Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 52/2020/TT-BTC hướng dẫn Thống kê nhà nước hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu

Số hiệu: 52/2020/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 10/06/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/2020/TT-BTC

Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2020

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN THỐNG KÊ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan và Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chi tiết chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 85/2017/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống tổ chức thống kê tập trung và thống kê bộ, cơ quan ngang bộ;

Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan,

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn một số biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn một số biện pháp thực hiện thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; sử dụng thông tin thống kê về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam, bao gồm:

1. Phương pháp thống kê

2. Quy trình thống kê

3. Các biện pháp bảo đảm chất lượng thống kê.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan hải quan, công chức hải quan, người làm công tác thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có quyền, nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh hàng hóa.

4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thống kê nhà nước về hải quan là hoạt động thống kê do cơ quan hải quan thực hiện, bao gồm: thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; thống kê số vụ việc vi phạm pháp luật về hải quan; thống kê phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh và các thống kê nghiệp vụ khác.

Cụm từ “Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” trong Thông tư này sau đây gọi tắt là “thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.

2. Hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hoạt động xác định nhu cầu thông tin cần thu thập; chuẩn bị thu thập; thu thập, điều tra; xử lý và tổng hợp; phân tích và dự báo; báo cáo, công bố, phổ biến và lưu trữ thông tin về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan thực hiện.

3. Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tập hợp những dữ liệu hành chính hải quan, dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sắp xếp, tổ chức theo một cấu trúc nhất định để quản lý, cập nhật và khai thác phục vụ cho mục đích thống kê và mục đích khác theo quy định của pháp luật.

4. Dữ liệu hành chính hải quan là dữ liệu của cơ quan hải quan được ghi chép, lưu giữ, cập nhật trong các hồ sơ hải quan và các hệ thống nghiệp vụ hải quan dạng giấy hoặc dạng điện tử.

5. Dữ liệu thống kê hải quan gồm dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính từ dữ liệu hành chính hải quan và các nguồn dữ liệu khác để hình thành thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các dữ liệu thống kê hải quan đã được trải qua các bước của quá trình hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm dữ liệu thống kê và bản phân tích các số liệu đó. Các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng làm thông tin thống kê đầu vào cho Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia.

7. Thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong các sản phẩm thuộc Hệ thống các chỉ tiêu thống kê quốc gia, có giá trị pháp lý và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố.

8. Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm một tập hợp các trang thiết bị phần cứng, phần mềm, các cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng để thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền nhận và sản xuất các thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan xây dựng, vận hành và quản lý.

9. Điều kiện giao hàng FOB, FAS, DAF, CIF, CIP sử dụng tại Thông này là những điều kiện giao hàng được quy định tại INCOTERMS 2020 của Phòng Thương mại quốc tế (ICC).

Điều 4. Quản lý nhà nước về hải quan đối với thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

3. Phổ biến các quy định về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

4. Xây dựng tổ chức thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin vào hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

6. Hợp tác trong nước và quốc tế về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

7. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

8. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 5. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là tập hợp những chỉ tiêu thống kê thuộc lĩnh vực hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp. Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một phần của Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính. Nội dung chỉ tiêu thống kê gồm phân tổ chủ yếu, kỳ công bố. Các khái niệm, phương pháp tính, và nguồn dữ liệu của các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu căn cứ theo quy định của pháp luật và các quy định trong Thông tư này.

2. Hệ thống các chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

a) Các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia: thực hiện các biểu 013.K/BCB-TC; 014.K/BCB-TC; 015.T/BCB-TC; 016.T/BCB-TC; 017.T/BCB-TC; 018.T/BCB-TC; 019.T/BCB-TC; 020.T/BCB-TC; 021.T/BCB-TC; 022.H/BCB-TC; 023.H/BCB-TC; 024.H/BCB-TC quy định tại Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ quy định chi tiết nội dung chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

b) Các chỉ tiêu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Tài chính: thực hiện các biểu 0813.H.TCHQ; 0814.Q.TCHQ; 0815.Q.TCHQ; 1816.H.TCHQ; 1817.H.TCHQ; 0818.N.TCHQ; 0819.T.TCHQ; 0820.T.TCHQ; 0821.N.TCHQ; 0822.N.TCHQ; 0823.T.TCHQ; 0824.T.TCHQ; 0825.T.TCHQ; 0826.T.TCHQ; 0827.T.TCHQ; 0828.T.TCHQ; 0829.H.TCHQ; 0830.H.TCHQ; 0831.Q.TCHQ; 0832.Q.TCHQ; 0833.T.TCHQ; 0834.T.TCHQ; 0835.Q.TCHQ; 0836.Q.TCHQ; 0837.Q.TCHQ; 0838.Q.TCHQ quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính.

Điều 6. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc hệ thống thông tin thống kê bộ, ngành nhằm phản ánh tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của cả nước.

2. Thông tin thống kê trong Hệ thống thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

a) Thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện, cung cấp cho Cơ quan Thống kê trung ương công bố;

b) Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện phục vụ mục đích quản lý nhà nước và mục đích khác.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 7. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam áp dụng theo hệ thống thương mại chung.

2. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là căn cứ để xác định các giao dịch xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi hoặc không thuộc phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hệ thống thương mại sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam ghi nhận các luồng hàng hóa từ nước ngoài đi vào, đi ra nước ngoài từ các khu vực sau của lãnh thổ Việt Nam:

a) Khu vực lưu thông tự do bao gồm thị trường nội địa, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế; khu công nghiệp; khu công nghệ cao; địa điểm gia công, sản xuất - xuất khẩu;

b) Khu kinh tế - thương mại đặc biệt; khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế mở;

c) Khu vực tự do thuế quan (khu vực tự do thương mại, tự do công nghiệp, cảng tự do, kho tự do);

d) Kho ngoại quan;

đ) Các đảo, vùng lãnh hải, thềm lục địa, các cơ sở và thiết bị ngoài khơi hoặc ngoài không gian.

Điều 8. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Phạm vi thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa đưa ra nước ngoài (xuất khẩu) hoặc đưa từ nước ngoài vào Việt Nam (nhập khẩu), làm giảm đi hoặc tăng thêm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam.

Những hàng hóa chỉ tạm thời đưa vào hoặc đưa ra khỏi Việt Nam nhưng không làm tăng thêm hoặc giảm đi nguồn của cải, vật chất của Việt Nam không thuộc phạm vi thống kê và được thống kê riêng để phục vụ mục đích quản lý nhà nước khác.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một số trường hợp đặc thù được quy định tại Điều 9 Thông tư này.

2. Hàng hóa xuất khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ trong nước và hàng hóa có xuất xứ nước ngoài tái xuất khẩu, được đưa ra nước ngoài làm giảm đi nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:

a) Hàng hóa có xuất xứ trong nước là hàng hóa được khai thác, sản xuất và chế biến trong nước theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

b) Hàng hóa tái xuất khẩu là những hàng hóa có xuất xứ nước ngoài đã nhập khẩu và được thống kê là hàng nhập khẩu trước đó, sau đó lại xuất khẩu nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

3. Hàng hóa nhập khẩu là toàn bộ hàng hóa có xuất xứ nước ngoài và hàng hóa có xuất xứ Việt Nam tái nhập khẩu, được đưa vào lãnh thổ hải quan làm tăng thêm nguồn của cải, vật chất của Việt Nam. Trong đó:

a) Hàng hóa có xuất xứ nước ngoài là hàng hóa được khai thác, sản xuất, chế biến ở nước ngoài theo các quy định về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam;

b) Hàng hóa tái nhập khẩu là những hàng hóa có xuất xứ Việt Nam đã xuất khẩu và được thống kê vào hàng xuất khẩu trước đó, sau đó nhập khẩu trở lại nguyên trạng hoặc chỉ chế biến giản đơn, bảo quản và đóng gói lại, không làm thay đổi tính chất cơ bản của hàng hóa.

Điều 9. Phạm vi thống kê hàng hóa trong các trường hợp đặc thù

1. Hàng hóa trong các trường hợp đặc thù thuộc phạm vi thống kê

a) Vàng phi tiền tệ là tất cả các loại vàng trừ vàng tiền tệ (theo định nghĩa tại điểm đ khoản 2 Điều này), có thể ở dạng thanh, thỏi, xu, bột, vàng trang sức,… dưới dạng tinh chế, thô hoặc dạng bán sơ chế do các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại (trừ ngân hàng, tổ chức khác nhận ủy quyền thực hiện giao dịch của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích kinh doanh, sản xuất, gia công, chế tác theo quy định của pháp luật;

b) Tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán chưa phát hành, không hoặc chưa đưa vào lưu thông; các bộ sưu tập tiền giấy, tiền kim loại;

c) Hàng hóa trả lại là hàng hóa được thống kê vào hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu trước đó, sau đó được tái nhập khẩu hoặc tái xuất khẩu;

d) Hàng hóa thuộc hợp đồng thuê tài chính, theo đó người thuê có quyền lợi, trách nhiệm, chịu rủi ro liên quan đến hàng hóa. Nếu trong hợp đồng không xác định rõ các nội dung trên thì căn cứ vào thời hạn thuê là 12 tháng trở lên;

đ) Quà tặng, quà biếu của các tổ chức, cá nhân;

e) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn để sử dụng tạm thời cho mục đích cụ thể nhưng sau đó được chuyển đổi loại hình hải quan để không thực hiện tái xuất, tái nhập. Những hàng hóa đó bao gồm: hàng hóa hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công ten nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải; các động sản khác;

g) Phương tiện trung gian dùng để mang thông tin bao gồm đĩa mềm, đĩa CD, đĩa VCD, băng từ, thẻ từ, ổ cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu trữ được thông tin đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng hoặc bản gốc phim ảnh, tác phẩm nghệ thuật, chương trình truyền hình, chương trình biểu diễn nghệ thuật;

Phần mềm đi kèm với máy hoặc được lưu trữ trong các phương tiện trung gian dùng để mang thông tin đi kèm với máy, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng.

h) Năng lượng điện (trường hợp truyền, nhận qua hệ thống truyền tải), nước, xăng dầu, khí đốt (trường hợp vận chuyển bằng đường ống) xuất khẩu, nhập khẩu với các nước có chung biên giới đường bộ;

i) Hàng hóa mua, bán theo phương thức thương mại điện tử và được thực hiện thủ tục hải quan như các hàng hóa giao dịch thông thường được tính đến trong thống kê nếu hàng hóa thuộc phạm vi thống kê;

k) Hàng hóa giao dịch theo hình thức hàng đổi hàng mà không thanh toán;

l) Hàng hóa gửi hoặc nhận qua bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh;

m) Hàng hóa, nhiên liệu bán cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải nước ngoài trong hành trình giao thông quốc tế. Nếu hàng hóa được mở theo loại hình tạm nhập vào Việt Nam trước khi được mở theo loại hình tái xuất để cung ứng cho máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác trong hành trình giao thông quốc tế thì những hàng hóa này được tính cả phần tạm nhập và tái xuất vào trong phạm vi thống kê.

Hàng hóa, nhiên liệu mua để sử dụng trong hành trình giao thông quốc tế.

n) Hàng hóa vay nợ, viện trợ chính phủ, phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các hình thức viện trợ nhân đạo khác;

o) Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa là hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh phải khai theo quy định;

p) Hàng hóa giao dịch giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt, ví dụ: doanh nghiệp mẹ - con, chi nhánh đầu tư trực tiếp ở nước ngoài;

q) Hàng hóa nhận được từ các tổ chức quốc tế ở nước ngoài hoặc gửi đi cho các tổ chức quốc tế (trừ trường hợp hàng hóa gửi hoặc nhận giữa các tổ chức quốc tế);

r) Vệ tinh trong trường hợp có thay đổi quyền sở hữu giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với nước ngoài;

s) Dầu thô và khoáng sản khác được khai thác trong khu vực thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, hải phận quốc tế, vùng chồng lấn được mua, bán với nước ngoài;

t) Chất thải và phế liệu có giá trị thương mại;

u) Thiết bị giàn khoan, máy bay, tàu thuyền và phương tiện vận tải khác thuộc các giao dịch không thực hiện tờ khai hải quan;

v) Hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan và từ kho ngoại quan ra nước ngoài trừ những hàng hóa từ nước ngoài vào kho ngoại quan với mục đích chờ vận chuyển ra nước thứ ba;

y) Hàng hóa mua, bán, trao đổi của cư dân biên giới.

2. Hàng hóa trong các trường hợp đặc thù không thuộc phạm vi thống kê

a) Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển, bao gồm hàng hóa quá cảnh và hàng hóa chuyển tải. Hàng hóa khi đi qua lãnh thổ Việt Nam được mở tờ khai hải quan theo bất kỳ thủ tục hải quan nào không giới hạn trong các thủ tục hải quan dành cho hàng quá cảnh, chuyển tải hoặc tạm nhập tái xuất nếu hàng hóa được xác định chỉ tạm thời được lưu trữ trong lãnh thổ Việt Nam, sẽ được vận chuyển nguyên trạng đến một nước thứ ba được coi là “Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển”;

b) Hàng hóa tạm nhập, tạm xuất có thời hạn sau đó được tái xuất, tái nhập như: hàng dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; tài liệu hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, giáo dục, thi đấu thể thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, khám chữa bệnh, nghiên cứu và phát triển sản phẩm; phương tiện vận tải, công-ten-nơ và các thiết bị liên quan đến vận tải;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ: hàng hóa do thương nhân Việt Nam ký hợp đồng mua, bán với thương nhân nước ngoài nhưng được giao, nhận tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài;

d) Hàng hóa do thương nhân Việt Nam mua của nước ngoài và bán thẳng cho nước thứ ba, hàng hóa không về Việt Nam hoặc có về Việt Nam nhưng không làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thông thường tại cơ quan hải quan Việt Nam;

đ) Vàng tiền tệ: vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc các tổ chức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền, thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu cho mục đích dự trữ và cân đối tiền tệ quốc gia;

e) Tiền kim loại đang lưu hành, tiền giấy, tiền séc và chứng khoán đã phát hành trong lưu thông;

g) Hàng hóa của Chính phủ Việt Nam gửi hoặc nhận với các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự, cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế của Việt Nam ở nước ngoài;

h) Hàng hóa gửi và nhận của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;

i) Hàng hóa thuộc hợp đồng cho thuê hoặc đi thuê hoạt động (máy bay, tàu thuyền, máy móc thiết bị): không có sự chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa sau thời gian thuê, cho thuê;

k) Hàng hóa với chức năng là phương tiện rỗng dùng để chứa hàng hóa: công-ten-nơ, các thùng, chai, lọ và các loại khác theo phương thức quay vòng chỉ nhằm mục đích vận chuyển hàng hóa;

l) Các sản phẩm, nội dung truyền nhận theo phương thức điện tử (phần mềm, các sản phẩm âm thanh, hình ảnh, phim, sách điện tử và loại khác), các giấy chứng nhận quyền sở hữu phần mềm, mã số được cấp để sử dụng phần mềm;

m) Phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin, hình ảnh, chứa phần mềm được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng;

n) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam với mục đích sửa chữa hoặc bảo trì nếu hoạt động đó không làm thay đổi xuất xứ của hàng hóa;

o) Hàng hóa đưa vào hoặc đưa ra khỏi lãnh thổ hải quan của Việt Nam bất hợp pháp;

p) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là vũ khí, khí tài phục vụ hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, hợp tác về quốc phòng, an ninh được cấp có thẩm quyền quyết định và hàng hóa theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hải quan;

q) Chất thải, phế liệu không có trị giá thương mại;

r) Hàng hóa mua, bán tại các cửa hàng miễn thuế.

Điều 10. Nguồn dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam được thu thập từ những nguồn như sau:

1. Cơ quan hải quan

a) Hồ sơ hải quan bao gồm: tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; các chứng từ có liên quan như: hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

b) Các thông tin từ các hệ thống nghiệp vụ hải quan;

c) Báo cáo của các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan.

2. Các cơ quan, tổ chức khác: thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước, các hãng vận tải, hiệp hội, doanh nghiệp.

Điều 11. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thời điểm thống kê

1. Kỳ báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là khoảng thời gian nhất định quy định phải thể hiện kết quả hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bằng dữ liệu theo các tiêu chí thống kê của hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các sản phẩm thống kê. Kỳ báo cáo được ghi ở phần giữa của từng biểu mẫu thống kê (sau tên biểu báo cáo). Kỳ báo cáo thống kê được tính theo ngày dương lịch, bao gồm:

a) Báo cáo thống kê theo kỳ nửa tháng:

a.1) Báo cáo thống kê kỳ 1: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày 15 của tháng;

a.2) Báo cáo thống kê kỳ 2: được tính bắt đầu từ ngày 16 của tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.

b) Báo cáo thống kê tháng: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng.

c) Báo cáo thống kê quý: được tính bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đầu tiên của kỳ báo cáo thống kê cho đến hết ngày cuối cùng của tháng thứ ba của kỳ báo cáo thống kê đó.

d) Báo cáo thống kê 6 tháng:

d.1) Báo cáo thống kê kỳ 1: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 30 tháng 6;

d.2) Báo cáo thống kê kỳ 2: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 7 cho đến hết ngày 31 tháng 12.

đ) Báo cáo thống kê năm: được tính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 cho đến hết ngày 31 tháng 12.

e) Báo cáo đột xuất: kỳ báo cáo căn cứ vào từng yêu cầu cụ thể.

2. Thời điểm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là ngày, tháng và năm dương lịch được lựa chọn làm căn cứ để các dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được ghi nhận vào các kỳ báo cáo thống kê.

a) Đối với dữ liệu thống kê thu thập từ nguồn của cơ quan hải quan:

a.1) Thời điểm thống kê được ghi nhận trong Hệ thống Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thời điểm cơ quan hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan (đối với trường hợp khai thủ công) hoặc thời điểm hệ thống chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan (đối với trường hợp khai điện tử);

a.2) Tờ khai hải quan đã được ghi nhận trong Hệ thống và sau khi có một trong các thông tin: được cấp phép thông quan hoặc được xác nhận nộp thuế hoặc được xác nhận qua khu vực giám sát sẽ được phản ánh trong các báo cáo như sau:

a.2.1) Trường hợp thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm tờ khai được cấp phép thông quan hoặc thời điểm xác nhận nộp thuế hoặc thời điểm xác nhận qua khu vực giám sát nằm tại một (01) kỳ báo cáo thống kê, số lượng và giá trị của hàng hóa thuộc tờ khai hải quan sẽ được phản ánh vào cột “tháng báo cáo” của báo cáo tương ứng;

a.2.2) Trường hợp thời điểm đăng ký tờ khai hải quan và thời điểm tờ khai được cấp phép thông quan hoặc thời điểm xác nhận nộp thuế hoặc thời điểm xác nhận qua khu vực giám sát nằm tại hai (02) kỳ báo cáo thống kê khác nhau, số lượng và giá trị của hàng hóa thuộc tờ khai hải quan sẽ được phản ánh vào cột “lũy kế” của báo cáo tương ứng tại thời điểm tờ khai hải quan được cấp phép thông quan hoặc xác nhận nộp thuế hoặc xác nhận qua khu vực giám sát được hệ thống ghi nhận tùy theo thời điểm nào đến trước;

a.3) Những thay đổi trên tờ khai hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan sẽ được cập nhật vào Hệ thống thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và được điều chỉnh trong các báo cáo thống kê. Nếu thời điểm thay đổi sau kỳ báo cáo thống kê thì giá trị thay đổi sẽ được cập nhật vào cột lũy kế của các báo cáo tương ứng tại thời điểm phát sinh thay đổi trên tờ khai hải quan.

Những thay đổi trên tờ khai hải quan phát sinh sau quá trình thực hiện thủ tục hải quan tại các nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan, điều tra chống buôn lậu sẽ được cập nhật vào dữ liệu điều chỉnh theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.

b) Đối với dữ liệu thống kê thu thập từ nguồn không phải của cơ quan hải quan: thời điểm thống kê là thời điểm được khai báo trên kết quả điều tra hoặc báo cáo của các cơ quan, tổ chức khác.

Điều 12. Xác định trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là trị giá do cơ quan hải quan xây dựng phục vụ cho mục đích thống kê trên cơ sở trị giá khai báo và tuân theo nguyên tắc quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Trường hợp không xác định được theo điều kiện giao hàng FOB hoặc tương đương (đối với hàng xuất khẩu) và điều kiện giao hàng CIF hoặc tương đương (đối với hàng nhập khẩu) thì trị giá thống kê hàng hóa được căn cứ vào hồ sơ hải quan và các nguồn thông tin khác để quy đổi tương đương.

2. Trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng như sau:

a) Đối với hàng hóa phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá tính thuế của hàng hóa;

b) Đối với hàng hóa không phải nộp thuế xuất khẩu hoặc nhập khẩu và các loại thuế liên quan trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu:

b.1) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ (USD) nhỏ hơn hoặc bằng 1000 USD: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

b.2) Trường hợp hàng hóa có trị giá khai báo quy đổi ra Đô la Mỹ lớn hơn 1000 USD: trị giá thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được xác định như sau:

b.2.1) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là FOB, FAS và DAF: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

b.2.2) Hàng hóa xuất khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: Trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng FOB căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm (I) và phí vận chuyển quốc tế (F) của Cơ quan Thống kê trung ương.

b.2.3) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng là CIF, DAF, CIP: trị giá thống kê là trị giá khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

b.2.4) Hàng hóa nhập khẩu được khai báo với điều kiện giao hàng khác: trị giá thống kê được quy đổi về trị giá theo điều kiện giao hàng CIF căn cứ vào khai báo về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế trên tờ khai hải quan. Nếu trên tờ khai hải quan không có khai báo các loại phí này thì trị giá thống kê được quy đổi căn cứ vào kết quả điều tra định kỳ về phí bảo hiểm và phí vận chuyển quốc tế của Cơ quan Thống kê trung ương.

3. Xác định trị giá thống kê trong những trường hợp đặc thù:

a) Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký một lần nhưng xuất khẩu hoặc nhập khẩu nhiều lần thì trị giá thống kê là trị giá thực tế của hàng hóa khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu;

b) Trường hợp hàng hóa được phép ghi giá tạm tính khi đăng ký tờ khai hải quan thì trị giá thống kê phải điều chỉnh khi có giá chính thức trên tờ khai sửa đổi, bổ sung;

c) Đối với tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá chưa phát hành, chưa đưa vào lưu thông thì trị giá thống kê là chi phí để sản xuất tiền giấy, tiền kim loại và giấy tờ có giá (không phải là mệnh giá của các loại hàng hóa này);

d) Đối với phương tiện trung gian dùng để chứa thông tin bao gồm: băng từ, đĩa từ, CD-ROM, thẻ thông minh và các phương tiện trung gian khác đã hoặc chưa chứa thông tin, trừ loại được sản xuất theo yêu cầu hoặc đơn đặt hàng riêng thì trị giá thống kê là toàn bộ trị giá của các hàng hóa này (không phải chỉ là trị giá của các phương tiện trung gian chưa có thông tin);

đ) Đối với hàng gia công trong nước hoặc thuê nước ngoài gia công:

- Trị giá thống kê xuất khẩu của hàng hóa gia công tại Việt Nam xác định theo giá FOB và tương đương, theo công thức:

Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;

- Trị giá thống kê nhập khẩu của hàng hóa thuê gia công ở nước ngoài xác định theo giá CIF và tương đương, theo công thức:

Giá một đơn vị hàng hóa gia công bằng (=) toàn bộ trị giá nguyên vật liệu của một sản phẩm cộng (+) chi phí vận chuyển quốc tế và bảo hiểm cộng (+) các chi phí khác (nếu có) của một sản phẩm cộng (+) giá gia công một sản phẩm;

e) Đối với hàng hóa theo hợp đồng thuê tài chính: trị giá thống kê xác định trên cơ sở giá bán của hàng hóa tương tự (loại trừ các dịch vụ cung cấp kèm theo hợp đồng cho thuê như chi phí đào tạo, bảo trì, phí tài chính);

g) Đối với hàng hóa kèm dịch vụ: trị giá thống kê xác định theo giá FOB và tương đương (đối với hàng xuất khẩu) hoặc giá CIF và tương đương (đối với hàng nhập khẩu) của hàng hóa và loại trừ các phí dịch vụ;

h) Đối với các giao dịch không khai trị giá (như: hàng đổi hàng, hàng viện trợ nhân đạo hoặc các giao dịch không khai báo trị giá khác): trị giá thống kê thực hiện theo nguyên tắc xác định trị giá hải quan;

i) Đối với hàng trả lại: trị giá thống kê là trị giá hàng hóa trả lại, được định giá theo trị giá của giao dịch xuất khẩu hoặc nhập khẩu ban đầu;

k) Đối với điện năng xuất khẩu hoặc nhập khẩu: trị giá thống kê là trị giá khai trên tờ khai hải quan;

l) Đối với dầu thô, xăng dầu và khí đốt xuất khẩu, nhập khẩu: trị giá thống kê ban đầu được xác định theo giá tạm tính, sau đó được điều chỉnh khi có giá chính thức.

Điều 13. Đơn vị tính lượng trong thống kê

Đơn vị tính lượng sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được sử dụng như sau:

1. Đơn vị tính lượng theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

2. Đơn vị tính lượng quy đổi sử dụng trong các mẫu biểu thống kê: các đơn vị tính lượng khác nhau được quy đổi về đơn vị tính thống nhất trong mẫu biểu thống kê theo quy tắc sau:

a) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính lượng được quy đổi về tấn như sau:

a.1) Hàng hóa khai báo là tấn: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận;

a.2) Hàng hóa khai báo là kilogram (kg), gramme (gr), tạ, pound, lbs quy đổi về tấn;

a.3) Hàng hóa khai báo là đơn vị tính khác đơn vị tính thuộc điểm a.1) và a.2) nhưng thuộc tờ khai hải quan chỉ có 1 dòng hàng thì sử dụng trọng lượng tổng trên tờ khai để quy đổi về tấn;

a.4) Hàng hóa không thuộc các điểm a.1), a.2) và a.3) nêu trên được quy đổi dựa trên đơn giá của hàng hóa đã được quy đổi tương tự có cùng mã hàng, cùng thị trường của thời điểm gần nhất.

b) Hàng hóa sử dụng đơn vị tính cái, chiếc: giữ nguyên lượng khai báo được cơ quan hải quan chấp nhận.

Điều 14. Đồng tiền và tỷ giá sử dụng trong thống kê

1. Đồng tiền sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam là Đồng Việt Nam và Đô la Mỹ.

2. Cơ quan hải quan căn cứ vào quy định hiện hành về tỷ giá tính thuế để quy đổi các ngoại tệ sử dụng trong thống kê.

Điều 15. Các phân tổ trong thống kê

1. Nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại

a) Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng xác định được tại thời điểm xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh.

Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ nhận hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ đầu tiên sau khi rời khỏi Việt Nam được biết đến tại thời điểm khai hải quan mà tại đó diễn ra hoạt động gồm mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan nước trung gian thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được thống kê theo nước, vùng lãnh thổ xuất xứ của hàng hóa theo các quy định về xuất xứ của Việt Nam.

Ngoài ra, nước, vùng lãnh thổ gửi hàng hóa (nước, vùng lãnh thổ cuối cùng trước khi hàng đến Việt Nam mà tại đó diễn ra hoạt động mua bán, gia công, chế biến, lắp ráp, sản xuất xuất khẩu hay hàng hóa được cơ quan hải quan tại nước đó thông quan) cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác;

c) Mã nước, vùng lãnh thổ sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tuân thủ theo hệ thống mã tiêu chuẩn quốc tế ISO 3166.

2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong thống kê được phân loại theo các danh mục như sau:

a) Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành;

b) Danh mục nhóm, mặt hàng chủ yếu là danh mục được xây dựng theo mục đích riêng trong thống kê hải quan trên cơ sở Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và các danh mục phân loại chuẩn khác do Tổng cục Hải quan ban hành;

c) Danh mục Phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn (Danh mục SITC - do Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc ban hành) và các danh mục phân loại khác theo khuyến nghị của Cơ quan Thống kê Liên Hợp quốc được sử dụng cho mục đích phân tích kinh tế và mục đích thống kê khác.

3. Phương thức vận tải

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức vận tải bao gồm: đường hàng không, đường thủy, đường bộ và loại khác.

4. Tỉnh, thành phố

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được xác định theo hai ký tự đầu của mã doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế với các cơ quan lý nhà nước tại các tỉnh, thành phố.

5. Doanh nghiệp theo loại hình vốn

Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình vốn của doanh nghiệp bao gồm hai loại chính: doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

6. Các phân tổ khác

Ngoài ra, các phân tổ dưới đây cũng được sử dụng phục vụ cho các mục đích thống kê và phân tích khác: cục Hải quan tỉnh, thành phố; cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu; châu lục, khối nước, nhóm nước; loại hình hải quan; phương thức thanh toán; đồng tiền thanh toán; xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa chịu thuế.

Điều 16. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là con số tương đối dùng để so sánh mức biến động đơn giá của mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đại diện trong tháng báo cáo so với kỳ gốc hoặc so với cùng tháng báo cáo năm trước hoặc so với tháng 12 năm trước hoặc so với tháng ngay trước của tháng báo cáo. Đơn giá hàng hóa xuất khẩu của kỳ gốc được quy định là 100 và đơn giá hàng hóa xuất khẩu của các kỳ khác được biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm so với đơn giá kỳ gốc.

Chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính theo phương pháp đơn giá bình quân.

2. Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là số tương đối dùng để so sánh mức độ biến động lượng xuất khẩu hoặc nhập khẩu của mặt hàng đại diện trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc. Chỉ số lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán bằng cách lấy chỉ số trị giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu chia cho chỉ số đơn giá hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

3. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán dựa trên dữ liệu của cơ quan hải quan và sử dụng phương pháp tính Fisher với kỳ gốc thay đổi theo chuỗi (kỳ gốc của năm tính toán tiếp theo dựa trên dữ liệu tính toán của năm hiện thời).

4. Chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu được tính toán cho tổng xuất khẩu, nhập khẩu, nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, mã hàng HS 2 số và Danh mục SITC 1 số.

5. Kỳ tính toán của chỉ số đơn giá và lượng hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng quý cho từng tháng trong quý báo cáo.

Điều 17. Điều chỉnh biến động mùa vụ đối với thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Kỹ thuật điều chỉnh biến động mùa vụ được áp dụng với dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu theo tháng ở cấp độ nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu và tổng trị giá xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc các chỉ tiêu của Hệ thống chỉ tiêu quốc gia nhằm loại bỏ tác động của mùa vụ và số ngày làm việc lên trị giá xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Dữ liệu sử dụng để điều chỉnh mùa vụ là dữ liệu điều chỉnh 6 tháng và dữ liệu chính thức năm. Việc điều chỉnh được thực hiện sau khi có dữ liệu điều chỉnh 6 tháng và dữ liệu chính thức năm. Thời điểm công bố dữ liệu điều chỉnh biến động mùa vụ căn cứ theo Lịch Công bố thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm.

3. Điều chỉnh biến động mùa vụ của Việt Nam sử dụng phương pháp X13-ARIMA (phương pháp loại bỏ biến động mùa vụ dựa trên trung bình trượt do Cơ quan Thống kê quốc gia Hoa Kỳ phát triển).

Chương III

QUY TRÌNH THỐNG KÊ VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG THỐNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Điều 18. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu; danh sách nước, vùng lãnh thổ và nhu cầu thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cập nhật Danh mục nhóm mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu trong các biểu thuộc Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia và Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính:

a) Định kỳ ba năm một lần, Danh mục này sẽ được sửa đổi và cập nhật theo đề xuất của Tổng cục Hải quan và thống nhất bằng văn bản với Cơ quan Thống kê trung ương.

b) Tiêu chí để bổ sung nhóm, mặt hàng vào Danh mục này là hai năm liên tiếp có trị giá lớn hơn 200 triệu USD hoặc có một năm có trị giá lớn hơn 300 triệu USD hoặc xem xét theo đề xuất bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức sử dụng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về việc cần theo dõi các nhóm mặt hàng, mặt hàng này trong Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu.

c) Tiêu chí để loại bỏ nhóm, mặt hàng khỏi Danh mục này là hai năm liên tiếp có trị giá nhỏ hơn 100 triệu USD.

2. Cập nhật danh sách nước, vùng lãnh thổ được thống kê trong các Biểu thuộc Nghị định số 60/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 quy định chi tiết nội dung Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia và Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14/01/2019 của Bộ Tài chính quy định Chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính: danh sách nước, vùng lãnh thổ được cập nhật hàng năm theo tiêu chí công bố đầy đủ các nước, vùng lãnh thổ thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Liên minh châu âu (EU) và các nước, vùng lãnh thổ có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam.

3. Cập nhật các nhu cầu thông tin hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác từ cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu thống kê: định kỳ 5 năm/lần, Tổng cục Hải quan thu thập ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu về chất lượng và nhu cầu sử dụng thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) và bằng hình thức gửi thư điện tử đến cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng dữ liệu thường xuyên. Thông tin thu thập được sẽ sử dụng trong quá trình thiết kế ra các sản phẩm thống kê mới hoặc cải tiến, nâng cao chất lượng các sản phẩm thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 19. Thu thập dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thu thập tập trung tại cấp Tổng cục Hải quan từ cơ sở dữ liệu thông tin hải quan và các nguồn thông tin khác ngoài hồ sơ hải quan;

2. Dữ liệu thống kê sau khi thu thập được kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ việc thực hiện các báo cáo thống kê của Tổng cục Hải quan và các cục hải quan tỉnh, thành phố thông qua việc chia sẻ thông tin giữa các cấp;

3. Các dữ liệu sai, nghi ngờ từ hồ sơ hải quan được gửi, tiếp nhận, kiểm tra và phản hồi kịp thời giữa các cấp.

Điều 20. Điều tra và phối hợp điều tra thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Trường hợp có cơ sở xác định các thông tin thu thập từ hồ sơ hải quan chưa đầy đủ và không đáp ứng được nhu cầu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương pháp đã công bố tại Chương II Thông tư này, Tổng cục Hải quan trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định điều tra thống kê đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động hoặc liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.

Việc điều tra thống kê được tiến theo quy định của pháp luật.

2. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Thống kê trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan để thực hiện các cuộc điều tra có liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi nhận được các yêu cầu bằng văn bản của Cơ quan Thống kê trung ương và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Kết quả của các cuộc điều tra được sử dụng để cập nhật dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan thực hiện.

Điều 21. Xử lý dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ hàng tháng được xử lý như sau:

1. Xử lý tự động bằng Hệ thống công nghệ thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Quy đổi đồng tiền khai báo sang Đồng Việt Nam (VNĐ) và Đô la Mỹ (USD) theo quy định tại Điều 14 Thông tư này;

b) Phân loại hàng hóa theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này;

c) Phân loại hàng hóa trong và ngoài phạm vi thống kê: theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Thông tư này và các yếu tố địa điểm xếp hàng, địa điểm dỡ hàng, loại hình hải quan trên tờ khai hải quan;

d) Quy đổi trị giá thống kê: theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;

đ) Quy đổi đơn vị tính lượng thống kê đối với mặt hàng có thống kê lượng theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

e) Đánh giá, phát hiện dấu hiệu bất thường, nghi ngờ của dữ liệu thống kê bằng bộ tiêu chí chất lượng.

2. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sau khi được xử lý tự động được cán bộ kiểm tra theo trình tự như sau:

a) Kiểm tra sự phù hợp của tên hàng, mã hàng khai báo và việc phân loại theo Danh mục nhóm mặt hàng chủ yếu;

b) Phát hiện các giá trị bất thường cần được kiểm tra;

c) Chuyển các dữ liệu cần kiểm tra xuống cấp cục, chi cục;

d) Tiếp nhận dữ liệu đã được kiểm tra, xử lý từ cấp cục, chi cục;

đ) Cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Thực hiện các Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định tại Điều 23 và Điều 25 Thông tư này.

Điều 22. Điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Điều chỉnh thông tin thống kê là việc sửa đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã báo cáo, công bố và phổ biến khi có thông tin đầy đủ và chính xác hơn hoặc khi có sự thay đổi cơ bản về khái niệm, định nghĩa, phương pháp, danh mục phân loại và nguồn dữ liệu để đảm bảo tính trung thực và tính so sánh của thông tin thống kê.

2. Các loại điều chỉnh thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Điều chỉnh thường xuyên;

b) Điều chỉnh không thường xuyên;

c) Điều chỉnh lớn.

3. Điều chỉnh thường xuyên

a) Điều chỉnh thường xuyên nhằm điều chỉnh thông tin vào các kì báo cáo tiếp sau đối với các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố, khi có thông tin đầy đủ và chính xác hơn, cho đến khi các thông tin này chuyển sang trạng thái chính thức.

b) Điều chỉnh thường xuyên được thực hiện khi xuất hiện một trong những lý do sau:

b.1) Bổ sung các dữ liệu thống kê thiếu;

b.2) Cập nhật dữ liệu thống kê thay đổi qua các khâu của quy trình nghiệp vụ hải quan;

b.3) Hiệu chỉnh các dữ liệu thống kê gốc và dữ liệu tổng hợp khi phát hiện ra các lỗi và sai sót;

b.4) Cập nhật các nguồn dữ liệu khác để có thông tin đầy đủ và chính xác hơn;

b.5) Cập nhật kỳ gốc để làm mốc so sánh.

c) Điều chỉnh thường xuyên được thực hiện định kỳ và không thông báo trước, với những hình thức như sau:

c.1) Điều chỉnh hiện thời: điều chỉnh thông tin thống kê của từng kỳ báo cáo được thực hiện tại các kỳ báo cáo tiếp theo cho đến kỳ báo cáo cuối cùng của năm báo cáo. Thông tin điều chỉnh được thể hiện ở thông tin lũy kế của kỳ báo cáo hiện thời;

c.2) Điều chỉnh 6 tháng đầu năm: điều chỉnh thông tin thống kê của các kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết tháng 6 của năm hiện thời. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện trong vòng 60 ngày sau khi hoàn thành báo cáo tháng 6.

Sau khi đã điều chỉnh 6 tháng đầu năm mà phát sinh điều chỉnh thông tin các kỳ báo cáo từ tháng 01 cho đến hết tháng 6, việc điều chỉnh thông tin thực hiện theo quy định của điều chỉnh hiện thời.

c.3) Điều chỉnh năm: điều chỉnh thông tin thống kê của các kỳ báo cáo từ tháng 01 đến hết tháng 12 của năm báo cáo. Hoạt động điều chỉnh được thực hiện trong vòng 90 ngày sau khi hoàn thành báo cáo năm. Thông tin sau khi được điều chỉnh năm trở thành thông tin chính thức.

Trường hợp phát sinh điều chỉnh thông tin thống kê chính thức của năm đã báo cáo hoặc công bố, việc điều chỉnh thực hiện theo các quy định tại Khoản 4 Điều này.

d) Thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm và thông tin điều chỉnh năm được thể hiện ở phần thông tin báo cáo và thông tin lũy kế của biểu thống kê sau khi điều chỉnh.

đ) Trong trường hợp một điều chỉnh thường xuyên thỏa mãn quy định tại Khoản 5 Điều này được coi là điều chỉnh lớn và được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều này.

4. Điều chỉnh không thường xuyên:

a) Điều chỉnh không thường xuyên nhằm điều chỉnh với các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố ở trạng thái chính thức trong các sản phẩm thống kê.

b) Điều chỉnh không thường xuyên được thực hiện khi xuất hiện một trong những lý do sau:

b.1) Khi có sự thay đổi lớn, cơ bản về khái niệm, định nghĩa, phương pháp thống kê, danh mục phân loại và nguồn dữ liệu sử dụng trong thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Khi thực hiện điều chỉnh với lý do này, các thông tin đã báo cáo và công bố trước đó vẫn được giữ nguyên, đồng thời công bố song song các chuỗi dữ liệu lịch sử theo các thay đổi cơ bản nói trên để phục vụ nhu cầu so sánh của cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê;

b.2) Khi phát hiện thấy các sai sót, lỗi của thông tin thống kê dẫn đến kết quả của điều chỉnh lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.

c) Niên giám thống kê chỉ thực hiện điều chỉnh trong trường hợp phát hiện sai sót, lỗi dẫn đến kết quả của điều chỉnh lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.

d) Sau 5 năm kể từ ngày báo cáo hoặc công bố sản phẩm thống kê, thông tin thống kê trong các sản phẩm này không thực hiện điều chỉnh.

5. Điều chỉnh lớn là điều chỉnh thường xuyên hoặc không thường xuyên và có tác động lớn đến các thông tin thống kê đã báo cáo và công bố. Để được coi là điều chỉnh lớn, giá trị tuyệt đối của thay đổi khi thực hiện điều chỉnh lớn phải lớn hơn 10% giá trị của thông tin đã báo cáo, công bố và không nhỏ hơn 100 triệu USD.

6. Công bố điều chỉnh

a) Cơ quan chịu trách nhiệm công bố điều chỉnh là Tổng cục Hải quan.

b) Nội dung công bố điều chỉnh gồm:

b.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên: thông tin điều chỉnh;

b.2) Đối với điều chỉnh không thường xuyên và điều chỉnh lớn: thời gian công bố thông tin điều chỉnh; lý do điều chỉnh; các sản phẩm thống kê liên quan đến điều chỉnh; thông tin thống kê đã công bố, thông tin thống kê điều chỉnh và so sánh chênh lệch giữa các dữ liệu này.

c) Hiển thị trạng thái của thông tin thống kê

c.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên:

- Thông tin điều chỉnh hiện thời: không có ký hiệu đặc biệt để thể hiện thông tin điều chỉnh trên biểu thống kê;

- Thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm và thông tin điều chỉnh năm:

Khi công bố các thông tin điều chỉnh, trạng thái của thông tin thống kê được thể hiện rõ ở vị trí phía trên, bên phải của biểu thống kê điều chỉnh.

Trạng thái của thông tin điều chỉnh 6 tháng đầu năm là “Điều chỉnh”. Trạng thái của thông tin điều chỉnh năm là “Chính thức”.

c.2) Đối với điều chỉnh lớn

Trên sản phẩm thống kê điều chỉnh sẽ thể hiện rõ các nội dung sau:

Trạng thái và căn cứ điều chỉnh của thông tin thống kê chưa ở trạng thái chính thức là “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm”. Đối với các thông tin thống kê chính thức, trạng thái và căn cứ điều chỉnh ghi là “Chính thứcR”, ký hiệu R sẽ được ghi chú là “điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm” ở phía cuối trang đầu của sản phẩm thống kê đã điều chỉnh.

Vị trí của dòng ghi trạng thái và căn cứ điều chỉnh nằm ở vị trí phía trên, bên phải của sản phẩm thống kê điều chỉnh.

In đậm, nghiêng và ký hiệu R tại vị trí phía trên, bên phải của những thông tin thống kê chịu tác động của điều chỉnh.

c.3) Đối với điều chỉnh không thường xuyên theo lý do nêu tại Điểm b.1, Khoản 4, Điều này

Trên sản phẩm thống kê điều chỉnh sẽ thể hiện rõ trạng thái và căn cứ là “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm”. Dòng trạng thái và căn cứ này được đặt ở vị trí tương tự như dòng trạng thái quy định tại Điểm c.2, Khoản 6 Điều này.

d) Thủ tục công bố điều chỉnh:

d.1) Đối với điều chỉnh thường xuyên, cơ quan hải quan công bố theo Lịch Công bố thông tin;

d.2) Đối với điều chỉnh không thường xuyên và điều chỉnh lớn, cơ quan thực hiện điều chỉnh phải có văn bản thông báo về việc điều chỉnh thông tin trước thời điểm công bố các thông tin điều chỉnh.

đ) Thời hạn thực hiện công bố điều chỉnh:

đ.1) Đối với điều chỉnh hiện thời: không thông báo trước và thực hiện đồng thời với các kỳ báo cáo tiếp theo;

đ.2) Đối với điều chỉnh 6 tháng đầu năm và điều chỉnh năm:

Thời gian công bố cụ thể được thể hiện trong lịch công bố thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng năm nhưng không muộn hơn ngày 01 tháng 10 của năm hiện thời đối với điều chỉnh 6 tháng đầu năm và trước ngày 01 tháng 5 của năm tiếp theo đối với điều chỉnh năm;

đ.3) Đối với điều chỉnh không thường xuyên: việc điều chỉnh này có thể được thực hiện tại thời điểm bất kỳ, không được lên lịch trước và với thông tin thống kê của một năm hoặc nhiều năm để đảm bảo tính nhất quán và tính so sánh của dữ liệu.

e) Hình thức và địa chỉ công bố điều chỉnh:

e.1) Thông tin công bố được thể hiện bằng bản điện tử Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn). Tên tệp văn bản bao gồm tên viết tắt của sản phẩm thống kê - tên viết tắt trạng thái của dữ liệu thống kê. Tên viết tắt trạng thái dữ liệu là: DC (điều chỉnh), CT (chính thức) và DCCT (điều chỉnh dữ liệu chính thức).

e.2) Đối với sản phẩm thống kê là niên giám, khi phát sinh điều chỉnh sẽ không công bố lại toàn bộ niên giám mà chỉ công bố phần, chương, mục và nội dung của những trang liên quan trực tiếp đến thông tin điều chỉnh.

Điều 23. Báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Phạm vi thống kê của báo cáo:

a) Đối với báo cáo về trị giá, số lượng tờ khai phục vụ yêu cầu đánh giá hoạt động của đơn vị hải quan: dữ liệu báo cáo bao gồm cả hàng hóa thuộc phạm vi thống kê và hàng hóa không thuộc phạm vi thống kê;

b) Đối với báo cáo thống kê theo yêu cầu nghiệp vụ cụ thể: phạm vi thống kê thực hiện theo yêu cầu của từng báo cáo;

c) Đối với báo cáo thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tỉnh, thành phố cho các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn: dữ liệu báo cáo là hàng hóa thuộc phạm vi thống kê (trừ khi có yêu cầu đặc biệt từ tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin);

d) Đối với báo cáo khác không yêu cầu cụ thể về phạm vi thống kê: dữ liệu báo cáo là hàng hóa thuộc phạm vi thống kê.

2. Cơ quan hải quan:

a) Thực hiện các chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Chính phủ, Chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia, chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính;

b) Thực hiện các báo cáo thống kê khác phục vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định;

c) Xây dựng mẫu biểu báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu định kỳ để sử dụng thống nhất trong cơ quan hải quan.

Điều 24. Đối chiếu dữ liệu thống kê

1. Đối chiếu số liệu với cơ quan, tổ chức của các nước, vùng lãnh thổ được thực trong trường hợp có chênh lệch lớn về số liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu song phương và đa phương.

2. Phương pháp, hình thức phối hợp đối chiếu số liệu thống kê được thực hiện sau khi có sự phê duyệt của các cấp có thẩm quyền của các bên tham gia đối chiếu.

3. Báo cáo và giải thích kết quả đối chiếu: đơn vị chủ trì thực hiện được công khai theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 25. Phân tích và dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Thông tin, dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phân tích, dự báo phục vụ quản lý, điều hành của Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính và Chính phủ.

2. Phân tích thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hàng tháng được gửi đến các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, các cơ quan Đảng, Chính phủ và bộ, ngành theo danh sách được xác định từ tháng 01 hàng năm.

3. Dự báo thống kê được thực hiện khi nhận được chỉ đạo từ Lãnh đạo các cấp và yêu cầu bằng văn bản từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 26. Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Hình thức và kênh công bố, phổ biến thông tin thống kê:

a) Thông tin thống kê được công bố, phổ biến dưới dạng bản in và/hoặc bản điện tử;

b) Thông tin thống kê được công bố, phổ biến theo các kênh thông tin sau:

b.1) Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) hoặc trang thông tin điện tử của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố (theo yêu cầu hoặc nếu thấy cần thiết);

b.2) Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính (tại địa chỉ: www.mof.gov.vn);

b.3) Tạp chí Hải quan, Bản tin Nghiên cứu Hải quan;

b.4) Phát hành sản phẩm thống kê in trên giấy và sản phẩm thông tin điện tử chứa đựng trong các vật mang tin điện tử.

c) Niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bản đầy đủ hoặc bản tóm tắt) và các sản phẩm thống kê khác không thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Lịch Công bố, phổ biến thông tin thống kê

a) Lịch Công bố, phổ biến thông tin xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cho năm kế tiếp được công khai tại Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn) trước ngày 15 tháng 12 hàng năm;

b) Nội dung chính của Lịch Công bố, phổ biến thông tin bao gồm: tên sản phẩm thống kê, định dạng sản phẩm, chu kỳ biên soạn, thời điểm công bố, trạng thái của thông tin công bố, hình thức công bố, đơn vị chịu trách nhiệm phổ biến;

c) Trường hợp không thực hiện công bố, phổ biến thông tin thống kê theo Lịch, cơ quan hải quan có trách nhiệm thông báo công khai lý do hoãn công bố và thời gian công bố mới của các thông tin bị hoãn tại Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn).

3. Trạng thái của thông tin công bố, phổ biến:

a) Các trạng thái của số liệu công bố, phổ biến bao gồm:

a.1) Thông tin thống kê ước tính: thông tin được công bố khi chưa hết kỳ báo cáo, dựa trên dữ liệu thực tế đến ngày công bố và ước tính của cơ quan hải quan;

a.2) Thông tin thống kê sơ bộ: thông tin được tổng hợp nhanh và công bố sau khi kết thúc kỳ báo cáo theo quy định của chế độ báo cáo thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê của ngành Tài chính;

a.3) Thông tin thống kê điều chỉnh: thông tin có được sau khi thực hiện sửa đổi, bổ sung đối với thông tin thống kê đã công bố;

a.4) Thông tin thống kê chính thức: thông tin có được sau khi hoàn thành điều chỉnh dữ liệu năm.

b) Trạng thái của thông tin thống kê công bố, phổ biến được thể hiện ở vị trí phía trên, bên phải của sản phẩm thống kê công bố. Trong trường hợp thông tin được công bố theo hình thức bản điện tử thì trạng thái của thông tin thống kê được thể hiện trên tên tệp văn bản như sau: tên viết tắt của sản phẩm thống kê - tên viết tắt trạng thái của thông tin thống kê (thông tin ước tính viết tắt là UT, sơ bộ viết tắt là SB, điều chỉnh viết tắt là ĐC và chính thức viết tắt là CT).

c) Dữ liệu được công bố trong các niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thông tin chính thức.

4. Quy trình công bố, phổ biến thông tin thống kê:

a) Gửi Cơ quan Thống kê trung ương thẩm định dữ liệu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia trước khi phổ biến theo Lịch công bố, phổ biến thông tin thống kê;

b) Phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Công bố Niên giám thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các sản phẩm thống kê khác không thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 27. Quản lý chất lượng thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được định kỳ hàng năm đánh giá chất lượng theo các khuyến nghị quốc tế và phù hợp với thực tế của Việt Nam.

2. Việc đánh giá chất lượng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được căn cứ theo Bộ tiêu chí chất lượng Thống kê nhà nước đến năm 2030.

3. Các báo cáo chất lượng dữ liệu được phổ biến công khai, minh bạch đến người sử dụng số liệu thống kê và là cơ sở để cơ quan hải quan hoàn thiện công tác thống kê, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 28. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là một phần thuộc cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm tập hợp các thông tin mô tả về dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; mô tả các bước của hoạt động thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; và mô tả các tài nguyên và công cụ sử dụng trong quá trình sản xuất dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:

a) Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nghiệp vụ liên quan;

b) Các khái niệm, định nghĩa và phương pháp;

c) Hoạt động thống kê;

d) Các nguồn dữ liệu, cơ sở dữ liệu, sản phẩm thống kê;

đ) Các danh mục, bảng chuẩn phân loại thống kê, các mẫu biểu thống kê, giải thích thông tin liên quan và hướng dẫn cách ghi biểu;

e) Các quy định và hướng dẫn về: chính sách công bố, phổ biến, điều chỉnh, đảm bảo chất lượng và bảo mật thông tin;

g) Các văn bản, tài liệu của các tổ chức khu vực, quốc tế liên quan đến thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

h) Thông tin về cơ quan thống kê hải quan, tổ chức và cá nhân sử dụng thông tin thống kê.

3. Các dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được công bố, cập nhật thường xuyên khi có thay đổi trên Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan (tại địa chỉ: www.customs.gov.vn).

Điều 29. Lưu trữ dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Dữ liệu, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được tổ chức thành các cơ sở dữ liệu riêng biệt như sau:

a) Cơ sở dữ liệu hành chính hải quan là cơ sở dữ liệu gốc để làm dữ liệu cho thống kê hải quan;

b) Cơ sở dữ liệu thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin thống kê nhà nước về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Cơ sở dữ liệu Báo cáo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là cơ sở dữ liệu lưu trữ các dữ liệu thống kê hải quan, thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã qua các bước xử lý nêu tại Điều 21 của Thông tư này.

2. Thời hạn lưu trữ các báo cáo và cơ sở dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Điều 30. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước và cơ quan, tổ chức trong nước khác

1. Việc hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cơ quan hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước và các đối tượng khác căn cứ trên các quy định của pháp luật có liên quan và văn bản hợp tác cung cấp, trao đổi thông tin được ký kết giữa cấp có thẩm quyền của các bên.

2. Trường hợp cung cấp, trao đổi thông tin ngoài phạm vi tại Khoản 1 Điều này, đơn vị yêu cầu cung cấp phải có văn bản gửi đến Tổng cục Hải quan. Thông tin được cung cấp sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 31. Hợp tác trao đổi thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các cơ quan, tổ chức quốc tế

1. Phạm vi hợp tác trao đổi thông tin:

a) Thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được cung cấp, trao đổi với cơ quan có chức năng, thẩm quyền của các nước, vùng lãnh thổ đối tác thương mại, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế trong khuôn khổ các thỏa thuận, cam kết hợp tác song phương, đa phương và các quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Hợp tác kỹ thuật, trao đổi thông tin, so sánh dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với các nước đối tác, các tổ chức khu vực và tổ chức quốc tế thực hiện theo kế hoạch được phê duyệt.

2. Việc hợp tác, cung cấp, trao đổi thông tin được quy định tại Điều này phải thực hiện dựa trên nguyên tắc thống nhất với các chỉ tiêu đã công bố.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 32. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm:

a) Xây dựng, vận hành và quản lý kho dữ liệu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống dữ liệu đặc tả thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

c) Xây dựng, triển khai kế hoạch đối chiếu dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

d) Phân tích, dự báo thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

đ) Công bố, phổ biến thông tin thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

e) Đánh giá chất chất lượng dữ liệu thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, công khai báo cáo chất lượng dữ liệu;

g) Các công việc khác: chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Hải quan thực hiện Thông tư này.

3. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư này và những chỉ đạo, hướng dẫn khác của Tổng cục Hải quan.

Điều 33. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2020.

2. Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 168/2011/TT-BTC ngày 21/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Trường hợp phương pháp thống kê, quy trình thống kê tại Thông tư số 65/2018/TT-BTC ngày 31 tháng 7 năm 2018, Thông tư số 02/2019/TT-BTC ngày 14 tháng 01 năm 2019 có quy định khác với Thông tư này thì thực hiện theo Thông tư này.

3. Trường hợp các văn bản dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao;
- Toà án Nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan;
- Công báo;
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Tài chính;
- Cổng Thông tin điện tử Tổng cục Hải quan;
- Lưu: VT; TCHQ (80).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

MINISTRY OF FINANCE
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 52/2020/TT-BTC

Hanoi, June 10, 2020

 

CIRCULAR

SOME MEASURES TO PRODUCE STATE CUSTOMS STATISTICS ON IMPORTS AND EXPORTS

Pursuant to the Law on Customs dated June 23, 2014;

Pursuant to the Law on Statistics dated June 23, 2014;

Pursuant the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 on guidelines for the Law on Customs in terms of customs procedure, customs supervision and inspection and Government’s Decree No. 59/2018/ND-CP dated April 20, 2018 on amendments to the Government's Decree No. 08/2015/ND-CP;

Pursuant to the Government’s Decree No. 94/2016/ND-CP dated July 01, 2016 elaborating and providing guidelines for some Articles of the Law on Statistics;

Pursuant to the Government’s Decree No. 97/2016/ND-CP dated July 01, 2016 providing for contents of statistical indicators listed in the National Statistical Indicator System;

Pursuant to the Government’s Decree No. 60/2018/ND-CP dated April 20, 2018 elaborating detailed contents of national statistical reporting regulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Pursuant to the Government's Decree No. 87/2017/ND-CP dated July 26, 2017 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the request of the Director General of the General Department of Vietnam Customs,

The Ministry of Finance hereby promulgates a Circular on some measures to produce state customs statistics on imports and exports.

Chapter I

GENERAL

Article 1. Scope

This Circular provides guidelines for some measures to produce state customs statistics on imports and exports; use of statistical information on imports and exports of Vietnam, including:

1. Statistical methodology

2. Statistics production procedures

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Regulated entities

1. Customs authorities, customs officials and persons producing statistics on imports and exports.

2. Organizations and individuals cooperating in producing statistics on imports and exports.

3. Organizations and individuals exporting, importing and transiting goods; other organizations and individuals whose rights and obligations are relevant to export, import and transit of goods.

4. Organizations and individuals using statistical information on imports and exports.

Article 3. Definitions

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. “production of state customs statistics” means an act of producing statistics, including statistics on imports and exports;  statistics on duties on imports and exports; statistics on number of cases of violation of the customs law; statistics on means of transport on entry and exit, and other technical statistics.

The phrase “Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” (“state customs statistics on imports and exports” mentioned in this Circular is hereinafter referred to as “thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” (“statistics on imports and exports”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. “database of statistics on imports and exports” means a collection of administrative customs data, statistical customs data, statistical information on imports and exports, state statistical information on imports and exports and statistical metadata on imports and exports that are arranged and organized in a certain structure to facilitate the management, updating and exploitation for statistical purposes other purposes in accordance with regulations of law.

4. “administrative customs data” means customs authority’s data that are recorded, stored and updated in customs dossiers and e-customs system in physical or electronic form.

5. “statistical customs data” includes quantitative and qualitative data obtained from administrative customs data and other data sources to form statistical information on imports and exports.

6. “statistical information on imports and exports” means statistical customs data having gone through the process of producing statistics on imports and exports. Statistical information on imports and exports includes statistical data and analysis thereof. Statistical information on imports and exports provides in input to the National Statistical Indicator System.

7. “state statistical information on imports and exports” means statistical information on exported and imported products in the National Statistical Indicator System, is legally valid and published by a competent authority.

8. “information technology system serving production of statistics on imports and exports” means a collection of hardware, software, databases and network system intended for collecting, processing, storing, transmitting and producing statistical information on imports and exports, which is built, operated and managed by the General Department of Vietnam Customs.

9. FOB, FAS, DAF, CIF and CIP mentioned in this Circular are the terms of delivery specified under INCOTERMS 2020 of the International Chamber of Commerce (ICC).

Article 4. State customs management of production of statistics on imports and exports

1. Formulate and implement strategies and plans for statistical development of imports and exports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Disseminate regulations on production of statistics on imports and exports.

4. Establish organizations responsible for producing statistics on imports and exports; provide professional training in production of statistics on imports and exports.

5. Conduct scientific research and apply advanced statistical methods and information technology to production of statistics on imports and exports.

6. Establish domestic and international cooperation in production of statistics on imports and exports.

7. Inspect the compliance with regulations of law and impose penalties for violations against the law on production of statistics on imports and exports.

8. Handle complaints and denunciations about production of statistics on imports and exports.

Article 5. Statistical indicator system for imports and exports

1. Statistical indicator system for imports and exports refers to a collection of statistical indicators in the field of imports and exports, which is compiled by a customs authority. The statistical indicator system for imports and exports is part of the financial statistical indicator system. Contents of statistical indicators include groupings and publishing periods. Concepts, methods for calculation and data sources of statistical indicators for imports and exports shall comply with regulations of law and this Circular.

2. Statistical indicators for imports and exports include:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Indicators listed in the Financial Statistical Indicator System: adhere to the forms 0813.H.TCHQ; 0814.Q.TCHQ; 0815.Q.TCHQ; 1816H.TCHQ; 1817.H.TCHQ; 0818.N.TCHQ; 0819.T.TCHQ; 0820.T.TCHQ; 0821 NTCHQ; 0822.N.TCHQ; 0823.T.TCHQ; 0824.T.TCHQ; 0825.T.TCHQ; 0826.TTCHQ; 0827.T.TCHQ; 0828.T.TCHQ; 0829.H.TCHQ; 0830.H.TCHQ; 0831.Q.TCHQ; 0832.Q.TCHQ; 0833.T.TCHQ; 0834.T.TCHQ; 0835.Q.TCHQ; 0836.Q.TCHQ; 0837.Q.TCHQ; 0838 Q.TCHQ specified in the Circular No. 02/2019/TT-BTC dated January 14, 2019 of the Ministry of Finance.

Article 6. Statistical information system for imports and exports

1. Statistical information system for imports and exports belongs to the ministerial and department-level statistical indicator system and is meant to reflect the import and export of goods nationwide.

2. Statistical information in the statistical information system for imports and exports includes:

a) State statistical information on imports and exports collected, consolidated and provided by the General Department of Vietnam Customs to the central statistics authority, which will publish it.

b) Statistical information on imports and exports collected and consolidated by the General Department of Vietnam Customs for state management purpose and other purposes.

Chapter II

METHODS FOR PRODUCTION OF STATISTICS ON IMPORTS AND EXPORTS

Article 7. Trade system used for production of statistics on imports and exports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The trade system used for production of statistics on Vietnam’s imports and exports serves as the basis for determining whether import and export transactions are included in the coverage of statistics on imports and exports. The system records the flows of goods that are taken into or out of the following areas within Vietnam's territory:

a) Free circulation areas, including domestic market, export-processing zones, export processing enterprises, bonded factories; industrial parks; hi-tech zones; places of processing, production and export;

b) Special economic-commercial areas; border-gate economic zones, open economic zones;

c) Free-trade zones (also known as industrial free zones, free ports or free warehouses);

d) Bonded warehouses;

dd) Islands, territorial sea, continental shelves, offshore or outer space facilities and equipment.

Article 8. Coverage of statistics on imports and exports

1. The coverage of statistics on imports and exports includes all goods that leave Vietnam (exported) or enter Vietnam (imported) which reduce or increase Vietnam’s material resources.

Goods that are temporarily imported into or exported from Vietnam but do not increase or reduce Vietnam’s material resources are excluded from the statistical coverage and shall be separately recorded for other state management purposes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Exports include all goods of domestic origin and re-exports of foreign origin taken abroad, thus reducing Vietnam’s material resources. Where:

a) Goods of domestic origin are those exploited, produced or processed domestically under Vietnam's regulations on goods origin;

b) Re-exports are foreign goods that have been imported and recorded as previously imported goods, and are then re-exported in the same state or may be re-packaged without changing the nature of the goods.

3. Imports include all goods of foreign origin and re-imports of Vietnamese origin that are taken into a customs territory to increase Vietnam’s material resources. Where:

a) Goods of foreign origin are those exploited, produced or processed abroad under Vietnam's regulations on goods origin;

b) Re-imports are Vietnamese goods that have been exported and recorded as previously exported goods, and are then re-imported in the same state or may be re-packaged without changing the nature of the goods.

Article 9. Coverage of statistics on goods in specific cases

1. Goods in specific cases included in the statistical coverage

a) Non-monetary gold that covers all gold other than monetary gold (as defined in Point dd Clause 2 of this Article), can be in the form of bullion (that is, gold bullion takes the form of coins, ingots or bars), gold powder and gold in other unwrought or semimanufactured forms, imported or exported by enterprises or commercial banks (excluding banks or other organizations authorized by the State Bank of Vietnam to make transactions) for commercial, manufacturing, processing and fashioning purposes in accordance with law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Returned goods that are goods recorded as previously exported or imported goods, then re-imported or re-exported;

d) Goods under financial lease whereby the lessee assumes the rights, risks, rewards and responsibilities in relation to the goods. If the lease fails to specify the abovementioned contents, the lease term of 12 months or longer will be based on;

dd) Gifts of organizations and individuals;

e) Goods temporarily imported or exported within a limited time for specific purposes but then repurposed so that they may not be re-exported or re-imported. These goods include goods displayed and introduced at trade fairs and exhibitions; documents for conferences, seminars and scientific research, education, sports competition, art performances, medical examination and treatment, product research and development; means of transport, containers and equipment connected with transport; other movable property;

g) Carrier media containing information, including diskettes, CDs, VCDs, magnetic tapes, magnetic cards, external hard drives or any objects that can store information or contain or do not contain information, except for those that are produced as requested or as commissioned or original films, artworks, television programs, art performances;

Software coming with machines or stored on carrier media containing information coming with machines, except for that produced as requested or as commissioned.

h) Electrical energy (in case of transmission and receipt via transmission system), water, petroleum, gas (in case of transportation by pipeline) exported and imported from/to countries sharing the same land border;

i) Goods that are purchased and sold via e-commerce system and undergo customs procedures as traded normally goods are included in the statistics if the goods are included in the statistical coverage;

k) Goods traded in accordance with barter agreements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



m) Goods and fuels supplied to foreign aircraft, vessels and means of transport on international trips. If a temporary import declaration is submitted before a temporary export declaration is submitted for supply to foreign aircraft, vessels and other means of transport on international trips, the temporarily imported and exported goods will be included in the coverage of statistics.

Goods and fuels purchased to be used on international trips.

n) Goods as a loan, goods under aid programs provided by Governments, non-governmental organizations, international organizations and other humanitarian aid;

o) Goods that are belongings, goods that are luggage of incoming/outgoing passengers to be declared as prescribed;

p) Goods in transactions between the buyer and the seller that have a special relationship, e.g., parent companies, direct investment enterprises (branches/affiliates);

q) Goods received from international organizations in foreign countries or consigned to international organizations (except for goods consigned to or received from international organizations);

r) Satellites in the event of change of the ownership between domestic and foreign organizations and individuals;

s) Crude oil and minerals extracted within continental shelves and exclusive economic zones of Vietnam, international waters and overlapping areas traded with foreign countries;

t) Waste and scrap having commercial value;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



v) Goods brought from abroad into bonded warehouses or brought abroad from bonded warehouses, except for goods brought from abroad to bonded warehouses for the purposes of reaching a third country;

y) Border residents’ goods purchased, sold and exchanged.

2. Goods in specific cases that are excluded from the statistical coverage

a) Goods crossing Vietnam's territory simply for transport, including goods in transit and transshipped goods. The customs declaration on goods crossing Vietnam's territory shall be submitted following any customs procedure not limited to customs procedure for goods in transit, transshipped goods or temporarily imported goods if it is confirmed that such goods are temporarily stored within the Vietnam’s territory, transported in the same state to a third party and treated as “Hàng hóa chỉ đơn thuần đi qua lãnh thổ Việt Nam với mục đích vận chuyển” (“Goods crossing Vietnam's territory simply for transport”);

b) Goods temporarily imported or temporarily exported within a limited time and then re-exported or re-imported, such as goods displayed and introduced at trade fairs and exhibitions; documents on conferences, seminars and scientific research, education, sports competition, art performances, medical examination and treatment, product research and development; means of transport, containers and equipment connected with transport;

c) Goods imported or exported on the spot under a sales contracts between the Vietnamese trader and the foreign trader but delivered in Vietnam as requested by the foreign trader;

d) Goods purchased by Vietnamese traders from foreign countries and sold directly to third countries, goods not returned to Vietnam or returned to Vietnam without following out normal export and import procedures at Vietnamese customs authorities;

dd) Monetary gold in the form of lumps, ingots, grain and slabs imported or exported by the State Bank of Vietnam or organizations authorized by the State Bank of Vietnam for purposes of national currency reserve and balance;

e) Coins in current circulation, issued banknotes, cheques and securities in circulation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Goods consigned and received by foreign diplomatic missions, consular missions and missions to international organizations located in Vietnam;

i) Goods under operational lease or charter contracts (aircraft, vessels, machinery, equipment): without the change of ownership of goods after the lease or charter ends;

k) Goods used as empty means for goods storage, including containers, barrels, bottles, jars and other adopting the rotation method solely for goods carriage purposes;

l) Products and contents delivered electronically (software, audio products, images, movies, e-books and other), software license and codes granted to use the software;

m) Carrier media containing information, images and software as requested or commissioned;

n) Goods taken into or out of customs territory of Vietnam for repair or maintenance without changing origin of goods;

o) Goods illegally taken into or out of customs territory of Vietnam;

p) Imports and exports that are weapons and arms intended for trade fairs and exhibitions, cooperation in national defense and security decided by competent authorities and goods as specified in Clause 2 Article 50 of the Law on Customs;

q) Waste and scrap having no commercial value;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 10. Data sources

Statistical data of Vietnam's imports and exports are collected and compiled from the following sources:

1. Customs authorities

a) Customs dossiers, including import and export declaration forms; documents enclosed with customs dossiers such as goods sales contracts, commercial invoices, transport documents and certificates of origin.

b) Other information from e-customs systems;

c) Reports from units owned by and affiliated to the General Department of Vietnam Customs.

2. Other agencies and organizations: information from regulatory agencies, transport businesses, associations and enterprises.

Article 11. Statistical reporting periods and time of recording

1. A statistical reporting period means a prescribed certain period of time over which results of export and import activities are presented by data according to statistical criteria in the statistical indicator system for imports and exports and statistical products. The reporting period shall be indicated in the middle of each statistical form (after name of the report form). The reporting period shall be based on calendar day. To be specific:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a.1) The first reporting period: beginning on the first day and ending on the fifteenth day of the month;

a.2) The second reporting period: beginning on the sixteenth day and ending on the last day of the month.

b) Monthly reporting period: beginning on the first day and ending on the last day of the month.

c) Quarterly reporting period: beginning on the first day of the first month of the reporting period and ending on the last day of the third month of such reporting period.

d) Mid-year reporting period:

d.1) The first reporting period: beginning on January 01 and ending on June 30;

d.2) The second reporting period: beginning on July 01 and ending on December 31.

dd) Annual reporting period: beginning on January 01 and ending on December 31.

e) Ad hoc reporting: the reporting period shall vary depending on each specific requirement.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Regarding statistical data collected from sources of customs authorities:

a.1) The time of recording recorded in the statistical indicator system for imports and exports is the time registered customs declaration forms are accepted by a customs authority (if submitted manually) or by the system (if submitted electronically);

a.2) A customs declaration already recorded in the system and containing the following information: customs clearance granted or tax payment confirmed or the release from the customs controlled area (CCA) confirmed shall be reflected in a report as follows:

a.2.1) If the time the custom declaration is registered and the time goods are granted customs clearance or that tax payment is confirmed or the time release from CCA is confirmed is indicated in one (01) reporting period, quantity and value of goods on the declaration customs shall be reflected in the “tháng báo cáo” (“reporting month”) column of the corresponding report;

a.2.2) If the time the custom declaration is registered and the time goods are granted customs clearance or that tax payment is confirmed or that the release from CCA is confirmed is indicated in one (02) reporting periods, quantity and value of goods on the declaration customs shall be reflected in the “luỹ kế” (“accumulated”) column of the corresponding report at the time when goods are granted customs clearance or that tax payment is confirmed or that the release from CCA is confirmed which is recorded in the system whichever comes first;

a.3) Changes made to the customs declaration while following customs procedures shall be updated on the statistical indicator system for imports and exports and adjusted in reporting periods.  If the changes are made after a reporting period, the changed value shall be updated on the “accumulated” column of the corresponding report at the time when changes are made to the customs declaration.

Changes made to customs declaration after undergoing customs procedures at post-customs clearance custom inspecting authorities and anti-smuggling authorities shall be updated as prescribed in Article 22 hereof.

b) Regarding statistical data collected from sources other than those of customs authorities: the time of recording is the time indicated in the investigation records or reports given by other agencies and organizations.

Article 12. Determination of statistical values

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case of failure to determine the statistical value under the FOB term or equivalent term (in case of exports) and under the CIF term or equivalent term (in case of imports), the statistical value shall be determined based on the customs dossier and other information sources for equivalent conversion.

2. Statistical value of imports and exports shall be applied as follows:

a) Regarding goods subject to import tax or export tax and relevant taxes during while following import or export procedures, the statistical value is the dutiable value of the goods;

b) Regarding goods not subject to import duties or export duties and relevant taxes during while following import or export procedures:

b.1) If the declared value converted into US dollars is less than or equal to USD 1,000, the statistical value is the declared value accepted by the customs authority;

b.2) If the declared value converted into US dollars is greater than USD 1,000, the statistical value of imports or exports shall be determined as follows:

b.2.1) If the exports are declared under the FOB, FAS and DAF terms, the statistical value is the declared value accepted by a customs authority;

b.2.2) If the exports are declared under other terms of delivery, the statistical value shall be converted into the FOB-type value according to the result of periodic inspection of international insurance premium (I) and international freight (F) by the central statistics authority.

b.2.3) If the imports are declared under the FOB, FAS and DAF terms, the statistical value is the declared value accepted by a customs authority;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Specific cases in which statistical value is determined:

a) If goods are imported or exported multiple times under the same customs declaration, the statistical value is the actual value of goods upon import or export;

b) If the temporary prices are stated on the customs declaration, the statistical shall be adjusted when the official prices are stated on the modified customs declaration;

c) In case of banknotes, coins and financial instruments that have not yet been issued or circulated, the statistical value is the cost of producing banknotes, coins and financial instruments (is not the face value of these goods);

d) Regarding carrier media containing information, including magnetic tapes, magnetic disks, CD-ROMs, smart cards and other carrier media, whether or not containing information, except those produced as requested or as commissioned, the statistical value is the total value of these goods (is not only the value of carrier media containing information);

dd) Regarding goods processed in Vietnam or overseas:

- The statistical value of goods processed in Vietnam shall be determined based on FOB prices and equivalent using the following formula:

Price of a unit of goods undergoing processing (=) total value of raw materials of a product (+) other costs (if any) of a product (+) costs of processing a product;

- The statistical value of imported goods processed overseas shall be based on CIF prices and equivalent using the following formula:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Regarding goods under financial lease, the statistical value shall be determined according to the selling price of equivalent goods (except for services provided under the financial lease such as training or maintenance costs or financial costs);

g) Regarding goods with accompanying services, the statistical value shall be determined based on the FOB prices (for exports) or the CIF prices and equivalent (for imports) of goods, exclusive of service fees;

h) Regarding transactions for which the value declaration is not required (for example, barter, humanitarian aid or other transactions for which the value declaration is not required), the statistical value shall be determined according to the principle of customs valuation;

i) Regarding returned goods, the statistical value shall be the value of returned goods and valued based on the value of the initial export or import transaction;

k) Regarding exported or imported electricity, the statistical value shall be the value stated on the customs declaration;

l) Regarding exported or imported crude oil, petroleum and gas, the initial statistical value shall be the determined according to the temporary price and then adjusted as the official price is published.

Article 13. Quantity units used in statistics

Quantity units used in statistics on imports and exports are as follows:

1. Quantity units are provided in the Vietnam’s nomenclature of imports and exports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Quantity units shall be converted into tonnes as follows:

a.1) Regarding goods expressed in tonnes, the declared quantity accepted by the customs authority shall be used;

a.2) Kilograms (kg), grams (gr), quintals, pounds and lbs shall be converted into tonnes;

a.3) Units other than those specified in Points a.1) and a.2) and under the customs containing only 1 line of goods, the total weight on the customs shall be used for conversion into tonnes;

a.4) Units other than those specified in Points a.1), a.2) and a.3) shall be converted based on the unit price of goods for which units have been converted and assigned the same code and which comes from the same market at the latest time.

b) Regarding goods expressed in units or pieces, the declared quantity accepted by the customs authority shall be used.

Article 14. Currency and exchange rate used in statistics

1. Currencies used in Vietnam’s statistics on imports and exports are Vietnam dong and US dollar.

2. Customs authorities shall, according to applicable regulations on exchange rate applied to calculation of the amount of taxes payable, convert foreign currencies used in statistics.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Trading partners

a) Regarding Vietnam’s exports, the statistical country/territory is the last known destination at the time of exportation, excluding the country/territory through which goods transit.

In addition, the country/territory of destination (the country/territory of first destination which goods reach after leaving Vietnam is known at the time of customs declaration and where the trading, processing, assembly or processing for exportation takes place or goods are granted customs clearance by the customs authority of the intermediary country) shall be used for statistical and other analytical purposes.

b) Regarding Vietnam’s imports, the statistical country/territory is the one of origin according to Vietnam’s regulations on rules of origin.

In addition, the country/territory of consignment (the country/territory of final destination which goods reach before reaching Vietnam and where the trading, processing, assembly or processing for exportation takes place or goods are granted customs clearance by the customs authority of the such country) shall be used for statistical and other analytical purposes;

c) The country and territory codes used in statistics on imports and exports are ISO 3166.

2. Statistics on imports and exports are classified according to:

a) Vietnam’s nomenclature of imports and exports and current export and import tariffs schedules;

b) List of main commodity groups which is compiled for specific purposes in customs statistics according to the Vietnam’s nomenclature of imports and exports and other standard classification promulgated by the General Department of Vietnam Customs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Modes of transport

Statistics on imports and export shall be compiled according to modes of transport, including road, sea, air, inland waterway and other modes.

4. Provinces and cities

Statistics on imports and exports by provinces and central-affiliated cities shall be determined according to the two first characters of enterprises applying to regulatory authorities in provinces and cities for business registration and taxpayer registration.

5. Enterprises by types of capital

Statistics on imports and exports shall be compiled according to enterprises’ types of capital, including domestic investment and foreign direct investment.

6. Other groupings

The following groupings shall be also used for other statistical and analytical purposes. Customs Departments of provinces and cities; border checkpoints of export and import; continents, country groups; customs types; payment methods; payment currency; import and export of goods liable to tax.

Article 16. Import and export price and quantity indexes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The import and export price index is calculated using the average price method.

2. An import or export quantity index is used to make a comparison between quantity of representative items of imported or exported in the reporting month and that in the base period. The import or export quantity index is calculated by dividing the import or export unit value index by the import or export price index.

3. The import or export price and quantity indexes are calculated based on the data from customs authorities and Fisher formula where the base period varies among series (the base period of the next computation year is based on calculated data of the current year).

4. The import or export price and quantity indexes are calculated for total imports and exports, commodity groups, main commodities, 2-digit HS code and 1-digit SITC.

5. The import or export price and quantity indexes shall be calculated on a quarterly basis for each month in the reporting quarter.

Article 17. Seasonal adjustment of statistical information on imports and exports

1. The seasonal adjustment technique is monthly adopted to compile merchandise trade statistics at the level of commodity groups, main commodities and total imports or exports in the national indicator system with a view to removing seasonal and working day effects on the value of import and export.

2. Data used for seasonal adjustment includes 6-month adjusted data and annual official data. The adjustment shall be made only after 6-month adjusted data and annual official data are obtained. The time of publishing seasonally adjusted data shall be based on the annual merchandise trade information publishing schedule.

3. The seasonal adjustment is made in Vietnam using the X13- ARIMA model developed by the U.S. Bureau of the Census (which removes seasonal variations based on moving averages).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



PROCEDURES FOR PRODUCING STATISTICS AND ASSURANCE ABOUT QUALITY OF STATISTICS ON IMPORTS AND EXPORTS

Article 18. Updating List of main commodities; list of countries and territories and requests for statistical information on imports and exports

1. Update the List of main imports and exports on the forms specified in the Decree No. 60/2018/ND-CP dated April 20, 2018 and Circular No. 02/2019/TT-BTC dated January 14, 2019 as follows:

a) Every three years, this List shall be adjusted and updated at the request of the General Department of Vietnam Customs and agreed in writing with the central statistics authority.

b) A commodity group or commodity shall be added to this List if it is valued at more than USD 200 million for two consecutive years or more than USD 300 million for one year or it is considered as requested in writing by a user of statistical data on imports and exports.

c) A commodity group or commodity shall be removed from this List if it is valued at less than USD 100 million for two consecutive years.

2. Update the List of countries and territories recorded in the forms specified in the Decree No. 60/2018/ND-CP dated April 20, 2018 and Circular No. 02/2019/TT-BTC dated January 14, 2019 as follows: this list shall be updated annually by sufficiently including ASEAN and EU countries and territories and countries and territories that sign the Free Trade Agreement with Vietnam.

3. Update demands for information on imports and exports from statistical data users as follows: every 05 years, the General Department of Vietnam Customs shall collect opinions from data users and requests for statistical information on imports and exports on the web portal of the General Department of Vietnam Customs (at www.customs.gov.vn) and send emails to frequent data users. Information collected shall be used to design or improve quality of statistical products.

Article 19. Collection of statistical data on imports and exports

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Statistical data collected shall have their adequacy, accuracy and timeliness inspected to serve the preparation of statistical reports by the General Department of Vietnam Customs and provincial Customs Departments;

3. Incorrect and suspicious data obtained from customs dossiers shall be sent, received, checked and responded to in a prompt manner between levels.

Article 20. Statistical investigation and cooperation in statistical investigation into imports and exports

1. If there are grounds to determine that information obtained from custom dossiers is insufficient and fails to satisfy the demand for compilation of statistics on imports and exports according to the methods mentioned in Chapter II hereof, the General Department of Vietnam Customs shall request the Minister of Finance to decide to conduct a statistical investigation into organizations and individuals importing and exporting goods or involved in importation and exportation.

The statistical investigation shall be carried out in accordance with regulation of law.

2. The General Department of Vietnam Customs shall cooperate with the central statistics authority and relevant authorities in carrying out investigations related to statistics on imports and exports as requested in writing by the central statistics authority and relevant authorities.

Investigation results shall be used to serve the updating of statistical data on imports and exports by the General Department of Vietnam Customs.

Article 21. Processing of statistical data on imports and exports

Statistical data on imports and exports shall be monthly processed as follows:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) Convert declared currency in to Vietnam dong (VND) and US dollar (USD) as prescribed in Article 14 hereof;

b) Classify commodities according to the List of main commodities as prescribed in Article 15 hereof;

c) Classify goods included in and excluded from the statistical coverage in accordance with Articles 8 and 9 hereof and by place of loading, place of unloading and customs type on customs declaration;

d) Convert statistical value as prescribed in Article 12 hereof;

dd) Convert quantity units used in statistics as prescribed in Article 13 hereof;

e) Assess and discover unusual and suspicious statistical data according to quality criteria.

2. After being processed, statistical data shall be inspected by an inspector in the following order:

a) Inspect the conformity of declared commodity names and codes and classification based on the List of main commodities;

b) Find unusual values;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Receive the data inspected and processed by departments and sub-departments;

dd) Update data on the statistical database of imports and exports;

e) Prepare statistical reports on imports and exports as prescribed in Articles 23 and 25 hereof.

Article 22. Adjustment of statistical information on imports and exports

1. Statistical information adjustment means the adjustment of statistical information on imports and exports that has been reported, published and disseminated when more sufficient and accurate information becomes available or there is any basic change to the concept, definition, method, classification and sources of data in order to ensure the truthfulness and comparativeness of statistical information.

2. Types of adjustment of statistical information on imports and exports:

a) Regular adjustment;

b) Irregular adjustment;

c) Major adjustment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) A regular adjustment is aimed at adjusted information in subsequent reporting periods with respect to statistical information already reported and published, when more sufficient and accurate information becomes available until such information is given an official status.

b) The regular adjustment shall be made upon:

b.1) adding statistical data; or

b.2) updating the changes to the data over different stages of customs procedure; or

b.3) adjusting original statistical data and aggregated data if any error is found; or

b.4) updating other data sources to obtain more sufficient and accurate information; or

b.5) updating base period for comparison purposes.

c) The regular adjustment shall be periodically made without prior notice in the following forms:

c.1) Current adjustment: adjustment of statistical information in each reporting period shall be made in the subsequent reporting periods through the last reporting period of the reporting period. The adjusted information shall be presented in the “accumulated” section in the current report;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



If information in the reporting periods beginning in January and ending in June is adjusted after the mid-year adjustment is done, the current adjustment shall be made.

c.2) Annual adjustment: adjustment shall be made to statistical information in the reporting periods beginning in January and ending in December of the current year. The adjustment shall be made within 90 days after the annual report is completed. After the annual adjustment, information becomes official.

In case of annual adjustment of official statistical information already reported or published, the adjustment shall be made as prescribed in Clause 4 of this Article.

d) The mid-year adjusted and annually adjusted information shall be presented in the “information to be reported” and “accumulated” section in the statistical form after the adjustment.

dd) A regular adjustment complying with Clause 5 of this Clause shall be treated as a major adjustment and made as prescribed in Clause 6 of this Article.

4. Irregular adjustment:

a) The purpose of an irregular adjustment is to adjust officially reported and published statistical information in statistical products,

b) The irregular adjustment shall be made for one of the following reasons:

b.1) There is a major or basic change to the concept, definition, statistical methodology, classification and data sources used in statistics on imports and exports. Upon making an adjustment for this reason, previously reported and published information shall remain the same and historical data series shall be published according to the aforementioned basic change to serve comparison purposes;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The statistical handbook shall be adjusted in case an error in statistical information is found, resulting in the value of the adjusted information being more than 10% of that of the reported and published information but not being less than USD 100 million.

d) 5 years after the date of reporting or publishing statistical products, information in these products shall not be adjusted.

5. A major adjustment is a regular or irregular adjustment and has a major effect on information already reported and published. To be treated as a major adjustment, the absolute value of a change made upon a major adjustment must be more than 10% of the value of the information already reported and published and not be less than USD 100 million.

6. Adjustment publishing

a) The authority responsible for adjustment publishing is the General Department of Vietnam Customs.

b) The following shall be adjusted:

b.1) Regarding irregular adjustments: adjusted information;

b.2) Regarding irregular and major adjustments: time of publishing adjusted information; reasons for adjustment; statistical products related to the adjustments; published statistical information, adjusted statistical information and comparison of differences between these data.

c) Status of statistical information shall be shown

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Information subject to a current adjustment: there are no special sign that shows adjusted information on the statistical forms;

- Information subject to a mid-year or annual adjustment:

Upon publishing adjusted information, the status of statistical information shall be clearly shown in the upper right hand corner of an adjusted statistical form.

The status of information subject to a mid-year adjustment is “Điều chỉnh” (“Adjusted”). The status of information subject to an annual adjustment is “Chính thức” (“Official”).

c.2) Regarding a major adjustment

On a statistical product:

Regarding unofficial information, the “status and adjustment bases” line: “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm” (“Adjusted based on daily, monthly or yearly notification” shall be shown. Regarding official information, the “status and adjustment bases” line: “Chính thứcR” (“OfficialR”) shall be shown. Symbol “R” shall be marked with “điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm” (“adjusted based on daily, monthly or yearly notification”) at the bottom of the first page of the adjusted statistical product.

The “status and adjustment bases” line is placed to the upper right of an adjusted statistical product.

Bold and italicize the “R” symbol placed to the upper right of the statistical information affected by adjustments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The “status and adjustment bases” line: “Điều chỉnh theo thông báo ngày, tháng, năm” (“Adjusted based on daily, monthly or yearly notification”) shall be shown on the adjusted statistical product. This line is placed as prescribed in Point c.2 Clause 6 of this Article.

d) Adjustment publishing procedures:

d.1) Regarding an irregular adjustment, the customs authority shall publish the adjustment according to the information publishing schedule;

d.2) Regarding an irregular adjustment or major adjustment, the authority making the adjustment shall send a notification of information adjustment before the adjusted information is published.

dd) Time limit for adjustment publishing:

dd.1) Regarding a current adjustment: The adjustment shall be published without prior notice. Do the same for the reporting periods;

dd.2) Regarding a mid-year or annual adjustment:

The specific publishing time is specified in the statistical information publishing schedule and is not later than October 01 of the current year with respect to the mid-year adjustment and before May 01 of the next year with respect to the annual adjustment;

dd.3) Regarding an irregular adjustment: the adjustment shall be made at any time, on an unscheduled basis and for statistical information in one year or multiple years to ensure the consistency and comparativeness of data.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e.1) Adjusted information shall be presented in an electronic file on the web portal of the General Department of Vietnam Customs (at www.customs.gov.vn). The file name contains the abbreviation for the statistical product - the abbreviation for the status of the statistical data. Abbreviations for the data status are DC (điều chỉnh) (“adjusted”), CT (chính thức) (“official”) and DCCT (điều chỉnh dữ liệu chính thức) (“official data adjustment”).

e.2) Regarding the statistical product that is a handbook, if any adjustment is made, the handbook shall not be re-published in full but its parts, chapters, sections and contents of the pages directly related to the adjusted information shall be re-published.

Article 23. Reporting of statistical information on imports and exports

1. Statistical coverage of a report:

a) For a report on value and quantity of declarations serving assessment by the customs authority, the reported data include goods included in and excluded from statistical coverage;

b) For a statistical report prepared upon a technical request, the statistical coverage shall be based on each report;

c) For a report on statistical information on imports and exports by provinces and cities to local regulatory authorities, the reported data include goods included in statistical coverage (except for special requests made by information users);

d) For other reports that do not require statistical coverage, the reported data include goods included in statistical coverage.

2. Customs authorities shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) prepare other statistical reports to serve state management by the Ministry of Finance and local regulatory authorities in accordance with regulations;

c) design forms of periodic statistical reports on imports and exports.

Article 24. Comparison of statistical data

1. Data shall be compared with those of authorities and organizations of countries and territories in case there is major difference in statistical data on goods imported and exported under bilateral and multilateral trade agreements.

2. Methods and forms of cooperation in comparing statistical data shall be adopted after obtaining approval by competent authorities of parties involved in comparison.

3. Report and provide explanation for comparison results: the agency in charge is entitled to publish comparison results according to the plan approved by a competent authority.

Article 25. Analysis and forecasting of statistics on exports and imports

1. Statistical information and data on imports and exports shall be analyzed and forecasted to serve the management by the General Department of Vietnam Customs, Ministry of Finance and Government.

2. Monthly statistical analysis of imports and exports shall be sent to senior leaders of the Communist Party, State, Communist Party agencies, Governmental agencies, ministries and central authorities according to the list determined in January.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 26. Publishing and dissemination of statistical information on imports and exports

1. Methods and channels intended for publishing and dissemination of statistical information:

a) Statistical information shall be published and disseminated in printed and/or electronic form;

b) Statistical information shall be published and disseminated:

b.1) on the web portal of the General Department of Vietnam Customs (at www.customs.gov.vn) or websites of provincial Customs Departments (upon request or where necessary);

b.2) on the web portal of the Ministry of Finance (at www.mof.gov.vn);

b.3) on the Customs Magazine, Customs Research Bulletin;

b.4) by releasing a printed statistical product and electronic statistical product contained in the carrier of information.

c) The customs yearbook or handbook on international merchandise trade statistics and other statistical products are excluded from the statistical indicator system for imports and exports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The statistical information publishing and dissemination schedule for the next year shall be made publicly available on the web portal of the General Department of Vietnam Customs (at www.customs.gov.vn) before December 15;

b) Main contents of statistical information publishing and dissemination schedule include: Name of the statistical product, format of the product, compilation cycle, time of publishing, status of published information, publishing methods and agency responsible for information dissemination;

c) In case of failure to publish or disseminate statistical information on schedule, the customs authority shall publish the reasons for its delay in publishing and date of publishing delayed information on the web portal of the General Department of Vietnam Customs (at www.customs.gov.vn).

3. Status of information to be published and disseminated:

a) Status of figures to be published and disseminated includes:

a.1) Estimated statistical information, which is published before the end of the reporting period based on actual data up to the date of publishing and estimated data of a customs authority;

a.2) Preliminary statistical information, which is quickly consolidated and published after the end of the reporting period in accordance with national and financial statistical reporting regulations;

a.3) Adjusted statistical information, which is obtained after adjusting the published statistical information;

a.4) Official statistical information, which is obtained after making the annual adjustment of data.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Data in the handbook on international merchandise trade statistics are official information.

4. Procedures for information publishing and dissemination:

a) Send statistical data in the national statistical indicator system to the central statistics authority for approval before disseminating them according to the statistical information publishing and dissemination schedule;

b) Disseminate statistical information on imports and exports in the statistical indicator system for imports and exports;

c) Publish the customs handbook or yearbook on international merchandise trade statistics and other statistical products that are excluded from the statistical indicator system for imports and exports.

Article 27. Management of quality of statistics on imports and exports

1. Quality of statistical data on imports and exports shall be annually assessed upon the international recommendations and relevant to actual condition of Vietnam.

2. The quality assessment shall be made on the basis of the set of state statistical quality criteria by 2030.

3. Reports on data quality shall be transparently disseminated to data users and serve as the basis for customs authorities to perfect statistical work, improve quality and efficiency in production of statistics on imports and exports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Statistical metadata on imports and exports are part of the statistical database of imports and exports and includes a collection of descriptive information on customs statistical data, statistical information on imports and exports; describes steps in compiling statistics on imports and exports; and describes resources and tools used in the production of statistical data on imports and exports.

2. Statistical metadata on imports and exports include:

a) Legislative documents and relevant guiding documents;

b) Concepts, definitions and methods;

c) Statistical activities;

d) Data sources, database and statistical products;

dd) List and classification of statistical activities, statistical forms, explanation for relevant information and guidelines for writing forms;

e) Regulations and guidance on policies for publishing, disseminating, adjusting, ensuring quality and keeping confidentiality of information;

g) Documents of regional and international organizations related to statistics on imports and exports;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Statistical metadata shall be published and regularly updated on the web portal of the General Department of Vietnam Customs (at www.customs.gov.vn).

Article 29. Storage of statistical data and information on imports and exports

1. Statistical data and information on imports and exports shall be organized into the following separate databases:

a) Administrative customs database, which is the raw database as the basis for producing customs statistical data;

b) State statistical database of imports and exports, which stores state statistical information on imports and exports;

c) Database of statistical reports on imports and exports, which stores statistical data and information on imports and exports that have undergone processing as prescribed in Article 21 hereof.

2. Statistical reports and database shall be archived as prescribed by law.

Article 30. Cooperation in exchange of statistical information on imports and exports with regulatory authorities and other domestic organizations

1. The cooperation in exchange of statistical information on imports and exports between customs authorities and regulatory authorities and other entities shall comply with relevant regulations of law and agreements on cooperation in provision and exchange of information signed between parties’ competent authorities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 31. Cooperation in exchange of statistical information on imports and exports with international organizations

1. Scope of cooperation in information exchange:

a) Statistical information on imports and exports shall be provided to and exchanged with competent authorities of trading partners, regional and international organizations under bilateral and multilateral agreements and commitments and Vietnam’s laws;

b) Technical cooperation and cooperation on exchange of information and comparison of statistical information on imports and exports with trading partners, regional and international organizations shall adhere to the approved plan.

2. The cooperation in provision and exchange of information specified in this Article shall be consistent with the published indicators.

Chapter IV

IMPLEMENTATION

Article 32. Responsibility for implementation

1. The General Department of Vietnam Customs shall:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) build, operate and manage a system of statistical metadata on imports and exports;

c) formulate and implement a plan for comparison of statistical data on imports and exports;

d) carry out statistical analysis and forecasting of imports and exports;

dd) publish and disseminate statistical information on imports and exports;

e) assess quality of statistical data on imports and exports and make data quality reports publicly available;

g) direct, inspect and organize the compilation of statistics on imports and exports.

2. Units owned by the Ministry of Finance shall cooperate with the General Department of Vietnam Customs in implementing this Circular.

3. Provincial Customs Departments shall comply with regulations laid down in this Circular and other directions and guidelines of the General Department of Vietnam Customs.

Article 33. Effect

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. This Circular supersedes the Circular No. 168/2011/TT-BTC dated November 21, 2011 of the Ministry of Finance.

If statistical methodology and procedures specified in the Circular No. 65/2018/TT-BTC dated July 31, 2018 and the Circular No. 02/2019/TT-BTC dated January 14, 2019 contain any regulation that is different from that of this Circular, the latter shall prevail.

3. In the cases where any of the documents referred to in this Circular is amended or replaced, the newest one shall apply.

4. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Finance (the General Department of Vietnam Customs) for consideration and resolution./.

 

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Vu Thi Mai

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 52/2020/TT-BTC ngày 10/06/2020 về hướng dẫn biện pháp thực hiện Thống kê nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.212

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.146.108
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!