ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 10/2017/QĐ-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 08 tháng 09 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Xây dựng năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP
ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép
xây dựng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng
tại Tờ trình số 68/TTr-SXD-CPXD ngày 22/5/2017 và Báo cáo thẩm định số 18/BCTĐ-STP ngày 16/5/2017 của
Sở Tư pháp.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chi tiết
một số nội dung về cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 18 tháng 9
năm 2017; thay thế Quyết định số 941/2014/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng về việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành
phố Hải Phòng.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám
đốc các Sở, ban, ngành thành phố; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan có liên quan;
các chủ đầu tư, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân liên quan đến hoạt động xây dựng
trên địa bàn thành phố Hải Phòng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: XD, TP;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TTTU; TT HĐND TP;
- Đoàn ĐBQH TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Như Điều 3;
- Công báo TP;
- Đài PTTH HP, Báo Hải Phòng, Cổng TTĐT TP;
- CVP, các PCVP UBNDTP;
- Các Phòng: XDGTCT, VXNC, NNTNMT;
- CV: XD2, QH, XD;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
QUY ĐỊNH
CHI TIẾT MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số
10/2017/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hải Phòng)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Quy định chi tiết một số nội dung
liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Các cơ quan cấp giấy phép xây dựng;
b) Các tổ chức, cá nhân trong nước và
nước ngoài là chủ đầu tư xây dựng công trình; tổ chức tư vấn xây dựng, thi công
xây dựng và các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác cấp giấy phép xây dựng
và thực hiện xây dựng theo giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 2. Nguyên
tắc chung
1. Trước khi khởi công xây dựng công
trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
cấp theo quy định, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng
năm 2014.
2. Chủ đầu tư xây dựng công trình được
miễn cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại các Điểm b, d, đ và i Khoản 2 Điều
89 Luật Xây dựng năm 2014, trước khi khởi công xây dựng có trách nhiệm gửi
thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơ thiết kế xây dựng đến Ủy
ban nhân dân quận, huyện nơi thực hiện đầu tư xây dựng công trình để theo dõi,
lưu trữ hồ sơ.
Chương II
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Thẩm
quyền cấp và phân cấp thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi
giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
1. Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp
cho Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng các công trình sau (trừ công trình thuộc
phạm vi quản lý của Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng):
a) Công trình
xây dựng cấp I, cấp II.
b) Công trình tôn giáo;
c) Công trình di tích lịch sử - văn
hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng đã được xếp hạng.
d) Công trình trên các tuyến, trục đường
phố chính trong đô thị, các tuyến đường thuộc khu vực trung tâm thành phố (xem
Phụ lục kèm theo).
đ) Công trình thuộc dự án có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài.
e) Công trình thuộc dự án và các công
trình khác trên địa bàn thành phố gồm:
- Công trình xây dựng nằm trên địa
bàn từ hai (02) quận, huyện trở lên.
- Công trình xây dựng ảnh hưởng an
toàn cộng đồng, được quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của
Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây
dựng, có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng.
- Công trình xây dựng nằm trong cụm
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp không giao cho Ban Quản lý Khu kinh tế Hải
Phòng quản lý.
- Công trình xây dựng nằm trong phạm
vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông.
- Công trình xây dựng thuộc Danh mục
nhà Biệt thự có giá trị lịch sử, kiến trúc, văn hóa phải bảo tồn được Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành.
- Các công trình xây dựng khác theo
chỉ đạo cụ thể của Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp
cho Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp giấy phép xây dựng các công trình thuộc
phạm vi quản lý.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy
phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô
thị, bao gồm cả nhà ở riêng lẻ trong khu vực đã được Nhà nước công nhận bảo tồn thuộc địa giới hành chính do mình quản lý, trừ các đối tượng quy
định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan có thẩm quyền hoặc được
phân cấp thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản
của Ủy ban nhân dân thành phố trước khi cấp giấy phép xây dựng đối với các công
trình quy định tại Khoản 3, Điều 3, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch thành phố Hải Phòng (ban hành kèm theo Quyết định số
1014/2011/QĐ-UBND ngày 04/7/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố), trong đó công
trình có đặc thù về chiều cao là công hình, nhà ở riêng lẻ từ 09 tầng trở lên.
5. Xác định thẩm quyền trong trường hợp
đặc biệt:
a) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng gồm
nhiều công trình có loại và cấp khác nhau thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
cho các công trình thuộc dự án được xác định theo công trình có cấp cao nhất.
b) Trường hợp đề nghị điều chỉnh giấy
phép xây dựng hoặc cấp giấy phép xây dựng sửa chữa, cải tạo làm thay đổi quy mô
công trình thì thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng được xác định theo quy mô công
trình mới.
c) Trường hợp có mâu thuẫn giữa các
tiêu chí để xác định thẩm quyền cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng thì báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố quyết định.
6. Công trình do cơ quan nào cấp giấy
phép xây dựng thì cơ quan đó điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép
xây dựng do mình cấp.
7. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng không thu hồi giấy phép xây dựng đã cấp không đúng quy định thì Ủy
ban nhân dân thành phố trực tiếp quyết định thu hồi giấy phép xây dựng.
Điều 4. Điều kiện
cấp giấy phép xây dựng
1. Các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
cấp, được phân cấp cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Quy định này
phải tuân thủ các quy định về điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều
91, Điều 92, Điều 93 và Điều 94, Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định pháp luật
hiện hành khác có liên quan.
2. Xác định điều kiện cấp giấy phép
xây dựng trong một số trường hợp cụ thể:
a) Công trình xây dựng ở khu vực, tuyến
phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt
thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế
đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
b) Dự án đầu tư xây dựng trong đô thị
do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ hơn 2 ha đối với
dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) mà không phải lập quy hoạch chi tiết theo
quy định tại Khoản 4, Điều 14, Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của
Chính phủ thì công trình thuộc dự án phải phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng xây
dựng, phương án kiến trúc, giải pháp hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế
cơ sở được chấp thuận, thẩm định, phê duyệt theo quy định.
c) Dự án đầu tư xây dựng trong khu chức
năng đặc thù do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô nhỏ hơn 5 ha (nhỏ
hơn 2 ha đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở chung cư) mà không phải lập quy hoạch
chi tiết xây dựng theo quy định tại Khoản 5, Điều 10, Nghị định số
44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ thì công trình thuộc dự án phải phù
hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng, phương án kiến trúc công trình, giải
pháp hạ tầng kỹ thuật trong nội dung Thiết kế cơ sở được
chấp thuận, thẩm định, phê duyệt theo quy định.
Điều 5. Hồ sơ cấp
giấy phép xây dựng
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng
theo từng trường hợp thực hiện theo quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BXD
ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
2. Tùy thuộc quy mô, tính chất, loại
công trình và địa điểm xây dựng công trình, điều kiện cấp giấy phép xây dựng, hồ
sơ cấp giấy phép xây dựng cần phải có các tài liệu khác theo quy định của pháp
luật liên quan, một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Công trình tượng đài, tranh hoành
tráng: Phải có văn bản chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với
các công trình quy định tại Khoản 2, Điều 27 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày
02/10/2013 của Chính phủ về hoạt động mỹ thuật; Văn bản chấp thuận của Sở Văn
hóa và Thể thao đối với các công trình còn lại.
Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ và báo cáo Ủy
ban nhân dân thành phố có văn bản xin ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
theo quy định tại Khoản 5 Điều 27 Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02/10/2013.
b) Công trình di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam, thắng cảnh khi tiến hành sửa chữa, cải tạo công trình: Phải có
văn bản chấp thuận của Sở Văn hóa và Thể thao đối với di tích cấp tỉnh; Văn bản
chấp thuận của Cục Di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đối với
di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt theo quy định của Luật Di sản văn
hóa và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTĐL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di
tích.
c) Công trình quảng cáo quy định tại
Khoản 2, Điều 31 Luật Quảng cáo năm 2012: Phải có văn bản chấp thuận của Sở Văn
hóa và Thể thao về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình; trường hợp thuê
đất hoặc công trình để quảng cáo thì phải có bản sao hợp đồng thuê đất hoặc bản
sao hợp đồng thuê công trình.
d) Công trình
xây dựng trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông: trước khi đề nghị cấp
giấy phép xây dựng, một số thủ tục liên quan thực hiện
theo quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2011 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn và bộ thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết
định số 1167/QĐ-CT ngày 29/5/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
đ) Công trình quy định tại phụ lục
II, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì
công trình xây dựng hết thời hạn sử dụng theo quy định mà có
nhu cầu sử dụng tiếp khi thực hiện cải tạo, sửa chữa: Phải có kết quả kiểm tra, kiểm định, đánh giá chất lượng công trình, hạng mục công trình theo
quy định.
e) Công trình xây dựng thuộc trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định số 32/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 của
Chính phủ quy định về quản lý độ cao chướng
ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam: Phải
có văn bản chấp thuận độ cao công trình của Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu
Quân đội nhân dân Việt Nam.
g) Công trình xây dựng trong phạm vi
cho phép thuộc vành đai an toàn các kho đạn dược, vật liệu nổ, nhà máy sản xuất
đạn dược, vật liệu nổ được quy định tại Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ngày
04/12/2006 của Chính phủ về xây dựng, quản lý, bảo vệ hành lang an toàn kho và
các quy định khác có liên quan: Phải có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định tại Nghị định số 148/2006/NĐ-CP ; Thông tư số 25/2008/TT-BQP
ngày 06/3/2008 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
số 148/2006/NĐ-CP .
h) Công trình xây dựng có ảnh hưởng tới
công trình quốc phòng và khu quân sự: trước khi đề nghị cấp giấy phép xây dựng,
một số thủ tục liên quan thực hiện theo quy định tại Điều 16 Quy chế bảo vệ
công trình quốc phòng và khu quân sự (ban hành kèm theo Nghị định số 04/CP ngày
16/01/1995 của Chính phủ).
3. Các giấy tờ, tài liệu chứng minh
công trình đáp ứng được các điều kiện cấp giấy phép xây dựng quy định tại Điều
91, Điều 92, Điều 93, Điều 94, Luật Xây dựng 2014, một số trường hợp cụ thể như
sau:
a) Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế
về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án, công trình quy định tại Khoản 2
Điều 15 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ (Phụ lục IV -
Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt
thiết kế về phòng cháy và chữa cháy).
b) Quyết định phê duyệt báo cáo đánh
giá tác động môi trường của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Văn bản của Ủy ban
nhân dân quận, huyện xác nhận chủ đầu tư đã đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường
đối tới các dự án, công trình thuộc phạm vi quy định của Luật Bảo vệ môi trường
năm 2013 và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
c) Kết quả thi tuyển, tuyển chọn thiết
kế kiến trúc công trình xây dựng đối với các công trình
xây dựng quy định tại Điều 15 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
d) Bản vẽ tổng mặt bằng được chấp thuận
hoặc phương án tuyến được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến.
Điều 6. Quy định
về bản vẽ tổng mặt bằng xây dựng (mặt bằng công trình hoặc tuyến công trình):
1. Sở Xây dựng chấp thuận Bản vẽ tổng
mặt bằng xây dựng, phương án kiến trúc phù hợp với quy hoạch, kiến trúc cảnh
quan chung trong khu vực đối với các công trình trên địa bàn thành phố, trừ
công trình quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng
chấp thuận Bản về tổng mặt bằng xây dựng đối với các công trình thuộc phạm vi
quản lý.
3. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình
xây dựng không theo tuyến bao gồm các nội dung sau:
- Vị trí xây dựng công trình;
- Các công trình (chức năng công
trình) bố trí trong khuôn viên khu đất;
- Danh mục và quy mô loại, cấp công
trình (nếu có);
- Diện tích, kích thước, tọa độ ranh
giới khu đất;
- Bảng tổng hợp cơ cấu sử dụng đất, mật
độ xây dựng, tầng cao công trình, hệ số sử dụng đất;
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng,
cốt san nền khu đất;
- Đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
ngoài hàng rào.
4. Bản vẽ tổng mặt bằng công trình
xây dựng theo tuyến bao gồm các nội dung sau:
- Vị trí xây dựng công trình, hướng
tuyến công trình;
- Danh mục và quy mô loại, cấp công
trình (nếu có);
- Số lượng tuyến, chiều dài tuyến;
- Mặt bằng bố trí tim tuyến và các hạng
mục công trình trên tuyến;
- Trắc dọc tuyến;
- Mặt cắt ngang tuyến, trường hợp bố
trí tuyến dọc theo đường giao thông phải thể hiện khoảng cách từ tim tuyến công
trình đến bó vỉa hè (hoặc mép lòng đường) và đến các tuyến hạ tầng kỹ thuật hiện
trạng khác dọc theo đường.
- Các thông số kỹ thuật cần thiết của
tuyến (quy cách, kích thước, chiều cao, chiều sâu, cao độ đáy, độ dốc đọc).
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, cốt san nền (nếu có);
Điều 7. Quy mô,
thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp giấy phép xây dựng có
thời hạn
1. Quy mô công trình được cấp giấy
phép xây dựng có thời hạn:
a) Lựa chọn quy mô công trình cấp giấy
phép xây dựng có thời hạn cấp IV (hoặc cấp công trình tối thiểu) theo quy định
về phân cấp công trình xây dựng đối với từng loại công trình do Bộ Xây dựng ban
hành tại Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hoặc quy định pháp luật hiện
hành khác có liên quan.
b) Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị:
Tầng cao không quá 03 tầng (không xây dựng tầng hầm hoặc bán hầm), trên có thể
có mái tum buồng thang (chỉ xây dựng trên diện tích buồng thang và cao dưới 1,5m), tổng chiều cao công trình không quá 15m, diện tích sàn không quá
500m2.
2. Thời hạn tồn tại của công trình:
a) Cơ quan cấp giấy phép xây dựng căn
cứ kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng đã được phê duyệt tại khu vực
cấp phép xây dựng để xác định thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ
được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn.
b) Trường hợp quy hoạch phân khu xây
dựng đã được phê duyệt nhưng chưa xác định được kế hoạch
thực hiện, cơ quan cấp giấy phép xây dựng xem xét xác định
thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở phù hợp với điều kiện đặc thù của địa
phương, nhưng tối đa không quá 05 năm hoặc đến khi Nhà nước thu hồi đất để thực
hiện quy hoạch.
c) Trường hợp công trình theo giấy
phép xây dựng có thời hạn hết thời hạn tồn tại, nhưng Nhà nước vẫn chưa thực hiện
quy hoạch, nếu chủ đầu tư có nhu cầu sử dụng tiếp thì đề nghị với cơ quan cấp
phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại.
Chương III
TRÁCH NHIỆM CỦA
CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN
Điều 8. Trách nhiệm
của cơ quan cấp phép xây dựng
1. Sở Xây dựng:
a) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
cho các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng
trên địa bàn thành phố.
b) Tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột
xuất công tác cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại các cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn thành phố.
2. Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng:
a) Các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy
phép xây dựng tại Điều 3 Quy định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc cấp
giấy phép xây dựng theo đúng thẩm quyền đã quy định; tổ chức thực hiện cấp giấy
phép xây dựng trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đúng quy định tại Điều 102,
Luật Xây dựng 2014; niêm yết công khai các điều kiện, quy trình, thủ tục, thời
gian cấp giấy phép xây dựng tại nơi tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền cấp
phép xây dựng.
a) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về
công tác cấp giấy phép xây dựng thuộc thẩm quyền về Sở Xây dựng để tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Xây dựng theo quy định.
Điều 9. Trách nhiệm
của các Sở, ngành thành phố
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Hướng dẫn các loại giấy tờ về quyền
sử dụng đất đủ điều kiện để cấp giấy phép xây dựng, đặc biệt là nhà ở riêng lẻ
thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
b) Hướng dẫn, kiểm tra chủ sử dụng đất
thực hiện xây dựng công trình đảm bảo các quy định của pháp luật về đất đai,
nhà ở có liên quan trong quá trình xây dựng công trình.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối
với dự án, công trình thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường,
lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
liên quan kiểm tra quá trình thi công đối với dự án, công trình thuộc diện phải
có giấy phép khai thác tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
đ) Chủ trì, phối
hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế Hải Phòng kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa
vụ tài chính về đất của chủ đầu tư.
2. Sở Văn hóa và Thể thao:
a) Cung cấp cho cơ quan cấp giấy phép
xây dựng danh mục các di tích đã được xếp hạng và phạm vi, ranh giới các khu vực
bảo vệ của từng di tích.
b) Tham gia ý kiến theo đề nghị của
cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng.
3. Sở Giao thông vận tải:
a) Phối hợp trong công tác cấp giấy
phép xây dựng và quản lý xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình
quảng cáo xây dựng trong lộ giới các tuyến đường thuộc thẩm
quyền quản lý.
b) Hướng dẫn cơ quan cấp phép, chủ đầu
tư thực hiện các quy định pháp luật về hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường
sắt, và hạ tầng kỹ thuật thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy
thành phố Hải Phòng: Tham gia ý kiến vào phương án, hồ sơ thiết kế phòng cháy
và chữa cháy khi được yêu cầu.
5. Sở Nội vụ:
a) Chủ trì, phối
hợp với Sở Xây dựng, các sở, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện xem
xét, đào tạo, bổ sung, kiện toàn, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức quản
lý và cấp giấy phép xây dựng, cán bộ, công chức quản lý trật tự xây dựng trên địa
bàn thành phố.
b) Hướng dẫn các cơ quan cấp giấy
phép xây dựng tổ chức thực hiện lưu trữ hồ sơ theo quy định.
c) Tham gia ý kiến đối với việc cấp
giấy phép xây dựng công trình tôn giáo.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
a) Cung cấp hồ sơ quy hoạch chỉ giới thoát lũ và phạm vi bảo vệ đê điều cho các cơ
quan cấp giấy phép xây dựng.
b) Hướng dẫn, thỏa thuận, cung cấp
thông tin về lĩnh vực đê điều, phòng chống thiên tai cho các cơ quan cấp giấy
phép xây dựng và chủ đầu tư khi được đề nghị.
7. Sở Tài chính:
a) Chủ trì hướng dẫn các cơ quan cấp
giấy phép xây dựng tổ chức thực hiện thu lệ phí cấp giấy phép xây dựng theo quy
định.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi
trường, Cục Thuế Hải Phòng kiểm tra, rà soát việc thực hiện nghĩa vụ tài chính
về đất của chủ đầu tư.
Điều 10. Trách
nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thực hiện
các quy định của pháp luật về quản lý và cấp giấy phép xây dựng.
2. Tiếp nhận thông báo khởi công của
chủ đầu tư theo quy định; kiểm tra, xác nhận công trình đã đủ điều kiện khởi
công và thời điểm chủ đầu tư nộp thông báo. Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh
thông báo khởi công nếu chưa đủ điều kiện. Lập hồ sơ trích ngang các công trình
xây dựng trên địa bàn để theo dõi, quản lý.
3. Thường xuyên phổ biến nội dung Quy
định này và các quy định của Pháp luật liên quan đến công tác cấp giấy phép xây
dựng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Điều 11. Trách
nhiệm của chủ đầu tư
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao
mặt bằng xây dựng cho nhà thầu thi công xây dựng theo quy định tại Khoản 3, Điều
108 Luật Xây dựng.
2. Trong quá trình thi công xây dựng
công trình, nếu chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế nhưng không thuộc trường hợp phải
điều chỉnh giấy phép xây dựng thì phải thông báo cho Ủy
ban nhân dân cấp xã về việc điều chỉnh thiết kế để quản lý, theo dõi theo quy định.
3. Khi thực hiện công tác giám sát,
nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng, ngoài các nội dung đã quy định
tại Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn, chủ đầu tư và các nhà thầu phải
đánh giá về nội dung thi công xây dựng công trình đúng theo giấy phép xây dựng.
4. Tuân thủ và thực hiện đúng các quy
định về đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố và các quy định pháp luật khác
có liên quan.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Xử lý
chuyển tiếp
1. Công trình theo quy định của pháp
luật về xây dựng trước thời điểm Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực thuộc đối tượng
không phải có giấy phép xây dựng nhưng
theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 thuộc đối tượng phải có giấy phép xây
dựng, nếu đã khởi công xây dựng trước ngày 01/01/2015 thì được tiếp tục xây dựng
mà không phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nếu chưa khởi công xây dựng thì
chủ đầu tư phải đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của
Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng và hướng dẫn của Thông tư số
15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
2. Việc điều chỉnh, cấp lại, gia hạn,
thu hồi giấy phép xây dựng đối với công trình đã được cấp giấy phép xây dựng
trước ngày Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực được thực hiện theo quy định của
Thông tư số 15/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy
phép xây dựng. Thẩm quyền điều chỉnh, cấp lại, gia hạn, thu hồi giấy phép xây dựng
do cơ quan đã cấp giấy phép xây dựng thực hiện.
3. Trường hợp công trình theo quy định
tại Khoản 1 Điều này đã khởi công xây dựng trước ngày 01/01/2015 nếu có điều chỉnh
thiết kế thì chủ đầu tư chỉ cần trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định
phần thiết kế điều chỉnh trước khi xây dựng theo thiết kế điều chỉnh. Đối với
nhà ở riêng lẻ không thuộc đối tượng yêu cầu phải do cơ quan chuyên môn về xây
dựng thẩm định thiết kế thì chủ đầu tư trình phần thiết kế điều chỉnh tới cơ quan cấp giấy phép xây dựng theo phân cấp
để được xem xét chấp thuận hoặc xem xét điều chỉnh giấy phép xây dựng.
4. Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc dự án
phát triển đô thị và dự án phát triển nhà ở đã được xây dựng trước ngày
01/01/2015 có điều chỉnh thiết kế so với thiết kế mẫu, thiết
kế điển hình của dự án đã được phê duyệt nhưng vẫn đảm bảo các chỉ tiêu về quy
hoạch xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì không phải điều chỉnh giấy
phép xây dựng (đối với trường hợp đã có giấy phép xây dựng) hoặc được công nhận
để thực hiện giao dịch, đăng ký sở hữu theo quy định của pháp luật.
5. Công trình đã được cấp giấy phép
xây dựng trước khi Luật Xây dựng năm 2014 có hiệu lực, nhưng theo quy định của
Luật Xây dựng năm 2014 thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng nếu có điều chỉnh
thiết kế làm thay đổi nội dung giấy phép xây dựng đã được cấp thì lập hồ sơ đề
nghị điều chỉnh giấy phép xây dựng theo quy định của Thông tư số 15/2016/TT-BXD
ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng.
Điều 13. Điều
khoản thi hành
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy
ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện nội dung của Quy định này.
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TUYẾN, TRỤC ĐƯỜNG PHỐ CHÍNH
TRONG ĐÔ THỊ, CÁC TUYẾN ĐƯỜNG THUỘC KHU VỰC TRUNG TÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2017/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng)
I. Các tuyến đường phố chính hiện
hữu trong đô thị và các tuyến đường thuộc khu vực trung tâm thành phố
STT
|
Các
tuyến đường phố chính hiện hữu trong đô thị
|
Quy
mô thiết kế
(m)
|
Số làn xe
|
I
|
Quận Ngô Quyền
|
1
|
Điện Biên Phủ
|
20,0
|
4 làn
|
2
|
Lạch Tray
|
28,0
|
4
làn CG + 2 làn thô sơ
|
3
|
Đà Nẵng
|
28,0
|
4
làn CG + 2 làn thô sơ
|
4
|
Lê Lợi
|
21
|
4
làn
|
5
|
Lê Hồng Phong
|
64,0
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
6
|
Tuyến đường có lộ giới 30m trở lên thuộc Khu đô thị mới Ngã 5 sân bay Cát
Bi
|
30,0
|
6
làn
|
7
|
Văn Cao
|
25,0
|
4
làn
|
8
|
Lê Thánh Tông
|
28,0
|
4
làn CG + 2 làn thô sơ
|
9
|
Nguyễn Trãi
|
50,5
|
6
làn CG + 2 làn thô sơ
|
10
|
Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
54
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
II
|
Quận
Lê Chân
|
|
|
1
|
Nguyễn Văn Linh
|
54,0
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
2
|
Tô Hiệu
|
24,0
|
4
làn
|
3
|
Tôn Đức Thắng
|
28,0
|
4
làn CG + 2 làn thô sơ
|
4
|
Trần Nguyên Hãn
|
25,0
|
4
làn
|
5
|
Võ Nguyên Giáp
|
46,0
|
6
làn
|
6
|
Đường WB
|
50,5
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
III
|
Quận Hồng Bàng
|
|
|
1
|
Trần Quang Khải
|
20,5
|
3-4
làn
|
2
|
Hoàng Diệu
|
22,0
|
4
làn
|
3
|
Bạch Đằng
|
|
4
làn
|
4
|
Đường Hà Nội (từ cầu Lạc Long -
cầu Xi măng) - Đường QL 5 cũ
|
36,0
|
6
làn
|
IV
|
Quận Hải An
|
|
|
1
|
Văn Cao
|
25,0
|
4
làn
|
2
|
Lê Hồng Phong
|
64,0
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
3
|
Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
54,0
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
4
|
Tuyến đường có lộ giới 30m trở lên
thuộc Khu đô thị mới Ngã 5 sân bay Cát Bi
|
30,0
|
6
làn
|
5
|
Đà Nẵng
|
31,0
|
4
làn CG + 2 làn thô sơ
|
6
|
Lê Thánh Tông
|
28,0
|
4
làn CG + 2 làn thô sơ
|
7
|
Đường WB
|
50,5
|
6
làn CG + 4 làn thô sơ
|
V
|
Quận Kiến An
|
|
|
1
|
Trường Chinh
|
31,0
|
6
làn
|
2
|
Lê Duẩn
|
32,0
|
6
làn
|
3
|
Trần Nhân Tông
|
25,0
|
4
làn
|
4
|
Hoàng Quốc Việt
|
22,0
|
3-4
làn
|
5
|
Nguyễn Lương Bằng
|
30,0
|
6
làn
|
6
|
Phan Đăng Lưu
|
30,0
|
6
làn
|
VI
|
Quận Dương Kinh
|
|
|
1
|
Đường Phạm Văn Đồng (Tỉnh lộ 353)
|
43,0
|
6
làn
|
2
|
Đường 355 (QH Vành đai 3)
|
68,0
|
8
làn CG + 4 làn thô sơ
|
VII
|
Quận Đồ Sơn
|
|
|
1
|
Phạm Văn Đồng (đường 353)
|
43,0
|
6
làn
|
2
|
Nguyễn Hữu Cầu
|
34,0
|
6
làn
|
3
|
Vạn Hương
|
20,0
|
2
làn
|
4
|
Lý Thánh Tông
|
18-34
|
3-4
làn
|
5
|
Vạn Hoa
|
18,0
|
3-4
làn
|
VIII
|
Các tuyến đường thuộc khu vực
trung tâm thành phố
|
|
Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Quang
Trung, Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Cầu Đất, Điện Biên Phủ, Minh Khai, Lê Đại Hành, Nguyễn Tri Phương.
|
II. Các tuyến đường vành đai chính
STT
|
Các
tuyến đường vành đai chính trong đô thị
|
Quy
mô thiết kế
(m)
|
Dài
(km)
|
1
|
Tuyến Vành đai 1
|
|
20
|
|
Đoạn Bạch Đằng - Lê Thánh Tông
|
28
|
9
|
|
Đoạn Tôn Đức Thắng - Nguyễn Bỉnh Khiêm
|
54
|
11
|
2
|
Tuyến Vành đai 2
|
|
23
|
|
Đoạn Lập Lễ - Lâm Động - Bến Lâm - Hồng Thái
|
50,5
|
16,2
|
|
Đoạn Hồng Thái - Cầu Niệm 2 (trùng tuyến Bắc Sơn - Nam Hải)
|
68
|
3,3
|
|
Đoạn Cầu Niệm 2 - Hưng Đạo
|
68
|
3,5
|
3
|
Tuyến Vành đai 3
|
|
63
|
|
Đoạn từ nút giao Quốc lộ 10 (Kênh
Giang) đến Hưng Đạo (Trùng Vành đai 2, theo hướng đường tỉnh 355)
|
68
|
28
|
|
Đoạn từ Hưng Đạo đến nút giao Quốc
lộ 10 (đoạn từ An Lão đến Kênh Giang theo dự án nâng cấp Quốc Lộ 10)
|
68
|
35
|
III. Các tuyến đường trục
chính
STT
|
Tuyến
đường trục chính
|
Quy
mô thiết kế
(m)
|
Dài
(km)
|
1
|
Tuyến xuyên tâm theo Quốc lộ 5 cũ
(Hà Nội - Bạch Đẳng - Điện Biên Phủ - Đà Nẵng)
|
20 ÷ 50
|
14,5
|
2
|
Tuyến theo Quốc lộ 5 (Quán Toan -
Tôn Đức Thắng - Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
|
54
|
17,2
|
3
|
Tuyến Bắc Sơn
- Nam Hải - Tràng Cát
|
|
21,0
|
|
Đoạn Bắc Sơn -
Đồng Khê
|
68
|
|
|
Đoạn Đồng Khê - Nam Hải, Tràng Cát
|
50,5
|
|
4
|
Tuyến Hải Thành - Tân Vũ - Lạch Huyện
(đi Cát Bà)
|
|
19,0
|
|
Đoạn Hải Thành - Tân Vũ (trùng Vành
đai 3)
|
68
|
3,0
|
|
Đoạn Tân Vũ - Lạch Huyện (trùng tuyến
đối ngoại vào cảng)
|
Cấp II,
4 làn xe
|
16,0
|
5
|
Tuyến Bắc sông Cấm - cầu Nguyễn Trãi - Cát Bi - Tân Vũ (đoạn ngầm qua sân bay)
|
64
|
8,2
|
6
|
Tuyến Hồ Sen -
Cầu Rào 2
|
36 -
46
|
6,9
|
7
|
Tuyến Bắc Sông
Cấm - Cầu Bính - Đặng Cương
|
50,5
|
12,0
|
8
|
Tuyến cầu Niệm
2 - Đồ Sơn
|
68
|
15,4
|
9
|
Đại lộ 13/5
|
100
|
6,0
|
10
|
Tuyến Thượng Lý - hồ An Biên
|
25 -
35
|
4,2
|
11
|
Tuyến Cầu Hoàng Văn Thụ - Bắc sông Cấm
|
50,5
|
6,1
|