-CP dated 01/09/2009 must be permitted transportation.

2. The transportation of drugs, plant protection drug materials must comply with the schedule specified in the contract or other documents related to the transportation of plant protection drugs between the means owner and the owner of the goods.

3. The transportation of drugs, plant protection drug materials must ensure the safety to people and the environment. Do not stop the vehicle in crowded areas, near schools, hospitals, markets, sources of drinking water.

4. Drugs, materials of plant protection drug are transported only when they are packaged and labeled and be granted permit for transportation of drugs, materials of plant protection drug by the competent authority as provided for in Article 33 of this Circular.

5. The plant protection drugs that have the ability to react to each other should not be transported on the same vehicle.

6. It must be not transported plant protection drugs, drug materials on the same vehicles carrying passenger, pets, food, flammable, explosive substances and other goods, except fertilizers.

Article 32. Transportation of plant protection drugs, drug materials

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The drivers of the vehicles, the goods escorters must understand clearly the dangerous nature of plant protection drugs, drug materials such as: toxic, flammable, explosive, corrosive, and must know the preliminary treatment when problems occur during the transportation of plant protection drugs, drug materials and shall comply with the provisions of the law on transportation of dangerous goods.

b) Addition to the certificate of the driver’s license in accordance with the current regulations of the State, the drivers of transportation means of plant protection drugs, drug materials must also have occupational safety training certificate in transportation, storage of plant protection drugs, drug materials.

c) The escorters of goods as plant protection drugs, drug materials must be trained in occupational safety in transportation, storage of plant protection drugs, drug materials.

2. Packaging, barrel or containers of plant protection drugs, drug materials in the process of transportation

a) Must be made of durable and waterproof, tough materials;

b) Must be pasted up with dangerous symbol of black skull and crossbones on a white background in a lopsided square. The size of the dangerous symbol pasted up on each barrel of plant protection drugs, drug materials is 100 mi-li-meters (mm) x 100 mi-li-meters (mm) and pasted up on the container is 250 mi- li-meters (mm) x 250 mi-li-meters (mm) in the form prescribed in Appendix VI attached to this Circular;

c) Must have dangerous sign of rectangular, orange yellow color, in the middle stated the code of the United Nations (UN), the dangerous sign size is 300 mi-li-meters (mm) x 500 mi-li- meters (mm) in the form prescribed in Appendix VI attached to this Circular, located at the bottom of dangerous symbol. For drug packaging and barrel, the dangerous sign is smaller in accordance with the rate of packaging and barrel, but it must be ensured a clear view of the dangerous sign.

3. Means of transportation of plant protection drugs, drug materials

a) The common means of transportation permitted the circulation for transportation of goods by the competent agencies shall transported plant protection drugs, drug materials.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

With tools, equipment of fire-fighting and prevention appropriate to plant protection drugs, drug materials as transportation;

With hood, canvas to cover totally the goods compartment to ensure waterproof during the transportation;

Do not use trailers to transport plant protection drugs.

c) Transportation means of plant protection drugs, drug materials will be loaded at the end of each ferry, if the ferry does not have exclusively used ferry for dangerous goods.

d) Transportation means of barrels of plant protection drugs, drug materials must be pasted up dangerous symbol of the transported goods group. The size of the dangerous symbol pasted up on vehicles is 500 mi-li-meters (mm) x 500 mi-li-meters (mm). Location of dangerous symbol is on the sides and rear of vehicles.

4. Troubleshooting

When getting trouble caused by broken, traffic accidents during transportation of plant protection drugs, drug materials, drivers, escorters or owners of the goods must take troubleshooting and simultaneously announce immediately to the local authorities or nearest competent state agency to take measures to prevent and remedy the consequences caused by the drug leakage. The offender shall bear all costs for remedy.

Article 33. Permit of transportation of plant protection drugs, drug materials.

1. Organizations, individual transporting a quantity of plant protection drugs, drug materials from 1,000kg/vehicle or more are required to have permit for transportation of plant protection drugs, drug materials issued by Branch of Plant Protection at provincial level.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The valid duration of permit for transportation of plant protection drugs, drug materials is granted according to each batch or from time to time but not exceeding 12 months from the date of issuance.

4. Form of permit for transportation of plant protection drugs, drug materials is specified in Appendix XI issued together with this Circular.

Article 34. The order and procedures for grant of permits for transportation of plant protection drugs, drug materials

1. Filing

Organizations, individuals requesting for permits for transportation of plant protection drugs, drug materials shall submit in person or send by post one (01) set of dossier to the competent authority in accordance with provisions of Clause 1 of Article 33 of this Circular.

2. Dossier

a) An application for a permit for transportation of plant protection drugs, drug materials in the form prescribed in Appendix X, issued together with this Circular;

b) A copy of the certificate of training in occupational safety in transportation, storage of plant protection drugs, drug materials of the vehicle driver or the goods escorter (bring the original for comparison when filing);

c) One of the following papers (certified copy):

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Contract of transporting plant protection drugs, drug materials;

Financial invoice on export, import of goods as plant protection drugs;

The declaration of transporting goods of the company (with certification and seal of the company)

d) Freight schedule, address and telephone number of the goods owner (with certification and seal of the company).

3. Appraisal of dossier and grant of permit for transporting plant protection drugs, drug materials

Within 03 (three) working days after receiving a complete dossier in accordance with provisions, the competent agency shall appraise dossier, if the dossier is valid, a permit for transporting plant protection drugs, drug materials shall be issued.

if the dossier is not valid, within 01 (a) working day after receiving complete dossier, the competent agency informs the organization, individual the contents needed to add, complete the dossier in accordance with regulations.

If refusing to grant permit for transporting plant protection drugs, drug materials, within 01 (a) working day, the competent agency informs the organization, individual in writing and states clearly the reasons.

Article 35. Content of the training on occupational safety in transportation, storage of plant protection drugs, drug materials

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The contents of training on occupational safety regulated in the Circular No. 37/2005/TT-BLDTBXH dated December 29, 2005 of the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs guiding the training on occupational safety and health;

2. The documents related to the transportation and storage of dangerous chemicals;

3. The characteristics of plant protection drugs;

4. Signals, symbols and signs of dangerous goods;

5. The measures to ensure the safe transportation of plant protection drugs, drug materials (first aid, road safety, basic knowledge on the use of protective instruments);

6. The measures of precaution and troubleshooting for each type of plant protection drug.

Article 36. Responsibility for the organization of training and granting training certificate

1. Plant Protection Department under the Ministry of Agriculture and Rural Development is responsible for setting up contents, training program for storekeepers, the goods escorters and drivers of transportation means of plant protection drugs.

2. Provincial-level Plant Protection Branch collaborates with the training facilities, vocational facilities, enterprises to organize training according to program content provided for in Article 35 of this Circular and grants training certificate in form provided in Appendix XII issued together with this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 37. Warehouses of plant protection drugs, drug materials

1. Locations of the warehouses of plant protection drugs, drug materials outside the industrial zones must be approved by the commune-level authorities.

2. Warehouses must be built solidly, made of refractory materials, not be flooded, ensured an aeration and convenience for the facilities of fire-fighting to operate; ensured the requirements of TCVN 5507:2002 Dangerous chemicals - safety regulations in production, sales, use, storage and transportation.

3. Warehouses must be equipped with fire extinguisher, poison prevention tools, emergency instruments and with dangerous symbol printed black skulls, crossbones on a white background in a lopsided square with the size like the symbol of dangerous goods of the vehicle or container specified in Appendix VI issued together with this Circular.

4. Drug warehouses must meet the provisions of the law on environmental protection.

Article 38. Preservation of plant protection drugs

1. The preservation of plant protection drugs must ensure the safety to humans, animals and the environment in the surrounding area.

2. The storekeepers must be trained in occupational safety in the preservation of plant protection drugs.

3. In the case of drug leakage, diffusion causing harm to the environment, drug owners are responsible for overcoming consequences under the supervision or inspection of plant protection agencies, environmental management agencies , commune-level authorities and bear all expenses for such remedy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

USE OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 39. General principles

1. Only use plant protection drugs on the list of plant protection drugs permitted for use or the list of plant protection drugs restricted use in Vietnam issued by the Minister of Agriculture and Rural Development.

2. Use plant protection drugs in compliance with instructions that have been written on the label.

3. The use of plant protection drugs must ensure the principle of four rights: right drug, right time, right dose and right method; must comply with the isolation time indicated on the label.

4. Prohibit the use of plant protection drugs in the list of plant protection drugs banned from use in Vietnam; drugs outside the list allowed to use, outside the list restricted use in Vietnam; drugs of unknown origin; drugs without labels or with label in foreign languages ​​only.

Article 40. Responsibilities of users of plant protection drugs

1. Use plant protection drugs for the right purpose and ensure the safety for their own, the community and the environment.

2. The users of plant protection drugs must take responsibility before law for the following acts:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Use of banned drugs, use of drugs outside the list of plant protection drugs permitted for use, the list of plant protection drugs restricted use in Vietnam, use of drugs of unknown origin;

c) Dispose of the packaging used to contain the drugs, pouring of the drugs not compliance with provisions causing adverse impact on the health of humans, animals and the environment.

3. If the use of plant protection drugs causes physical damage to others, it must pay compensation or causes damage on the health and lives of others, in addition to compensation, it must also be handled according to law.

Article 41. Responsibilities of the management agencies and the units trading plant protection drugs

1. State management agencies on plant protection and quarantine of the provinces and cities directly under the Central Government collaborate with the authorities to inspect the use of plant protection drugs in the manufacturing sectors, particularly in the areas specialized in the production of vegetables, tea, and fruit trees; to detect and handle the cases of deliberate violation of the general principles on the use of plant protection drugs prescribed in Article 39 of this Circular; to instruct the collection of packaging of plant protection drugs after they are used to dispose in accordance with regulations.

2. Commune People's Committees are responsible for managing the local sale and use of plant protection drugs; coordinating with the specialized agencies on plant protection and quarantine to organize the dissemination, guiding the effective use of plant protection drugs, prescribing locations of drug packaging collection after they are used and handling the violations.

3. Organizations, individuals trading plant protection drugs must instruct specifically, clearly the drug buyers, and take responsibility before law and pay compensation for economic damages due to the inadequate, incorrect, inaccurate propagation, advertising, using instruction of plant protection drugs making drug buyers and users confuse, causing harm to the health of humans, animals, the environment and harm to production.

Chapter VIII

DESTRUCTION OF PLANT PROTECTION DRUGS AND PACKAGING

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Destruction of plant protection drugs, packaging must meet the requirements specified in Article 22 of the Regulation on management of plant protection drugs, issued together with the Decree No. 58/2002/ND-CP of June 03, 2002 of the Government and the provisions of the law on hazardous waste disposal.

Article 43. The destruction

1. The process of collection, destruction of plant protection drugs, packaging may not scatter, spread or increase hazardous waste into the environment; must ensure the safety to humans, animals and the environment.

2. The destruction of plant protection drugs and packaging shall comply with the provisions of the law on environmental protection.

3. Organizations, individuals having plant protection drugs and packaging forced the destruction shall bear all costs of destruction. If plant protection drugs and packaging forced the destruction without owner on any locality, provincial-level People's Committee use the budget to carry out the destruction according to regulations.

Chapter IX

LABEL OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 44. General principles

1. All plant protection drugs when being sold and used must have labels in Vietnamese, the label contents must be consistent with the contents of the label sample approved by the Plant Protection Department upon registration, in compliance with the provisions of the Decree No. 89/2006/ND-CP dated August 30, 2006 of the Government on the goods label and instructions of the Globally Harmonized System of classification and labeling of goods.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If major label is not written adequately the required information, it must have auxiliary labels attached to each package.

The contents: the trade name; name of the organization or individual being responsible for the drug; origin; quantitative; production date; use term of the drug must be written on the major label.

3. The label must be stuck or printed on the drug packaging.

4. Label background is not coincided with the color indicating the toxicity of plant protection drugs.

5. Names of active ingredient or materials (technical drugs) are written only on the label in the item "components".

6. Any change in the content of label against the label sample approved upon registration must be approved by the Plant Protection Department.

7. Plant protection drugs restricted use must be stated "drugs restricted in use" on the label (for example: drug for warehouse disinfection restricted use Alumifos 56% TB).

8. Some drugs that are required by the management agency of plant protection drugs to warn the drug users, on their labels, it must be recorded the proper warnings on demand (for example: may not use drugs on rice after flowering; may not use drugs in the aquaculture sector).

Article 45. Content written on labels of plant protection drugs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Product information

Trade name;

Finished product form denoted according to the provisions on system of international sign on raw materials and finished products of plant protection drugs of CropLife Organization (CropLife International Codes for Technical and Formulated Pesticides) is defined in the Appendix XX issued together with this Circular;

The name, composition and content of active ingredient: specify unit in g/kg (for plant protection drugs under solid, viscous liquid, aerosol or volatile liquid forms); unit in g/l (for other liquid form) or percentage of weight (% w/w);

Solvent (if it alters the toxicity of the drug): the name and content of the solvent. Unit and recording method as for the active ingredient;

Real volume, unit of l or ml (for liquid drugs); net weight in kg or g (for drugs in the form of powder, granules); number of pellets, net weight in kg or g (for pellet drugs).

b) Information on safety

Information on toxicity in accordance with the provisions of Section 1 and Section 7 of Appendix V issued together with this Circular;

Image, color bar indicating the toxicity, toxic group of drugs in accordance with the provisions of Appendix VI issued together with this Circular;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Information on use

Using instructions appropriate with the contents registered;

Image for instruction of preservation, preparation and use (if any);

Isolation duration (days);

The ability to mix with other drugs (if any).

d) Other information

Number of registration of plant protection drugs;

Name of organization or individual registering;

Name and address of the unit taking final responsibility for the products in Vietnam;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Date of processing or bottling and packaging; use life (recorded in the same place, it is able to be abbreviated);

Preservation conditions.

2. Technical drugs

a) Name of the active ingredient;

b) Name, composition and content of active ingredient: specify unit in g/kg, g/l or percentage of weight (% w/w);

c) The real volume, net weight;

d) Name and address of the importer;

đ The producer's name, address of the producer;

e) Date of manufacture; use life (recorded in the same place, it is able to be abbreviated).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

PACKAGING OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 46. General principles

The packaging of plant protection drugs must comply with the requirements of TCVN 5507:2002 Dangerous chemicals - safety regulations in production, sales, use, storage and transportation, and the following requirements:

1. Plant protection drugs must be packed in good quality packaging; applied to all types of packaging of plant protection drugs including the type of packaging recycled or reused. Packaging must ensure that:

a) Good quality that can withstand normal impact and shocks during the transportation and transfer of goods between the vehicles and unloading them into warehouse manually or with motorized equipment;

b) It must be closed to ensure that there is no loss of chemicals in the process of preparing transportation or transportation with effects such as vibration, increase of temperature, moisture and pressure;

c) The outer packaging must be clean and free from any dangerous chemicals.

2. The parts of the packaging exposed to plant protection drugs must ensure that:

a) It is not be affected or impaired quality due to the chemical’s influence packed inside;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) It is used the appropriate inert lining to be the protective lining layer, isolate the packaging with plant protection drugs packed inside.

3. When packing plant protection drugs in liquid form, it is necessary to leave the space needed to ensure that the package does not leaked or deformed because of the increased volume of the liquid packaged when the temperature increases the during transportation.

4. The inner packaging layers (when the plant protection drugs are packed two layers) must ensure that under normal conditions of carriage, they can not be broken, punctured or leaked out the substances packed into the outer packaging layer.

5. The inner packaging in the form of easy to break or puncture as glass, porcelain, or a certain type of plastics need to be inserted firmly to the outer packaging with appropriate insert materials, vibration reducing buffer.

6. The plant protection drugs which are not packed together in the same outer packaging or in a large cellular, as these chemicals can react with each other and cause:

a) fire or great heat

b) heat or burning creating suffocating gas, oxidization or toxic gases;

c) Create the strong corrosive substances;

d) Create the instable substances.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. Liquid must be packed with appropriate packaging resistant to pressure from the inside generated in the process of transportation.

9. The packaging of plant protection drug produced or recycled, reused must ensure the technical requirements as prescribed.

10. The types of empty containers, packaging contained plant protection drugs must be managed as the packaging that is containing plant protection drugs.

11. All containers used for storage of liquid plant protection drugs must be tested the leak before use.

12. Packaging of plant protection drugs in the form of granules or powder should be tight enough so as not to fall or need the closed padding layers.

Chapter XI

INFORMATION, SEMINAR, ADVERTISING OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 47. General principles

1. Only conduct information, seminar, advertising of drugs in the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Contents of seminars, advertising of plant protection drugs must be consistent with the contents of the certificate of registration of plant protection drugs of such drugs.

3. All commercial seminars on plant protection drugs of the business organizations, individuals must have introduction program on "Safety in the use of plant protection drugs". Content of the program according to the Decision No. 779/QD-BVTV dated 22/5/2011 of the Plant Protection Department issuing basic standards of TCCS 20:2010/BVTV on guidances of effective and safe use of plant protection drugs.

4. Do not conduct information, seminars, advertising, recommendation of the use of plant protection drugs which are not in compliance with provisions in Article 48, not be consistent with the use purpose of the drugs registered; recommend the use of drugs contrary to the technical process issued by the authorities.

Article 48. Information, seminar, advertising of plant protection drugs

1. Plant protection drug information must ensure:

a) Honesty, clearity, objectiveness on function, effect, features and method to use the drug as well as the bad effects of drugs on humans, animals and the environment;

b) Guidance of drug use must be adequate, easy to understand, not misleading, misunderstood and confused; consistent with the contents registered, to ensure that drugs are used rationally, safely and effectively.

2. Seminar, advertising of plant protection drugs:

a) Advertising of plant protection drugs must comply with the provisions of the law on advertising;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Information on seminars, conferences, events, exhibitions, those who transfer advertising products, advertising objects and other advertising media having introduction of plant protection drug product, marketing of plant protection drug, science education program sponsored by the plant protection drug company on the local media is required to have written consent of the content of Provincial-level Plant Protection Branch.

4. The order, method to perform and dossier’s component registering for advertisement shall comply with the law on advertisement.

Chapter XII

TESTING OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 49. General principles

1. Only conduct testing of plant protection drugs in the field in Vietnam when having permit for testing in Vietnam. For tested drugs for registration purpose, the testing must be made by qualified organizations.

Organizations and individuals directly conducting the testing of plant protection drug are not allowed to know the name of drug tested to ensure the objectivity.

2. Make biological effect testing to determine the effectiveness of pest prevention or plant growth regulation (including the safety for plant) in the cultivation conditions of the main production areas on the territory of Vietnam.

3. Testing for determining the isolation duration is to determine a duration from the last use of plant protection drug until product is harvested in cultivation conditions of of the main production area on the territory of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Biological effect testing;

b) Testing for determining the isolation duration;

c) For drugs of plant growth regulation, in addition to the biological effect testing, testing for determining the isolation duration, it also evaluates the effects of drugs to a number of indicators of the quality of products corresponding to each kind of plant.

Article 50. Form and scale of testing for registration purpose

The forms, scale of testing for an plant object and a kind of pest:

1. Biological effect testing

a) Narrow area testing is the testing on a small-scale. Testing area is from ​​25-50 square meters (m2)/square, repeat 3-4 times; must conduct at least 02 (two) production areas (north and south), each testing area is made at 02 (two) locations and should be conducted in 02 (two) different production seasons. For plants or pest that only have at 01 (one) the production area, it conducts testing only at 03 (three) different locations in 02 (two) seasons of the production area.

b) Large area testing is the testing made on a large-scale, with an area of ​​300-500 square meters (m2); it must conduct at least 02 (two) production areas (north and south), each area is made at 01 (one) location and is carried out in 01 (one) production season. For plants or pest that only have at 01 (one) the production area, it conducts testing in 02 (two) different locations in such production area.

c) For perennial plants and special testing objects (agricultural pests in warehouse, processing of after-harvest agricultural products, forest pests, field rat, warehouse rat and agglomeration, work termites), the size of the testing square must comply with specialized testing process.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Testing for determining the isolation duration of plant protection drugs for crops is carried out on a large scale, with an area of ​​300-500 square meters (m2), shall not repeat, at 02 (two) production areas (north and south) in 02 (two) production seasons.

b) For plants only 01 season/year, the testing is conducted in 02 (two) different locations in 01 (one) production season.

c) For plants only having at 01 (one) production area, conduct the determination of isolation duration in 02 (two) locations in 02 (two) of production seasons of such area. For plants only having in 01 (one) production area and having 01 season/year, the testings are conducted in 04 (four) different locations in such production area.

Article 51. Conditions for the implementation of testing plant protection drugs

1. The head of the organization must have a university degree or higher specialized in plant protection or in cultivation, biology, and chemical with training certificate of testing plant protection drugs.

2. Having a team of staffs who work as plant protectors and have been trained in testing of plant protection drugs.

3. Having technical facilities meeting the requirements of the plant protection drug testing.

4. It may not be directly tested plant protection drugs registered by the testing organization or authorized to register plant protection drugs in Vietnam.

Article 52. Responsibilities of the organization conducting the testing of plant protection drugs

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To perform full, serious testing process and testing requirements.

3. Not to organize, guide for visiting the field tested plant protection drugs without the consent of the Department of Plant Protection.

4. To take responsibility before law for the accuracy of testing result.

5. To report testing results in the form prescribed in Appendix XVII and Appendix XVIII issued together with this Circular.

6. To keep all the raw data of the testing at least 05 (five) years from the ending date of the testing.

Article 53. Responsibilities of the organizations and individuals that have plant protection drug products need tested

1. Organizations and individuals having plant protection drugs need to be tested shall send in person or by post 01 (a) set of dossier to the organization testing plant protection drug, including:

- A certified copy of the permit of testing plant protection drugs issued by the Department of Plant Protection;

- The drug sample.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) True type, quality as for testing requirements and specified in the permit of testing plant protection drugs;

b) Adequate quantity;

c) Packed carefully with seal or intact in the producer's packaging.

3. To provide the Department of Plant Protection full information on the products need to be tested as provided for in Article 8, Article 16 of this Circular and propose dose, concentration for testing. To take responsibility for the accuracy of such information. In case the tested products cause damage to humans, plants, animals and the environment, the organizations and individuals having products must take responsibility for paying compensation for damages under Vietnamese law.

Article 54. Responsibilities of the Department of Plant Protection

1. To manage and organize the activities on plant protection drug testing to ensure objectivity and accuracy.

2. To specify the organizations to conduct the testing of plant protection drugs.

3. To train staffs working in the field of testing plant protection drugs.

4. To organize the inspection, evaluation of the results of the testing of plant protection drugs.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter XIII

INSPECTION OF QUALITY, RESIDUES, CERTIFICATION AND DISCLOSURE OF THE PLANT PROTECTION DRUGS

Article 55. General principles

1. Inspection of quality of plant protection drugs is the determination of the active ingredient, form of drug, content of impurities potentially causing toxicity to plants, humans or contamination to the environment (if any), the content of additives having the effect of enhancing the safety of the product to humans, plants (if any); chemical and physical properties related to the biological activity and safety of the drug in the preservation and use.

2. Inspection of plant protection drug residues in agricultural and forest products, food and the environment (called as articles) is the determination of the amount of the active ingredient and other metabolic products of plant protection drug having toxicity remaining in the articles.

3. Plant protection drugs required to be inspected quality include technical drugs and finished product of imported plant protection drugs; finished product of in-warehouse plant protection drugs, factories for production, processing, bottling, packaging, and sale.

4. Plant protection drugs and materials imported must be sampled to inspect the quality before being imported and comply with the Circular No. 77/2009/TT-BNNPTNT dated December 10, 2009 of the Minister Ministry of Agriculture and Rural Development regulating the state inspection on the quality of imported plant protection drugs.

5. The state inspection of plant protection drug residues in agricultural products of imported plant product shall comply with the Circular No. 13/2011/TT-BNNPTNT dated March 16, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development guiding the food safety inspection of imported plant products and the current legal documents.

6. The state inspection of quality of plant protection drugs and plant protection drug residues in agricultural products of plant product circulated on the market shall comply with the Law on Quality of Products, Goods and the Circular No. 16/2009/TT-BKHCN dated June 02, 2009 of the Minister of Science and Technology guiding the state inspection on quality of goods circulated on the market.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8. The state inspection of quality of plant protection drugs and plant protection drug residues in agricultural products of plant product is made in eligible organizations designated by the Ministry of Agriculture and Rural Development or agencies decentralized by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

The designation of the testing organizations shall comply the Circular No. 16/2011/TT-BNNPTNT dated April 01, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development regulating assessment, designation and management of the laboratories of agriculture and rural development and the Circular No. 52/2012/TT-BNNPTNT dated October 22, 2012, amending and supplementing a number of Articles of the Circular No. 16/2011/TT-BNNPTNT dated April 01, 2011 and the Circular No. 54/2011/TT-BNNPTNT dated August 03, 2011.

9. Certification of regulation conformity and announcement of regulation conformity are the activities required for the organizations and individuals engaged in production and trading of plant protection drugs.

Article 56. Bases for inspection of plant protection drug quality, residues, certification of regulation conformity and announcement of regulation conformity.

1. Sampling for inspection of quality and residues of plant protection drugs must comply with the national standard TCVN 8143: 2009: plant protection drugs - Determination of the content of cypermethrin active ingredient, Appendix A, the sampling method; TCVN 5139 : 2008: The sampling recommendation method to determine the residues of plant protection drugs in accordance with the maximum residue limits (MRL).

Minute of sampling for inspection of quality and residues of plant protection drugs shall be in the form prescribed in Appendix XV and Appendix XVI issued together with this Circular.

2. Inspection of quality and residues of plant protection drugs must comply with the national technical regulation (QCVN), national standards (TCVN); basis standards (TC) of the Plant Protection Department (if there is no national technical regulations, national standards). In case of having no above bases, apply the international documents, regional documents and producers of plant protection drugs.

3. Bases for certification of regulation conformity and announcement of regulation conformity of plant protection drugs shall be specified in the national technical regulation (QCVN), national standards (TCVN), basis standards (TC) of the Plant Protection Department announced annually by the Plant Protection Department.

4. Sample for inspection of quality and residues of plant protection drugs must be preserved for a period of 03 (three) months from the date of receipt of sample.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 57. The order and method of implementation

1. Inspection of quality and residues of plant protection drugs

a) Sample sending

Organizations and individuals having plant protection drugs required for inspection of quality or agricultural products need to be inspected residues of plant protection drugs (collectively called as sample) send in person or send via post an amount of samples in accordance with provisions of sampling standard for inspection, inspection requirement slip is specified by the inspection organization and sampling minute (if any).

The persons who receive samples shall review the requirement slip, inspect sample status and give time limit for returing result according to provisions.

b) Inspection and inspection result issuance

Within a period of not more than 15 (fifteen) working days from receipt of samples, the inspection organizations shall inform the inspection results.

2. Certification and announcement of regulation conformity of plant protection drugs shall comply with the provisions of the Circular No. 55/2012/TT-BNNPTNT dated October 31, 2012 of the Minister of Agriculture and Rural Development guiding procedures to designate the organizations of regulation conformity certification and and announcement of regulation conformity of drugs, the scope of State management of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 58. Responsibilities of the Department of Plant Protection

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Train staffs working in the inspection activities of quality and residues of plant protection drugs;

3. Designate the regulation conformity certification organizations, laboratories of plant protection drugs in accordance provisions of the Circular No.55/2012/TT-BNNPTNT, the Circular No.16/2011/TT-BNNPTNT and the Circular No. 52/2012/TT-BNNPTNT. A List of regulation conformity certification organizations, laboratories, national technical standards (QCVN), national standards (TCVN), basis standards (TC) are publicly announced on the website of the Department of Protection plant.

Chapter XIV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 59. Transitional provisions

1. Plant protection drugs specified in Clause 7, Article 6 of this Circular are only imported, manufactured, sold, used for a maximum period of 02 (two) years from the effective date of this Circular; if the Certificate of registration of plant protection drugs expires, it shall be extended only for enough 02 (two) years from the effective date of this Circular.

2. Plant protection drugs specified in Clause 5, Article 6 of this Circular are only sold, used for a maximum period of 06 (six) months from the effective date of this Circular.

If the plant protection drugs are newly added to Appendix III of the Rotterdam Convention, the plant protection drugs are warned by the Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO), the Environment Programme of the United United Nations (UNEP) or are proposed for banning use in Vietnam by the Scientific Council of the Ministry of Agriculture and Rural Development, they were excluded from the list of plant protection drugs permitted for use, restricted use and are imported, manufactured, traded and used only for a maximum period of 02 (two) years from the effective date of the decision of the competent authorities.

3. Chemical plant protection drugs registered on vegetables, fruit trees and tea trees which have been granted permit for inspection but did not provide for testing the isolation duration prior to the effective date of this Circular, it must test the isolation duration.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Foreign organizations and individuals directly bearing the name of registration but have not met the provisions of Clauses 2, 3 and 4 of this Circular shall comply with the provisions for a period of 01 (one) year from the effective date of this Circular.

Article 60. Effect

This Circular takes effect from February 25, 2013.

This Circular replaces the Circular No. 38/2010/TT-BNNPTNT dated June 28, 2010 of the Minister of Agriculture and Rural Development regulating management of plant protection drugs and Article 1 of the Circular No. 18/2011/TT-BNNPTNT dated April 06, 2011 of the Minister of Agriculture and Rural Development on the amendment, supplement or annulling of a number of provisions of the administrative procedures in the field of plant protection and quarantine under the Resolution No. 57/NQ-CP dated December 15, 2010.

Article 61. Responsibility for implementation

The units of the Ministry of Agriculture and Rural Development, Departments of Agriculture and Rural Development of the provinces and cities directly under the central government, the relevant organizations and individuals shall implement this Circular;

In the course of implementation, if there are difficulties and problems, the organizations and individuals should reflect to the Ministry of Agriculture and Rural Development (Department of Plant Protection) for prompt settlement. /.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

FOR THE MINISTER
DEPUTY MINISTER




Bui Ba Bong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 03/2013/TT-BNNPTNT ngày 11/01/2013 về quản lý thuốc bảo vệ thực vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


43.958

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.94.236
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!