HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2016/NQ-HĐND
|
Tiền Giang,
ngày 05 tháng 8 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ THÔNG QUA QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY DỰNG TỈNH TIỀN
GIANG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
KHÓA IX - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm
2014;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09
tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05
tháng 4 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14
tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31
tháng 10 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định,
phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét Tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 17 tháng 6
năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh ban
hành Nghị quyết thông qua Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Tiền Giang
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra số 24/BC-HĐND ngày 28
tháng 7 năm 2016 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Tiền Giang đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu như sau:
1.
Quan điểm phát triển
a) Phát
triển sản xuất vật liệu xây dựng phải
đi đôi với quản lý nhà nước về vật liệu xây dựng để đảm bảo phát triển bền vững, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội,
bảo vệ tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và đảm bảo an
ninh, quốc phòng.
b) Đầu tư phát triển các cơ sở sản
xuất vật liệu xây dựng với quy mô phù hợp, gần các vùng nguyên liệu và vùng
tiêu thụ, ứng dụng công nghệ hiện đại, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng,
thân thiện với môi trường, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
c) Khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là vật liệu xây
không nung, các sản phẩm bê tông.
d) Từng bước loại bỏ các công nghệ
lạc hậu, công nghệ tiêu tốn nhiều nguyên liệu, nhiên liệu và gây ô nhiễm môi
trường.
2. Mục
tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát: Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới phát triển ổn định, bền
vững trên cơ sở sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; đáp ứng
một phần nhu cầu sử dụng vật liệu tại địa phương.
b) Mục tiêu cụ thể: Tập trung đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất các chủng loại vật liệu
xây dựng với công nghệ tiên tiến, đồng thời đầu tư đổi mới công nghệ lạc hậu tại
các cơ sở hiện có. Tiếp tục phát triển sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh
tranh trên thị thường; phát triển các loại hình sản phẩm vật liệu xây dựng mà tỉnh
có điều kiện phát triển như: vật liệu xây, vật liệu lợp, vật liệu lát, bê tông
(bê tông thương phẩm và bê tông cấu kiện).
3. Quy hoạch
phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020
a) Nhu cầu các loại vật liệu
xây dựng chủ yếu của tỉnh
Stt
|
Loại sản phẩm
|
Đơn vị
|
Năm 2020
|
Sản xuất tại địa phương
|
Nhập từ các tỉnh khác
|
Tổng
|
1
|
Xi măng
|
Triệu tấn
|
0
|
1,8
|
1,8
|
2
|
Vật liệu xây
|
Triệu viên
|
244,8
|
53,2
|
298
|
3
|
Vật liệu lợp
|
Triệu m2
|
1,95
|
0,05
|
2
|
4
|
Đá xây dựng
|
Triệu m3
|
0
|
3,5
|
3,5
|
5
|
Cát xây dựng
|
Triệu m3
|
0
|
2,6
|
2,6
|
6
|
Vật liệu ốp lát
|
Triệu m2
|
0,34
|
8,16
|
8,5
|
7
|
Sứ vệ sinh
|
Triệu sản phẩm
|
0
|
0,387
|
0,387
|
8
|
Kính xây dựng
|
Triệu m2
|
0
|
2,1
|
2,1
|
b) Vật liệu xây (gạch đất sét
nung và vật liệu xây không nung)
Tổng công suất thiết kế các nhà máy
sản xuất vật liệu xây đến năm 2020 đạt khoảng 244,8 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm,
trong đó:
- Gạch đất sét nung là 171,8 triệu
viên quy tiêu chuẩn/năm, gồm: Gạch đất sét nung lò tuy nen là 166 triệu viên
quy tiêu chuẩn/năm; gạch đất sét nung lò hoffman là 5,8 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm.
- Vật liệu xây không nung các loại
là 73 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, gồm: Gạch bê tông bọt là 20 triệu viên quy
tiêu chuẩn/năm; gạch xi măng - cốt liệu quy mô vừa là 42 triệu viên quy tiêu
chuẩn/năm; gạch xi măng - cốt liệu quy mô nhỏ là 11 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm.
Các chỉ tiêu quy hoạch:
- Quy mô công suất:
Công suất thiết kế của 01 dây chuyền sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuy nen
không nhỏ hơn 20 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm. Đối với gạch bê tông bọt và gạch
xi măng - cốt liệu: Sử dụng các dây chuyền với quy mô công suất khác nhau, đảm
bảo chất lượng sản phẩm và môi trường.
- Công nghệ sản
xuất gạch đất sét nung: Khuyến khích đầu tư công nghệ sản xuất gạch đất sét
nung kích thước lớn, độ rỗng cao để tiết kiệm tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường.
Mức tiêu hao nhiệt năng ≤ 360 kcal/kg sản phẩm, mức tiêu hao điện năng ≤ 0,022
kWh/kg sản phẩm. Không đầu tư các loại lò thủ công, lò đứng liên tục, lò vòng
(lò hoffman) sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí).
- Công nghệ sản
xuất gạch bê tông bọt và gạch xi măng - cốt liệu: Đầu tư dây chuyền sản xuất đồng
bộ có mức độ cơ giới hóa và tự động hóa cao, tiết kiệm năng lượng.
Định hướng đầu
tư: Dự án đầu tư mới sản xuất gạch đất sét nung phải nằm trong quy hoạch phát
triển vật liệu xây dựng của địa phương và gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu,
vùng mỏ sét (khu vực xã Tân Lập 1 - huyện Tân Phước, xã Tân Lý Đông - huyện
Châu Thành và các khu vực có mỏ sét khác).
Phân bố sản xuất:
- Gạch đất sét
nung bằng lò tuy nen: Duy trì và phát huy công suất sản xuất đối với cơ sở hiện
có tại khu vực xã Tân Lý Đông - huyện Châu Thành với công suất 58 triệu viên
quy tiêu chuẩn/năm, tiếp tục đầu tư xây dựng để nâng công suất dự án và đến năm
2020 tăng thêm 58 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm; đầu tư cải tạo, xây dựng lại
cơ sở sản xuất với công suất 25 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm đang tạm ngưng hoạt
động và đầu tư xây dựng mới một cơ sở sản xuất với công suất 25 triệu viên quy
tiêu chuẩn/năm tại xã Tân Lập 1 - huyện Tân Phước.
- Gạch đất sét
nung bằng lò hoffman: Đối với cơ sở sản xuất hiện có tại ấp Tân Thuận B - xã
Bình Đức - huyện Châu Thành có công suất 5,8 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm sử dụng
nhiên liệu bằng lò đốt trấu, không sử dụng nhiên liệu hoá thạch nên cho phép tồn
tại và duy trì hoạt động.
- Gạch đất sét
nung bằng lò thủ công: Xây dựng và ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động của các
cơ sở sản xuất gạch bằng lò thủ công theo lộ trình của Chính phủ; khuyến khích
các chủ lò tận dụng mặt bằng và nhân công hiện có để chuyển sang sản xuất gạch
không nung ximăng - cốt liệu với quy mô nhỏ (khoảng 01 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm).
- Gạch bê tông bọt
và gạch xi măng - cốt liệu: Đầu tư xây dựng mới các cơ sở sản xuất gạch bê tông
bọt và gạch xi măng - cốt liệu tại những địa phương có điều kiện thuận lợi về
giao thông, vùng tiêu thụ theo quy hoạch và tại các khu, cụm công nghiệp.
c) Vật liệu lợp
- Tổng công suất thiết kế các nhà
máy sản xuất vật liệu lợp đến năm 2020 đạt khoảng 1,95 triệu m2/năm,
trong đó: Ngói nung 0,3 triệu m2/năm; ngói màu 0,2 triệu m2/năm;
tấm lợp kim loại 0,45 triệu m2/năm; tấm lợp TONMAT 1,0 triệu m2/năm.
- Các chỉ tiêu
quy hoạch: Nghiêm cấm sử dụng sợi amiăng amfibol (amiăng nâu và xanh) để sản xuất
tấm lợp; các cơ sở sản xuất tấm lợp phải đảm bảo yêu cầu về môi trường theo quy
định.
- Định hướng đầu
tư: Phát triển sản phẩm ngói nung truyền thống, nghiên cứu sản xuất các loại
ngói tráng men, ngói trang trí chất lượng cao; phát triển các loại ngói không
nung xi măng - cát và các loại tấm lợp khác đáp ứng nhu cầu vật liệu lợp ngày
càng đa dạng ở các khu vực đô thị, nông thôn, vùng hay bị lụt, bão.
- Phân bố sản xuất: Đầu tư xây dựng
các cơ sở sản xuất vật liệu lợp tại những vùng nguyên liệu theo quy hoạch và tại
các khu, cụm công nghiệp.
d) Cát san lấp
- Tổng công suất thiết kế các cơ sở
khai thác cát san lấp đến năm 2020 đạt khoảng 7,5 triệu m3/năm.
- Các chỉ tiêu quy hoạch: Khai
thác đúng vị trí theo quy hoạch và được cơ quan quản lý cho phép, không gây ảnh
hưởng môi trường sinh thái, dòng chảy và không gây sạt lở bờ các dòng sông.
- Định hướng đầu
tư: Tổ chức sắp xếp lại việc khai thác cát nhỏ lẻ, hình thành các cơ sở khai
thác cát tập trung theo quy hoạch; xóa bỏ hoàn toàn việc khai thác nhỏ, lẻ, không
giấy phép để tránh làm thất thoát tài
nguyên và ảnh hưởng đến môi trường; áp dụng cơ giới hóa và cải tiến công nghệ
khai thác cát để nâng cao công suất, bảo vệ môi trường.
- Phân bố khai
thác: Thực hiện theo Nghị quyết số 62/2013/NQ-HĐND ngày 12 tháng 12 năm 2013 của Hồi đồng nhân dân tỉnh
Tiền Giang về việc điều chỉnh, bổ
sung Nghị quyết số 101/2006/NQ-HĐND ngày 27 tháng 9 năm 2006 của Hội đồng nhân
dân tỉnh thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên cát lòng
sông Tiền, tỉnh Tiền Giang đến năm 2020.
đ) Vật liệu lát
- Tổng công suất thiết kế các nhà
máy sản xuất vật liệu lát đến năm 2020 đạt khoảng 0,34 triệu m2/năm,
trong đó: Gạch terrazzo 0,14 triệu m2/năm; gạch lát tự chèn 0,2 triệu
m2/năm.
- Các chỉ tiêu quy hoạch: Sản xuất
sản phẩm đảm bảo phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng.
- Phân bố sản xuất: Đầu tư xây dựng
các cơ sở sản xuất tại những địa phương có điều kiện thuận lợi về giao thông,
vùng tiêu thụ theo quy hoạch và tại các khu, cụm công nghiệp.
e) Bê tông
- Tổng công suất thiết kế các nhà
máy sản xuất sản phẩm bê tông đến năm 2020 như sau: Bê tông thương phẩm 700.000
m3/năm; bê tông cấu kiện, gồm: Cọc vuông bê tông cốt thép 255.000 m,
cọc ván bê tông cốt thép 80.000 m, cọc ống bê tông dự ứng lực 360.000 m, ống cống
bê tông cốt thép 365.000 m, cột điện các loại 30.000 m.
- Các chỉ tiêu quy hoạch: Sản xuất
sản phẩm đảm bảo phù hợp theo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng.
- Định hướng phát
triển: Tiếp tục phát triển các trạm trộn bê tông thương phẩm để thay thế cho việc
chế tạo bê tông bằng phương pháp đơn giản, phân tán, không đảm bảo chất lượng
và gây ô nhiễm môi trường tại công trường; đẩy mạnh phát triển các nhà máy sản
xuất cấu kiện, bê tông tiền chế đáp ứng yêu cầu thị trường, tạo điều kiện để thực
hiện công nghiệp hóa ngành xây dựng; phát triển các loại bê tông: bê tông cường
độ cao, bê tông đặc biệt (bê tông nhẹ, bê tông chịu nhiệt,
bê tông cách âm, cách nhiệt, bê tông tự đầm, bê tông tự chèn...) đáp ứng yêu cầu thị trường.
- Phân bố sản xuất:
Đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất tại những địa phương có điều kiện thuận lợi
về giao thông, vùng tiêu thụ theo quy hoạch và tại các khu, cụm công nghiệp.
4. Định hướng
phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2030
Giai đoạn 2020 - 2030, các sản phẩm
vật liệu xây dựng chủ yếu sẽ được đầu tư, phát triển theo những định hướng cơ bản
như sau:
a) Về chủng loại sản phẩm vật liệu xây dựng:
Đi vào sản xuất các chủng loại vật liệu xây dựng mới, có chất lượng cao hơn, có khả năng thay thế các loại vật liệu xây
dựng truyền thống và các loại vật liệu xây dựng nhập từ tỉnh ngoài, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ tại chỗ, phục vụ cho
các tỉnh trong vùng và xuất khẩu. Cụ thể: Sản xuất các loại vật liệu xây không
nung theo công nghệ tiên tiến (gạch không nung bê tông chưng áp, bê tông bọt, vật
liệu compozit, tấm xây dựng 3D...); bê tông cấu kiện đúc sẳn, bê tông đặc biệt;
đá ốp lát nhân tạo, vật liệu dùng để lát sàn giả đá, sàn bằng tấm hợp chất; vật
liệu hợp kim nhôm, nhựa thạch cao có trọng lượng nhẹ, độ cứng cao.
b) Về công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng:
Tiếp tục đầu tư chuyển đổi, đầu tư mới những công nghệ sản xuất đạt trình độ
tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các quy định về môi trường, sản
xuất được những vật liệu xây dựng chủ
yếu cho phần thô và hoàn thiện công trình đạt tiêu chuẩn xây dựng trong nước và
khu vực.
c) Về tổ chức sản xuất: Trong giai đoạn sau năm 2020 cần đi theo hướng tập trung, hình thành
các tập đoàn sản xuất chuyên sâu vào một sản phẩm vật liệu
xây dựng hoặc các tập đoàn sản xuất đa ngành nghề bao gồm
nhiều chủng loại sản phẩm để rút gọn đầu mối, nhằm đơn giản hóa cho công tác quản
lý và nâng cao hiệu quả sản xuất.
d) Về phân bố sản xuất vật liệu xây dựng
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng gắn với việc
hình thành các khu, cụm công nghiệp, sản xuất ra nhiều chủng loại vật liệu xây dựng để tiết kiệm vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng và hỗ trợ lẫn nhau trong việc đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật,
trong đầu tư và trang bị các phòng thí nghiệm.
- Tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất
vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường
ra khỏi khu vực nội thành, nội thị, các khu đông dân cư, di chuyển vào các khu,
cụm công nghiệp hoặc ra ngoại thành.
- Xây dựng các cơ sở sản xuất cấu
kiện đúc sẵn, bê tông thương phẩm, vữa xây dựng tại các khu bãi trung chuyển ở
ngoại thành, ngoại thị; hạn chế việc đưa vào nội thành các loại vật liệu rời có
khả năng gây ô nhiễm môi trường như cát, đá dăm.
5. Giải
pháp thực hiện
a) Nguồn vốn đầu tư: Huy động nguồn vốn của các tổ
chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất vật liệu xây dựng. Vốn nhà nước sẽ đầu tư
xây dựng cơ sở hạ
tầng ngoài hàng rào đến các khu vực sản xuất vật liệu xây
dựng theo quy hoạch và các khu, cụm công nghiệp.
b) Về khoa
học công nghệ: Thực hiện ứng dụng
khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất vật
liệu xây dựng. Hướng dẫn, khuyến khích nhà đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, tiếp nhận chuyển
giao các công nghệ hiện đại, tiên tiến trong sản xuất vật liệu xây dựng, đảm bảo năng suất, chất lượng và hiệu quả đầu tư.
c) Nguồn
nhân lực: Thực hiện tốt các
chính sách đào tạo nguồn nhân lực hiện có; khuyến khích các chương trình đào tạo
mới về vật liệu xây dựng. Hướng dẫn,
khuyến khích tăng cường công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp, chú trọng xây dựng nhân lực
có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh; mở rộng dạy nghề bằng nhiều
hình thức thích hợp; tổ chức tốt các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu
việc làm.
d) Bảo vệ môi trường:
- Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng phải kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, cải
tạo, phục hồi môi trường theo quy định; tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường; khi
thu hút đầu tư cần ưu tiên những công nghệ ít ô nhiễm môi trường.
- Xem xét đánh giá các yếu tố ảnh hưởng về môi trường
như khí thải, nước thải, rác thải,
chất thải nguy hại và tiếng ồn đảm
bảo phù hợp theo quy định.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về môi trường; thường xuyên tiến
hành việc đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu,
cụm công nghiệp, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, đồng thời có biện
pháp xử lý kịp thời đối với các doanh nghiệp vi phạm về môi trường.
đ) Quản lý
nhà nước về vật liệu xây dựng
Ủy ban nhân
dân tỉnh chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực
vật liệu xây dựng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư phát triển sản xuất vật
liệu xây dựng nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, trong đó ưu tiên các đơn vị đã có truyền thống sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung có các chính
sách ưu đãi như sau:
- Ngoài các
chính sách ưu đãi về thuế (thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp), ưu đãi
và hỗ trợ khác theo các quy định hiện hành thì các dự án chế tạo thiết bị sản
xuất vật liệu xây không nung nhẹ và sản xuất gạch xi măng - cốt liệu công suất
từ 07 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm trở lên được hưởng ưu đãi như đối với các dự
án thuộc chương trình cơ khí trọng điểm.
- Về chi phí
chuyển giao công nghệ ở các dự án có chi phí chuyển giao được thực hiện theo
quy định tại Điều 9 và Điều 39 Luật Chuyển giao công nghệ.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện
Giao Ủy
ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Giao Thường trực Hội đồng
nhân dân tỉnh, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Tiền Giang Khóa IX, Kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 05 tháng 8 năm
2016 và có hiệu lực từ ngày 16 tháng 8 năm 2016./.