Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 58/2002/NĐ-CP Điều lệ bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Số hiệu: 58/2002/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/06/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/2002/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2002

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 58/2002/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2002 BAN HÀNH ĐIỀU LỆ BẢO VỆ THỰC VẬT, ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH THỰC VẬT VÀ ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật ngày 25 tháng 7 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này:

1. Điều lệ bảo vệ thực vật;

2. Điều lệ kiểm dịch thực vật;

3. Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Nghị định này thay thế Nghị định số 92/CP ngày 27 tháng 11 năm 1993 của Chính phủ ban hành kèm các Điều lệ: bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, quản lý thuốc bảo vệ thực vật. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

ĐIỀU LỆ BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Điều lệ này quy định về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

Điều 2.

1. Tài nguyên thực vật phải được bảo vệ gồm cây và sản phẩm của cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây làm thức ăn gia súc, cây làm thuốc, cây hoa, cây cảnh và cây có ích khác.

2. Những sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải phòng trừ gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại gây hại, cây dại gây hại, chuột gây hại, chim gây hại, sinh vật lạ gây hại và sinh vật gây hại khác (gọi chung là sinh vật gây hại).

Điều 3. Việc bảo vệ tài nguyên thực vật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

1. Tiến hành thường xuyên, đồng bộ lấy biện pháp phòng là chính, phát hiện, diệt trừ phải kịp thời;

2. Kết hợp giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài, giữa lợi ích Nhà nước, tập thể với lợi ích cá nhân và bảo đảm lợi ích chung của toàn xã hội;

3. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại phải đạt hiệu quả, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho người, cây trồng, sinh vật có ích, hạn chế ô nhiễm môi trường và giữ gìn cân bằng hệ sinh thái;

4. Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó coi trọng biện pháp sinh học và kinh nghiệm cổ truyền của nhân dân. Thuốc bảo vệ thực vật hoá học chỉ được dùng khi thật cần thiết và phải tuân theo các quy định của cơ quan bảo vệ thực vật.

Điều 4.

1. Các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp tổ chức chỉ đạo hoạt động phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

2. Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và mọi cá nhân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

Chương 2:

PHÒNG, TRỪ SINH VẬT GÂY HẠI TÀI NGUYÊN THỰC VẬT

Điều 5. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải được thực hiện thường xuyên, đồng bộ, kịp thời trong các hoạt động nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất, khai thác, chế biến, bảo quản, buôn bán, sử dụng, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh và các hoạt động khác liên quan đến tài nguyên thực vật.

Các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phải được phổ biến, tuyên truyền, huấn luyện sâu rộng trong nhân dân.

Điều 6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm sau đây:

1. Điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo và thông báo về khả năng, thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại;

2. Kiểm tra tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật và yêu cầu chủ tài nguyên thực vật cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện cần thiết cho quá trình kiểm tra;

3. Tiến hành hướng dẫn những biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; lập biên bản về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ thực vật và báo cáo với cấp có thẩm quyền xử lý;

4. Đề nghị Uỷ ban nhân dân cùng cấp hoặc cơ quan quản lý, đơn vị sản xuất, kinh doanh huy động nhân lực, vật lực phục vụ cho công tác phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

5. Tiến hành khảo sát, thực nghiệm, hướng dẫn việc áp dụng công nghệ bảo vệ thực vật vào sản xuất.

Điều 7. Chủ tài nguyên thực vật có trách nhiệm sau đây:

1. Chủ động kiểm tra, theo dõi, phát hiện và nắm diễn biến của sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình ở ngoài đồng ruộng và trong kho;

2. Áp dụng các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại như: xử lý giống, vệ sinh đồng ruộng, làm đất, gieo trồng giống chống chịu sâu bệnh, bón phân, tưới tiêu nước hợp lý và gieo trồng đúng thời vụ;

3. Khi sinh vật gây hại phát sinh tới mức phải trừ thì chủ tài nguyên thực vật có nghĩa vụ áp dụng mọi biện pháp vật lý, thủ công, sinh học và thuốc bảo vệ thực vật theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, của tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật;

4. Khi phát hiện sinh vật gây hại có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đối với tài nguyên thực vật thì phải báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật nơi gần nhất;

5. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật thông báo tình hình sinh vật gây hại trong vùng và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, trừ.

Điều 8. Việc thực hiện chế độ thông tin và báo cáo trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật được quy định như sau:

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp dưới phải báo cáo kế hoạch công tác bảo vệ thực vật, tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật và kết quả phòng, trừ sinh vật gây hại thực vật định kỳ, đột xuất, hàng vụ, hàng năm theo quy định của ngành bảo vệ thực vật với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan bảo vệ thực vật chuyên ngành cấp trên;

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp trên có trách nhiệm thông tin và hướng dẫn biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật cho cơ quan bảo vệ thực vật cấp dưới và tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật.

Điều 9. Điều kiện công bố dịch:

1. Trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát triển nhanh trên diện rộng và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng trên 60% diện tích gieo trồng bị nhiễm và trên 30% diện tích gieo trồng bị nhiễm nặng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cơ quan bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, kết luận.

2. Trên phạm vi quốc gia:

Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát triển nhanh trên phạm vi từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng trên 30% diện tích gieo trồng của vùng lãnh thổ hoặc quốc gia bị nhiễm và trên 15% diện tích gieo trồng của vùng lãnh thổ hoặc quốc gia bị nhiễm nặng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, kết luận.

Điều 10. Thẩm quyền quyết định công bố dịch, bãi bỏ công bố dịch:

1. Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật trên phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đủ điều kiện để công bố dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Điều lệ này thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định công bố dịch và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

2. Nếu sinh vật gây hại tài nguyên thực vật trên phạm vi quốc gia đủ điều kiện để công bố dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Điều lệ này thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố dịch và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

3. Sau thời gian công bố dịch nếu sinh vật gây hại không còn khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng thì phải công bố quyết định hết dịch; người có thẩm quyền đã ra quyết định công bố dịch thì bãi bỏ quyết định công bố dịch đó.

Khi công bố dịch, cơ quan bảo vệ thực vật các cấp có trách nhiệm theo dõi, đề xuất các biện pháp dập tắt dịch không để lây lan và có kế hoạch phòng, chống dịch tái phát.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khi có quyết định công bố dịch:

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương có dịch nhanh chóng dập tắt dịch, ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác;

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có dịch phải tổ chức chỉ đạo các cơ quan hữu quan phối hợp với các tổ chức xã hội, huy động nhân dân trong vùng có dịch thực hiện ngay các biện pháp hữu hiệu để dập tắt dịch và ngăn ngừa dịch lây lan sang các vùng khác. Căn cứ vào tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan của dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân nơi có dịch báo cáo cấp trên trực tiếp để áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm dập tắt dịch, khắc phục hậu quả và nhằm tránh dịch tái phát;

3. Trường hợp địa phương có dịch đã huy động nhân lực, vật lực hết khả năng của mình để chống dịch mà vẫn không thể dập tắt dịch thì Chủ tịch UỶ BAN nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng các biện pháp cần thiết dập tắt dịch;

4. Chủ tài nguyên thực vật, tổ chức, cá nhân có liên quan ở nơi có dịch phải thực hiện các biện pháp để dập tắt dịch theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 12. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 13 của Điều lệ này được hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật với các nội dung sau:

1. Điều tra, dự tính, dự báo tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

2. Hướng dẫn chủ tài nguyên thực vật các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

3. Kinh doanh vật tư bảo vệ thực vật;

4. Thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.

Điều 13. Người trực tiếp làm dịch vụ bảo vệ thực vật phải có các điều kiện sau:

1. Có trình độ chuyên môn về bảo vệ thực vật (văn bằng hoặc chứng chỉ);

2. Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp quận, huyện trở lên cấp theo quy định;

3. Có địa chỉ giao dịch hợp pháp, rõ ràng.

Đối với hoạt động dịch vụ kinh doanh vật tư bảo vệ thực vật còn phải tuân theo các quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được quy định trong Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành kèm theo Nghị định này.

Điều 14. Tổ chức, cá nhân làm dịch vụ bảo vệ thực vật có trách nhiệm sau đây:

1. Được ký hợp đồng làm dịch vụ bảo vệ thực vật với chủ tài nguyên thực vật theo đúng các quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế;

2. Phải thực hiện đầy đủ những quy định của Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các quy định của Nghị định này.

Điều 15. Nghiêm cấm các hành vi:

1. Sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật có khả năng gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích như: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng hướng dẫn;

2. Đưa sản phẩm đã xử lý thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo thời gian cách ly đối với mỗi loại thuốc và vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép trên nông sản phẩm vào buôn bán, sử dụng;

3. Nhập khẩu, xuất khẩu, sản xuất, vận chuyển, quá cảnh, tàng trữ, buôn bán, sử dụng giống cây bị nhiễm sâu bệnh nặng hoặc nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

ĐIỀU LỆ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58 /2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Điều lệ này quy định về công tác kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, nội địa và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bằng biện pháp xông hơi khử trùng.

Điều 2. Trong Điều lệ này những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đối tượng kiểm dịch thực vật là loại sinh vật gây hại có tiềm năng gây tác hại nghiêm trọng tài nguyên thực vật trong một vùng mà ở đó loại sinh vật này chưa xuất hiện hoặc xuất hiện có phân bố hẹp;

2. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là thực vật, sản phẩm thực vật, phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật;

3. Tình trạng nhiễm dịch thực vật là mức độ, tính chất nhiễm sinh vật gây hại của vật thể;

4. Kiểm tra vật thể bao gồm điều tra, quan sát, theo dõi, lấy mẫu, phân tích, giám định, nghiên cứu để xác định tình trạng nhiễm dịch;

5. Xử lý vật thể bao gồm việc tái chế, chọn lọc, thải loại, làm sạch, khử trùng, trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ vật thể;

6. Khử trùng là việc tiêu diệt sinh vật gây hại vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

7. Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều loài sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật đã được công bố;

8. Vùng dịch là khu vực có nhiễm ổ dịch;

9. Lô vật thể là một lượng nhất định của vật thể có các điều kiện và yếu tố giống nhau về khả năng nhiễm dịch;

10. Địa điểm kiểm dịch thực vật là nơi kiểm tra vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi di chuyển vật thể đó.

Điều 3. Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (trong Điều lệ này còn được gọi là vật thể) bao gồm:

1. Thực vật, sản phẩm thực vật;

2. Phương tiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển, đất, kho tàng hoặc những vật thể khác có khả năng mang đối tượng kiểm dịch thực vật.

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan kiểm dịch thực vật và chủ vật thể được quy định như sau:

1. Chủ vật thể phải thực hiện việc theo dõi, phòng trừ sinh vật gây hại, xử lý các vật thể nhiễm dịch, vật thể không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, xuất khẩu hoặc vận chuyển ra khỏi vùng dịch theo quy định về kiểm dịch thực vật.

Trường hợp việc xử lý vật thể nhiễm dịch phải được thực hiện khẩn cấp mà chủ vật thể không có khả năng thực hiện thì cơ quan kiểm dịch thực vật xử lý.

Trường hợp cùng một lúc phải xử lý vật thể nhiễm dịch của nhiều chủ vật thể, nhưng các chủ vật thể không thoả thuận được với nhau về việc xử lý thì cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định và chủ vật thể phải thực hiện.

Chủ vật thể phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý vật thể. Trường hợp không có chủ vật thể, chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện chuyên chở, người bảo quản vật thể phải thực hiện những quy định về kiểm dịch thực vật đối với phương tiện và vật thể mà mình chuyên chở, bảo quản theo phương tiện đó cũng như chịu mọi chi phí cho việc xử lý vật thể.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật (trong Điều lệ này còn được gọi là cơ quan kiểm dịch thực vật) có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, chứng nhận việc thực hiện các biện pháp theo dõi, phòng trừ và xử lý vật thể.

Điều 5. Việc xông hơi khử trùng vật thể xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nội địa; vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật phải do tổ chức, cá nhân trong nước có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 30 của Điều lệ này thực hiện.

Điều 6. Thủ tục kiểm dịch thực vật:

1. Chủ vật thể hoặc người được chủ vật thể uỷ quyền phải thực hiện:

a) Khai báo trước ít nhất 24 giờ với cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất;

Đối với hành lý xách tay, hành lý gửi theo phương tiện chuyên chở là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thì phải khai báo vào tờ khai xuất nhập cảnh và được cơ quan kiểm dịch thực vật kiểm tra tại chỗ;

Đối với những vật thể thuộc diện kiểm dịch là hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc đóng gói chung với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu khác (trừ hành lý xách tay, hành lý gửi theo phương tiện chuyên chở của hành khách xuất, nhập cảnh) khi chủ hàng hoá nộp hồ sơ hải quan để làm thủ tục phải có giấy đăng ký kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch thực vật.

b) Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ kiểm dịch thực vật kiểm tra, lấy mẫu vật thể như: mở, đóng phương tiện vận chuyển, kho chứa, kiện hàng, cung cấp nhân lực cho việc lấy mẫu;

c) Nộp phí kiểm dịch thực vật theo quy định.

2. Cơ quan kiểm dịch thực vật phải kiểm tra, phúc tra, trả lời kết quả ngay trong phạm vi 24 giờ sau khi chủ vật thể khai báo. Trong trường hợp phải kéo dài quá 24 giờ, cơ quan kiểm dịch thực vật phải báo cho chủ vật thể biết.

Điều 7. Trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định và công bố:

1. Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam;

2. Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Điều 8. Thủ tục kiểm tra vật thể và lập hồ sơ về kiểm dịch thực vật phải được áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 9. Cán bộ kiểm dịch thực vật khi làm nhiệm vụ:

1. Phải mang sắc phục, phù hiệu, cấp hiệu, thẻ kiểm dịch thực vật;

2. Được vào những nơi có vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

3. Đối với những nơi cơ mật thuộc về an ninh quốc phòng và trường hợp đặc biệt khác thì phải được cấp có thẩm quyền quản lý các cơ sở đó tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo cả hai yêu cầu bảo mật và kiểm dịch thực vật.

Điều 10. Việc phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm dịch thực vật được quy định như sau:

1. Cơ quan hải quan có trách nhiệm kết hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật trong việc kiểm tra, giám sát đối với vật thể. Thủ tục hải quan chỉ hoàn tất đối với vật thể kiểm dịch thực vật sau khi đã làm đầy đủ thủ tục kiểm dịch thực vật. Nội dung khai báo kiểm dịch thực vật được thể hiện trong tờ khai xuất nhập cảnh;

Những vật thể mà cơ quan kiểm dịch thực vật buộc tái xuất, buộc phải tiêu huỷ hoặc sau khi kiểm dịch, kết luận được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo cho cơ quan hải quan cửa khẩu nơi có vật thể đó xuất nhập khẩu biết, đồng thời cơ quan kiểm dịch thực vật chủ động phối hợp với cơ quan hải quan và các cơ quan khác liên quan giải quyết, xử lý những vấn đề liên quan khi cơ quan kiểm dịch thực vật có yêu cầu;

2. Các cơ quan nhà nước hữu quan (Cảng vụ, Hải quan, Bưu điện, Công an, Bộ đội Biên phòng, Quản lý thị trường...) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật trong việc kiểm tra, ngăn chặn, bắt giữ các đối tượng vi phạm quy định kiểm dịch thực vật.

Chương 2:

KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Điều 11. Vật thể nhập khẩu vào Việt Nam phải có những điều kiện sau đây:

1. Có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu cấp;

2. Không có đối tượng kiểm dịch thực vật và không có sinh vật gây hại lạ, nếu có thì đã qua xử lý;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật đối với vật thể nhập khẩu.

Điều 12. Thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu:

1. Khi vật thể nhập khẩu vào cửa khẩu đầu tiên, chủ vật thể phải báo với cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam nơi gần nhất. Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành làm thủ tục tại cửa khẩu đầu tiên. Trong trường hợp đặc biệt thủ tục kiểm dịch thực vật được tiến hành tại địa điểm khác có điều kiện cách ly;

2. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với vật thể nhập khẩu được thực hiện theo Điều 6, Điều 8 của Điều lệ này;

3. Khi phương tiện vận tải đường thuỷ chuyên chở vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đến phao số "0", chủ phương tiện phải khai báo và cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam kiểm tra, nếu không có đối tượng kiểm dịch thực vật thì phương tiện đó được phép nhập cảng, nếu có đối tượng kiểm dịch thực vật thì phải xử lý triệt để;

Việc kiểm tra vật thể nhập khẩu chuyên chở trên phương tiện vận tải đường thuỷ được tiến hành tại địa điểm kiểm dịch ở cảng Việt Nam;

4. Vật thể tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập khi nhập khẩu phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật như đối với vật thể nhập khẩu.

Điều 13

1. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu giống cây và sinh vật có ích phải có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 11 của Điều lệ này.

a) Đối với giống cây được phép nhập khẩu chỉ được vận chuyển đến và gieo trồng tại địa điểm đã đăng ký ở cửa khẩu nhập. Khi đến địa điểm trên phải khai báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tại địa phương để tiếp tục theo dõi, kiểm tra tình hình sinh vật gây hại;

b) Đối với giống cây trồng mới, lần đầu tiên nhập khẩu chỉ được gieo trồng tại địa điểm theo quy định của cơ quan kiểm dịch thực vật để theo dõi sinh vật gây hại. Chỉ sau khi cơ quan này kết luận không mang đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì mới được đưa ra sản xuất; thời gian theo dõi đối với từng nhóm cây thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

c) Đối với sinh vật có ích, khi có yêu cầu nhập khẩu chủ vật thể phải cung cấp các tài liệu có liên quan cho cơ quan kiểm dịch thực vật để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.

2. Việc kiểm dịch thực vật đối với giống cây, sinh vật có ích phải theo một quy trình kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

3. Tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu vật thể có khả năng làm giống cũng phải thực hiện quy định như nhập khẩu giống cây.

Điều 14. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật, chủ vật thể trong việc vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật thể được quy định như sau:

1. Cơ quan kiểm dịch thực vật có quyền giám sát về mặt kiểm dịch thực vật đối với vật thể nhập khẩu kể từ khi vật thể đó được đưa vào lãnh thổ Việt Nam;

2. Chủ vật thể phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam cấp và thực hiện đầy đủ các biện pháp quy định tại giấy chứng nhận đó trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng vật thể.

Điều 15. Cơ quan kiểm dịch thực vật được phép phối hợp với cơ quan kiểm dịch thực vật nước xuất khẩu kiểm tra, xử lý vật thể nhập khẩu tại nước xuất khẩu.

Điều 16. Nghiêm cấm đưa đối tượng kiểm dịch thực vật, sinh vật gây hại lạ còn sống ở bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào vào Việt Nam, trong trường hợp cần đưa vào để nghiên cứu thì phải được phép của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 17

1. Việc xử lý trong trường hợp phát hiện vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật được thực hiện như sau:

a) Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật chưa có trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam thì không được phép nhập khẩu và phải trả về nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ. Trường hợp có thể xử lý triệt để bằng biện pháp khác thì áp dụng biện pháp đó;

b) Nếu vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật có phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam mà thuộc Danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc những sinh vật gây hại lạ khác thì trước khi đưa vào nội địa phải thực hiện các biện pháp xử lý triệt để do cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định. Trường hợp việc xử lý không thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam thì có thể trả lại nơi xuất xứ hoặc tiêu huỷ.

2. Việc xử lý vật thể từ nước ngoài do trôi dạt, rơi vãi, vứt bỏ, để lọt vào Việt Nam thuộc thẩm quyền của cơ quan kiểm dịch thực vật có sự phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan.

Chương 3:

KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU

Điều 18. Cơ quan kiểm dịch thực vật chỉ thực hiện kiểm dịch thực vật đối với vật thể xuất khẩu trong trường hợp:

1. Hợp đồng mua bán có yêu cầu, các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định;

2. Chủ vật thể yêu cầu kiểm dịch thực vật.

Điều 19. Thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu bao gồm:

1. Khi vật thể xuất khẩu đến cửa khẩu cuối cùng hoặc đến nơi mà từ đó vật thể xuất khẩu ra nước ngoài, chủ vật thể phải báo trước với cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất;

2. Cơ quan kiểm dịch thực vật tiến hành làm thủ tục kiểm dịch và có quyền ra quyết định hoặc chấp nhận theo yêu cầu của chủ vật thể thực hiện phương thức kiểm tra sơ bộ tại cơ sở sản xuất, bảo quản ở sâu trong nội địa và phúc tra tại cửa khẩu cuối cùng, trong trường hợp này việc kiểm tra và phúc tra cuối cùng vẫn phải được thực hiện để cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật;

3. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với vật thể xuất khẩu được thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 8 của Điều lệ này.

Điều 20. Trách nhiệm của cơ quan kiểm dịch thực vật, chủ vật thể trong khi vận chuyển vật thể ra khỏi lãnh thổ Việt Nam được quy định như sau:

1. Cơ quan kiểm dịch thực vật có quyền giám sát về mặt kiểm dịch thực vật đối với vật thể xuất khẩu từ khi vật thể được kiểm tra, phúc tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

2. Chủ vật thể xuất khẩu phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật theo quy định tại Điều 18 của Điều lệ này trong khi vận chuyển vật thể từ địa điểm kiểm dịch thực vật xuất khẩu ra nước ngoài và phải thực hiện đầy đủ các biện pháp quy định tại giấy chứng nhận đó.

Chương 4:

KIỂM DỊCH THỰC VẬT QUÁ CẢNH

Điều 21. Vật thể khi quá cảnh hoặc lưu kho bãi trên lãnh thổ Việt Nam phải thông báo trước cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam và phải được cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam đồng ý; đồng thời phải được đóng gói theo đúng quy cách hàng hoá nhằm không để lây lan sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển và lưu kho bãi.

Điều 22. Thủ tục kiểm dịch thực vật quá cảnh bao gồm:

1. Khi vật thể quá cảnh vào cửa khẩu đầu tiên của Việt Nam, chủ vật thể phải khai báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật gần nhất và xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất xứ;

2. Cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam có quyền giám sát vật thể đó, kiểm tra phương tiện vận chuyển và bên ngoài vật thể.

Điều 23. Khi vật thể quá cảnh Việt Nam, nếu có đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam hoặc đóng gói không đúng quy cách hàng hoá thì chủ vật thể phải áp dụng biện pháp xử lý hoặc đóng gói lại theo đúng quy định.

Chủ vật thể chịu mọi chi phí cho việc xử lý hoặc đóng gói lại.

Chương 5:

KIỂM DỊCH THỰC VẬT NỘI ĐỊA

Điều 24. Nội dung của công tác kiểm dịch thực vật nội địa:

1. Quản lý tình hình sinh vật gây hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam và sinh vật có ích;

2. Quản lý và thực hiện các biện pháp xử lý khi phát hiện ổ dịch.

Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật:

1. Thường xuyên điều tra, theo dõi, giám sát tình hình sinh vật gây hại trên giống cây trồng nhập nội và sản phẩm thực vật lưu trữ trong kho;

2. Khi có giống cây, sinh vật có ích nhập nội về địa phương gieo trồng, sử dụng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của địa phương phải thực hiện:

a) Kiểm tra giấy tờ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật của giống cây, sinh vật có ích;

b) Theo dõi, giám sát nơi gieo trồng, sử dụng;

c) Nếu chủ vật thể không thực hiện đúng các thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu quy định tại Điều 12 của Điều lệ này thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của địa phương thực hiện các biện pháp theo quy định của pháp luật;

3. Xác định ranh giới vùng dịch, địa điểm kiểm dịch thực vật nội địa khi vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch, thực hiện việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa, giám sát việc vận chuyển vật thể ra khỏi vùng dịch;

4. Kiểm tra giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và theo dõi, giám sát lô vật thể được đưa từ vùng dịch tới địa phương;

5. Quyết định biện pháp xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện biện pháp xử lý;

6. Ở nơi có nhiều ổ dịch, có dấu hiệu các ổ dịch lan tràn thành vùng dịch, cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền công bố dịch theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

Điều 26. Trách nhiệm của chủ vật thể:

1. Chủ vật thể phải thường xuyên theo dõi tình hình sinh vật gây hại tài nguyên thực vật của mình hoặc do mình trực tiếp quản lý.

Ở những nơi thường tập trung vật thể nhập khẩu, quá cảnh hoặc đưa từ vùng dịch đến thì việc theo dõi nêu trên phải theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

2. Khi phát hiện hoặc nghi ngờ có đối tượng kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục đã công bố hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể hoặc người phát hiện phải áp dụng các biện pháp cần thiết để diệt trừ và ngăn chặn sự lây lan, đồng thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất;

3. Thực hiện biện pháp xử lý vật thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật quyết định;

4. Tạo mọi điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật tiếp tục theo dõi, kiểm tra vật thể đã được xử lý trong quá trình gieo trồng, sử dụng, bảo quản;

5. Chịu mọi chi phí khi áp dụng biện pháp xử lý; kiểm tra cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Việc khai báo, kiểm tra, xử lý, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 8 của Điều lệ này.

Điều 28. Nghiêm cấm việc di chuyển đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống đến các vùng chưa có dịch. Trong trường hợp di chuyển nhằm mục đích nghiên cứu thì phải được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép.

Chương 6:

XỬ LÝ VẬT THỂ BẰNG BIỆN PHÁP XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG

Điều 29. Xông hơi khử trùng là biện pháp khử trùng bằng hoá chất xông hơi độc.

Điều 30. Tổ chức, cá nhân hoạt động xông hơi khử trùng phải có điều kiện sau đây:

1. Chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng;

2. Đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về xông hơi khử trùng;

3. Có quy trình kỹ thuật, phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động xông hơi khử trùng, bảo đảm an toàn đối với con người, vật nuôi, môi trường, phòng, chống cháy nổ;

4. Địa điểm làm việc, kho chứa thiết bị, hoá chất đúng tiêu chuẩn được cơ quan chức năng có thẩm quyền đồng ý.

Điều 31. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng:

1. Đối với người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động xông hơi khử trùng phải có:

a) Trình độ chuyên môn về hoá chất hoặc bảo vệ thực vật từ Đại học trở lên;

b) Ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này;

c) Giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

2. Đối với người trực tiếp xông hơi khử trùng:

a) Phải qua một lớp đào tạo về xông hơi khử trùng, được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề;

b) Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

Điều 32. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng quy định như sau:

1. Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật được cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng đối với tổ chức hoạt động khử trùng vật thể bảo quản trong nước;

2. Cục Bảo vệ thực vật cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng đối với tổ chức hoạt động khử trùng vật thể xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật;

3. Việc thẩm định và cấp chứng chỉ hành nghề chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu không cấp thì phải thông báo rõ lý do bằng văn bản để người xin cấp biết.

Điều 33. Quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức hoạt động khử trùng khi được cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng:

1. Tổ chức, cá nhân hoạt động xông hơi khử trùng được quyền hoạt động xông hơi khử trùng kể từ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 của Điều lệ này và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động;

2. Được cấp giấy chứng nhận xông hơi khử trùng đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

3. Khi thực hiện biện pháp xông hơi khử trùng đối với vật thể nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật phải được cơ quan kiểm dịch thực vật chỉ định thực hiện và chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch thực vật;

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động khử trùng khi làm thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề xông hơi khử trùng hoặc gia hạn phải nộp phí và lệ phí theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
(Ban hành kèm theo Nghị định số 58 /2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Điều lệ này quy định việc sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng, đăng ký, kiểm định, khảo nghiệm và tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam.

2. Thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

a) Các chế phẩm dùng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

b) Các chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật;

c) Các chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loại sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.

Điều 2. Trong Điều lệ này các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thuốc bảo vệ thực vật là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

2. Hoạt chất hay chất hữu hiệu của thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các chất có trong thuốc thành phẩm, có tác dụng diệt trừ hoặc hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của các sinh vật gây hại tài nguyên thực vật; chất có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật; chất gây ngán, chất thu hút hoặc xua đuổi sinh vật gây hại tài nguyên thực vật;

3. Thuốc kỹ thuật là chế phẩm có hàm lượng hoạt chất cao được dùng để gia công thành thuốc thành phẩm;

4. Nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật gồm thuốc kỹ thuật và các dung môi phụ gia dùng để gia công thuốc thành phẩm;

5. Thuốc thành phẩm là thuốc được sản xuất theo quy trình công nghệ đã được chứng nhận, có tiêu chuẩn chất lượng, nhãn hiệu hàng hoá đã được đăng ký tại cơ quan chức năng có thẩm quyền và được phép đưa vào lưu thông, sử dụng;

6. Dạng thuốc là trạng thái vật lý với những yêu cầu về tính chất lý học đặc thù của thuốc thành phẩm, được thể hiện nhiều dạng khác nhau;

7. Thời gian cách ly là khoảng thời gian tối thiểu kể từ ngày sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến ngày thu hoạch sản phẩm trong quá trình trồng trọt hoặc thời gian tối thiểu từ khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật lần cuối cùng đến khi sử dụng sản phẩm trong quá trình bảo quản;

8. Dư lượng là lượng hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật, dẫn xuất và các sản phẩm chuyển hoá của thuốc bảo vệ thực vật có độc tính còn lưu lại trong nông sản hàng hoá và môi trường sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật;

9. Mức dư lượng tối đa cho phép là lượng tối đa một loại thuốc bảo vệ thực vật được chấp nhận cho phép tồn tại trong nông sản, thực phẩm hay thức ăn gia súc mà không gây độc hại cho người và vật nuôi. Mức dư lượng tối đa cho phép được biểu thị bằng miligam thuốc bảo vệ thực vật trong một kilôgam nông sản hàng hoá;

10. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật là quá trình tổng hợp, chế biến ra hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật;

11. Gia công thuốc bảo vệ thực vật là quá trình hỗn hợp thuốc kỹ thuật với các dung môi, phụ gia theo công thức và quy trình nhất định để tạo ra thuốc thành phẩm ở các dạng khác nhau theo mục đích sử dụng;

12. Buôn bán là những hoạt động mua và bán bao gồm bán buôn, bán lẻ và trao đổi hàng hoá để lấy thuốc bảo vệ thực vật trên thị trường Việt Nam.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, bảo quản, dự trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật về quản lý thuốc bảo vệ thực vật của Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 4. Hàng năm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố công khai danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng và thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Khi xét thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật đã có trong danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam. Thời hạn có hiệu lực thực hiện quyết định này do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cho từng loại thuốc.

Điều 5. Nghiêm cấm các hành vi:

1. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sử dụng; thuốc bảo vệ thực vật giả; thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc; thuốc bảo vệ thực vật có nhãn không phù hợp với quy định về nhãn hàng hoá hoặc vi phạm về nhãn hiệu đang được bảo hộ; thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục hạn chế sử dụng, được phép sử dụng ở Việt Nam, trừ trường hợp việc nhập khẩu để khảo nghiệm hoặc để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

2. Nhập khẩu, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hết hạn sử dụng;

3. Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng và thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên lãnh thổ Việt Nam.

Chương 2:

SẢN XUẤT, GIA CÔNG, SANG CHAI, ĐÓNG GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 6. Hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật bao gồm:

1. Sản xuất các hoạt chất, thuốc kỹ thuật;

2. Gia công các hoạt chất hoặc thuốc kỹ thuật thành thuốc thành phẩm ở các dạng khác nhau để sử dụng;

3. Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật từ khối lượng, dung tích lớn thành khối lượng, dung tích nhỏ.

Điều 7. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện sau:

1. Người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải có chứng chỉ hành nghề;

2. Có quy trình công nghệ sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói theo quy định, bảo đảm chất lượng thuốc bảo vệ thực vật;

3. Có địa điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép;

4. Có trang thiết bị bảo đảm vệ sinh lao động, an toàn sức khoẻ cho người, vật nuôi, môi trường, phòng, chống cháy, nổ;

5. Có hệ thống xử lý chất thải theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về môi trường;

6. Có cơ sở kiểm tra chất lượng sản phẩm hoặc đăng ký với cơ quan kiểm tra chất lượng gần nhất để kiểm tra chất lượng thuốc trước khi xuất xưởng.

Điều 8. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người trực tiếp điều hành sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật:

1. Có trình độ chuyên môn về hoá học hoặc bảo vệ thực vật từ đại học trở lên;

2. Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề.

Điều 9. Việc đăng ký sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định như sau:

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh về hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật khi người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động này có chứng chỉ hành nghề do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ thực vật ở địa phương cấp.

Tổ chức, cá nhân được quyền hoạt động sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật kể từ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 7 của Điều lệ này và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì phải có ý kiến bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 10. Tổ chức, cá nhân được sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói các loại thuốc bảo vệ thực vật sau:

1. Các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố;

2. Các loại thuốc bảo vệ thực vật trong hợp đồng đã ký với thương nhân nước ngoài để tái xuất; để sử dụng thử hoặc để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Điều 11. Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật có trách nhiệm:

1. Báo cáo tình hình sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói hàng quý, hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

2. Khi không tiếp tục sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật thì phải báo cáo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật biết;

3. Người xin cấp chứng chỉ hành nghề sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải nộp lệ phí theo quy định của Nhà nước.

Chương 3:

XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU THUỐC VÀ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 12. Nhập khẩu thuốc thành phẩm và nguyên liệu để sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật:

1. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu trong danh mục thuốc được phép sử dụng hoặc hạn chế sử dụng ở Việt Nam để sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói theo quy định của Nghị định này;

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc thành phẩm, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục được phép sử dụng để gia công, đóng gói tại Việt Nam nhằm mục đích tái xuất theo hợp đồng đã ký với nước ngoài phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phải chịu sự kiểm tra việc tái xuất đó của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

3. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật chưa có trong danh mục được phép sử dụng để khảo nghiệm, để sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà được phép dùng loại thuốc này hoặc nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục hạn chế sử dụng phải có giấy phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 13. Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh được phép xuất khẩu thuốc, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật theo quy định về hoạt động xuất nhập khẩu của Nhà nước.

Chương 4:

VẬN CHUYỂN, BẢO QUẢN, BUÔN BÁN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG NƯỚC

Điều 14. Việc vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật của từng loại thuốc và phải bảo đảm an toàn cho người, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Điều 15. Thuốc bảo vệ thực vật phải được bảo quản trong kho. Kho chứa thuốc phải đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng thuốc, đảm bảo an toàn đối với người, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái.

Điều 16. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải có đủ các điều kiện sau:

1. Có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật;

2. Có cửa hàng bán thuốc và kho chứa thuốc đúng quy định;

3. Có trang thiết bị cần thiết bảo đảm an toàn cho người, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy, nổ theo quy định của pháp luật.

Điều 17. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề cho người buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

1. Có văn bằng về trung cấp nông, lâm nghiệp hoặc giấy chứng nhận đã tham dự lớp học chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp;

2. Có giấy chứng nhận sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp theo quy định.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 18. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ cấp đăng ký kinh doanh đối với hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật khi người buôn bán thuốc có chứng chỉ hành nghề do Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp.

Tổ chức, cá nhân được buôn bán thuốc bảo vệ thực vật kể từ khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 16 của Điều lệ này và cam kết thực hiện đúng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động buôn bán thuốc bảo vệ thực vật.

Điều 19. Phạm vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật:

1. Được buôn bán các loại thuốc thành phẩm có trong danh mục thuốc được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam;

2. Không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong một cửa hàng cùng với lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thuốc y tế và các hàng hoá vật tư tiêu dùng khác, trừ phân bón.

Điều 20. Việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật phải theo đúng quy định sau đây:

1. Vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật phải có nhãn và nhãn hiệu theo đúng quy định pháp luật;

2. Được quảng cáo các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sử dụng ở Việt Nam. Nội dung quảng cáo phải đúng tính năng, tác dụng của thuốc như đã đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và phù hợp với quy định hiện hành về thông tin quảng cáo.

Chương 5:

SỬ DỤNG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 21. Tổ chức, cá nhân được phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có trong danh mục thuốc được phép sử dụng và hạn chế sử dụng để phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật theo hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc phải theo đúng chỉ dẫn ở nhãn thuốc; sử dụng đúng thuốc, đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng nồng độ, đúng thời gian, đúng phương pháp và phạm vi cho phép, đúng thời gian cách ly; bảo đảm an toàn cho người, cây trồng, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường.

Điều 22.

1. Việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo an toàn cho người, môi trường và hệ sinh thái.

2. Việc tiêu hủy thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật phải được thực hiện theo quy trình kỹ thuật do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

3. Cơ quan nhà nước các cấp có thẩm quyền về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, các cơ quan có thẩm quyền thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có thuốc tiêu hủy chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức và giám sát việc tiêu hủy.

4. Việc tiêu hủy thuốc và bao gói đã đựng thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo mức dư lượng tối đa cho phép trong đất, nước, không khí không được vượt quá mức quy định của Việt Nam, trong trường hợp chưa có mức quy định của Việt Nam thì không được vượt quá mức quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO). Việc tiêu hủy thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

5. Người thực hiện tiêu hủy phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng độc và bảo hộ lao động.

6. Tổ chức, cá nhân có thuốc tồn đọng phải chịu trách nhiệm tổ chức tiêu hủy. Người sử dụng thuốc phải có trách nhiệm thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật và yêu cầu cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật địa phương tổ chức tiêu hủy theo quy định.

7. Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì tổ chức việc tiêu hủy, phối hợp với cơ quan bảo vệ môi trường và các cơ quan liên quan ở địa phương giám sát tiêu hủy.

8. Mọi chi phí tiêu hủy do chủ sở hữu vật tiêu hủy chịu trách nhiệm chi trả.

9. Trong trường hợp thuốc và bao bì thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện phải tiêu hủy mà không xác định chủ sở hữu thì UỶ BAN nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các ngành liên quan thực hiện tiêu hủy đúng quy định và trích ngân sách địa phương để thực hiện việc tiêu hủy.

Chương 6:

ĐĂNG KÝ, KIỂM ĐỊNH, KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 23. Tổ chức, cá nhân trong hoặc ngoài nước sản xuất hoạt chất hoặc nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật được đứng tên đăng ký hoặc uỷ quyền cho một tổ chức, cá nhân khác được đứng tên đăng ký sử dụng sản phẩm của mình tại Việt Nam.

Điều 24. Các loại thuốc bảo vệ thực vật phải đăng ký sử dụng ở Việt Nam:

1. Thuốc chưa có tên hoạt chất trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam;

2. Thuốc có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng nhưng mang tên thương phẩm khác, thay đổi phạm vi sử dụng, dạng thuốc, hàm lượng hoạt chất hoặc hỗn hợp với nhau thành thuốc mới.

Điều 25. Thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm sinh học ít gây độc hại theo phân loại của tổ chức y tế thế giới (WHO) hoặc các tổ chức quốc tế khác, thì được ưu tiên làm thủ tục đăng ký theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 26. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định:

1. Điều kiện, thủ tục cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới;

2. Điều kiện, thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở ViệtNam;

3. Kiểm định chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới đang làm thủ tục đăng ký tại Việt Nam.

Điều 27. Cơ quan kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành kiểm định chất lượng nguyên liệu và thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật xuất khẩu, nhập khẩu; thành phẩm thuốc bảo vệ thực vật tại kho, xưởng sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán và sử dụng; kiểm định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông, lâm sản, thực phẩm, môi trường nông nghiệp; quản lý, tổ chức thực hiện và thực hiện khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới. Cơ quan này có quyền kiểm tra, lấy mẫu để kiểm định chất lượng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật theo định kỳ hoặc đột xuất hoặc theo yêu cầu của chủ hàng. Kết quả kiểm định và khảo nghiệm của cơ quan này là cơ sở pháp lý cho việc quản lý nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật. Cơ quan kiểm định và khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định và khảo nghiệm của mình trước pháp luật.

Điều 28. Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật mới, giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật phải trả lệ phí theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phải tuân theo quy định về việc kiểm tra, lấy mẫu và phải trả phí theo quy định của Nhà nước về việc kiểm định, khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

Chương 7:

CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG DỰ TRỮ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Điều 29. Việc lập dự trữ thuốc bảo vệ thực vật, chế độ quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật ở Trung ương được quy định như sau:

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính lập kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm về thuốc bảo vệ thực vật và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật;

3. Trong trường hợp có thiên tai, sinh vật gây hại tài nguyên thực vật phát sinh thành dịch trên diện rộng, gây hại nghiêm trọng, vượt quá khả năng phòng trừ của địa phương thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng dự trữ quốc gia. Số lượng và phương thức xuất dự trữ quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng trường hợp cụ thể.

Điều 30. Việc lập dự trữ địa phương về thuốc bảo vệ thực vật, chế độ quản lý, phương thức sử dụng dự trữ về thuốc bảo vệ thực vật ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính.

THE GOVERNMENT
 

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 58/2002/ND-CP

Hanoi, June 03, 2002

 

DECREE

PROMULGATING THE REGULATION ON PLANT PROTECTION, THE REGULATION ON PLANT QUARANTINE AND THE REGULATION ON MANAGEMENT OF PLANT PROTECTION DRUGS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the July 25, 2001 Ordinance on Plant Protection and Quarantine;
At the proposal of the Minister of Agriculture and Rural Development,

DECREES:

Article 1.- To promulgate together with this Decree:

1. The Regulation on Plant Protection;

2. The Regulation on Plant Quarantine;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- This Decree takes implementation effect 15 days after its signing.

This Decree shall replace Decree No.92/CP of November 27, 1993 of the Government promulgating therewith the Regulations on plant protection, plant quarantine, and on management of plant protection drugs. The previous stipulations contrary to this Decree shall all be annulled.

Article 3.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON PLANT PROTECTION
(Issued together with the Government’s Decree No. 58/2002/ND-CP of June 3, 2002)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the prevention and elimination of organisms harmful to plant resources.

Article 2.-

1. The plant resources, which must be protected, include food, foodstuff plants. industrial, fruit, forestrial trees, animal feed plants, medicinal herbs, flower trees, ornamental plants and other useful plants as well the products thereof.

2. Organisms harmful to plant resources, which must be prevented and eliminated, include harmful worms, diseases, harmful weeds, harmful wild plants, harmful rats, harmful birds, harmful strange organisms and other harmful organisms (referred collectively to as harmful organisms).

Article 3.- The protection of plant resources must observe the following principles:

1. It is carried out regularly and synchronously, with preventive measures as the key, the detection and elimination must be in time;

2. Combining the immediate benefits with the long-term benefits, the State and collective benefits with personal benefits and ensuring the common benefits of the entire society;

3. The prevention and elimination of harmful organisms must be efficient and at the same time ensure safety for human health, cultivated plants, useful organisms, limit environmental pollution and maintain the ecological balance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 4.-

1. The ministries, branches and People’s Committees of all levels shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, have to coordinate in organizing the direction of activities of preventing and eliminating organisms harmful to plant resources.

2. Economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations and all individuals shall have to strictly observe the law provisions on prevention and elimination of organisms harmful to plant resources.

3. Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, have to propagate and mobilize people to implement, and supervise the implementation of, law provisions on prevention and elimination of organisms harmful to plant resources.

Chapter II

PREVENTION AND ELIMINATION OF ORGANISMS HARMFUL TO PLANT RESOURCES

Article 5.- The prevention and elimination of organisms harmful to plant resources must be carried out regularly, synchronously and timely in the activities of research, experiment, production, exploitation, processing, preservation, trading, use, export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, transit and other activities related to plant resources.

The measures for preventing and eliminating organisms harmful to plant resources must be widely disseminated, propagated and trained in among people.

Article 6.- The competent plant protection and quarantine State bodies shall have the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To inspect the situation of harms caused by organisms to plant resources and request plant resource owners to supply documents and create all necessary conditions for the inspection process;

3. To guide measures for preventing and eliminating organisms harmful to plant resources; to make records on acts of violating the regulations on plant protection and report them to competent authorities for handling;

4. To request the People’s Committee of the same level or management agencies, production and/or business units to mobilize human and material resources for the work of prevention and elimination of organisms harmful to plant resources;

5. To conduct surveys, experiments and guide the application of plant protection technologies to production.

Article 7.- The plant resource owners shall have the following responsibilities:

1. To take initiative in inspecting, monitoring, detecting and grasping the development of organisms which cause harms to their plant resources on the fields and in storehouses;

2. To apply such harmful organism-preventing and- eliminating measures as: seed treatment, field sanitation, soil preparation, sowing and cultivation of anti-disease varieties, fertilization, rational watering and drainage, sowing and cultivation strictly according to crop seasons;

3. When harmful organisms develop to the extent that they must be eliminated, the plant resource owners shall be obliged to apply every physical, manual and biological measures as well as plant protection drugs under the guidance of the competent plant protection and quarantine State bodies, of organizations and individuals conducting plant protection activities;

4. Upon detecting that harmful organisms may cause serious harms to plant resources, to immediately report such to the competent plant protection and quarantine State bodies or organizations and individuals conducting plant protection activities in the nearest place;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The implementation of information and reporting regime in competent plant protection and quarantine State bodies is prescribed as follows:

1. The competent plant protection and quarantine State bodies of subordinate levels must report on their periodical, extraordinary, seasonal and annual plans for plant protection as well as on the situation of organisms harmful to plant resources and the results of preventing and eliminating harmful organisms according to the regulations of the plant protection service to their immediate managing agencies and the superior specialized plant protection agencies;

2. The competent plant protection and quarantine State bodies of superior levels shall have to notify and provide guidance on measures to prevent and eliminate organisms harmful to plant resources to the subordinate plant protection bodies as well as organizations and individuals conducting plant protection activities.

Article 9.- Conditions for announcing epidemics:

1. On the provincial/municipal scale:

If organisms harmful to plant resources develop quickly in large areas and threaten to cause serious harms with over 60% of the cultivated area being affected and over 30% of the cultivated area being seriously affected according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the plant protection bodies of the provinces or centrally-run cities shall have to conduct the inspection, verification and conclusion.

2. On the national scale:

If organisms harmful to plant resources develop quickly on the scale of two provinces and/or centrally-run cities or more and threaten to cause serious harms with over 30% of the cultivated area of the territory or nation being affected and over 15% of the cultivated area of the territory or nation being seriously affected according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Plant Protection Department shall have to conduct the investigation, verification and conclusion.

Article 10.- Competence to decide on epidemic announcement, to cancel the epidemic announcement:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. If organisms which cause harms to plant resources on the national scale, meeting the conditions for announcing epidemics according to the provisions in Clause 2, Article 9 of this Regulation, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide to announce epidemics and report thereon to the Prime Minister.

3. If after the epidemic announcement the harmful organisms are no longer able to cause serious harms, the decision on no more epidemics must be announced; the persons competent to issue decisions to announce epidemics shall cancel such decisions.

When announcing epidemics, the plant protection agencies of all levels shall have to monitor them, propose measures to stamp out epidemics and not to let them spread, and work out plans to prevent and combat their re-occurrence.

Article 11.- Responsibilities of State agencies, organizations and individuals when decisions to announce epidemics are issued:

1. The Minister of Agriculture and Rural Development shall guide and direct the epidemics-hit localities to quickly stamp out the epidemics, prevent their spread to other regions;

2. The presidents of the People’s Committees at all levels in the epidemics-hit localities must direct the concerned agencies to coordinate with social organizations and mobilize people in the epidemic regions to immediately apply effective measures to stamp out the epidemics and prevent their spread to other regions. Depending on the dangerous nature and spreading extent of epidemics, the presidents of the People’s Committees in the epidemic localities shall immediately report thereon to their immediate superiors for the application of necessary measures to stamp out the epidemics, overcome the consequences and prevent the re-occurrence of the epidemics;

3. Where epidemics cannot be stamped out in localities though human and material resources have been mobilized to the utmost to combat the epidemics, the provincial/municipal People’s Committee presidents shall report the situation to the Prime Minister or to the Minister of Agriculture and Rural Development for further report to the Prime Minister who shall decide on the application of necessary measures to stamp out the epidemics;

4. The plant resource owners and relevant organizations as well as individuals in epidemic localities must apply measures to stamp out the epidemics under the guidance of competent bodies.

Article 12.- The State encourages organizations and individuals who satisfy the conditions prescribed in Article 13 of this Regulation to provide plant protection services with the following contents:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Guiding plant resource owners in measures to prevent and eliminate organisms harmful to plant resources;

3. Dealing in plant protection supplies;

4. Applying measures to prevent and eliminate organisms harmful to plant resources.

Article 13.- Those who directly provide plant protection services must satisfy the following conditions:

1. Having professional qualifications for plant protection (diplomas or certificates).

2. Having health certificate granted by medical bodies of the district or higher levels as prescribed;

3. Having lawful and clear transaction addresses.

For activities of providing services on plant protection supplies dealing, the provisions on trading in plant protection drugs prescribed in the Regulation on management of plant protection drugs, issued together with this Decree, must also be complied with.

Article 14.- Organizations and individuals providing plant protection services shall have the following responsibilities:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To fully observe the provisions of the Ordinance on Plant Protection and Quarantine and the provisions of this Decree.

Article 15.- The following acts shall be strictly prohibited:

1. Using plant protection measures which may cause danger to human beings and useful organisms, such as: using plant protection drugs on the list of those banned from use, plant protection drugs outside the list of those allowed for use; using plant protection drugs not as guided;

2. Putting to trading or use the products already treated with plant protection drugs without ensuring the isolation duration for each type of drug and the permitted volume on farm produce;

3. Importing, exporting, producing, transporting, transiting, stockpiling, trading and/or using plant varieties seriously infected with diseases or plant quarantine objects on Vietnam’s list of objects liable to plant quarantine.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ON PLANT QUARANTINE
(Issued together with the Government’s Decree No. 58/2002/ND-CP of June 3, 2002)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- This Regulation prescribes the work of quarantining imported, exported, transited and domestic plants and treating objects subject to plant quarantine by measure of disinfection vaporization.

Article 2.- In this Regulation, the terms and phrases below shall be construed as follows:

1. The plant quarantine objects are harmful organisms having potential to cause serious harms to plant resources in a region where such organisms have not yet appeared or have appeared in narrow distribution;

2. Articles liable to plant quarantine are plants, plant products, means of production, preservation or transport or other articles which possibly carry plant quarantine objects;

3. Plant epidemic infection status means the extent and nature of the articles infection with harmful organisms;

4. Article inspection covers investigation, observation, monitoring, sampling, expertise and research in order to determine the infection status;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Disinfection means the annihilation of organisms which cause harms to articles liable to plant quarantine;

7. Epidemic focus is a place where exist one or several kinds of harmful organisms on the promulgated list of plant quarantine objects;

8. Epidemic region is a region infested with epidemic focuses;

9. Lot of articles means a given quantity of articles with similar conditions and factors on infection proneness;

10. Plant quarantine location is a place where articles liable to plant quarantine are inspected before being removed away.

Article 3.- Articles liable to plant quarantine (also called articles in this Regulation) shall include:

1. Plants, plant products;

2. Means of production, preservation or transport, earth, storehouses or other articles which may carry plant quarantine objects.

Article 4.- Responsibilities and powers of the plant quarantine bodies and articles owners are prescribed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Where the infected articles must be urgently treated while the articles owners are incapable of doing so, the plant quarantine bodies shall effect the treatment.

Where infected articles of various owners must be treated simultaneously while the article owners cannot reach agreement on the treatment thereof, the plant quarantine bodies shall make decisions and the articles owners must implement them.

The articles owners must bear all costs of treatment of the articles. Where the articles owners are not available, the means owners, the transport means operators, the articles preservers must implement the regulations on plant quarantine with regard to the means and the articles they carry, preserve on such means and bear all expenses for the treatment of articles.

2. The competent plant protection and quarantine State bodies (also called plant quarantine bodies in this Regulation) shall have to guide, supervise and certify the application of measures of monitoring, prevention, annihilation and treatment of articles.

Article 5.- The vaporization for disinfection of export, import, transit, domestic articles, the articles infected with plant quarantine objects must be conducted by domestic organizations and/or individuals that meet all conditions prescribed in Article 30 of this Regulation.

Article 6.- Plant quarantine procedures:

1. The articles owners or persons authorized by articles owners shall have to:

a) Make declarations at least 24 hours in advance to the nearest plant quarantine offices;

For hand luggage and luggage accompanied on transport means, which arearticles liable to plant quarantine, they must be declared in the entry/exit declaration form and inspected on spot by the plant quarantine bodies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To create favorable conditions for plant quarantine officials to inspect and sample articles by opening, closing transport means, storehouses, goods packages; to supply personnel for sampling;

c) To pay plant quarantine charges as prescribed

2. The plant quarantine bodies must inspect, re-inspect and give the results immediately within 24 hours after the articles owners make declarations. Where it is longer than 24 hours, the plant quarantine bodies must notify the articles owners thereof.

Article 7.- In each period, the Minister of Agriculture and Rural Development shall determine and publicize:

1. The list of plant quarantine objects of Vietnam;

2. The list of articles liable to plant quarantine of Vietnam.

Article 8.- The procedures for inspecting articles and compiling dossiers on plant quarantine must be applied uniformly nationwide under the stipulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 9.- The plant quarantine officials, when performing their tasks:

1. Must wear uniform, badges, rank insignia and plant quarantine card;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. For secret security and defense places and other special cases, they must be given conditions and guided in the performance of their tasks by the competent authorities of those establishments in order to satisfy both requirements of confidentiality and plant quarantine.

Article 10.- The coordination among agencies in the work of plant quarantine is prescribed as follows:

1. The customs offices shall have to coordinate with the plant quarantine bodies in inspecting and supervising articles. The customs procedures shall be completed for articles liable to plant quarantine only after all plant quarantine procedures are carried out. The contents of plant quarantine declaration are reflected in the entry/exit declarations.

For articles which the plant quarantine bodies force to re-export, force to destroy or which, after being quarantined and concluded, are allowed for export or import, the plant quarantine bodies shall have to notify such to the customs offices at the border gates where such articles shall be exported or imported, and at the same time take initiative in coordinating with the customs offices and other relevant agencies in settling and handling relevant matters at the request of the plant quarantine bodies.

2. The concerned State bodies (Port Authority, Customs, Post Office, Police, Border Guard, Market Management) shall, within the ambit of their functions and tasks, have to coordinate with the plant quarantine bodies in inspecting, preventing and/or arresting subjects violating the plant quarantine regulations.

Chapter II

QUARANTINE OF IMPORTED PLANTS

Article 11.- Objects imported into Vietnam must satisfy the following conditions:

1. Being granted plant quarantine certificates by competent plant protection and quarantine State agencies of the exporting countries;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Minister of Agriculture and Rural Development shall prescribe plant quarantine criteria for imported articles.

Article 12.- Procedures for quarantine of imported plants:

1. When the imported articles arrive at the first border gate, the articles owners must notify the nearest Vietnamese plant quarantine offices thereof. The plant quarantine bodies shall carry out the procedures at the first border gate. For special cases, the plant quarantine procedures shall be carried out at other places with isolation conditions;

2. The declaration, inspection, treatment and granting of the certificates of imported plants for imported articles shall comply with Articles 6 and 8 of this Regulation;

3. When water transport means carry articles liable to plant quarantine to buoy No. "0", the means owners shall have to make declaration and the Vietnamese plant quarantine offices shall conduct the inspection; if no plant quarantine objects are found, such means are allowed to enter ports; if plant quarantine objects are detected, they must be treated absolutely.

The inspection of imported articles carried on water transport means shall be conducted at the quarantine locations in Vietnamese ports;

4. Articles temporarily imported for re-export or temporarily exported for re-import must go through plant quarantine procedures like the imported articles.

Article 13.-

1. Organizations and individuals that import plant varieties and useful organisms must satisfy the conditions prescribed in Article 11 of this Regulation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) For new plant varieties imported for the first time, they may be sown or cultivated only at places prescribed by the plant quarantine bodies in order to monitor the harmful organisms. Only after these bodies conclude that they do not carry plant quarantine objects of Vietnam can they be put into production; the duration of monitoring each plant group shall comply with the stipulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development;

c) For useful organisms, when having demands to import them, the articles owners must supply relevant documents to the plant quarantine bodies for consideration and decision by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

2. The quarantine of plant varieties and useful organisms must comply with the technical process prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

3. Organizations and individuals that import articles which may be used as strains must also comply with the provisions prescribed for the import of plant varieties.

Article 14.- Responsibilities of plant quarantine bodies and articles owners in the transportation, preservation and use of articles are prescribed as follows:

1. The plant quarantine bodies shall have the right to supervise the plant quarantine of imported articles as from the time such articles are brought into the Vietnamese territory.

2. The articles owners must have the plant quarantine certificates granted by Vietnamese plant quarantine bodies and implement all measures prescribed at such certificates in the course of transportation, preservation and use of the articles.

Article 15.- The plant quarantine bodies are allowed to coordinate with the plant quarantine agencies of the exporting countries in inspecting and treating the to be-imported articles in the exporting countries.

Article 16.- It is strictly forbidden to introduce into Vietnam plant quarantine objects, strange harmful organisms still alive at any growth stage; where they need to be introduced into the country for research, the permission of the Minister of Agriculture and Rural Development is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The treatment of articles infected with plant quarantine objects shall be effected as follows:

a) If the articles are infected with plant quarantine objects not yet found in the Vietnamese territory but on Vietnam’s list of plant quarantine objects, they shall not be allowed for import and must be returned to their places of origin or be destroyed. Where they can be absolutely treated by other measures, such measures shall be applied;

b) If the articles are infected with plant quarantine objects with narrow distribution in the Vietnamese territory and on Vietnam’s list of plant quarantine objects or other strange harmful organisms, absolute treatment measures to be decided by the plant quarantine bodies must be taken before they are brought into the mainland. Where the treatment can not be effected under Vietnamese conditions, they can be returned to their place of origin or destroyed.

2. The treatment of articles adrift, dropped or leaked into Vietnam from overseas shall fall under the jurisdiction of the plant quarantine bodies in coordination with the local administration and relevant agencies.

Chapter III

QUARANTINE OF EXPORT PLANTS

Article 18.- The plant quarantine bodies shall effect the plant quarantine of export articles in the following cases:

1. It is so requested under sale and purchase contracts, or prescribed by the international treaties which Vietnam has signed or acceded to;

2. The articles owners request plant quarantine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When the export articles arrive at the final border gate or at places where the articles are exported to foreign countries, the article owners must notify in advance the nearest plant quarantine bodies thereof;

2. The plant quarantine bodies shall carry out the quarantine procedures and can issue decisions or accept the requests of the articles owners to conduct the preliminary inspection at the production or preservation establishments lying deep in the mainland and re-inspect at the final border gate; for this case, the inspection and re-inspection must also be conducted to grant the plant quarantine certificates;

3. The declaration, inspection, treatment, granting of plant quarantine certificates for export articles shall comply with the provisions in Articles 6 and 8 of this Regulation.

Article 20.- Responsibilities of plant quarantine bodies and articles owners in the transportation of articles out of Vietnamese territory are prescribed as follows:

1. The plant quarantine bodies shall have the right to supervise the plant quarantine of export articles from the time the articles are inspected, re-inspected, granted plant quarantine certificates to the time they are transported out of Vietnamese territory;

2. The export articles owners must acquire plant quarantine certificates as provided for in Article 18 of this Regulation for the transportation of articles from the places of plant quarantine of export articles to foreign countries and must apply all measures prescribed in such certificates.

Chapter IV

QUARANTINE OF TRANSIT PLANTS

Article 21.- The transit or storage of articles in warehouses or yards in the Vietnamese territory must be notified in advance to and consented by the Vietnamese plant quarantine bodies; and the articles must be packed according to the commodity specifications in order to avoid the spread of harmful organisms in the process of transportation and storage.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. When the articles transit through the first Vietnamese border gate, the articles owners must declare with the nearest plant quarantine offices and produce the plant quarantine certificates of the countries of origin;

2. The Vietnamese plant quarantine bodies shall have the right to supervise such articles, inspect the transport means and the outside of the articles.

Article 23.- If the articles transiting Vietnam are found with Vietnam’s plant quarantine objects or packed improperly under the commodity specifications, the articles owners must apply treatment measures or re-pack them according to regulations.

The article owners must bear all expenses for treatment or re-packing.

Chapter V

QUARANTINE OF DOMESTIC PLANTS

Article 24.- Contents of the quarantine of domestic plants:

1. Managing the situation of harmful organisms subject to Vietnam’s plant quarantine, and useful organisms;

2. Controlling and applying treatment measures upon the detection of epidemics focuses.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To regularly investigate, monitor and supervise the situation of harmful organisms on imported plant varieties and plant products kept in storehouses;

2. When plant varieties and/or useful organisms are imported into the localities for sowing, cultivation or use, the local competent plant protection and quarantine State bodies shall have to:

a) Check the papers on plant quarantine of plant varieties and useful organisms;

b) Monitor and supervise places where they are sown, cultivated or used;

c) If the articles owners fail to comply with the imported plant quarantine procedures prescribed in Article 12 of this Regulation, the local competent plant protection and quarantine State bodies shall apply measures as prescribed by law;

3. Determine the boundary of epidemic region, locations for quarantine of domestic plants when articles are transported out of the epidemics region, conduct the inspection, grant certificate of quarantine of domestically transported plants, supervise the transportation of articles out of the epidemic region;

4. Check the plant quarantine certificates and monitor, supervise lots of objects brought from the epidemics region to localities;

5. Decide on measures to treat articles infected with plant quarantine objects; guide, supervise the articles owners in the application of treatment measures;

6. At places where exist may epidemics nests and signs that epidemics nests spread into epidemics region, the competent plant protection and quarantine State bodies shall have to immediately report thereon to the agencies competent to announce epidemics as provided for in Article 11 of the Ordinance on plant protection and quarantine.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The article owners must regularly follow the situation on organisms harmful to plant resources they have owned or directly managed.

At places where import articles are often gathered, transited or brought from epidemic regions, the above-mentioned monitoring must be effected upon requests and under the guidance of the competent plant protection and quarantine State bodies;

2. Upon detecting or doubting the existence of plant quarantine articles on the promulgated list or strange harmful organisms, the articles owners or the detectors shall have to apply necessary measures to eliminate and stop their spread, and at the same time to immediately report to the nearest competent plant protection and quarantine State bodies or local administration thereon;

3. To apply article-treating measures decided by the competent plant protection and quarantine State bodies;

4. To create all conditions for the competent plant protection and quarantine State bodies to further monitor and inspect the already-treated articles in the process of sowing and cultivation, use and preservation;

5. To bear all costs of applying the treatment measures; to inspect the granting of certificates of quarantine of domestically transported articles according to the law provisions.

Article 27.- The declaration, inspection, treatment, and granting of certificates of quarantine of domestically transported articles shall comply with the provisions in Articles 6 and 8 of this Regulation.

Article 28.- The transportation of alive plant quarantine objects to epidemic-free regions is strictly forbidden. Where such transportation is carried out for the purpose of research, the permission of the Minister of Agriculture and Rural Development is required.

Chapter VI

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 29.- Disinfection vaporization is a measure of disinfection with toxic chemical vaporization.

Article 30.- Organizations and individuals engaged in disinfection vaporization activities must satisfy the following conditions:

1. Having the disinfection vaporization practice certificate;

2. The contingent of officials and technical workers satisfy the requirements on disinfection vaporization;

3. Having technical process, facilities and equipment in service of disinfection vaporization activities, ensuring safety for human beings, reared animals, environment, fire and explosion prevention and fighting;

4. Working places, equipment and chemicals storehouses must be up to the standards agreed upon by competent functional bodies.

Article 31.- Conditions for granting disinfection steaming practice certificates:

1. The persons who directly manage, run the disin-fection vaporization activities must possess:

a) Professional qualifications in chemicals or plant protection of the university or higher level;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Having health certificates granted by health bodies of the district or higher level as provided for.

2. The persons directly conducting the disinfection vaporization :

a) Must go through a course of training on disinfection vaporization, and be tested on their professional qualifications and skills by the Plant Protection Department;

b) Having health certificates granted by health bodies of the district or higher level as provided for.

Article 32.- Competence to grant certificates for disinfection vaporization practice is prescribed as follows:

1. The regional Sub-Departments for Plant Quarantine under the Plant Protection Department shall grant certificates for disinfection vaporization practice to organizations engaged in activities of disinfecting domestically preserved objects;

2. The Plant Protection Department shall grant certificates of disinfection vaporization practice to organizations engaged in activities of disinfecting export, import, transit articles and those infected with plant quarantine articles;

3. The appraisal and granting of professional practice certificates must be effected within 15 days as from the date of receiving the valid dossiers; in case of non-granting, the reasons therefor must be notified in writing to the applicants.

Article 33.- Powers and obligations of disinfecting organizations when being granted certificates for disinfection vaporization practice:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. They shall be granted certificates for disinfection vaporization for articles liable to plant quarantine;

3. When applying the measure of disinfection vaporization for articles infected with plant quarantine objects, they must be designated by the plant quarantine bodies and submit to the latters supervision;

4. Organizations and individuals engaged in disinfecting activities, when carrying out the procedures for being granted the disinfection vaporization practice certificates or for the extension thereof shall have to pay charges and fees as provided for by law.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

REGULATION

ON MANAGEMENT OF PLANT PROTECTION DRUGS
(Issued together with the Government’s Decree No. 58/2002/ND-CP of June 3, 2002)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

1. This Regulation prescribes the production, processing, rebottling, packing, export, import, preservation, reservation, transportation, trading, use, registration, expertise, assay and destruction of plant protection drugs in Vietnam.

2. The plant protection drugs shall include:

a) Preparations used for prevention and elimination of organisms harmful to plant resources;

b) Preparations used for regulation of plant growth;

c) Preparations used for driving away organisms harmful to plant resources or attracting them for annihilation.

Article 2.- In this Regulation, the terms and phrases below shall be construed as follows:

1. Plant protection drugs means preparations originating from chemicals, plants, animals, micro-organisms and other preparations used for prevention and/or annihilation of organisms harmful to plant resources;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Technical drugs means preparations with high contents of active substances used for processing into finished drugs;

4. Plant protection drug materials include technical drugs and additives as well as solvents used for finished drug processing;

5. Finished drugs means drugs turned out according to certified technological process, which have their quality standards and trademarks registered at competent functional bodies and are allowed to put to circulation and use;

6. Drug forms means the physical state with requirements on the particular physical properties of the finished drugs, demonstrated in various forms;

7. Isolation duration means the minimum period of time from the date of final use of plant protection drugs to the date of harvesting products in the cultivation process, or the minimum duration from the time of final use of plant protection drugs to the time of using products in the preservation process;

8. Residue means the amount of active substances of plant protection drugs, derivatives and metabolic products of plant protection drugs having toxic elements left in commodity farm produce and environment after the use of plant protection drugs;

9. The permitted maximum residue means the maximum amount of a type of plant protection drug permitted to be left in farm produce, foodstuff or animal feeds without causing harms to human beings and reared animals. The permitted maximum residue shall be expressed in miligrams of plant protection drugs in a kilogram of commodity farm produce;

10. Production of plant protection drugs means the process of composing, processing active substances or technical drugs;

11. Processing of plant protection drugs means the process of mixing technical drugs with solvents, additives according to given formulas and processes in order to create finished drugs in various forms according to their use purposes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Domestic and foreign organizations and individuals that carry out activities of producing, exporting, importing, preserving, storing, transporting, trading and/or using plant protection drugs in Vietnam must abide by Vietnam’s legislation on plant protection drug management and the international treaties which Vietnam has signed or acceded to.

Article 4.- Annually, the Minister of Agriculture and Rural Development shall publicize the lists of plant protection drugs allowed for use, plant protection drugs restricted from use, and plant protection drugs banned from use on the Vietnamese territory.

When deeming it necessary, the Minister of Agriculture and Rural Development shall decide on the use restriction or ban on plant protection drugs already named in the lists of those permitted for use in Vietnam. The effective duration for the implementation of such decision shall be stipulated by the Ministry of Agriculture and Rural Development for each type of drug.

Article 5.- The following acts shall be strictly prohibited:

1. Producing, processing, rebottling, packing, importing, storing, transporting, trading and using plant protection drugs on the list of those banned from use; fake plant protection drugs; plant protection drugs with unidentified origins; plant protection drugs with marks incompatible with the regulations on trademarks or infringing upon the trademarks being protected; plant protection drugs outside the lists of those restricted from use, allowed for use in Vietnam, except for cases of import for assay or use in foreign investment projects under the provisions in Clause 3, Article 31 of the Ordinance on Plant Protection and Quarantine;

2. Importing, exporting, trading and/or using expired plant protection drugs;

3. Advertising plant protection drugs which are not on the lists of those allowed for use, those restricted from use and those banned from use on the Vietnamese terriroty.

Chapter II

PRODUCTION, PROCESSING, REBOTTLING, PACKING OF PLANT PROTECTION DRUGS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The production of active substances, technical drugs;

2. The processing of active substances or technical drugs into finished drugs in various forms for use;

3. The rebottling, packing of plant protection drugs from larger amounts or capacities into smaller ones.

Article 7.- Organizations and individuals that produce, process, rebottle and/or pack plant protection drugs must fully satisfy the following conditions:

1. The persons who directly run the production, processing, rebottling and/or packing of plant protection drugs must have professional practice certificates;

2. Their producing, processing, rebottling, packing technological processes are compatible with the regulations and ensure the quality of plant protection drugs;

3. They have locations permitted by competent agencies;

4. They have equipment which ensure labor hygiene and health safety for people, reared animals, environment, the fire and explosion prevention and fighting;

5. They have the waste-treating systems as provided for by competent environment bodies;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- Conditions for the granting of professional practice certificates to persons directly running the production, processing, rebottling and/or packing of plant protection drugs:

1. Having professional qualifications in chemistry or plant protection of the university or higher degree;

2. Having health certificates granted by health bodies of the district or higher level as provided for.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the procedures for granting of professional practice certificates.

Article 9.- The registration for production, processing, rebottling and/or packing of plant protection drugs shall comply with the following regulations:

The competent State bodies shall only grant business registration certificates for activities of producing, processing, rebottling and packing plant protection drugs when the persons directly managing and running these activities have professional practice certificates granted by the plant protection State bodies in the localities.

Organizations and individuals may produce, process, rebottle and/or pack plant protection drugs as from the time they satisfy all the conditions prescribed in Article 7 of this Regulation and commit to strictly observe those conditions throughout the course of operation.

Foreign organizations and individuals operating in the field of producing, processing, rebottling and/or packing plant protection drugs must obtain the written opinions of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 10.- Organizations and individuals may produce, process, rebottle and/or pack plant protection drugs of the following types:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Plant protection drugs in the contracts already signed with foreign traders for re-export; for trial use or for use in foreign investment projects in Vietnam.

Article 11.- Organizations and individuals that produce, process, rebottle and/or pack plant protection drugs have the responsibilities:

1. To report on the situation of quarterly, annual production, processing, rebottling and/or packing under the current regulations of the State to the competent plant protection and quarantine State bodies;

2. When discontinuing the production, processing, rebottling and/or packing of plant protection drugs, to report thereon in writing to the State bodies competent to grant business registration certificates and the competent plant protection and quarantine State bodies;

3. The applicants for the granting of professional practice certificates of production, processing, rebottling and/or packing of plant protection drugs shall have to pay fees according to the States regulations.

Chapter III

EXPORT, IMPORT OF DRUGS AND MATERIALS FOR THE PRODUCTION OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 12.- Import of finished drugs and materials for production, processing, rebottling and/or packing of plant protection drugs:

1. Organizations and individuals may import finished drugs and materials on the lists of drugs allowed for use or restricted from use in Vietnam for the production, processing, rebottling and/or packing thereof according to the provisions of this Decree;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Organizations and individuals that import plant protection drugs not yet on the lists of those allowed to use for assay, for use in foreign investment projects in Vietnam, which are allowed to use such types of drugs or import plant protection drugs on the list of those restricted from use must obtain the import permits of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the conditions and procedures for granting of permits for import of plant protection drugs.

Article 13.- Organizations and individuals with business registration certificates shall be allowed to export plant protection drugs and/or materials thereof according to the State’s regulations on export and import activities.

Chapter IV

TRANSPORTATION, PRESERVATION, TRADING OF PLANT PROTECTION DRUGS AT HOME

Article 14.- The transportation of plant protection drugs must comply with the technical requirements of each type of drug and must ensure safety for human beings and the protection of the environment and ecological system.

Article 15.- The plant protection drugs must be preserved in storehouses. The storehouses must satisfy the technical requirements to ensure the drug quality, ensure safety for human beings and the protection of the environment and ecological system.

Article 16.- Organizations and individuals that trade in plant protection drugs must fully satisfy the following conditions:

1. Having professional practice certificate of trading in plant protection drugs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Having necessary equipment to ensure safety for human beings, environmental hygiene, fire and explosion prevention and fighting according to law provisions.

Article 17.- Conditions for granting professional practice certificates to plant protection drug dealers:

1. Having diplomas of intermediate vocational training in agriculture or forestry, or certificates of completion of professional courses on plant protection drugs, granted by the Sub-Departments for Plant Protection;

2. Having health certificates granted by health bodies of the district or higher levels as provided for.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe the procedures for granting of professional practice certificates of plant protection drug trading.

Article 18.- The competent State bodies shall only grant the business registration certificates for plant protection drug trading when the drug dealers have the professional practice certificates granted by the provincial/municipal Sub-Departments for Plant Protection.

Organizations and individuals may trade in plant protection drugs as from the time they meet all the conditions prescribed in Article 16 of this Regulation and commit to strictly observe those conditions throughout the course of plant protection drug trading activities.

Article 19.- Scope of plant protection drug dealing:

1. To trade in types of finished drugs on the lists of drugs allowed for use or restricted from use in Vietnam;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 20.- Transportation, storage, trading and advertisement of plant protection drugs must comply with the following regulations:

1. The transported, stored and traded plant protection drugs and raw materials must bear labels and trademarks which comply with law provisions;

2. Advertisement can be made for drugs on the list of those permitted for use in Vietnam. The advertising contents must be true to the properties and effects of the drugs as already registered with the Ministry of Agriculture and Rural Development and conform with the current regulations on information and advertisement.

Chapter V

USE OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 21.- Organizations and individuals are allowed to use plant protection drugs on the lists of those permitted for use or those restricted from use to prevent and annihilate organisms harmful to plant resources under the guidance of professional personnel or strictly according to the instructions on drug labels, using the right drugs, on the right objects, with the right doses and the right concentration, at the right time, according to the right methods, within the permitted scope, with the right isolation duration, and ensuring safety for human beings, cultivated plants, reared animals, food and environmental hygiene and safety.

Article 22.-

1. The destruction of plant protection drugs and packages thereof must ensure safety for human beings, the environment and ecological system.

2. The destruction of plant protection drugs and packages thereof must comply with the technical process promulgated by the Ministry of Science, Technology and Environment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The destruction of plant protection drugs and empty packages thereof must ensure that the maximum residue in soil, water and air does not exceed Vietnam’s prescribed limits or the World Health Organization’s prescribed limits if the prescribed limits of Vietnam are not available. The destruction of plant protection drugs and packages thereof must comply with the law provisions on management of noxious wastes.

5. The destroyers must be fully equipped with anti-poison and labor protection means.

6. Organizations and/or individuals that have drugs in stock shall have to organize the destruction thereof. The drug users shall have to gather the empty packages of plant protection drugs and request the local plant protection and quarantine offices to organize the destruction thereof according to regulations.

7. The provincial/municipal plant protection and quarantine agencies shall assume the prime responsibility for organizing the destruction, coordinating with the environmental protection agencies and the concerned local offices in supervising the destruction.

8. All expenses for the destruction must be paid by owners of the destroyed objects.

9. Where owners of the to be- destroyed plant protection drugs and packages thereof cannot be identified, the provincial/municipal People’s Committees shall direct the concerned branches to effect the destruction strictly according to regulations and deduct their local budgets for the destruction thereof.

Chapter VI

REGISTRATION, EXPERTISE, ASSAY OF PLANT PROTECTION DRUGS

Article 23.- Domestic or foreign organizations and/or individuals that produce active substances or plant protection drug materials may register under their own names or authorize other organizations or individuals to register under the latter’s names the use of their products in Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Drugs without active substances named on the list of plant protection drugs permitted for use in Vietnam;

2. Drugs with names on the list of plant protection drugs permitted for use but bearing the names of other merchandises, with changes in their using scopes, drug forms, contents of active substances, or mixed together into new drugs.

Article 25.- Plant protection drugs originating from plants, animals, micro-organisms and less harmful bio-preparations under the classification by the World Health Organization (WHO) or other international organizations shall be given priority in carrying out the registration procedures according to the regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.

Article 26.- The Ministry of Agriculture and Rural Development shall prescribe:

1. The conditions and procedures for granting of permits for assay of new plant protection drugs;

2. The conditions, registration procedures, the granting of certificates of registration of plant protection drugs in Vietnam;

3. The expertise of quality and superfluous volumes of plant protection drugs and the test of new plant protection drugs being in the process of carrying out the procedures for registration in Vietnam.

Article 27.- The plant protection drugs-expertising and -assaying body of the Ministry of Agriculture and Rural Development shall effect the expertise of the quality of plant protection drug materials and finished products to be exported or imported; the finished products of plant protection drugs in storehouses, production, processing, rebottling and/or packing workshops, on sale or in use; expertise the residue of plant protection drugs in agricultural, forestrial products, foodstuff, agricultural environment; manage, organize and effect the assay of new plant protection drugs. This agency is entitled to inspect and take sample for expertise of quality and residue of plant protection drugs regularly or irregularly at the requests of goods owners. The results of expertise and assay conducted by this body shall serve as a legal basis for the State management over plant protection drugs. The plant protection drugs-expertising and- assaying body must be answerable to law for the results of its expertise and assay.

Article 28.- Organizations and individuals that are granted permits to assay new plant protection drugs or certificates of registration of plant protection drugs must pay fees according to law provisions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter VII

REGIME OF MANAGING, USING PLANT PROTECTION DRUG RESERVES

Article 29.- The establishment of plant protection drug reserves, the regime of managing and using the national reserves of plant protection drugs at the central level are prescribed as follows:

1. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance in drawing up the annual plans on plant protection drug reserve and submit them to the Prime Minister for approval;

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall manage the national plant protection drug reserve;

3. In cases of natural calamities, the widespread development of organisms harmful to plant resources into epidemics, causing serious damage, which are beyond the localities capability to prevent and combat them, the presidents of the provincial/municipal People’s Committees and the Minister of Agriculture and Rural Development shall ask for the Prime Minister’s permission to use the national reserve. The volume and method of delivering the national plant protection drug reserve shall be decided by the Prime Minister on a case-by-case basis.

Article 30.- The establishment of local reserves on plant protection drugs, the regime of management and the mode of use of the provincial/municipal plant protection drug reserves shall be stipulated by the provincial/municipal People’s Committees under the guidance of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 58/2002/NĐ-CP ngày 03/06/2002 ban hành Điều lệ bảo vệ thực vật, Điều lệ kiểm dịch thực vật và Điều lệ quản lý thuốc bảo vệ thực vật

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


18.886

DMCA.com Protection Status
IP: 2a06:98c0:3600::103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!