Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 01/2011/TT-BXD hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược

Số hiệu: 01/2011/TT-BXD Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Xây dựng Người ký: Nguyễn Đình Toàn
Ngày ban hành: 27/01/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ XÂY DỰNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 01/2011/TT-BXD

Hà Nội, ngày 27 tháng 01 năm 2011

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ

Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển,
Bộ Xây dựng hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) trong các đồ án quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị, bao gồm đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn và quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (sau đây gọi chung là quy hoạch xây dựng).

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan đến việc lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC): là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của đồ án quy hoạch xây dựng trước khi phê duyệt nhằm đưa ra phương án tối ưu của đồ án quy hoạch xây dựng đảm bảo phát triển bền vững.

Các vấn đề môi trường chính: là các vấn đề môi trường có thể gây tác động nghiêm trọng đến cộng đồng trên phạm vi rộng lớn hoặc nhạy cảm với các phương án thay đổi quy hoạch xây dựng.

Quan trắc môi trường: là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động đối với môi trường.

Tác động thứ cấp: là các tác động gián tiếp của các hoạt động liên quan tới môi trường sau một quá trình phức hợp.

Tác động tích luỹ: là tác động từ các tác động tổng hợp theo thời gian diễn ra của hoạt động phát triển.

Xác định phạm vi: là xác định về không gian, thời gian đánh giá tác động, vấn đề và mục tiêu. Không gian đánh giá tác động được xác định trên cơ sở ranh giới lập quy hoạch xây dựng và những khu vực lãnh thổ lân cận có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các tác động do hoạt động triển khai quy hoạch xây dựng gây ra. Thời gian đánh giá tác động được xác định theo khoảng thời gian của giai đoạn quy hoạch xây dựng.

Điều 3. Nguyên tắc chung

1. ĐMC là một nội dung của đồ án quy hoạch xây dựng, được thực hiện đồng thời trong quá trình lập đồ án quy hoạch xây dựng.

2. Các phân tích, đánh giá và dự báo trong ĐMC tập trung vào các vấn đề môi trường chính, các tác động tích lũy tiềm tàng nhằm để đề xuất các phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu, khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng.

3. Các phương pháp được sử dụng trong ĐMC phải có cơ sở khoa học rõ ràng, phải dựa vào các nguồn thông tin, dữ liệu đầu vào cụ thể. Các phân tích, dự báo phải dựa trên nguồn số liệu và phương pháp dự báo cụ thể, lượng hóa tối đa các tác động và chỉ rõ độ tin cậy của dự báo.

4. Đối với mỗi loại quy hoạch xây dựng trên một vùng lãnh thổ, nội dung của ĐMC không được mâu thuẫn, trùng lặp với các nội dung được nêu trong thuyết minh đồ án quy hoạch xây dựng ở cấp cao hơn đã bao trùm trên nó. Trong trường hợp kế thừa kết quả của các ĐMC cấp cao hơn, cần tóm tắt và trích dẫn nguồn tài liệu.

5. Việc thẩm định nội dung của ĐMC được tiến hành đồng thời với việc thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng. Hội đồng thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng phải bao gồm các chuyên gia có chuyên môn về ĐMC cho đồ án quy hoạch xây dựng.

Điều 4. Điều kiện năng lực và trách nhiệm của chuyên gia ĐMC

1. Các cá nhân chủ trì thực hiện ĐMC hoặc thẩm định báo cáo ĐMC cho đồ án quy hoạch xây dựng phải có trình độ đại học trở lên về chuyên ngành quy hoạch xây dựng hoặc hạ tầng kỹ thuật và ít nhất 05 năm hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch, bảo vệ môi trường; hoặc chuyên ngành môi trường và ít nhất 05 năm hoạt động trong lĩnh vực quy hoạch xây dựng.

2. Các cá nhân thực hiện ĐMC phải phối hợp với các chuyên gia quy hoạch xây dựng trong các công việc lập nhiệm vụ, thực hiện nội dung ĐMC và lồng ghép vào đồ án quy hoạch xây dựng; chịu trách nhiệm về các kết quả phân tích, tính toán và dự báo các tác động môi trường.

Chương II

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 5. Các bước tiến hành ĐMC

Phương pháp thực hiện ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng bao gồm các bước chính sau đây:

1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, xác định phạm vi cho công tác ĐMC.

2. Xác định các mục tiêu và vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng.

3. Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch xây dựng.

4. Phân tích diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng.

5. Đề xuất các giải pháp tổng thể nhằm giảm thiểu và khắc phục tác động môi trường.

6. Lập báo cáo ĐMC trong thuyết minh đồ án quy hoạch xây dựng.

Điều 6. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, xác định phạm vi ĐMC

Xác định phạm vi ĐMC nhằm đảm bảo quá trình ĐMC tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất và cung cấp được bức tranh toàn diện về môi trường, tránh thu thập và đưa ra những thông tin không cần thiết. Xác định phạm vi ĐMC bao gồm:

1. Xác định không gian và thời gian ĐMC;

2. Thu thập các số liệu cơ bản cần điều tra. Kết quả điều tra, khảo sát, thu thập thông tin cho công tác lập đồ án quy hoạch xây dựng được sử dụng chung cho quá trình ĐMC;

3. Xác định các chuyên gia lĩnh vực và nội dung cần ĐMC;

4. Xác định nội dung và lập kế hoạch tham vấn các bên có liên quan.

Điều 7. Xác định các mục tiêu và vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng

1. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng phải phản ánh được thực trạng, xu hướng và tác động môi trường có thể xảy ra. Các vấn đề môi trường chính phải được lập thành danh mục với các mục tiêu và chỉ số môi trường cụ thể, làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các phương án quy hoạch xây dựng.

2. Việc xác định các mục tiêu môi trường phải dựa trên các quy định của luật pháp về bảo vệ môi trường, các chiến lược, chương trình, kế hoạch hành động về môi trường, các quy chuẩn và tiêu chuẩn môi trường và các cơ sở khoa học khác.

3. Các vấn đề môi trường chính có thể liên quan đến:

a) Điều kiện khí hậu, địa chất, thủy văn, hệ sinh thái và đa dạng sinh học.

b) Các tai biến địa chất (trượt, sạt lở đất, động đất), úng ngập, lũ lụt.

c) Sử dụng tài nguyên (nước ngầm, đất nông nghiệp và lâm nghiệp, tài nguyên khoáng sản...).

d) Chất lượng đất, chất lượng nước, chất lượng không khí, tiếng ồn.

đ) Quản lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải).

e) Các vấn đề xã hội: dân số, đói nghèo, tái định cư, sinh kế và sức khỏe cộng đồng.

g) Các vấn đề văn hóa, di sản.

Điều 8. Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch xây dựng

1. Phân tích hiện trạng và diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch xây dựng phải tập trung vào các vấn đề môi trường chính có liên quan, làm cơ sở để so sánh với các biến đổi môi trường khi quy hoạch xây dựng được thực hiện.

2. Nội dung phân tích diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch xây dựng bao gồm đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo diễn biến môi trường khi chưa lập quy hoạch xây dựng (gọi là “Phương án không”).

3. Khi đánh giá hiện trạng môi trường có thể sử dụng báo cáo hiện trạng môi trường có sẵn để tổng hợp. Dự báo diễn biến môi trường đối với “Phương án không” phải dựa trên xu hướng trong quá khứ, hiện tại của các vấn đề môi trường và các hoạt động phát triển sẽ dẫn đến những thay đổi môi trường trong tương lai.

Điều 9. Phân tích diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng

1. Đánh giá các mục tiêu và định hướng của đồ án quy hoạch xây dựng: xem xét sự thống nhất, tương thích về các mục tiêu, chỉ tiêu của định hướng quy hoạch xây dựng với các mục tiêu, chỉ tiêu môi trường. Trong trường hợp không tương thích, cần điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng của quy hoạch xây dựng.

2. Khi dự báo diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng cần làm rõ xu hướng biến đổi môi trường có thể xảy ra khi thực hiện các nội dung của quy hoạch xây dựng: so sánh các tác động môi trường giữa các phương án khác nhau và so sánh với trường hợp không thực hiện quy hoạch xây dựng cũng như so sánh với các mục tiêu môi trường đã xác định; mô tả những thay đổi về quy mô, phạm vi không gian, thời gian, tạm thời hay lâu dài, tích cực hay tiêu cực, xác suất và tần suất xảy ra, có hay không có tác động thứ cấp, tác động tích lũy.

Điều 10. Đề xuất các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục tác động, lập kế hoạch giám sát môi trường

1. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường có thể xảy ra trong thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng. Các giải pháp kỹ thuật phải được xếp thứ tự ưu tiên.

2. Nội dung kế hoạch quản lý và giám sát môi trường được đề xuất phải bao gồm: giám sát các vấn đề môi trường chính; mạng lưới, tần suất, chỉ số môi trường và phương pháp quan trắc. Ưu tiên lồng ghép nội dung quan trắc môi trường của ĐMC vào hệ thống quan trắc sẵn có tại địa phương. Chỉ đề xuất các nội dung quan trắc mới khi thực sự cần thiết. Hoạt động quản lý và giám sát môi trường phải được lồng ghép với hoạt động quản lý quy hoạch xây dựng.

Chương III

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Ngoài các vấn đề môi trường chính theo hướng dẫn tại Điều 7 của Thông tư này, nội dung ĐMC của từng loại quy hoạch xây dựng cần tập trung vào các vấn đề sau:

Điều 11. Nội dung ĐMC trong quy hoạch xây dựng vùng

1. Các vấn đề môi trường có phạm vi tác động lớn, bao gồm: sử dụng tài nguyên (đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan...); áp lực phân bố dân cư, phân bố các hoạt động kinh tế trên lãnh thổ (công nghiệp, nông nghiệp, du lịch...); môi trường lưu vực sông; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đói nghèo, suy thoái môi trường, thiên tai, lũ lụt.

2. Đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm lớn (vùng đô thị, vùng công nghiệp, vùng khai thác khoáng sản...), các vùng bị suy thoái môi trường, các vùng bảo tồn sinh thái cảnh quan. Xác định các nội dung bảo vệ môi trường của quy hoạch ở quy mô vùng (cấp nước vùng, giao thông vùng, xử lý chất thải liên đô thị, bảo vệ môi trường lưu vực sông...).

3. Dự báo xu hướng các vấn đề môi trường do tác động của phân bố đô thị, dân cư, các hoạt động kinh tế, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật trong vùng; nêu các vấn đề môi trường đã và chưa được giải quyết trong đồ án quy hoạch. Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch xây dựng và các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường; dự báo, so sánh tác động môi trường của các phương án quy hoạch.

4. Tổng hợp, đề xuất, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch; đề xuất các vùng bảo vệ môi trường (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hành lang xanh, vùng di sản, lưu vực nguồn nước...).

Điều 12. Nội dung ĐMC trong quy hoạch chung

1. Xác định các vấn đề môi trường chính, bức xúc trong và ngoài đô thị bao gồm: lựa chọn đất xây dựng trong mối liên hệ với phòng tránh thiên tai và giảm thiểu úng ngập, lũ lụt; môi trường giao thông, xây dựng và mỹ quan; tình trạng ô nhiễm không khí, tiếng ồn; ô nhiễm sông hồ và nước ngầm; áp lực về quản lý chất thải rắn; nước thải, thoát nước; bảo vệ di sản, các hệ sinh thái...

2. Đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm có ảnh hưởng trực tiếp (các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, khu xử lý chất thải...); các khu vực ô nhiễm; mức độ, hậu quả ô nhiễm môi trường. Đánh giá hệ sinh thái, môi trường làng nghề, môi trường các vùng ven đô.

3. Dự báo tác động và diễn biến môi trường do hoạt động từ các khu dân cư, cơ sở sản xuất công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, bệnh viện, giao thông, xử lý chất thải trên cơ sở định hướng phát triển không gian, cấu trúc đô thị, lựa chọn đất xây dựng, mật độ dân số và phân vùng chức năng.

4. Tổng hợp, đề xuất, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường còn tồn tại trong đồ án quy hoạch; đề xuất các khu vực cách ly bảo vệ môi trường (các không gian xanh, hành lang bảo vệ sông hồ, các khu vực hạn chế phát triển...).

Điều 13. Nội dung ĐMC trong quy hoạch phân khu

1. Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, vệ sinh môi trường, điều kiện xã hội của khu vực...

2. Đánh giá diễn biến môi trường khu vực, dự báo, so sánh các tác động môi trường của các phương án quy hoạch trên cơ sở mật độ xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, bố trí các khu chức năng.

3. Tổng hợp, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch, đề xuất các khoảng cách ly bảo vệ môi trường cho các khu chức năng, các khu vực cấm xây dựng.

Điều 14. Nội dung ĐMC trong quy hoạch chi tiết

1. Xác định các vấn đề môi trường chính: chất lượng không khí, giao thông và tiếng ồn, đất, nước, cây xanh, nước ngầm, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn.

2. Đánh giá và dự báo tác động tới môi trường khu vực của các phương án quy hoạch.

3. Tổng hợp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện các vấn đề môi trường trong đồ án quy hoạch; Đề xuất danh mục các dự án đầu tư xây dựng cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.

4. Đối với quy hoạch chi tiết được lập cho dự án đầu tư xây dựng, thực hiện theo khoản 2 Điều 19 của Thông tư này.

Điều 15. Nội dung ĐMC trong quy hoạch xây dựng điểm dân cư

1. Xác định các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng, trong hoạt động của các điểm dân cư: chất lượng đất, nước, không khí, vệ sinh môi trường, các vấn đề môi trường trong hoạt động tiểu thủ công nghiệp-làng nghề, canh tác, chăn nuôi, thuỷ sản.

2. Dự báo tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng điểm dân cư.

3. Tổng hợp, xếp thứ tự ưu tiên các biện pháp bảo vệ môi trường trong đồ án quy hoạch.

Điều 16. Nội dung ĐMC trong quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật

1. ĐMC của đồ án quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật được thực hiện đối với các đồ án quy hoạch chuyên ngành giao thông, cao độ nền và thoát nước mặt, cấp điện và chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang, thông tin liên lạc.

2. Nội dung ĐMC cần tập trung vào các vấn đề sau:

a) Quy hoạch chuyên ngành giao thông: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án lựa chọn về tuyến đường, vị trí các công trình đầu mối (cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nút giao thông, bến bãi đỗ xe, nhà ga tàu điện ngầm, đường sắt); lưu lượng giao thông và ô nhiễm không khí, tiếng ồn; các tác động xã hội liên quan đến thu hồi đất, tái định cư do mở tuyến mới hoặc mở rộng đường; ảnh hưởng tới các công trình văn hóa-lịch sử; tác động tiêu cực tới khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và các khu vực nhạy cảm về môi trường do tăng khả năng tiếp cận hay chia cắt sinh cảnh; ảnh hưởng tới hệ thống nước mặt; và tác động tới hệ thống tiêu thoát nước.

b) Quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án lựa chọn về lưu vực thoát nước, mạng lưới thoát và nguồn tiếp nhận nước mặt, vị trí các công trình đầu mối; ảnh hưởng của điều kiện địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn và các khu vực có tai biến địa chất; các tiêu chí môi trường trong đánh giá, lựa chọn đất xây dựng; những tác động do biến đổi khí hậu bao gồm cường độ, tần suất và thời gian mưa, tác động khi có bão và nguy cơ lũ lụt liên quan và ảnh hưởng của nước biển dâng, triều cường; mối quan hệ giữa lượng nước thoát và lũ lụt, chế độ thủy văn của dòng chảy hạ du cũng như tỉ lệ bổ cập nước ngầm.

c) Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng: đánh giá, so sánh ảnh hưởng đến môi trường của các phương án tuyến đường dây, vị trí các trạm biến áp; sự xáo trộn hệ sinh thái do yêu cầu cách ly, an toàn của hành lang tuyến; tác động tới sức khỏe con người do điện từ trường và chiếu sáng; các tác động xã hội liên quan đến thu hồi đất và tái định cư do xây dựng hệ thống phân phối, truyền tải điện, an toàn giao thông.

d) Quy hoạch cấp nước: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án lựa chọn nguồn cấp nước, phân vùng cấp nước, mạng và tuyến cấp nước; các vấn đề về chất lượng nước cấp; tác động đối với dòng chảy hạ lưu và các loài thủy sinh trong trường hợp lấy nước mặt; tác động sụt lún mặt đất và ảnh hưởng tới chất lượng, trữ lượng nước ngầm trong trường hợp lấy nước ngầm; các chất thải tồn dư và hóa chất của quá trình xử lý nước.

đ) Quy hoạch thoát nước thải: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án về nguồn tiếp nhận, khả năng chịu tải, phương án thu gom và xử lý nước thải; chất lượng nước sau xử lý dựa trên các thông số ô nhiễm; chất thải rắn và bùn thải của quá trình xử lý nước thải; đặc điểm nước dưới đất tại khu vực xây dựng nhà máy xử lý nước thải và khả năng rò rỉ ô nhiễm; chế độ thủy văn và khả năng lũ lụt tại vùng đặt nhà máy xử lý nước thải; khí thải và mùi hôi phát sinh trong quá trình xử lý nước thải; các hóa chất độc hại tồn dư; các vi sinh vật gây bệnh và sức khỏe của người dân cũng như an toàn lao động của cán bộ, công nhân ngành thoát nước.

e) Quy hoạch xử lý chất thải rắn: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án về tuyến thu gom, vị trí, quy mô trạm trung chuyển, khu liên hợp, cơ sở xử lý chất thải rắn, công nghệ xử lý; thành phần chất thải rắn thông thường và nguy hại; các đặc tính của đất tại khu vực xây dựng bãi chôn lấp và khả năng gây ô nhiễm đất; đặc điểm nước dưới đất khu vực xây dựng cơ sở xử lý chất thải rắn và khả năng ô nhiễm nước ngầm; đặc điểm hệ thống nước mặt, hướng dòng chảy và khoảng cách tới các cơ sở xử lý chất thải rắn; khí thải và mùi hôi từ các cơ sở xử lý; các tác động xã hội tiêu cực tới cộng đồng dân cư trong khu vực đặt cơ sở xử lý hoặc dọc tuyến vận chuyển rác.

g) Quy hoạch nghĩa trang: đánh giá, so sánh ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường của các phương án vị trí, quy mô nghĩa trang và các công trình an táng, công nghệ táng; khoảng cách ly đến các điểm dân cư và công trình nhạy cảm; điều kiện địa chất và đặc tính của đất tại khu vực dự kiến xây dựng nghĩa trang; chế độ thủy văn và sự chuyển dịch các chất phân hủy trong nước ngầm; đặc điểm hệ thống nước mặt khu vực và khoảng cách tới các nghĩa trang; các tác động xã hội liên quan đến thu hồi đất và tái định cư do xây dựng nghĩa trang; các vấn đề tôn giáo, tâm linh, phong tục tập quán liên quan đến công tác an táng.

h) Quy hoạch thông tin liên lạc: đánh giá tác động của việc xây dựng và hoạt động của trạm phát sóng và hệ thống truyền dẫn tới sức khỏe con người và môi trường; hướng tuyến hệ thống đường dây và tác động tới hệ sinh thái; ảnh hưởng tới dòng chảy nước mặt hoặc ô nhiễm nước ngầm do xây dựng hệ thống ngầm, trạm viba.

Chương IV

BÁO CÁO VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Điều 17. Các hình thức trình bày báo cáo ĐMC trong thuyết minh đồ án quy hoạch xây dựng

1. Báo cáo ĐMC tách riêng: áp dụng cho các đồ án quy hoạch xây dựng vùng liên tỉnh, vùng đặc thù có phạm vi quy hoạch nằm trong ranh giới hành chính từ 02 tỉnh trở lên và quy hoạch chung các thành phố trực thuộc Trung ương.

2. Báo cáo là một chương trong thuyết minh đồ án quy hoạch xây dựng: áp dụng cho các đồ án quy hoạch xây dựng không thuộc khoản 1 của Điều này.

Điều 18. Cấu trúc và nội dung báo cáo ĐMC trong thuyết minh đồ án quy hoạch xây dựng

Cấu trúc của báo cáo ĐMC gồm các nội dung sau:

1. Phần mở đầu: phạm vi và nội dung nghiên cứu, phân tích, đánh giá môi trường chiến lược; các cơ sở khoa học của phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐMC.

2. Các vấn đề và mục tiêu môi trường chính liên quan đến quy hoạch xây dựng: các vấn đề môi trường chính; các mục tiêu môi trường đã được nêu trong các văn bản quy phạm pháp luật, định hướng, chiến lược, kế hoạch hành động, quy chuẩn và tiêu chuẩn liên quan đến môi trường.

3. Phân tích, đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường khi không thực hiện quy hoạch xây dựng: lượng hóa hiện trạng môi trường; dự báo diễn biến môi trường trên cơ sở dữ liệu và các phương pháp phân tích, tính toán khoa học.

4. Phân tích, dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực hiện quy hoạch xây dựng:

a) Đánh giá sự thống nhất giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch và các mục tiêu bảo vệ môi trường            

b) Nhận diện diễn biến và các tác động môi trường chính có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch xây dựng;

c) Phân tích, tính toán, dự báo, lượng hóa các tác động và diễn biến môi trường trên cơ sở các dữ liệu của các phương án quy hoạch xây dựng. Các kết quả phân tích tác động và diễn biến môi trường cho các phương án quy hoạch xây dựng phải được lập thành bảng để so sánh và đối chiếu, làm cơ sở cho việc lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng;

d) Phân tích, dự báo, lượng hóa các tác động và diễn biến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch xây dựng (đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình xây dựng thuộc các khu chức năng…), đề xuất danh mục các dự án cần thực hiện đánh giá tác động môi trường.

đ) Các giải pháp quy hoạch xây dựng nhằm giảm thiểu và khắc phục các tác động và diễn biến môi trường đã được nhận diện.

5. Các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát ô nhiễm, phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai hay ứng phó sự cố môi trường, kiểm soát các tác động môi trường; kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.

6. Các bản vẽ kèm theo:

Báo cáo ĐMC bao gồm ít nhất 02 bản vẽ : bản đồ hiện trạng môi trường và bản đồ đánh giá môi trường chiến lược.

a) Bản đồ hiện trạng môi trường: thể hiện tình trạng và diễn biến các thành phần môi trường, các vấn đề môi trường chính khi không thực hiện quy hoạch. Bản đồ phải thể hiện các nguồn, điểm, vùng ô nhiễm chính và các thông số ô nhiễm đã được quan trắc. Các thông số ô nhiễm được trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, có so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

b) Bản đồ đánh giá môi trường chiến lược: thể hiện kết quả đánh giá tác động tới các vấn đề môi trường chính trong quá trình thực hiện quy hoạch. Bản đồ phải thể hiện kết quả dự báo các nguồn, điểm, vùng ô nhiễm chính trong tương lai. Các thông số ô nhiễm trình bày dưới dạng biểu đồ hoặc bảng biểu, có so sánh với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Các kết quả tính toán tải lượng ô nhiễm được dự báo theo khung thời gian lập quy hoạch cho các giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Khuyến khích thể hiện các biện pháp và phân vùng bảo vệ môi trường.

c) Tỷ lệ và qui cách thể hiện bản vẽ thực hiện theo các qui định về hồ sơ, bản vẽ của đồ án quy hoạch xây dựng.

Điều 19. Nội dung báo cáo ĐMC trong các đồ án quy hoạch xây dựng trên cùng địa bàn

1. Trong trường hợp đã có báo cáo ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng cấp cao hơn, nội dung báo cáo ĐMC trong đồ án quy hoạch cấp thấp hơn không lặp lại các nội dung ĐMC đã nêu trong trong đồ án quy hoạch xây dựng cấp cao đã được phê duyệt. Khi đó, báo cáo ĐMC cần có các nội dung sau:

a) Tóm tắt diễn biến và tác động môi trường chính, các giải pháp khắc phục và giảm thiểu tác động môi trường đã nêu trong báo cáo ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng cấp cao hơn đã được phê duyệt;

b) Tóm tắt kế hoạch quản lý và giám sát môi trường trong báo cáo ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng cấp cao hơn đã được phê duyệt;

c) Đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp, kiến nghị đã nêu trong báo cáo ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng cấp cao hơn đã được phê duyệt và đang trong quá trình thực hiện.

2. Trong trường hợp quy hoạch chi tiết của các dự án đã có đầy đủ các thông tin định lượng về hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật và các công trình xây dựng, nội dung của ĐMC có thể chuyển thành nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Quy trình thực hiện, nội dung báo cáo và thẩm định báo cáo ĐTM thực hiện theo các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường.

Điều 20. Thẩm định báo cáo ĐMC

Thẩm định báo cáo ĐMC bao gồm các nội dung sau đây:

1. Phương pháp thực hiện và cấu trúc nội dung báo cáo;

2. Cơ sở khoa học, nguồn tài liệu và độ tin cậy của các kết quả phân tích, tính toán, dự báo diễn biến và tác động môi trường chính;

3. Kết quả so sánh các diễn biến và tác động môi trường chính của các phương án quy hoạch xây dựng, làm cơ sở lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng;

4. Nội dung và tính khả thi trong kế hoạch quản lý và giám sát môi trường.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng

1. Tổ chức, cá nhân lập, thẩm định và phê duyệt quy hoạch xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và thực hiện nội dung ĐMC trong đồ án quy hoạch xây dựng theo hướng dẫn tại Thông tư này.

2. Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng được phê duyệt và công bố, tổ chức lập quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm trích báo cáo ĐMC hoặc tóm tắt báo cáo ĐMC và công bố trên trang thông tin điện tử của chính quyền địa phương, đồng thời gửi 01 bản (file văn bản có đuôi dạng *.pdf hoặc *.doc/docx) về Bộ Xây dựng theo địa chỉ bxd-vp@hn.vnn.vn.

Điều 22. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý

1. Vụ Kiến trúc Quy hoạch (Bộ Xây dựng), Sở Xây dựng (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), Sở Quy hoạch Kiến trúc (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu ĐMC trong các đồ án quy hoạch xây dựng thuộc phạm vi quản lý của mình.

2. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Bộ Trưởng Bộ Xây dựng quản lý và hướng dẫn hoạt động ĐMC, định kỳ tổng hợp và báo cáo lãnh đạo Bộ tình hình hoạt động ĐMC trong quy hoạch xây dựng.

Điều 23. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kế từ ngày 15/3/2011.

3. Thông tư này thay thế Thông tư số 10/2000/TT-BXD ngày 08/08/2000 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các đồ án quy hoạch xây dựng.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị có văn bản về Bộ Xây dựng để được hướng dẫn và xử lý.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng (để báo cáo);
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;
- Website của Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Công báo;
- BXD: các Cục, Vụ, Viện, Thanh tra;
- Lưu: VP, Vụ KHCN-MT (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Đình Toàn

 

THE MINISTRY OF CONSTRUCTION
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 01/2011/TT-BXD

Hanoi, January 27, 2011

 

CIRCULAR

GUIDING THE STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT IN CONSTRUCTION AND URBAN PLANS

Pursuant to the Government's Decree No. 17/ 2008/ND-CP of February 4, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to the Government's Decree No. 08/ 2005/ND-CP of January 24, 2005, on construction planning;
Pursuant to the Government's Decree No. 37/ 2010/ND-CP of April 7. 2010, on formulation, appraisal, approval and management of urban planning;
Pursuant to the Government's Decree No. 80/ 2006/ND-CP of September 8. 2006. detailing and guiding a number of articles of the Law on Environmental Protection;
Pursuant to the Government's Decree No. 140/2006/ND-CP of November 22, 2006. providing for environmental protection in the formulation, appraisal, approval and implementation of development strategies, planning, plans, programs and projects,
The Ministry of Construction guides the strategic environmental assessment in construction and urban plans as follows
:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Circular guides the strategic environmental assessment in construction and urban plans, including regional construction plans, general plans, zoning plans, detailed plans, rural-population quarter construction plans and specialized technical infrastructure plans (below collectively referred to as construction planning).

2. This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals involved in the formulation, appraisal, approval and management of construction planning.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Circular, the terms below are-construed as follows:

Strategic environmental assessment means the analysis and forecast of environmental impacts of construction plans before they are approved in order to put forth optimum options of the construction plans, ensuring sustainable development.

Main environmental issues means environmental issues which can seriously affect communities on a large scale or are sensitive to alteration options of construction plans.

Environment observation means the process of systematic surveillance of the environment, elements affecting the environment, aiming to provide information for the assessment of the current situation and quality developments of the environment and environmental impacts.

Secondary impacts means indirect impacts of environment-related activities after a complex process.

Accumulated impacts mean impacts from impacts aggregated over the period of time when development activities take place.

Determination of scope means the determination of the impact assessment space and time, matters and objectives. The impact assessment space shall be determined on the basis of the boundary between the area covered by the construction planning and nearby areas likely to be directly affected by the implementation of the construction planning. The impact assessment time shall be determined according to the construction planning period.

Article 3. General principles

1. Strategic environmental assessment is a content of a construction plan, which is carried out simultaneously in the course of formulating the construction plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Methods used in the strategic environmental assessment must be based on clear scientific grounds and specific input information and data sources. Analyses and forecasts must be based on specific sources of data and forecasting methods and quantify to the utmost the impacts and clearly show the reliability of forecasts.

4. For each type of construction planning for an area, the strategic environmental assessment contents must not contradict and overlap the contents of the explanation of the higher-level construction plan embracing such construction planning. In case of inheriting the results of higher-level strategic environmental assessment, they should be summarized with quoted document sources.

5. The strategic environmental assessment contents shall be appraised simultaneously with the appraisal of construction plans. The construction plan-appraising council must be composed of specialists with professional qualifications for strategic environmental assessment for construction plans.

Article 4. Capacity conditions and responsibilities of strategic environmental assessment specialists

1. Individuals in charge of strategic environmental assessment or appraisal of strategic environmental assessment reports for construction plans must have university or higher degree in construction or technical infrastructure planning and work in the field of planning or environmental protection for at least 5 years; or in environment and work in the field of construction planning for at least 5 years.

2. Individuals performing strategic environmental assessment shall coordinate with construction planning specialists in task formulation, performance of strategic environmental assessment contents and incorporation into construction plans; and take responsibility for the results of analyzing, calculating and forecasting environmental impacts.

Chapter II

STRATEGIC ENVIRONMENT-ASSESSMENT METHOD

Article 5. Strategic environmental assessment steps

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Conducting investigations, surveys, information collection, determination of strategic environmental assessment scope.

2. Identifying the objectives and main environmental issues related to construction planning.

3. Analyzing current environmental conditions and developments when the construction planning is not yet formulated.

4. Analyzing environmental developments when the construction planning is implemented.

5. Proposing overall solutions to minimize and redress environmental impacts.

6. Making a strategic environmental assessment report in the explanation of the construction plan.

Article 6. Investigations, surveys, information collection, determination of strategic environmental assessment scope

The determination of strategic environmental assessment scope aims to ensure the strategic environmental assessment process focuses on the most important issues and provide a comprehensive picture of the environment, not collect and provide unnecessary information. The strategic environmental assessment scope determination covers:

1. Determination of strategic environmental assessment space and time;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Identification of relevant specialists and contents that require strategic environmental assessment;

4. Determination of contents and formulation of plans for consultancy with concerned parties.

Article 7. Identification of objectives and main environmental issues related to construction planning

1. Construction planning-related main environmental issues must reflect the current environmental conditions, tendency and possible environmental impacts. They must be listed with specific environmental objectives and indicators, which serve as bases for analyzing and assessing construction planning options.

2. The determination of environmental objectives must be pursuant to the law on environ menial protection, environment-related strategies, programs and action plans, environmental regulations and standards as well as other scientific grounds.

3. Main environmental issues may relate to:

a/ Climatic, geological and hydrological conditions, eco-systems and biodiversity;

b/ Geological catastrophes (landslide, erosion and earthquake), water-logging, floods;

c/ Use of natural resources (groundwater, agricultural and forestry land, mineral resources...);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Management of wastes (wastewater, garbage, emission);

f/ Social issues: population, poverty. resettlement, livelihood and community health;

g/ Cultural issues, heritages.

Article 8. Analysis of current environmental conditions and developments when construction planning is not yet formulated

1. The analysis of current environmental conditions and developments prior to the formulation of construction planning must focus on relevant main environmental issues, serving as a basis for comparison with environmental developments when the construction planning is implemented.

2. Contents of analysis of environmental developments when the construction planning is not yet formulated cover the assessment of current environmental conditions and the forecast of environmental developments when the construction planning is not yet formulated (called ''Option Zero'').

3. Upon the assessment of current environmental conditions, available reports on current environmental conditions can be referred to. The environmental development forecasts for "Option Zero"' must be based on the past and present trends of environmental issues and development activities which will lead to environmental changes in future.

Article 9. Analysis of environmental developments when construction planning is implemented

1. Assessment of the objectives and orientations of the construction plan: examination of the consistency and conformity in objectives and targets of construction planning orientations with environmental objectives and targets. In case of non conformity, the objectives, norms and orientations of the construction planning should be adjusted.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Proposal of solutions for preventing, minimizing and redressing impacts, formulation of environment supervision plans

1. Technical solutions will be proposed to control, prevent and mitigate natural disasters or respond to environmental incidents which may occur during the implementation of construction planning. Technical solutions must be arranged in priority order.

2. Contents of proposed plans on environmental management and supervision cover the supervision of main environmental issues; networks, frequency, environmental indicators and observation methods. To prioritize the incorporation of environmental observation contents of strategic environmental assessment into the existing local observation systems. New observation contents will he proposed only when necessary. Environmental management and supervision activities must be integrated with construction planning management activities.

Chapter III

STRATEGIC ENVIRONMENT ASSESSMENT CONTENTS

In addition to main environmental issues as guided in Article 7 of this Circular, the strategic environmental assessment contents of each type of construction planning should focus on the following matters:

Article 11. Strategic environmental assessment contents in regional construction planning

1. Environmental issues with a wide scope of impact, including use of natural resources (land, water sources, minerals, forests, scenic places...); pressure on distribution of population, distribution of economic activities in the area (industry, agriculture, tourism...); river basin environment; influence of climate change, poverty, environmental degeneration, natural disasters and floods.

2. Assessment of the current state of major polluting sources (urban areas, industrial zones, mining areas...), areas with environmental degeneration, eco-landscape conservation zones. Identification of environmental protection contents for regional planning (regional water supply, regional transportation, inter-urban center waste treatment, river basin environment protection...).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Summarization, suggestion and arrangement in priority order of measures to ward off. minimize and improve existing environmental issues in the plan: proposal of environmental protection zones (special-use forests, protection forests, green corridors, heritage zones, water source basins...).

Article 12. Strategic environmental assessment contents in general planning

1. Determination of major, burning environmental issues inside and outside urban centers, including the selection of construction land in relation to natural disaster prevention and flooding minimization: transport environment, construction and beautiful views: air and noise pollution; river, lake and ground water pollution; pressure on solid waste management: wastewater and water drainage; protection of heritages and eco-systems...

2. Assessment of the current state of polluting sources with direct impacts (population quarters, industrial production units, hospitals, waste treatment areas...): polluted areas: degree and consequences of environmental pollution. Assessment of eco-systems, craft village environment, environment of outlying areas.

3. Forecast of environmental impacts and developments to be caused by activities in population quarters, industrial production units, trade and service centers, hospitals, traffic and waste treatment on the basis of orientations for spatial development, urban structure, construction land selection, population density and demarcation of functional zones.

4. Summarization, proposal and arrangement in priority order of measures to prevent. minimize and improve existing environmental problems in the plan, proposal of isolation areas for environmental protection (green space, river and lake protection corridors, development-limited zones...).

Article 13. Strategic environmental assessment contents in zoning plans

1. Identification of main environmental issues: air quality, noise, soil, water, green trees, groundwater, environmental sanitation, social conditions of the areas...

2. Assessment of regional environment developments, forecast and comparison of environmental impacts of various planning options on the basis of construction density, land use planning and arrangement of functional zones.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Strategic environmental assessment contents in detailed planning

1. Identification of main environmental issues: air quality, traffic and noise, soil, water, green trees, groundwater, wastewater and solid waste collection and treatment.

2. Assessment and forecast of impacts of planning options on the regional environment.

3. Summarization and arrangement in priority order of measures to prevent, minimize and solve environmental problems in the plan; proposal of lists of construction investment projects requiring environmental impact assessment.

4. For detailed planning formulated for construction investment projects, Clause 2. Article 19 of this Circular will apply.

Article 15. Strategic environmental assessment contents in population quarter construction planning

1. Identification of main environmental issues in the course of implementing the construction planning, in activities of population quarters: soil, water and air quality. Environmental sanitation, environmental problems in handicraft-cottage industrial, craft village, cultivation, husbandry and fisheries activities.

2. Forecast of environmental impacts and developments in the course of implementing the population quarter construction planning.

3. Summarization and arrangement in-priority order of measures for environmental protection in the plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Strategic environmental assessment of specialized technical infrastructure plans shall be conducted for specialized transport plans, foundation levels and surface water drainage. electricity supply and public lighting, water supply, wastewater drainage, solid waste treatment, cemeteries and information and communication.

2. Strategic environmental assessment contents should focus on the following matters:

a/ Specialized transport planning: Assessment and comparison of positive and negative environmental impacts of selected options on routes, locations of key works (airports, seaports, river ports, junctions, car terminals and parks, subway stations and railway stations); traffic flow, air and noise pollution; social impacts related to land recovery and resettlement due to opening of new routes or road expansion; effects on cultural-historical works: negative impacts on nature reserves. national parks and environment-sensitive areas due to the accessibility to or divisibility of bio-habitats: impacts on surface water systems and impacts on water drainage systems;

b/ Foundation level and surface water drainage planning: Assessment and comparison of positive and negative environmental impacts of selected options on water drainage basins, water drainage networks and surface water-receiving sources, locations of key works; impacts of topographical, geological and hydrological conditions and areas with geological catastrophes: environmental criteria in the assessment and selection of construction land; impacts of climate change, including rain intensity, frequency and duration, impacts upon occurrence of typhoons and related flood risks and impacts of sea level rises and tidal waves: relations between drained water volumes and floods, hydrological regimes of downstream flows as well as groundwater distribution rates;

c/ Electricity supply and lighting planning: Assessment and comparison of environmental impacts of options on transmission lines, locations of transformer stations: ecological changes resulting from isolation and safety requirements of transmission line corridors; impacts of electromagnetic field and lighting on human health; social impacts related to land recovery and resettlement due to construction of electricity distribution and transmission systems and traffic safety:

d/ Water supply planning: Assessment and comparison of positive and negative environmental impacts of options on selection of water supply sources, water supply zoning, water supply networks and lines; matters related to supplied water quality; impacts on downstream flow and aquatic flora and fauna in case of use of surface water; earth surface depression and effects on groundwater quality and deposits in case of use of groundwater; waste residues and chemicals in the water treatment process;

e/ Wastewater drainage planning: Assessment and comparison of positive and negative environmental impacts of options on receiving sources, load-bearing capacity, wastewater collection and treatment options, quality of treated water based on pollution parameters: solid wastes and mud discharged from the wastewater treatment process; characters of groundwater in areas where wastewater treatment plants are built and pollution-leaking possibility; hydrological regime and flooding possibility in areas where wastewater treatment plants are located; emissions and bad odors arising in the course of wastewater treatment; toxic chemical residues; pathogenic microorganisms and people's health as well as labor safety of water drainage workers;

f/ Solid waste treatment planning: Assessment and comparison of positive and negative environmental impacts of options on collection lines, locations and sizes of depot stations, complexes, solid waste treatment establishments, treatment technologies: components of common and hazardous solid wastes; characteristics of land in areas where waste burial sites arc built and soil-polluting possibility; characteristics of groundwater in areas where solid waste treatment establishments arc built and groundwater- polluting possibility; characters of surface water systems, flow directions and distance to solid waste treatment establishments; emissions and bad odors from treatment establishments; negative social impacts on population communities in areas where treatment establishments are located or along garbage-transporting routes;

g/ Cemetery planning: Assessment and comparison of positive and negative environmental impacts of options on locations and sizes of cemeteries as well as interment works and technologies; distance from residential areas and sensitive works; geological conditions and soil characteristics in areas projected for construction of cemeteries; hydrological regimes and movement of decaying matters in groundwater; characters of regional surface water systems and distance to cemeteries; social impacts related to land recovery and resettlement due to cemetery construction; religious and spiritual matters as well as customs and practices related to burial;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter IV

STRATEGIC ENVIRONMENT ASSESSMENT REPORTS AND APPRAISAL THEREOF

Article 17. Forms of presentation of strategic environmental assessment reports in explanation of construction plans

1. Separate strategic environmental assessment report: Applicable to construction plans for inter-provincial regions, peculiar regions lying within the administrative boundaries of two or more provinces and general planning of centrally run cities.

2. Report being a separate chapter of the explanation document of a construction plan: Applicable to construction plans other than those defined in Clause 1 of this Article.

Article 18. Structure and contents of strategic environmental assessment reports in explanation of construction plans

A strategic environmental assessment, report has the following contents:

1. Introduction: Scope and contents of strategic environment research, analysis and assessment; scientific grounds for methods used in the strategic environmental assessment process.

2. Main environmental issues and objectives related to construction planning: Main environmental issues; environmental objectives mentioned in environment-related legal documents, orientations, strategies, action plans, regulations and standards.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Analysis and forecast of environmental impacts and developments when construction planning is implemented:

a/ Assessment of the consistency of planning viewpoints and objectives as well as environmental protection objectives;

b/ Identification of major environmental developments and impacts which may occur when construction planning is implemented;

c/ Analysis, calculation, forecast and quantification of environmental impacts and developments on the basis of data of construction planning options. Results of environmental impact and development analyses for construction planning options must be tabulated for comparison and use as a basis for selection of construction planning options:

d/ Analysis, forecast and quantification of environmental impacts and developments in the "course of implementing construction planning (technical infrastructure construction investment, constructions of functional zones...), proposed lists of projects requiring environmental impact assessment;

e/ Construction planning solutions to minimize and redress the identified environmental impacts and developments.

5. Technical solutions to control pollution, prevent and mitigate natural disasters or respond to environmental incidents, control environmental impacts: environment management and supervision plans.

6. Enclosed drawings:

A strategic environmental assessment report will be enclosed with at least two drawings: a map on the environmental situation and a map on strategic environment assessment.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ The map on strategic environment assessment: To demonstrate the results of assessment of impacts on main environmental issues in the course of implementing the planning. It must express the results of forecast of major polluting sources, polluted locations and areas in (he future. The pollution parameters shall be presented in diagrams or tables, with comparison to national standards and technical regulations. Results of pollution calculation shall be forecast according to (he planning formulation lime frame for short, medium and lone-term periods. It is encouraged to demonstrate environmental protection measures and zoning.

c/ The drawing scales and presentation specifications comply with regulations on dossiers and drawings of construction plans.

Article 19. Contents of strategic environ­mental assessment reports in construction plans in (he same geographical areas

1. If strategic environmental assessment reports in construction plans of higher level are available, the contents of strategic environmental assessment reports in construction plans of lower levels must not repeat (he strategic environmental assessment contents already stated in the approved construction plans of higher level. In this case, a strategic environmental assessment report should contain:

a/ Summary of major environmental developments and impacts, measures to redress and minimize (he environmental impacts already stated in the strategic environmental assessment report in the approved higher-level construction plan:

b/ Summary of the environment management and supervision plan in the strategic environmental assessment report in the approved higher-level construction plan;

c/ Assessment of the efficiency of solutions and proposals stated in strategic environmental assessment reports in the approved higher-level construction plans, which are being implemented.

2. If the detailed planning of projects contain adequate quantitative information on systems of technical infrastructure facilities and constructions, the strategic environmental assessment contents may be converted into contents of an environment impact assessment report. The making, contents and appraisal of an environment impact assessment report comply with regulations on environmental impact assessment.

Article 20. Appraisal of strategic environmental assessment reports

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Report-making method and report structure:

2. Scientific grounds. Documents and reliability of results of major environmental developments and impact analysis, calculation and forecast:

3. Results of comparison of major environmental developments and impacts of various construction planning options, which serve as basis for selection of construction planning options;

4. Contents and feasibility of the environmental management and supervision plan.

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 21. Responsibilities of organizations and individuals that formulate, appraise or approve construction planning

1. To comply with the law on construction planning and implement the strategic environmental assessment contents in the construction plans as guided in this Circular.

2. After the construction plans are approved and publicized, to cite or summarize the strategic environmental assessment reports and publicize them on the websites of local administrations and concurrently send a file (document file with the ending *.pdf or *.doc/docx) to the Ministry of Construction at bxd-vp@hn.vnn.vn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Planning Architecture Department (the Ministry of Construction), provincial-level Departments of Construction. Architecture Planning Departments of Hanoi and Ho Chi Minh City shall inspect and examine the compliance with requirements on strategic environmental assessment in construction plans under their respective management.

2. The Science. Technology and Environment Department shall act as a focal point assisting the Minister of Construction in managing and guiding strategic environmental assessment activities, periodically review and report thereon to the Ministry's leadership.

Article 23. Effect

1. This Circular lakes effect on March 15, 2011.

2. This Circular replaces the Ministry of Construction's Circular No. 10/2000ATT-BXD of August 8. 2000. guiding the formulation of environmental impact assessment reports for construction plans.

3. Problems arising in the course of implementation should be reported in writing to the Ministry of Construction for guidance and handling.-

 

 

FOR THE MINISTER OF CONSTRUCTION
DEPUTY MINISTER




Nguyen Dinh Toan

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, đô thị do Bộ Xây dựng ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


24.564

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.24.145
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!