ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2264/QĐ-UBND
|
Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM
GIA CỦA TRẺ EM VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 1235/QĐ-TTg
ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình thúc
đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 - 2020;
Xét đề nghị của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 6751/TTr-SLĐTBXH-TE ngày 25 tháng 3 năm
2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch
triển khai thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn
đề về trẻ em trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám
Đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành Thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ LĐ-TB&XH;
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- TTUB: CTLcác PCT;
- Ủy ban MTTQVN.TP và các Đoàn thể TP;
- VP Thành ủy và các Ban Thành ủy;
- VPUB: CPVP;
- Các Phòng NCTH;
- Lưu: VT (VX/Th2).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Thu
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH THÚC ĐẨY QUYỀN THAM GIA CỦA TRẺ EM
VÀO CÁC VẤN ĐỀ VỀ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2264/QĐ-UBND ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Ủy
ban nhân dân Thành phố)
Những năm qua, cùng với sự quan tâm
phát triển kinh tế, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội luôn được Thành phố tập trung
chỉ đạo thực hiện như: Chương trình giảm nghèo bền vững; Chương trình chăm sóc
sức khỏe ban đầu; Chương trình phổ cập giáo dục các bậc học; chương trình phổ cập
mầm non cho trẻ 5 tuổi; Chương trình xây dựng xã nông thôn mới ở các huyện ngoại
thành; Chương trình đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí cho trẻ em trên địa
bàn Thành phố, trong đó tập trung đầu tư cho các quận ven, các huyện ngoại
thành; Chương trình Bảo vệ trẻ em; Chương trình phòng, chống tai nạn thương
tích trẻ em; Chương trình xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em,... được nhân
dân đồng tình hưởng ứng, góp phần xây dựng môi trường xã hội lành mạnh cho trẻ
em được phát triển toàn diện.
Trên cơ sở đó, các hoạt động phát huy
quyền được tham gia của trẻ em ngày càng được đẩy mạnh, đầu tư hơn. Theo thống
kê của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện; hiện nay Thành phố
có hơn 1.800 câu lạc bộ, nhóm trẻ từ phường, xã đến quận, huyện với hơn 460
nghìn trẻ em đang tham gia sinh hoạt[1]. Số lượng trẻ em tham gia các Diễn đàn đối
thoại ngày càng tăng (năm 2014: gần 30 nghìn lượt trẻ em; năm 2015: hơn 34
nghìn lượt trẻ em)[2]
với nhiều hình thức như: “Chương trình gặp gỡ đầu xuân của lãnh đạo Thành phố với
trẻ em”, “Diễn đàn Lắng nghe tiếng nói của trẻ em”, Diễn đàn “Điều em muốn
nói”, “Vì mục tiêu của trẻ em”, các ý kiến của trẻ em tại các Diễn đàn được
lãnh đạo các cấp ghi nhận, phản hồi và giải quyết, đã góp phần giải quyết tốt
hơn các quyền cơ bản của trẻ em.
Từ những kết quả đã đạt được, thực hiện
Quyết định số 1235/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ
em giai đoạn 2016 - 2020, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển
khai thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về
trẻ em Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2020 như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát: Tạo môi trường thuận lợi và nâng cao năng lực cho trẻ em trong việc thực
hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em theo quy định của pháp
luật và Công ước của Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) 100%
các dự thảo mới về pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em ở cấp Thành phố,
cấp quận, huyện được tham vấn ý kiến trẻ em.
b) 90%
các quyết định có liên quan đến trẻ em trong nhà trường, trong cộng đồng, xã hội
được tham vấn ý kiến trẻ em.
c) 100%
quận, huyện triển khai thực hiện có hiệu quả các mô hình thúc đẩy quyền tham
gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI
1. Đối tượng: Trẻ em từ 6 tuổi trở lên; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm
thực hiện các quyền của trẻ em.
2. Phạm vi thực hiện: Chương trình được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
III. NỘI DUNG HOẠT
ĐỘNG
1. Dự án 1: Truyền thông, nâng cao nhận thức và kỹ năng thực
hiện quyền tham gia của trẻ em
1.1. Chỉ
tiêu: 70% giáo viên, cán bộ phụ trách Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội
Thiếu niên tiền phong Thành phố Hồ Chí Minh tại các trường Tiểu học, Trung học
cơ sở, Trung học phổ thông; 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em tại cộng đồng,
Trung tâm Bảo trợ xã hội (công lập, ngoài công lập) và 50% trẻ em từ 06 tuổi trở
lên có kiến thức cơ bản và tiếp cận với các kỹ năng thực hiện quyền tham gia của
trẻ em.
- Giai đoạn 2016 - 2018: triển khai
thực hiện thí điểm tại 12 quận, huyện: Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 7, Quận 9,
Quận 11, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, huyện Nhà Bè,
huyện Cần Giờ.
- Giai đoạn 2018 - 2020: triển khai
thực hiện tại 12 quận, huyện còn lại: Quận 2, Quận 4, Quận 6, Quận 8, Quận 10,
Quận 12, quận Bình Tân, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ
Chi.
1.2. Nội
dung hoạt động:
- Nghiên cứu biên soạn, phát hành tài
liệu truyền thông, các sản phẩm truyền thông, thực hiện các chuyên đề phóng sự,
thời sự, chuyên mục về quyền tham gia của trẻ em.
- Lồng ghép nội dung truyền thông vào
các Chương trình chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em ở các cấp, các ngành; diễn
đàn trẻ em và Tháng hành động vì trẻ em hàng năm, nhằm thay đổi nhận thức và vận
động sự tham gia của toàn xã hội về thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
- Tổ chức truyền thông, tập huấn cho
các đối tượng nêu tại tiết 1.1, khoản 1, Mục III Kế hoạch này.
- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá, lượng
giá số lượng cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp; giáo viên, cán bộ Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Đội Thiếu niên tiền phong Thành phố Hồ
Chí Minh tại các trường phổ thông cơ sở và phổ thông trung học; cha mẹ, người
chăm sóc trẻ em tại cộng đồng, Trung tâm Bảo trợ xã hội (công lập, ngoài công lập)
và trẻ em từ 06 tuổi trở lên được trang bị kiến thức và kỹ năng thực hiện Quyền
tham gia của trẻ em.
1.3. Phân
công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông, Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố; Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
2. Dự án 2: Nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của
trẻ em
2.1. Chỉ
tiêu: 70% cán bộ bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp Thành phố, quận, huyện, phường,
xã; 50% cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em ở khu phố, ấp được tập huấn nâng cao năng lực thực hiện quyền tham gia của
trẻ em; 100% thành viên Hội đồng trẻ em cấp Thành phố và câu lạc bộ quyền tham
gia trẻ em quận, huyện được tập huấn kiến thức và năng lực (cơ bản và nâng
cao).
- Giai đoạn 2016 - 2018: triển khai
thực hiện thí điểm tại 12 quận, huyện: Quận 2, Quận 4, Quận 6, Quận 8, Quận 10,
Quận 12, quận Bình Tân, quận Tân Bình, quận Tân Phú, huyện Bình Chánh, huyện
Hóc Môn, huyện Củ Chi.
- Giai đoạn 2018 - 2020: triển khai
thực hiện tại 12 quận, huyện còn lại: Quận 1, Quận 3, Quận 5, Quận 7, Quận 9,
Quận 11, quận Thủ Đức, quận Bình Thạnh, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, huyện Nhà
Bè, huyện Cần Giờ.
2.2. Nội
dung hoạt động:
- Xây dựng văn bản và tài liệu hướng
dẫn thực hiện quyền tham gia của trẻ em trên cơ sở rà soát, kiến nghị bổ sung
hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến quyền tham gia
của trẻ em; tổ chức truyền thông, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ bảo vệ
chăm sóc trẻ em Thành phố, quận, huyện và phường, xã.
- Triển khai bộ chỉ số theo dõi, đánh
giá thực hiện quyền tham gia của trẻ em trong đó có các chỉ số theo dõi, đánh
giá Chương trình; giám sát, đánh giá việc thực hiện quyền tham gia của trẻ em
trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách trong gia đình, nhà trường, cộng
đồng; tổ chức khảo sát, đánh giá việc thực hiện các quyền tham gia của trẻ em,
việc xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em;
- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện
quyền tham gia của trẻ em thông qua thực hành như: tổ chức Diễn đàn, đối thoại,
gặp gỡ trẻ em; xây dựng, củng cố và duy trì câu lạc bộ trẻ em nòng cốt ở quận,
huyện để thực hiện quyền tham gia của trẻ em; tập huấn nâng cao năng lực (cơ bản,
nâng cao), định kỳ giao ban và cập nhật kiến thức kỹ năng cho thành viên nòng cốt
và cán bộ phụ trách câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em quận, huyện.
2.3. Phân
công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục và
Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Đoàn Thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
3. Dự án 3: Xây dựng và thực hiện các mô hình thúc đẩy quyền
tham gia của trẻ em
3.1. Mô
hình 1: Diễn đàn trẻ em
a) Mục tiêu: Tổ chưc Diễn đàn gặp gỡ,
đối thoại với trẻ em cấp Thành phố định kỳ hàng năm; 100% quận, huyện và 80%
xã, phường, thị trấn tổ chức Diễn đàn gặp gỡ, đối thoại với trẻ em hàng năm;
100% các ý kiến, nguyện vọng phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em
được ghi nhận, phản hồi và có giải pháp thực hiện.
b) Nội dung hoạt động
- Xây dựng kế hoạch để tiếp nhận phát
hành tài liệu tập huấn do Trung ương xây dựng và tổ chức tập huấn cho trẻ em và
người phụ trách trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em
- Hướng dẫn tổ chức Diễn đàn trẻ em:
thực hiện theo Thông tư hướng dẫn số 33/2014/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm
2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Báo cáo kết quả, theo dõi việc thực
hiện các đề xuất, khuyến nghị, nhu cầu và nguyện vọng của trẻ em.
c) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố; Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
3.2. Mô
hình 2: Tham vấn ý kiến trẻ em
a) Mục tiêu: các dự thảo về pháp luật,
chính sách có liên quan đến trẻ em đều được tham vấn ý kiến trẻ em; các quyết định
có liên quan đến trẻ em trong nhà trường, cộng đồng và xã hội được tham vấn ý
kiến trẻ em.
b) Nội dung hoạt động
- Tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn,
chia sẻ kinh nghiệm thực hiện, hướng dẫn quy trình, thiết kế và triển khai các
mô hình tham vấn, thăm dò, khảo sát ý kiến trẻ em.
- Triển khai bộ công cụ tham vấn,
thăm dò, khảo sát ý kiến trẻ em vào năm 2017, 2020 thông qua các kênh: đường
dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em, tin nhắn điện thoại di động, website, báo chí, phiếu
thăm dò, tổng hợp số liệu, báo cáo, hội thảo công bố kết quả tham vấn, thăm dò,
khảo sát ý kiến của trẻ em.
- Báo cáo đánh giá kết quả, đề xuất
kiến nghị khi thực hiện mô hình; tổ chức theo dõi, giám sát mô hành; đề xuất
nhân rộng mô hình.
c) Phân công thực hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Y tế, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
3.3. Mô
hình 3: Hội đồng trẻ em
a) Mục tiêu: thành lập và đưa vào hoạt
động Hội đồng trẻ em cấp Thành phố.
b) Nội dung hoạt động
- Xây dựng đề án, quy trình thành lập,
kế hoạch, quy chế, nội dung hoạt động và giới thiệu trẻ em tham gia Hội đồng trẻ
em.
- Tổ chức các hoạt động và định kỳ họp
Hội đồng trẻ em về các vấn đề liên quan đến trẻ em.
- Tổng hợp những ý kiến đề xuất, kiến
nghị của Hội đồng trẻ em gửi đến lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể các cấp để
xem xét, giải quyết và phản hồi.
- Thực hiện báo cáo đánh giá kết quả
định kỳ, tổ chức theo dõi, giám sát và đề xuất kiến nghị thực hiện mô hình đạt
hiệu quả.
c) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh Thành phố.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tư
pháp; Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
3.4. Mô
hình 4: Câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ em
a) Mục tiêu: 100% quận, huyện trên địa
bàn Thành phố thành lập, tổ chức duy trì hoạt động có hiệu quả Câu lạc bộ quyền
tham gia của trẻ em, ưu tiên thành lập trên cơ sở củng cố, kiện toàn câu lạc bộ
hoặc nhóm trẻ em nòng cốt.
b) Nội dung hoạt động:
- Triển khai văn bản hướng dẫn thành
lập, kiện toàn và duy trì hoạt động Câu lạc bộ trẻ em; tổ chức tập huấn kỹ năng
tổ chức điều hành hoạt động, giao lưu, liên hoan các câu lạc bộ; hướng dẫn lập
kế hoạch tổ chức sinh hoạt; tập huấn kỹ năng tổ chức sinh hoạt, ghi nhật ký và
lập báo cáo sinh hoạt câu lạc bộ.
- Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút
kinh nghiệm về triển khai mô hình.
c) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân
dân các quận, huyện.
3.5. Mô
hình 5: các chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện
a) Mục tiêu: 100% câu lạc bộ quyền
tham gia của trẻ em tại quận, huyện ngoài những hoạt động định kỳ, có xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện ít nhất 01 chương trình/năm có liên quan đến quyền
tham gia của trẻ em, do trẻ em tự khởi xướng thực hiện, mang lại lợi ích thiết
thực cho trẻ em tại địa phương.
b) Nội dung hoạt động:
- Triển khai tài liệu hướng dẫn thực
hiện chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng; xây dựng kế hoạch, lựa chọn
địa bàn thực hiện mô hình; tập huấn hướng dẫn câu lạc bộ quyền tham gia của trẻ
em quận, huyện xây dựng chương trình, hoạt động; thẩm định phê duyệt chương
trình, hoạt động để trẻ em thực hiện; giám sát, hỗ trợ, tạo điều kiện cho trẻ
em tổ chức chương trình, hoạt động.
- Tổ chức hội thảo, hội nghị tổng kết,
đánh giá kết quả triển khai mô hình
c) Phân công thực hiện:
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội.
- Các cơ quan phối hợp: Sở Giáo dục
và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành
phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN:
1. Nâng
cao nhận thức cho các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân về ý nghĩa, sự cần
thiết về quyền tham gia của trẻ em, giúp cho trẻ em chủ động, sáng tạo, tự tin
trong cuộc sống, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước. Nâng cao năng lực về
quản lý nhà nước, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em cho
các cấp chính quyền, các tổ chức, cá nhân.
2. Các cơ
quan nhà nước khi xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách có liên quan đến
trẻ em; nhà trường, cộng đồng, xã hội khi xây dựng và thực hiện quyết định, kế
hoạch, hoạt động có liên quan đến trẻ em phải tổ chức các hình thức tham vấn, lấy
ý kiến của trẻ em phù hợp.
3. Đẩy mạnh
việc huy động các nguồn lực của xã hội, cộng đồng và doanh nghiệp để thực hiện
Chương trình; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ nguồn lực để tổ chức các
hoạt động, các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em.
4. Mở rộng
hợp tác quốc tế về thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em nhằm tranh thủ nguồn lực,
kỹ thuật và kinh nghiệm. Tổ chức và tham gia các sự kiện về quyền tham gia của
trẻ em như Diễn đàn trẻ em, liên hoan gặp mặt trẻ em.
V. KINH PHÍ THỰC
HIỆN
Kinh phí thực hiện Chương trình gồm:
ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, huy động từ các nguồn lực hỗ trợ
khác.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân
công theo Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành Thành phố liên quan dự trù kinh phí
hoạt động gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, gửi Sở Tài
chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt.
VI. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, đoàn thể; Ủy
ban nhân dân các quận, huyện và các tổ chức có liên quan xây dựng Kế hoạch thực
hiện, dự trù kinh phí hàng năm và điều phối các hoạt động của Chương trình; chủ
trì quản lý và tổ chức thực hiện các dự án được phân công; hướng dẫn, kiểm tra,
giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo Ủy ban
nhân dân Thành phố để báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định;
tham mưu, đề xuất tổ chức Hội nghị sơ kết giữa kỳ (năm 2018) và tổng kết thực
hiện Chương trình (năm 2020).
2. Giao Sở
Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
nghiên cứu, đề xuất chính sách thúc đẩy các hoạt động tham gia của trẻ em trong
gia đình.
3. Giao Sở
Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố triển khai bồi dưỡng, nâng cao
năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ phụ trách Đoàn, Đội trong trường
học, áp dụng phương pháp giáo dục gắn liền với sự tham gia của trẻ em; lồng
ghép các nội dung có sự tham gia của trẻ em vào các môn học chính khóa, hoạt động
ngoại khóa phù hợp với cấp học và năng lực, sự phát triển của trẻ em; chỉ đạo
trường học và các cơ sở giáo dục tổ chức các hình thức phù hợp tham vấn ý kiến
của trẻ em đối với các dự thảo chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch có
liên quan đến trẻ em.
4. Giao Sở
Tư pháp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến quyên
tham gia của trẻ em; phối hợp với các Sở, ngành Thành phố tổ chức thực hiện mô
hình đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.
5. Giao Sở
Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí trong dự toán chi ngân
sách hàng năm của các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể, quận, huyện được giao nhiệm
vụ thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình.
6. Giao Sở
Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông tăng cường thời lượng
phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về kiến thức,
kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em.
7. Giao
các Sở, ngành, đoàn thể và các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố, trong
quá trình xây dựng pháp luật, chính sách có liên quan đến trẻ em, nghiên cứu
cách thức và nội dung tham vấn ý kiến trẻ em phù hợp và tổ chức triển khai thực
hiện theo chức năng được phân công.
8. Giao Ủy
ban nhân dân các quận, huyện: căn cứ Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của
trẻ em vào các vấn đề về trẻ em giai đoạn 2016 -2020 của Thành phố, chủ động
xây dựng Kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương; chủ
động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình; thường xuyên kiểm
tra, giám sát, tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm (trước ngày 15/11) gửi về Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban nhân dân
Thành phố.
9. Đề nghị
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố và các tổ chức thành
viên của Mặt trận Tổ quốc, Hội Bảo trợ trẻ em Thành phố, Hội Bảo vệ quyền trẻ
em Thành phố và các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình,
tham gia phối hợp tổ chức triển khai Chương trình hàng năm; đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về kỹ năng thực hiện
quyền tham gia của trẻ em; phối hợp tham gia xây dựng, kiến nghị bổ sung, điều
chỉnh chính sách, pháp luật; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về
quyền tham gia của trẻ em trên địa bàn Thành phố./.
[1] Theo số liệu báo cáo có sự
tham gia của trẻ em giai đoạn 2008 - 2012
[2] Theo báo cáo Tháng Hành động Vì
trẻ em năm 2014, 2015