ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2645/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 5 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG HUYỆN CỦ CHI, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng
11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày
17 tháng 06 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP
ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP
ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý
quy hoạch đô thị;
Căn cứ Quyết định số 24/QĐ-TTg
ngày 06 tháng 01 tháng 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch
chung xây dựng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg
ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ duyệt Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải khu vực thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau
năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về ban hành “Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”;
Căn cứ Quyết định số
50/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về lập,
thẩm định và phê duyệt quy hoạch đô thị trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số
49/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành
Quy định về công bố công khai và cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị tại
thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 2675/QĐ-UBND
ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt Nhiệm vụ điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi;
Căn cứ Quyết định số 4919/QĐ-UBND
ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt đồ án Quy hoạch
chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 Khu đô thị Tây Bắc, huyện Củ Chi;
Xét đề nghị của Sở Quy hoạch - Kiến
trúc tại Tờ trình số 3766/TTr-SQHKT ngày 12 tháng 12 năm 2011 (đến Ủy ban nhân
dân thành phố ngày 23 tháng 02 năm 2012) về phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 với các nội dung chính như
sau:
(Đính kèm hồ sơ điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng huyện Củ Chi)
1. Vị trí và
quy mô nghiên cứu:
1.1. Vị trí, ranh giới: huyện Củ Chi
nằm về phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh, các mặt giáp giới như sau:
+ Phía Đông và Đông Bắc
|
: giáp huyện Bến Cát tỉnh Bình
Dương.
|
+ Phía Tây và Tây Nam
|
: giáp huyện Đức Hòa tỉnh Long An.
|
+ Phía Nam
|
: giáp huyện Hóc Môn thành phố
Hồ Chí Minh.
|
+ Phía Bắc
|
: giáp huyện Trảng Bàng tinh Tây
Ninh.
|
1.2. Quy mô nghiên cứu:
- Diện tích tự nhiên của huyện Củ chi
là: 43.496,6 ha (theo quy hoạch duyệt 1998 là 42.848,3 ha) tăng 648,3
ha.
- Dự kiến dân số trong các giai đoạn
phát triển như sau:
+ Hiện trạng
2006
|
: 309.648 người.
|
+ Đến năm 2010
|
: 350.000 người.
|
+ Đến năm 2015
|
: 450.000 người.
|
+ Đến năm 2020
|
: 800.000 người (trong đó dân số
nông thôn 160.000 người).
|
2. Tính chất, chức
năng quy hoạch:
- Cơ cấu kinh tế của huyện trong
tương lai là công nghiệp - dịch vụ thương mại - nông nghiệp.
- Tính chất, chức năng:
+ Khu dân cư đô thị hóa và khu dân cư
nông thôn góp phần thực hiện giãn dân của khu vực nội thành cũ và phân bố lại
dân cư trên địa bàn thành phố.
+ Khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp tập trung quy mô lớn.
+ Trung tâm công cộng cấp thành phố
trong Khu đô thị Tây Bắc (dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo,
thể dục thể thao, công viên văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi kết hợp du lịch).
+ Cửa ngõ quốc tế đầu mối giao thông
và hạ tầng kỹ thuật đô thị.
3. Định hướng
phát triển không gian:
3.1. Phân bố dân cư:
- Khu dân cư đô thị: Trên địa bàn huyện
Củ Chi, dân số đô thị dự kiến 640.000 người, chiếm 80% tổng số dân. Trong đó gồm:
STT
|
Khu
dân cư
|
Vị
trí
|
Dân
số (người)
|
Mật
độ xây dựng (%)
|
Tầng
cao
|
A
|
Khu
dân cư đô thị
|
|
640.000
|
|
|
1
|
Khu
đô thị Tây Bắc
|
Một
phần xã Tân Phú Trung, xã Tân An Hội, xã Tân Thông Hội, Thị trấn Củ Chi và xã
Phước Hiệp
|
260.000
|
20 -
40
|
2 -
15
|
2
|
Khu
đô thị Củ Chi
|
Thị
trấn huyện lỵ hiện nay và một phần thuộc xã Tân An Hội, xã Tân Thông Hội, xã
Tân Phú Trung, xã Phước Vĩnh An
|
180.000
|
20 -
40
|
2 -
9
|
3
|
Thị
trấn An Nhơn Tây
|
Khu
vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15 thuộc xã An Nhơn Tây
|
20.000
|
20 -
30
|
2 -
5
|
4
|
Thị
trấn Tân Quy
|
khu
vực ngã tư 15 và Tỉnh lộ 8
|
35.000
|
20 -
35
|
2 -
8
|
5
|
Thị
trấn Phước Thạnh
|
khu
vực ngã tư Tỉnh lộ 7 và Tỉnh lộ 15 thuộc xã Phước Thạnh
|
20.000
|
20 -
30
|
2 -
4
|
6
|
Thị
tứ Trung Lập
|
xã
Trung Lập Thượng
|
11.000
|
20 -
30
|
3 -
4
|
7
|
Thị
tứ Phú Hòa Đông
|
xã
Phú Hòa Đông
|
24.000
|
20 -
30
|
2 -
4
|
8
|
Thị
tứ Tân Phú Trung
|
nằm kế
cận khu công nghiệp Tân Phú Trung
|
|
|
|
9
|
Thị
tứ Tam Tân
|
khu
vực kênh Xáng - Tỉnh lộ 8
|
|
|
|
10
|
Thị
tứ Tân Thạnh Đông
|
Vị
trí nằm tại ngã ba Hương lộ 4 và Tình lộ 15 xã Tân Thạnh Động
|
12.000
|
20 -
30
|
2 -
5
|
11
|
Thị
tứ Bàu Đưng
|
thuộc
ấp xóm mới, xã An Nhơn Tây
|
10.000
|
20 -
30
|
2 -
4
|
12
|
Các
Thị tứ khác
|
Xã
Hòa Phú
|
12.000
|
20 -
40
|
2 -
4
|
Xã
Phước Hiệp
|
12.000
|
20 -
30
|
2 -
5
|
Xã
Bình Mỹ
|
4.000
|
20 -
30
|
2 -
4
|
Xã
Thái Mỹ
|
4.000
|
20 -
30
|
2 -
3
|
Xã
Phạm Văn Cội
|
5.000
|
20 -
30
|
2 -
4
|
Xã Nhuận
Đức
|
4.000
|
20 -
30
|
2 -
3
|
Xã
Trung An
|
7.000
|
20 -
30
|
2 -
3
|
Xã
An Phú
|
4.000
|
20 -
30
|
2 -
3
|
Xã
Phú Mỹ Hưng
|
4.000
|
20 -
30
|
2 -
3
|
Xã
Trung Lập Hạ
|
6.000
|
20 -
30
|
2 -
4
|
Xã
Phước Vĩnh An
|
6.000
|
20 -
40
|
2 -
4
|
B
|
Khu
dân cư nông thôn
|
|
160.000
|
|
|
|
Tổng
|
|
800.000
|
|
|
- Dân cư nông thôn được tập trung xây
dựng tại các điểm dân cư lớn tồn tại lâu dài với quy mô tương đối phù hợp trên
200 hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây đụng hạ tang cơ sở. số dân cư nông
thôn dự kiến khoảng 160.000 người chiếm 20% tổng số, diện tích đất: 1.969 ha.
3.2. Trung tâm công cộng và hệ thống
công trình công cộng:
- Hệ thống trung tâm và các hạng mục
công trình công cộng của huyện đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu cho
dân cư.
3.2.1 Trung tâm hành chính quận:
- Trung tâm hành chính huyện vẫn giữ
vị trí hiện nay tại tỉnh lộ 8 Thị trấn huyện lỵ Củ Chi.
- Mỗi xã, thị trấn đều có khu hành
chính và các công trình công cộng phúc lợi cần thiết được bố trí tại trung tâm
các điểm dân cư.
3.2.2. Trung tâm thương mại dịch vụ:
- Trước mắt tận dụng các cơ sở đã có
và từng bước hoàn thiện đủ điều kiện phục vụ cho nhu cầu của người dân.
- Phát triển các công trình thương mại
dịch vụ tại các khu đô thị.
3.2.3. Hệ thống công trình y tế:
- Mỗi xã phải có trạm y tế cơ sở quy
mô ≥ 500 m2, để chăm lo sức khỏe cho người dân.
- Xây dựng một số phòng khám khu vực
tại các thị trấn, thị tứ với quy mô 4.000 m2/phòng.
- Đầu tư và mở rộng Bệnh viện Củ Chi
trở thành bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô 1.000 giường. Nâng cấp bệnh viện
An Nhơn Tây (bệnh viện Củ Chi), tăng số giường điều trị 500 giường.
- Xây dựng thêm bệnh viện đa khoa tại
khu vực phía Đông của huyện và bệnh viện Tân Phú Trung.
3.2.4. Công trình giáo dục:
- Mỗi xã đều bố trí trường mẫu giáo, tiểu
học và trung học cơ sở đảm bảo đủ quy mô và bán kính phục vụ.
- Hệ thống trường trung học phổ
thông, trường dạy nghề cân đối chung trên địa bàn huyện, bảo đảm đủ chỗ cho tất
cả học sinh trong độ tuổi học trung học phổ thông (Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi
đã ban hành Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 về phê duyệt
quy hoạch phát triển mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo huyện Củ
Chi đến năm 2020).
3.2.5. Công trình công cộng cấp trung
ương, thành phố:
- Trung tâm công cộng thuộc Khu đô thị
Tây Bắc thành phố có quy mô tầm cỡ quốc tế, phục vụ cho khu đô thị, thành phố
và cả khu vực của vùng, bao gồm: Trung tâm dịch vụ, thương mại, y tế, văn hóa,
giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, nghỉ ngơi giải trí,... diện tích 686 ha.
- Khu Viện trường ngành y với quy mô
3.000 giường bệnh, dự kiến đặt tại xã Phước Hiệp có diện tích 105 ha.
- Phim trường tại xã Hòa Phú: 50 ha.
- Trung tâm dịch vụ triển lãm sản phẩm
nông nghiệp tại xã Phước Vĩnh An - Tỉnh lộ 2: 23,3 ha.
- Trường cao đẳng dạy nghề Lý Tự Trọng:
30 ha.
- Khu giáo dục - đào tạo Phú Hòa
Đông: 40 ha.
- Trung tâm đào tạo phường xã đội tại
xã Phạm Văn Cội: 32 ha
3.3. Công viên cây xanh:
- Tính chất đặc thù của huyện Củ Chi
là hệ thống kênh đào hiện hữu, sông rạch.
- Phía Đông và Nam huyện lỵ (dọc kênh
Xáng và sông Sài Gòn) phát triển các khu công viên vui chơi giải trí nghỉ ngơi
quốc tế và dọc sông Sài Gòn tổ chức mảng xanh liên hoàn tạo cảnh quan, phát triển
du lịch sinh thái...
- Các khu ở bố trí các khu cây xanh kết
hợp thể dục thể thao.
- Hệ thống cây xanh cách ly giữa khu
dân cư với khu công nghiệp, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
- Khu cây xanh: bố trí tập trung
thành từng mảng xanh lớn kết hợp mặt nước, rừng bảo vệ môi trường tạo không
gian xanh cho đô thị và khu vực. Một số khu cây xanh được dự kiến quy hoạch như
sau:
+ Thảo Cầm viên Sài Gòn: 456,5 ha
(toàn khu 485 ha, trong đó dành 28,5 ha đất để bố trí khu tái định cư).
+ Khu công viên cây xanh thuộc khu đô
thị Tây Bắc thành phố: 1.139 ha (trong đó có khu sân golf 200 ha).
+ Công viên giải trí quốc tế (Song
Kim) tại xã Tân Phú Trang: 128,6 ha.
+ Một thoáng Việt Nam tại xã An Phú:
50 ha.
+ Công viên hồ cảnh quan tại xã Nhuận
Đức: 90 ha.
+ Công viên hồ cảnh quan tại xã An
Nhơn Tây: 50 ha.
+ Khu Địa đạo Bến Dược: 110 ha.
+ Khu Địa đạo Bến Đình: 50 ha.
+ Khu Địa đạo Tân Phú Trung: 20ha.
+ Công viên du lịch sinh thái Phạm
Văn Cội: 70 ha.
+ Công viên nước Phước Vĩnh An: 28
ha.
3.4. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 3368/QĐ-UBND
ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy
hoạch xây dựng các khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, có tính
đến năm 2025.
Căn cứ Quyết định số 4809/QĐ-UBND
ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh cục
bộ quy hoạch xây dựng các cụm công nghiệp địa phương thành phố Hồ Chí Minh đến
năm 2020, có tính đến năm 2025.
- Tập trung các khu, cụm công nghiệp
lớn của thành phố đảm bảo việc xử lý ô nhiễm, an toàn về môi trường.
+ Khu công nghiệp Tân Phú Trung: quy
mô 543 ha.
+ Khu công nghiệp Tây Bắc huyện Củ
Chi: quy mô 380 ha.
+ Khu công nghiệp Bàu Đưng: quy mô
175 ha.
+ Khu công nghiệp Đông Nam Củ Chi tại
xã Hoà Phú và xã Bình Mỹ: quy mô 338 ha, trong đó có 10 ha tái định cư và 45 ha
nhà ở chuyên gia, công nhân.
+ Khu công nghiệp hóa dược Phước Hiệp:
quy mô 200 ha.
+ Cụm công nghiệp Tân Quy (khu A)
phía Bắc Tỉnh lộ 8: quy mô 65 ha.
+ Cụm công nghiệp Tân Quy (khu B)
phía Nam Tỉnh lộ 8: quy mô 97 ha.
+ Cụm công nghiệp Samco: quy mô 99
ha.
+ Cụm công nghiệp Bàu Trăn: quy mô
khoảng 95 ha.
+ Cụm công nghiệp chế biến thức ăn
gia súc xã Phạm Văn Cội: quy mô 75 ha.
+ Khu kho trong khu đô thị Tây Bắc
thành phố: quy mô khoảng 22 ha.
- Các cơ sở công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp ô nhiễm sẽ di dời vào khu, cụm công nghiệp tập trung có điều kiện xử
lý, còn những cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp không ô nhiễm hoặc ít ô
nhiễm, được lưu sử dụng xen cài trong khu dân cư.
3.5. Nông lâm nghiệp kết hợp phát triển
du lịch sinh thái:
Do điều kiện tự nhiên thích hợp cho sản
xuất nông nghiệp, dành khoảng 24.385 ha cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu phát
triển vườn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái. Cụ thể:
- Nông nghiệp kết hợp với du lịch
sinh thái và dân cư nhà vườn: theo nội dung nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung
xây dựng huyện Củ Chi đến năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt,
khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái dọc sông Sài Gòn với tổng diện tích
4.300 ha, nay điều chỉnh thành khu nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái và dân
cư nhà vườn với tổng diện tích 4.750 ha, có số lượng dân cư vãng lai khoảng
50.000 - 60.000 người. Dự kiến bố trí như sau:
+ Dọc theo sông Sài Gòn với tổng diện
tích 4.650 ha, chia ra làm 7 cụm:
• Cụm I tại xã Phú Mỹ Hưng
|
: 330 ha
|
• Cụm II tai xã Phú Mỹ Hưng, An Phú
|
: 1.300 ha
|
• Cụm III tại xã An Nhơn Tây, Nhuận
Đức
|
: 480 ha
|
• Cụm IV tại xã Phú Hòa Đông, Tân
Thạnh Tây, Trung An
|
: 1.050 ha
|
• Cụm V tại xã Trung An, Hòa Phú,
Bình Mỹ
|
: 700 ha
|
• Cụm VI tại xã Bình Mỹ
|
: 240 ha
|
• Cụm VII tại xã Bình Mỹ, Tân Thạnh
Đông
|
: 550 ha
|
+ Cụm dân cư nhà vườn kết hợp du lịch sinh thái tại xã Phước Vĩnh An: 100 ha.
- Rừng đặc dụng phát triển du lịch
sinh thái kết hợp tiểu công nghiệp và thủ công truyền thống tại vị trí phía Bắc
huyện lỵ từ Tỉnh lộ 7 trở lên: 2.250ha.
- Trung tâm nông nghiệp công nghệ
cao tại xã Phạm Văn Cội
|
: 70 ha.
|
- Nông trường bò sữa tại xã An Phú,
An Nhơn Tây
|
: 800ha.
|
- Các trại chăn nuôi và gây giống tại
xã Phạm Văn Cội
|
: 100ha.
|
- Trung tâm sản xuất giống, cây giống
con tại xã Thái Mỹ
|
: 200 ha
|
- Các loại cây trồng và chăn nuôi
khác: khoảng 16.215 ha.
3.6. Khu quân sự: Khu quân sự Đồng
Dù, trường bắn Bộ Chỉ huy quân sự tại xã Phú Mỹ Hưng, kho đạn và khu trại tạm
giam T30.
4. Cơ cấu sử dụng
đất và các chỉ tiêu quy hoạch:
4.1. Cơ cấu sử dụng đất:
4.1.1 Giai đoạn đến năm 2015:
- Đất dân dụng: 6.176,0 ha, chiếm tỷ
lệ 14,2%, trong đó:
+ Đất ở
|
: 4.848,7 ha, chiếm tỷ lệ 11,1%;
|
+ Đất công trình công cộng
|
: 232,0 ha, chiếm tỷ lệ 0,5%;
|
+ Đất cây xanh
|
: 216,0 ha, chiếm tỷ lệ 0,5%;
|
+ Đất giao thông
|
: 879,3 ha, chiếm tỷ lệ 2,0%.
|
- Đất khác trong khu dân dụng:
2.377,2 ha, chiếm tỷ lệ 5,5%, trong đó:
+ Đất công trình công cộng cấp
thành phố
|
: 728,2 ha, chiếm tỷ lệ 1,7%.
|
+ Đất công viên cây xanh cấp thành
phố
|
: 1.614,0 ha, chiếm tỷ lệ 3,7%.
|
+ Đất tôn giáo
|
: 35,0 ha, chiếm tỷ lệ 0,1%.
|
- Đất ngoài dân dụng: 5.438,1 ha, chiếm
tỷ lệ 12,5%:
+ Đất công nghiệp tập trung
|
: 1.444,0 ha, chiếm tỷ lệ 3,3%.
|
+ Đất cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN
|
: 768,7 ha, chiếm tỷ lệ 1,8%.
|
+ Đất giao thông đối ngoại
|
: 1.123,0 ha, chiếm tỷ lệ 2,6%.
|
+ Đất công trình
đầu mối hạ tầng kỹ thuật, nghĩa địa: 676,4 ha, chiếm tỷ lệ
1,6%.
+ Đất an ninh quốc phòng
|
: 727,0 ha, chiếm tỷ lệ 1,7%.
|
+ Đất cây xanh cách ly
|
: 250,0 ha, chiếm tỷ lệ 0,6%.
|
+ Đất mặt nước
|
: 449,0 ha, chiếm tỷ lệ 1%.
|
- Đất nông lâm nghiệp: 27.806,3 ha,
chiếm tỷ lệ 63,9%:
+ Đất nông nghiệp kết hợp du lịch
sinh thái: 2.000,0 ha, chiếm tỷ lệ 4,6%.
+ Đất rừng đặc dụng kết hợp TTCN và
thủ CN, du lịch: 900,0ha, chiếm tỷ lệ 2,1%.
+ Đất nông nghiệp: 24.906,3 ha, chiếm
tỷ lệ 57,3%.
- Đất sông rạch: 1.699,0ha, chiếm tỷ
lệ 3,9%.
4.1.2. Giai đoạn đến năm 2020:
- Đất dân dụng: 7.546,4 ha, chiếm tỷ
lệ 17,3%, trong đó:
+ Đất ở
|
: 4.906,0 ha, chiếm tỷ lệ 11,3%;
|
+ Đất công trình công cộng
|
: 439,6 ha, chiếm tỷ lệ 1,0%;
|
+ Đất cây xanh
|
: 798,6 ha, chiếm tỷ lệ 1,8%;
|
+ Đất giao thông
|
: 1.402,2 ha, chiếm tỷ lệ 3,2%.
|
- Đất khác trong khu dân dụng:
3.311,9 ha, chiếm tỷ lệ 7,6%, trong đó:
+ Đất công trình công cộng cấp
thành phố
|
: 1.084,8 ha, chiếm tỷ lệ 2,5%.
|
+ Đất công viên cây xanh cấp thành
phố
|
: 2.192,1 ha, chiếm tỷ lệ 5,0%.
|
+ Đất tôn giáo
|
: 35,0 ha, chiếm tỷ lệ 0,1%.
|
- Đất ngoài dân dụng: 7.092,2 ha, chiếm
tỷ lệ 16,3%:
+ Đất công nghiệp tập trung
|
: 2.034,2 ha, chiếm tỷ lệ 4,7%.
|
+ Đất cơ sở sản xuất công nghiệp -
TTCN
|
: 381,7 ha, chiếm tỷ lệ 0,9%.
|
+ Đất giao thông đối ngoại
|
: 1.533,8 ha, chiếm tỷ lệ 3,5%.
|
+ Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, nghĩa địa: 1.169,1 ha, chiếm tỷ lệ 2,7%.
+ Đất an ninh quốc phòng
|
: 717,0 ha, chiếm tỷ lệ 1,7%.
|
+ Đất cây xanh cách ly
|
: 627,2 ha, chiếm tỷ lệ 1,4%.
|
+ Đất mặt nước
|
: 629,2 ha, chiếm tỷ lệ 1,4%.
|
- Đất nông lâm nghiệp: 24.385,1 ha,
chiếm tỷ lệ 56,1%.
+ Đất nông nghiệp kết hợp du lịch
sinh thái: 4.750,0 ha, chiếm tỷ lệ 10,9%.
+ Đất rừng đặc dụng kết hợp tiểu thủ
công nghiệp và thủ công nghiệp, du lịch: 2.250,0 ha, chiếm tỷ lệ 5,2%.
+ Đất nông nghiệp: 17.385,1 ha, chiếm
tỷ lệ 40%.
- Đất sông rạch:
1.161,0 ha, chiếm tỷ lệ 2,7%.
4.2. Chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc:
|
Đơn
vị tính
|
Quy
hoạch được duyệt năm 1998 tại Quyết định số 6994/QĐ-UB-QLĐT
|
Nhiệm
vụ điều chỉnh quy hoạch được duyệt năm 2007 tại Quyết định số 2675/QĐ-UBND
|
Điều
chỉnh quy hoạch
|
Từ
2010
|
2015
|
2020
|
- Diện tích tự nhiên
|
ha
|
42.848,3
|
43.496,6
|
43.496,6
|
43.496,6
|
43.496,6
|
- Dân số
|
người
|
600.000
- 800.000
|
800.000
|
350.000
|
450.000
|
800.000
|
- Mật độ dân số
|
người/km2
|
|
|
|
|
|
+Trên đất tự nhiên
|
người/km2
|
1.634
|
1.840
|
805
|
1.034
|
1.840
|
+ Trên đất ở
|
người/km2
|
|
|
8.040
|
9.281
|
16.306
|
- Mật độ xây dựng (khu vực đô thị)
|
%
|
25 -
30
|
25 -
30
|
25 -
30
|
25 -
30
|
25 -
30
|
- Tầng cao xây dựng
|
|
|
|
|
|
|
+ Tối thiểu
|
tầng
|
|
|
1
|
1
|
1
|
+ Tối đa
|
tầng
|
|
|
Tùy
từng khu chức năng
|
- Đất dân dụng
Trong đó:
|
m2/người
|
80-90
|
80
-100
|
151,8
|
137,2
|
94,3
|
+ Đất ở
|
m2/người
|
50-60
|
52-60
|
124,9
|
107,7
|
61,3
|
- Đất ở đô thị
|
m2/người
|
50
|
45-50
|
|
|
49,5
|
- Đất ở nông thôn
|
m2/người
|
90-100
|
100-130
|
|
|
108,7
|
+ Đất CTCC
|
m2/người
|
4-5
|
4-6
|
5,6
|
5,2
|
5,5
|
+ Đất cây xanh
|
m2/người
|
12-15
|
10-15
|
1,8
|
4,8
|
10,0
|
+ Đất giao thông
|
m2/người
|
14-18
|
14-
19
|
19,4
|
19,5
|
17,5
|
5. Quy hoạch hệ
thống hạ tầng kỹ thuật:
5.1. Quy hoạch giao thông:
- Việc tổ chức giao thông theo hướng
cải tạo mở rộng đúng lộ giới quy định, kết hợp xây mới một số tuyến đường tạo
thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh.
- Xây dựng và cải tạo các nút giao thông
tại các vị trí giao cắt trục đường đối ngoại (đường Quốc lộ 22, đường cao tốc
thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài, đường Vành đai 3, Vành đai 4,...) với các tuyến
đường khác để tránh gián đoạn lưu lượng xe qua lại và đảm bảo giao thông được
thông suốt, an toàn.
- Quy hoạch nối dài tuyến metro số 2
(từ Thủ Thiêm - Bến Thành - Tham Lương) đến khu đô thị Tây Bắc đi qua địa bàn
huyện theo hành lang Quốc lộ 22.
- Quy hoạch tuyến đường sắt liên đô
thị thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài và nối ga Tân Chánh Hiệp đi theo hành lang
đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài phù hợp với Quy hoạch phát triển
Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
- Giao thông công cộng: hệ thống giao
thông công cộng chủ yếu sử dụng 2 loại hình giao thông là hệ thống xe buýt và hệ
thống đường sắt đô thị - liên đô thị.
- Quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi
đậu xe (công trình phục vụ giao thông) với tổng diện tích 75ha phù hợp với Quy
hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm
nhìn sau năm 2020 (một số vị trí bến bãi được hoán đổi để phù hợp với tình hình
thực tế sử dụng đất nhưng vẫn đảm bảo diện tích cần thiết theo quy hoạch).
- Giao thông đường bộ đối nội: trên
cơ sở các tuyến đường chính hiện hữu, dự kiến nâng cấp mở rộng các tuyến đường
liên xã, thị trấn và xây dựng mới các trục đường chính, đường liên khu vực.
5.2. Quy hoạch cao độ nền và thoát nước
mặt:
- Cao độ xây dựng tối thiểu +2,00m.
- Khu vực có nền đất cao hơn cao độ
xây dựng:
+ Khu hiện hữu cải tạo: Không san lấp,
hoàn thiện mặt phủ kết hợp với các giải pháp tiêu thoát nước mặt.
+ Khu xây dựng mới: Tôn nền cục bộ
các khu vực là đồng mộng, thấp hơn địa hình chung quanh.
- Khu vực có nền thấp dưới cao độ xây
dựng:
+ Khu hiện hữu cải tạo: Khuyến cáo
nâng dần nền công trình theo cao độ xây dựng khi có điều kiện.
+ Khu xây dựng mới: Tôn nền triệt để.
- Tận dụng hệ thống kênh, mương, sông
rạch hiện hữu; cải tạo nạo vét làm trục thoát nước cấp I.
- Phân chia lưu vực thoát nước mặt
theo địa hình tự nhiên.
- Sử dụng hệ thống cống ngầm (cống
tròn, cống hộp) để tổ chức thoát nước mưa. Riêng các khu công nghiệp có thể sử
dụng mương hở và mương đậy nắp đan.
- Khu vực địa hình có độ dốc lớn, cống
thoát nước mưa được thiết kế với các giếng chuyển bậc để giảm vận tốc trong cống.
- Nối cống theo nguyên tắc ngang đỉnh,
độ sâu chôn cống tối thiểu 0,7m.
5.3. Quy hoạch cấp năng lượng và chiếu
sáng:
- Chỉ tiêu cấp điện:
+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 750 ÷
2500 KWh/người/năm.
+ Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: 350
÷ 400 KW/ha.
- Nguồn cấp điện cho huyện Củ Chi sẽ
được tiếp tục lấy từ các trạm trung gian 220/110/15-22KV Hóc Môn, 110/15-22KV
hiện hưu cải tạo: Củ Chi, Phú Hòa Đông. Dài hạn sẽ được cấp thêm từ các trạm
500/220/110KV xây dựng mới: Cầu Bông; trạm 220/110KV xây dựng mới: Củ Chi 2, đô
thị Tây Bắc, Phú Hòa Đông và các trạm 110/15-22KV xây dựng mới: Tân Phú Trung,
Bàu Đưng, Tân Quy, Phước Vĩnh An.
- Mạng lưới phân phối quy hoạch cấp
điện phù hợp:
+ Lưới trung thế điện áp 22KV được
xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, mỗi tuyến chính có tiết diện ≥
240mm2, ở khu đô thị đi ngầm, ở khu dân cư nông thôn đi trên trụ bê
tông ly tâm.
+ Lưới hạ thế sử dụng cáp đồng bọc
cách điện XLPE chôn ngầm ở các khu dân cư xây dựng mới, khu chung cư cao tầng,
khu công trình công cộng.
+ Trạm biến thế phân phối 15-22/0,4KV
xây dựng mới kiểu trạm phòng, trạm cột, trạm kiosk đảm bảo bán kính phục vụ cấp
điện ≤ 200m ÷ 300m. Các trạm hiện hữu loại trạm giàn, treo trên trụ không phù hợp
và không đảm bảo an toàn sẽ được tháo gỡ và thay dần bằng loại trạm cột (trạm
đơn thân), trạm kiosk. Ở khu dân cư nông thôn có thể sử dụng loại trạm giàn, trạm
cột.
+ Đèn chiếu sáng giao thông sử dụng
đèn cao áp công suất phù hợp và tiết kiệm năng lượng, gắn trên trụ thép tráng kẽm,
lưới cấp điện được xây dựng ngầm.
5.4. Quy hoạch cấp nước:
- Nguồn cấp nước:
+ Đối với khu đô thị mới, khu công
nghiệp tập trung, sử dụng nguồn nước máy thành phố thuộc hệ thống nhà máy nước
Tân Hiệp và nhà máy nước kênh Đông.
+ Các xã, trung tâm xã, vùng đô thị
hóa sử dụng nước ngầm, khai thác tập trung bằng giếng khoan công nghiệp.
+ Vùng dân cư nông thôn sử dụng nguồn
nước ngầm khai thác riêng lẻ.
- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt:
+ Đối với vùng đô thị, khu công
nghiệp tập trung
|
: 180 lít/người/ngày.
|
+ Đối với vùng dân cư nông thôn
|
: 150 lít/người/ngày.
|
- Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 80
lít/s/ đám cháy, số đám cháy đồng thời: 3 đám cháy (theo TCVN 2622-1995).
- Tổng nhu cầu dùng nước:
+ Đến năm 2015:
• Nước máy thành phố
|
: 129.524 - 136.731 (m3/ngày).
|
• Nước ngầm tập trung
|
: 30.084 - 32.292 (m3/ngày).
|
• Nước ngầm phân tán
|
: 22.770 - 25.047 (m3/ngày).
|
+ Đến năm 2020:
|
|
• Nước máy thành phố
|
: 258.260 - 276.325 (m3/ngày).
|
• Nước ngầm tập trung
|
: 22.770 - 25.047 (m3/ngày).
|
• Nước ngầm phân tán
|
: 28.000 - 30.800 (m3/ngày).
|
5.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử
lý chất thải rắn:
5.5.1 Thoát nước thải:
- Giải pháp thoát nước bẩn:
+ Nước thải sinh hoạt được thu gom
theo từng lưu vực nhỏ, phát triển theo cụm dân cư, mỗi lưu vực đều có hệ thống
thu gom và xử lý theo khu vực.
+ Các khu vực nông thôn, nằm ngoài
các lưu vực sẽ được xử lý trong từng hộ dân bằng bể tự hoại, sau đó thoát ra hệ
thống thoát nước mưa.
+ Nước thải công nghiệp tập trung,
không nằm trong lưu vực thoát nước thải sẽ được thu gom, xử lý riêng.
- Tiêu chuẩn thoát nước sinh hoạt:
+ Khu vực đô thị
|
: 180 - 200 (lít/người/ngày).
|
+ Khu vực nông thôn
|
: 120 - 150 (lít/người/ngày).
|
- Tiêu chuẩn thoát nước công nghiệp
|
: 35 - 55 (m3/ha/ngày).
|
- Tổng lượng nước thải:
+ Đến 2015:
• Nước thải sinh hoạt
: 112.000 - 134.500 (m3/ngày).
• Nước thải công nghiệp: 65.500 -
72.000 (m3/ngày).
+ Đến 2020:
• Nước thải sinh hoạt
: 200.000 - 240.200 (m3/ngày).
• Nước thải công nghiệp
: 91.500- 100.600 (m3/ngày).
5.5.2. Xử lý chất thải rắn:
- Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt:
+ Khu vực đô thị
: 1,0 - 1,2 (kg/người/ngày).
+ Khu vực nông thôn
: 0,9 - 1,0 (kg/người/ngày).
- Tiêu chuẩn rác thải công nghiệp:
0,5(tấn/ha/ngày).
- Tổng lượng rác thải:
+ Đến 2015:
• Rác thải sinh hoạt
: 490 (tấn/ngày).
• Rác thải công nghiệp : 710 (tấn/ngày).
+ Đến 2020:
• Rác thải sinh hoạt
: 980 (tấn/ngày).
• Rác thải công nghiệp : 1.006 (tấn/ngày).
- Phương án thu gom và xử lý rác: Xây
dựng 7 trạm ép rác kín, để thu gom vận chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Tây Bắc tại xã Phước Hiệp và xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi.
- Nghĩa trang: Xây dựng nghĩa trang
nhân dân tại xã An Nhơn Tây quy mô 25 ha, xây dựng 4 nhà tang lễ trong địa bàn
huyện.
5.6. Quy hoạch tổng hợp đường dây, đường
ống:
Việc bố trí, sắp xếp đường dây, đường
ống có thể thay đổi trong các dự án triển khai thiết kế kỹ thuật nhưng vẫn đảm
bảo theo quy định.
6. Việc quản lý
quy hoạch trên địa bàn huyện Củ Chi phải lưu ý một số điểm sau:
- Các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ
1/2000 cũng như các dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn đợt đầu phải chú ý
xác định chính xác ranh giới, quy mô sử dụng đất phù hợp, hạn chế di dời giải tỏa
và gây xáo trộn tại những khu vực dân cư hiện hữu ổn định.
- Về quy hoạch khu địa đạo Tân Phú
Trung: Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thường trực Thành ủy và Ủy ban nhân dân
thành phố về quy mô khu di tích địa đạo Tân Phú Trung, giao Ủy ban nhân dân huyện
Củ Chi cập nhật chỉ tiêu quy hoạch khu vực này vào đồ án điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng huyện Củ Chi.
- Chỉ giới xây dựng sẽ được xem xét
thẩm định cụ thể trong các đồ án Quy hoạch chi tiết, Riêng đối với tuyến đường
Tỉnh lộ 15, giao Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi vẫn tiếp tục quản lý đảm bảo chỉ
giới xây dựng không nhỏ hơn 40m.
- Đối với tuyến đường dây 500KV
Pleiku - Mỹ Phước - Cầu Bông chỉ mang tính chất định hướng và phải được khảo
sát cụ thể, có ý kiến của các cơ quan chuyên ngành quản lý.
Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên
quan:
- Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ủy ban
nhân dân huyện Củ Chi, Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình huyện Củ Chi, Viện
Quy hoạch xây dựng chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệu đánh giá
hiện trạng và phải đảm bảo phù hợp quy chuẩn, quy định của các số liệu trong hồ
sơ, bản vẽ trình duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi,
thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.
- Trên cơ sở nội dung Đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng được duyệt này, giao Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi chủ
trì, phối hợp với Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng tổ chức lập
Quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị và Ban hành Quy định quản lý theo
đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi được duyệt; đồng thời rà
soát và triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy
hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị để cụ thể hóa đồ án điều chỉnh
Quy hoạch chung xây dựng huyện Củ Chi, làm cơ sở triển khai các dự án đầu tư hạ
tầng kỹ thuật khung của đô thị và các dự án đầu tư xây dựng.
- Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi có
trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây
dựng tổ chức công bố, công khai đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng huyện
Củ Chi theo quy định tại Quyết định số 49/2011/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2011
của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quy định về công bố công khai và cung cấp
thông tin về quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố,
Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc
Sở Giao thông vận tải, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Công
Thương, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện
nghiên cứu phát triển thành phố, Trưởng Ban Quản lý khu đô thị Tây Bắc, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, Giám đốc Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình
huyện Củ Chi, Giám đốc Viện Quy hoạch xây dựng và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND/TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- Sở Y tế; Sở GD&ĐT;
- Sở Lao động-Thương binh và Xã hội;
- Ban Quản lý các KCX và CN;
- VPUB: Các PVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu:VT, (ĐTMT-MTu)
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hữu Tín
|