Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 65/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Hoàng Thị Thúy Lan
Ngày ban hành: 15/12/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/NQ-HĐND

Vĩnh Phúc, ngày 15 tháng 12 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

VỀ THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHÓA XVII KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Nhà ở ngày 25 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; Nghị định số 30/2021/NĐ- CP ngày 26 tháng 03 năm 2021 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính Phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

Căn cứ Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính Phủ về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội; Nghị định số 49/2021/NĐ- CP ngày 01 tháng 04 năm 2021 của Chính Phủ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính Phủ về Phát triển và Quản lý Nhà ở xã hội;

Căn cứ Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.

Xét Tờ trình số 384/TTr-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 .

(Có chương trình phát triển nhà ở kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc Khóa XVII, Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2023 và có hiệu lực từ ngày ký./.

CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Thúy Lan

CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NHÀ Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

PHẦN 1: TỔNG QUAN

1. Sự cần thiết, căn cứ, mục đích, yêu cầu và phạm vi xây dựng chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

1.1. Sự cần thiết

Thực tiễn đã chứng minh, nhà ở đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, là một trong những nhu cầu cơ bản không thể thiếu của con người. Nhà ở vừa là tài sản lớn, có giá trị đối với mỗi hộ gia đình, cá nhân; vừa là nơi để tái sản xuất sức lao động góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Giải quyết tốt nhu cầu về nhà ở là yêu cầu được đặt ra để đảm bảo an sinh xã hội, an ninh chính trị. Đảng, Nhà nước ta từ sớm đã nhận thức rõ vai trò của nhà ở đối với đời sống, qua đó, xác định phát triển nhà ở là một trong những nội dung quan trọng của chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, nhiều chủ trương, đường lối và chính sách pháp luật về phát triển nhà ở đã được ban hành.

Sau khi Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt ngày 30/11/2011 tại Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011; Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức lập và phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2027/QĐ-CT ngày 06/8/2013.

Sau khi Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành và có hiệu lực, tỉnh đã tiếp tục chủ động rà soát các nội dung của Chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt và đánh giá cơ bản đảm bảo phù hợp với các quy định mới, có thể tiếp tục thực hiện mà không cần phải điều chỉnh.

Năm 2020, Chương trình phát triển nhà ở của tỉnh đã kết thúc kỳ thực hiện; tỉnh đã chỉ đạo, tổ chức thực hiện điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi phê duyệt tại Quyết định số 3258/QĐ-UBND ngày 24/12/2020.

Ngày 22/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg. Ngày 14/3/2022, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 820/BXD-QLN gửi UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn xây dựng, điều chỉnh Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 theo quy định của pháp luật. Theo đó, đối với các địa phương đã phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030 hoặc có thời hạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đề nghị tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các nội dung để đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia. Tuy nhiên, như đã nêu ở trên, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc được phê duyệt theo Luật Nhà ở năm 2005, sau đó được điều chỉnh theo Luật Nhà ở năm 2014 trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

Ngày 03/4/2023, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Quyết định số 338/QĐ- TTg phê duyệt đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030”. Nội dung quyết định cũng đã giao Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng, điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2021) làm cơ sở để chấp thuận đầu tư; đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tiễn trong những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc có sự phát triển nhanh, dân số tăng đáng kể kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhà ở, đặc biệt là nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh được dự báo tiếp tục có sự phát triển mạnh trong thời gian tới đã đặt ra yêu cầu cần có những định hướng mới về phát triển nhà ở và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển nhà ở đảm bảo phù hợp, đồng bộ với phát triển kinh tế - xã hội.

Như vậy, việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là hết sức cần thiết, vửa để đảm bảo thực hiện theo các quy định của pháp luật, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối về phát triển nhà ở của Đảng, Nhà nước; đồng thời đưa ra những định hướng, xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển nhà ở và các giải pháp thực hiện đảm bảo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

1.2. Các căn cứ xây dựng Chương trình

- Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015;

- Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

- Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội;

- Nghị định số 30/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;

- Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 01/04/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

- Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045;

- Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030;

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;

- Quyết định số 1598/QĐ-UBND ngày 05/9/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt đề cương, nhiệm vụ lập Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

1.3. Mục đích xây dựng chương trình

Việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hướng đến các mục đích:

- Xây dựng Chương trình phát triển nhà ở đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về lập, thẩm định và phê duyệt chương trình phát triển nhà ở; đảm bảo tính khoa học;

- Xây dựng Chương trình phát triển nhà ở trên cơ sở cụ thể hóa các nội dung của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2161/QĐ-TTg ngày 22/12/2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về phát triển nhà ở phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030 làm cơ sở xây dựng Kế hoạch phát triển nhà ở cho từng giai đoạn và hàng năm để triển khai thực hiện.

- Khắc phục các tồn tại trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị trong thời gian vừa qua.

1.4. Yêu cầu

Các yêu cầu đối với việc xây dựng Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cụ thể như sau:

- Đánh giá được hiện trạng về nhà ở tính đến hết năm 2020 làm cơ sở để xây dựng hệ thống chỉ tiêu phát triển nhà ở cho giai đoạn 2021-2030 phù hợp với kỳ thực hiện của Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.

- Đánh hiện trạng công tác phát triển nhà ở, kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở đến hết năm 2022 để rút ra các bài học kinh nghiệm, xác định những tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân làm cơ sở đề xuất các mục tiêu về phát triển nhà ở, các giải pháp thực hiện.

- Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu về phát triển nhà ở có tính khoa học, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh cho các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

- Xác định sơ bộ nguồn lực cần huy động để phát triển nhà ở cho các giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030.

- Xác định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030.

1.5. Phạm vi nghiên cứu

Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc được nghiên cứu xây dựng với phạm vi cụ thể như sau:

- Phạm vi về không gian là toàn bộ địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với 09 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm 02 thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên và 07 huyện: Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô.

- Phạm vi về thời gian: tham khảo các số liệu có liên quan giai đoạn 2009 - 2020 để dự báo nhu cầu phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030.

2. Khái quát điều kiện tự nhiên

2.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ở tọa độ 21035' – 21008' độ vĩ Bắc và 106019' - 106048' độ kinh Đông. Tỉnh Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội, liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua Quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Vĩnh Phúc có vị trí quan trọng đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, đặc biệt đối với Thủ đô Hà Nội.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

- Phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

2.2. Đặc điểm địa hình, đất đai

Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. Bởi vậy, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và vùng núi.

Vùng đồng bằng có tổng diện tích chiếm khoảng 28% tổng diện tích tỉnh, gồm các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần huyện Bình Xuyên, thành phố Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Đây là các khu vực tiềm năng cho việc hình thành quỹ đất lớn để phát triển dự án nhà ở, tạo điểm nhấn đô thị.

Vùng trung du trải dài từ Tây - Bắc xuống Đông - Nam, có tổng diện tích chiếm khoảng 20% diện tích tỉnh, chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dương và Bình Xuyên, thành phố Vĩnh Yên, một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thành phố Phúc Yên. Quỹ đất đồi của vùng có thể xây dựng công nghiệp và đô thị, hình thành các khu vực nhà ở quy mô nhỏ. Trong vùng còn có nhiều hồ lớn, như Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Liễn Sơn, Đầm Vạc là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất, cải tạo môi sinh và phù hợp cho phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng.

Vùng núi có tổng diện tích chiếm khoảng 52% tổng diện tích tỉnh. Vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thành phố Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá của tỉnh và của cả nước. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Quỹ đất phát triển tại các khu vực này không nhiều, việc phát triển nhà ở gặp nhiều hạn chế. Các khu vực nhà ở mang tính phân tán.

2.3. Đặc điểm khí hậu

Vĩnh Phúc nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 23,2 - 250C (riêng vùng núi Tam Đảo với độ cao trên 900m có nhiệt độ trung bình 18,30C), tổng số giờ nắng trong năm từ 1.500 - 1.600 giờ (Tam Đảo 1.000 - 1.200 giờ). Mùa hè có số giờ nắng cao, các tháng cuối mùa đông có số giờ nắng thấp.

Lượng mưa trong năm từ 1.500 - 1.700 mm; tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, chiếm trên 60% lượng mưa cả năm. Hằng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, thường kèm theo sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9.

3. Đặc điểm xã hội

3.1. Đơn vị hành chính

Toàn tỉnh hiện có 09 đơn vị hành chính cấp huyện[1], gồm 02 thành phố: Vĩnh Yên, Phúc Yên và 07 huyện: Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Số lượng các đơn vị hành chính cấp xã là 136 gồm 102 xã, 16 phường và 18 thị trấn.

Bảng 1.1: Các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

STT

Đơn vị hành chính cấp huyện

Số lượng đơn vị hành chính cấp dưới

Phường

Thị trấn

1

TP. Vĩnh Yên

1

8

2

TP. Phúc Yên

2

8

3

Huyện Lập Thạch

18

2

4

Huyện Tam Dương

11

2

5

Huyện Tam Đảo

6

3

6

Huyện Bình Xuyên

8

5

7

Huyện Yên Lạc

15

2

8

Huyện Vĩnh Tường

25

3

9

Huyện Sông Lô

16

1

TỔNG CỘNG

102

16

18

3.2. Dân số và đặc điểm phân bố dân cư

Theo dữ liệu thống kê[2], dân số trung bình toàn tỉnh năm 2022 đạt 1.197.617 người, tăng 0,49% so với năm 2021. Tại khu vực thành thị (các phường, thị trấn), dân số đạt 366,2 nghìn người, chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh; tại khu vực nông thôn, dân số đạt 831,4 nghìn người, chiếm khoảng 69,3% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh năm 2022 đạt 969 người/km2, xếp thứ 10/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh có sự chênh lệch giữa các khu vực. Tại khu vực phía Nam, bao gồm thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện: Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường; dân số chiếm hơn 62% dân số toàn tỉnh; dân cư tại khu vực này tập trung với mật độ cao, trong đó, cao nhất là thành phố Vĩnh Yên với mật độ dân số đạt 2.470 người/km2 và thấp nhất là thành phố Phúc Yên với mật độ dân số đạt 930 người/km2.

Tại khu vực phía Bắc, bao gồm các huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô, Lập Thạch, dân số chỉ chiếm khoảng 38% dân số toàn tỉnh; mật độ dân số tại khu vực này thấp hơn so với khu vực phía Nam, trong đó thấp nhất là huyện Tam Đảo với mật độ dân số chỉ đạt 370 người/km2.

Bảng 1.2: Phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

STT

Đơn vị hành chính

Diện tích (Km2)

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số (người/km2)

1

TP. Vĩnh Yên

50,39

124.455

2.470

2

TP. Phúc Yên

119,49

111.168

930

3

Huyện Lập Thạch

172,36

140.276

814

4

Huyện Tam Dương

108,25

118.693

1.096

5

Huyện Tam Đảo

234,70

86.793

370

6

Huyện Bình Xuyên

148,48

138.829

935

7

Huyện Yên Lạc

107,65

161.168

1.497

8

Huyện Vĩnh Tường

144,01

213.330

1.481

9

Huyện Sông Lô

150,67

102.906

683

TOÀN TỈNH

1.236,00

1.197.617

969

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2022)

Tỉnh có tốc độ gia tăng dân số khá cao, trong giai đoạn 2016 đến nay, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm đạt khoảng 1,4%, đứng thứ 4 trong số các tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh, Hà Nội và Quảng Ninh.

Thành phố Vĩnh Yên và các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô là những địa phương có tốc độ phát triển dân số cao hơn so với trung bình toàn tỉnh, trong đó:

- Thành phố Vĩnh Yên là đô thị trung tâm của tỉnh nên có khả năng thu hút dân cư cao.

- Huyện Bình Xuyên là địa phương gần với đô thị trung tâm và các trung tâm công nghiệp nên có khả năng thu hút nhiều lao động.

- Các huyện Tam Dương, Tam Đảo là địa phương gần đô thị trung tâm, khả năng thu hút dân cư cao gắn với các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển tại khu vực Quốc lộ 2B phía Bắc Vĩnh Yên.

- Huyện Sông Lô có khả năng thu hút nhiều lao động do có một số khu công nghiệp mới được hình thành.

Các địa phương còn lại có tốc độ phát triển dân số thấp hơn so với trung bình toàn tỉnh.

Nhìn chung, tốc độ gia tăng dân số ảnh hưởng đến nhu cầu nhà ở, khu vực có tốc độ gia tăng dân số cao kéo theo sự gia tăng lớn về nhu cầu về nhà ở, đây là một trong những yếu tố tạo sức hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

3.3. Lao động

Theo dữ liệu thống kê[3], lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh ước tính khoảng 592,7 nghìn người trong năm 2022, tăng hơn 2,4% so với năm 2021.

Cơ cấu lao động theo giới tính không có sự chênh lệch nhưng lại có sự chênh lệch lớn trong cơ cấu lao động thành thị và nông thôn. Tại khu vực thành thị (các phường, thị trấn), dân số chiếm 30,7% dân số toàn tỉnh nhưng lực lượng lao động chỉ chiếm khoảng hơn 29,3% lực lượng lao động toàn tỉnh. Trong khi đó, tại khu vực nông thôn, lực lượng lao động chiếm tới hơn 70,7% lực lượng lao động toàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2016-2019, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng với tốc độ tăng bình quân trên 1%/năm. Tuy nhiên, trong năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh có sự sụt giảm mạnh (giảm hơn 56.000 người). Trong năm 2022, lực lượng lao động có sự gia tăng trở lại với tốc độ gia tăng được ghi nhận trong năm là 2,4%.

Bảng 1.3: Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên

Đơn vị: Người

Nội dung

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Phân theo giới tính

636.134

647.421

634.474

578.405

592.728

Nam

309.621

318.571

314.946

303.657

309.988

Nữ

326.513

328.850

319.528

274.748

282.740

Phân theo khu vực

636.134

647.421

634.474

578.405

592.728

Thành thị

146.199

153.448

171.173

170.504

174.056

Nông thôn

489.935

493.973

463.301

407.901

418.672

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2022)

Trong tổng số lực lượng lao động năm 2022 là 592,7 nghìn người thì có khoảng 98,6% tương ứng với 584,3 nghìn người hiện đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh. Trong đó, cơ cấu lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 9,42%; các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 51,07%; các ngành dịch vụ thương mại chiếm 39,51%.

Bảng 1.4: Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc năm 2022 phân theo ngành kinh tế

STT

Ngành Kinh tế

Số lượng lao động (người)

Tổng số

584.295

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

55.016

2

Khai khoáng

383

3

Công nghiệp chế biến, chế tạo

215.593

4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí

1.249

5

Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

2.732

6

Xây dựng

78.420

7

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

94.009

8

Vận tải kho bãi

23.083

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

22.049

10

Thông tin và truyền thông

1.783

11

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

4.807

12

Vận tải kho bãi

23.083

13

Hoạt động kinh doanh bất động sản

6.381

14

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

4.457

15

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

4.889

16

Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị-xã hội; quản lý

20.340

17

Nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc

18

Giáo dục và đào tạo - Education and training

25.660

19

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

6.969

20

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

3.074

21

Hoạt động dịch vụ khác - Other service activities

11.604

22

Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình,

1.797

23

sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

-

24

Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

-

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022)

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2022 đạt 79%, tăng 1,4% so với năm 2021. Xu hướng tăng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo góp phần chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực, phù hợp với cơ cấu tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp. Phần lớn số lao động đã qua đào tạo đều được sử dụng hiệu quả, nhất là ở khu vực sản xuất kinh doanh. Ngoài lao động trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn tuyển dụng thêm nhiều lao động ngoại tỉnh.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực của tỉnh có chuyên môn kỹ thuật chiếm số lượng thấp, khó thu hút được các dự án công nghệ cao do trình độ của người lao động không đáp ứng được tiêu chuẩn. Hạn chế này cũng tác động lớn tới việc chuyển giao công nghệ tại tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, hiện tại ngay đối với lao động phổ thông cũng trong tình trạng thiếu hụt do các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ, gây ra sự mất cân đối trong cơ cấu lao động.

4. Điều kiện kinh tế và xu hướng phát triển

4.1. Tình hình kinh tế

Năm 2022, kinh tế của tỉnh tiếp tục đà phục hồi và phát triển, tốc độ tăng trưởng cao. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP năm 2022 (theo giá hiện hành) đạt 153,02 nghìn tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2021. Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp thủy sản giảm 0,69%; công nghiệp - xây dựng tăng 15,26%; dịch vụ tăng 11,67%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 6,78% so với năm 2021. GRDP bình quân đầu người ước đạt 127,77 triệu đồng/người, tăng 11,8% so với năm 2021.

Bảng 1.5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm

Tổng số

Chia ra

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

Công nghiệp và xây

dựng

Dịch vụ

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

Tổng số

Trong đó: Công nghiệp

2018

107.625

6.423

47.866,52

43.313,61

24.105,26

29.231

2019

118.341

6.473

53.564,05

48.255,89

27.065,08

31.240

2020

124.012

7.886

56.341,32

50.278,88

28.098,55

31.686

2021

137.368

8.052

64.947,79

57.872,28

29.394,05

34.403

2022

153.019

7.996

74.859,78

66.941,08

31.332,35

36.701

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2022)

Với tỷ trọng khu vực vốn đầu tư nước ngoài cao, đã và đang hội nhập sâu rộng, có độ mở lớn, nhưng tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế, nên kinh tế của tỉnh đã chịu ảnh hưởng rất mạnh bởi đại dịch Covid-19, do đó tăng trưởng năm 2020 chỉ đạt 2,85%. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh bình quân 5 năm giai đoạn 2016-2020 ước tăng 7,02%/năm, cao hơn mức tăng bình quân 6,1%/năm của Tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, cao hơn tốc độ tăng trung bình của cả nước (đạt 6,01%) và đạt mục tiêu đã đề ra (tăng 7-7,5%/năm).

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh những năm qua đạt cao, đặc biệt năm 2022 đạt 40.381.662 triệu đồng, tăng 12,1% so với năm 2021 và là mức thu cao nhất từ trước đến nay. Trong đó, thu nội địa ước đạt 33.638.990 triệu đồng, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 25.704.934 triệu đồng.

4.2. Xu hướng chuyển dịch kinh tế

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,23% (giảm 0,64% so với năm 2021); công nghiệp - xây dựng chiếm 48,92% (tăng 1,64% so với năm 2021); dịch vụ chiếm 21,87% (tăng 0,05% so với năm 2021); thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm 23,98% (giảm 1,06% so với năm 2021).

Khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục xu hướng tăng trưởng cao trong giai đoạn 2011-2020, mức tăng trưởng bình quân ước đạt 10,41%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 10,35%/năm cao hơn mức 10,15%/năm của giai đoạn 2011-2015. Kết quả tăng trưởng của khu vực CN&XD vượt xa mục tiêu kế hoạch đề ra là 7-7,5%/năm. Nhóm ngành này cũng đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trong 10 năm qua, ngành chế tạo là ngành có đóng góp nhiều nhất trong tăng trưởng công nghiệp cũng như cả nền kinh tế. Đây đồng thời cũng là ngành sử dụng rất nhiều lao động với các trình độ khác nhau. Điều này cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ xây dựng tại các đô thị trong lĩnh vực nhà ở.

Bảng 1.6: Điểm phần trăm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Năm

NN, LN, TS

CN, XD

DV

2011

0,53%

16,27%

1,62%

2012

-0,26%

2,46%

2,96%

2013

0,75%

5,45%

1,31%

2014

0,45%

3,70%

2,10%

2015

0,33%

2,77%

2,06%

2016

0,24%

4,53%

2,26%

2017

0,28%

6,64%

2,66%

2018

0,32%

10,00%

2,42%

2019

-0,21%

7,03%

2,66%

2020

0,27%

2,98%

0,33%

Nguồn: Cục Thống kê Tỉnh Vĩnh Phúc

PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Thực trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

1.1. Thực trạng chung

a) Số lượng và diện tích nhà ở

Theo kết quả điều tra, khảo sát và báo cáo của các huyện, thành phố về công tác phát triển nhà ở trên địa bàn, hiện trạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh tính đến hết năm 2022 như sau:

- Tổng diện tích là 37.183.145 m2 sàn nhà ở với 294.630 căn nhà. Trong đó tại khu vực đô thị có tổng diện tích 13.944.244 m2 sàn nhà ở với 107.361 căn nhà, tại khu vực nông thôn có tổng diện tích 23.238.901 m2 sàn nhà ở với 187.269 căn nhà.

Bảng 2.1. Hiện trạng nhà ở trên địa bàn tỉnh năm 2022

STT

Đơn vị hành chính

Số căn

Diện tích sàn

(m2 sàn)

1

Toàn tỉnh

294.630

37.183.145

2

Khu vực đô thị

107.361

13.944.244

3

Khu vực nông thôn

187.269

23.238.901

Như vậy từ năm 2015 - 2022 tăng khoảng 10.700.000 m2 sàn, trung bình mỗi năm tăng 1,5 triệu m2 sàn.

Nhà ở chung cư trên địa bàn chiếm tỷ trọng thấp, chiếm khoảng 1% so với tổng số lượng nhà ở toàn tỉnh. Trên địa bàn có 16 khu chung cư trong đó:

- 7 khu chung cư (tập thể cũ) với quy mô 1.219 căn;

- 4 khu chung cư do các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh xây dựng với tổng số 250 căn hộ chung cư, cụ thể: Khu nhà chung cư 9 tầng tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Khu nhà chung cư 05 tầng tại Khu vực Đồi Son; Khu nhà chung cư 05 tầng Hội Hợp, Khu nhà chung cư 5 tầng Khai Quang;

- Các khu chung cư do các chủ đầu tư xây dựng với quy mô 2.742 căn.

Bảng 2.2. Hiện trạng nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư trên địa bản

STT

Loại hình nhà ở

Số căn

Diện tích sàn

(m2 sàn)

1

Nhà ở riêng lẻ

290.422

36.901.276

2

Nhà ở chung cư

4.208

281.869

Toàn tỉnh

294.630

37.183.145

Biểu đồ 2.1: Tổng diện tích nhà ở toàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2022 [4]

ĐVT: m2 sàn

- Diện tích nhà ở bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là 31,05 m2 sàn/người. Trong đó khu vực thành thị là 32,2 m2 sàn/người và khu vực nông thôn là 30,4 m2 sàn/người.

Biểu đồ 2.2: Diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2022[5]

ĐVT: m2 sàn/người

Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập người dân trên địa bàn tỉnh ngày càng được cải thiện, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao. Nhà ở trên địa bàn tỉnh chủ yếu phát triển theo loại hình nhà ở riêng lẻ; giai đoạn vừa qua, trung bình mỗi năm trên địa bàn tỉnh phát triển tăng thêm được khoảng 1.500 nghìn m2 sàn nhà ở, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tăng thêm mỗi năm khoảng 1,0 m2 sàn/ người, cơ bản đáp ứng được nhu cầu chung về nhà ở của người dân. Khả năng tích lũy để đầu tư vào căn nhà ở ngày càng được chú trọng, các căn nhà cũ kỹ xuống cấp dần được nâng cấp, cải tạo hoặc tháo dỡ xây dựng mới, góp phần cải tạo bộ mặt các khu dân cư đô thị, các tuyến điểm dân cư, hệ thống hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng đồng bộ và hiện đại.

b) Chất lượng nhà ở

Chất lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu là loại hình nhà ở kiên cố và bán kiên cố, một phần nhỏ là nhà ở có chất lượng thiếu kiên cố và đơn sơ. Đến hết năm 2022, nhà ở kiên cố và nhà bán kiên cố trên địa bàn tỉnh chiếm 99,3%, nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ chiếm khoảng 0,7%. Nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ trên địa bàn tỉnh chủ yếu tập trung tại khu vực nông thôn, của các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và người có thu nhập thấp.

Trong khoảng thời gian 03 năm trở lại đây, lượng nhà ở phát triển mới trên địa bàn tỉnh chủ yếu là loại hình nhà ở kiên cố, không xây dựng mới loại hình nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ, bên cạnh đó tỉnh đã áp dụng các chính sách cũng như huy động thêm nhiều nguồn vốn xã hội hóa giúp các hộ dân sửa chữa, cải thiện thêm về chất lượng nhà ở. Vì vậy đến năm 2022, lượng nhà ở kiên cố và bán kiên cố tăng từ lên 99,3%, nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ giảm còn 0,7%.

Bảng 2.3: Chất lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh đến năm 2022

STT

Thời gian

Nhà ở kiên cố và bán kiên cố

Nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ

1

1/4/2019

98,9%

1,1%

2

Năm 2022

99,3%

0,7%

Nguồn: Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Báo cáo của các đơn vị cấp huyện và tính toán Trung tâm HRC

1.2. Thực trạng nhà ở của nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

a. Hộ người có công với cách mạng[6]

Thực hiện Đề án theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 30/8/2013; Quyết định số 3633/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng số hộ người có công với cách mạng cần hỗ trợ nhà ở là 3.077 hộ (trong đó 1.246 hộ xây mới và 1.831 hộ sửa chữa).

Kết quả đã thực hiện hỗ trợ cho 3.065 hộ (trong đó 1.239 hộ xây mới và 1.826 hộ sửa chữa nhà), hoàn thành 99,61% theo Đề án được duyệt. Có 12 hộ trong Đề án không thực hiện hỗ trợ do tại thời điểm thực hiện hỗ trợ thì có hộ chuyển ở với con nên không có nhu cầu; có hộ không được tuổi, có hộ đất chưa có bìa đỏ,...

Nhà ở của các hộ gia đình sau khi được hỗ trợ có chất lượng đảm bảo, các hộ xây dựng nhà mới hoặc cải tạo sửa chữa đều đảm bảo diện tích xây dựng trung bình 40 m2, đảm bảo tiêu chí 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng và mái cứng). Tuy nhiên, trên địa bàn vẫn còn một số lượng người có công còn khó khăn về nhà ở, diện tích nhà ở chật hẹp, chất lượng không đảm bảo, không đủ đáp ứng điều kiện ở cho người dân.

b. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn[7]

Qua khảo sát thực trạng của các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh thì phần lớn các hộ này có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ. Nhà ở được xây dựng từ lâu năm: tường gạch, mái ngói, nền xi măng xuống cấp, bị mưa thấm dột khi có mưa bão và có diện tích nhỏ hẹp.

Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng số căn nhà theo Đề án được duyệt là 1.381 căn.

Kết quả thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

- Số lượng căn nhà ở được hỗ trợ: 493 căn, đạt 35,7% so với số lượng nhà ở đã được phê duyệt tại Đề án rà soát, điều chỉnh lần cuối cùng của tỉnh.

- Công tác huy động vốn, giải ngân, thanh quyết toán chương trình được thực hiện theo đúng quy định về huy động vốn, giải ngân, thanh quyết toán chương trình.

Ngoài ra, công tác lồng ghép nguồn vốn của chương trình với các chương trình khác: Một số doanh nghiệp tự đứng ra hỗ trợ làm Nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. Điển hình như Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam chi nhánh Vĩnh Phúc năm 2015, 2016 đã hỗ trợ xây dựng được 04 nhà tình nghĩa cho hộ nghèo; mỗi hộ được hỗ trợ từ 45-50 triệu đồng/hộ; Trong dịp kỷ niệm 20 năm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 12 năm 2016. Các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh và Hội đồng hương người Vĩnh Phúc ở các tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 100 ngôi nhà đại đoàn kết. Mỗi nhà trị giá 50 triệu đồng; Tháng 8 năm 2019, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội hỗ trợ công tác an sinh xã hội cho tỉnh Vĩnh Phúc 3,0 tỷ đồng để hỗ trợ cho 75 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh, mỗi hộ là 40 triệu đồng.

Trong giai đoạn 2021-2023, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động, triển khai thực hiện hỗ trợ xây mới và sửa chữa 952 Nhà đại đoàn kết, trị giá trên 58,59 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cụ thể trong năm 2021 hỗ trợ 379 nhà, năm 2022 hỗ trợ 363 nhà và năm 2023 hỗ trợ 210 nhà.

Hầu hết các nhà đều được xây dựng mới hoặc cải tạo đều đạt tiêu chuẩn nhà ở nông thôn theo quy định của Bộ Xây dựng. Phần lớn là nhà 1 tầng, diện tích đảm bảo tối thiểu 24 m2 và đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng), tổng giá trị ngôi nhà đều khoảng trên 100 triệu đồng, tuổi thọ đảm bảo trên 10 năm, an toàn trong mùa mưa bão.

c. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập

- Đã đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng 01 nhà Ký túc xá cho học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc nhà 4 tầng, tổng diện tích sàn là 5.598 m2, đáp ứng cho 450 học sinh[8].

Ngoài ra, trên địa bàn thực hiện 4 dự án đầu tư xây dựng Ký túc xá sinh viên bằng nguồn bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2009-2015 bao gồm[9]:

- Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải: xây dựng 13.051 m2 sàn bao gồm 03 khối nhà 5 tầng đáp ứng cho 1.000 sinh viên.

- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2: Xây dựng 11.800 m2 sàn, đáp ứng cho 1.744 sinh viên.

- Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc: Xây dựng 6.335 m2 sàn, đáp ứng cho 460 sinh viên.

- Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc: Xây dựng 4.790 m2 sàn, đáp ứng cho 750 sinh viên.

Các Dự án được đầu tư hỗ trợ chỗ ở cho học sinh, sinh viên tạo điều kiện để sinh viên yên tâm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Ngoài ra, tại một số trường cao đẳng đã có các khu ký túc xá tuy nhiên nhiều khu xây dựng từ lâu đã xuống cấp, không thể sử dụng. Trong thời gian tới đề xuất xây dựng mới hoặc bảo trì, sửa chữa như: ký túc xá tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc.

d. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân[10]

Trên địa bàn đã triển khai 01 dự án (Khu nhà ở Đông Hưng tại phường Đồng Tâm do Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư) với quy mô về nhà ở 326 căn nhà ở riêng lẻ thấp tầng, trong đó dành khoảng 50% số căn cho cán bộ chiến sỹ Quân khu II. Ngoài ra, các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh xây dựng một số nhà chung cư để cấp cho cán bộ chiến sỹ của đơn vị với tổng số 240 căn hộ chung cư, cụ thể: Khu nhà chung cư 9 tầng tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (80 căn, mỗi căn có 102 m2 sàn); Khu nhà chung cư 05 tầng tại Khu vực Đồi Son (40 căn hộ, mỗi căn có diện tích 82 m2 sàn); Khu nhà chung cư 05 tầng Hội Hợp (2 khối nhà 5 tầng, 80 căn hộ, mỗi căn có diện tích 82 m2 sàn), Khu nhà chung cư 5 tầng Khai Quang (50 căn hộ, mỗi căn có diện tích 82 m2 sàn),...

e) Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng 03 dự án nhà ở công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn là: Dự án Khu nhà ở công nhân công ty Honda thuộc dự án Khu đô thị Đồng Sơn với 300 căn và dự án của Công ty CP Đầu tư & XD Bảo Quân đã đầu tư xây dựng đưa vào sử dụng 02 tòa nhà A4, A5 cao 6 tầng cho công nhân và nhà chung cư thu nhập thấp B1 cao 15 tầng với tổng số căn là 421 căn hộ chung cư và dự án nhà ở thu nhập thấp, công nhân A2, B2 (Công ty TNHH ĐTTM Eurocharm Việt Nam) với tổng số căn là 207 căn.

Ngoài ra, trên địa bàn đang triển khai xây dựng một số dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp như: Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên với quy mô 1,2 ha, cung ứng khoảng 170 căn hộ; Khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town của Công ty TNHH Fuchuan với quy mô 9,9 ha, cung ứng khoảng 1.000 căn hộ; Khu nhà ở xã hội tại thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế với quy mô 10,9ha, cung ứng khoảng 990 căn hộ,... Tuy nhiên, trong thời gian qua do dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng, cùng với đó là giá vật liệu xây dựng tăng và quy định chỉ được bán trực tiếp các căn hộ cho công nhân cũng khiến các dự án đều triển khai chậm hoặc chưa được triển khai.

f) Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo khu vực đô thị

Trên địa bàn hiện nay đã có 04 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp hoàn thành và đưa vào sử dụng với 890 căn nhà bao gồm: Dự án Khu chung cư Thu nhập thấp Công ty CP Vinaconex Xuân Mai 548 căn nhà; Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp của Công ty CP Dịch vụ TM Trang Đạt 112 căn nhà; Dự án nhà ở xã hội P. Liên Bảo (nhà ở xã hội thấp tầng, liền kề) 38 căn nhà; Khu nhà ở hỗn hợp và thu nhập thấp An Phú 192 căn nhà.

g) Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

Nhu cầu bố trí quỹ đất tái định cư của hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu là không lớn, theo dự báo đến năm 2025 có 729 hộ có nhu cầu và giai đoạn 2026 - 2030 có 802 hộ có nhu cầu.

h) Cán bộ, công chức, viên chức

Các cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình, ngoài ra, một số lượng cán bộ, công chức, viên chức có khó khăn về nhà ở (diện tích nhà ở chật hẹp hoặc chất lượng nhà ở xuống cấp, không đảm bảo an toàn; được xác nhận là người thu nhập thấp) có nhu cầu được mua, thuê mua nhà ở xã hội thuộc 04 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp bao gồm:

- Dự án Khu chung cư Thu nhập thấp Công ty CP Vinaconex Xuân Mai: 548 căn nhà;

- Dự án nhà ở cho người thu nhập thấp của Công ty CP Dịch vụ TM Trang Đạt: 112 căn nhà;

- Dự án nhà ở xã hội P. Liên Bảo (nhà ở xã hội thấp tầng, liền kề): 38 căn nhà;

- Khu nhà ở hỗn hợp và thu nhập thấp An Phú: 192 căn nhà.

i) Đối tượng đã trả lại nhà công vụ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có đối tượng thuộc diện trả lại nhà công vụ có nhu cầu về nhà ở xã hội.

k) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Dự báo trong 2021-2030, không phát sinh nhu cầu về nhà ở xã hội của nhóm đối tượng này.

1.3. Thực trạng công tác phát triển và quản lý nhà ở

a. Phát triển nhà ở thương mại

Trên địa bàn hiện nay đang triển khai xây dựng 64 dự án nhà ở thương mại với quy mô 2.024,06 ha, trong đó nhà ở thấp tầng là 35.922 căn tương ứng khoảng 10,5 triệu m2 sàn; nhà ở chung cư là 22.964 căn tương ứng khoảng 2,9 triệu m2 sàn. Các dự án tập trung nhiều tại thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc.

Bảng 2.4: Dự án nhà ở thương mại đang triển khai trên địa bàn

STT

Đơn vị hành chính

Số lượng dự án

Quy mô

Số căn

Diện tích sàn (m2 sàn)

1

Thành phố Vĩnh Yên

29

715,43

27.491

6.887.824

2

Thành phố Phúc Yên

16

778,73

14.371

3.281.262

3

Huyện Lập Thạch

0

-

-

-

4

Huyện Tam Dương

1

1,74

55

15.798

5

Huyện Tam Đảo

1

9,83

230

135.580

6

Huyện Bình Xuyên

3

63,6

4.404

494.260

7

Huyện Yên Lạc

6

123,75

4.395

870.793

8

Huyện Vĩnh Tường

8

330,99

7.940

1.636.916

9

Huyện Sông Lô

0

-

-

-

Tổng cộng

64

2.024,06

58.886

13.322.434

b. Phát triển nhà ở xã hội

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 08 dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp và công nhân có sản phẩm hoàn thành với số lượng 2.082 căn nhà, tương ứng khoảng 109.000 m2 sàn.

Bảng 2.5. Dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành từ trước đến nay

TT

Tên dự án

Chủ đầu tư

Số căn

1

Khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai

548

2

Khu nhà ở Công nhân và người thu nhập thấp tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân

421

3

Dự án khu nhà ở thu nhập thấp, công nhân A2, B2 ( Tòa B2)

Công ty TNHH ĐTTM Eurocharm Việt Nam

207

4

Khu nhà ở xã hội phường Liên bảo, thành phố Vĩnh Yên (DA đã hoàn thành)

Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn

38

5

Khu nhà ở thương mại và nhà ở cho người thu nhập thấp (DA đã hoàn thành)

Công ty CP dịch vụ TM & ĐT Trang Đạt

112

6

Dự án khu nhà ở hỗn hợp và thu nhập thấp An Phú tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên

công ty TNHH An Phú

192

7

Khu nhà ở công nhân của công ty TNHH HonDa

300

8

Nhà ở xã hội trong dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

264

Tổng cộng

2.082

Ngoài ra, trên địa bàn đang triển khai đầu tư xây dựng 7 dự án nhà ở xã hội với quy mô 32,05 ha, cung ứng khoảng 4.400 căn với diện tích sàn 516.000 m2 sàn. Bên cạnh đó, các dự án nhà ở thương mại bố trí quỹ đất 20% trong dự án để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội với quy mô 72,2 ha cung ứng khoảng 14.300 căn với diện tích khoảng 1,76 triệu m2 sàn.

Bảng 2.6. Dự án nhà ở xã hội đang triển khai

STT

Dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Quy (ha)

Số căn

Diện tích sàn (m2 sàn)

TỔNG CỘNG

28

104,25

18.785

2.278.429

I

Dự án nhà ở xã hội

7

32,05

4.412

516.485

1

Khu nhà ở xã hội tại thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế

Công ty Cổ phần Kehin

xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên,

10,96

993

194.625

2

Khu nhà ở thu nhập thấp 8T tại phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên

Công ty CP đầu tư và xây dựng 18.3

phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên

0,17

127

10.797

3

Khu nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng

Công ty TNHH TM và XD Thân Hà

phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên

1,60

223

28.885

4

Khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai

P. Liên Bảo và xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

3,80

823

90.460

5

Khu nhà ở Công nhân và người thu nhập thấp tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân

P Khai Quang, TP Vĩnh Yên

4,46

862

67.644

6

Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên

Công ty CP Tư vấn XD và TM Doanh Gia

Phường Khai Quang

1,16

384

54.074

7

Khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town của Công ty TNHH FuChuan

Công ty TNHH FuChuan

xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

9,91

1.000

70.000

III

Quỹ đất 20% trong Dự án Nhà ở thương mại

21

72,20

14.373

1.761.944

1

Thành phố Vĩnh Yên

8

34,52

5.817

795.826

2

Thành phố Phúc Yên

7

13,29

3.374

437.830

3

Huyện Vĩnh Tường

2

9,32

1.662

208.643

4

Huyện Bình Xuyên

2

9,72

2.786

266.263

5

Huyện Yên Lạc

2

5,35

734

53.382

c. Phát triển nhà ở công vụ

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay không có các dự án đầu tư xây dựng nhà ở công vụ.

d. Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay không có các dự án đầu tư xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư.

đ. Hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu

* Hộ người có công với cách mạng[11]

Thực hiện Đề án theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2390/QĐ-UBND ngày 30/8/2013; Quyết định số 3633/QĐ-UBND ngày 16/12/2013 phê duyệt Đề án hỗ trợ hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tổng số hộ người có công với cách mạng cần hỗ trợ nhà ở là 3.077 hộ (trong đó 1.246 hộ xây mới và 1.831 hộ sửa chữa).

Kết quả đã thực hiện hỗ trợ cho 3.065 hộ (trong đó 1.239 hộ xây mới và 1.826 hộ sửa chữa nhà), hoàn thành 99,61% theo Đề án được duyệt. Có 12 hộ trong Đề án không thực hiện hỗ trợ do tại thời điểm thực hiện hỗ trợ thì có hộ chuyển ở với con nên không có nhu cầu; có hộ không được tuổi, có hộ đất chưa có bìa đỏ,...

* Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn[12]

Qua khảo sát thực trạng của các hộ nghèo có khó khăn về nhà ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh thì phần lớn các hộ này có nhà ở thiếu kiên cố và đơn sơ. Nhà ở được xây dựng từ lâu năm: tường gạch, mái ngói, nền xi măng xuống cấp, bị mưa thấm dột khi có mưa bão và có diện tích nhỏ hẹp.

Thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 (Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2), Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 Phê duyệt Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc làm cơ sở tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng số căn nhà theo Đề án được duyệt là 1.381 căn.

Kết quả thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

- Số lượng căn nhà ở được hỗ trợ: 493 căn, đạt 35,7% so với số lượng nhà ở đã được phê duyệt tại Đề án rà soát, điều chỉnh lần cuối cùng của tỉnh.

- Công tác huy động vốn, giải ngân, thanh quyết toán chương trình được thực hiện theo đúng quy định về huy động vốn, giải ngân, thanh quyết toán chương trình.

Ngoài ra, công tác lồng ghép nguồn vốn của chương trình với các chương trình khác: Một số doanh nghiệp tự đứng ra hỗ trợ làm Nhà đại đoàn kết, nhà tình thương, nhà tình nghĩa. Trong giai đoạn 2021-2023, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp đã vận động, triển khai thực hiện hỗ trợ xây mới và sửa chữa 952 Nhà đại đoàn kết, trị giá trên 58,59 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cụ thể trong năm 2021 hỗ trợ 379 nhà, năm 2022 hỗ trợ 363 nhà và năm 2023 hỗ trợ 210 nhà.

e. Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

Nhà ở do dân tự xây dựng chiếm chủ yếu trong tổng số nhà ở hiện hữu và xây mới trên địa bàn tỉnh. Phần lớn nhà ở tự xây phát triển theo các trục đường giao thông, nhà ở được xây dựng từ 1-3 tầng. Trong những năm qua, nhà ở của hộ gia đình cá nhân tự xây dựng được người dân quan tâm đầu tư xây dựng, cải tạo. Trung bình mỗi năm diện tích xây dựng nhà ở của hộ gia đình cá nhân tăng thêm khoảng 1,0 triệu m2 sàn.

Nhà ở tự xây cũng được phát triển nhiều hơn tại các khu vực trung tâm, xây dựng trên nền đất trong các dự án hoặc trên đất ở hộ gia đình. Nhà ở riêng lẻ tại các khu vực trung tâm ngoài mục đích để ở còn là nơi phát triển các dịch vụ thương mại, văn phòng, kinh doanh.

g. Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không có chung cư cũ để cải tạo, xây dựng lại thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số số 69/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư (Lý do: Các nhà tập thể chung cư trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay đều không xác lập được chủ sở hữu - các tổ chức, cá nhân không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất qua các thời kỳ).

Bên cạnh 16 nhà chung cư nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn có 07 khu tập thể cũ được xây dựng từ những năm 70, bao gồm 14 nhà 5 tầng và 01 nhà 4 tầng; 01 nhà 2 tầng với tổng số 1219 căn hộ. Cụ thể như sau:

- Trên địa bàn thành phố Phúc Yên có 06 khu, bao gồm:

+ Khu nhà ở 8T phường Xuân Hòa (có 01 nhà 5 tầng), đã bán thanh lý cho người dân, chưa xác lập quyền sở hữu nhà chung cư theo quy định. Diện tích đất xây dựng nhà tập thể đã được bàn giao lại cho UBND thành phố Phúc Yên quản lý từ năm 2016.

+ Khu tập thể của Công ty Cổ phần In Phúc Yên (có 01 nhà 4 tầng và 01 nhà 2 tầng), đã bán thanh lý cho người dân, chưa xác lập quyền sở hữu nhà chung cư theo quy định. Diện tích đất xây dựng nhà tập thể đã được bàn giao lại cho UBND thành phố Phúc Yên quản lý từ năm 2016.

+ Khu tập thể của Công ty Cao su Sao Vàng (có 01 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

+ Khu tập thể của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (có 08 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

+ Khu tập thể của Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (có 01 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

+ Khu tập thể của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Cơ sở 2, có 01 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

- Trên địa bàn huyện Tam Dương có 01 khu: Khu tập thể của Công ty Cổ phần Xuân Mai- Đạo Tú (có 02 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

Trong quá trình khai thác sử dụng, nhiều công trình không được bảo trì, sửa chữa định kì; công tác cải tạo sửa chữa mang tính tự phát theo nhu cầu của người dân. Hiện tại 02 trong tổng số 07 nhà tập thể đã xuống cấp, hư hỏng, lún, nứt hoặc biến dạng kết cấu chịu lực: (1) Nhà 8T phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên; (2) Khu nhà tập thể 04 tầng, khu nhà tập thể 2 tầng của công ty CP In Phúc Yên. Các biện pháp xử lý đã được áp dụng:

- Đối với Nhà 8T phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên: Dự án này đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư dự án cho Công ty CPĐTXD 18.3 (Văn bản số 399/UBND-CN1 ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc v/v chấp thuận đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp 8T tại phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên). Hiện nay UBND thành phố Phúc Yên đang thực hiện công tác đền bù GPMB (tháo dỡ công trình nhà 8T).

- Đối với khu nhà tập thể của Công ty Cổ phần In Phúc Yên: UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao UBND thành phố Phúc Yên tổ chức thực hiện di dời các hộ dân và tổ chức phá dỡ theo quy định.

h. Quản lý, vận hành nhà chung cư

Hiện nay trên địa bàn có 16 nhà chung cư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 1994 đến nay, trong đó số nhà chung cư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong giai đoạn từ ngày 01/7/2015 đến 30/11/2022 là 5 nhà. Tổng số nhà chung cư phải thành lập Ban quản trị là 16 nhà trong đó có 8 nhà đã thành lập Ban Quản trị. Một số nhà chưa thành lập Ban Quản trị do hồ sơ thành lập Ban quản trị đang trong quá trình thụ lý, giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền.

Các nhà chung cư trên địa bàn đều đã có đơn vị quản lý vận hành trong đó 8 nhà chung cư do chủ đầu tư trực tiếp quản lý vận hành, 8 nhà chung cư thuê đơn vị khác không phải là chủ đầu tư thực hiện quản lý vận hành.

Trong thời gian từ ngày 01/7/2015 đến ngày 30/11/2022, UBND tỉnh và các Sở, Ngành có liên quan đã ban hành 15 văn bản chỉ đạo thực hiện, triển khai một số công việc cụ thể trong lĩnh vực quản lý, vận hành nhà chung cư. Các văn bản chỉ đạo đã kịp thời ban hành để triển khai, giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện công tác quản lý, vận hành nhà chung cư.

Tuy nhiên trong quá trình quản lý vận hành nhà chung cư vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc sau: Đối với đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư: báo cáo công tác quản lý vận hành nhà chung cư không đầy đủ, thiếu kế hoạch triển khai cho thời gian tiếp theo. Đối với các Ban quản trị nhà chung cư: chưa nắm rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình dẫn đến không thực hiện hoặc chậm thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của mình như: việc mở tài khoản quản lý kinh phí bảo trì; việc báo cáo với Sở Xây dựng các nội dung theo quy định; việc yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì; việc lập kế hoạch bảo trì hàng năm; việc sử dụng phần diện tích sở hữu chung, …

h. Công tác quản lý nhà ở chung

Trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các Kế hoạch: Kế hoạch tại Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 12/5/2022 Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 250/KH-UBND ngày 7/10/2022 triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 29/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững; Kế hoạch số 32/KH-UBND ngày 12/02/2022 thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TU ngày 19/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý các dự án khu đô thị, nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý, sử dụng đất thực hiện các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh theo yêu cầu của Ủy ban kiểm tra Trung ương. Thực hiện rà soát các dự án đô thị, nhà ở đã được giao Chủ đầu tư, công nhận chủ đầu tư nhưng chậm triển khai các thủ tục tiếp theo.

Đôn đốc tình hình thực hiện việc triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp trên địa bàn theo Chương trình, Kế hoạch của tỉnh Vĩnh Phúc. Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách về nhà ở xã hội cho công nhân, thu nhập thấp. Thực hiện đăng tải thông tin về các dự án khu nhà ở, khu đô thị mới, khu chức năng đô thị đủ điều kiện huy động vốn; đủ điều kiện được phép bán nhà hình thành trong tương lai; chưa được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã đầu tư hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở; Tổ chức kỳ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản trên địa bàn tỉnh.

Rà soát, tổng hợp số liệu hộ nghèo khu vực nông thôn, người có công với cách mạng và thân nhân Liệt sỹ có nhu cầu hỗ trợ nhà ở trên địa bàn tỉnh để triển khai trong giai đoạn 2021-2025 theo chính sách chung của TW. Thực hiện thông báo nhà ở hình thành trong tương lai đủ điều kiện được đưa vào kinh doanh; xác nhận điều kiện hạ tầng thiết yếu cho phép chủ đầu tư chuyển quyền sử dụng đất cho người dân tự xây dựng nhà ở; kiểm tra và đăng tải công khai các thông tin của Sàn giao dịch bất động sản do đơn vị thành lập Sàn cung cấp trên Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng; Tham gia ý kiến về hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư phát triển đô thị, dự án nhà ở trên địa bàn tỉnh.

1.4. Thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng liên quan đến phát triển nhà ở

Hiện nay, Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc đã tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các kế hoạch, văn bản để thực hiện và làm công cụ quản lý: Kế hoạch số 33/KH-UBND ngày 11/02/2022 lập quy chế quản lý kiến trúc đô thị và điểm dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022; Dự thảo điều chỉnh Chỉ thị số 04 về tăng cường chấn chỉnh công tác quy hoạch xây dựng quản lý phát triển đô thị theo quy hoạch được duyệt trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng đô thị: Công tác quy hoạch trên địa bàn tỉnh đã đạt nhiều kết quả khả quan, quy hoạch kịp thời, luôn đi trước một bước đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh một cách khoa học và hiệu quả; tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai đầu tư vào địa bàn tỉnh. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng cộng 34 đô thị, trong đó TP. Vĩnh Yên đã được nâng cấp, công nhận là đô thị loại II từ năm 2014, thị xã Phúc Yên đã được nâng cấp là đô thị loại III và được công nhận thành thành phố Phúc Yên năm 2018; ngoài ra có 32 đô thị loại V thuộc cấp huyện (gồm 18 thị trấn). Bộ mặt đô thị ngày càng được cải thiện, bước đầu đã hình thành hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc theo quy hoạch. Trong năm 2022, tỉnh tiếp tục rà soát chương trình phát triển đô thị để có sự điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đảm bảo khớp nối với kế hoạch phân loại đô thị quốc gia.

Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về kết quả rà soát, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc; chủ trương lập QHC thành phố Phúc Yên. Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến thỏa thuận Bộ Xây dựng và báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy 03 đồ án QHC đô thị loại IV: Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Đảo. Báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch và phát triển đô thị giai đoạn 2015-2021; công tác lập quy hoạch chung cho các đô thị theo Kế hoạch 241 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030; công tác quản lý, quy hoạch xây dựng giai đoạn 2015-2020. Rà soát các đồ án quy hoạch đô thị để khắc phục chồng chéo, mâu thuẫn; trình phê duyệt danh mục các khu vực phát triển nhà ở công nhân phục vụ các KCN trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhiệm vụ thiết kế đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Công tác phát triển dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở được các cấp chính quyền địa phương giám sát, quản lý chặt chẽ. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 19 dự án khu đô thị mới được chấp thuận đầu tư theo pháp luật về phát triển đô thị. Một số dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, tạo quỹ nhà ở cho nhân dân, công nhân tại các khu công nghiệp.

1.5. Thực trạng thị trường bất động sản phân khúc nhà ở

Hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường bất động sản đã và đang hoàn thiện (Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh bất động sản và các Nghị định hướng dẫn thi hành) đã tạo ra được một hệ thống pháp luật đầy đủ để thị trường bất động sản phát triển ngày một bền vững và hiệu quả, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng và thuận lợi cho cả các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 đã định hướng, tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan quản lý nhà nước từng bước quản lý hiệu quả, đưa hoạt động của thị trường bất động sản đi vào nề nếp, ngày càng minh bạch, công khai.

Nhìn chung, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản đã được ban hành kịp thời tạo hành lang pháp lý khá hoàn chỉnh, cơ bản phù hợp với thực tế, đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bất động sản thời gian qua. Đặc biệt là những chính sách gần đây của Nhà nước đối với nhà ở và thị trường bất động sản đã đạt được nhiều mục tiêu như: giảm hàng tồn kho bất động sản, thực hiện được mục tiêu của chiến lược quốc gia về nhà ở, từng bước khắc phục lệch pha cung - cầu, phát triển ổn định thị trường, góp phần khôi phục kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Tính từ 01/7/2015 (từ ngày Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực), quy mô bất động sản được chấp thuận phù hợp với quy hoạch, kế hoạch được duyệt gồm: 09 dự án phát triển nhà ở, 06 dự án khu đô thị, 14 dự án trung tâm thương mại, văn phòng (dự án hỗn hợp); 19 dự án khu công nghiệp - KKT.

Ngày 12/6/2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 27/2020/QĐ-UBND về xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. UBND các huyện, chủ đầu tư và các Sở ban ngành đã có báo cáo cung cấp thông tin theo quy định. Tuy nhiên trong quá trình vận hành phần mềm về hệ thống thông tin nhà ở và thị trường bất động sản còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Về sàn giao dịch bất động sản, trên địa bàn tỉnh có 11 sàn giao dịch bất động sản đã được Sở Xây dựng kiểm tra và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản. Trong năm 2022, tình hình thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, không còn tình trạng sốt đất xảy ra, giá giao bán nhà ở, đất nền tại các dự án có chiều hướng giảm giá so với mặt bằng giá đã được thiết lập. Tuy nhiên, trong năm 2022 số lượng giao dịch bất động sản không nhiều khoảng 450 giao dịch. Giá căn hộ chung cư có mức giá dao động khoảng trên, dưới 20 triệu đồng/m2; đất nền các dự án khu vực thành phố Vĩnh Yên dao động khoảng từ trên 20-40 triệu đồng/m2; giá bán nhà ở xã hội khoảng 12 triệu đồng/m2.

2. Phân tích, đánh giá kết quả, các tồn tại, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong công tác phát triển và quản lý nhà ở

2.1. Kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc

Các chỉ tiêu phát triển nhà ở căn cứ theo Quyết định số 3258/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 1247/QĐ- UBND ngày 19/5/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch phát triển nhà ở năm 2021 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó, căn cứ kết quả thực hiện đến hết năm 2022 đã được phê duyệt theo Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 12/5/2022) và Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 (Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 29/6/2023); Kết quả thực hiện Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

Bảng 2.7. Đánh giá tình hình thực hiện các Chỉ tiêu phát triển nhà ở

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Chỉ tiêu đặt ra giai đoạn 2021-2025

Kết quả thực hiện đến năm 2022

Đánh giá kết quả thực hiện

1

Diện tích nhà ở BQ

m2 sàn/người

31,3

30,05

96,01%

1.1

Khu vực đô thị

m2 sàn/người

32,4

32,2

99,4%

1.2

Khu vực nông thôn

m2 sàn/người

29,1

30,4

104,5%

2

Diện tích tăng thêm[13]

m2 sàn

6.063.310

3.054.845

50,4%

2.1

Nhà ở thương mại

m2 sàn

4.012.590

848.977

21,2%

2.2

Nhà ở xã hội

m2 sàn

577.158

49.461

8,6%

2.3

Nhà ở dân tự xây dựng

m2 sàn

1.214.442

2.156.408

177,6%

2.2. Kết quả đạt được

* Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư

- Việc triển khai các dự án phát triển đô thị trên địa bàn đã từng bước góp phần hình thành bộ mặt đô thị. Một số dự án hạ tầng khu đô thị, khu nhà ở thương mại dịch vụ hoàn thành đã đưa vào khai thác sử dụng đáp ứng nhu cầu về nhà ở, vui chơi, giải trí cho người dân, góp phần cải tạo, chỉnh trang, giảm mật độ dân số đối với các khu dân cư hiện hữu.

- Đã thu hút đầu tư được số lượng khá lớn kể cả nguồn vốn và các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng khu đô thị, khu nhà ở. Hệ thống đô thị trong tỉnh đã và đang từng bước phát triển theo hướng bền vững, mở rộng về quy mô, xây dựng hạ tầng kỹ thuật - xã hội phù hợp đồng bộ, hiện đại, diện mạo cảnh quan đô thị có nhiều thay đổi, chất lượng đô thị ngày được nâng cao. Góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, đảm bảo nhu cầu về nhà ở cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

* Nhà ở xã hội

Các dự án phát triển nhà ở xã hội được quản lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật:

- Đối với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trên địa bàn tỉnh đều được bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật tại từng thời điểm. Đa số các dự án chủ đầu tư nhà ở thương mại, khu đô thị được giao đầu tư phần nhà ở xã hội trong dự án.

- Việc lựa chọn chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật tại từng thời kỳ, đa số các dự án được triển khai theo pháp luật về đầu tư (quyết định chủ trương đầu tư).

- Công tác thẩm định giá bán, cho thuê, cho thuê mua: Đến nay, đã thực hiện thẩm định giá bán cho 01 dự án. Tuy nhiên, còn gặp vướng mắc về hạch toán phần lợi nhuận thương mại nên chưa phê duyệt được giá bán của dự án. Các dự án còn lại đã hoàn thành được Sở Xây dựng đôn đốc các Chủ đầu tư khẩn trương trình thẩm định giá bán theo quy định.

* Nhà ở theo chương trình mục tiêu: Chương trình mang ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và nhân văn sâu sắc, tạo điều kiện cho người dân nâng cao tính chủ động, giúp cho các hộ gia đình có điều kiện để sửa chữa, xây mới nhà ở, qua đó giúp ổn định đời sống góp phần giảm tỷ lệ nhà ở thiếu kiên cố, nhà tạm, cải thiện chỉ số về chất lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh.

2.3. Những tồn tại

* Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, khu dân cư

- Hầu hết các dự án đầu tư phát triển đô thị hiện nay, kể cả các dự án đang triển khai thực hiện đều xuất phát từ nhu cầu, đề xuất của nhà đầu tư từ bước lập quy hoạch chi tiết đến đề xuất dự án, nên phần lớn các dự án khu đô thị đều có quy mô diện tích nhỏ, nằm rải rác tại các khu vực khác nhau.

- Công tác giải phóng mặt bằng tại các dự án khu đô thị đã được Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tích cực triển khai thực hiện tạo điều kiện giúp chủ đầu tư sớm có mặt bằng để triển khai dự án. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư chưa chủ động phối hợp với các cấp chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan để giải quyết những vướng mắc tồn tại do đó công tác giải phóng mặt bằng tại khá nhiều dự án bị chậm, kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án.

- Hầu hết các dự án đều triển khai chậm so với tiến độ được duyệt và phải điều chỉnh giãn tiến độ nhiều lần. Một số dự án hoàn thành nhưng chưa nghiệm thu, bàn giao công trình hạ tầng cho chính quyền địa phương quản lý; quá trình triển khai kéo dài, chất lượng một số hạng mục công trình không đảm bảo yêu cầu, bị xuống cấp nên gây khó khăn cho công tác bàn giao, quyết toán.

- Công tác quản lý, cấp phép xây dựng của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ở một số khu đô thị, khu nhà ở còn buông lỏng, do vậy một số hộ dân xây dựng nhà ở không tuân thủ các quy định về kiến trúc mặt tiền, khoảng lùi theo thiết kế cũng như việc dồn lô đất liền kề để xây dựng nhà biệt thự,..

- Các dự án khu đô thị, khu nhà ở thời gian thực hiện còn kéo dài, việc xử lý vi phạm dự án chậm tiến độ, kéo dài thời gian thực hiện.

* Dự án nhà ở xã hội

- Chính sách ưu đãi trong việc thu hút các nhà đầu tư xây dựng khu nhà ở tập trung cho công nhân tại các khu công nghiệp chưa thực sự hấp dẫn.

* Nhà ở theo chương trình mục tiêu

Chính sách nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn

- Khó khăn, vướng mắc chính hiện nay là chương trình không hấp dẫn người dân tích cực tham gia như giai đoạn 1 theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ do cơ chế hỗ trợ thay đổi, phương thức hỗ trợ đã chuyển toàn bộ sang cho vay tín dụng (không còn khoản hỗ trợ trực tiếp như giai đoạn 1 trước đây).

- Mức vay ưu đãi tối đa 25 triệu đồng/1 hộ là quá thấp không đủ để người dân làm nhà. Đặc biệt là tại vùng sâu, vùng xa có địa hình phức tạp, khó khăn do chi phí nhân công, vận chuyển vật liệu cao... dẫn đến giá thành xây dựng nhà ở tăng cao nên người dân không đủ kinh phí để làm nhà. Nhiều địa phương, nhiều hộ gia đình không có khả năng huy động thêm nên không thực hiện được.

Chính sách nhà ở cho người có công với Cách mạng:

- Số lượng hộ gia đình cần hỗ trợ theo rà soát thực tế trong quá trình triển khai có sự phát sinh so với kết quả rà soát khi xây dựng đề án hỗ trợ;

- Một số hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng chưa được cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời đã tự ứng trước kinh phí để xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở.

* Nhà ở tái định cư: Trên địa bàn chưa hình thành quỹ nhà để bố trí tái định cư, mới bố trí quỹ đất tái định cư hoặc bồi thường bằng tiền.

* Tình hình cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Hiện tại việc đánh giá chất lượng chung cư cũ và các công trình công cộng có dấu hiệu nguy hiểm, mất an toàn đang thực hiện theo Quy trình đánh giá an toàn kết cấu nhà ở và công trình công cộng ban hành theo Quyết định số 681/QĐ-BXD ngày 12/07/2016, tuy nhiên Quy trình này chưa phù hợp với thực tế, cũng như chưa đưa ra cụ thể các tiêu chí về định mức, đơn giá khảo sát đánh giá sơ bộ, chi tiết, khối lượng kiểm định cụ thể để làm cơ sở lập dự toán kiểm định. Hiện nay, các đơn vị kiểm định phải vận dụng từ các tiêu chuẩn khác để áp dụng cho công tác kiểm định.

Một số nhà tập thể cũ trước đây đơn vị quản lý sử dụng là các đơn vị trước đây thuộc nhà nước quản lý nay đã cổ phần hóa không còn liên quan đến nhà nước, quá trình sử dụng nhà tập thể bàn giao cho người lao động sử dụng, nay người lao động đã chuyển đi nơi khác, bán lại cho người khác,... Ví dụ như: khu nhà tập thể của Công ty Cổ Phần In Phúc Yên, nhà 8T phường Xuân Hòa, hiện nay khó khăn, không thể xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, do vậy không thể xác định trách nhiệm chủ thể thực hiện đánh giá an toàn công trình.

* Tình hình quản lý vận hành nhà chung cư

Đối với các Chủ đầu tư:

- Lưu trữ hồ sơ nhà chung cư chưa đầy đủ.

- Lập quy trình bảo trì nhà chung cư chưa rõ ràng, chưa phù hợp với công trình thực tế.

- Mở tài khoản tạm quản lý kinh phí bảo trì (trước khi có Ban quản trị nhà chung cư) chưa đúng quy định.

- Chậm báo cáo chính quyền địa phương khi chưa tổ chức được hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định.

- Chậm bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư.

- Xây dựng một số bộ phận công trình chưa đúng thiết kế được duyệt.

- Chưa bảo đảm điều kiện hoạt động của phòng sinh hoạt cộng đồng (thiếu trang thiết bị, bàn ghế…).

Đối với các Đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư: Báo cáo công tác quản lý vận hành nhà chung cư không đầy đủ các nội dung; Thiếu các kế hoạch cho thời gian tiếp theo.

Đối với các Ban quản trị nhà chung cư: Chưa nắm rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình dẫn đến không thực hiện hoặc chậm thực hiện các nội dung thuộc trách nhiệm của mình như: việc mở tài khoản quản lý kinh phí bảo trì; việc báo cáo với Sở Xây dựng các nội dung theo quy định; việc yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì; việc lập kế hoạch bảo trì hàng năm; việc sử dụng phần diện tích sở hữu chung…

2.4. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về lĩnh vực quản lý nhà ở, xây dựng, phát triển đô thị thay đổi, thiếu tính ổn định, chưa có sự thống nhất gây khó khăn trong công tác chỉ đạo điều hành (như Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công,…); Hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về nhà ở, đô thị có sự thay đổi ảnh hưởng đến trình tự thủ tục thực hiện các dự án phát triển nhà ở.

- Luật Quy hoạch mới được ban hành, việc triển khai lập quy hoạch tỉnh còn nhiều vướng mắc do hướng dẫn chưa kịp thời; đây là vấn đề mới và khó, một số quy hoạch phát triển ngành bị bãi bỏ, còn lúng túng khi triển khai thực hiện nhất là việc đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch.

- Công tác tuyên truyền vận động tham gia vào các phong trào hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, hỗ trợ hộ nghèo còn khó khăn về nhà ở được vay vốn chưa được tổ chức thường xuyên, chưa huy động được các tổ chức chính trị, các ban ngành đoàn thể tích cực tham gia vào phong trào này nên việc huy động các nguồn lực nhằm hỗ trợ hộ chính sách người có công, người nghèo về nhà còn gặp nhiều khó khăn.

- Chế độ hỗ trợ người có công khó khăn về nhà ở được quy định tại nhiều văn bản khác nhau, thời điểm trước năm 2013 chủ yếu là hỗ trợ tiền sử dụng đất nếu có hoàn cảnh khó khăn không có khả năng làm nhà hoặc sửa chữa nhà thì rà soát xác minh cụ thể và đề nghị ngân sách các cấp hỗ trợ. Tuy nhiên, kể từ khi Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành thì hầu hết hộ chính sách người có công khi làm nhà đều có đơn đề nghị hỗ trợ, trong khi đó nguồn lực chưa được bố trí kịp thời nhiều hộ đã có tên trong Đề án đã được phê duyệt chưa nhận được tiền do đã chết hoặc người dân tự xây dựng nhà ở.

- Do dịch bệnh Covid 19, giãn cách xã hội gây ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống của người dân, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án phát triển nhà ở.

b) Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức về Luật Nhà ở 2014 còn chưa được đầy đủ ở các cấp, các ngành và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.

- Việc bồi thường, giải phóng mặt bằng còn gặp khó khăn do đơn giá bồi thường giải phóng mặt bằng chưa phù hợp với thực tế; quản lý nguồn gốc đất đai không chặt chẽ, công tác giải quyết các khó khăn vướng mắc trong GPMB còn chưa triệt để làm kéo dài thời gian thực hiện dự án nhà ở. Một số chính quyền, đoàn thể ở địa phương chưa tích cực vào cuộc trong công tác giải phóng mặt bằng. Năng lực quản lý dự án của một số chủ đầu tư, QBL dự án còn hạn chế.

- Trình tự, thủ tục nhà ở, bất động sản, xây dựng, đầu tư, đất đai, môi trường của các dự án lớn thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan Trung ương tiến độ còn chậm, nhất là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng đặc dụng.

- Công tác chỉ đạo, điều hành ở một số ngành, địa phương chưa thực sự quyết liệt; chưa có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, quản lý nhà ở, bất động sản, xây dựng.

- Do quá trình cải cách bộ máy, tinh giảm biên chế, cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực nhà ở còn thiếu, chưa tương xứng với lĩnh vực quản lý rộng lớn về lĩnh vực quản lý, phát triển nhà ở. Năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ quản lý nhà nước còn yếu, chưa chủ động trong thực thi nhiệm vụ; Cán bộ làm công tác quản lý nhà ở, đô thị ở cấp huyện, xã còn yếu về năng lực chuyên môn; Công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong công tác quản lý nhà ở, bất động sản, xây dựng, đất đai của chính quyền cơ sở chưa hiệu quả.

- Năng lực thể chế hóa các chủ trương thành cơ chế, chính sách cụ thể còn yếu. Thiếu cơ chế, chính sách đột phá để huy động nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển nhà ở.

- Đô thị chưa tạo được sức hấp dẫn, thu hút để tăng dân số, dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa chưa cao; nhiều dự án phát triển nhà ở đô thị chưa được lấp đầy.

- Công tác quản lý quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan sở, ban, ngành, chính quyền địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa kiên quyết, thường xuyên, chưa thực hiện hết chức trách, nhiệm vụ được giao để hướng dẫn, chấn chỉnh, xử lý vi phạm các hoạt động đầu tư xây dựng tại các dự án nhà ở, đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Chính quyền địa phương chưa tích cực trong công tác giám sát đầu tư xây dựng của các dự án đầu tư nhà ở trên địa bàn theo chức năng được pháp luật quy định.

3. Dự báo, xác định nhu cầu về nhà ở

3.1. Cơ sở dự báo

a. Cơ sở chung

Chỉ tiêu nhà ở trên địa bàn tỉnh được dự báo dựa trên cơ sở về sự gia tăng dân số, chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân từng giai đoạn và quy mô phát triển đô thị theo quy hoạch. Cụ thể:

- Sự gia tăng dân số dựa trên các yếu tố tác động như: tăng dân số tự nhiên, di dân cơ học và tỷ lệ đô thị hóa;

- Mục tiêu phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng GRDP;

- Tốc độ phát triển nhà ở thực tế giai đoạn 2009-2020 trên địa bàn tỉnh;

- Việc phát triển các khu đô thị mới, cải tạo, chỉnh trang phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tại các đô thị;

- Căn cứ số lượng các khu công nghiệp tập trung và các cụm công nghiệp theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh,...

- Nghị quyết số 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025;

- Dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào đầu những năm 2030. Nền kinh tế Vĩnh Phúc phát triển theo hướng kinh tế số, kinh tế tri thức; người dân có thu nhập, chất lượng cuộc sống cao, hạnh phúc; nền văn hóa tiến bộ, giàu bản sắc, xã hội phát triển hài hòa, môi trường tự nhiên trong lành, đáng sống.

Phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế tri thức, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực. Phát huy tiềm năng lợi thế và chủ động hội nhập kinh tế, quốc tế, chất lượng tăng trưởng, khả năng cạnh tranh và tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị. Tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp luật, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất kinh doanh. Từng bước phát triển thị trường tài chính - tiền tệ theo hướng bền vững, chất lượng, gắn với hội nhập, đồng bộ với cơ cấu.

Khai thác, phát huy mọi tiềm năng, lợi thế cho phát triển, trọng tâm là phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; phát huy sức sáng tạo, ý chí, khát vọng phát triển của mỗi người dân; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; khai thác những động lực mới cho tăng trưởng dựa trên khoa học công nghệ - đổi mới sáng tạo; huy động, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực cho phát triển; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; điều chỉnh quy hoạch các nguy cơ mất an toàn (trường bắn nhỏ lẻ, các kho đạn) nằm giữa đô thị để quy hoạch di chuyển đến khu vực miền núi, xa khu dân cư.

Phát huy tốt lợi thế phát triển vùng, vành đai công nghiệp Bắc Giang- Thái Nguyên - Vĩnh Phúc - Phú Thọ trở thành động lực tăng trưởng của cả vùng; trong đó tỉnh Vĩnh Phúc là hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ hiện đại: điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp hỗ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, ngân hàng, du lịch, viễn thông, đào tạo chất lượng cao, y tế chuyên sâu. Phát triển vùng trở thành trung tâm dịch vụ hiện đại của khu vực Đông Nam Á.

Phát triển tỉnh có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội tỉnh và liên tỉnh thông suốt, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như doanh nghiệp, đồng thời bắt kịp với nhu cầu phát triển trong tương lai.

c. Dự báo về dân số

Theo dự thảo Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dân số toàn tỉnh đến năm 2030 dự báo là 1,47 triệu người. Tốc độ tăng dân số bình quân của Vĩnh Phúc trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng dần do quá trình phát triển các KCN, CCN và các ngành kinh tế khác sẽ thu hút ngày càng nhiều lao động nhập cư và giảm dần lao động di cư. Trong giai đoạn 2021-2030, mức tăng trưởng dân số bình quân là 2,3%/năm.

Bảng 2.8: Bảng kết quả dự báo dân số giai đoạn 2021-2030

Đơn vị hành chính

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

Dân số toàn tỉnh

1.171.232

1.310.000

1.470.000

Mức tăng trưởng dân số bình quân

2,3%/năm

d. Nhu cầu các loại nhà ở được dự báo

Nhu cầu các loại nhà ở được dự báo bao gồm:

- Nhu cầu về nhà ở thương mại (nhu cầu về nhà ở do chủ đầu tư xây dựng để kinh doanh theo cơ chế trị trường tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị)

- Nhu cầu về nhà ở xã hội

- Nhu cầu về nhà ở công vụ

- Nhu cầu về nhà ở phục vụ tái định cư

- Nhu cầu hỗ trợ về nhà ở theo chương trình mục tiêu

- Nhu cầu phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

- Nhu cầu cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

3.2. Dự báo diện tích nhà ở bình quân đầu người

a. Xây dựng mô hình dự báo

Những nghiên cứu và phân tích từ kinh nghiệm quốc tế[14] đều cho thấy có sự tương quan giữa diện tích nhà ở bình quân đầu người với GRDP bình quân đầu người và tỷ lệ đô thị hóa, theo đó diện tích nhà ở bình quân đầu người sẽ tăng lên khi GRDP bình quân đầu người tăng lên nhờ tăng trưởng kinh tế. Yếu tố giá nhà ở, do còn thiếu số liệu chính thức chỉ số giá bất động sản, sẽ được phản ánh sự tương quan thông qua việc sử dụng GRDP bình quân đầu người và đô thị hóa, do đó mô hình dự báo diện tích nhà ở bình quân đầu người được phân tích thông qua 2 chỉ số GRDP bình quân đầu người và đô thị hóa qua các giai đoạn.

Tương tự như các nghiên cứu quốc tế, phân tích hồi quy cho thấy dạng hàm sau phù hợp:

Ln(DTBQ) = α + β1 × Ln(GRDP_BQ) + β2 × (ĐTH)

Sbq= Exp[Ln(DTBQ)] (ĐVT: m2/người)

Trong đó:

- Ln(DTBQ) là Logarit tự nhiên của giá trị diện tích nhà ở bình quân

- Ln(GRDP) là Logarit tự nhiên của giá trị GRDP bình quân đầu người

- ĐTH là giá trị đô thị hóa

- α, β1, β2 là các hệ số tương quan

- Sbq là diện tích nhà ở bình quân đầu người

Sử dụng chuỗi số liệu từ năm 2006, thực hiện phân tích hồi quy xác định được các hệ số tương quan α=1,630; β1=0,367; β2= -0,024; hàm hồi quy đa biến về diện tích nhà ở bình quân tối thiểu của tỉnh có dạng như sau:

Ln(DTBQ) = 1,630 + 0,367* Ln(GRDP_BQ) - 0,024*(ĐTH)

Bảng 2.9: Kết quả mô hình dự báo diện tích bình quân

Coefficientsa

Model

Unstandardized Coefficients

Standardized Coefficients

T

Sig.

B

Std. Error

Beta

1 (Constant)

LnGRDPBQ

DTH

1,630

,367

-,024

,122

,036

,881

,983

-,003

13,356

10,092

-,027

,000

,000

,979

a. Dependent Variable: LnDTBQ

Model Summaryb

Model

R

R Square

Adjusted R Square

Std. Error of the Estimate

Durbin-Watson

1

.981a

,962

,955

,04959

,657

a. Predictors: (Constant), DTH, LnGRDPBQ

b. Dependent Variable: LnDTBQ

b. Kết quả dự báo

- Đến năm 2025, với giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người được dự báo đạt 157,81 triệu đồng và tỷ lệ đô thị hóa đạt 55%, sử dụng hàm hồi quy xác định được diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 32,54 m2 sàn/người.

- Đến năm 2030, với giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người được dự báo đạt 236,67 triệu đồng và tỷ lệ đô thị hóa đạt 65%, sử dụng hàm hồi quy xác định được diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 37,75 m2 sàn/người.

3.3. Dự báo nhu cầu chung về nhà ở

a. Dự báo nhu cầu tổng diện tích sàn nhà ở toàn tỉnh đến năm 2025 và đến năm 2030

Căn cứ dự báo dân số và diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh, tổng nhu cầu về diện tích nhà ở xây dựng mới được dự báo theo công thức sau:

ST = Sbq x Ds (m2)

Trong đó:

ST là tổng diện tích nhà ở

Sbq là diện tích nhà ở bình quân đầu người

Ds là dân số toàn tỉnh

Căn cứ theo công thức, kết quả dự báo tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

- Đến năm 2025, với quy mô dân số được dự báo đạt khoảng 1.310.000 người và diện tích nhà ở bình quân đầu người dự báo đạt 32,54 m2 sàn/người thì tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 42.621.700 m2.

- Đến năm 2030, với quy mô dân số được dự báo đạt khoảng 1.470.000 người và diện tích nhà ở bình quân đầu người dự báo đạt 37,75 m2 sàn/người thì tổng diện tích sàn nhà ở trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 55.485.800 m2.

b. Nhu cầu về diện tích sàn nhà ở xây dựng mới trong giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030

Bảng 2.10. Nhu cầu nhà ở xây dựng mới đến năm 2030

Tổng diện tích sàn nhà ở năm 2020 (m2)

Năm 2025

Năm 2030

Tổng diện tích sàn nhà ở (m2)

Diện tích sàn nhà ở xây dựng mới giai đoạn 2021-2025 (m2)

Tổng diện tích sàn nhà ở (m2)

Diện tích sàn nhà ở xây dựng mới giai đoạn 2026-2030 (m2)

34.128.300

42.621.700

8.493.400

55.485.800

12.864.100

- Trong giai đoạn 2021-2025, tổng nhu cầu về diện tích sàn nhà ở xây dựng mới trên địa bàn tỉnh đạt 8.493.400 m2.

- Trong giai đoạn 2026-2030, tổng nhu cầu về diện tích sàn nhà ở xây dựng mới trên địa bàn tỉnh đạt 12.864.100 m2.

c. Nhu cầu về số lượng nhà ở xây dựng mới trong giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030

Qua kết quả khảo sát và dữ liệu quá khứ, quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm. Năm 2009, quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh là 3,764 người/hộ thì đến năm 2020 chỉ còn khoảng 3,744 người/hộ.

Trong giai đoạn 2021-2030, dân số trên địa bàn tỉnh dự báo có sự gia tăng mạnh cùng với tỷ lệ đô thị hóa tăng cao, quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh dự báo tiếp tục xu hướng giảm và giảm mạnh đến năm 2030. Ước tính đến năm 2025, quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh giảm còn khoảng 3,7 người/hộ và đến năm 2030 giảm còn khoảng 3,55 người/hộ.

Quy mô hộ gia đình giảm dẫn tới sự gia tăng về số lượng hộ gia đình trên địa bàn tỉnh kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhà ở.

Theo số liệu hiện trạng, năm 2022 toàn tỉnh có 320.048 hộ gia đình nhưng số lượng nhà ở chỉ có 294.630 căn nhà, chiếm 92% so với tổng số hộ gia đình. Dự báo đến năm 2025, tỷ lệ số lượng nhà ở trên tổng số hộ gia đình đạt khoảng 95% và đến năm 2030 đạt khoảng 98%.

Bảng 2.11. Nhu cầu số lượng nhà ở xây dựng mới đến năm 2030

STT

Nội dung

Năm 2020

Năm 2025

Năm 2030

1

Dân số

1.171.232

1.310.000

1.470.000

2

Quy mô hộ

3,744

3,700

3,550

3

Số hộ

312.830

354.055

414.085

4

Số lượng nhà ở

287.990

336.360

405.810

Kết quả dự báo cho thấy, tổng số lượng nhà ở trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đạt khoảng 336.360 căn nhà, số lượng nhà ở tăng thêm trong giai đoạn 2021-2025 đạt khoảng 48.370 căn nhà. Đến năm 2030, tổng số nhà ở trên địa bàn tỉnh ước đạt 405.810 căn nhà, số lượng nhà ở tăng thêm trong giai đoạn 2026-2030 ước đạt khoảng 69.450 căn nhà.

3.4. Nhu cầu về nhà ở thương mại

Nhà ở thương mại ở đây được hiểu là nhà ở do chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị xây dựng để kinh doanh theo cơ chế thị trường. Nhu cầu về nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 được dự báo chiếm khoảng 40% tổng nhu cầu thị trường và giai đoạn 2026-2030 chiếm khoảng 45% tổng nhu cầu thị trường[15], cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh là khoảng 19.350 căn (chiếm khoảng 40% so với tổng nhu cầu thị trường là 48.370 căn). Với diện tích bình quân khoảng 240 m2 sàn/căn thì nhu cầu về diện tích sàn nhà ở thương mại xây dựng mới trong giai đoạn 2021-2025 là 4.644.000 m2.

- Giai đoạn 2026-2030, nhu cầu về nhà ở thương mại trên địa bàn tỉnh là khoảng 31.250 căn (chiếm khoảng 45% so với tổng nhu cầu thị trường là 69.450 căn). Với diện tích bình quân khoảng 240 m2 sàn/căn thì nhu cầu về diện tích sàn nhà ở thương mại xây dựng mới trong giai đoạn 2026-2030 là 7.500.000 m2.

3.5. Nhu cầu về nhà ở của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội

a. Hộ gia đình người có công với cách mạng

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội, dự báo nhu cầu nhà ở cho người có công với cách mạng, đến năm 2025 có 3.797 hộ và đến năm 2030 có 6.968 hộ có nhu cầu về nhà ở.

b. Hộ nghèo, hộ cận nghèo

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội, nhu cầu nhà ở hộ nghèo đến năm 2025 là 1.130 hộ; đến năm 2030 là 2.136 hộ; Nhu cầu nhà ở hộ cận nghèo đến năm 2025 là 1.410 hộ, đến năm 2030 là 2.764 hộ.

c. Hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, tính đến tháng 12/2022, tổng số hộ trong vùng hay xảy ra thiên tai, biến đổi khí hậu là 780 hộ, trong đó có 750 hộ có nhu cầu về nhà ở nếu phải di dời.

Trên cơ sở kết quả rà soát, tổng hợp của các huyện, thành phố đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030 trên địa bàn tỉnh cần bố trí cho các đối tượng thuộc diện di chuyển là 1.531 hộ, trong đó: số hộ có nhu cầu về nhà ở đến 2025 có 729 hộ và đến năm 2030 có 1.531 hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu có nhu cầu hỗ trợ về nhà ở.

d. Người thu nhập thấp khu vực đô thị

Theo niên giám thống kê năm 2022, người lao động trên 15 tuổi đang làm việc tại khu vực đô thị là 166.127 người. Trong đó, số lượng người nộp thuế thu nhập cá nhân khu vực đô thị là 56.918 người (ước tính khu vực đô thị có 80% người nộp thuế thu nhập cá nhân trên 71.147 người của toàn tỉnh - theo báo cáo của Cục thuế về số lượng người nộp thuế thu nhập cá nhân năm 2022). Như vậy, người thu nhập thấp khu vực đô thị trên địa bàn đến năm 2022 là 109.209 người. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá của Dự án “Xây dựng chính sách tổng thể nhà ở xã hội tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030”, số lượng người thu nhập thấp khu vực đô thị có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh hiện nay chiếm khoảng 20% tổng số người thu nhập thấp, tương đương khoảng 21.842 người. Dự báo số lượng người thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở đến năm 2025 là 24.000 người, đến năm 2030 là 50.000 người.

đ. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích 1.500 ha và tổng số công nhân đang làm việc là 128.078 người. Các công nhân hiện tại đã có chỗ ở ổn định.

Đến năm 2030, dự kiến trên địa bàn tỉnh có thêm 10 khu công nghiệp đi vào hoạt động nâng tổng diện tích các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên khoảng 4.100 ha. Như vậy, trong giai đoạn 2021-2030 diện tích khu công nghiệp đi vào hoạt động tăng khoảng 2.600 ha. Dự kiến tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp khoảng 60%, trung bình 100 công nhân làm việc/ha đất công nghiệp, thì số lượng lao động làm việc trong khu công nghiệp tăng thêm khoảng 156.500 người.

Căn cứ số lượng công nhân ngoại tỉnh theo báo cáo của Ban Quản lý khu công nghiệp là những người có nhu cầu về nhà ở, có khoảng 40% công nhân ngoại tỉnh đang làm việc tại các khu công nghiệp trong đó có khoảng 10% số lượng công nhân đã có nhà ở. Như vậy, ước tính 30% công nhân có nhu cầu về nhà ở xã hội tương ứng khoảng 47.000 người có nhu cầu về nhà ở xã hội (giai đoạn 2021-2025 có khoảng 14.000 người có nhu cầu về nhà ở xã hội và giai đoạn 2026-2030 tăng thêm 33.000 người có nhu cầu về nhà ở xã hội).

e. Cán bộ, công chức, viên chức

Theo báo cáo của Sở Nội vụ, trên địa bàn hiện nay có 24.591 cán bộ, công chức, viên chức (Không bao gồm cán bộ, công chức cấp xã), trong đó số lượng cán bộ có độ tuổi dưới 35 là 12.984 người.

Theo điều tra nhu cầu nhà ở của cán bộ công chức, viên chức phần lớn các đối tượng có nhu cầu hỗ trợ nhà ở là người độc thân dưới 35 tuổi, do tuổi đời còn trẻ và thời gian công tác còn ít nên chưa có đủ tích lũy để tạo lập nhà ở, tập trung chủ yếu tại khu vực đô thị. Do đó, dựa trên số lượng cán bộ, công chức, viên chức phân loại theo độ tuổi và chính sách tinh giản biên chế đối với các cơ quan đơn vị, dự báo cán bộ, công chức, viên chức có nhu cầu về nhà ở đến năm 2025 là 14.000 người và đến năm 2030 là 15.000 người.

g. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập

Theo tổng hợp báo cáo của các trường cao đẳng, đại học, trên địa bàn hiện nay tổng số sinh viên đang theo học khoảng 13.732.

Dự báo số lượng sinh viên có nhu cầu về nhà ở đến năm 2025 là 6.150 sinh viên, đến 2030 là 17.350 sinh viên.

Bảng 2.12. Số lượng sinh viên có nhu cầu về nhà ở

STT

Tên Trường Đại học, Cao đẳng

Số sinh viên

Số sinh viên có nhu cầu về nhà ở

Đến năm 2025

Giai đoạn 2026-2030

1

Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc

1.679

800

2.000

2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

7.500

4.000

12.000

3

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

210

350

850

4

Trường Cao đẳng nghề Việt Xô số 1

4.313

1.000

2.500

Tổng cộng

13.732

6.150

17.350

h. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân

Theo số liệu tổng hợp của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, nhu cầu nhà ở cho cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị lực lượng vũ trang đến năm 2025 là 323 người và đến năm 2030 là 621 người. Thêm vào đó, Công an Tỉnh dự báo nhu cầu nhà ở cho cán bộ thuộc đơn vị đến năm 2025 là 313 người và đến năm 2030 là 626 người. Như vậy, tổng nhu cầu nhà ở cho cán bộ, công nhân viên chức thuộc đơn vị lực lượng vũ trang đến năm 2025 là 636 người và đến năm 2030 là 1.247 người.

i. Đối tượng trả lại nhà ở công vụ

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có đối tượng thuộc diện trả lại nhà công vụ có nhu cầu về nhà ở xã hội. Dự báo trong giai đoạn 2021-2030, không phát sinh nhu cầu về nhà ở xã hội của nhóm đối tượng này.

k. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh không có đối tượng thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. Dự báo trong 2021-2030, không phát sinh nhu cầu về nhà ở xã hội của nhóm đối tượng này.

l. Tổng hợp nhu cầu về nhà ở xã hội của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội

Bảng 2.13: Nhu cầu nhà ở xã hội của các nhóm đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội

STT

Đối tượng

Đơn vị tính

Nhu cầu hỗ trợ nhà ở

Đến năm 2025

Đến năm 2030

Số lượng

Diện tích (m2 sàn)

Số lượng

Diện tích (m2 sàn)

Nhu cầu nhà ở xã hội

2.071.800

3.848.350

1

Công nhân và người lao động khu công nghiệp

Người

14.000

140.000

47.000

536.000

2

Sỹ quan, quân nhân

Người

636

31.800

1.247

62.350

3

Cán bộ, công chức, viên chức

Người

14.000

700.000

15.000

750.000

4

Người thu nhập thấp

Người

24.000

1.200.000

50.000

2.500.000

5

Đối tượng trả lại nhà công vụ

Người

0

0

0

3.6. Nhu cầu về nhà ở công vụ

Theo quy định hiện hành, đối tượng được bố trí thuê nhà ở công vụ bao gồm:

- Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên;

- Cán bộ, công chức, viên chức (giáo viên, bác sĩ và nhân viên y tế) có vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý được điều động, luân chuyển đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo.

Hiện nay, với đặc thù về địa bàn thuận tiện trong đi lại nên các cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh chưa có nhu cầu về nhà ở công vụ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, với các yêu cầu về điều động, luân chuyển cán bộ, có khả năng phát sinh nhu cầu về nhà ở công vụ với nhóm cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên.

3.7. Nhu cầu về nhà ở phục vụ tái định cư

Trong thời gian qua, việc di dời giải tỏa người dân để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức bố trí quỹ đất tái định cư để người dân tự xây dựng nhà ở, một số ít trường hợp có nhu cầu bồi thường bằng tiền, tự lo chỗ ở.

Theo dự báo đây vẫn tiếp tục là xu hướng bố trí tái định cư phù hợp cho giai đoạn 2021-2030, ngoài ra có thể xem xét bố trí cho các hộ đủ điều kiện tái định cư mua nhà ở xã hội tại các dự án nên chưa phát sinh nhu cầu đầu tư xây dựng quỹ nhà ở tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách.

Nhu cầu bố trí quỹ đất tái định cư trên địa bàn tỉnh hiện tập trung ở 02 nhóm đối tượng:

- Nhóm thứ nhất là các hộ gia đình bị di dời, giải tỏa để thực hiện các dự án. Đây là nhóm được dự báo phát sinh số lượng lớn nhu cầu bố trí quỹ đất tái định cư trong giai đoạn 2021-2030 do phải thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng để đẩy mạnh thực hiện các dự án phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng.

- Nhóm thứ hai là các hộ gia đình trong khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu cần di dời để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nhu cầu bố trí quỹ đất tái định cư của nhóm đối tượng này không lớn, theo dự báo đến năm 2025 có 729 hộ có nhu cầu và giai đoạn 2026 - 2030 có 802 hộ có nhu cầu.

3.8. Nhu cầu hỗ trợ về nhà ở theo chương trình mục tiêu

a. Hộ gia đình người có công với cách mạng

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội, dự báo nhu cầu nhà ở cho người có công với cách mạng, đến năm 2025 có 3.797 hộ và đến năm 2030 có 6.968 hộ có nhu cầu về nhà ở.

b. Hộ nghèo, hộ cận nghèo

Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương Binh và xã hội, nhu cầu nhà ở hộ nghèo đến năm 2025 là 1.130 hộ; đến năm 2030 là 2.136 hộ; Nhu cầu nhà ở hộ cận nghèo đến năm 2025 là 1.410 hộ, đến năm 2030 là 2.764 hộ.

3.9. Nhu cầu cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Trên địa bàn tỉnh hiện có 16 nhà chung cư được hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 1994 đến nay, các nhà chung cư này đều còn niên hạn sử dụng, chưa cần thực hiện cải tạo, xây dựng lại.

Bên cạnh 16 nhà chung cư nêu trên, trên địa bàn tỉnh còn có 07 khu tập thể cũ được xây dựng từ những năm 70, bao gồm 14 nhà 5 tầng và 01 nhà 4 tầng; 01 nhà 2 tầng với tổng số 1219 căn hộ. Cụ thể như sau:

- Trên địa bàn thành phố Phúc Yên có 06 khu, bao gồm:

+ Khu nhà ở 8T phường Xuân Hòa (có 01 nhà 5 tầng), đã bán thanh lý cho người dân, chưa xác lập quyền sở hữu nhà chung cư theo quy định. Diện tích đất xây dựng nhà tập thể đã được bàn giao lại cho UBND thành phố Phúc Yên quản lý từ năm 2016.

+ Khu tập thể của Công ty Cổ phần In Phúc Yên (có 01 nhà 4 tầng và 01 nhà 2 tầng), đã bán thanh lý cho người dân, chưa xác lập quyền sở hữu nhà chung cư theo quy định. Diện tích đất xây dựng nhà tập thể đã được bàn giao lại cho UBND thành phố Phúc Yên quản lý từ năm 2016.

+ Khu tập thể của Công ty Cao su Sao Vàng (có 01 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

+ Khu tập thể của Trường ĐHSP Hà Nội 2 (có 08 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

+ Khu tập thể của Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc (có 01 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

+ Khu tập thể của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Cơ sở 2, có 01 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

- Trên địa bàn huyện Tam Dương có 01 khu: Khu tập thể của Công ty Cổ phần Xuân Mai- Đạo Tú (có 02 nhà 5 tầng). Khu tập thể hiện được chủ đầu tư trực tiếp quản lý và cho người lao động sử dụng trong thời gian làm việc tại đơn vị.

Trong quá trình khai thác sử dụng, nhiều công trình không được bảo trì, sửa chữa định kì; công tác cải tạo sửa chữa mang tính tự phát theo nhu cầu của người dân. Hiện tại 02 trong tổng số 07 nhà tập thể đã xuống cấp, hư hỏng, lún, nứt hoặc biến dạng kết cấu chịu lực: (1) Nhà 8T phường Xuân Hòa, thành phố Phúc Yên; (2) Khu nhà tập thể 04 tầng, khu nhà tập thể 2 tầng của công ty CP In Phúc Yên cần thực hiện cải tạo, xây dựng lại.

4. Quan điểm phát triển nhà ở

- Phát triển nhà ở theo cơ chế thị trường, phù hợp với các quy định của pháp luật;

- Phát triển nhà ở gắn với phát triển thị trường bất động sản nhà ở, phù hợp với chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở trong từng giai đoạn và tuân thủ pháp luật về nhà ở, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển nhà ở trên cơ sở sử dụng tiết kiệm các nguồn lực, đặc biệt là tài nguyên đất đai; tăng cường công tác quản lý xây dựng nhà ở;

- Phát triển nhà ở phải đảm bảo sự cân đối giữa cung - cầu, đảm bảo giải quyết nhu cầu về nhà ở nhưng phải hài hòa với khả năng huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển nhà ở;

- Phát triển nhà ở theo hướng hiện đại, cải thiện điều kiện ở nâng cao chất lượng đời sống nhưng phải kết hợp với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống;

- Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa nhà nước, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân trong phát triển nhà ở;

- Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn lực xã hội để phát triển nhà ở;

- Sử dụng nguồn lực từ ngân sách kết hợp với các nguồn kêu gọi xã hội hóa để hỗ trợ về nhà ở cho các hộ nghèo, hộ gia đình người có công với cách mạng;

- Đề cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo trong việc bố trí, đảm bảo chỗ ở cho công nhân, người lao động và học sinh, sinh viên.

5. Định hướng phát triển nhà ở

5.1. Định hướng chung

Phát triển nhà ở phù hợp với quy hoạch; chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở. Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở, tạo hình ảnh đa dạng, năng động và diện mạo khang trang, hiện đại cho các đô thị trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh phát triển loại hình nhà ở chung cư theo hướng tăng tỷ lệ nhà ở chung cư trong tổng số nhà ở mới phát triển hàng năm tại khu vực thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên; Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội phù hợp khả năng chi trả cho người có thu nhập thấp, đặc biệt là nhà ở xã hội cho thuê;

Phát triển nhà ở gắn kết chặt chẽ với phát triển các đô thị của tỉnh; Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ với phát triển nhà ở; xây dựng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, khai thác tối đa hiệu quả của công nghệ thông tin, tiện ích của đô thị, nhà ở theo hướng hiện đại, tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững;

Phát triển nhà ở gắn với gắn với phong tục, tập quán, điều kiện từng vùng, miền, khu vực và gắn với phát triển văn hóa, nông thôn mới nâng cao, thôn kiểu mẫu, làng văn hóa kiểu mẫu.

Tại các vùng và các khu du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, , hướng tới phát triển nhà ở sinh thái với phong cách kiến trúc xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng.

Phấn đấu tăng diện tích cây xanh, công viên trong khu dân cư mới, tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại, có bản sắc;

Chú trọng phát triển nhà ở dựa trên cơ sở chỉnh trang, phát triển các khu vực đô thị hiện hữu, từ đó góp phần vào quá trình phát triển bền vững và cân bằng sinh thái đô thị của các đô thị trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên tổng kết thực tiễn quá trình phát triển nhà ở, từ đó nhận diện các điểm bất cập trong hệ thống chính sách và cơ chế phát triển nhà ở, kiến nghị điều chỉnh chính sách và pháp luật cho phù hợp với thực tiễn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực phát triển nhà ở.

5.2. Định hướng phát triển nhà ở khu vực đô thị

a. Thành phố Vĩnh Yên

- Phát triển nhà ở gắn với phát triển đô thị, hệ thống hạ tầng, hướng tới mục tiêu chung về phát triển đô thị thành phố Vĩnh Yên.

- Phát triển nhà ở gắn với phát triển các khu đô thị mới, khu dân cư mới tại các phường theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các chủ trương của tỉnh tỉnh, thành phố nhằm cung cấp quỹ đất ở mới (bao gồm cả đất ở tái định cư và đất nhà ở xã hội), đồng thời xây dựng, cải tạo cảnh quan kiến trúc đô thị khang trang, đồng bộ.

- Phát triển nhà ở gắn với đầu tư xây dựng các khu đô thị mới theo mô hình đô thị sinh thái, thông minh, hiện đại kết hợp công viên vui chơi giải trí chuyên đề, dịch vụ chất lượng cao.

- Phát triển nhà ở gắn với xây dựng các công trình kiến trúc điểm nhấn, đa chức năng chất lượng cao; các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, các tuyến phố đi bộ tại khu vực trung tâm thành phố Vĩnh Yên.

- Phát triển nhà ở gắn với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị sinh thái thể thao, hiện đại tại phía Nam Đầm Vạc tạo diện mạo đô thị xanh, thông minh hiện đại, trong đó xây dựng vùng lõi mặt nước, cây xanh để tạo cảnh quan và góp phần chống úng ngập cho khu vực.

- Phát triển nhà ở theo hướng nâng cao chất lượng xây dựng; nâng cao điều kiện sinh hoạt và mức độ tiện nghi của nhà ở; đảm bảo tính độc lập cho mỗi cá nhân, hộ gia đình đồng thời thân thiện với môi trường xung quanh.

- Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở về giá cả, vị trí, diện tích…, nâng cao tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở; đảm bảo số lượng, chất lượng nhà ở để đáp ứng nhu cầu ở của người dân trên địa bàn và khu vực xung quanh.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, việc phát triển nhà ở thương mại phải gắn với phát triển đô thị, đảm bảo đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, hoàn chỉnh, chú trọng kết nối liên vùng, mở rộng không gian, định hướng phát triển đô thị, khu chức năng, nhằm tăng cường thu hút đầu tư phát triển tiềm năng của địa phương.

- Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn và các khu vực xung quanh, đặc biệt là nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị và công nhân khu công nghiệp.

- Trong các khu dân cư cũ đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tường nhà,... nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị.

b. Thành phố Phúc Yên

- Phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí đô thị loại II hướng tới mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2025 thành phố Phúc Yên được công nhận là đô thị loại II.

- Phát triển nhà ở gắn với xây dựng các Khu đô thị mới, khu dân cư mới tại các phường chạy qua trục đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai theo quy hoạch chung, quy hoạch phân khu nhằm cung cấp quỹ đất ở mới (bao gồm cả đất ở tái định cư và đất nhà ở xã hội), đồng thời xây dựng, cải tạo cảnh quan kiến trúc đô thị khang trang, đồng bộ.

- Phát triển nhà ở gắn với Xây dựng khu đô thị sinh thái, thể thao, du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao tại Ngọc Thanh và khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng kết hợp nông nghiệp công nghệ cao.

- Phát triển nhà ở gắn với xây dựng các dự án khu đô thị mới ven hồ Đại Lải và khu vực trung tâm thành phố, theo hướng là khu đô thị thương mại sinh thái, thông minh, hiện đại, cung cấp các dịch vụ, hạ tầng lưu trú chất lượng cao như khách sạn, resort cao cấp, Trung tâm thương mại hỗ trợ cho lĩnh vực du lịch của Phúc Yên.

- Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở về giá cả, vị trí, diện tích…, nâng cao tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở; đảm bảo số lượng, chất lượng nhà ở để đáp ứng nhu cầu ở của người dân trên địa bàn và khu vực xung quanh.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

- Đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn và các khu vực xung quanh, đặc biệt là nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị và công nhân khu công nghiệp.

- Trong các khu dân cư cũ đối với những nhà ở cần sửa chữa, cải tạo, xây mới cần quy định rõ chiều cao, hình thức kiến trúc để tạo sự đồng nhất về mặt đứng công trình, tường nhà,... nâng cấp cải tạo các khu nhà ở hiện có kết hợp với chỉnh trang đô thị.

c. Đô thị Vĩnh Tường

- Phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí phát triển đô thị hướng tới mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2025, Vĩnh Tường được công nhận là đô thị loại IV và thành lập thị xã Vĩnh Tường trong giai đoạn 2026-2030.

- Phát triển nhà ở gắn với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị ven đường vành đai IV theo hướng là khu đô thị thương mại dịch vụ gắn liền với trung tâm buôn bán Thổ Tang.

- Phát triển nhà ở gắn với việc triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh theo đề án chung của tỉnh, ứng dụng khoa học công nghệ thông minh trong quản lý đô thị.

- Phát triển nhà ở gắn với việc đầu tư xây dựng đô thị sinh thái hiện đại tại khu vực ven sông Hồng.

- Phát triển nhà ở kết hợp với cải tạo, chỉnh trang tại các khu dân cư cũ để nâng cao diện mạo đô thị.

- Khuyến khích phát triển nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

- Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn và các khu vực xung quanh, đặc biệt là nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị.

d. Đô thị Lập Thạch

- Phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí phát triển đô thị hướng tới các mục tiêu về phát triển đô thị.

- Tiếp tục phát triển nhà ở hoàn thiện các dự án dân cư, đô thị: Khu đô thị tại trung tâm thị trấn, Khu dân cư giáp các KCN chuẩn bị hình thành: KCN Lập Thạch 1,2, KCN Thái Hoà, Liễn Sơn... Trong đó xác định xây dựng Khu đô thị mới kết hợp khu du lịch sinh thái hồ Vân Trục là khu đô thị hiện đại, sinh thái, chất lượng cao, tạo động lực phát triển huyện Lập Thạch.

- Phát triển nhà ở gắn với phát triển mới các khu đô thị, khu dân cư theo các chỉ tiêu đô thị xanh, hiện đại theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh.

- Phát triển nhà ở gắn với việc triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh theo đề án chung của tỉnh, ứng dụng khoa học công nghệ thông minh trong quản lý đô thị.

- Phát triển nhà ở kết hợp với cải tạo, chỉnh trang tại các khu dân cư cũ để nâng cao diện mạo đô thị.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, tập trung chủ yếu vào loại hình nhà ở thương mại thấp tầng.

- Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị.

- Tại các khu vực phát triển các khu công nghiệp, phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân trên cơ sở kết hợp:

+ Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà trọ đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân;

+ Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động đầu tư xây dựng loại hình nhà lưu trú để bố trí chỗ ở cho công nhân;

+ Xem xét thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho công nhân khu công nghiệp.

đ. Đô thị Bình Xuyên

- Phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí phát triển đô thị hướng tới mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2025, Bình Xuyên được công nhận là đô thị loại IV và thành lập thị xã Bình Xuyên trong giai đoạn 2026-2030.

- Phát triển nhà ở gắn với việc đầu tư xây dựng khu đô thị ven hồ Sáu Vó, khu đô thị thương mại dịch vụ gần hồ Thanh Lanh theo khung tiêu chí đô thị xanh, thông minh, hiện đại của tỉnh.

- Phát triển nhà ở gắn với việc triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh trên địa bàn trên cơ sở một số chỉ tiêu, lĩnh vực kinh tế, quản lý theo định hướng phát triển đô thị thông minh của tỉnh.

- Phát triển nhà ở gắn với việc đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu dân cư mới theo định hướng quy hoạch chung được phê duyệt và khu đô thị gắn với khu công nghiệp để cung cấp quỹ đất ở phục vụ công nhân và phát triển đô thị. Việc xây dựng phát triển các khu đô thị trên, gắn với các chỉ tiêu đô thị xanh, hiện đại theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh.

- Khuyến khích phát triển nhà ở chung cư trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

- Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn và các khu vực xung quanh, đặc biệt là nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị và công nhân khu công nghiệp.

e. Đô thị Tam Đảo

- Phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí phát triển đô thị hướng tới mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2025, Tam Đảo được công nhận là đô thị loại IV và thành lập thị xã Tam Đảo trong giai đoạn 2026-2030.

- Phát triển nhà ở gắn với việc phát triển đô thị tập trung tại khu vực thị trấn Hợp Châu, thị trấn Tam Đảo, và các xã ven chân núi Tam Đảo - là vùng phát triển kinh tế đô thị và các trọng điểm về du lịch.

- Phát triển nhà ở gắn với việc kêu gọi đầu tư xây dựng dự án khu du lịch sinh thái sân Golf kết hợp dân cư đô thị, nhằm khai thác lợi thế cảnh quan tự nhiên núi hồ và ngành nông nghiệp với các sản phẩm riêng có, góp phần làm đa dạng loại hình gia tăng giá trị ngành du lịch của tỉnh.

- Phát triển nhà ở gắn với việc triển khai thực hiện đề án đô thị thông minh trên địa bàn trên cơ sở một số chỉ tiêu, lĩnh vực kinh tế, quản lý theo định hướng phát triển đô thị thông minh của tỉnh.

- Phát triển nhà ở kết hợp với cải tạo, chỉnh trang tại các khu dân cư cũ để nâng cao diện mạo đô thị.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường.

- Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội trên địa bàn và các khu vực xung quanh, đặc biệt là nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị.

g. Các đô thị còn lại

- Phát triển nhà ở đồng bộ với phát triển đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng, gắn với việc hoàn thành các tiêu chí phát triển đô thị hướng tới các mục tiêu về phát triển đô thị.

- Phát triển nhà ở gắn với việc phát triển các khu đô thị, khu dân cư theo định hướng phát triển đô thị.

- Phát triển nhà ở kết hợp với cải tạo, chỉnh trang tại các khu dân cư cũ để nâng cao diện mạo đô thị.

- Khuyến khích dành quỹ đất phát triển nhà ở thương mại để đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có khả năng thanh toán theo cơ chế thị trường, tập trung chủ yếu vào loại hình nhà ở thương mại thấp tầng.

- Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho nhóm đối tượng người thu nhập thấp đô thị.

- Tại các khu vực phát triển các khu công nghiệp, khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà trọ đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân; khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động đầu tư xây dựng loại hình nhà lưu trú để bố trí chỗ ở cho công nhân; xem xét thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu cho công nhân khu công nghiệp nếu có thể.

5.3. Định hướng phát triển nhà ở khu vực nông thôn

- Phát triển nhà ở khu vực nông thôn cần tuân thủ theo các định hướng được đưa ra trong các quy hoạch điểm dân cư, quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Chú trọng phát triển nhà phải đảm bảo đồng bộ với hệ thống hạ tầng, tránh xảy ra tình trạng thiếu hụt hạ tầng như thiếu đường giao thông kết nối, thiếu cơ sở hạ tầng cấp điện, cấp nước, thoát nước; hoặc thiếu hụt các tiện ích hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, chợ thương mại, ...Triển khai hoàn tất các quy hoạch điểm dân cư nông thôn, làm cơ sở để phát triển nhà ở. Định hướng đến năm đến năm 2030 đối với các điểm dân cư nông thôn cụ thể như sau:

- Phát triển nhà ở khu vực nông thôn đảm bảo nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới: nền, khung, mái cứng; các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại, chăn nuôi, …) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh; kiến trúc phải phù hợp phong tục, tập quán, lối sống của mỗi vùng.

- Phát triển nhà ở theo hướng giữ mật độ xây dựng thấp, đảm bảo yêu cầu nhà ở có sân vườn, cây xanh, tạo môi trường và cảnh quan đẹp.

- Tập trung cao cho phát triển các khu dân cư tại các địa phương gần khu công nghiệp.

- Phát triển nhà ở, khu dân cư mới, đồng bộ với việc đầu tư đường giao thông, hệ thống thủy lợi, mạng lưới điện, hệ thống trường học, cơ sở vật chất văn hóa, hệ thống chợ,...

- Phát triển nhà ở nông thôn gắn với công nghiệp hóa-hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc điểm tự nhiên và tập quán sinh hoạt của từng vùng miền; sử dụng có hiệu quả quỹ đất ở sẵn có, hạn chế việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án ở những khu vực đã có quy hoạch xây dựng hoặc có điều kiện và các yếu tố thúc đẩy đô thị hóa.

- Đối với khu vực nông thôn Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Tam Dương:

+ Phát triển mới nhà ở theo hướng mở rộng phát triển các khu ở dân cư nông thôn phi nông nghiệp, khu nhà ở đô thị nông thôn, không phát triển thêm các khu dân cư nông nghiệp.

+ Phát triển mới nhà ở theo hướng mở rộng phát triển các khu dân cư nông thôn phi nông nghiệp ở khu vực đang phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và đô thị hóa để phân bố dân cư đều hơn và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ngành nghề của lao động nông nghiệp trong khu vực.

+ Tại các khu, điểm dân cư nông thôn đang tập trung cao tại khu vực giáp thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, hạn chế phát triển mới nhà ở để giãn dần mật độ.

5.4. Định hướng phát triển nhà ở thương mại

- Phát triển đa dạng các loại hình nhà ở thương mại về giá cả, vị trí, diện tích…, khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân.

- Phát triển các dự án nhà ở quy mô lớn, hình thành các khu đô thị có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội hiện đại (cây xanh, mặt nước, trường học, bệnh viện, sân thể thao, …) tại thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương, Yên Lạc.

- Phát triển chung cư nhà ở thương mại để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả quỹ đất tại thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương, cụ thể:

+ Tại thành phố Vĩnh Yên và thành phố Phúc Yên ưu tiên phát triển các chung cư nhà ở thương mại, nâng cao tỷ lệ nhà ở chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại; đẩy mạnh phát triển chung cư nhà ở thương mại cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ, tạo điểm nhấn hiện đại, khang trang cho diện mạo đô thị.

+ Tại các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương, khuyến khích phát triển chung cư nhà ở thương mại, tăng dần tỷ lệ nhà chung cư trong các dự án phát triển nhà ở thương mại.

- Tại các khu vực khác ưu tiên tập trung kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở thương mại thấp tầng. Tại trung tâm một số thị trấn lớn, thực hiện rà soát bố trí quỹ đất để kêu gọi đầu tư các dự án nhà ở thương mại liền kề, biệt thự thấp tầng, tạo điểm nhấn hiện đại và là động lực phát triển kinh tế cho các đô thị này.

5.5. Định hướng phát triển nhà ở xã hội

- Phát triển nhà ở xã hội đa dạng về quy mô và các hình thức bán, cho thuê, cho thuê mua để đáp ứng nhu cầu về nhà ở xã hội cho các nhóm đối tượng được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu được giao trong Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023.

- Rà soát, tạo lập quỹ đất và lập danh mục quỹ đất kêu gọi thực hiện đầu tư các dự án nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp trên địa bàn các đô thị.

5.6. Định hướng phát triển nhà ở công vụ

- Rà soát, bố trí quỹ đất tại các địa phương để trong giai đoạn 2026-2030, thực hiện đầu tư tạo lập quỹ nhà ở ở công vụ để phục vụ công tác điều động, luân chuyển cán bộ giữ chức vụ Giám đốc Sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương trở lên.

5.7. Định hướng phát triển nhà ở phục vụ tái định cư

- Đối với các dự án đầu tư phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn cụ thể cho các chủ đầu tư thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

- Không thực hiện đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư mà thực hiện bố trí tái định cư như sau:

+ Tại thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên, không phát triển các dự án nhà ở tái định cư riêng biệt mà kết hợp giữa việc đền bù bằng đất ở, đền bù bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở (tự xây dựng nhà trên đất ở hợp pháp, mua nhà ở thương mại); đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư và bố trí đất ở cho các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa, di dời và bố trí mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

+ Tại khu vực các huyện khuyến khích đầu tư các dự án xây dựng hạ tầng khu tái định cư và bố trí đất ở cho các hộ gia đình thuộc diện giải tỏa, di dời theo quy định của pháp luật.

5.8. Định hướng phát triển nhà trọ do người dân tự xây dựng

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn nhà trọ.

- Khuyến khích các hộ gia đình hiện đang kinh doanh nhà trọ thực hiện cải tạo, sửa chữa và nâng cấp khu nhà trọ đảm bảo đạt tiêu chuẩn.

6. Mục tiêu, chỉ tiêu phát triển nhà ở

6.1. Mục tiêu chung

- Phát triển nhà ở đáp ứng nhu cầu về xây mới và cải tạo nhà ở của người dân, đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn. Đối với các nhà ở hiện hữu bao gồm nhà chung cư và nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân khi xuống cấp, không đảm bảo chất lượng thì được cải tạo, xây dựng lại.

- Phát triển nhà ở có giá phù hợp với khả năng chi trả của hộ gia đình có thu nhập trung bình, thu nhập thấp và của các đối tượng thụ hưởng chính sách.

- Phát triển thị trường bất động sản nhà ở bền vững, minh bạch dưới sự điều tiết, giám sát của Nhà nước, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; hạn chế tình trạng đầu cơ, lãng phí tài nguyên đất trong phát triển nhà ở.

6.2. Mục tiêu cụ thể

a. Phát triển diện tích nhà ở

- Giai đoạn 2021-2025, phát triển mới 8.493.400 m2 sàn nhà ở. Đến năm 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 32,5 m2 sàn/người, trong đó: diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 35,3 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 29,2 m2 sàn/người. Phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 8 m2 sàn/người[16].

- Giai đoạn 2026-2030, phát triển mới 12.864.100 m2 sàn nhà ở. Đến năm 2030, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn tỉnh phấn đấu đạt khoảng 37,8 m2 sàn/người, trong đó: diện tích nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt 40,3 m2 sàn/người và tại khu vực nông thôn đạt 33,1 m2 sàn/người. Phấn đấu chỉ tiêu diện tích nhà ở tối thiểu đạt 10 m2 sàn/người.

b. Nâng cao chất lượng nhà ở

- Nhà ở phát triển mới phải đảm bảo chất lượng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, gắn với các dự án phát triển đô thị, đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng số, thiết kế mở rộng không gian tiện nghi chức năng của căn nhà theo hướng phát triển không gian xanh, bền vững, phát thải thấp.

- Nâng cao chất lượng nhà ở hiện hữu thông qua thúc đẩy áp dụng thực hiện quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy hoạch khi cải tạo và xây dựng lại.

- Đến năm 2030, phấn đấu xóa bỏ hoàn toàn nhà thiếu kiên cố, đơn sơ; 90% nhà ở trên địa bàn tỉnh có hệ thống cấp điện, cấp nước được đấu nối vào hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực.

c. Phát triển nhà ở thương mại

Phát triển nhà ở thương mại theo dự án đảm bảo kết nối và đồng bộ hệ thống hạ tầng với lượng sản phẩm đa dạng về cơ cấu, đáp ứng toàn bộ nhu cầu về nhà ở thương mại trong từng giai đoạn, cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2025: Hoàn thành và cung cấp ra thị trường 19.350 căn nhà ở thương mại với tổng diện tích sàn 4.644.000 m2;

- Giai đoạn 2026-2030: Hoàn thành và cung cấp ra thị trường 31.250 căn nhà ở thương mại với tổng diện tích sàn 7.500.000 m2.

d. Phát triển nhà ở xã hội

Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội được giao theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030”, cụ thể:

- Giai đoạn 2021-2025: phấn đấu phát triển mới 8.800 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sử dụng 704.000 m2, trong đó:

Vĩnh Phúc còn 463 hộ nghèo và 438 hộ cận nghèo thiếu hụt về diện tích nhà ở bình quân đầu người (Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8 m2 sàn/người)

+ Nhà ở xã hội cho công nhân: 2.600 căn với tổng diện tích sàn là 208.000 m2 (trong đó diện tích sử dụng khoảng 156.000 m2, chiếm khoảng 75% tổng diện tích sàn);

+ Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp: 6.200 căn với tổng diện tích sàn 496.000 m2 (trong đó diện tích sử dụng khoảng 372.000 m2, chiếm khoảng 75% tổng diện tích sàn);

+ Tỷ lệ nhà ở xã hội để cho thuê tại các dự án đảm bảo đạt mức tối thiểu 20%.

- Giai đoạn 2026-2030: phấn đấu phát triển mới 19.500 căn nhà ở xã hội với tổng diện tích sử dụng 1.560.000 m2, trong đó:

+ Nhà ở xã hội cho công nhân: 6.600 căn với tổng diện tích sàn là 528.000 m2 (trong đó diện tích sử dụng khoảng 396.000 m2, chiếm khoảng 75% tổng diện tích sàn);

+ Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp: 12.900 căn với tổng diện tích sàn là 1.032.000 m2 (trong đó diện tích sử dụng khoảng 774.000 m2, chiếm khoảng 75% tổng diện tích sàn);

+ Tỷ lệ nhà ở xã hội để cho thuê tại các dự án đảm bảo đạt mức tối thiểu 20%.

đ. Phát triển nhà ở công vụ

- Giai đoạn 2021-2025, rà soát quỹ đất để đầu tư xây dựng nhà ở công vụ tại các huyện, thành phố.

- Giai đoạn 2026-2030, xem xét thực hiện đầu tư xây dựng tối thiểu 10 căn nhà ở công vụ có diện tích sử dụng 80 m2/căn để bố trí cho thuê với đối tượng là cán bộ, công chức thuộc các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội được điều động, luân chuyển đến công tác tại địa phương giữ chức vụ từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở và tương đương trở lên.

e. Hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu

- Thực hiện hỗ trợ về nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình người có công với cách mạng theo các chương trình mục tiêu của Trung ương.

- Kêu gọi hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa để ưu tiên hỗ trợ cho các hộ nghèo, hộ gia đình người có công có hoàn cảnh khó khăn, có nhà ở xuống cấp cần sớm xây dựng lại trong khi chờ nguồn hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu của Trung ương. Phấn đấu thực hiện hỗ trợ trong từng giai đoạn cụ thể như sau:

+ Giai đoạn 2021-2025: Hỗ trợ xây mới nhà ở cho 500 hộ gia đình người có công với cách mạng và 1.202 hộ nghèo (trong đó giai đoạn 2021 đến nay đã hoàn thành hỗ trợ cho 952 hộ; dự kiến 2023-2025 sẽ thực hiện hỗ trợ cho 250 hộ nghèo từ Quỹ “Vì người nghèo”);

+ Giai đoạn 2026-2030: Hỗ trợ xây mới nhà ở cho 1.500 hộ gia đình người có công với cách mạng và 1.200 hộ nghèo.

Các mục tiêu hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng, hộ nghèo được đề xuất trên cơ sở đáp ứng một phần nhu cầu hỗ trợ về nhà ở bằng việc kêu gọi từ nguồn xã hội hóa. Trường hợp Trung ương ban hành các chương trình mục tiêu hỗ trợ về nhà ở sẽ tiến hành rà soát, thực hiện hỗ trợ theo chương trình mục tiêu và cập nhật trong Kế hoạch phát triển nhà ở.

g. Phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

Nhà ở của hộ gia đình cá nhân được xác định bao gồm nhà ở do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trên đất được chuyển quyền sử dụng đất tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; tự xây dựng trên đất được bố trí tái định cư và nhà ở khác do hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

Mục tiêu phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân cụ thể như sau:

- Giai đoạn 2021-2025: phấn đấu phát triển khoảng 3.068.810 m2 sàn nhà ở;

- Giai đoạn 2026-2030: phấn đấu phát triển khoảng 3.681.800 m2 sàn nhà ở.

h. Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư

Sớm xác định loại hình và xử lý việc xác lập quyền sở hữu nhà chung cư theo quy định đối với 02 khu tập thể cũ: Nhà 8T phường Xuân Hòa, khu nhà tập thể của Công ty Cổ phần In Phúc Yên. Trường hợp xác định thuộc phạm vi thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định thì thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Đối với Nhà 8T phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, hiện đã được UBND tỉnh công nhận chủ đầu tư, chấp thuận đầu tư dự án cho Công ty CPĐTXD 18.3 (Văn bản số 399/UBND-CN1 ngày 20/01/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc v/v chấp thuận đầu tư dự án nhà ở thu nhập thấp 8T tại phường Xuân Hoà, thành phố Phúc Yên). Hiện nay, UBND thành phố Phúc Yên hiện đang thực hiện công tác đền bù GPMB (tháo dỡ công trình). Trong giai đoạn đến năm 2025, đảm bảo hoàn thiện các thủ tục để triển khai đầu tư xây dựng dự án.

Đối với khu nhà tập thể của Công ty Cổ phần In Phúc Yên, hiện UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Phúc Yên tổ chức thực hiện di dời các hộ dân và tổ chức phá dỡ theo quy định. Trong giai đoạn đến năm 2025, đảm bảo hoàn thiện công tác di dời và phá dỡ; lập phương án xử lý sau phá dỡ để triển khai thực hiện trong giai đoạn 2026-2030.

6.3. Tổng hợp mục tiêu theo các trường hợp phát triển nhà ở

Bảng 2.14: Tổng hợp mục tiêu theo các trường hợp phát triển nhà ở trong từng giai đoạn

STT

Hình thức phát triển nhà ở

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Số căn

DT sàn (m²)

Số căn

DT sàn (m²)

I

Nhà ở thương mại

19.350

4.644.000

31.250

7.500.000

II

Nhà ở xã hội

8.800

704.000

19.500

1.560.000

1

Nhà ở xã hội cho công nhân

2.600

208.000

6.600

528.000

2

Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

6.200

496.000

12.900

1.032.000

III

Nhà ở công vụ

10

800

IV

Hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu

1.702

76.590

2.700

121.500

1

Hộ gia đình người có công với cách mạng

500

22.500

1.500

67.500

2

Hộ nghèo, cận nghèo

1.202

54.090

1.200

54.000

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

14.610

3.068.810

17.530

3.681.800

TỔNG CỘNG

44.462

8.493.400

68.290

12.864.100

7. Diện tích đất để phát triển nhà ở

7.1. Diện tích đất ở hoàn thành xây dựng nhà ở trong từng giai đoạn

Diện tích đất ở hoàn thành xây dựng nhà ở trong từng giai đoạn được xác định cụ thể như sau:

- Đối với nhà ở thương mại:

+ Diện tích đất ở hoàn thành xây dựng nhà ở riêng lẻ được tính bình quân 120 m2/căn;

+ Diện tích đất ở hoàn thành xây dựng nhà ở chung cư được quy đổi với hệ số sử dụng đất của căn hộ chung cư cao gấp 10 lần so với nhà ở riêng lẻ.

- Đối với nhà ở xã hội: diện tích đất ở được quy đổi qua các thông số

+ Tổng diện tích sàn căn hộ (lấy theo bảng 2.14);

+ Hệ số quy đổi diện tích sàn căn hộ sang diện tích sàn công trình là 0,75 (diện tích sàn căn hộ chiếm khoảng 75% tổng diện tích sàn công trình)

+ Số tầng bình quân: 10 tầng

- Đối với nhà ở công vụ, nhà ở được hỗ trợ theo chương trình mục tiêu, diện tích sàn căn hộ là diện tích đất ở.

- Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân: diện tích đất ở được quy đổi qua các thông số:

+ Số tầng bình quân 2,5 tầng;

+ Mật độ xây dựng bình quân 80%.

Bảng 2.15: Diện tích đất ở hoàn thành xây dựng nhà ở trong từng giai đoạn

STT

Hình thức phát triển nhà ở

Diện tích đất hoàn thành xây dựng nhà ở trong từng giai đoạn (ha)

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

I

Nhà ở thương mại

127,71

206,25

II

Nhà ở xã hội

9,39

20,80

1

Nhà ở xã hội cho công nhân

2,77

7,04

2

Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

6,61

13,76

III

Nhà ở công vụ

0,08

IV

Hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu

7,66

12,15

1

Hộ gia đình người có công với cách mạng

2,25

6,75

2

Hộ nghèo, cận nghèo

5,41

5,40

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

153,44

184,09

TỔNG CỘNG

298,20

423,37

7.2. Diện tích đất ở cần giao để thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị trong từng giai đoạn

Diện tích đất ở do chủ đầu tư các dự án hoàn thành xây dựng nhà ở để kinh doanh trong giai đoạn 2021-2030 được tính toán khoảng 333,96 ha (theo bảng 2.22).

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện dự án mang tính chuyển tiếp, bên cạnh sản phẩm hoàn thành trong giai đoạn thì cần thực hiện giao đất cho một số dự án để thực hiện đầu tư xây dựng và cung cấp sản phẩm trong giai đoạn sau năm 2030. Diện tích đất ở dự kiến giao cho các dự án này dự kiến bằng khoảng 40% diện tích đất ở giao cho các dự án có sản phẩm hoàn thành, ước tính khoảng 133,58 ha.

Như vậy, tổng diện tích đất ở cần giao để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại trong giai đoạn 2021-2030 ước tính khoảng 467,54 ha.

7.3. Diện tích đất ở cần giao để thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong từng giai đoạn

Tổng diện tích đất ở cần giao để đảm bảo mục tiêu hoàn thành sản phẩm tại các dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 là 30,19 ha (theo bảng 2.22).

Tương tự như với các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị; các dự án nhà ở xã hội cũng mang tính phân kỳ và chuyển tiếp nên cần giao thêm khoảng 12,01 ha.

Như vậy, tổng diện tích đất ở cần giao để thực hiện các dự án nhà ở xã hội trong giai đoạn 2021-2030 là 42,2 ha.

Để có cơ sở kêu gọi đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư và giao đất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án, nội dung chương trình cũng đã xác định các khu vực dự kiến phát triển nhà ở và tổng hợp tại Phụ lục 2 của Dự thảo Chương trình.

8. Nguồn vốn để phát triển nhà ở

8.1. Giai đoạn 2021-2025

Bảng 2.16. Nhu cầu nguồn vốn phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025

STT

Hình thức phát triển nhà ở

DT sàn (m2)

Suất vốn (Trđ/m2)

Nguồn vốn giai đoạn 2021-2025 (tỷ đồng)

Tổng nguồn vốn

Vốn NS

Vốn doanh nghiệp

Vốn hỗ trợ

Vốn của hộ gia đình, cá nhân

I

Nhà ở thương mại

4.644.000

8,55

39.706,2

0,0

39.706,2

0,0

0,0

II

Nhà ở xã hội

704.000

4.491,5

0,0

4.491,5

0,0

0,0

1

Nhà ở xã hội cho công nhân

208.000

6,38

1.327,0

1.327,0

0,0

2

Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

496.000

6,38

3.164,5

3.164,5

0,0

III

Nhà ở công vụ

0

7,05

0,0

0,0

0,0

0,0

0,0

IV

Hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu

76.590

306,4

0,0

0,0

89,6

216,8

1

Hộ gia đình người có công với cách mạng

22.500

4,00

90,0

20,0

70,0

2

Hộ nghèo, cận nghèo

54.090

4,00

216,4

69,6

146,8

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

3.068.810

7,05

21.635,1

21.635,1

TỔNG CỘNG

8.493.400

66.139,2

0,0

44.197,7

89,6

21.851,9

Tổng nhu cầu nguồn vốn để phát triển nhà ở trong giai đoạn 2021-2025 là 66.139,2 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn hỗ trợ khoảng 20,0 tỷ đồng được vận động từ nguồn xã hội hóa, hỗ trợ với mức 40 triệu đồng/hộ cho 500 hộ gia đình người có công với cách mạng và 69,6 tỷ đồng cho 1.202 hộ nghèo (trong đó đã thực hiện hỗ trợ cho 952 hộ nghèo với tổng số tiền là 58,59 tỷ đồng). Đối với các hộ gia đình có nhu cầu còn lại, chưa hỗ trợ hiện đang tạm tính việc xây dựng nhà ở do các hộ gia đình tự chi trả, trường hợp Trung ương ban hành các chính sách hỗ trợ theo chương trình mục tiêu sẽ căn cứ kết quả rà soát chi tiết để thực hiện và cập nhật vào Kế hoạch phát triển nhà ở.

- Còn lại là vốn của các doanh nghiệp và các hộ gia đình, cá nhân.

Nguồn vốn được tính toán ở trên chỉ bao gồm vốn để hoàn thành xây dựng mới nhà ở, chưa tính đến nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và nguồn vốn khác có liên quan đối với đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án.

Bảng 2.17: Ước tính nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng tại các dự án trong giai đoạn 2021-2025

STT

Hình thức phát triển nhà ở

Diện tích

Suất vốn đầu tư (tỷ đồng/ha)

Nguồn vốn dự kiến (tỷ đồng)

I

Vốn GPMB

1.332,92

1

Nhà ở thương mại

319,275

3,89

1.241,63

2

Nhà ở xã hội

23,475

3,89

91,29

II

Vốn xây dựng hạ tầng

2.460,6

1

Nhà ở thương mại

319,275

7,18

2.292,1

2

Nhà ở xã hội

23,475

7,18

168,5

TỔNG CỘNG

3.793,52

8.2. Giai đoạn 2026-2030

Bảng 2.18: Nhu cầu nguồn vốn để phát triển nhà ở giai đoạn 2026-2030

STT

Hình thức phát triển nhà ở

DT sàn (m2)

Suất vốn (Trđ/m2)

Nguồn vốn giai đoạn 2026-2030 (tỷ đồng)

Tổng nguồn vốn

Vốn NS

Vốn doanh nghiệp

Vốn hỗ trợ

Vốn của hộ gia đình, cá nhân

I

Nhà ở thương mại

7.500.000

8,55

64.125,0

0,0

64.125,0

0,0

0,0

II

Nhà ở xã hội

1.560.000

9.952,8

0,0

9.952,8

0,0

0,0

1

Nhà ở xã hội cho công nhân

528.000

6,38

3.368,6

3.368,6

0,0

2

Nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp

1.032.000

6,38

6.584,2

6.584,2

0,0

III

Nhà ở công vụ

800

7,05

5,6

5,6

0,0

0,0

0,0

IV

Hỗ trợ nhà ở theo chương trình mục tiêu

121.500

486,0

0,0

0,0

108,0

378,0

1

Hộ gia đình người có công với cách mạng

67.500

4,00

270,0

60,0

210,0

2

Hộ nghèo, cận nghèo

54.000

4,00

216,0

48,0

168,0

V

Nhà ở của hộ gia đình, cá nhân

3.681.800

7,05

25.956,7

25.956,7

TỔNG CỘNG

12.864.100

100.526,1

5,6

74.077,8

108,0

26.334,7

Tổng nhu cầu nguồn vốn để phát triển nhà ở trong giai đoạn 2026-2030 là 100.526,1 tỷ đồng, trong đó:

- Nguồn vốn ngân sách bố trí khoảng 5,6 tỷ đồng để đầu tư xây dựng quỹ nhà ở công vụ.

- Nguồn vốn hỗ trợ khoảng 108,0 tỷ đồng được vận động từ nguồn xã hội hóa, hỗ trợ với mức 40 triệu đồng/hộ cho 1.500 hộ gia đình người có công với cách mạng và 1.200 hộ nghèo. Đối với các hộ gia đình có nhu cầu còn lại, chưa hỗ trợ hiện đang tạm tính việc xây dựng nhà ở do các hộ gia đình tự chi trả, trường hợp Trung ương ban hành các chính sách hỗ trợ theo chương trình mục tiêu sẽ căn cứ kết quả rà soát chi tiết để thực hiện và cập nhật vào Kế hoạch phát triển nhà ở.

- Còn lại là vốn của các doanh nghiệp và các hộ gia đình, cá nhân.

Nguồn vốn được tính toán ở trên chỉ bao gồm vốn để hoàn thành xây dựng mới nhà ở, chưa tính đến nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và nguồn vốn khác có liên quan đối với đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án.

Bảng 2.19: Ước tính nguồn vốn giải phóng mặt bằng và đầu tư xây dựng hạ tầng tại các dự án trong giai đoạn 2026-2030

STT

Hình thức phát triển nhà ở

Diện tích

Suất vốn đầu tư (tỷ đồng/ha)

Nguồn vốn dự kiến (tỷ đồng)

I

Vốn GPMB

2.207,4

1

Nhà ở thương mại

515,63

3,89

2.005,2

2

Nhà ở xã hội

52,00

3,89

202,2

II

Vốn xây dựng hạ tầng

4.075,0

1

Nhà ở thương mại

515,63

7,18

3.701,7

2

Nhà ở xã hội

52,00

7,18

373,3

TỔNG CỘNG

6.282,4

9. Giải pháp để thực hiện chương trình

9.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư

- Sớm ban hành các quy định chi tiết, hướng dẫn thực hiện thuộc thẩm quyền của tỉnh để cụ thể hóa các cơ chế, chính sách về nhà ở đất ở ngay sau khi các quy định của pháp luật được sửa đổi, bổ sung.

- Xem xét bổ sung các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư áp dụng riêng trên địa bàn tỉnh, phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của tỉnh trong từng giai đoạn tạo sức hấp dẫn để huy động vốn phát triển hạ tầng đô thị, khu dân cư; chú trọng xã hội hóa đầu tư xây dựng.

- Điều chỉnh, bổ sung các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng hợp lý; hỗ trợ tái định cư tạo điều kiện cho nhà đầu tư khi xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

- Ưu đãi và hỗ trợ tiếp cận tín dụng đối với nhà đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng công trình nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp.

- Chủ động thực hiện cải cách hành chính trong phạm vi được phân cấp, phân quyền. Đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong quy trình đầu tư phát triển nhà ở từ bước lựa chọn chủ đầu tư, giao đất, đầu tư xây dựng dự án, cấp giấy chứng nhận sở hữu... Thực hiện chuẩn hóa, chuyển đổi số các thủ tục hành chính lĩnh vực xây dựng nhà ở riêng lẻ, nhà ở hộ gia đình.

- Nâng cao năng lực tổ chức bộ máy quản lý nhà nước; tập trung củng cố, tăng cường trách nhiệm quản lý của phòng chức năng thuộc Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đáp ứng yêu cầu quản lý nhà ở và thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về phát triển và quản lý nhà ở cho cán bộ công chức làm việc trong lĩnh vực quản lý nhà ở các cấp và các chủ thể tham gia thị trường bất động sản.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác phát triển nhà ở, đảm bảo phù hợp các quy định pháp luật về nhà ở, xây dựng. Kiểm tra, giám sát việc công khai thông tin quy hoạch và các dự án phát triển nhà ở theo đúng quy định của pháp luật; có chế tài xử lý kịp thời với các chủ đầu tư dự án cung cấp sai các thông tin về quy hoạch và dự án để trục lợi, các chủ đầu tư không triển khai hoặc triển khai chậm dự án nhà ở theo tiến độ đã phê duyệt.

9.2. Quy hoạch, phát triển quỹ đất

- Nâng cao chất lượng các đồ án quy hoạch xây dựng để làm cơ sở triển khai các dự án nhà ở, dự án khu đô thị đảm bảo chất lượng, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, đầy đủ hạ tầng xã hội thiết yếu. Rà soát và thực hiện điều chỉnh, bổ sung quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị phù hợp với các quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng theo thẩm quyền.

- Khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng khu nghiên cứu, đào tạo phải xác định rõ diện tích đất xây dựng nhà ở, trong đó:

+ Trong quy hoạch đô thị phải xác định cụ thể diện tích đất để phát triển từng loại nhà ở, đặc biệt là đất để xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở thương mại với tỷ lệ hợp lý. Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ, đặc biệt là các hệ thống ngầm dưới đất; cần tính toán định hướng phát triển lâu dài như tạo không gian mở và khoảng lùi phù hợp. Hạn chế phát triển nhà cao tầng và tập trung dân cư trong khu phố cũ làm phá vỡ không gian cảnh quan chung, gây quá tải cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật.

+ Quy hoạch xây dựng khu công nghiệp phải gắn với quy hoạch phát triển nhà ở và thiết chế công đoàn cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

+ Quy hoạch xây dựng trường đại học, đào tạo nghề phải gắn với quy hoạch nhà ở cho giáo viên, học sinh, sinh viên.

+ Đối với khu vực nông thôn: quy hoạch phát triển nhà ở gắn với làng nghề truyền thống theo hướng giữ gìn và bảo tồn nghề truyền thống kết hợp phát triển dịch vụ - thương mại - du lịch; xây dựng làng văn hóa kiểu mẫu.

- Thực hiện đầy đủ quy định về công bố công khai các đồ án quy hoạch xây dựng và thiết kế đô thị. Xác định và công bố các khu vực, quỹ đất được phép xây dựng nhà ở theo quy hoạch làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án chỉnh trang khu dân cư, phát triển nhà ở; tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình xây dựng, cải tạo nhà ở phù hợp quy hoạch.

- Thường xuyên tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn để kịp thời điều chỉnh hoặc bãi bỏ các quy hoạch không còn phù hợp, không thực hiện được.

- Đối với khu vực nông thôn, từng bước thực hiện việc phát triển nhà ở tuân thủ quy hoạch. Khuyến khích phát triển nhà ở theo dự án, tuân thủ quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương; hình thành các khu dân cư nông thôn có đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, bảo đảm phù hợp mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở, cân đối hài hòa giữa phát triển nhà ở theo dự án và phát triển nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng.

- Thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại quỹ nhà, đất không phù hợp quy hoạch để chuyển đổi mục đích sử dụng phù hợp.

- Tại các vị trí có giá trị sử dụng đất cao ưu tiên thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện đầu tư xây dựng các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị.

- Khuyến khích các địa phương thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện đảm bảo mục tiêu phát triển nhà ở.

- Rà soát, kiểm soát chặt chẽ các chủ đầu tư nhà ở thương mại phải dành quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội. Trường hợp chủ đầu tư các dự án nhà ở không triển khai hoặc chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đã được phê duyệt, phải thực hiện thu hồi và giao các nhà đầu tư có năng lực để triển khai đầu tư xây dựng, tránh lãng phí quỹ đất.

- Rà soát, lựa chọn vị trí quỹ đất công phù hợp để phát triển nhà ở xã hội; rà soát, điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp để dành diện tích đất phát triển nhà ở xã hội, thiết chế công đoàn cho công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

- Xác định cụ thể các vị trí quỹ đất để phát triển từng loại hình nhà ở: nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở công vụ và tổng hợp thành danh mục đưa vào kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm làm căn cứ để thực hiện tốt công tác quản lý phát triển nhà ở.

- Thực hiện phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc bồi thường, giải phóng mặt bằng để sớm giao đất thực hiện các dự án.

9.3. Nguồn vốn và thuế

- Sử dụng hợp lý nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách, cho các chương trình mục tiêu về nhà ở.

- Huy động nguồn vốn xã hội hóa để phát triển nhà ở thông qua nhiều hình thức như: huy động vốn của doanh nghiệp, huy động từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quỹ đầu tư phát triển địa phương, cổ phiếu, trái phiếu và các nguồn vốn hợp pháp khác, nhằm tạo lập hệ thống tài chính nhà ở vận hành ổn định, dài hạn và giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.

- Huy động hiệu quả nguồn vốn nước ngoài thông qua các cơ chế huy động tài chính quốc tế như: quỹ đầu tư, quỹ tín thác bất động sản, liên doanh, liên kết thực hiện dự án nhà ở; tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội.

- Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế liên quan đến phát triển nhà ở và các ưu đãi khác theo pháp luật về thuế và pháp luật về nhà ở.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và tổng hợp kết quả thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế; kịp thời kiến nghị Chính phủ, Quốc hội xem xét điều chỉnh bổ sung các chính sách ưu đãi về thuế phù hợp với điều kiện thị trường.

9.4. Nâng cao năng lực phát triển nhà ở theo dự án

- Nâng cao năng lực của chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển nhà ở thông qua bổ sung quy định về các điều kiện cần đáp ứng của nhà đầu tư bảo đảm chủ đầu tư phải có đủ chức năng, năng lực, kinh nghiệm thực hiện các dự án nhà ở. Việc đánh giá lựa chọn chủ đầu tư cần xem xét ưu tiên về giải pháp quy hoạch, kiến trúc, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tiến độ thực hiện dự án, đưa công trình vào sử dụng, giải pháp quản lý vận hành.

- Tăng cường hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong quá trình lựa chọn chủ đầu tư theo đó chủ yếu thực hiện thông qua phương thức đấu giá, đấu thầu cho các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở, phát triển nhà ở xã hội… Bổ sung quy định về khung tiêu chuẩn đánh giá với một số tiêu chí quan trọng cần áp dụng thống nhất trong lựa chọn chủ đầu tư với từng loại hình dự án.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp áp dụng các chế tài để đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng những những cam kết, nghĩa vụ, nội dung được phê duyệt trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và phối hợp với chủ đầu tư các dự án để đưa ra các biện pháp tháo gỡ nhằm đảm bảo tiến độ triển khai và hiệu quả của các dự án.

- Tăng cường thực hiện quản lý sau đầu tư xây dựng nhà ở; ban hành và điều chỉnh, bổ sung các quy chế để quản lý cũng như quy định về việc bàn giao, tiếp nhận, bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong dự án phát triển nhà ở.

9.5. Phát triển thị trường bất động sản

- Chủ động ban hành, điều chỉnh, bổ sung các chính sách điều tiết thuộc thẩm quyền của địa phương để bình ổn và đảm bảo sự ổn định, lành mạnh của thị trường bất động sản, tạo cơ sở để cơ quan nhà nước các cấp, các ngành có thể chủ động đề xuất, thực hiện kịp thời các giải pháp cụ thể để bình ổn, điều chỉnh thị trường bất động sản và nhà ở khi thị trường rơi vào trạng thái bất ổn, "sốt nóng", "đóng băng".

- Sớm hoàn thiện việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản để đảm bảo tính công khai, minh bạch; nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm tra, xử lý, ngăn chặn sai phạm trong kinh doanh nhà ở và bất động sản.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động môi giới bất động sản, trong đó có hoạt động môi giới kinh doanh nhà ở của các tổ chức, cá nhân theo hướng: nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp đối với cá nhân hành nghề môi giới bất động sản. Kiên quyết xử lý trên cơ sở áp dụng các chế tài theo quy định đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động môi giới bất động sản.

- Tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức thực hiện hoạt động môi giới bất động sản trong đó có hoạt động giao dịch kinh doanh nhà ở; góp phần quản lý thông tin giao dịch bất động sản, giao dịch nhà ở, tăng tính công khai, minh bạch và bảo vệ quyền lợi của người dân.

9.6. Một số giải pháp khác

a. Giải pháp phát triển nhà ở cho các đối tượng khó khăn về nhà ở

- Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa các phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho những đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định, chủ yếu sử dụng vốn ngoài ngân sách.

- Đối với đối tượng người có công với cách mạng và người nghèo khu vực nông thôn: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở theo các Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ; kết hợp linh hoạt giữa các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã ban hành và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp, cá nhân thông qua các hình thức như hỗ trợ kinh phí, vật liệu, nhân công trong xây dựng nhà ở hoặc tặng nhà ở đại đoàn kết.

- Đối với công nhân các khu công nghiệp: Đẩy mạnh triển khai xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, xây dựng nhà ở lưu trú cho công nhân và các công trình văn hóa, thể thao, phục vụ công nhân trong các khu công nghiệp.

Rà soát lại quỹ nhà trọ hiện đang cho công nhân, người lao động thuê trọ. Xây dựng bộ tiêu chuẩn khung đối với loại hình nhà trọ làm căn cứ để cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh và xây dựng cơ chế hỗ trợ về chi phí điện, nước đối với nhà trọ đạt chuẩn để giảm chi phí cho thuê..

- Đối với người thu nhập thấp tại khu vực đô thị: Song song với phát triển nhà ở xã hội cần đẩy mạnh phát triển nhà ở thương mại giá thấp, trong đó lựa chọn phương án thiết kế các căn hộ có diện tích nhỏ, tận dụng tối đa các chỉ tiêu xây dựng để giảm giá thành xây dựng.

- Đối với sinh viên, học sinh: Các cơ sở đào tạo đầu tư xây dựng mới hoặc mở rộng quy mô ký túc xá hiện có để đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho sinh viên, học sinh. Bên cạnh đó, phát triển loại hình nhà trọ do người dân tự xây dựng với thiết kế phù hợp đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện sinh hoạt và học tập để cho sinh viên thuê trọ.

- Đối với các hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị thì tiếp tục hỗ trợ nhà ở theo hướng: Các trường hợp đã có nhà ở, nhưng là nhà tạm, hư hỏng, xuống cấp thì huy động nguồn lực xã hội hóa để hỗ trợ một phần kinh phí, kết hợp cho vay ưu đãi để các hộ dân tự cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với các hộ đặc biệt khó khăn thì huy động nguồn lực xã hội hóa xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương để hỗ trợ chỗ ở phù hợp.

b. Giải pháp về kiến trúc

- Kiến trúc nhà ở đô thị và nông thôn phải đáp ứng yêu cầu về thẩm mỹ, có bản sắc, coi trọng bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống; ban hành các thiết kế mẫu nhà ở phù hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện sản xuất và truyền thống văn hóa của các vùng, miền, có khả năng ứng phó với thiên tai, động đất, biến đổi khí hậu để người dân tham khảo, áp dụng trong xây dựng nhà ở.

- Đối với khu vực trung tâm đô thị, các khu vực có yêu cầu cao về quản lý cảnh quan, chủ yếu phát triển nhà ở theo dự án, tập trung chỉnh trang, nâng cấp đô thị theo hướng hiện đại, ưu tiên quy hoạch phát triển các dự án đầu tư xây dựng nhà ở mới, từng bước chuyển đổi mô hình sang nhà ở chung cư cao tầng hiện đại thay thế nhà ở thấp tầng dọc các trục giao thông công cộng lớn hoặc các khu vực có kế hoạch thực hiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật tương ứng, đảm bảo chất lượng về không gian kiến trúc.

c. Giải pháp về khoa học, công nghệ

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nghiên cứu và áp dụng các thiết kế, kỹ thuật và công nghệ xây dựng nhà ở mới, vật liệu mới, ứng dụng công nghệ số nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành xây dựng nhà ở, đồng thời sử dụng hiệu quả năng lượng và phát thải thấp.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu cơ bản, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ lĩnh vực phát triển nhà ở và kinh doanh bất động sản.

d. Giải pháp tuyên truyền vận động

- Thường xuyên tuyên truyền các cơ chế, chính sách, chương trình phát triển nhà ở; vận động hiệu quả các tầng lớp nhân dân tham gia góp phần phát triển nhà ở, cải tạo, chỉnh trang khu dân cư, hạn chế và chấm dứt tình trạng xây dựng nhà ở không phép, trái phép. Giới thiệu các mẫu thiết kế, công nghệ thi công, vật liệu xây dựng nhà ở để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham khảo trong việc xây dựng nhà ở, đảm bảo thân thiện môi trường và phát triển bền vững.

- Các cơ quan truyền thông xây dựng các chương trình chuyên đề tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân sử dụng đất đai hiệu quả, đặc biệt tại các khu vực đô thị cần có giải pháp tuyên truyền kết hợp với thực tiễn để làm thay đổi dần phương thức, tập quán sinh sống của người dân để họ thích nghi dần với việc chuyển từ nhà ở riêng lẻ chuyển sang sử dụng căn hộ chung cư phù hợp với điều kiện của thu nhập của hộ gia đình, cá nhân và cuộc sống đô thị.

- Xây dựng kế hoạch truyền thông về nhà ở xã hội theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá chính sách nhà ở xã hội và cung cấp thông tin cho người dân thông qua các phương thức truyền thông khác nhau.

PHẦN III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành

1.1. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở 5 năm và hàng năm sau khi chương trình phát triển nhà ở được phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện sơ kết, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch và điều chỉnh những nội dung, chỉ tiêu chưa phù hợp với thực tế vào giữa kỳ, cuối kỳ thực hiện chương trình phát triển nhà ở và khi phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở cho năm sau. Trường hợp do thay đổi nội dung Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia hoặc thay đổi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh lại nội dung chương trình phát triển nhà ở để trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua trước khi phê duyệt theo quy định.

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng và quản lý sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản để người dân và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nắm bắt thông tin, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kinh doanh nhà và bất động sản.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội trong quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết đô thị; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định thu hồi quỹ đất thuộc các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới đã giao cho chủ đầu tư nhưng chậm triển khai, quỹ đất 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án nhà ở thương mại nhưng chưa sử dụng để giao cho các chủ đầu tư có nhu cầu đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

- Nghiên cứu ban hành các mẫu thiết kế nhà ở cho hộ nghèo, nhà ở cho người có công với cách mạng phù hợp với điều kiện và đặc điểm của địa phương để các đơn vị và nhân dân tham khảo áp dụng.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập kế hoạch hỗ trợ về nhà ở hàng năm cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng, người nghèo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản.

- Phối hợp với Công an tỉnh quản lý hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản có yếu tố nước ngoài; các dự án tại các khu vực cần đảm bảo an ninh, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; việc mua bán nhà của người nước ngoài tại các dự án bất động sản.

1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thu hồi những dự án chậm triển khai hoặc không thực hiện để tạo quỹ đất tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Trên cơ sở tính toán, đề nghị của Sở Xây dựng bổ sung các chỉ tiêu phát triển nhà ở vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo quy định.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan nghiên cứu các giải pháp khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển nhà ở theo các mục tiêu đề ra.

1.4. Sở Tài chính

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan lập phương án sử dụng nguồn thu từ việc nộp bằng tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị (Thuộc trường hợp không bắt buộc phải bố trí quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo quy định) để hỗ trợ cho các dự án phát triển nhà ở xã hội trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cập nhật vào kế hoạch phát triển nhà ở hàng năm.

- Phối hợp với Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội đối với các dự án được đầu tư từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật về lĩnh vực giá.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tham mưu bố trí vốn từ ngân sách nhà nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo về nhà ở.

1.5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và Ngân hàng chính sách xã hội lập kế hoạch vốn 5 năm và hàng năm hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ chính sách, hộ có công, hộ nghèo gửi Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Phối hợp với các Sở Xây dựng, Sở Tài chính. Sở Nội vụ, Liên đoàn lao động tỉnh trong việc xác định đối tượng cán bộ, công chức viên chức và người lao động được thuê, thuê mua, mua nhà ở xã hội.

1.6. Ban Quản lý khu công nghiệp Vĩnh Phúc

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan đánh giá, xác định nhu cầu về nhà ở của công nhân, người lao động làm việc tại các khu công nghiệp để có cơ sở lập và triển khai các dự án phát triển nhà ở dành cho công nhân khu công nghiệp.

1.7. Ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh tăng cường hỗ trợ và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp được tiếp nhận nguồn vốn vay ưu đãi theo các chương trình chính sách của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và các chương trình hỗ trợ của tỉnh để đầu tư xây dựng phát triển nhà ở theo quy định.

1.8. Trách nhiệm của các Sở, ngành có liên quan

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình phát triển nhà ở của tỉnh và các cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển nhà ở trên địa bàn tỉnh.

1.9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể

Tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, nhân dân phối hợp, tham gia thực hiện Chương trình phát triển nhà ở, đặc biệt là tham gia hỗ trợ, xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Tổ chức, chỉ đạo triển khai chương trình phát triển nhà ở và thực hiện quản lý nhà nước về nhà ở trên địa bàn. Tổng hợp kết quả thực hiện chương trình phát triển nhà trên địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ.

- Phối hợp với Sở Xây dựng lập Kế hoạch phát triển nhà ở 05 năm và hàng năm trên cơ sở Chương trình phát triển nhà ở đã được phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Xây dựng rà soát và lập mới quy hoạch chi tiết xây dựng các khu nhà ở trên địa bàn đảm bảo phù hợp với Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở.

- Phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và môi trường tổng hợp, cập nhật quỹ đất để phát triển nhà ở vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất và Chương trình, Kế hoạch phát triển nhà ở chung của tỉnh.

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện việc hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách của các xã trên địa bàn (gồm số hộ gia đình đã được hỗ trợ, số nhà ở đã được xây dựng mới hoặc sửa chữa, số tiền hỗ trợ đã cấp cho các hộ gia đình, số tiền huy động được từ các nguồn khác, các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện).


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. DANH MỤC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở ĐANG TRIỂN KHAI

1. DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI

TT

Tên dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Quy mô diện tích theo QHCT (ha)

TOÀN TỈNH

63

2.133,00

I

Thành phố Vĩnh Yên

28

769,41

1

Khu nhà ở đô thị tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên - MOUNTAIN VIEW

Công ty Cổ phần đầu tư VCI

Xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

13,05

2

Khu nhà ở đô thị tại phường Khai Quang, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ T&T

P.Khai Quang, P. Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên

17,24

3

Khu nhà ở đô thị khu dân cư số 3

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Vạn Cát

P. Tích Sơn, TP Vĩnh Yên

3,31

4

Khu đô thị mới Chùa Hà Tiên

Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng

Xã Định Trung, P Liên Bảo, TP Vĩnh Yên

30,52

5

Khu phố mới FairyTown, phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty Cổ phần Fairyland

P. Tích Sơn, TP Vĩnh Yên

6,14

6

Khu nhà ở đô thị Quảng Lợi

Công ty Quảng Lợi

P. Tích Sơn, xã Định Trung, TP V. Yên

8,73

7

Khu dịch vụ và nhà ở sinh thái Đầm Vạc tại phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần xây dựng và PTHT Tây Hồ

P. Tích Sơn, TP Vĩnh Yên

7,73

8

Khu đô thị sinh thái Sông hồng Nam Đầm Vạc

Công ty Cổ phần thương mại Sông Hồng thủ đô

P. Khai Quang, TP Vĩnh Yên

38,71

9

Khu biệt thự nhà vườn Mậu Lâm

Công ty CP xây dựng và phát triển đô thị

Phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên

27,52

10

Khu nhà ở đô thị khu vực đồi Hai Đai

Công ty TNHH Thành Công

Xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

14,91

11

Khu nhà ở hỗn hợp, văn phòng dịch vụ tại KĐT Chùa Hà Tiên

Công ty TNHH đầu tư, thương mại Vĩnh Phúc

P. Liên Bảo, TP Vĩnh Yên

2,81

12

Khu nhà ở hỗn hợp, văn phòng dịch vụ VPIT Plaza

Công ty TNHH đầu tư, thương mại Vĩnh Phúc

P. Liên Bảo, TP Vĩnh Yên

2,44

13

Khu nhà ở hỗn hợp An Phú

Công ty TNHH An Phú

P. Khai Quang, TP Vĩnh Yên

2,27

14

Khu nhà ở Đông Hưng

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Quốc phòng

Phường Đồng Tâm, TP Vĩnh Yên

4,36

15

Tổ hợp dịch vụ văn phòng, khách sạn 5 sao và khu nhà ở bảo Quân của Công ty CP đầu tư và xây dựng Bảo Quân

Công ty CP đầu tư và xây dựng Bảo Quân

Phường Liên Bảo, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh yên

3,84

16

Khu trung tâm thương mại Vĩnh Phúc

Công ty TNHH Sản xuất & ĐTPT Hà Minh Anh

P. Khai Quang, TP Vĩnh Yên và xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên

7,75

17

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (gđ 1)

Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp)

P. Khai Quang, xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên và xã Quất Lưu, H. B. Xuyên

194,74

18

Khu nhà ở đô thị tại phường Đồng Tâm & P. Hội Hợp TP Vĩnh Yên

Công ty TNHH Xây dựng & PTHT Vân Hội

Phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp, thành phố Vĩnh Yên

10,79

19

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (gđ 3)

Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Phường Đồng Tâm, phường Hội Hợp, TP Vĩnh yên và xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc

70,68

20

Khu nhà ở đô thị thuộc Bệnh viện đa khoa, viện nghỉ dưỡng và nhà ở đô thị tại phường Hội Hợp, xã Hợp Thịnh

Công ty CP đầu tư PT XD Tiến Mạnh

Phường Hội Hợp, xã Hợp Thịnh, TP Vĩnh Yên

25,29

21

Khu đô thị mới Đầm Cói

Công ty Cổ phần TMS Bất động sản

Phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên; Xã Đồng Cương huyện Yên Lạc

143,33

22

Khu đô thị sinh thái bắc đầm vạc

Công ty CP Sông Hồng Hoàng Gia

Phường Đống Đa, TP Vĩnh Yên.

54,21

23

Chợ và Trung tâm thương mại Tích Sơn

Công ty CP Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long

Phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2,00

24

Khu nhà ở đô thị Việt Thành tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần bất động sản Việt Thành

Phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

5,00

25

Dự án đầu tư phát triển đô thị (Khu đô thị mới Định Trung) tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

Công ty cổ phần tập đoàn DANKO

Phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

24,69

26

Dự án đầu tư phát triển đô thị tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

Liên danh An Phú - Eco

Phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

24,73

27

Khu trung tâm văn hóa, thể thao và giải trí Vĩnh Phúc (khu D)

Công ty CP thương mại, dịch vụ và Du lịch Thái Hoàng

P. Ngô Quyền, TP Vĩnh Yên

13,06

28

Khu dịch vụ Sông Hồng thủ đô Bắc Đầm Vạc

Công ty Cổ phần thương mại Sông Hồng thủ đô

P. Tích Sơn, TP Vĩnh Yên

9,55

II

Thành phố Phúc Yên

16

777,96

1

Khu đô thị mới Xuân Hòa

Công ty CP đầu tư XD Hoài Nam

P. Xuân Hoà, TX Phúc Yên

33,38

2

Khu đô thị mới phường Xuân Hòa

Công ty CP lắp máy điện nước và xây dựng

P. Xuân Hoà, X. Cao Minh, TX Phúc Yên

24,40

3

Khu biệt thự nhà vườn Vinaconex 6 - Đại Lải

Công ty Cổ phần Vinaconex 3

Xã Ngọc Thanh, TX Phúc Yên

12,16

4

Khu nhà ở TMS Land Hùng Vương

Công ty CP TMS Bất động sản

Phường Hùng Vương, Thị xã Phúc Yên

18,57

5

Khu đô thị Đồng Sơn

Công ty TNHH Hữu Sinh

Phường, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương, Phúc Thắng, TX Phúc Yên

34,52

6

Khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu

Công ty CP xây dựng Thăng Long

X. Tiền Châu, P. Hùng Vương, TX Phúc Yên

82,34

7

Dự án Tiểu khu MTO

Công ty CP giao nhận kho vận Mê Linh

P. Phúc Thắng, TX Phúc Yên

1,00

8

Khu nhà ở sinh thái Vinaconex 2

Công ty Cổ phần Đầu tư &Xây dựng VINA2

P. Đồng Xuân, TX Phúc Yên

19,63

9

Khu nhà ở đô thị Nam Phúc Yên

Công ty Cổ phần Tây Đức

Xã nam Viêm, thị xã Phúc Yên

17,59

10

Khu đô thị mới Cienco5 tại khu vực 1, xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên

Công ty Cổ phần XDCT507 (cienco)

Xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên

27,23

11

Khu đô thị mới Tiền châu Khu vực 2

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Quốc phòng

Phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên

35,95

12

Dự án đầu tư phát triển đô thị tại phường Hùng Vương thị xã Phúc Yên

Công ty TNHH TM và XD Thân Hà

Phường Hùng Vương thị xã Phúc Yên

6,79

13

Khu du lịch sinh thái Đại Lải

Công ty CP Hồng Hạc Đại Lải

Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên

103,90

14

Khu Biệt thự và vui chơi giải trí Đại Lải

Công ty CP ĐTXD và TM Nhật Hằng

Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên

36,77

15

Khu Du lịch sinh thái Thanh Xuân

Công ty CP Thanh Xuân

Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc yên

166,78

16

Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải

Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam

Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên

156,95

III

Huyện Vĩnh Tường

8

330,99

1

Khu trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn (gđ 1)

Công ty CP đầu tư hạ tầng đô thị Phúc Sơn

Xã Thượng Trưng, H. Vĩnh Tường

15,4724

2

Khu Trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn (giai đoạn 2)

Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn

Xã Thượng Trưng, xã Vĩnh Sơn, Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

114,7998

3

Khu nhà ở tại xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường

Công ty TNHH Một thành viên Xây dựng, Thương Mại và Xuất nhập khẩu Tuấn Đạt

Xã Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

2,09

4

Khu phố thương mại truyền thống Shopphouse Thổ Tang tại thị trấn Thổ Tang, xã Tân Tiến và xã lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường

Công ty Cổ phần đầu tư An Huy

Xã Tân Tiến, xã Lũng hòa và thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

3,84

5

Khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường thuộc dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và bất động sản Thăng Long

Xã Tân Tiến, Lũng Hòa, Yên Lập, huyện Vĩnh Tường

154,5758

6

Khu đô thị mới tại thị trấn Tứ Trưng và thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

Thị trấn Tứ Trưng và thị trấn Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

29,02

7

Chợ Giang tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

Công ty Cổ phần Thổ Tang

Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

1,80

8

Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

Công ty Cổ phần BQL Real

Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường

9,39

IV

Huyện Tam Đảo

1

9,83

1

Khu nhà ở dịch vụ hai bên đường trục chính Khu Trung tâm lễ hội Tây Thiên

Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng

Xã Đại Đình, huyện Tam Đảo

9,83

V

Huyện Bình Xuyên

2

99,95

1

Khu đô thị Việt - Đức Legend City

Công ty CP ống thép Việt - Đức

Xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

62,08

2

Khu đô thị mới xã Bá Hiến huyện Bình Xuyên

Công ty CP tập đoàn đất xanh (DNDA: Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Phúc Hưng Phát)

Thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên

37,87

VI

Huyện Yên Lạc

6

123,75

1

Khu nhà ở dịch vụ Đồng Văn

Công ty Quảng Lợi

Xã Đồng Văn, H. Yên Lạc

8,56

2

Khu nhà ở đô thị TT Yên Lạc

Công ty CP đầu tư XD Yên Lạc Thăng Long

Thị trấn Yên Lạc , huyện Yên Lạc

2,87

3

Chợ - Trung tâm Thương mại Yên Lạc tại thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc

Công ty Cổ phần Đầu tư XD Yên Lạc - Thăng Long

Thị trấn Yên Lạc, huyện Yên Lạc

2,70

4

Khu đô thị Yên Lạc - Dragon - City

Công ty cổ phần Đô thị Dragon City

Thị trấn Yên Lạc và xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc

50,86

5

Khu nhà ở hỗn hợp tại thị trấn Yên Lạc và xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc

Công ty Cổ phần Kehin

Thị trấn Yên Lạc và xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc

11,33

6

Dự án đầu tư và phát triển đô thị tại thị trấn Yên Lạc, xã Bình Định, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc (Khu đô thị Yên Lạc Green City)

Công ty Cổ phần tập đoàn FLC

Thị trấn Yên Lạc, xã Bình Định, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc

47,43

VII

Huyện Tam Dương

2

21,11

1

Chợ Tam Dương tại thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương

Công ty TNHH Tiến Mạnh Lai Châu

Thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương

1,74

2

Dự án đầu tư phát triển đô thị tại khu vực phía Bắc đường từ QL2C đi cầu Bì La, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương

Liên danh Trần Anh Vĩnh Phúc - Long An

Thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương

19,37

2. DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI, KHU ĐÔ THỊ ĐÃ CÔNG NHẬN CHỦ ĐẦU TƯ - CHƯA TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN

STT

Tên dự án

Địa điểm

Diện tích khu đất (ha)

I

Huyện Bình Xuyên

1

Khu đô thị mới Nam Bình Xuyên, Bình Xuyên

Huyện Bình Xuyên

84,6

II

Thành phố Phúc Yên

2

Khu đô thị mới Đầm Diệu

Thành phố Phúc Yên

60,1

Tổng cộng

144,7

3. DỰ ÁN NHÀ Ở THƯƠNG MẠI, KHU ĐÔ THỊ MỚI ĐANG LỰA CHỌN CHỦ ĐẦU TƯ

STT

Tên dự án

Địa điểm

Diện tích (ha)

I

Thành phố Vĩnh Yên

1

Dự án khu đô thị cao cấp Nam Vĩnh Yên tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên

73,58

2

Dự án Khu nhà ở đô thị Lam Sơn tại phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Phường Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên

6,1

3

Dự án khu nhà ở Đồi Quyết Thắng, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

Xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

9,7

II

Thành phố Phúc Yên

1

Dự án Khu nhà ở đô thị tại khu vực nút giao đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với đường Nguyễn Tất Thành

Phường Nam Viên, thành phố Phúc Yên

9,9

III

Huyện Tam Dương

1

Dự án đầu tư phát triển đô thị tại khu vực phía Bắc đường từ QL2C đi cầu Bỉ La, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương

Thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương

19,37

IV

Huyện Bình Xuyên

1

Dự án số 2 Khu đô thị mới phía Nam thành phố Vĩnh Yên

TT. Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

49,84

4. DỰ ÁN NHÀ Ở XÃ HỘI

STT

Dự án

Chủ đầu tư

Địa điểm

Quy mô (ha)

Số căn

TỔNG CỘNG

30

137,56

18.866

I

Dự án nhà ở xã hội độc lập

9

65,36

4.493

1

Khu nhà ở xã hội tại thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế

Công ty Cổ phần Kehin

Xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

10,96

993

2

Khu nhà ở thu nhập thấp 8T tại phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên

Công ty CP đầu tư và xây dựng 18.3

Phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên

0,17

127

3

Khu nhà ở xã hội tại phường Phúc Thắng

Công ty TNHH TM và XD Thân Hà

Phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên

1,60

241

4

Khu nhà ở thu nhập thấp Vinaconex Xuân Mai

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Xuân Mai

P. Liên Bảo và xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

3,80

823

5

Khu nhà ở Công nhân và người thu nhập thấp tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Bảo Quân

P Khai Quang, TP Vĩnh Yên

4,46

924

6

Khu nhà ở xã hội cao tầng cho công nhân tại khu vực Gốc Nụ, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên

Công ty CP Tư vấn XD và TM Doanh Gia

Phường Khai Quang

1,16

384

7

Khu nhà ở công nhân và công trình dịch vụ công cộng Phoenix Town của Công ty TNHH FuChuan

Công ty TNHH FuChuan

Xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

9,91

1.000

8

Khu nhà ở xã hội tại xã Bá Hiến, huyện Bình Xuyên

Thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên

30,52

9

Nhà ở thuộc khu thiết chế công đoàn tại KCN Bá Thiện, huyện Bình Xuyên

Thị trấn Bá Hiến, huyện Bình Xuyên

2,78

1

III

Quỹ đất 20% trong Dự án Nhà ở thương mại

21

72,20

14.373

1

Thành phố Vĩnh Yên

8

34,52

5.817

1.1

Khu nhà ở đô thị tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên - MOUNTAIN VIEW

Công ty Cổ phần đầu tư VCI

Xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

1,11

270

1.2

Khu nhà ở đô thị tại phường Khai Quang, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên

Công ty Cổ phần đầu tư và dịch vụ T&T

P.Khai Quang, P. Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên

1,76

2.100

1.3

Khu nhà ở đô thị khu vực đồi Hai Đai

Công ty TNHH Thành Công

Xã Định Trung, TP Vĩnh Yên

1,57

350

1.4

Khu nhà ở hỗn hợp An Phú

Công ty TNHH An Phú

P. Khai Quang, TP Vĩnh Yên

0,40

224

1.5

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (gđ 1)

Tổng Công ty Cổ phần đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp)

P. Khai Quang, xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên và xã Quất Lưu, H. B. Xuyên

15,90

930

1.6

Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (gđ 3)

Công ty CP tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI

Phường Đồng Tâm, phường Hội Hợp, TP Vĩnh yên và xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc

3,35

642

1.7

Khu nhà ở đô thị thuộc Bệnh viện đa khoa, viện nghỉ dưỡng và nhà ở đô thị tại phường Hội Hợp, xã Hợp Thịnh

Công ty CP đầu tư PT XD Tiến Mạnh

Phường Hội Hợp, xã Hợp Thịnh, TP Vĩnh Yên

1,97

298

1.8

Khu đô thị mới Đầm Cói

Công ty Cổ phần TMS Bất động sản

Phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên; xã Đồng Cương huyện Yên Lạc

8,46

1.003

1.9

Dự án đầu tư phát triển đô thị tại xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

Liên danh An Phú - ECO

Xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

4,13

2

Thành phố Phúc Yên

7

13,29

3.374

2.1

Khu đô thị mới Xuân Hòa

Công ty CP đầu tư XD Hoài Nam

P. Xuân Hoà, TX Phúc Yên

1,04

500

2.2

Khu nhà ở TMS Land Hùng Vương

Công ty CP TMS Bất động sản

Phường Hùng Vương, Thị xã Phúc Yên

1,12

870

2.3

Khu đô thị Hùng Vương - Tiền Châu

Công ty CP xây dựng Thăng Long

X. Tiền Châu, P. Hùng Vương, TX Phúc Yên

3,23

680

2.4

Khu nhà ở đô thị Nam Phúc Yên

Công ty Cổ phần Tây Đức

Xã nam Viêm, thị xã Phúc Yên

1,54

184

2.5

Khu nhà ở thu nhập thấp tại phường Đồng Xuân

Công ty TNHH Sản xuất TM & DV Đại Phát

P. Đồng Xuân, TX Phúc Yên

0,77

60

2.6

Khu đô thị mới Cienco5 tại khu vực 1, xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên

Công ty Cổ phần XDCT507 (cienco)

Xã Tiền Châu, thị xã Phúc Yên

2,47

300

2.7

Khu đô thị mới Tiền châu Khu vực 2

Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị-Bộ Quốc phòng

Phường Tiền Châu, thành phố Phúc Yên

3,13

780

3

Huyện Vĩnh Tường

2

9,32

1.662

3.1

Khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường thuộc dự án Khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, hệ thống kho vận và khu đô thị Thương mại Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc

Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và bất động sản Thăng Long

Xã Tân Tiến, Lũng Hòa, Yên Lập, huyện Vĩnh Tường

6,96

1.324

3.2.

Khu Trung tâm thương mại và nhà ở Phúc Sơn (giai đoạn 2)

Công ty Cổ phần tập đoàn Phúc Sơn

2,36

338

4

Huyện Bình Xuyên

2

9,72

2.786

4.1

Khu đô thị Việt - Đức Legend City

Công ty CP ống thép Việt - Đức

Xã Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

5,01

1.520

4.2

Dự án số 2 Khu đô thị mới phía Nam thành phố Vĩnh Yên

Chưa lựa chọn

TT. Thanh Lãng, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc

4,70

1.266

5

Huyện Yên Lạc

2

5,35

734

5.1

Khu đô thị Yên Lạc - Dragon - City

Công ty cổ phần Đô thị Dragon City

Thị trấn Yên Lạc và xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc

3,97

530

5.2

Dự án đầu tư và phát triển đô thị tại thị trấn Yên Lạc, xã Bình Định, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc (Khu đô thị Yên Lạc Green City)

Công ty cổ phần tập đoàn FLC

Thị trấn Yên Lạc, xã Bình Định, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc

1,38

204

PHỤ LỤC 2. KHU VỰC DỰ KIẾN PHÁT TRIỂN NHÀ Ở PHÂN THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

STT

Tên đơn vị cấp xã

Nhà ở thương mại, khu đô thị, khu nhà ở (*)

Nhà ở xã hội (**)

Số lượng vị trí

Diện tích đất (ha)

Số lượng vị trí

Diện tích đất (ha)

TỔNG

199

5.374,34

26

197,04

1

Thành phố Vĩnh Yên

56

1.229,37

1

4,2

2

Thành phố Phúc Yên

16

836,28

6

29,49

3

Huyện Lập Thạch

4

137,00

-

-

4

Huyện Tam Dương

10

217,23

7

55,02

5

Huyện Tam Đảo

15

618,25914

-

0

6

Huyện Bình Xuyên

5

402,14264

2

44,17

7

Huyện Yên Lạc

55

1.324,70

4

16,46

8

Huyện Vĩnh Tường

32

473,36

3

22,60

9

Huyện Sông Lô

6

136,00

3

25,10

Ghi chú: Đây là những khu vực được đánh giá có khả năng thực hiện các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị và dự án nhà ở xã hội. Trên cơ sở các khu vực này, sẽ xác định một số vị trí cụ thể để chấp thuận chủ trương đầu tư làm căn cứ để lựa chọn chủ đầu tư và giao đất thực hiện dự án.

PHỤ LỤC 3. KHU NHÀ Ở CÔNG NHÂN, NHÀ Ở XÃ HỘI PHỤC VỤ CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH DỰ KIẾN THU HÚT ĐẦU TƯ

STT

Vị trí dự kiến

Địa điểm

Diện tích đất (ha)

1

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ các Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

Xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên

1,18

2

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Phúc Yên

Phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên

7,38

3

Khu nhà ở công nhân phục vụ cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Phúc Yên

Xã Cao Minh, thành phố Phúc Yên

25,00

4

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Khai Quang (vị trí 1)

Xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên

3,10

5

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Khai Quang (vị trí 2)

Xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên

3,40

6

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Tam Dương I - Khu vực 3

Xã Hướng Đạo, huyện Tam Dương

7,40

7

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Tam Dương II - Khu A, khu B1, khu B2

Xã Kim Long, huyện Tam Dương

12,80

8

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Đồng Sóc

Thị trấn Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường

9,05

9

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Lập Thạch II (vị trí 1)

Xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch

2,71

10

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Lập Thạch II (vị trí 2)

Xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch

3,65

11

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Lập Thạch II (vị trí 3)

Xã Đồng Ích, huyện Lập Thạch

5,54

12

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ phát triển công nghiệp trên đường Bì La - Lập Thạch

Xã Xuân Lôi, huyện Lập Thạch

8,52

13

Khu nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp tại vị trí nút giao giữa đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai và ĐT.305

Xã Văn Quán, huyện Lập Thạch

3,16

14

Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ cụm công nghiệp Yên Đồng tại xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc

Xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc

4,71

15

Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp Đồng Sóc tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường

Xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường

12

16

Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp Nam Bình Xuyên tại thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

Thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên

7,5

17

Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ khu công nghiệp Nam Bình Xuyên tại xã thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên

Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên

6

18

Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ cụm công nghiệp Hương Canh tại xã thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên

Thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên

2,2

19

Nhà ở xã hội ở xã Tam Hợp và thị trấn Hương Canh

Xã Tam Hợp và thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên

3,9

20

Nhà ở công nhân, nhà ở xã hội phục vụ Khu công nghiệp Duy Phiên, cụm công nghiệp Hoàng Đan, cụm công nghiệp Hoàng Lâu tại xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương

Xã Hoàng Đan, huyện Tam Dương

4



[1] Theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH15 ngày 13/2/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị trấn Kim Long thuộc huyện Tam Dương, thị trấn Tam Hồng thuộc huyện Yên Lạc và phường Định Trung thuộc thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

[2] Niên giám Thống Kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

[3] Niên giám Thống Kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

[4] Nguồn: Tính toán của HRC dựa trên Niên giám thống kê và kết quả điều tra khảo sát.

[5] Nguồn: Tính toán dựa trên Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022; báo cáo của các huyện, thành phố.

[6] Báo cáo số 2973/SXD-QLNĐT&HT ngày 13/8/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc về việc Báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở 2014

[7] Báo cáo số 383/SXD-QLNĐT&HT ngày 29/01/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính Phủ

[8] Báo cáo số 2973/SXD-QLNĐT&HT ngày 13/8/2021 của Sở Xây dựng về việc Báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở 2014

[9] Báo cáo số 1908/UBND-CN3 ngày 24/3/2021 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc báo cáo việc triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng Ký túc xá sinh viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2009-2015

[10] Nguồn: Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 24/1/2020 của HĐND tỉnh về Điều chỉnh, bổ sung Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

[11] Báo cáo số 2973/SXD-QLNĐT&HT ngày 13/8/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc về việc Báo cáo tổng kết thi hành Luật Nhà ở 2014

[12] Báo cáo số 383/SXD-QLNĐT&HT ngày 29/01/2021 của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc về việc báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính Phủ

[13] Căn cứ theo kết quả thực hiện năm 2021, 2022 đã được đánh giá trong Kế hoạch phát triển nhà ở năm 2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Quyết định số 906/QĐ-UBND ngày 12/5/2022) và Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc năm 2023 (Quyết định số 1447/QĐ-UBND ngày 29/6/2023)

[14] Modeling Global Residential Sector Energy Demand for Heating and Air Conditioning in the Context of Climate Change - Isaac M and DP van Vuuren (2009);

120 Year of U.S. Residential Housing Stock and Floor Space - Maria Cecilia P. Moura, Steven J. Smith, David B. Belzr (2015);

IMF Working Paper - Understanding Residential Real Estate in China (IMF, 2015);

Chinese Urban Residential Construction to 2040 - Research Discussion Paper (2012) - Leo Berkelmans and Hao Wang - Economic Group Reserve Bank of Australia.

[15] Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Xây dựng và Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nhu cầu về nhà ở thương mại chiếm từ 20-30% nhu cầu thị trường. Căn cứ đặc điểm hiện trạng thị trường bất động sản nhà ở trên địa bàn tỉnh, đánh giá nhu cầu về nhà ở thương mại tại thời điểm hiện tại đã đạt xấp xỉ 30% nhu cầu thị trường. Đến năm 2025 và 2030, dân số và tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn tỉnh có sự gia tăng mạnh, kết hợp với sự gia tăng về khả năng tích lũy để chi trả cho nhà ở của người dân, nhu cầu về nhà ở thương mại được dự báo tiếp tục có sự gia tăng và đạt khoảng 40-45% tổng nhu cầu thị trường

[16] Theo Quyết định số 71/QĐ-LĐTBXH ngày 19/01/2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, trên địa bàn tỉnh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 65/NQ-HĐND ngày 15/12/2023 thông qua Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


446

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.78.65
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!