Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1573/QĐ-UBND 2022 Chương trình phát triển đô thị Quảng Ngãi đến 2030

Số hiệu: 1573/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi Người ký: Đặng Văn Minh
Ngày ban hành: 31/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1573/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch ngày 29/11/2018;

Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị; Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 về phân loại đô thị (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023);

Căn cứ Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (có hiệu lực từ ngày 01/01/2023);

Căn cứ Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1574/QĐ-TTg ngày 12/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021- 2030;

Căn cứ Thông tư số 12/2014/TT-BXD ngày 25/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị;

Căn cứ Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 29/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thuộc nguồn vốn ngân sách địa phương;

Căn cứ Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 12/01/2021 của UBND tỉnh Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 646/QĐ-UBND ngày 20/5/2022 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề cương và dự toán Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 5983/BXD-PTĐT ngày 29/12/2022 của Bộ Xây dựng về việc phúc đáp Văn bản số 5937/UBND-KTN ngày 21/11/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Hội đồng thẩm định các Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tại Báo cáo thẩm định số 217/BCTĐ-HĐTĐ ngày 30/12/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm, mục tiêu phát triển đô thị

a) Quan điểm

- Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh, hiệu quả, có chất lượng cao và bền vững hơn; phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ngãi theo mô hình mạng lưới liên kết, xanh và bền vững, tỷ lệ đô thị hóa theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX giai đoạn 2020 - 2025; có cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phù hợp, đồng bộ, hiện đại; có môi trường và chất lượng sống đô thị tốt; thích ứng với biến đổi khí hậu; có nền kiến trúc đô thị tiên tiến, giàu bản sắc; có vai trò, vị thế xứng đáng trong mạng lưới đô thị của cả nước.

- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và kiểm soát chất lượng môi trường đô thị. Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo, xây dựng mới đô thị xanh và đô thị sinh thái và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu tại các đô thị. Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới để xây dựng đô thị văn minh và hiện đại.

- Tạo điều kiện huy động khai thác nguồn lực cho đầu tư cải tạo, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong phát triển đô thị.

- Thành lập các đô thị mới và phân bố hợp lí đô thị trung tâm trên địa bàn tỉnh, tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng trong tỉnh. Phát triển đô thị phải gắn với phát triển nông thôn và sử dụng hiệu quả hợp lý quỹ đất trong phát triển đô thị.

b) Mục tiêu

b1) Giai đoạn đến năm 2030:

- Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống đô thị theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Quốc gia. Đến cuối năm 2030, toàn tỉnh sẽ có 18 đô thị, gồm: Thành phố Quảng Ngãi (loại I); các thị xã: Đức Phổ, Bình Sơn, Lý Sơn và đô thị Di Lăng, huyện Sơn Hà (loại IV); 06 thị trấn và 07 đô thị mới (loại V).

- Làm cơ sở tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại cho các đô thị, hướng tới phấn đấu xây dựng và phát triển đô thị phù hợp với Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch nâng loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030.

- Rà soát tổng thể các tiêu chí về kinh tế - xã hội và hạ tầng đô thị, từ đó xây dựng kế hoạch, lộ trình khắc phục những tiêu chí còn thiếu, còn yếu, đề xuất giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng khung và hệ thống đô thị trên toàn tỉnh.

- Làm cơ sở để lập đề án và đánh giá nâng loại đô thị; thành lập các phường, thị trấn trong tương lai.

- Đảm bảo sự phát triển của đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng.

- Góp phần nâng cao chất lượng sống người dân đô thị, thông qua việc tập trung nguồn lực hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng xã hội đô thị, kiến trúc cảnh quan phù hợp, đồng bộ, từng bước hiện đại và bền vững. Đảm bảo tính kết nối theo quy hoạch được duyệt.

b2) Tầm nhìn đến năm 2050: Tiếp tục phát triển hoàn thiện hệ thống đô thị theo các mục tiêu trên, phù hợp Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phù hợp với Chương trình phát triển đô thị Quốc gia, trong đó:

- Thành phố Quảng Ngãi hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I.

- Các đô thị: Bình Sơn, Đức Phổ, Lý Sơn sẽ đạt đô thị loại III, trở thành thành phố thuộc tỉnh.

- Phát triển các huyện: Sơn Hà, Ba Tơ, Trà Bồng, Mộ Đức, Tư Nghĩa đạt tiêu chí đô thị loại IV và trở thành thị xã.

- Đô thị loại V: Khoảng 20-25 đô thị.

2. Các chỉ tiêu chính và định hướng phát triển đô thị của tỉnh

a) Tỷ lệ đô thị hóa

- Đến năm 2025, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 35,15%.

- Đến năm 2030, tỷ lệ đô thị hóa đạt 50,22%.

b) Về hệ thống đô thị

b1) Giai đoạn đến năm 2025

Hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh có 15 đô thị (gồm đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị đạt tiêu chí đô thị)

- Đô thị hiện hữu bao gồm 09 đô thị:

+ 01 đô thị loại II: Thành phố Quảng Ngãi;

+ 01 đô thị loại IV: Thị xã Đức Phổ;

+ 07 đô thị loại V: Thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức; thị trấn La Hà, huyện Tư Nghĩa; thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa; thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà; thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng; thị trấn Chợ Chùa, huyện Nghĩa Hành; thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.

- Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới đạt tiêu chí đô thị gồm 06 khu vực:

+ 01 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại IV: Huyện Bình Sơn.

+ 05 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V: Đô thị Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh; đô thị Thạch Trụ, huyện Mộ Đức; đô thị Sơn Tây, huyện Sơn Tây; đô thị Minh Long, huyện Minh Long; huyện Lý Sơn.

b2) Giai đoạn đến năm 2030

Đến năm 2030 hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh có 18 đô thị (gồm đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị đạt tiêu chí đô thị).

- Đô thị hiện hữu bao gồm 08 đô thị:

+ 01 đô thị loại I: Thành phố Quảng Ngãi;

+ 01 đô thị loại IV: Thị xã Đức Phổ;

+ 06 đô thị loại V: Thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức; thị trấn La Hà, thị trấn Sông Vệ, Huyện Tư Nghĩa; thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng; thị trấn Chợ Chùa, Huyện Nghĩa Hành; thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ.

- Khu vực dự kiến hình thành đô thị mới đạt tiêu chí đô thị gồm 10 khu vực:

+ 03 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại IV: Huyện Bình Sơn; huyện Lý Sơn; đô thị Di Lăng, huyện Sơn Hà.

+ 07 đô thị mới đạt tiêu chí đô thị loại V: Đô thị Sơn Tịnh, huyện Sơn Tịnh; đô thị Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh; đô thị Thạch Trụ, huyện Mộ Đức; đô thị Sơn Tây, huyện Sơn Tây; đô thị Minh Long, huyện Minh Long; đô thị Ba Vì, huyện Ba Tơ; đô thị Nam Sông Vệ, huyện Mộ Đức.

+ Khu vực đô thị La Hà, Sông Vệ và vùng phụ cận đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV.

Danh mục, lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 được xác định theo bảng sau:

STT

Tên đô thị

Hiện trạng

2021 - 2025

2026 - 2030

Tầm nhìn 2050

Loại đô thị

Loại đô thị

Loại đô thị

Loại đô thị

1

TP. Quảng Ngãi

II

II

I*

I

2

Sơn Tịnh

2.1

Trung tâm huyện lỵ Tịnh Sơn

-

V

V

V

2.2

Tịnh Bắc

-

-

-

V

2.3

Tịnh Phong

-

-

V

V

3

Tư Nghĩa

IV (khu vực TT La Hà, TT Sông Vệ và các vùng phụ cận là các xã: Nghĩa Trung, Nghĩa Thương, Nghĩa Phương Nghĩa Điền, Nghĩa Hòa, Nghĩa Kỳ đạt tiêu chí đô thị loại IV

3.1

La Hà

V

V

(khu vực TT La Hà, TT Sông Vệ và các phụ cận là các xã: Nghĩa Trung, Nghĩa Thương, Nghĩa Phương đạt một số tiêu chí cơ bản của đô thị loại IV

Sông Vệ

V

V

4

Bình Sơn

IV

IV

III

4.1

Châu Ô

V

4.2

Vạn Tường

V

5

Trà Bồng

IV

5.1

Trà Xuân (mở rộng)

V

V

IV*

5.2

Trà Phong

-

-

V*

5.3

Trà Bình

-

-

V*

6

Đức Phổ

IV

IV

IV, III*

III

7

Mộ Đức

IV (khu vực TT Mộ Đức mở rộng cùng các xã: Đức Minh, Đức Lợi, Đức Lân, Đức Tân, Đức Hòa, đô thị Nam Sông Vệ đạt tiêu chí đô thị loại IV)

7.1

Thị trấn Mộ Đức

V

V

V, IV*

7.2

Nam Sông Vệ - Quán Lát

-

-

V

7.3

Đức Minh

V*

7.4

Đức Lợi

-

-

V*

7.5

Thạch Trụ

-

V

V

8

Nghĩa Hành

V, IV* (Sau năm 2030, Hành Dũng, Hành Minh, Hành Đức, Hành Phước và Hành Thịnh đạt đô thị loại V)

8.1

Thị trấn Chợ Chùa

V

V

V

8.2

Hành Thuận

-

-

V*

8.3

Hành Thiện

-

-

V*

9

Ba Tơ

IV

9.1

Thị trấn Ba Tơ (mở rộng)

V

V

V, IV*

9.2

Ba Động (sau năm 2030)

-

-

-

9.3

Ba Vì

-

-

V

10

Sơn Hà

IV

10.1

Di Lăng (mở rộng)

V

V, IV*

IV

10.2

Sơn Hạ

-

-

V*

11

Sơn Tây (Sơn Dung - Sơn Mùa)

-

V

V

V

12

Minh Long (Long Hiệp)

V

V

V

V

13

Lý Sơn

V

V

IV

III

c) Về chất lượng đô thị

c1) Giai đoạn đến năm 2025

- Tiêu chuẩn diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt 29,9m2 sàn/người, trong đó: Tại khu vực đô thị đạt 35m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 27,2m2 sàn/người.

- Đến năm 2025, phấn đấu nâng chất lượng nhà ở kiên cố đạt 98%.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại II đạt từ 15-22% trở lên; đô thị loại IV đạt từ 12-17%; đô thị loại V đạt từ 11-16%.

- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại đô thị loại II đạt từ 10-15%; đô thị loại IV đạt từ 3-5%; đô thị loại V đạt từ 1-2%.

- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch, hợp vệ sinh tại đô thị loại II đạt từ 95-100%; đô thị loại IV đạt từ 90 - 95%; đô thị loại V đạt từ 80-95%.

- Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt tại đô thị loại II đạt từ 110-125 lít/người/ngày đêm; đô thị loại IV đạt từ 100-120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt từ 80-100 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đối với đô thị loại II đạt từ 80-90%; đô thị loại IV đạt từ 70-80%; đô thị loại V đạt từ 60-70%.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đối với đô thị loại II đạt từ 70- 80%; đô thị loại IV đạt từ 65-70%; đô thị loại V đạt từ 60-65%

- Tỷ lệ chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đối với đô thị loại II đạt từ 95-100%; đô thị loại IV đạt từ 90-95%; đô thị loại V đạt từ 80-90%.

- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đối với đô thị loại II đạt từ 55-80%; đô thị loại IV đạt từ 50-70%; đô thị loại V đạt từ 50-70%.

- Đất cây xanh toàn đô thị đối với đô thị loại II đạt từ 7-10m2/người; đô thị từ loại IV đến loại V đạt từ 5-7m2/người.

- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đô thị loại II đạt từ 5-6m2/người; đô thị loại IV đạt từ 4-5m2/người; đô thị loại V đạt từ 3- 4m2/người.

c2) Giai đoạn đến năm 2030

- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt 33m2 sàn/người, trong đó: Tại khu vực đô thị đạt 37m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29m2 sàn/người; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố là 98,5%.

- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị tại đô thị loại I và loại II đạt từ 20 - 25% trở lên; đô thị từ loại III đến loại V đạt từ 20% trở lên.

- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đáp ứng nhu cầu tại các đô thị loại I đạt từ 20 - 30% trở lên; đô thị loại II và III đạt từ 10 - 15%; đô thị loại IV và loại V đạt từ 2 - 5%.

- Tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước sạch và tiêu chuẩn cấp nước tại các đô thị loại I đến loại IV đạt 90%, đạt 120 lít/người/ngày đêm; đô thị loại V đạt 70%, tiêu chuẩn cấp nước đạt 90 lít/người/ngày đêm.

- Tỷ lệ bao phủ của hệ thống thoát nước đạt 80 - 90% diện tích lưu vực thoát nước trong các đô thị và 60% lượng nước thải sinh hoạt được thu gom và xử lý; 100% các cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 18% đối với các đô thị từ loại đặc biệt đến loại IV; dưới 25% đối với các đô thị loại V.

- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt của đô thị, khu công nghiệp được thu gom và xử lý đạt 90%; 100% chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường.

- Tỷ lệ chiếu sáng đường phố chính và khu nhà ở, ngõ xóm tại các đô thị loại I đến loại II đạt 100%; các đô thị loại III, loại IV, loại V đạt 90% chiều dài các tuyến đường chính và 85% chiều dài đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng.

- Đất cây xanh đô thị, đối với đô thị loại I, loại II đạt 10 m2/người; đô thị loại III, loại IV đạt 7m2/người; đô thị loại V đạt 3 - 4m2/người. Đất cây xanh công cộng khu vực nội thị đạt từ 4 - 6m2/người.

3. Danh mục các dự án ưu tiên

a) Công trình hạ tầng kỹ thuật khung và công trình đầu mối kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh

a1) Hạ tầng giao thông

- Dự án đường cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn;

- Đường nối từ cầu Thạch Bích đến Tịnh Phong;

- Cầu và đường nối từ trung tâm huyện Sơn Tịnh đến huyện Tư Nghĩa (Cầu Trà khúc 3);

- Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIb;

- Đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh, giai đoạn IIa;

- Đường Hoàng Sa - Dốc Sỏi;

- Đường Tịnh Phong - cảng Dung Quất II, giai đoạn I;

- Cầu Trà Khúc 1;

- Dự án Nâng cấp, mở rộng QL.24 đoạn Km32-Km69, tỉnh Quảng Ngãi;

- Dự án Nâng cấp, mở rộng QL.24B đoạn Km23+300 -Km57+170, tỉnh Quảng Ngãi;

- Dự án Đầu tư xây dựng tuyến QL.24D, tỉnh Quảng Ngãi;

- Sân bay Lý Sơn.

a2) Hạ tầng cấp điện

- Dự án tuyến 110kV mạch 2 Dốc Sỏi - Quảng Ngãi;

- Nhiệt điện khí dư Hòa Phát II 300 MW;

- Nhà máy điện tuabin khí hỗn hợp Dung Quất I (CVX) 750 MW.

a3) Hạ tầng thoát nước

- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung của thành phố Quảng Ngãi (lưu vực sông Trà Khúc);

- Dự án Phát triển hạ tầng thích ứng thành phố Quảng Ngãi.

a4) Hạ tầng cấp nước

- Xây dựng bến, bể, trụ lấy nước chữa cháy trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi và Khu kinh tế Dung Quất;

- Nâng cấp nhà máy nước Nghĩa Kỳ- Nghĩa Thuận, huyện Tư Nghĩa từ 25.000 m3/ngày lên 50.000 m3/ngày;

- Nâng cấp nhà máy nước thành phố Quảng Ngãi từ 10.000 m3/ngày lên 20.000 m3/ngày.

a5) Hạ tầng thông tin liên lạc

- Xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và cơ sở dữ liệu chuyên ngành các cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;

- Dự án chuyển đổi số hoạt động cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ngãi; xây dựng kho dữ liệu số phục vụ phát triển kinh tế số.

a6) Hạ tầng thu gom và xử lý chất thải rắn

- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ;

- Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Dung Quất;

- Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt thị xã Đức Phổ.

b) Công trình hạ tầng xã hội thiết yếu

b1) Trụ sở cơ quan hành chính

- Khu hành chính tập trung thành phố Quảng Ngãi;

b2) Giáo dục

- Trường cao đẳng Việt Nam- Hàn Quốc Quảng Ngãi;

- Đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống các cơ sở giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

b3) Văn hóa, thể thao và du lịch

- Trung tâm hội nghị và triển lãm tỉnh;

- Nâng cấp, cải tạo Sân vận động tỉnh và xây dựng đường vành đai xung quanh sân vận động.

b4) Y tế

- Trung tâm Y tế Quân - Dân y kết hợp huyện Lý Sơn;

- Nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh (hạng mục: Khu điều trị cán bộ trung cao, các khoa phòng chức năng và hạng mục phụ trợ);

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh;

- Nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Đặng Thùy Trâm;

- Trung tâm y tế huyện Sơn Tịnh.

4. Nhu cầu vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và các giải pháp về vốn

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư xây dựng đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030 khoảng 81.000 tỷ đồng. Trong đó vốn đầu tư hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh khoảng 68.700 tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển các đô thị hiện hữu và khu vực dự kiến hình thành đô thị mới khoảng 12.300 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng khung và công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật kết nối hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh khoảng 68.700 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 66.000 tỷ đồng; vốn đầu tư hạ tầng xã hội khoảng 2.100 tỷ đồng.

- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến hình thành đô thị mới khoảng 12.300 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn các đô thị khu vực đồng bằng khoảng 10.4700 tỷ đồng; khu vực miền núi tỉnh khoảng 1.540 tỷ đồng; khu vực hải đảo khoảng 290 tỷ đồng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Hướng dẫn các địa phương lập, thẩm định và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị từng đô thị.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án thuộc Chương trình, tổng hợp tình hình thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Cân đối ngân sách hàng năm đảm bảo chi phí chung của các sở, ngành, địa phương trong việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị và vận động thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động thuộc Chương trình, tổ chức xúc tiến đầu tư phát triển đô thị từ các nguồn vốn hợp pháp trong nước và quốc tế.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn cơ chế ưu đãi, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng phát triển đô thị theo các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.

3. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên (nếu có) của Chương trình.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị, đơn vị có liên quan rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại khu vực đô thị hiện hữu và các khu vực dự kiến phát triển đô thị mới; lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm và hàng năm đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

- Hướng dẫn các địa phương xác định ranh giới, diện tích các loại đất cần bảo vệ nghiêm ngặt làm cơ sở cho định hướng phát triển đô thị.

5. Sở Giao thông vận tải: Xây dựng kế hoạch triển khai các dự án phát triển mạng lưới giao thông (cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh) toàn tỉnh phù hợp với quy hoạch, Chương trình phát triển đô thị theo từng giai đoạn để đảm bảo kết nối giữa các đô thị trên địa bàn được thuận lợi và thông suốt, đầu tư phát triển và khai thác các dịch vụ vận tải, kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo tính hệ thống nhằm phát triển, nâng cao hiệu quả vận tải trên địa bàn.

6. Sở Nội vụ: Phối hợp với các sở, ngành và UBND cấp huyện trong việc rà soát, đánh giá trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận loại đô thị. Hướng dẫn UBND cấp huyện lập hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính đô thị theo quy định của pháp luật.

7. Các sở, ngành liên quan: Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách và chỉ đạo triển khai thực hiện các chính sách có liên quan đến quản lý phát triển đô thị.

8. UBND cấp huyện:

- Chủ động rà soát, đánh giá thực trạng phát triển các đô thị; rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập Quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong đô thị thuộc địa bàn quản lý,...

- Tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị cho từng đô thị thuộc địa phương quản lý. Chủ động, tích cực huy động mọi nguồn lực nhằm phát triển đô thị phù hợp với lộ trình phát triển đô thị của địa phương và toàn tỉnh.

- Tổ chức lập Quy chế quản lý kiến trúc.

- Tổ chức lập Đề án công nhận loại đô thị; lập hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị hành chính đô thị theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải; Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, NC, KT-TH, CB-TH;
- Lưu: VT, KTN (Vũ 1292).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1573/QĐ-UBND ngày 31/12/2022 phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.202

DMCA.com Protection Status
IP: 18.217.209.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!