Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 13/2021/TT-BXD xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình

Số hiệu: 13/2021/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Bùi Hồng Minh
Ngày ban hành: 31/08/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Các phương pháp xác định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật với công trình

Ngày 31/8/2021, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 13/2021/TT-BXD hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.

Theo đó, ban hành 06 phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình bao gồm:

-. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng (Phụ lục I);

- Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng (Phụ lục II);

- Phương pháp xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán và rà soát, cập nhật hệ thống định mức (Phụ lục III);

- Phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng (Phụ lục IV);

- Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (Phụ lục V);

- Phương pháp đo bóc khối lượng công trình (Phụ lục VI).

Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình quy định tại Thông tư 13/2021/TT-BXD thay thế các phương pháp đã ban hành tại:

- Mục 1 Phụ lục số 5, Phụ lục số 6, Phụ lục số 7 của Thông tư 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019;
 
- Thông tư 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019;

- Thông tư 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019;

- Thông tư 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019;

- Thông tư 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019.

Thông tư 13/2021/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.

BỘ XÂY DỰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 13/2021/TT-BXD

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2021

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG CÔNG TRÌNH

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kinh tế xây dựng và Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này các phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình sau:

1. Phương pháp xác định suất vốn đầu tư xây dựng tại Phụ lục I;

2. Phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng tại Phụ lục II;

3. Phương pháp xác định định mức dự toán mới, điều chỉnh định mức dự toán và rà soát, cập nhật hệ thống định mức tại Phụ lục III;

4. Phương pháp xác định đơn giá nhân công xây dựng tại Phụ lục IV;

5. Phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng tại Phụ lục V;

6. Phương pháp đo bóc khối lượng công trình tại Phụ lục VI.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2021.

Điều 3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình quy định tại Thông tư này thay thế các phương pháp đã ban hành tại Mục I Phụ lục số 5, Phụ lục số 6, Phụ lục số 7 của Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 11/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng; Thông tư số 14/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chỉ số giá xây dựng; Thông tư số 15/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công xây dựng và Thông tư số 17/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn đo bóc khối lượng xây dựng công trình.

Điều 4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến xác định và quản lý chi phí của các dự án đầu tư xây dựng theo quy định của Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT; Cục KTXD; Viện KTXD; (100b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Hồng Minh

PHỤ LỤC I

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Trình tự xác định suất vốn đầu tư

Suất vốn đầu tư xây dựng được xác định theo các bước như sau:

Bước 1: Lập danh mục loại công trình xây dựng, xác định đơn vị tính suất vốn đầu tư;

Bước 2: Thu thập số liệu, dữ liệu có liên quan;

Bước 3: Xử lý số liệu, dữ liệu và xác định suất vốn đầu tư;

Bước 4: Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư.

2. Nội dung các bước công việc

2.1. Lập danh mục loại công trình xây dựng, xác định đơn vị tính

- Lập danh mục loại công trình xây dựng để xác định suất vốn đầu tư dựa trên cơ sở: danh mục loại công trình cần xác định suất vốn đầu tư; phân loại, phân cấp công trình; tính năng sử dụng, quy mô, hình thức đầu tư; đặc điểm kết cấu, công nghệ và yêu cầu kỹ thuật của công trình; quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng; địa điểm xây dựng công trình.

- Đơn vị tính suất vốn đầu tư: lựa chọn trên cơ sở tính chất công trình, mục đích sử dụng suất vốn đầu tư trong lập và quản lý chi phí theo quy định hiện hành.

Tuỳ theo loại công trình, đơn vị tính suất vốn đầu tư có thể là diện tích/thể tích/chiều dài/công suất/năng lực phục vụ của công trình theo thiết kế.

2.2. Thu thập số liệu, dữ liệu và xây dựng cơ sở dữ liệu để tính toán suất vốn đầu tư

a) Nội dung số liệu, dữ liệu công trình cần thu thập bao gồm:

- Thông tin chung về công trình xây dựng (tên, loại, cấp công trình, địa điểm xây dựng, quy mô công trình, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng áp dụng, thời gian xây dựng...);

- Thông tin về nguồn vốn, hình thức đầu tư, các chỉ tiêu kinh tế - tài chính, tỷ giá ngoại tệ...;

- Các khoản mục chi phí đầu tư xây dựng công trình trong tổng mức đầu tư; dự toán xây dựng công trình hoặc quyết toán của dự án/công trình (nếu có); số liệu quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình (nếu có);

- Các cơ chế chính sách, căn cứ xác định chi phí của công trình.

b) Thông tin dữ liệu được thu thập, tính toán từ thực tế các công trình xây dựng mới thuộc loại công trình cần xác định suất vốn đầu tư có mức độ trang bị kỹ thuật, áp dụng công nghệ thi công trung bình tiên tiến.

Khi xác định suất vốn đầu tư cho một nhóm, loại công trình xây dựng, thì thông tin cần thu thập tối thiểu phải từ 3 công trình xây dựng trở lên. Trường hợp không đủ số lượng công trình tối thiểu thì sử dụng tài liệu tổng kết, số liệu thống kê liên quan đến chi phí đầu tư xây dựng công trình hoặc kết hợp thông tin dữ liệu đã thu thập từ thực tế và khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có các công trình, dự án để xác định suất vốn đầu tư.

c) Xây dựng cơ sở dữ liệu để tính toán suất vốn đầu tư:

- Trên cơ sở đánh giá, phân tích thông tin số liệu về các công trình, dự án đã thực hiện, xác định nội dung các hạng mục xây dựng/công tác xây dựng/công việc chủ yếu; các công nghệ áp dụng; yêu cầu kỹ thuật chủ yếu cho công trình, dự án;

- Lựa chọn các yêu cầu về kinh tế, kỹ thuật đối với mỗi loại công trình để xác định suất vốn đầu tư:

+ Quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ của công trình;

+ Quy chuẩn xây dựng, các tiêu chuẩn xây dựng dự kiến sử dụng phù hợp với yêu cầu đối với loại công trình;

+ Lựa chọn biện pháp thi công chủ đạo có tính chất phổ biến được sử dụng hiện nay;

+ Điều kiện thi công phổ biến đối với công trình;

+ Giá cả các yếu tố đầu vào;

+ Hồ sơ thiết kế được sử dụng để xác định khối lượng xây dựng chủ yếu;

+ Định mức, đơn giá và chế độ chính sách về quản lý chi phí đầu tư xây dựng được áp dụng tại thời điểm cần xác định;

+ Các nội dung chi phí được xác định trong suất vốn đầu tư.

Trường hợp sử dụng số liệu, dữ liệu được khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu hiện có. Các yêu cầu thông tin dữ liệu từ công trình hiện có bao gồm:

- Các thành phần nội dung chi phí, các hạng mục chủ yếu của công trình, dự án;

- Các thông tin về giá cả đầu vào, cơ chế chính sách trong xác định suất vốn đầu tư;

- Quy mô, công suất hoặc năng lực phục vụ, đặc điểm kỹ thuật của công trình, dự án.

2.3. Xử lý số liệu, dữ liệu và xác định suất vốn đầu tư:

- Rà soát các nội dung chi phí, cập nhật, bổ sung hoặc loại bỏ các nội dung chi phí cho phù hợp với quy định hiện hành, quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với công trình, dự án. Trường hợp còn thiếu các hạng mục thì bổ sung các hạng mục cần thiết theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng công trình. Loại bỏ các yếu tố, khoản mục chi phí có tính chất riêng biệt trong thông tin, số liệu thu thập của công trình quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (trong trường hợp xác định suất vốn đầu tư để công bố).

- Cập nhật giá cả đầu vào cho phù hợp mặt bằng giá tại thời điểm xác định suất vốn đầu tư. Trường hợp không thể chi tiết được chi phí của một số hạng mục, công trình thuộc dự án thì sử dụng chỉ số giá xây dựng, hệ số điều chỉnh vùng (nếu cần thiết) để điều chỉnh về mặt bằng giá tại thời điểm tính toán, địa điểm tính toán.

- Tổng hợp các chi phí và xác định suất vốn đầu tư theo công thức:

(1.1)

Trong đó:

S: Suất vốn đầu tư xây dựng cho công trình;

V: Tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình đã xử lý, bổ sung, hiệu chỉnh.

N: Quy mô theo diện tích/thể tích/chiều dài/công suất/năng lực phục vụ của công trình theo thiết kế tương ứng với đơn vị tính suất vốn đầu tư được lựa chọn.

- Suất vốn đầu tư cho loại công trình được tính bình quân từ suất đầu tư của các công trình đã tính toán.

2.4. Tổng hợp kết quả tính toán, biên soạn suất vốn đầu tư bao gồm các nội dung:

- Thuyết minh và hướng dẫn sử dụng;

- Trị số suất vốn đầu tư theo nhóm/loại công trình;

- Các thông tin liên quan khác (nếu có).

II. XÁC ĐỊNH SUẤT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN CƠ SỞ HỆ THỐNG SUẤT VỐN ĐẦU TƯ HIỆN HÀNH

Suất vốn đầu tư xây dựng xác định trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành theo các bước như sau:

1. Thu thập các thông tin, dữ liệu có liên quan đến việc áp dụng hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành.

2. Căn cứ các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý chi phí, hệ thống định mức xây dựng, giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng, các yếu tố chi phí khác,... để đánh giá, hoàn thiện và cập nhật các nội dung suất vốn đầu tư, bao gồm:

a) Danh mục suất vốn đầu tư;

b) Thuyết minh và hướng dẫn sử dụng suất vốn đầu tư;

c) Trị số suất vốn đầu tư:

- Trường hợp có đầy đủ cơ sở dữ liệu về suất vốn đầu tư quy định tại điểm c khoản 2.2 Mục I Phụ lục này. Suất vốn đầu tư được cập nhật giá cả đầu vào và chế độ chính sách tại thời điểm tính toán;

- Trường hợp cập nhật giá trị suất vốn đầu tư từ hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành được thực hiện theo công thức sau:

(1.2)

Trong đó:

S: Suất vốn đầu tư sau điều chỉnh;

S0t: Suất vốn đầu tư tại năm t đã được công bố;

Ktg: Hệ số điều chỉnh suất vốn đầu tư ở năm t về thời điểm cần xác định suất vốn đầu tư. Hệ số Ktg được xác định dựa trên chỉ số giá xây dựng;

Kkv: Hệ số điều chỉnh khu vực/vùng của suất vốn đầu tư trong trường hợp suất vốn đầu tư cần xác định có sự khác biệt về vùng/khu vực với suất vốn đầu tư đã được công bố. Hệ số này xác định bằng phương pháp chuyên gia hoặc trên cơ sở so sánh mặt bằng giá các khu vực;

n: Số lượng các khoản mục chi phí bổ sung hoặc giảm trừ;

i: Thứ tự các khoản mục chi phí bổ sung, giảm trừ;

STi: Các chi phí bổ sung được phân bổ đối với các khoản mục chi phí cần thiết theo quy định nhưng chưa được tính đến trong suất vốn đầu tư hiện hành hoặc các chi phí giảm trừ được phân bổ đối với các khoản mục chi phí theo quy định không còn phù hợp trong suất vốn đầu tư hiện hành;

d) Các ghi chú (nếu có);

đ) Tổng hợp kết quả rà soát, cập nhật và biên soạn suất vốn đầu tư.

PHỤ LỤC II

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. HƯỚNG DẪN CHUNG XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

1. Trình tự xác định chỉ số giá xây dựng

- Xác định thời điểm tính toán gồm thời điểm gốc và thời điểm so sánh;

- Lựa chọn các yếu tố đầu vào;

- Thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu;

- Xác định chỉ số giá xây dựng.

2. Thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng

2.1. Thời điểm xác định chỉ số giá xây dựng để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố gồm:

a) Thời điểm gốc được quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

b) Thời điểm so sánh là các tháng, quý và năm công bố chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc.

2.2. Trường hợp xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể thì chủ đầu tư phải căn cứ vào tiến độ và các điều kiện thực hiện công việc để lựa chọn thời điểm gốc, thời điểm so sánh cho phù hợp.

3. Lựa chọn các yếu tố chi phí đầu vào

Các yếu tố chi phí đầu vào đại diện là các chi phí về loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu cho công trình hoặc loại công trình. Việc lựa chọn loại vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng chủ yếu để xác định chỉ số giá xây dựng được quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Thu thập và xử lý số liệu, dữ liệu

4.1. Yêu cầu về thu thập số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí

a) Số liệu về chi phí đầu tư xây dựng công trình như tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) đã được phê duyệt bao gồm chi tiết các khoản mục chi phí.

b) Các chế độ, chính sách, quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, sử dụng lao động, vật tư, máy và thiết bị thi công và các chi phí khác có liên quan ở thời điểm tính toán.

4.2. Yêu cầu về thông tin giá thị trường của các yếu tố đầu vào

Giá vật liệu xây dựng, nhân công xây dựng, máy thi công xây dựng được xác định theo Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Danh mục vật liệu đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, quy cách, nhãn mác.

Danh mục máy và thiết bị thi công đưa vào tính chỉ số giá xây dựng phải được thống nhất về chủng loại, công suất.

4.3. Xử lý số liệu tính toán chỉ số giá xây dựng

a) Đối với các số liệu, dữ liệu để xác định cơ cấu chi phí: Việc xử lý số liệu, dữ liệu thu thập được bao gồm các công việc rà soát, kiểm tra, hiệu chỉnh lại số liệu, dữ liệu và cơ cấu dự toán chi phí. Số liệu về cơ cấu dự toán chi phí cần phải được quy đổi theo cơ cấu dự toán quy định tại thời điểm gốc. Các số liệu về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành (nếu có) phải được quy đổi về mặt bằng giá ở thời điểm gốc.

b) Đối với các thông tin về giá cả các yếu tố đầu vào: các số liệu, dữ liệu thu thập về giá cả các yếu tố đầu vào cần phải được kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh, cụ thể: giá các loại vật liệu xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp của chủng loại, quy cách, nhãn mác; giá các loại nhân công xây dựng đầu vào được kiểm tra về sự phù hợp với loại thợ, cấp bậc thợ thực hiện công việc; giá ca máy của các loại máy và thiết bị thi công đầu vào được kiểm tra sự phù hợp về chủng loại, công suất.

5. Xác định chỉ số giá xây dựng

Chỉ số giá xây dựng được tính bình quân trong khoảng thời gian được lựa chọn, không tính đến một số khoản chi phí về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh. Đơn vị tính chỉ số giá xây dựng là phần trăm (%).

Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa mức độ biến động giá (chỉ số giá xây dựng) của các yếu tố đầu vào đại diện được chọn với quyền số tương ứng.

5.1. Chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí

a) Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình (KVL) được xác định theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền theo công thức sau:

(2.1)

Trong đó:

: tỷ trọng chi phí bình quân của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

: chỉ số giá loại vật liệu xây dựng thứ j;

m: số loại vật liệu xây dựng chủ yếu.

Tỷ trọng chi phí bình quân () của loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j trong tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu bằng bình quân các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của các công trình đại diện.

Tổng các tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí loại vật liệu chủ yếu thứ j so với tổng chi phí các loại vật liệu chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện đó, được xác định như sau:

(2.2)

Trong đó:

: tỷ trọng chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện i;

: chi phí loại vật liệu xây dựng chủ yếu thứ j của công trình đại diện thứ i.

Các loại vật liệu xây dựng chủ yếu có thể bao gồm những loại sau: xi măng; cát xây dựng; đá xây dựng; gỗ xây dựng; gạch xây dựng; gạch ốp lát; thép xây dựng; vật liệu tấm lợp bao che; vật tư điện; vật tư nước; nhựa đường; cửa khung nhựa/nhôm; kính; sơn; trần, vách thạch cao.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, lựa chọn loại vật liệu chủ yếu để tính toán cho phù hợp.

Chỉ số giá loại vật liệu xây dựng () được tính bằng bình quân theo quyền số các chỉ số giá của các loại vật liệu xây dựng có trong nhóm vật liệu đó.

Chỉ số giá của từng loại vật liệu trong nhóm được xác định bằng tỷ số giữa giá bình quân đến hiện trường của loại vật liệu xây dựng đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.

b) Chỉ số giá nhân công xây dựng công trình (KNC) xác định bằng bình quân các chỉ số giá nhân công xây dựng của các loại bậc thợ chủ yếu của công trình hoặc loại công trình.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình, loại công trình xây dựng để lựa chọn loại bậc thợ nhân công chủ yếu phục vụ tính toán chỉ số giá nhân công xây dựng công trình cho phù hợp.

Chỉ số giá nhân công xây dựng của từng loại bậc thợ chủ yếu xác định bằng tỷ số giữa đơn giá ngày công của nhân công xây dựng tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.

c) Chỉ số giá máy thi công xây dựng công trình (KMTC) được xác định theo công thức Laspeyres bình quân nhân gia quyền, cụ thể như sau:

(2.3)

Trong đó:

: tỷ trọng chi phí của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k trong tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu của các công trình đại diện;

: chỉ số giá của máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k;

f: số máy thi công xây dựng chủ yếu.

Tổng các tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu bằng 1.

Tỷ trọng chi phí của từng máy thi công xây dựng chủ yếu của từng công trình đại diện được tính bằng tỷ số giữa chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu đó so với tổng chi phí các máy thi công xây dựng chủ yếu trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện. Công thức xác định như sau:

(2.4)

Trong đó:

: tỷ trọng chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i;

: chi phí máy thi công xây dựng chủ yếu thứ k của công trình đại diện thứ i.

Các máy thi công xây dựng chủ yếu được quy định bao gồm: máy làm đất, máy vận chuyển, máy nâng hạ, máy phục vụ công tác bê tông, máy gia công kim loại, máy phục vụ công tác cọc, máy đào hầm, máy làm đường.

Tùy theo đặc điểm, tính chất cụ thể của từng công trình xây dựng, các máy thi công xây dựng chủ yếu có thể được bổ sung để tính toán cho phù hợp.

Chỉ số giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng của loại máy và thiết bị thi công đó tại thời điểm so sánh so với thời điểm gốc.

5.2. Chỉ số giá xây dựng theo cơ cấu chi phí

a) Chỉ số giá phần xây dựng (IXD) xác định theo công thức:

(2.5)

Trong đó:

PVL, PNC, PMTC: Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện. Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1.

KVL , KNC , KMTC: chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình trong chi phí trực tiếp của các công trình đại diện.

Cách xác định các thành phần của công thức (2.5) như sau:

- Chỉ số giá vật liệu xây dựng công trình, nhân công xây dựng công trình, máy thi công xây dựng công trình (KVL , KNC , KMTC) xác định theo hướng dẫn tại khoản 5.1 nêu trên.

- Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp (PVL, PNC, PMTC) được xác định như sau:

Tỷ trọng bình quân của chi phí vật liệu (PVL), nhân công (PNC), máy thi công xây dựng (PMTC) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng của các công trình đại diện lựa chọn.

Tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng so với tổng các chi phí này của công trình đại diện đó. Công thức xác định như sau:

(2.6)

(2.7)

(2.8)

Trong đó:

: tỷ trọng chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i;

: chi phí vật liệu, nhân công, máy thi công xây dựng trong chi phí trực tiếp của công trình đại diện thứ i;

: tổng của chi phí vật liệu, nhân công và máy thi công xây dựng của công trình đại diện thứ i.

Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công xây dựng được xác định căn cứ vào khối lượng công tác xây dựng thực hiện, các định mức, đơn giá xây dựng công trình, công bố giá vật liệu, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công.

b) Chỉ số giá phần thiết bị công trình (ITB) được xác định theo công thức

(2.9)

Trong đó:

PSTB, P: tỷ trọng bình quân chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn;

KSTB, K: hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu, hệ số biến động chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị chủ yếu đó (nếu có) của các công trình đại diện lựa chọn.

Hệ số biến động chi phí mua sắm thiết bị chủ yếu được xác định bằng tỷ số giữa chi phí mua sắm thiết bị bình quân tại thời điểm so sánh với thời điểm gốc.

Giá thiết bị xác định theo phương pháp điều tra, thống kê số liệu giá cả của những loại thiết bị chủ yếu có số lượng lớn, giá cả cao và biến động nhiều trên thị trường, hoặc có thể xác định trên cơ sở tham khảo mức độ trượt giá thiết bị, hoặc tính theo yếu tố trượt giá của cơ cấu sản xuất thiết bị.

Các loại thiết bị chủ yếu là những loại thiết bị có tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí mua sắm thiết bị. Ví dụ: hệ thống thang máy, hệ thống điều hòa đối với công trình dân dụng; dây chuyền công nghệ sản xuất chính đối với công trình công nghiệp.

Hệ số biến động chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị (nếu có) xác định như đối với chỉ số giá phần xây dựng.

c) Chỉ số giá phần chi phí khác (ICPK) được xác định theo công thức sau:

(2.10)

Trong đó:

: tỷ trọng bình quân của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong tổng chi phí các khoản mục chủ yếu thuộc phần chi phí khác của các công trình đại diện;

: hệ số biến động chi phí của khoản mục chi phí chủ yếu thứ s trong chi phí khác của các công trình đại diện;

e: số khoản mục chi phí chủ yếu thuộc chi phí khác của các công trình đại diện.

Các khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác của công trình đại diện là những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí khác của công trình đại diện. Ví dụ những khoản mục chi phí chủ yếu trong chi phí khác đối với công trình dân dụng như: chi phí khảo sát xây dựng, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí lập dự án đầu tư xây dựng công trình, chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát thi công.

Đối với những khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng < 2% trong tổng chi phí khác của công trình đại diện thì có thể không sử dụng để tính.

Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên chi phí xây dựng hoặc chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng chỉ số giá phần xây dựng hoặc chỉ số giá phần thiết bị tương ứng.

Đối với một số khoản mục chi phí khác tính trên tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị thì các hệ số biến động của chúng được lấy bằng bình quân của chỉ số giá phần xây dựng và chỉ số giá phần thiết bị.

5.3. Chỉ số giá xây dựng công trình

Chỉ số giá xây dựng công trình (I) được tính theo công thức sau:

(2.11)

Trong đó:

PXD, PTB, PCPK: tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn. Tổng các tỷ trọng bình quân nói trên bằng 1;

IXD, ITB, ICPK: chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác của công trình đại diện lựa chọn.

Cách xác định các thành phần của công thức (2.11) như sau:

- Chỉ số giá phần xây dựng, phần thiết bị, phần chi phí khác (IXD, ITB, ICPK) xác định theo hướng dẫn tại khoản 5.2 Mục I Phụ lục này.

- Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác (PXD, PTB, PCPK) được xác định như sau:

Tỷ trọng bình quân của chi phí xây dựng (PXD), chi phí thiết bị (PTB), chi phí khác (PCPK) được xác định bằng bình quân của các tỷ trọng chi phí xây dựng, tỷ trọng chi phí thiết bị, tỷ trọng chi phí khác tương ứng của các công trình đại diện trong loại công trình.

Tỷ trọng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác của từng công trình đại diện bằng tỷ số giữa chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện đó so với tổng các chi phí này của công trình. Công thức xác định như sau:

(2.12)

(2.13)

(2.14)

Trong đó:

: tỷ trọng chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác so với tổng các chi phí này của công trình đại diện thứ i;

: chi phí xây dựng, thiết bị, chi phí khác của công trình đại diện thứ i;

: tổng các chi phí xây dựng, thiết bị và chi phí khác của công trình đại diện thứ i.

Các số liệu về chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác của các công trình đại diện lựa chọn được xác định từ các số liệu thống kê thu thập.

II. XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

1. Xác định chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể

- Chỉ số giá xây dựng cho công trình cụ thể được xác định trên cơ sở cơ cấu chi phí của công trình đó, giá cả (hoặc chỉ số giá) các yếu tố đầu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc và khu vực xây dựng công trình.

- Xác định chỉ số giá xây dựng công trình nằm trên địa bàn 1 đơn vị hành chính cấp tỉnh trình tự xác định chỉ số giá như khoản 5 Mục I Phụ lục này.

2. Xác định chỉ số giá xây dựng cho địa phương

- Lựa chọn số lượng và danh mục loại công trình theo loại hình công trình để công bố được căn cứ vào yêu cầu quản lý, các quy định về quản lý dự án, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, đặc điểm loại hình công trình trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ Danh mục các loại công trình tại Mục IV Phụ lục này để lựa chọn và xác định danh mục các loại công trình tính chỉ số giá xây dựng công bố cho địa phương.

- Khi xác định chỉ số giá xây dựng cho loại công trình thì phải lựa chọn các công trình đại diện cho loại công trình đó. Số lượng công trình đại diện cho loại công trình được xác định tùy thuộc điều kiện cụ thể của từng địa phương nhưng không ít hơn 3 công trình. Công trình đại diện là công trình được đầu tư phổ biến trong loại hình công trình được xây dựng tại địa phương.

- Căn cứ đặc điểm thị trường xây dựng của địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc xác định chỉ số giá xây dựng chung toàn tỉnh/thành phố hoặc xác định chỉ số giá xây dựng cho từng khu vực thuộc địa bàn tỉnh/thành phố và tổng hợp lại để có chỉ số giá xây dựng chung.

Việc phân chia khu vực để tính chỉ số giá xây dựng do các tỉnh, thành phố quyết định theo đặc điểm về địa giới hành chính và đặc điểm thị trường xây dựng tại địa phương hoặc theo quy định phân vùng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Trong trường hợp có phân chia khu vực tính toán thì chỉ số giá xây dựng địa phương được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng khu vực của địa phương với quyền số tương ứng và được thực hiện theo công thức sau:

(2.15)

Trong đó:

: Tỷ trọng giá trị vốn đầu tư xây dựng của khu vực t trong tổng giá trị vốn đầu tư xây dựng của địa phương trong năm trước năm tính toán;

: Chỉ số giá xây dựng của khu vực t;

n : Số khu vực thuộc địa phương;

Việc xác định chỉ số giá xây dựng khu vực được thực hiện như ở khoản 5 Mục I Phụ lục này.

3. Chỉ số giá xây dựng quốc gia

Chỉ số giá xây dựng quốc gia được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương/ hoặc vùng với quyền số tương ứng.

4. Xác định chỉ số giá xây dựng công trình nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên

4.1. Xác định chỉ số giá xây dựng theo loại công trình, theo cơ cấu chi phí

- Trường hợp sử dụng chỉ số giá do địa phương công bố

Chỉ số giá xây dựng được tính bằng phương pháp bình quân nhân gia quyền giữa chỉ số giá xây dựng của từng đơn vị hành chính cấp tỉnh với quyền số tương ứng và được thực hiện theo công thức sau:

(2.16)

Trong đó:

: Tỷ trọng chi phí đã được phân bổ cho đơn vị hành chính cấp tỉnh thứ t trong tổng mức đầu tư/dự toán của công trình;

: Chỉ số giá xây dựng của đơn vị hành chính cấp tỉnh thứ t;

n : Số đơn vị hành chính cấp tỉnh công trình đi qua;

- Trường hợp địa phương chưa công bố chỉ số giá thì việc xác định chỉ số giá thực hiện như tại khoản 5 Mục I Phụ lục này.

4.2. Xác định chỉ số giá xây dựng theo yếu tố chi phí, theo loại vật liệu chủ yếu

- Xác định chỉ số giá xây dựng để điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng thực hiện theo phương pháp xác định chỉ số giá xây dựng tại Phụ lục này và Thông tư hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành.

- Giá cả các yếu tố đầu vào phù hợp với điều kiện thực hiện công việc của gói thầu tuân thủ theo các nguyên tắc nêu tại khoản 4.2 Mục I Phụ lục này;

- Các bước xác định chỉ số giá như khoản 5.1 Mục I Phụ lục này.

III. PHƯƠNG PHÁP CHUYỂN ĐỔI GIÁ TRỊ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG KHI THAY ĐỔI THỜI ĐIỂM GỐC

Để sử dụng tập chỉ số giá xác định với thời điểm gốc 2020 với các tập chỉ số giá đã được xác định với các thời điểm gốc khác (so với thời điểm gốc năm 2020) cần thiết phải chuyển đổi giá trị để có thể so sánh. Việc chuyển đổi giá trị giữa các tập chỉ số giá dựa trên so sánh giá trị chỉ số giá tính theo mặt bằng giá năm 2021 với cơ cấu năm gốc 2020 và cơ cấu năm gốc của các tập chỉ số giá đã công bố. Cụ thể:

1. Chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng đã công bố theo quy định tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực

Giá trị chỉ số giá theo năm gốc 2020

=

Giá trị chỉ số giá xây dựng đã công bố

x

Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc 2020

Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc thực hiện tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực

2. Chuyển đổi giá trị chỉ số giá xây dựng kỳ công bố năm gốc 2020 về năm gốc đã lựa chọn theo quy định tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực

Giá trị chỉ số giá kỳ công bố theo năm gốc lựa chọn theo Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực

=

Giá trị chỉ số giá kỳ công bố theo năm gốc 2020

x

Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc thực hiện tại Thông tư trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực

Giá trị chỉ số giá năm 2021 theo năm gốc 2020

IV. DANH MỤC LOẠI CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

STT

DANH MỤC CÔNG TRÌNH

I

Công trình dân dụng

1

Công trình nhà ở

2

Công trình giáo dục

3

Công trình văn hóa

4

Công trình trụ sở cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

5

Công trình y tế

6

Công trình thể thao

II

Công trình công nghiệp

1

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

3

Công trình khai thác mỏ và chế biến khoáng sản

4

Công trình dầu khí

5

Công trình năng lượng

6

Công trình hóa chất

7

Công trình công nghiệp nhẹ

III

Công trình hạ tầng kỹ thuật

1

Công trình cấp nước

2

Công trình thoát nước

3

Công trình xử lý chất thải rắn

4

Tuyến cống thoát nước mưa, nước thải

5

Công trình chiếu sáng công cộng

6

Đường cáp truyền tín hiệu viễn thông

IV

Công trình giao thông

1

Công trình đường bộ

2

Công trình đường sắt

3

Công trình cầu

4

Công trình hầm

5

Công trình đường thủy nội địa

6

Công trình hàng hải

7

Công trình hàng không

8

Nhà ga

V

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Công trình thủy lợi

2

Công trình đê điều

Ghi chú:

- Căn cứ vào những công trình được xây dựng phổ biến trên địa bàn địa phương để lựa chọn danh mục công trình để công bố chỉ số giá xây dựng cho phù hợp.

- Trong danh mục loại công trình cần thể hiện chi tiết về đặc điểm chung để phân biệt về mặt kỹ thuật của loại công trình (ví dụ loại công trình cầu (cầu bê tông, cầu thép); loại công trình đường (đường bê tông tông xi măng, đường bê tông nhựa)).

V. CÁC BIỂU MẪU CÔNG BỐ CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG

Bảng 2.1: CHỈ SỐ GIÁ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với năm gốc …….

I

Công trình dân dụng

1

Công trình nhà ở

2

Công trình giáo dục

II

Công trình công nghiệp

1

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

III

Công trình hạ tầng kỹ thuật

1

Công trình cấp nước

2

Công trình thoát nước

IV

Công trình giao thông

1

Công trình đường bộ

2

Công trình cầu

V

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Công trình thủy lợi

2

Công trình đê điều

Bảng 2.2: CHỈ SỐ GIÁ PHẦN XÂY DỰNG

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Chỉ số giá tháng (quý, năm) so với năm gốc …..)

I

Công trình dân dụng

1

Công trình nhà ở

2

Công trình giáo dục

II

Công trình công nghiệp

1

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

III

Công trình hạ tầng kỹ thuật

1

Công trình cấp nước

2

Công trình thoát nước

IV

Công trình giao thông

1

Công trình đường bộ

2

Công trình cầu

V

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Công trình thủy lợi

2

Công trình đê điều

Bảng 2.3: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU, NHÂN CÔNG, MÁY THI CÔNG

Đơn vị tính: %

STT

Loại công trình

Tháng (quý, năm) so với năm gốc …….

Vật liệu

Nhân công

Máy TC

I

Công trình dân dụng

1

Công trình nhà ở

2

Công trình giáo dục

II

Công trình công nghiệp

1

Công trình sản xuất vật liệu xây dựng

2

Công trình luyện kim và cơ khí chế tạo

III

Công trình hạ tầng kỹ thuật

1

Công trình cấp nước

2

Công trình thoát nước

IV

Công trình giao thông

1

Công trình đường bộ

2

Công trình cầu

V

Công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn

1

Công trình thủy lợi

2

Công trình đê điều

Bảng 2.4: CHỈ SỐ GIÁ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Đơn vị tính: %

STT

Loại vật liệu

Tháng (quý, năm) so với năm gốc …….

1

Xi măng

2

Cát xây dựng

3

Đá xây dựng

4

Gạch xây

5

Gạch ốp lát

6

Gỗ xây dựng

7

Thép xây dựng

8

Nhựa đường

9

Vật liệu tấm lợp bao che

10

Cửa khung nhựa /nhôm

11

Kính

12

Sơn

13

Vật tư điện

14

Vật tư nước

15

Trần, vách thạch cao

…..

PHỤ LỤC III

XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN MỚI, ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN VÀ RÀ SOÁT, CẬP NHẬT HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. XÁC ĐỊNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN MỚI CỦA CÔNG TRÌNH

1. Việc xác định định mức dự toán mới của công trình được thực hiện đối với các công tác xây dựng chưa được quy định hoặc đã được quy định nhưng sử dụng công nghệ thi công mới, biện pháp thi công, điều kiện thi công chưa quy định trong hệ thống định mức dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Định mức dự toán được xác định bằng các phương pháp sau:

2.1. Tính toán theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công, biện pháp thi công được dự kiến.

2.2. Theo số liệu thống kê của công trình đã thực hiện.

2.3. Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế.

3. Tổ chức, cá nhân xác định dự toán xây dựng căn cứ vào phương pháp quy định tại khoản 2.1, 2.2 nêu trên hoặc kết hợp hai phương pháp này để xác định định mức dự toán mới cho công trình, phục vụ việc xác định giá xây dựng công trình và chi phí đầu tư xây dựng của dự án.

Chủ đầu tư tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế theo phương pháp quy định tại khoản 2.3 để xác định hoặc chuẩn xác lại các nội dung của định mức trong quá trình thi công xây dựng. Trong quá trình tính toán có thể kết hợp tính toán theo phương pháp quy định tại khoản 2.1, sử dụng số liệu thống kê theo phương pháp quy định tại khoản 2.2 nêu trên để xác định định mức.

4. Hồ sơ báo cáo kết quả xác định định mức

4.1. Bảng tổng hợp định mức dự toán.

4.2. Tiêu chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn nhà sản xuất; bản vẽ thiết kế thi công, chỉ dẫn kỹ thuật, biện pháp thi công, quy trình kỹ thuật thi công, điều kiện thi công.

4.3. Phân tích, đánh giá, xử lý số liệu và bảng tính toán trị số định mức; trong đó thuyết minh rõ các nội dung: thành phần công việc, hướng dẫn áp dụng và điều kiện áp dụng. Trong đó:

a) Thành phần công việc: mô tả rõ về quy trình công nghệ thi công áp dụng cho công tác, thể hiện rõ các bước công việc (công đoạn) thuộc công tác xây dựng được xác định, tính toán trong định mức (kèm theo sơ đồ thi công của công tác), thể hiện rõ các loại vật tư, máy móc, thiết bị và nhân công được sử dụng tương ứng với biện pháp thi công áp dụng đối với từng bước công việc trong quy trình thi công.

b) Định mức cơ sở của từng công đoạn, bước công việc, gồm: định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công.

4.4. Phiếu khảo sát, thu thập số liệu và báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát (đối với trường hợp sử dụng phương pháp tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế).

a) Phiếu khảo sát phải thể hiện các nội dung về tên dự án, công trình; thời gian, địa điểm thực hiện khảo sát; biện pháp thi công, điều kiện thi công; trình độ thợ, chủng loại vật liệu, máy thi công; tiêu hao về vật liệu; thời gian thực hiện của từng nhân công, máy thi công đối với từng bước thực hiện công tác khảo sát, thu thập số liệu.

b) Phiếu khảo sát phải có xác nhận của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu tư vấn giám sát (nếu có).

c) Số lượng phiếu khảo sát phải đảm bảo độ tin cậy, chính xác, mang tính đại diện và được xác định phù hợp với điều kiện thi công của công trình, yêu cầu cụ thể công tác cần xây dựng định mức, tiến độ thi công.

4.4. Các tài liệu khác phục vụ quá trình xác định định mức (nếu có), như: nhật ký công trình, biên bản nghiệm thu khối lượng…

5. Trình tự thực hiện

Căn cứ vào danh mục công tác xây dựng cần xác định định mức, trình tự xác định định mức thực hiện như sau:

5.1. Bước 1: Xác định tên, thành phần công việc và đơn vị tính.

a) Mỗi định mức công tác xây dựng phải thể hiện rõ tên, loại công tác, thông số kỹ thuật (nếu có), biện pháp thi công, điều kiện thi công và đơn vị tính của định mức.

b) Thành phần công việc cần thể hiện các bước thực hiện công tác theo quy trình tổ chức thi công xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành, phù hợp với điều kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện công việc của công tác xây dựng.

5.2. Bước 2: Xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công.

Việc xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 6 Mục I Phụ lục này.

5.3. Bước 3: Tổng hợp kết quả xác định định mức.

Trên cơ sở hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công từng công đoạn, từng bước công việc, tổng hợp định mức theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng; thực hiện mã hoá thống nhất trên cơ sở tổng hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân công và máy thi công, gồm các nội dung:

a) Tên công tác; đơn vị tính của định mức; mã hiệu định mức.

b) Quy định áp dụng.

c) Thành phần công việc.

d) Các thành phần hao phí của định mức và trị số định mức.

đ) Các ghi chú, chỉ dẫn khác (nếu có).

6. Xác định hao phí vật liệu, nhân công và máy thi công

6.1. Xác định hao phí vật liệu

Hao phí vật liệu được xác định theo yêu cầu thiết kế, hoặc yêu cầu thực hiện công việc, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng theo quy định để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Hao phí vật liệu gồm hao phí vật liệu chính và hao phí vật liệu khác.

Hao phí vật liệu chính (VL) là hao phí những loại vật liệu chủ yếu, chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí vật liệu, được xác định theo công thức sau:

VL = VL1 + VL2

(3.1)

Trong đó:

VL1: hao phí vật liệu không luân chuyển, được xác định theo công thức (3.2);

VL2: hao phí vật liệu luân chuyển, được xác định theo công thức (3.3).

Hao phí vật liệu khác là hao phí những loại vật liệu chiếm tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí vật liệu, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) và được xác định phù hợp với từng loại công tác theo điều kiện cụ thể hoặc tham khảo định mức dự toán của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự đã thực hiện.

a) Đối với vật liệu không luân chuyển

Hao phí những loại vật liệu không luân chuyển (VL1) được xác định theo công thức sau:

VL1 = QVL x (1 + HVL)

(3.2)

Trong đó:

QVL: lượng hao phí của vật liệu cần thiết theo yêu cầu thiết kế hoặc yêu cầu thực hiện công việc tính trên đơn vị tính của định mức;

HVL : định mức hao hụt vật liệu trong thi công theo quy định (tính bằng tỷ lệ phần trăm (%)). Đối với những vật liệu mới, định mức hao hụt vật liệu trong thi công có thể vận dụng theo định mức sử dụng vật liệu đã được quy định hoặc theo tiêu chuẩn, chỉ dẫn của nhà sản xuất hoặc theo hao hụt thực tế.

b) Đối với vật liệu luân chuyển

Hao phí những loại vật liệu luân chuyển (VL2) phục vụ thi công được xác định trên cơ sở thiết kế tổ chức thi công, số lần luân chuyển và bù hao hụt vật liệu (nếu có) theo công thức sau:

(3.3)

Trong đó:

: lượng hao phí vật liệu luân chuyển (ván khuôn, giàn giáo, cầu công tác…);

Ht/c: tỷ lệ bù hao hụt trong thi công được quy định như tại công thức (3.2);

KLC: hệ số luân chuyển của loại vật liệu, được xác định theo định mức sử dụng vật liệu được ban hành. Đối với vật liệu có số lần luân chuyển, tỷ lệ bù hao hụt khác với quy định đã được ban hành, hệ số luân chuyển được xác định theo công thức sau:

(3.4)

Trong đó:

h: tỷ lệ bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi (trường hợp không bù hao hụt h=0) theo quy định hoặc tính toán đối với trường hợp chưa có trong quy định;

n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển.

6.2. Xác định hao phí nhân công

Hao phí nhân công (NC) được xác định trên số lượng, cấp bậc công nhân trực tiếp thực hiện để hoàn thành đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ. Hao phí nhân công được tính toán, xác định theo công thức sau:

(3.5)

Trong đó:

: mức hao phí nhân công trực tiếp của bước công việc thứ i (i=1÷n) để hoàn thành công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể (được quy đổi ra ngày công, 1 ngày công = 8 giờ công);

K: hệ số chuyển đổi định mức, tham khảo theo hướng dẫn tại khoản 6.4 Phụ lục này.

a) Trường hợp xác định theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công

Hao phí nhân công được xác định theo tổ chức lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp với điều kiện thi công, biện pháp thi công dự kiến của công trình.

b) Trường hợp xác định theo số liệu của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự

Hao phí nhân công được vận dụng từ định mức dự toán mới của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện hoặc tính toán, điều chỉnh trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện.

c) Trường hợp xác định theo phương pháp tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế

Mức hao phí nhân công được tính toán trên cơ sở số lượng công nhân từng khâu trong dây chuyền sản xuất và tổng số lượng công nhân trong cả dây chuyền theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ…) và các quy định khác có liên quan về sử dụng công nhân.

6.3. Xác định hao phí máy thi công

Hao phí máy thi công (M) được xác định theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng. Hao phí máy thi công bao gồm hao phí máy thi công chính và hao phí máy khác:

- Hao phí máy thi công chính là hao phí những loại máy thi công chủ yếu, chiếm tỷ trọng chi phí lớn trong chi phí máy thi công, được xác định theo hướng dẫn tại điểm a, b, c dưới đây;

- Hao phí máy khác là những loại máy thi công chiếm tỷ trọng chi phí nhỏ trong chi phí máy thi công, được xác định bằng tỷ lệ phần trăm (%) và được tính toán, xác định phù hợp với từng loại công tác theo điều kiện cụ thể hoặc tham khảo định mức dự toán của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự đã thực hiện.

Hao phí máy thi công được tính toán, xác định theo công thức sau:

(3.6)

Trong đó: Mi là mức hao phí cho công đoạn, bước công việc thứ i (i=1÷n) để hoàn thành công tác xây dựng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc tính cho một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng cụ thể (được quy đổi ra ca máy, 1 ca máy = 8 giờ máy); được xác định như sau:

a) Trường hợp xác định theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công

Hao phí máy thi công chính được xác định theo công thức sau:

(3.7)

Trong đó:

QCM: định mức năng suất máy thi công trong một ca, được xác định theo thông số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền công nghệ tổ chức thi công dự kiến theo công thức (3.8) dưới đây hoặc tham khảo năng suất máy thi công trong các tài liệu về sử dụng máy.

QCM = QKT x Kt x Kcs

(3.8)

Trong đó:

QKT: năng suất kỹ thuật của máy thi công trong một ca;

Kt: hệ số sử dụng thời gian trong một ca làm việc của máy thi công;

Kcs: hệ số sử dụng năng suất phản ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của từng máy trong tổ hợp máy;

K: hệ số chuyển đổi định mức, tham khảo theo hướng dẫn tại khoản 6.4 Phụ lục này.

b) Trường hợp xác định theo số liệu của công trình có điều kiện, biện pháp thi công tương tự

Hao phí máy được vận dụng từ định mức dự toán mới của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện hoặc tính toán, điều chỉnh theo công thức (3.9) tại điểm c dưới đây trên cơ sở phân tích các số liệu tổng hợp, thống kê của công trình có biện pháp thi công, điều kiện thi công tương tự đã thực hiện.

Tổng khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng (m) và thời gian sử dụng từng loại máy (tM) được xác định theo số liệu thống kê, tổng hợp.

c) Trường hợp xác định theo phương pháp tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế

Hao phí máy thi công chính được tính toán theo công thức sau:

(3.9)

Trong đó:

tM: thời gian sử dụng từng loại máy để hoàn thành khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng.

m: tổng khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng.

K: hệ số chuyển đổi định mức, tham khảo theo hướng dẫn tại khoản 6.4 Phụ lục này.

Trong đó tổng khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng (m) và thời gian sử dụng từng loại máy (tM) được xác định theo số liệu khảo sát thực tế của công trình (theo thời gian, địa điểm, khối lượng thực hiện trong một hoặc nhiều chu kỳ…).

6.4. Hệ số chuyển đổi định mức

Hệ số chuyển đổi định mức Kđược xác định phụ thuộc vào phương pháp xác định định mức; nhóm công tác (đơn giản hay phức tạp theo dây chuyền công nghệ tổ chức thi công; điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật; chu kỳ làm việc (liên tục hay gián đoạn)); số liệu khảo sát.

Nội dung

Tính toán theo hồ sơ thiết kế, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng

Theo số liệu thống kê của công trình đã thực hiện

Tổ chức khảo sát, thu thập số liệu từ thi công thực tế

Hao phí nhân công

≤ 1,2

≤ 1,15

≤ 1,1

Hao phí máy thi công

≤ 1,15

≤ 1,1

≤ 1,05

II. ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN CỦA CÔNG TRÌNH

1. Việc điều chỉnh định mức dự toán được thực hiện đối với công tác xây dựng đã quy định trong hệ thống định mức xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhưng chưa phù hợp với yêu cầu thiết kế, yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công của công trình.

2. Trình tự thực hiện

Căn cứ vào danh mục công tác xây dựng cần điều chỉnh định mức và tổng hợp báo cáo căn cứ điều chỉnh định mức, trình tự điều chỉnh định mức thực hiện như sau:

2.1. Bước 1: Phân tích, so sánh về yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công, biện pháp thi công cụ thể, thành phần công việc của công tác so với nội dung trong định mức dự toán được ban hành.

2.2. Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật, điều chỉnh thành phần hao phí định mức.

- Điều chỉnh hao phí vật liệu

+ Đối với những loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm theo yêu cầu thiết kế thì căn cứ quy định, tiêu chuẩn thiết kế của công trình để tính toán điều chỉnh.

+ Đối với vật liệu phục vụ thi công thì điều chỉnh các yếu tố thành phần trong định mức dự toán ban hành, định mức dự toán công trình tương tự thì tính toán điều chỉnh hao phí vật liệu theo biện pháp thi công dự kiến.

- Điều chỉnh hao phí nhân công

Thành phần, hao phí nhân công được điều chỉnh căn cứ theo điều kiện tổ chức biện pháp thi công của công trình hoặc trên cơ sở định mức dự toán công trình tương tự đã thực hiện.

- Điều chỉnh hao phí máy thi công

Trường hợp thay đổi dây chuyền máy, thiết bị thi công theo điều kiện tổ chức của công trình khác với quy định trong định mức dự toán đã ban hành, định mức dự toán công trình tương tự thì tính toán điều chỉnh mức hao phí theo điều kiện tổ chức thi công của công trình.

3. Hồ sơ báo cáo kết quả điều chỉnh định mức: như quy định tại khoản 4.1, 4.2, 4.3 Mục I Phụ lục này.

III. RÀ SOÁT, CẬP NHẬT HỆ THỐNG ĐỊNH MỨC XÂY DỰNG

1. Hệ thống định mức xây dựng do Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành được rà soát, cập nhật theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

2. Rà soát định mức dự toán xây dựng để loại bỏ các định mức đã lạc hậu; hoặc hiệu chỉnh các định mức dự toán chưa phù hợp với năng suất, trình độ quản lý hiện hành; hoặc xây dựng bổ sung các định mức dự toán xây dựng có công nghệ, biện pháp thi công mới.

3. Nội dung rà soát, cập nhật hệ thống định mức dự toán xây dựng đã ban hành

a) Nghiên cứu về công nghệ xây dựng, biện pháp thi công đang được sử dụng phổ biến của các công tác xây dựng;

b) Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật thi công; quy trình tổ chức thi công các công đoạn, bước công việc của công tác xây dựng; điều kiện thi công; yêu cầu về trình độ tay nghề nhân công xây dựng, về sử dụng máy và thiết bị thi công và các số liệu khảo sát thực tế, dữ liệu định mức công trình đã có để đánh giá, xác định, hoàn thiện và cập nhật các thành phần nội dung định mức dự toán của công tác xây dựng gồm:

- Tên định mức, đơn vị tính của định mức;

- Quy định áp dụng định mức;

- Thành phần công việc, quy trình tổ chức thi công xây dựng;

- Các thành phần hao phí của định mức và trị số hao phí định mức.

- Các ghi chú (nếu có).

4. Trình tự thực hiện rà soát định mức:

Trên cơ sở kế hoạch rà soát các định mức dự toán xây dựng đã ban hành, việc thực hiện rà soát theo trình tự sau:

4.1. Bước 1: Nghiên cứu, đánh giá xác định các nội dung bất cập đối với định mức dự toán đã ban hành.

4.2. Bước 2: Tổ chức thu thập số liệu:

a) Khảo sát gián tiếp đối với các tổ chức, cá nhân tham gia trong quá trình xây dựng gồm: nhà thầu thi công; nhà thầu tư vấn; nhà sản xuất, cung cấp máy móc thiết bị thi công; cơ quan quản lý nhà nước, Ban Quản lý dự án/Chủ đầu tư;

b) Khảo sát trực tiếp tại các công trình, dự án đầu tư xây dựng.

c) Tổng hợp dữ liệu các định mức dự toán mới, định mức dự toán điều chỉnh của các công trình, của các tổ chức, cá nhân gửi về cơ quan ban hành định mức.

4.3. Bước 3: Tổng hợp, thống kê, phân loại, xử lý số liệu thu thập và tính toán định mức.

a) Tổng hợp, thống kê, đánh giá và phân loại theo các nhóm định mức (loại bỏ, điều chỉnh, bổ sung mới); phân loại số liệu theo các điều kiện, yêu cầu kỹ thuật đối với công tác xây dựng.

b) Xử lý số liệu, tính toán xác định hao phí định mức của từng công đoạn thi công của công tác xây dựng và tổng hợp theo từng thành phần hao phí vật liệu, nhân công, máy thi công của định mức dự toán.

4.4. Bước 4: Tổng hợp định mức dự toán

Ban hành đầy đủ các thành phần nội dung định mức dự toán xây dựng như nêu tại điểm b khoản 3 nêu trên và đảm bảo yêu cầu sau:

(1) Mã hiệu: theo quy định của Bộ Xây dựng;

(2) Tên định mức: thể hiện rõ công nghệ xây dựng, biện pháp thi công, yêu cầu kỹ thuật của công tác xây dựng được xác định định mức;

(3) Đơn vị tính định mức: phù hợp với đơn vị tính khối lượng của công tác;

(4) Phạm vi áp dụng và hướng dẫn sử dụng định mức: Mô tả rõ về điều kiện tổ chức thi công, phạm vi thực hiện công việc và các điều kiện đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường được quy định cho công tác xây dựng được tính toán định mức; các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật được áp dụng cho công tác xây dựng;

(5) Thành phần công việc: Mô tả rõ về quy trình công nghệ thi công áp dụng cho công tác, thể hiện rõ các bước công việc (công đoạn) thuộc công tác xây dựng được xác định, tính toán trong định mức (kèm theo sơ đồ thi công của công tác), thể hiện rõ các loại vật tư, máy móc, thiết bị và nhân công được sử dụng tương ứng với biện pháp thi công áp dụng đối với từng bước công việc trong quy trình thi công;

(6) Định mức cơ sở của từng công đoạn, bước công việc gồm: định mức sử dụng vật liệu, định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy và thiết bị thi công;

(7) Bảng định mức dự toán: tổng hợp các thành phần định mức cơ sở của các bước công việc.

5. Hồ sơ rà soát, cập nhật định mức

a) Tổng hợp số liệu thu thập khảo sát, dữ liệu định mức của các công trình làm cơ sở rà soát định mức.

b) Tổng hợp các tài liệu về tiêu chuẩn xây dựng; tiêu chuẩn nhà sản xuất; quy trình thi công... được áp dụng làm căn cứ, cơ sở rà soát các thành phần nội dung của định mức.

c) Tổng hợp các tài liệu phân tích, đánh giá số liệu làm căn cứ tính toán xác định định mức.

d) Tổng hợp các bảng tính toán chi tiết xác định định mức.

đ) Báo cáo thuyết minh công tác rà soát hiệu chỉnh hoặc cập nhật bổ sung định mức của từng công tác hoặc nhóm công tác xây dựng.

e) Kết quả định mức được hoàn thiện, cập nhật sau khi rà soát.

PHỤ LỤC IV

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG ĐỂ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÔNG BỐ

1. Khảo sát, xác định đơn giá nhân công xây dựng

1.1. Nguồn thông tin để thực hiện khảo sát

a) Khảo sát trực tiếp tại công trình trong khu vực công bố và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố.

b) Khảo sát chuyên gia có kinh nghiệm, chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh, thành phố.

c) Thống kê số liệu từ hồ sơ quyết toán hoàn thành, số liệu kết quả trúng thầu của công trình xây dựng tại khu vực công bố có điều chỉnh theo chỉ số giá nhân công xây dựng về thời điểm xác định.

d) Kết hợp các kết quả khảo sát, thống kê nêu trên.

1.2. Nguyên tắc khảo sát để xác định, công bố đơn giá nhân công xây dựng

a) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát, xác định và công bố phù hợp với nhóm nhân công xây dựng quy định tại Bảng 4.1 Phụ lục này và quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 8 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.

b) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát, xác định và công bố đã bao gồm các khoản phụ cấp và bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định và không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp theo quy định. Đơn giá nhân công xây dựng được xác định cho thời gian làm việc là 8h/ngày và 26 ngày/tháng theo quy định.

c) Việc xác định, công bố đơn giá nhân công xây dựng phải phù hợp với mặt bằng giá nhân công xây dựng trên thị trường lao động của từng địa phương nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định, tham khảo khung đơn giá nhân công xây dựng bình quân do Bộ xây dựng công bố tại Bảng 4.2 Phụ lục này.

d) Việc lựa chọn khu vực khảo sát, thu thập số liệu để xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng phải đảm bảo đủ số lượng thông tin yêu cầu tối thiểu, đảm bảo đủ độ tin cậy và phản ánh được mặt bằng nhân công xây dựng tại khu vực cần công bố. Khu vực được lựa chọn để khảo sát và công bố đơn giá nhân công xây dựng là khu vực có sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xã hội, phù hợp quy định phân vùng của Chính phủ.

đ) Các công trình, dự án được lựa chọn khảo sát, thu thập thông tin để xác định và công bố đơn giá nhân công xây dựng đảm bảo tính phổ biến về loại công trình, điều kiện thi công, tiến độ thi công, công nghệ thi công. Các đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn thu thập thông tin (các chuyên gia, chủ đầu tư, nhà thầu…) phải có kinh nghiệm, sự am hiểu về lĩnh vực xây dựng và thị trường nhân công xây dựng Các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn được lựa chọn để khảo sát, thu thập thông tin phải là các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.

e) Quá trình khảo sát, thu thập thông tin theo trình tự, phương pháp và các bảng, biểu mẫu được hướng dẫn tại Phụ lục này. Số liệu thu thập được đảm bảo tính trung thực, khách quan, có sự xác nhận của các bên có liên quan.

g) Số liệu khảo sát, thống kê sử dụng để xác định đơn giá nhân công xây dựng phải được xử lý, sàng lọc, rà soát trước khi tính toán xác định đơn giá nhân công xây dựng.

1.3. Tổ chức khảo sát

Bước 1: Cơ quan chủ trì (Sở Xây dựng) quyết định thành lập tổ khảo sát (đại diện Sở Xây dựng làm tổ trưởng) và phê duyệt kế hoạch khảo sát gồm các nội dung sau:

- Thời gian bắt đầu và kết thúc công việc khảo sát;

- Các khu vực dự kiến công bố đơn giá nhân công xây dựng;

- Lưới khảo sát;

- Danh mục các công trình đang thi công xây dựng, đã thi công xây dựng hoàn thành trong 3 năm trên địa bàn được lựa chọn khảo sát, các đối tượng cần khảo sát;

- Danh mục các công việc cần khảo sát, thu thập số liệu và kinh phí phục vụ khảo sát;

- Tên tổ chức tư vấn chuyên môn thực hiện công tác khảo sát (nếu có).

Bước 2: Thông báo tới các đối tượng thực sẽ hiện khảo sát (các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, các đơn vị tư vấn, nhà thầu, doanh nghiệp xây dựng và các chuyên gia) trên địa bàn về kế hoạch thực hiện khảo sát để phối hợp khảo sát.

Bước 3: Tiến hành khảo sát, thu thập đơn giá nhân công xây dựng theo danh mục nhóm công tác xây dựng.

1.4. Khảo sát đơn giá nhân công xây dựng

a) Khảo sát trực tiếp tại công trình:

- Đối với các công tác xây dựng thuộc Nhóm: I, III, IV và các nhóm nhân công khác tại Bảng 4.1 phụ lục này: Cần thực hiện khảo sát tối thiểu đơn giá nhân công của 03 công tác xây dựng trong mỗi nhóm theo tổ đội thực hiện công tác đó; mỗi công tác xây dựng cần thực hiện khảo sát tối thiểu tại 03 công trình xây dựng.

- Đối với các công tác xây dựng thuộc Nhóm II: cần thực hiện khảo sát tối thiểu tại 03 loại hình công trình xây dựng. Số lượng công tác xây dựng cần thực hiện khảo sát tối thiểu là 12 công tác xây dựng. Mỗi công tác xây dựng được khảo sát tối thiểu tại 03 công trình xây dựng.

b) Khảo sát, thu thập số liệu tại các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cần thực hiện khảo sát ít nhất tại 05 doanh nghiệp xây dựng có kinh nghiệm thi công xây dựng đại diện đối với 05 loại hình công trình xây dựng. Số liệu thu thập là hợp đồng lao động và/hoặc bảng lương doanh nghiệp chi trả cho công nhân xây dựng tại các công trình trong vòng 02 năm gần thời điểm khảo sát nhất.

c) Khi thực hiện khảo sát trực tiếp tại công trình và các doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn, trường hợp không đủ số lượng cần khảo sát theo quy định tại điểm a, b khoản này thì có thể kết hợp với số liệu khảo sát từ nguồn thông tin nêu tại điểm b, c khoản 1.1 nêu trên để đảm bảo số mẫu khảo sát theo quy định.

d) Đơn giá nhân công xây dựng của mỗi công tác xây dựng thứ i trong công thức (4.1) được điều tra bằng mẫu phiếu khảo sát tại các Bảng 4.4, Bảng 4.5, Bảng 4.6 và tổng hợp số liệu tính toán theo Bảng 4.7 của Phụ lục này.

1.5. Xác định đơn giá nhân công xây dựng

Đơn giá nhân công xây dựng của nhóm công tác xây dựng được tính bằng trung bình số học đơn giá nhân công thu thập, tổng hợp từ các mẫu phiếu khảo sát, xác định theo công thức sau:

(4.1)

Trong đó:

GNCXD: đơn giá nhân công xây dựng của nhóm công tác xây dựng (đồng/ngày công);

: đơn giá nhân công thực hiện công tác xây dựng thứ i trong nhóm công tác xây dựng. Đơn giá nhân công thực hiện công tác xây dựng thứ i được xác định bằng khảo sát theo hướng dẫn tại Phụ lục này (đồng/ngày công);

m: số lượng đơn giá nhân công xây dựng được thu thập, tổng hợp trong nhóm.

1.6. Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng

Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng do địa phương công bố gồm:

- Quyết định thành lập tổ khảo sát;

- Kế hoạch khảo sát;

- Thuyết minh khảo sát trong đó nêu rõ: Đặc điểm kinh tế - xã hội của các khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng của tỉnh; số lượng, loại công trình đang thực hiện hoặc đã thực hiện trước thời điểm khảo sát của từng khu vực; các phiếu khảo sát lập theo mẫu; các biểu tổng hợp đơn giá nhân công xây dựng đủ pháp lý theo quy định tại Phụ lục này;

- File phần mềm tính toán đơn giá nhân công xây dựng.

1.7. Công bố đơn giá nhân công xây dựng

Mẫu công bố đơn giá nhân công xây dựng quy định tại Phụ lục 8 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng.

2. Quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng

2.1. Quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng theo công thức sau:

(4.2)

Trong đó:

: đơn giá nhân công xây dựng thực hiện một công tác xây dựng thứ i có hao phí định mức công bố trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình (đồng/công);

: đơn giá nhân công xây dựng của một nhân công trong nhóm công tác xây dựng thứ j được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố;

: hệ số cấp bậc bình quân của nhóm nhân công xây dựng thứ j, quy định tại Bảng 4.3 của Phụ lục này;

: hệ số cấp bậc của nhân công thực hiện công tác i có cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng công trình.

2.2. Ví dụ tính toán:

Xác định đơn giá nhân công xây dựng của công tác đào xúc đất ra bãi thải, bãi tập kết mà hiệu AB.11200 cấp bậc thợ 3/7 trong định mức dự toán xây dựng công trình, biết đơn giá nhân công xây dựng của nhóm 1 theo công bố của tỉnh là 250.000đ/ngày công, cấp bậc bình quân của nhóm 1 là 3,5/7 (Bảng 4.3 Phụ lục này):

ĐVT: đồng/ngày công

TT

Cấp bậc nhân công xây dựng

ĐGNCXD bình quân nhóm I

ĐGNCXD bậc 3/7 của công tác đào đất

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (4)*1,39/1,52

1

1/7

1

2

2/7

1,18

3

3/7

1,39

228.600

4

3,5/7

1,52

250.000

5

4/7

1,65

6

5/7

1,94

7

6/7

2,3

8

7/7

2,71

3. Chuyển đổi đơn giá nhân công xây dựng

Việc chuyển đổi đơn giá nhân công xây dựng của địa phương đã công bố trước thời điểm có hiệu lực của Thông tư này sang đơn giá nhân công xác định theo nhóm nhân công xây dựng quy định tại Phụ lục này như sau:

1. Đơn giá nhân công của nhóm I: giữ nguyên đơn giá nhân công nhóm 1 đã công bố.

2. Đơn giá nhân công của nhóm II: xác định bằng bình quân số học của đơn giá nhân công các nhóm 2, 3, 4, 5 và 11 đã công bố.

3. Đơn giá nhân công của nhóm III: xác định bằng đơn giá nhân công nhóm 6 đã công bố.

4. Đơn giá nhân công của nhóm IV: xác định bằng bình quân số học đơn giá nhân công các nhóm 7, 8, 9 và 10 đã công bố.

5. Đơn giá nhân công của các nhóm nhân công thuộc nhóm nhân công khác (gồm: vận hành tàu, thuyền, thợ lặn, kỹ sư, nghệ nhân): xác định bằng đơn giá nhân công tương ứng đã công bố.

II. XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG CỦA CÔNG TRÌNH

1. Nguồn thông tin để thực hiện khảo sát

a) Khảo sát trực tiếp người lao động thực hiện các công tác xây dựng phù hợp với các công tác cần xác định đơn giá nhân công xây dựng của công trình, dự án.

b) Khảo sát các doanh nghiệp thi công xây dựng công trình, doanh nghiệp có sử dụng lao động (gồm thợ chính và thợ phụ) thực hiện các công tác xây dựng tương tự với các công tác xây dựng của công trình, dự án.

c) Khảo sát chuyên gia có kinh nghiệm, chủ đầu tư, nhà thầu và cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực xây dựng cần khảo sát.

d) Thống kê số liệu từ hồ sơ quyết toán hoàn thành, số liệu kết quả trúng thầu của công trình xây dựng tương tự (nếu có), có điều chỉnh theo chỉ số giá nhân công xây dựng về thời điểm xác định và địa điểm xây dựng.

đ) Kết hợp các nguồn thông tại các điểm a, b, c, d nêu trên.

2. Nguyên tắc khảo sát để xác định đơn giá nhân công xây dựng

a) Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát phải phù hợp với đơn giá nhân công xây dựng trên thị trường xây dựng (đã bao gồm các khoản phụ cấp và bảo hiểm người lao động phải nộp theo quy định và không bao gồm các khoản bảo hiểm mà người sử dụng lao động phải nộp theo quy định). Đơn giá nhân công xây dựng được xác định cho thời gian làm việc là 8h/ngày và 26 ngày/tháng.

b) Thời điểm điều tra khảo sát đơn giá nhân công xây dựng phải phù hợp với thời gian thực hiện dự án.

c) Điều tra, khảo sát thông qua người sử dụng lao động và người lao động làm các công việc xây dựng bằng cách phỏng vấn trực tiếp hoặc gửi phiếu điều tra gián tiếp; điều tra, khảo sát thu thập các hồ sơ, tài liệu liên quan đến bảng lương của người sử dụng lao động trả cho người lao động để làm cơ sở tính toán xác định đơn giá nhân công xây dựng công trình (các bảng lương có xác nhận của người sử dụng lao động hoặc chữ ký của người lao động).

3. Khảo sát đơn giá nhân công xây dựng.

a) Trường hợp đơn giá nhân công xây dựng công bố của địa phương không phù hợp với đặc thù của một số công tác xây dựng của công trình thì thực hiện khảo sát xác định đơn giá nhân công xây dựng công trình cho từng công tác xây dựng. Mỗi công tác xây dựng cần thực hiện khảo sát với yêu cầu số lượng nguồn thông tin tối thiểu đối với 06 người lao động (nêu tại điểm a khoản 1 Mục II) hoặc 03 doanh nghiệp (nêu tại điểm b khoản 1 Mục II) hoặc 06 cá nhân, tổ chức (nêu tại điểm c khoản 1 Mục II) có kinh nghiệp đối với việc thực hiện các công tác xây dựng có điều kiện, yêu cầu thi công tương ứng với điều kiện, yêu cầu thi công của công trình.

b) Trường hợp đơn giá nhân công xây dựng công bố của địa phương không phù hợp với đặc thù của công trình, dự án (áp dụng cho tất cả các công tác xây dựng của công trình, dự án) thì thực hiện khảo sát xác định đơn giá nhân công công trình để áp dụng cho tất cả các công tác xây dựng của công trình, dự án. Việc khảo sát đơn giá nhân công công trình thực hiện đối với từng nhóm nhân công như quy định tại khoản 1.4 Mục I Phụ lục này và với yêu cầu số lượng nguồn thông tin tối thiểu như quy định tại điểm a nêu trên.

4. Các quy định khác

a) Trường hợp trên khu vực, địa phương cần khảo sát thiếu đối tượng khảo sát thì có thể lựa chọn nguồn thông tin khảo sát (nêu tại điểm d khoản 1), các đối tượng khảo sát phù hợp với các đặc điểm của dự án cần khảo sát đơn giá nhân công ở các khu vực, địa phương lân cận.

b) Mẫu các phiếu điều tra khảo sát được quy định tại các Bảng 4.8, Bảng 4.9 Phụ lục này.

5. Xác định đơn giá nhân công xây dựng:

a) Số liệu điều tra khảo sát đơn giá nhân công xây dựng phải được rà soát, xử lý.

b) Phương pháp xác định nhân công xây dựng như quy định tại khoản 5 Mục I Phần A Phụ lục này

c) Việc quy đổi đơn giá nhân công xây dựng theo cấp bậc trong hệ thống định mức dự toán xây dựng theo hướng dẫn khoản 3 Mục I Phụ lục này.

6. Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng

Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng (gửi Sở Xây dựng tham gia ý kiến) theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng gồm:

- Công văn đề nghị tham gia ý kiến về đơn giá nhân công xây dựng cho công trình, dự án.

- Hồ sơ xác định đơn giá nhân công xây dựng gửi kèm gồm:

+ Quyết định thành lập tổ khảo sát của đơn vị tổ chức khảo sát;

+ Kế hoạch khảo sát;

+ Thuyết minh, các bước thực hiện khảo, các phiếu khảo sát lập theo mẫu… theo quy định tại Phụ lục này;

+ File phần mềm tính toán đơn giá nhân công xây dựng.

BẢNG 4.1

DANH MỤC NHÓM NHÂN CÔNG XÂY DỰNG

STT

NHÓM NHÂN CÔNG

CÔNG TÁC XÂY DỰNG

1

Nhóm nhân công xây dựng

1.1

Nhóm I

- Công tác phát cây, phá dỡ công trình, tháo dỡ kết cấu công trình, bộ phận máy móc, thiết bị công trình;

- Công tác trồng cỏ các loại;

- Công tác bốc xếp, vận chuyển vật tư, vật liệu, phụ kiện, cấu kiện xây dựng, phế thải xây dựng các loại;

- Công tác đào, đắp, phá, bốc xúc, san, ủi, bơm, nạo vét, xói hút: bùn, đất, cát, đá, sỏi các loại, phế thải;

- Công tác đóng gói vật liệu rời.

1.2

Nhóm II

- Công tác xây dựng không thuộc nhóm I, nhóm III, nhóm IV.

1.3

Nhóm III

- Công tác lắp đặt, sửa chữa máy và thiết bị công trình xây dựng, công nghệ xây dựng.

1.4

Nhóm IV

- Công tác vận hành máy và thiết bị thi công xây dựng, lái xe các loại.

2

Nhóm nhân công khác

2.1

Vận hành tàu, thuyền

- Công tác vận hành tàu, thuyền: Thuyền trưởng, thuyền phó, Thủy thủ, thợ máy, thợ điện, máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II.

2.2

Thợ lặn

- Công tác lặn để thực hiện một số công việc dưới nước trong thi công xây dựng.

2.3

Kỹ sư

- Trực tiếp thực hiện các công việc khảo sát, thí nghiệm.

2.4

Nghệ nhân

- Công tác chế tác đồ gỗ mỹ nghệ; chế tác đồ đá mỹ nghệ; chế tác tượng, biểu tượng.

Ghi chú:

- Đối với các công tác xây dựng thuộc một số các công trình chuyên ngành, đặc thù thì thực hiện theo hướng dẫn, quy định của ngành.

- Đối với các nhóm: Thuyền trưởng, thuyền phó; Thủy thủ, thợ máy; Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu sông; Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu biển thuộc nhóm Vận hành tàu, thuyền (Bảng 4.1) được xem như là các nhóm nhân công cần thực hiện khảo sát, xác định (GNCXD) tại công thức (4.1) Phụ lục này.


BẢNG 4.2

KHUNG ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG BÌNH QUÂN

ĐVT: đồng/ngày

STT

NHÓM NHÂN CÔNG XÂY DỰNG

VÙNG I

VÙNG II

VÙNG III

VÙNG IV

1

Nhóm nhân công xây dựng

Nhóm I, II, III, IV

213.000 ÷ 336.000

195.000 ÷ 312.000

180.000 ÷ 295.000

172.000 ÷ 284.000

2

Nhóm nhân công khác

2.1

Vận hành tàu, thuyền

348.000 ÷ 520.000

319.000 ÷ 477.000

296.000 ÷ 443.000

280.000 ÷ 422.000

2.2

Thợ lặn

620.000 ÷ 680.000

570.000 ÷ 628.000

534.000 ÷ 587.000

509.000 ÷ 562.000

2.3

Kỹ sư

245.000 ÷ 350.000

225.000 ÷ 325.000

207.000 ÷ 308.000

198.000 ÷ 296.000

2.4

Nghệ nhân

590.000 ÷ 620.000

540.000 ÷ 568.000

504.000 ÷ 527.000

479.000 ÷ 502.000

Ghi chú:

- Đơn giá nhân công xây dựng bình quân công bố tại bảng trên được công bố cho 04 vùng theo quy định của Chính phủ về lương tối thiểu vùng. Trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân chia khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng đảm bảo nguyên tắc về phân khu vực công bố đơn giá nhân công xây dựng trong tỉnh quy định tại điểm d khoản 2 Mục I Phần A Phụ lục này.

- Đối với các khu vực vùng sâu, vùng xa (vùng dân cư thưa thớt, nằm sâu trong rừng núi hoặc vùng ngập nước, ở xa các trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông không thuận tiện, đi lại khó khăn, kinh tế thường lạc hậu, kém phát triển) và hải đảo thì khung đơn giá nhân công bình quân được điều chỉnh với hệ số không quá 1,2 so với khung đơn giá nhân công bình quân nêu trên.

BẢNG 4.3

BẢNG HỆ SỐ CẤP BẬC ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG

STT

Nhóm nhân công xây dựng

Cấp bậc bình quân

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Nhóm công nhân xây dựng

1.1

Nhóm I, II, III:

3,5/7

1

1,18

1,39

1,65

1,94

2,30

2,71

1.2

Nhóm IV:

- Nhóm vận hành máy, thiết bị thi công xây dựng.

3,5/7

1

1,18

1,39

1,65

1,94

2,30

2,71

- Nhóm lái xe các loại

2/4

1

1,18

1,40

1,65

1.3

Vận hành tàu, thuyền

- Thuyền trưởng, thuyền phó

1,5/2

1

1,05

- Thủy thủ, thợ máy, thợ điện

2/4

1

1,13

1,3

1,47

- Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu sông

1,5/2

1

1,06

- Máy trưởng, máy I, máy II, điện trưởng, kỹ thuật viên cuốc I, kỹ thuật viên cuốc II tàu biển

1,5/2

1

1,04

1.4

Thợ lặn

2/4

1

1,10

1,24

1,39

2

Nhóm nhân công khác

2.1

Kỹ sư khảo sát, thí nghiệm, kỹ sư trực tiếp

4/8

1

1,13

1,26

1,40

1,53

1,66

1,79

1,93

2.2

Nghệ nhân

1,5/2

1

1,08

BẢNG 4.4

PHIẾU KHẢO SÁT TỔ ĐỘI, THU THẬP ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÔNG TRÌNH

Tên dự án:

Nhóm công tác xây dựng:

2

Tên công trình:

Số thứ tự phiếu khảo sát:

CT.01

Loại công trình:

Khu vực công bố:

Tên chủ đầu tư:

Vùng (theo phân vùng CP):

Tên nhà thầu xây dựng:

Nguồn vốn dự án:

Địa điểm XDCT:

Thời gian khảo sát:

Đơn vị khảo sát:

Tổ thợ:

Tổ gia công, lắp dựng cốt thép

STT

Họ và tên

Loại thợ

Đơn giá nhân công xây dựng thực nhận (đ/ngc)

Ghi chú

[1]

[2]

(3)

(4)

(5)

1

Chính

Ví dụ: 350.000

2

Phụ

Ví dụ: 300.000

....

n

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngày công)

Đơn vị khảo sát

Đại diện nhà thầu

Đại diện Sở Xây dựng

Ghi chú:

- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.

- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.

- Đơn giá nhân công xây dựng bình quân của cả tổ đội là đơn giá tương đương với cấp bậc bình quân công bố tại bảng 4.3 Phụ lục này và được tính bằng trung bình số học đơn giá nhân công của thợ chính và thợ phụ trong tổ.

BẢNG 4.5

PHIẾU THỐNG KÊ ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TỪ KẾT QUẢ TRÚNG THẦU/SỐ LIỆU QUYẾT TOÁN CÔNG TRÌNH HOÀN THÀNH

Tên dự án:

Nhóm công tác xây dựng:

Tên công trình:

Số thứ tự phiếu khảo sát:

QT.01

Loại công trình:

Khu vực công bố:

Tên chủ đầu tư:

Vùng (phân vùng Chính phủ):

Tên nhà thầu xây dựng:

Nguồn vốn dự án:

Địa điểm xây dựng công trình:

Thời gian khảo sát:

Đơn vị khảo sát:

STT

Tên công tác xây dựng

ĐVT

Chi phí nhân công để thực hiện 1 đơn vị công tác xây dựng (trong hồ sơ khảo sát)

Định mức hao phí lao động thực hiện công tác xây dựng tại cột (3) (trong hồ sơ khảo sát)

Đơn giá nhân công xây dựng được khảo sát

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(3)/(4)

(6)

1

SX, LD cốt thép BT tại chỗ, cốt thép lanh tô, giằng tường đk<10mm, chiều cao <=50m

T

Ví dụ: 350.000

2

Sản xuất lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn lanh tô, giằng tường bằng ván ép phủ phim

m2

Ví dụ: 300.000

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân nhóm (đ/ngc)

Đơn vị khảo sát

Chủ đầu tư

Đại diện Sở Xây dựng

   BẢNG 4.6

PHIẾU KHẢO SÁT THU THẬP THÔNG TIN TỪ CHUYÊN GIA

Tên chuyên gia:

Nhóm công tác xây dựng:

Đơn vị công tác:

Số thứ tự phiếu khảo sát:

CG.01

Số năm kinh nghiệm:

Khu vực công bố:

Lĩnh vực công tác:

Vùng (theo phân vùng Chính phủ):

Địa điểm khảo sát ĐGNCXD:

Thời gian khảo sát:

Đơn vị khảo sát:

STT

Tên công tác

Số lượng loại thợ trong 01 tổ đội

ĐGNCXD (đ/ngày công)

ĐGNCXD bình quân (đ/ngc)

Ghi chú

Thợ chính

Thợ phụ

Thợ chính

Thợ phụ

[1]

[2]

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)=[(3)*(5)+(4)*(6)]/[(3)+(4)]

(8)

1

Gia công, lắp dựng cốt thép

2

Đổ bê tông

...

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)

GiXD

Đơn vị khảo sát

Chuyên gia

Đại diện Sở Xây dựng

Ghi chú:

- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.

- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.

- Đơn giá nhân công xây dựng bình quân của một công tác là đơn giá tương đương với cấp bậc bình quân công bố tại Bảng 4.3 Phụ lục này và được tính bằng bình quân gia quyền đơn giá nhân công của thợ chính và thợ phụ trong tổ đội.

BẢNG 4.7

BẢNG TỔNG HỢP ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TỪNG KHU VỰC CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Thời gian tiến hành khảo sát:

Từ ngày đến ngày

Mã khu vực:

I

Khu vực 1 gồm các địa bàn:

Tổng số phiếu khảo sát:

STT

Nhóm công tác xây dựng

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân nhóm (đồng/ ngày)

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)

Số thứ tự mẫu phiếu khảo sát

CT.01

CT.02

....

CG.01

CG.02

....

QT.01

QT.02

....

[1]

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]

[7]

[8]

[9]

[n]

GXDj= [(3)+(4)+(5)+...]/n

1

Nhóm 1:

+ …

+ ….

2

Nhóm 2:

+ ….

+ …..

ĐƠN VỊ KHẢO SÁT

ĐẠI DIỆN SỞ XÂY DỰNG

BẢNG 4.8

PHIẾU KHẢO SÁT ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP/ TỔ CHỨC/… NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN

Tên dự án/công trình:

Nhóm công tác xây dựng:

II

Số thứ tự phiếu khảo sát:

DNII.01

Loại công trình:

Khu vực khảo sát:

Tên chủ đầu tư:

Tên nhà thầu xây dựng:

Nguồn vốn dự án:

Địa điểm XDCT:

Thời gian khảo sát:

Đơn vị khảo sát:

STT

Họ và tên

Loại thợ

Đơn giá nhân công xây dựng thực nhận (đ/ngc)

Tổ thợ

[1]

[2]

(3)

(4)

(5)

1

Nguyễn Văn A

Chính

350.000

Xây

3

Nguyễn Mỹ B

Phụ

270.000

Phụ xây

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)

GiXD

Đơn vị khảo sát

Đại diện doanh nghiệp được khảo sát

Đại diện đơn vị Tổ chức khảo sát

Ghi chú:

- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.

- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.

BẢNG 4.9

PHIẾU KHẢO SÁT ĐƠN GIÁ NHÂN CÔNG XÂY DỰNG NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP

Thời gian khảo sát

Nhóm công tác xây dựng

IV

Khu vực khảo sát

Số thứ tự phiếu khảo sát

LĐIV.01

Đơn vị khảo sát

STT

Họ và tên

Loại thợ

Đơn giá nhân công xây dựng thực nhận (đ/ngc)

Công việc xây dựng đảm nhiệm

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(5)

(6)

(7)

1

Trần Công X

Chính

390.000

Lái máy ủi 110CV

2

Phạm Văn Y

Phụ

300.000

Phụ lái máy ủi 110CV

Đơn giá nhân công xây dựng bình quân (đ/ngc)

GiXD

Đơn vị khảo sát

Đại diện đơn vị Tổ chức khảo sát

Ghi chú:

- Thợ chính là thợ có kỹ thuật tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện các công việc để tạo ra sản phẩm của công trình.

- Thợ phụ là công nhân lao động phổ thông, giúp cho thợ chính thực hiện các công việc của công trình.


PHỤ LỤC V

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG
(Kèm theo Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

I. XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG ĐỂ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CÔNG BỐ

Giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng (sau đây gọi là giá ca máy) là mức chi phí bình quân cho một ca làm việc theo quy định của máy và thiết bị thi công xây dựng. Giá ca máy gồm toàn bộ hoặc một số khoản mục chi phí như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác.

Giá ca máy và thiết bị thi công để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố được xác định như sau:

1. Trình tự xác định giá ca máy

- Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng cần xác định giá ca máy;

- Bước 2: Xác định định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở xác định giá ca máy;

- Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy.

2. Lập danh mục xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng

- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ nhu cầu sử dụng máy trên địa bàn để lập danh mục máy và thiết bị thi công làm cơ sở xác định giá ca máy công bố;

- Danh mục máy và thiết bị thi công phải phù hợp với hệ thống định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể tham khảo danh mục máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V Phụ lục này để làm cơ sở lập danh mục xác định giá ca máy và thiết bị thi công.

3. Xác định định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản làm cơ sở xác định giá ca máy

a) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản đối với những máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V Phụ lục này để làm cơ sở xác định giá ca máy.

b) Đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa có trong Mục V Phụ lục này thì định mức các hao phí và các dữ liệu cơ bản được xác định như sau:

- Định mức khấu hao của máy: căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hoặc tham khảo vận dụng của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;

- Định mức sửa chữa của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thông qua các tài liệu sau: thống kê chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, các hướng dẫn về bảo dưỡng, sửa chữa máy; quy đổi chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thành tỷ lệ phần trăm (%) so với nguyên giá máy; phân bổ đều tỷ lệ % chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy theo số năm đời máy. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu cần thiết thì được xác định bằng cách vận dụng định mức sửa chữa của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;

- Số ca làm việc trong năm của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về thời gian sử dụng máy trong thực tế từ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến thời gian sử dụng máy gồm: nhật ký công trình, báo cáo thống kê định kỳ về thời gian sử dụng máy, các quy định và yêu cầu kỹ thuật về thời gian bảo dưỡng, sửa chữa máy, số liệu thống kê về thời tiết ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy; quy định về thời gian sử dụng và hoạt động cả đời máy trong tài liệu kỹ thuật của máy hoặc do nhà sản xuất máy công bố… Bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến số ca làm việc của máy trong năm theo những điều kiện cụ thể của công trình. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu thì được xác định bằng cách vận dụng số ca làm việc trong năm của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;

- Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: khảo sát số liệu mức nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca; số liệu tính toán theo hướng dẫn trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động;

- Số lượng nhân công điều khiển máy: theo yêu cầu về số lượng công nhân điều khiển máy, trình độ tay nghề (cấp bậc thợ); tham khảo các hướng dẫn về nhân công điều khiển máy do nhà sản xuất máy công bố. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu cần thiết thì được xác định bằng cách vận dụng số lượng nhân công điều khiển máy của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này.

- Định mức chi phí khác của máy: khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu về chi phí khác của máy gồm các chi phí cần thiết để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình; quy đổi giá trị khoản chi phí này theo tỷ lệ % so với giá tính khấu hao của máy; phân bổ chi phí quản lý máy theo năm. Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu cần thiết thì được xác định bằng cách vận dụng định mức chi phí khác của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này;

4. Nguyên giá của máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn tại điểm c, khoản 1 Mục III Phụ lục này.

5. Tính toán, xác định giá ca máy và thiết bị thi công: giá ca máy và thiết bị thi công được tính toán, xác định theo nội dung nêu tại Mục III Phụ lục này.

6. Hồ sơ xác định/trình công bố giá ca máy và thiết bị thi công: Hồ sơ xác định giá ca máy và thiết bị thi công do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố gồm:

a) Thuyết minh, xử lý số liệu, tính toán giá ca máy và thiết bị thi công để công bố.

b) Đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa có trong Mục V Phụ lục này

- Các tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật chủ yếu của máy và thiết bị thi công cần xác định, thông tin về nguyên giá máy và thiết bị thi công (hợp đồng, hóa đơn mua bán máy; báo giá của nhà cung cấp máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; nguyên giá máy và thiết bị thi công của công trình/dự án tương tự).

- Phiếu khảo sát, thu thập số liệu và báo cáo tổng hợp kết quả khảo sát (nếu có). Số lượng phiếu khảo sát phải đảm bảo độ tin cậy, mang tính đại diện và được xác định phù hợp với nhu cầu sử dụng máy trên địa bàn của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

II. XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG CỦA CÔNG TRÌNH

1. Xác định giá ca máy đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa được công bố hoặc đã được cấp có thẩm quyền công bố nhưng chưa phù hợp với yêu cầu sử dụng và điều kiện thi công của công trình

a) Xác định giá ca máy đối với các loại máy và thiết bị thi công chưa được công bố:

- Phương pháp xác định giá ca máy căn cứ theo hướng dẫn nêu tại Mục III Phụ lục này;

- Đối với định mức các hao phí: Số ca năm; định mức khấu hao, sửa chữa, chi phí khác được xác định bằng cách vận dụng định mức các hao phí của loại máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này để làm cơ sở xác định giá ca máy thi công;

- Đối với thành phần nhân công khiển máy: được xác định theo hướng dẫn của nhà sản xuất máy hoặc yêu cầu công nghệ hoặc tham khảo máy có cùng tính năng kỹ thuật nêu tại Mục V Phụ lục này. Đơn giá nhân công xác định theo công bố của tỉnh, thành phố hoặc theo đơn giá nhân công của công trình (nếu được xác định riêng cho công trình).

- Đối với định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng: được xác định theo quy định trong tài liệu kỹ thuật của máy do nhà sản xuất máy công bố về tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khi máy hoạt động hoặc theo số liệu mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy tiêu thụ phù hợp với thời gian làm việc thực tế của máy trong ca;

- Nguyên giá của máy và thiết bị thi công được xác định theo hướng dẫn nêu tại điểm c, khoản 1 Mục III Phụ lục này;

- Ngoài ra có thể tham khảo giá ca máy của công trình, dự án đã và đang thực hiện sau khi quy đổi về mặt bằng giá tại thời điểm xác định giá ca máy của công trình để quyết định áp dụng.

b) Xác định giá ca máy đối với các loại máy và thiết bị thi công đã được cấp có thẩm quyền công bố nhưng áp dụng cho công trình chưa phù hợp

- Căn cứ theo bảng định mức các hao phí, các dữ liệu cơ bản và nguyên giá làm cơ sở xác định giá ca máy nêu tại Mục V Phụ lục này điều chỉnh các định mức hao phí, dữ liệu để cập nhật, tính toán lại giá ca máy;

- Giá các yếu tố đầu vào (nhiên liệu, năng lượng; đơn giá nhân công) được xác định phù hợp với công trình và quy định tại Thông tư hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

c) Hồ sơ xác định giá ca máy và thiết bị thi công của công trình: Hồ sơ xác định giá ca máy và thiết bị thi công của công trình gồm:

- Các tài liệu liên quan đến thông số kỹ thuật chủ yếu của máy và thiết bị thi công cần xác định, thông tin về nguyên giá máy và thiết bị thi công (hợp đồng, hóa đơn mua bán máy; báo giá của nhà cung cấp máy và thiết bị thi công xây dựng công trình; nguyên giá máy và thiết bị thi công của công trình/dự án tương tự);

- Thuyết minh, xử lý số liệu, tính toán giá ca máy và thiết bị thi công của công trình.

2. Xác định giá ca máy chờ đợi

Trường hợp cần xác định giá ca máy chờ đợi thì giá ca máy chờ đợi bao gồm các khoản mục chi phí sau: chi phí khấu hao (được tính 50% chi phí khấu hao), chi phí nhân công điều khiển (được tính 50% chi phí nhân công điều khiển) và chi phí khác của máy.

III. XÁC ĐỊNH CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ CỦA GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy và được xác định theo công thức sau:

CCM = CKH + CSC + CNL + CNC + CCPK

(5.1)

Trong đó:

CCM: giá ca máy (đồng/ca);

CKH: chi phí khấu hao (đồng/ca);

CSC: chi phí sửa chữa (đồng/ca);

CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng (đồng/ca);

CNC: chi phí nhân công điều khiển (đồng/ca);

CCPK: chi phí khác (đồng/ca).

Các khoản mục chi phí trong giá ca máy được xác định trên cơ sở nguyên giá máy, định mức các hao phí xác định giá ca máy và giá các yếu tố nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công.

1. Xác định chi phí khấu hao

a) Trong quá trình sử dụng máy, máy bị hao mòn, giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của máy do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên.

Khấu hao máy là việc tính toán, và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của máy vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của máy để thu hồi vốn đầu tư máy. Khấu hao của máy được tính trong giá ca máy.

b) Chi phí khấu hao trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

(5.2)

Trong đó:

CKH: chi phí khấu hao trong giá ca máy (đồng/ca);

G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

GTH: giá trị thu hồi (đồng);

ĐKH: định mức khấu hao của máy (%/năm);

NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

c) Xác định nguyên giá máy:

- Nguyên giá của máy để tính giá ca máy được xác định theo giá máy mới, phù hợp với mặt bằng thị trường của loại máy sử dụng để thi công xây dựng công trình.

- Nguyên giá của máy là toàn bộ các chi phí để đầu tư mua máy tính đến thời điểm đưa máy vào trạng thái sẵn sàng sử dụng gồm giá mua máy (không kể chi phí cho vật tư, phụ tùng thay thế mua kèm theo), thuế nhập khẩu (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi phí lưu kho, chi phí lắp đặt (lần đầu tại một công trình), chi phí chuyển giao công nghệ (nếu có), chạy thử, các khoản chi phí hợp lệ khác có liên quan trực tiếp đến việc đầu tư máy, không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

- Nguyên giá của máy không bao gồm các chi phí như: chi phí lắp đặt, tháo dỡ trạm trộn bê tông xi măng, trạm trộn bê tông nhựa, cần trục di chuyển trên ray, cần trục tháp và các thiết bị, máy thi công xây dựng tương tự khác từ lần thứ hai trở đi. Các chi phí này được xác định bằng cách lập dự toán và được tính vào chi phí khác trong dự toán xây dựng công trình.

- Nguyên giá của máy được xác định trên cơ sở các số liệu sau:

+ Hợp đồng mua bán máy và các chi phí khác liên quan để đưa máy vào trạng thái sẵn sàng hoạt động;

+ Báo giá của nhà cung cấp máy và thiết bị thi công xây dựng công trình;

+ Tham khảo nguyên giá máy từ các công trình/dự án tương tự đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố;

+ Tham khảo nguyên giá máy các địa phương lân cận công bố hoặc tham khảo nguyên giá máy của Bộ Xây dựng nêu tại Mục V Phụ lục này.

d) Giá trị thu hồi: là giá trị phần còn lại của máy sau khi thanh lý, được xác định như sau:

- Đối với máy có nguyên giá từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên giá trị thu hồi tính bằng 10% nguyên giá.

- Không tính giá trị thu hồi với máy có nguyên giá nhỏ hơn 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng).

đ) Định mức khấu hao của máy (%/năm) được xác định trên cơ sở căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định hoặc tham khảo định mức khấu hao của máy nêu tại Mục V Phụ lục này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức khấu hao được điều chỉnh với hệ số 1,05.

e) Số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm) được xác định trên cơ sở số ca làm việc của máy trong năm nêu tại Mục V Phụ lục này.

2. Xác định chi phí sửa chữa

a) Chi phí sửa chữa máy là các khoản chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa máy định kỳ, sửa chữa máy đột xuất trong quá trình sử dụng máy nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt động tiêu chuẩn của máy. Chi phí sửa chữa trong giá ca máy được xác định theo công sau:

(5.3)

Trong đó:

CSC: chi phí sửa chữa trong giá ca máy (đồng/ca);

ĐSC: định mức sửa chữa của máy (% năm);

G: nguyên giá máy trước thuế giá trị gia tăng (đồng);

NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

b) Định mức sửa chữa của máy (% năm) được xác định trên cơ sở định mức sửa chữa của máy nêu tại Mục V Phụ lục này. Đối với những máy làm việc ở vùng nước mặn, nước lợ và trong môi trường ăn mòn cao thì định mức sửa chữa được điều chỉnh với hệ số 1,05.

c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 1 Mục III Phụ lục này.

d) Chi phí sửa chữa máy chưa bao gồm chi phí thay thế các loại phụ tùng thuộc bộ phận công tác của máy có giá trị lớn mà sự hao mòn của chúng phụ thuộc chủ yếu tính chất của đối tượng công tác.

3. Xác định chi phí nhiên liệu, năng lượng

a) Nhiên liệu, năng lượng là xăng, dầu, điện, gas hoặc khí nén tiêu hao trong thời gian một ca làm việc của máy để tạo ra động lực cho máy hoạt động gọi là nhiên liệu chính.

Các loại dầu mỡ bôi trơn, dầu truyền động,... gọi là nhiên liệu phụ trong một ca làm việc của máy được xác định bằng hệ số so với chi phí nhiên liệu chính.

b) Chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

(5.4)

Trong đó:

CNL: chi phí nhiên liệu, năng lượng trong giá ca máy (đồng/ca);

ĐNL: định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng loại i của thời gian máy làm việc trong một ca;

GNL: giá nhiên liệu loại i;

KPi: hệ số chi phí nhiên liệu phụ loại i;

n: số loại nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong một ca máy.

c) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của thời gian máy làm việc trong một ca của một loại máy và thiết bị thi công nêu tại Mục V Phụ lục này.

d) Giá nhiên liệu, năng lượng được xác định trên cơ sở:

- Giá xăng, dầu: theo thông báo của nhà cung cấp phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình;

- Giá điện: theo quy định về giá bán điện của nhà nước phù hợp với thời điểm tính giá ca máy và khu vực xây dựng công trình.

đ) Hệ số chi phí nhiên liệu phụ cho một ca máy làm việc, được xác định theo từng loại máy và điều kiện cụ thể của công trình. Hệ số chi phí nhiên liệu phụ có giá trị bình quân như sau:

- Máy và thiết bị chạy động cơ xăng: 1,02;

- Máy và thiết bị chạy động cơ diesel: 1,03;

- Máy và thiết bị chạy động cơ điện: 1,05.

e) Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng của máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm nêu tại Chương II Mục V Phụ lục này đã tính vào mức hao phí trong định mức dự toán.

4. Xác định chi phí nhân công điều khiển

a) Chi phí nhân công điều khiển trong một ca máy được xác định trên cơ sở các quy định về số lượng, thành phần, nhóm, cấp bậc công nhân điều khiển máy theo quy trình vận hành máy và đơn giá ngày công tương ứng với cấp bậc công nhân điều khiển máy.

b) Chi phí nhân công điều khiển trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

(5.5)

Trong đó:

Ni: số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy loại i trong một ca máy;

CTLi: đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy loại i;

n: số lượng, loại công nhân điều khiển máy trong một ca máy.

c) Số lượng công nhân theo cấp bậc điều khiển máy của một loại máy được xác định theo số lượng, thành phần, nhóm và cấp bậc thợ điều khiển máy nêu tại Mục V Phụ lục này.

d) Đơn giá ngày công cấp bậc công nhân điều khiển máy được xác định trên cơ sở đơn giá nhân công xây dựng do Sở Xây dựng của tỉnh, thành phố công bố hoặc đơn giá nhân công của công trình (nếu được xác định riêng cho công trình).

đ) Định mức nhân công điều khiển của máy và thiết bị chuyên dùng khảo sát, thí nghiệm nêu tại Chương II Mục V Phụ lục này đã tính vào mức hao phí trong định mức dự toán.

5. Xác định chi phí khác

a) Chi phí khác trong giá ca máy là các khoản chi phí cần thiết đảm bảo để máy hoạt động bình thường, có hiệu quả tại công trình, gồm bảo hiểm máy, thiết bị trong quá trình sử dụng; bảo quản máy và phục vụ cho công tác bảo dưỡng kỹ thuật trong bảo quản máy; đăng kiểm các loại; di chuyển máy trong nội bộ công trình và các khoản chi phí có liên quan trực tiếp đến quản lý máy và sử dụng máy tại công trình chưa được tính trong các nội dung chi phí khác trong giá xây dựng công trình, dự toán xây dựng. Chi phí khác trong giá ca máy được xác định theo công thức sau:

(5.6)

Trong đó:

CK: chi phí khác trong giá ca máy (đồng/ca);

GK: định mức chi phí khác của máy (% năm);

G: nguyên giá máy trước thuế (đồng);

NCA: số ca làm việc của máy trong năm (ca/năm).

b) Định mức chi phí khác của máy được xác định trên cơ sở tham khảo nêu tại Mục V Phụ lục này.

c) Nguyên giá máy trước thuế (G) và số ca làm việc của máy trong năm (NCA) xác định như quy định tại điểm c, e khoản 1 Mục III Phụ lục này.

IV. XÁC ĐỊNH GIÁ THUÊ MÁY

1. Xác định giá thuê máy theo ca máy

a) Trình tự xác định giá ca máy theo số liệu khảo sát giá thuê máy như sau:

- Bước 1: Lập danh mục máy và thiết bị thi công xây dựng có thông tin giá thuê máy phổ biến trên thị trường;

- Bước 2: Khảo sát xác định giá thuê máy trên thị trường;

- Bước 3: Tính toán, xác định giá ca máy theo giá ca máy thuê bình quân.

b) Phạm vi/khu vực khảo sát giá thuê máy: Khảo sát trên địa bàn các địa phương và các địa phương lân cận.

c) Nguyên tắc khảo sát xác định giá ca máy thuê:

- Giá ca máy thuê trên thị trường được khảo sát thu thập, tổng hợp số liệu, thống kê giá cho thuê máy của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán, cho thuê máy;

- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định phù hợp với chủng loại máy và thiết bị thi công được sử dụng trong định mức dự toán ban hành, hoặc định mức dự toán xây dựng của công trình.

d) Nội dung khảo sát cần xác định rõ các thông tin sau:

- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định chỉ bao gồm toàn bộ hoặc một số các khoản mục chi phí trong giá ca máy như chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển và chi phí khác của máy. Các nội dung chi phí khác liên quan đến việc cho thuê máy để đủ điều kiện cho máy hoạt động, vận hành tại công trường (nếu có) như các khoản mục chi phí quy định và chi phí vận chuyển máy móc, thiết bị đến công trình... được tính riêng không bao gồm trong giá ca máy thuê được khảo sát;

- Giá ca máy thuê được khảo sát xác định tương ứng với đơn vị ca máy (theo quy định về thời gian một ca hoạt động sản xuất thi công của định mức dự toán xây dựng) và các hình thức cho thuê máy (cho thuê bao gồm cả vận hành hoặc chỉ cho thuê máy không bao gồm vận hành) cùng các điều kiện cho thuê máy kèm theo;

- Trường hợp doanh nghiệp công bố giá thuê máy theo các đơn vị thời gian thuê máy theo giờ, theo ngày, theo tháng hoặc năm thì phải được quy đổi về giá thuê theo ca máy để phục vụ tính toán;

- Trường hợp hình thức cho thuê máy bao gồm cả vận hành thì thông tin khảo sát cần xác định riêng các khoản mục chi phí liên quan đến vận hành máy (gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy) và các khoản mục chi phí được phân bổ vào giá ca máy thuê (gồm chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác);

- Khảo sát các thông tin cơ bản của máy: về thông số kỹ thuật của máy (chủng loại, công suất, kích thước, mức độ tiêu hao nhiên liệu…); về xuất xứ của máy; về tình trạng của máy…;

- Khảo sát các thông tin cơ bản về doanh nghiệp cho thuê máy;

đ) Tổng hợp xử lý số liệu và tính toán xác định giá ca máy thuê

Giá ca máy thuê sau khi khảo sát được sàng lọc theo từng loại và công suất máy, đồng thời được xử lý dữ liệu trước khi tính toán xác định giá ca máy thuê bình quân làm cơ sở công bố, cụ thể:

- Các khoản mục chi phí nhiên liệu, năng lượng, chi phí nhân công điều khiển máy trong giá ca máy thuê khảo sát được chuẩn xác theo quy định của nhà sản xuất về mức tiêu hao năng lượng, nhiên liệu, thành phần thợ lái máy và các quy định xác định giá nhiên liệu, năng lượng, đơn giá nhân công tại Mục III Phụ lục này. Sau đó tổng hợp xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí;

- Các khoản mục chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, chi phí khác trong giá ca máy thuê khảo sát được xử lý bằng phương pháp hồi quy, chuyển đổi số liệu về thời điểm tính toán và tổng hợp để xác định chi phí.

2. Xác định giá thuê máy theo giờ

a) Giá thuê máy theo giờ là chi phí bên đi thuê trả cho bên cho thuê để được quyền sử dụng máy trong một khoảng thời gian tính theo giờ máy (chưa đủ một ca) để hoàn thành đơn vị khối lượng sản phẩm xây dựng.

b) Giá máy theo giờ bao gồm chi phí nhiên liệu, năng lượng; chi phí tiền lương thợ điều khiển máy; chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa và chi phí khác được tính toán và được phân bổ cho một giờ làm việc.

c) Tùy theo loại máy xây dựng, tính chất công việc của công tác xây dựng, công nghệ, biện pháp thi công, giá máy theo giờ được xác định trên cơ sở điều chỉnh giá ca máy theo ca được công bố trong bảng giá ca máy của địa phương nhân với hệ số 1,2 hoặc xác định theo hướng dẫn nêu tại Mục II của Phụ lục này.


V. BẢNG ĐỊNH MỨC CÁC HAO PHÍ, CÁC DỮ LIỆU CƠ BẢN VÀ NGUYÊN GIÁ LÀM CƠ SỞ ĐỂ XÁC ĐỊNH GIÁ CA MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG

CHƯƠNG I: MÁY VÀ THIẾT BỊ THI CÔNG XÂY DỰNG

Stt

Mã hiệu

Loại máy và thiết bị

Số ca năm

Định mức (%)

Định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng
(1ca)

Nhân công điều khiển máy

Nguyên giá tham khảo
(1000 VND)

Khấu hao

Sửa chữa

Chi phí khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1.1

M101.0000

MÁY THI CÔNG ĐẤT VÀ LU LÈN

M101.0100

Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu:

1

M101.0101

0,40 m3

280

17,0

5,80

5

43 lít diezel

1x4/7

809.944

2

M101.0102

0,50 m3

280

17,0

5,80

5

51 lít diezel

1x4/7

952.186

3

M101.0103

0,65 m3

280

17,0

5,80

5

59 lít diezel

1x4/7

1.075.609

4

M101.0104

0,80 m3

280

17,0

5,80

5

65 lít diezel

1x4/7

1.183.203

5

M101.0105

1,25 m3

280

17,0

5,80

5

83 lít diezel

1x4/7

1.863.636

6

M101.0106

1,60 m3

280

16,0

5,50

5

113 lít diezel

1x4/7

2.244.200

7

M101.0107

2,30 m3

280

16,0

5,50

5

138 lít diezel

1x4/7

3.258.264

8

M101.0108

3,60 m3

300

14,0

4,00

5

199 lít diezel

1x4/7

6.504.000

9

M101.0115

Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa thủy lực/hàm kẹp

280

17,0

5,80

5

83 lít diezel

1x4/7

2.150.000

10

M101.0116

Máy đào 1,60 m3 gắn đầu búa thủy lực

300

16,0

5,50

5

113 lít diezel

1x4/7

2.530.564

M101.0200

Máy đào một gầu, bánh hơi - dung tích gầu:

11

M101.0201

0,80 m3

260

17,0

5,40

5

57 lít diezel

1x4/7

1.172.647

12

M101.0202

1,25 m3

260

17,0

4,70

5

73 lít diezel

1x4/7

2.084.693

M101.0300

Máy đào gầu dây - dung tích gầu:

13

M101.0301

0,40 m3

260

17,0

5,80

5

59 lít diezel

1x5/7

1.080.697

14

M101.0302

0,65 m3

260

17,0

5,80

5

65 lít diezel

1x5/7

1.188.698

15

M101.0303

1,20 m3

260

16,0

5,50

5

113 lít diezel

1x5/7

2.208.172

16

M101.0304

1,60 m3

260

16,0

5,50

5

128 lít diezel

1x5/7

2.806.763

17

M101.0305

2,30 m3

260

16,0

5,50

5

164 lít diezel

1x5/7

3.732.682

M101.0400

Máy xúc lật - dung tích gầu:

18

M101.0401

0,65 m3

280

16,0

4,80

5

29 lít diezel

1x4/7

690.656

19

M101.0402

0,9 m3

280

16,0

4,80

5

39 lít diezel

1x4/7

911.473

20

M101.0403

1,25 m3

280

16,0

4,80

5

47 lít diezel

1x4/7

1.061.665

21

M101.0404

1,6m3 ÷ 1,65 m3

280

16,0

4,80

5

75 lít diezel

1x4/7

1.362.509

22

M101.0405

2,30 m3

280

14,0

4,40

5

95 lít diezel

1x4/7

1.769.175

23

M101.0406

3,20 m3

280

14,0

3,80

5

134 lít diezel

1x4/7

3.282.220

M101.0500

Máy ủi - công suất:

24

M101.0501

75 cv

280

18,0

6,00

5

38 lít diezel

1x4/7

496.093

25

M101.0502

100 cv

280

14,0

5,80

5

44 lít diezel

1x4/7

792.756

26

M101.0503

110 cv

280

14,0

5,80

5

46 lít diezel

1x4/7

851.855

27

M101.0504

140 cv

280

14,0

5,80

5

59 lít diezel

1x4/7

1.366.980

28

M101.0505

180 cv

280

14,0

5,50

5

76 lít diezel

1x4/7

1.753.811

29

M101.0506

240 cv

280

13,0

5,20

5

94 lít diezel

1x4/7

2.203.242

30

M101.0507

320 cv

280

12,0

4,10

5

125 lít diezel

1x4/7

3.710.784

M101.0600

Máy cạp tự hành - dung tích thùng:

31

M101.0601

9 m3

280

14,0

4,20

5

132 lít diezel

1x6/7

1.727.900

32

M101.0602

16 m3

280

14,0

4,00

5

154 lít diezel

1x6/7

2.631.577

33

M101.0603

25 m3

280

13,0

4,00

5

182 lít diezel

1x6/7

3.289.328

M101.0700

Máy san tự hành - công suất:

34

M101.0701

110 cv

230

15,0

3,60

5

39 lít diezel

1x5/7

1.022.799

35

M101.0702

140 cv

230

14,0

3,08

5

44 lít diezel

1x5/7

1.370.764

36

M101.0703

180 cv

250

14,0

3,10

5

54 lít diezel

1x5/7

1.713.454

M101.0800

Máy đầm đất cầm tay - trọng lượng:

37

M101.0801

50 kg

200

20,0

5,40

4

3 lít xăng

1x3/7

26.484

38

M101.0802

60 kg

200

20,0

5,40

4

3,5 lít xăng

1x3/7

33.134

39

M101.0803

70 kg

200

20,0

5,40

4

4 lít xăng

1x3/7

35.771

40

M101.0804

80 kg

200

20,0

5,40

4

5 lít xăng

1x3/7

37.663

M101.0900

Máy lu bánh hơi tự hành - trọng lượng tĩnh:

41

M101.0901

9 t

270

15,0

4,30

5

34 lít diezel

1x4/7

611.661

42

M101.0902

16 t

270

15,0

4,30

5

38 lít diezel

1x4/7

695.012

43

M101.0903

18 t

270

14,0

4,30

5

42 lít diezel

1x4/7

765.981

44

M101.0904

25 t

270

14,0

4,10

5

55 lít diezel

1x4/7

873.524

M101.1000

Máy lu rung tự hành - trọng lượng tĩnh:

45

M101.1001

8 t

270

14,0

4,60

5

19 lít diezel

1x4/7

778.593

46

M101.1002

12 t

270

14,0

4,60

5

27 lít diezel

1x4/7

1.008.000

47

M101.1003

15 t

270

14,0

4,30

5

39 lít diezel

1x4/7

1.268.266

48

M101.1004

18 t

270

14,0

4,30

5

53 lít diezel

1x4/7

1.484.153

49

M101.1005

20t

270

14,0

4,30

5

61 lít diezel

1x4/7

1.535.452

50

M101.1006

25 t

270

14,0

3,70

5

67 lít diezel

1x4/7

1.668.970

M101.1100

Máy lu bánh thép tự hành - trọng lượng tĩnh:

51

M101.1101

6,0 t

270

15,0

2,90

5

20 lít diezel

1x4/7

310.973

52

M101.1102

8,5 t ÷ 9 t

270

15,0

2,90

5

24 lít diezel

1x4/7

365.850

53

M101.1103

10 t

270

15,0

2,90

5

26 lít diezel

1x4/7

476.144

54

M101.1104

12 t

270

15,0

2,90

5

32 lít diezel

1x4/7

516.960

55

M101.1105

16 t

270

15,0

2,90

5

37 lít diezel

1x4/7

534.828

56

M101.1106

25 t

270

15,0

2,90

5

47 lít diezel

1x4/7

601.429

M101.1200

Máy lu chân cừu tự hành - trọng lượng tĩnh:

57

M101.1201

12 t

270

15,0

3,60

5

29 lít diezel

1x4/7

1.073.429

58

M101.1202

20 t

270

15,0

3,60

5

61 lít diezel

1x4/7

1.610.452

M102.0000

MÁY NÂNG CHUYỂN

M102.0100

Cần trục ô tô - sức nâng:

59

M102.0101

3 t

250

9,0

5,10

5

25 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

645.827

60

M102.0102

4 t

250

9,0

5,10

5

26 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

693.293

61

M102.0103

5 t

250

9,0

4,70

5

30 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

769.879

62

M102.0104

6 t

250

9,0

4,70

5

33 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

948.964

63

M102.0105

10 t

250

9,0

4,50

5

37 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

1.328.572

64

M102.0106

16 t

250

9,0

4,50

5

43 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

1.556.727

65

M102.0107

20 t

250

8,0

4,50

5

44 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

1.939.546

66

M102.0108

25 t

250

8,0

4,30

5

50 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

2.230.644

67

M102.0109

30 t

250

8,0

4,30

5

54 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

2.521.398

68

M102.0110

40 t

250

7,0

4,10

5

64 lít diezel

1x1/4+1x3/4 lái xe

3.736.007

69

M102.0111

50 t

250

7,0

4,10

5

70 lít diezel