|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
02/2005/CT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Chỉ thị
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước
|
|
Người ký:
|
Lê Đức Thuý
|
Ngày ban hành:
|
20/04/2005
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG HOÀ
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập
- Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
02/2005/CT-NHNN
|
Hà Nội,
ngày 20 tháng 4 năm 2005
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG, TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG
PHÙ HỢP VỚI KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO, BẢO ĐẢM AN TOÀN HỆ THỐNG
Thực hiện Nghị quyết số
41/2004/QH1 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
năm 2005, Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP ngày 14/01/2005 của Chính phủ về một số
giải pháp chủ yếu chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà
nước năm 2005, trong đó giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai thực hiện
các giải pháp chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất phù hợp với
mục tiêu, diễn biến của thị trường, nâng cao chất lượng tín dụng và khả năng an
toàn hoạt động ngân hàng. Trong những tháng đầu năm 2005, nền kinh tế ổn định
và phát triển, chỉ số giá tiêu dùng ba tháng đầu năm tăng 3,7%;
hoạt động tín dụng tiếp tục được mở rộng nhưng rủi ro tín dụng chưa được kiểm
soát và đánh giá một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế
và yêu cầu hội nhập.
Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững, ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát, các tổ chức tín
dụng và các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thực hiện các giải pháp như
sau:
I. ĐỐI VỚI
CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1. Thực hiện đồng bộ các giải
pháp huy động vốn từ thị trường trong nước, khai thác và sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các dự án tín dụng nông thôn,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng đáp ứng kịp
thời các nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, trên cơ sở đảm bảo an toàn và hiệu
quả tín dụng.
2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
phải phù hợp với tăng trưởng vốn huy động thực tế, mục tiêu tín dụng đề ra từ đầu
năm và khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng; đảm bảo vốn khả dụng cho các nhu
cầu thanh toán, an toàn hoạt động kinh doanh.
3. Thực hiện đúng các quy định của
pháp luật về cho vay, bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán
và bảo đảm tiền vay; xem xét và quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản
hoặc không có bảo đảm bằng tài sản, cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành
từ vốn vay, tránh các vướng mắc khi xử lýtài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay. Đặc
biệt chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng, không để nợ
xấu gia tăng.
4. Các tổ chức tín dụng phải
tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và
cấp tín dụng khác, tránh xảy ra sự cố gây thất thoát tài sản; sắp xếp lại tổ chức
bộ máy, tăng cường công tác đào tạo cán bộ để đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngân
hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.
5. Tiến hành rà soát, bổ sung và
chỉnh sửa các quy chế, quy trình nghiệp vụ tín dụng đảm bảo tuân thủ
quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh, ngăn ngừa
và hạn chế rủi ro tín dụng. Các tổ chức tín dụng khẩn trương ban hành và thực
hiện các quy định nghiệp vụ:
a. Quy định về quản trị
rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng; hệ thống thông tin quản lý và điều hành
kinh doanh nội bộ thông suốt từ hội sở chính đến chi nhánh ở các địa phương.
b. Quy định về cơ cấu lại thời hạn
trả nợ phù hợp với quy định tại Khoản 2 và Khoản 6 Điều 1 Quyết định số
127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vói khách hàng
ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 (dưới đây gọi là
Quyết định 127).
c. Quy trình kiểm tra, giám sát
quá trình vay vốn, sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng đã ban hành phù hợp với
quy định tại Quyết định 127.
d. Tăng cường số lượng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ kiểm soát nội bộ về hoạt động tín
dụng; đổi mới phương thức kiểm soát tín dụng theo hướng quản lý tập trung, giám
sát chặt chẽ và xử lý kịp thời rủi ro.
6. Tiến hành phân tích, đánh giá
quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh
tế và địa bàn nông thôn, thành thị, để trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở
rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững:
a. Chủ động nghiên cứu quy hoạch,
kế hoạch phát triển của các ngành kinh tế, địa phương; đánh giá và dự báo về
nhu cầu vốn, khả năng huy động vốn, mức độ rủi ro tín dụng để xác định mức độ
tăng tuởng tín dụng và cơ cấu vốn tín dụng cho từng ngành, địa phương, địa bàn
nông thôn và thành thị.
b. Kiểm soát chặt chẽ các đối tượng
cho vay và mức tăng truởng tín dụng bằng ngoại tệ để tránh rủi ro về tỷ giá,
lãi suất và không làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng tín dụng chung.
c. Đối với các dự án đầu tư có
nhu cầu vay số vốn lớn và thời hạn thu hồi vốn kéo dài cần thực hiện cho vay đồng
tài trợ; mở rộng cho vay các dự án có hiệu quả, thu hồi vốn nhanh của các doanh
nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế tập thể và cá thể.
d. Tăng cường kiểm soát cho vay
các dự án kinh doanh nhà ở, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị và khu công
nghiệp, đảm bảo tỷ lệ thích hợp dự nợ cho vay các dự án này, cũng như các khoản
cho vay có nhận thế chấp bất động sản.
7. Thực hiện các quy định bảo đảm
kiểm soát rủi ro và an
toàn hoạt động tín dụng:
a. Xây dựng và thực hiện đồng bộ
một hệ thống quy chế, quy trình nội bộ về quản lý rủi ro; trong đó đặc biệt chú
trọng việc xây dựng chính sách khách hàng vay vốn, sổ tay tín dụng, quy định về
đánh giá, xếp hạng khách hàng vay, đánh giá chất lượng tín dụng và xử lý các
khoản nợ xấu.
b. Mở rộng tín dụng trung và dài
hạn ở mức thích hợp, đảm bảo cân đối thời hạn cho vay với thời hạn của nguồn vốn
huy động.
c. Thực hiện đúng quy định về giới
hạn cho vay, bảo lãnh,
cho thuê tài chính, chiét khấu, bao thanh toán đối với một khách hàng và các tỷ
lệ an toàn hoạt động kinh doanh.
d. Phối hợp chặt chẽ với các bộ,
ngành, địa phương và khách hàng vay vốn để khẩn trương thu hồi nợ vay đối với
các đơn vị vay vốn để thi công công trình xây dựng cơ bản, theo chủ trương của
Nhà nước đến cuối năm 2006 xử lý dứt điểm nợ tồn đọng xây dựng cơ bản.
8. Đối với cho vay các công ty
nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước đuợc cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho
thuê, chuyển đổi hình
thức quản lý:
a. Đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn
có hiệu quả và có khả năng trả nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước.
b. Việc cho vay vốn đối với các
công ty nhà nước phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về cho vay và
Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về Quy chế quản lý tài
chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp
khác; trong đó chú ý quy định về thẩm quyền phê duyệt hợp đồng vay vốn, hợp đồng
thế chấp và cầm cố tài sản vay vốn của Hội đồng quản trị, đại diện chủ sở hữu
công ty nhà nước.
c. Các ngân hàng thương mại chủ
động tham gia xây dựng và quyết định phương án sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
có vay vốn của ngân hàng với vai trò là chủ nợ, phù hợp với chính sách và giải
pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ doanh nghiệp nhà nước của Nghị quyết Hội nghị lần
thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Việc xử lý vốn vay và cho vay mới
đối với các doanh nghiệp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp nhà nước (giao, bán, khoán, cho thuê, cổ phần hóa, hợp nhất, sáp
nhập, chia tách, giải thể, phá sản) và chỉ đạo của Chính phủ tại Công văn số
601/CP-ĐMDN ngày 06/5/2004 về việc tiếp nhận và thực hiện nghĩa vụ tài chính của
các doanh nghiệp nhà nước sắp xếp lại đối với các tổ chức tín dụng.
d. Đối với các trường hợp chây ỳ
nhận nợ và trả nợ vay, các tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp kiên quyết,
đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, kể cả việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và
bảo lãnh, khởi kiện lên cơ quan tòa án.
9. Huy động các nguồn vốn để đầu
tư dự án hiện đại hóa công nghệ và thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh; đồng
thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới vào khai thác để phát triển đa dạng
các dịch vụ tín dụng, thanh toán và tiện ích ngân hàng, làm tăng hiệu quả kinh
doanh và năng lực cạnh tranh.
II. ĐỐI VỚI
CÁC ĐƠN VỊ THUỘC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
1. Trong phạm vi
chức năng, nhiệm vụ của mình, các đơn vị tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
thực hiện các nhiệm vụ:
a. Đề xuất và thực hiện các giải
pháp điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ
mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế vĩ mô -
tiền tệ, các tín hiệu của thị trường để có điều chỉnh cần thiết trong điều hành
chính sách tiền tệ - tín dụng, không để xảy ra những biến động lớn về lãi suất,
tỷ giá làm tăng thêm bất lợi cho hoạt động tín dụng ngân hàng.
b. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ và nâng cao vai trò quản lý, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với
các tổ chức tín dụng để sớm phát hiện và xử lý kịp thời những vướng mắc, kiến
nghị, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.
c. Nghiên cứu, trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung các quy định về cho vay bằng ngoại tệ, bảo
lãnh, cho thuê tài chính và các quy định cấp tín dụng khác phù hợp với thông lệ
và chuẩn mực quốc tế, nguyên tắc thị trường, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm của các tổ chức tín dụng.
2. Đối với Thanh tra Ngân hàng
Nhà nước:
a. Tăng cường công tác thanh
tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng; kịp
thời phát hiện và có biện pháp xử lý kiên quyết đối với mọi trường hợp vi
phạm.
b. Theo dõi, phân tích các khoản
vay được cơ cấu lại thời hạn trả nợ của các tổ chức tín dụng để cảnh báo, yêu cầu
các tổ chức tín dụng có biện pháp thích hợp thu hồi nợ vay và ngăn
ngừa rủi ro tín dụng.
c. Khẩn trương xây dựng và trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về hệ thống cảnh báo sớm rủi ro
đối với từng tổ chức tín dụng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nhằm kịp thời phát
hiện và xử lý các trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, đảm bảo an
toàn hệ thống. Đồng thời, hoàn thành đề án tổng thể về thanh tra, giám sát rủi
ro và an
toàn của hệ thống tín dụng, phù hợp với vhuẩn mực quốc tế và điều kiện hoạt động
của hệ thống ngân hàng Việt Nam.
d. Nghiên cứu và trình Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định về yêu cầu tối thiểu đối với hệ thống quản
trị rủi ro nội bộ của các tổ chức tín dụng và quy định về xếp hạng các tổ chức
tín dụng theo tiêu chuẩn CAMEL.
3. Vụ Các ngân hàng và tổ chức
tín dụng phi ngân hàng khẩn truơng hoàn chỉnh và trình Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước ban hành các quy định:
a. Quy định về phân loại
nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng phù hợp với chủ trương đổi mới cơ chế tín dụng và đồng bộ với Quyết định
127.
b. Các quy định về an
toàn vốn, giám sát rủi ro, kiểm toán nội bộ, mở, thành lập và chấm dứt hoạt động
sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng
thương mại.
4. Vụ Kế toán - Tài chính khẩn
trương hoàn chỉnh và trình
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành chế độ kế toán cho vay phù hợp với Quyết
định 127.
5. Trung tâm thông tin tín dụng
thực hiện các giải pháp về công nghệ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ để
tăng cường vai trò và nâng cao năng lực thu thập, xử lý, cung cấp thông tin nhằm
hỗ trợ có hiệu quả đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng; phục vụ cho hoạt
động giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương:
a. Thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, giám sát tình hình thực hiện quy định của pháp luật về cho vay, bảo lãnh,
cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán, bảo đảm tiền vay và các hình thức
cấp tín dụng khác; chủ động phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn xử
lý kịp thời các vi phạm, ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức
tín dụng.
b. Tham mưu cho cấp ủy, chính
quyền địa phương và chủ động phối hợp, thông tin cho các chi nhánh ngân hàng
thương mại nhà nước trên địa bàn trong việc xây dựng và thực hiện các phương án
sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có vay vốn ngân hàng, phù hợp với chủ trương
của Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX và
pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Chỉ thị này có hiệu lực thi
hành sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ
Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân
hàng Nhà nước, Giám đốc chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội
đồng quản trị và Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi
hành Chỉ thị này.
Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
THE
STATE BANK OF VIETNAM
--------------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence Freedom Happiness
-------------
|
No.
02/2005/CT-NHNN
|
Hanoi,
April 20, 2005
|
DIRECTIVE ON
THE ENHANCEMENT OF CREDIT QUALITY, CREDIT EXPANSION IN LINE WITH THE CAPACITY
OF FUNDS MOBILIZATION AND RISK CONTROL, ASSURANCE OF SYSTEM SECURITY With a view to implementing the
Resolution No. 41/2004/QH11 dated 03/12/2004 of the National Assembly on the
2005 socio-economic development task, the Resolution No. 01/2005/NQ-CP dated
14/01/2005 of the Government on several essential solutions guiding the
implementation of the socio-economic plan and the State Budget in 2005, which
assigned the State Bank of Vietnam to deploy solutions for the active
implementation of the monetary policy, the exchange rate, interest policy in
line with the objective, developments of the market for the enhancement of
credit quality and prudence in the banking activity. In early months of 2005,
the economy has been stable and growing, the consumer price index has increased
by 3.7%; credit activity has been expanded; however, credit risks have not been
controlled and assessed accurately in conformity with international rules,
standards and requirements for the integration. For the contribution to the high
and sustainable economic development, the monetary stability and inflation
control, credit institutions and units of the State Bank of Vietnam must
implement following solutions: I. WITH RESPECT TO CREDIT INSTITUTIONS 1. To take comprehensive
solutions for funds mobilization from domestic market; to exploit and use
efficiently the financing sources from international organizations for rural
credit projects, small and medium enterprises; to actively deal with unsettled
debts for the enhancement of ability to satisfy timely demands for credit funds
of the economy on the basis of the credit prudence and efficiency. 2. The speed of credit expansion
must be in line with the growth of the actually mobilized funds, the credit
targets, which were set at the beginning of the year and the ability to control
the credit quality; to secure the liquidity for the payment requirements and
prudence in business activities. 3. To correctly comply with
provisions of applicable laws on lending, guarantee, financial leasing,
discount, factoring and loans security; to consider and decide on lending with
security assets which are created from borrowed funds, to avoid obstacles in
the disposal of security assets for the debt recovery; To pay special attention
to the implementation of solutions for the enhancement of credit quality to
avoid the accumulation of bad debts. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 5. To carry out the review,
supplement and amendment of regulations, procedures of credit operation to
ensure the compliance with provisions of applicable laws, in line with
conditions of business activity, to prevent and limit credit risks. Credit
institutions promptly issue and implement following operational provisions: a. Provisions on risk
management, especially for the credit risk; the management information system
and the smooth internal business management system from the head office to
branches in localities. b. Provisions on the
restructuring of repayment terms in line with provisions at Paragraph 2 and
Paragraph 6, Article 1 of the Decision No.127/2005/QD-NHNN dated 03/02/2005 of
the Governor of the State Bank on the amendment, supplement of several articles
of the Regulation on lending by credit institutions to customers issued in
conjunction with the Decision No.1627/2001/QD-NHNN dated 31/12/2001
(hereinafter referred to as Decision No.127). c. The examination and
supervision procedures for the borrowing process, the use of borrowed funds and
the debt repayment of customers that was issued in conformity with provisions
of the Decision No.127. d. To enhancement of the
quantity and quality of staffs in charge of internal control for credit
activities; to renovate the credit control method, which aims at the
centralized management, the close supervision and timely dealing with risks. 6. To analyze, estimate the
scale, structure and credit efficiency in respect of economic industries,
economic sectors and urban, rural areas, and on that basis to take solutions
for developing credit activity safely efficiently- sustainably: a. To take the initiative of
studying development schemes, plans of economic industries, localities; to
assess and forecast the funds requirement, the funds mobilization capability,
the level of credit risk to determine the rate of credit expansion and its
structure for each industry, each urban and rural locality. b. To control closely over the
lending subjects and the rate of foreign currency credit expansion to avoid
exchange rate risk, interest rate risk and not to affect the general credit
growth. c. It is required to provide
co-financing loans to projects which are in need of large loans and the long
borrowing term; to expand lending to efficient projects with short time of
funds recovery from small and medium enterprises, from the collective and
private ownership. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 7. To implement provisions on
the risk security and prudence in the credit activity: a. To build and implement
synchronously a system of internal regulations, procedures on risk management
with particular attention to be paid to the design of the borrowing customer
policy, credit manuals, provisions on the assessment, classification of borrowing
customers, assessment of credit quality and settlement of bad debts. b. To expand the long and medium
term credits at a proper level, to secure a good matching between the lending
term and the term structure of mobilized funds. c. To correctly comply with
provisions on limits in respect of lending, guarantee, financial leasing,
discount and factoring applicable to a single customer and prudential ratios in
business activity. d. To closely cooperate with
ministries, industries, localities and borrowing customers to promptly recover
borrowing debts from units that have borrowed for the implementation of capital
construction projects, according to the State policy that all unsettled debts
relating to capital construction projects must be completely settled by the end
of 2006. 8. In respect of loans to the
state companies and state enterprises, which are equitized, assigned, sold,
rented or their form of management is changed: a. To timely satisfy borrowing
demands, which are efficient and payable, from State-owned enterprises. b. The lending to state-owned
companies shall be made in accordance with provisions of applicable laws on
lending and the Decree No.199/2004/ND-CP dated 03/12/2004 of the Government on
the Regulation on the financial management of state-owned companies and the
management to state-owned capital that has been invested in other enterprises;
particular attention is to be paid to the authority of the Board of Directors,
representative for the owners of state-owned companies as to the approval of
the borrowing contract, assets pledge and mortgage contract. c. Commercial banks actively
participate in the preparation and decision on plans of streamlining state
enterprises which have borrowed bank funds in the capacity as a lender, in line
with policies and solutions of continuing to strongly renovate state-owned
enterprises, which are stated in the Resolution of the ninth Conference of the
Central Partys executive committee, legislature IX. The settlement of loans and
new lending to these enterprises shall be implemented in accordance with
provisions of the law on state enterprise (assignment, allotment, leasing,
equitization, integration, merging, splitting, dissolution, bankruptcy) and the
guidance of the Government in the Official Dispatch No.601/CP-DMDN dated
06/5/2004 on the receipt and performance of financial obligations by
restructured state-owned enterprises to credit institutions. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 9. To mobilize funds sources to
invest in projects of equipment and technology modernization for the sake of
business activities; to promptly deploy new technology, equipment for the
diversification of credit, payment services, and banking facilities and for the
improvement of business efficiency and competitiveness. II. IN RESPECT OF UNITS OF
THE STATE BANK OF VIETNAM 1. Within the scope of their
competence, assignment, units in the head office of the State Bank of Vietnam
should implement following tasks: a. To recommend and implement
prudently and actively solutions for the management to monetary policies for
the macro-economic stabilization and enhancement of economic growth. To follow
up closely the movement of currency and macro-economic developments, market
signals so as to make necessary adjustment in the management of credit monetary
policies to avoid substantial fluctuation in the interest rate, exchange rate,
which may increase adverse conditions for banking credit activities. b. To perform well the function,
assignments and enhance the management, supervision role of the State Bank of
Vietnam toward credit institutions to early detect and timely deal with
obstacles, petition for the ease of business activities of credit institutions. c. To study, submit to the
Governor of the State Bank for the amendment, supplement of provisions on
lending in foreign currency, guarantee, financial leasing and other provisions
on credit extension in line with international rules and standards, market
principles to raise the autonomy rights and self-responsibility of credit
institutions. 2. In respect of the State Bank
Inspection: a. To intensify the inspection,
control of the compliance with provisions of the law on credit activities; to
timely detect and take determined solutions for every violation act. b. To follow up, analyze credit
institutions loans with restructured term of repayment to give early warnings,
demands to credit institutions for appropriate solutions for debt recovery and
for the prevention of credit risk from happening. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. d. To study and submit the
Governor of the State Bank for the issuance of provisions on minimum
requirements to the internal risk management system of credit institutions and
provisions on the classification of credit institutions by CAMEL standards. 3. The Department of Banks and
Non-bank credit institutions should accelerate and submit the Governor of the
State Bank for the issuance of following provisions: a. Provisions on debt
classification, provisioning and use of provisions for dealing with credit
risks in banking activities in accordance with the policy on the renovation of
credit regime and to assure the completeness with the Decision No.127. b. Provisions on the capital
adequacy, risk control, internal audit, opening, establishment and termination
of the operation of business center, branches, representative offices,
non-productive units of commercial banks. 4. The Department of Finance
Accounting should complete and submit the Governor of the State Bank for the
issuance of Regime on accounting and lending in line with the Decision 127. 5. The Credit Information Centre
should implement technological solutions, enhance the quality of the official
staff to intensify the function and the ability to collect, settle, supply
information so as to assist efficiently the activity of credit institutions;
and support the supervision of the State Bank of Vietnam. 6. With respect to the State
Bank branches in provinces, cities under the central Government management: a. To regularly follow up,
control, inspect the compliance with applicable provisions on lending, guarantee,
financial leasing, discount, factoring, loan security and other forms of
credit-extension; to actively cooperate with local credit institutions to
timely deal with violations and prevent unhealthy competition among credit
institutions from taking place. b. To advise party committees,
local authority and actively to cooperate with and inform branches of state -
owned commercial banks in their respective location of the preparation and
implementation of plans to restructure state-owned enterprises, which have
borrowed from banks, in line with the guidelines of the Resolution of ninth
Conference of the Executive committee of the Central Party, legislature IX and
the applicable laws on the state enterprises. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 1. This Directive becomes
effective after fifteen days since its publication in the Official Gazette. 2. The Director of
Administrative Department, the Director of the Legal Department, Director of
the Department of Monetary Policy and Heads of units of the State Bank,
Directors of the State Bank branches in provinces, cities under the central
Governments management; the Board of Directors and the General Director
(Director) of credit institutions are responsible for the implementation of
this Directive./. THE
GOVERNOR OF THE STATE BANK
Le Duc Thuy
Chỉ thị 02/2005/CT-NHNN ngày 20/04/2005 về nâng cao chất lượng tín dụng, tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng huy động vốn và kiểm soát rủi ro, bảo đảm an toàn hệ thống do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
6.554
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
inf[email protected]
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|