Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT quy định chứng nhận sản phẩm thủy sản trồng trọt

Số hiệu: 48/2012/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 26/09/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2012/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2012

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG NHẬN SẢN PHẨM THỦY SẢN, TRỒNG TRỌT, CHĂN NUÔI ĐƯỢC SẢN XUẤT, SƠ CHẾ PHÙ HỢP VỚI QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17 tháng 6 năm 2010;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận; đánh giá, chứng nhận; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

2. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good Agricultural Practices - GAP) là tập hợp các tiêu chí do tổ chức, quốc gia, nhóm quốc gia ban hành hướng dẫn người sản xuất áp dụng nhằm bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe, an sinh xã hội cho người lao động;

2. Quy trình (Quy phạm) thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là các GAP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi (Vietnamese Good Agricultural Practices - VietGAP).

3. Tổ chức chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với VietGAP (sau đây gọi là tổ chức chứng nhận VietGAP) là đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoạt động chứng nhận VietGAP;

4. Chứng nhận VietGAP là hoạt động đánh giá, xác nhận của tổ chức chứng nhận VietGAP đối với sản phẩm được sản xuất và/hoặc sơ chế (sản xuất/sơ chế) phù hợp với VietGAP;

5. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp; hợp tác xã, tổ hợp tác, hiệp hội (cơ sở sản xuất nhiều thành viên hoặc nhóm hộ sản xuất); trang trại, hộ gia đình (cơ sở sản xuất một thành viên hoặc hộ sản xuất) sản xuất/sơ chế sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi theo VietGAP;

6. Đánh giá nội bộ là quá trình tự đánh giá của cơ sở sản xuất một cách có hệ thống, độc lập và được lập thành văn bản làm bằng chứng để xác định mức độ thực hiện và duy trì sự phù hợp với VietGAP trong quá trình sản xuất/sơ chế sản phẩm của cơ sở sản xuất;

7. Tư vấn VietGAP là hoạt động đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cơ sở sản xuất áp dụng VietGAP và đánh giá nội bộ.

8. Mẫu điển hình của sản phẩm là mẫu đại diện cho một kiểu, loại cụ thể của sản phẩm được sản xuất/ sơ chế theo cùng một quy trình, trong cùng một điều kiện và sử dụng cùng loại nguyên vật liệu.

Điều 3. Phí, lệ phí

1. Phí, lệ phí đánh giá để chỉ định, giám sát tổ chức chứng nhận VietGAP do tổ chức chứng nhận chi trả theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

2. Chi phí chứng nhận VietGAP do các tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận chi trả theo thỏa thuận với tổ chức chứng nhận VietGAP.

Điều 4. Cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực thuỷ sản.

2. Cục Trồng trọt là cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực trồng trọt.

3. Cục Chăn nuôi là cơ cơ quan chỉ định và giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP lĩnh vực chăn nuôi.

Chương II

CHỈ ĐỊNH VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN VIETGAP

Điều 5. Điều kiện đối với tổ chức chứng nhận VietGAP

Đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ kỹ thuật, doanh nghiệp, chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP khi đáp ứng các điều kiện dưới đây:

1. Được thành lập theo quy định của pháp luật, có chức năng, phạm vi hoạt động trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm, hàng hóa;

2. Hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7457:2004 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC Guide 65:1996 - Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm (gọi chung là TCVN 7457:2004) về lĩnh vực đề nghị chỉ định;

3. Luôn có ít nhất 02 chuyên gia đánh giá cho từng lĩnh vực thuộc biên chế chính thức hoặc lao động ký hợp đồng dài hạn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 6. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá

1. Điều kiện đối với chuyên gia đánh giá:

a) Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, thú y thủy sản, sinh học đối với lĩnh vực thủy sản; trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông học, sinh học đối với lĩnh vực trồng trọt; chăn nuôi, thú y, sinh học đối với lĩnh vực chăn nuôi;

b) Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực được đánh giá ít nhất 02 năm liên tục;

c) Có chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ đánh giá VietGAP theo lĩnh vực tương ứng do cơ quan chỉ định cấp;

d) Có năng lực đánh giá đáp ứng quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 19011:2003 hoặc tiêu chuẩn quốc tế ISO 19011:2002 - Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và/hoặc hệ thống quản lý môi trường;

đ) Có chứng chỉ đào tạo TCVN ISO 9001:2008 hoặc ISO 9001:2008 hoặc các phiên bản của ISO 9001 - Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu trong trường hợp đánh giá cơ sở sản xuất nhiều thành viên do đơn vị trong nước hoặc nước ngoài có chức năng, nhiệm vụ về đào tạo chứng chỉ này cấp (gọi chung là TCVN ISO 9001:2008).

2. Tổ chức chứng nhận phải có tối thiểu 01 (một) chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này; đối với các chuyên gia đánh giá còn lại nếu tốt nghiệp đại học lĩnh vực này muốn làm chuyên gia đánh giá lĩnh vực mới phải bổ sung chứng chỉ đào tạo chuyên môn kỹ thuật về lĩnh vực mới đó do các trường đại học chuyên ngành cấp theo hướng dẫn cụ thể của cơ quan chỉ định và giám sát (cơ quan chỉ định).

3. Chuyên gia đánh giá đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tổ chức chứng nhận cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 7. Hồ sơ đăng ký được chỉ định là tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Thành phần hồ sơ

a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản photocopy có bản chính để đối chiếu);

c) Sổ tay chất lượng được ban hành phù hợp với TCVN 7457:2004, bao gồm hướng dẫn về hồ sơ đăng ký; trình tự, thời gian đánh giá, cấp, cấp lại, gia hạn, mở rộng phạm vi Giấy chứng nhận VietGAP; giám sát sau chứng nhận; cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận VietGAP; tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan khác;

d) Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận có nội dung phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Danh sách chuyên gia đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này kèm theo bản sao bằng, chứng chỉ đào tạo chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư này;

e) Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có).

2. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

Điều 8. Trình tự chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 7 của Thông tư này.

2. Tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về cơ quan chỉ định quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

3. Cơ quan chỉ định tiếp nhận hồ sơ, xem xét và hướng dẫn bổ sung hoàn thiện hồ sơ (trong trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp) hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ (trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện).

4. Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, cơ quan chỉ định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này.

5. Đoàn đánh giá gửi báo cáo đánh giá cho cơ quan chỉ định. Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của đoàn đánh giá, cơ quan chỉ định ra quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận VietGAP.

Trong trường hợp không đủ điều kiện để chỉ định, cơ quan chỉ định thông báo bằng văn bản cho tổ chức đăng ký có nêu rõ lý do.

6. Quyết định chỉ định có hiệu lực 05 (năm) năm.

Điều 9. Đánh giá tổ chức đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP

1. Cơ quan chỉ định thành lập Đoàn đánh giá gồm 3-5 thành viên, trong đó có ít nhất 01 (một) thành viên là chuyên gia có chứng chỉ đào tạo về TCVN 7457:2004TCVN ISO 9001:2008.

2. Căn cứ đánh giá: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện của tổ chức chứng nhận theo Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.

3. Trình tự và phương pháp đánh giá đối với tổ chức đăng ký chưa có chứng chỉ công nhận đạt TCVN 7457:2004:

a) Trưởng Đoàn đánh giá quyết định toàn thể thành viên hoặc phân công thành viên tiến hành đánh giá tại chỗ về hệ thống quản lý chất lượng và năng lực của tổ chức chứng nhận theo yêu cầu của TCVN 7457:2004 và hướng dẫn tại Phụ lục V của Thông tư này;

b) Đoàn đánh giá lập biên bản đánh giá theo hướng dẫn tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó kết luận đề nghị chỉ định hoặc chưa đề nghị chỉ định tổ chức chứng nhận;

c) Trường hợp tổ chức đăng ký có những điểm không phù hợp nhưng có thể khắc phục được thì Đoàn đánh giá liệt kê các điểm không phù hợp, đề xuất thời hạn khắc phục và thông báo kết quả đánh giá cho tổ chức đăng ký. Tổ chức đăng ký tiến hành khắc phục các điểm không phù hợp và gửi báo cáo cho cơ quan chỉ định (Trưởng đoàn đánh giá). Đoàn đánh giá tiến hành thẩm định báo cáo khắc phục, trường hợp cần thiết Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá lại tại chỗ.

4. Trình tự và phương pháp đánh giá đối với tổ chức đăng ký có chứng chỉ công nhận đạt TCVN 7457:2004 theo quy định tại khoản 3 Điều này nhưng được giảm nội dung đánh giá sự phù hợp về hệ thống quản lý chất lượng.

Điều 10. Chỉ định lại tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Tổ chức chứng nhận VietGAP có nhu cầu được chỉ định lại phải gửi 01 (một) bộ Hồ sơ đăng ký chỉ định lại (gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) về cơ quan chỉ định trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực 03 (ba) tháng.

2. Thành phần hồ sơ

a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận VietGAP trong thời gian được chỉ định;

c) Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có);

d) Danh sách chuyên gia đánh giá kèm theo mã số thẻ đã cấp và lập thành Danh sách theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư này đối với người chưa có thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP hoặc muốn mở rộng phạm vi đánh giá so với thẻ đã cấp.

3. Trình tự thực hiện

a) Xử lý hồ sơ: theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này;

b) Căn cứ hồ sơ chỉ định lại và kết quả giám sát, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chỉ định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này;

c) Xử lý kết quả của đoàn đánh giá và hiệu lực của Quyết định chỉ định theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 8 của Thông tư này.

Điều 11. Mở rộng phạm vi hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Tổ chức chứng nhận VietGAP có nhu cầu được mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký mở rộng phạm vi chỉ định trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về cơ quan chỉ định.

2. Thành phần hồ sơ

a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận VietGAP đối với phạm vi đã được chỉ định;

c) Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có);

d) Danh sách chuyên gia đánh giá kèm theo mã số thẻ đã cấp và lập thành Danh sách theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư này đối với người chưa có thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP hoặc muốn mở rộng phạm vi đánh giá so với thẻ đã cấp.

đ) Tài liệu kỹ thuật, tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực mở rộng phạm vi chỉ định.

3. Trình tự thực hiện

a) Xử lý hồ sơ: theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Thông tư này;

b) Căn cứ hồ sơ mở rộng phạm vi chỉ định và kết quả giám sát, trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan chỉ định thành lập đoàn đánh giá và tiến hành đánh giá theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này;

c) Xử lý kết quả của đoàn đánh giá và hiệu lực của Quyết định chỉ định theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Điều 8 của Thông tư này.

Điều 12. Mã số chỉ định

1. Tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định có một mã số riêng để quản lý. Mã số được ghi trong quyết định chỉ định.

2. Cách đặt mã số tổ chức chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 13. Giám sát hoạt động tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Cơ quan chỉ định xây dựng kế hoạch giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận VietGAP với tần xuất tối thiểu 02 (hai) lần/thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định, trừ trường hợp đột xuất.

2. Kết quả giám sát là căn cứ để cơ quan chỉ định xem xét duy trì, cảnh cáo, đình chỉ, huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chỉ định.

3. Cơ quan chỉ định thành lập Đoàn giám sát gồm 3-5 thành viên, trong đó có ít nhất 01 (một) thành viên có chứng chỉ đào tạo về TCVN 7457:2004 và về TCVN ISO 9001:2008; 01 (một) cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện giám sát tại cơ sở sản xuất được chứng nhận.

4. Trình tự, nội dung giám sát:

a) Cơ quan chỉ định thông báo kế hoạch giám sát định kỳ cho tổ chức chứng nhận trước ít nhất 05 (năm) ngày làm việc;

b) Kiểm tra sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực của tổ chức chứng nhận theo TCVN 7457:2004 và hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Kiểm tra việc đánh giá, giám sát và kết quả chứng nhận tại ít nhất 01 (một) cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP, khi cần thiết lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm;

d) Lập biên bản giám sát theo hướng dẫn tại Phụ lục VI, Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Báo cáo kết quả giám sát gửi về cơ quan chỉ định chậm nhất 15 (mười lăm) ngày làm việc sau khi kết thúc giám sát;

e) Trường hợp tổ chức chứng nhận VietGAP có những điểm không phù hợp phải thực hiện hành động khắc phục và báo cáo kết quả khắc phục cho Đoàn giám sát để thẩm định.

Đoàn giám sát thẩm định kết quả hành động khắc phục căn cứ theo báo cáo khắc phục; khi cần thiết thì tổ chức kiểm tra lại tại chỗ.

Chương III

ĐÁNH GIÁ, CHỨNG NHẬN VIETGAP

Điều 14. Hình thức đánh giá của tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Đánh giá lần đầu được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất ký hợp đồng chứng nhận VietGAP.

2. Đánh giá hành động khắc phục được thực hiện sau khi cơ sở sản xuất được đánh giá nhưng chưa đủ điều kiện được cấp hoặc duy trì hoặc mở rộng Giấy chứng nhận VietGAP.

3. Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận VietGAP đã hết hiệu lực.

4. Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi được cấp Giấy chứng nhận VietGAP. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ (báo trước) hoặc đột xuất (không báo trước); số lần đánh giá giám sát do tổ chức chứng nhận quyết định tuỳ trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo việc duy trì VietGAP của cơ sở sản xuất.

5. Đánh giá đột xuất được thực hiện trong các trường hợp sau:

a) Khi có khiếu nại về việc cơ sở sản xuất không tuân thủ VietGAP;

b) Khi phát hiện sản phẩm được chứng nhận sản xuất theo VietGAP không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước.

Điều 15. Phương thức đánh giá

Phương thức đánh giá sản phẩm được sản xuất/sơ chế phù hợp VietGAP: Đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp thử nghiệm mẫu điển hình; giám sát thông qua đánh giá quá trình sản xuất/sơ chế kết hợp với thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất/sơ chế.

Điều 16. Trình tự và nội dung đánh giá

1. Đánh giá quá trình sản xuất theo các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn đánh giá có trong VietGAP của từng loại sản phẩm.

Riêng đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực thủy sản; sản phẩm rau, quả, chè thuộc lĩnh vực trồng trọt; sản phẩm bò sữa, gia cầm, lợn, ong thuộc lĩnh vực chăn nuôi tiêu chí đánh giá theo Phụ lục IXA, Phụ lục IXBPhụ lục IXC ban hành kèm theo Thông tư này cho đến khi ban hành VietGAP phiên bản mới.

 2. Lấy mẫu môi trường (đất, nước, không khí), vật tư đầu vào, chất thải hoặc mẫu điển hình của sản phẩm và xác định chỉ tiêu phân tích theo quy định tại VietGAP (trong trường hợp cơ sở sản xuất không cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích không phù hợp); phương pháp lấy mẫu, phương pháp thử theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định, trường hợp chưa có quy định thì theo phương pháp của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.

3. Đối với cơ sở sản xuất nhiều thành viên:

a) Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng nội bộ theo Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này ;

b) Đánh giá tài liệu lưu trữ;

c) Đánh giá thành viên đại diện nhóm: Số lượng thành viên đại diện nhóm được đánh giá do tổ chức chứng nhận quyết định theo từng trường hợp cụ thể nhưng tối thiểu bằng căn bậc 2 (đối với đánh giá lần đầu) hoặc tối thiểu 2/3 của căn bậc 2 (đối với đánh giá lại) hoặc tối thiểu ½ của căn bậc 2 (đối với đánh giá giám sát) của tổng số thành viên trong nhóm.

4. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 và Điều 17 của Thông tư này các tổ chức chứng nhận VietGAP xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký; trình tự và nội dung đánh giá, thời gian đánh giá, cấp Giấy chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận VietGAP.

Điều 17. Giấy chứng nhận VietGAP

1. Hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP

a) Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực tối đa 02 (hai) năm kể từ ngày cấp;

b) Giấy chứng nhận VietGAP được gia hạn tối đa 03 (ba) tháng đối với trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận nhưng không tiếp tục đăng ký cấp lại sau khi hết hạn.

2. Trường hợp cơ sở sản xuất có nhiều địa điểm sản xuất đăng ký đánh giá cùng thời điểm: Giấy chứng nhận VietGAP phải ghi rõ địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng theo từng địa điểm.

3. Trường hợp tại cùng địa điểm sản xuất có nhiều thành viên: Giấy chứng nhận VietGAP phải có Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, tên sản phẩm, diện tích nuôi/diện tích sản xuất, dự kiến sản lượng) kèm theo Giấy chứng nhận VietGAP.

4. Mã số chứng nhận VietGAP

a) Mã số chứng nhận VietGAP theo hướng dẫn tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Việc cấp mã số chứng nhận VietGAP tự động qua Website thực hiện từ 01/01/2013 theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi.

Chương IV

KIỂM TRA, THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 18. Kiểm tra, thanh tra

1. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra, thanh tra cơ quan chỉ định, cơ sở sản xuất, tổ chức chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật về kiểm tra, thanh tra.

2. Trường hợp cơ quan chỉ định có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp tổ chức chứng nhận VietGAP có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra gửi biên bản kiểm tra, thanh tra cho cơ quan chỉ định đề nghị xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.

4. Trường hợp cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP có vi phạm, cơ quan kiểm tra, thanh tra gửi biên bản kiểm tra, thanh tra cho tổ chức chứng nhận cấp Giấy chứng nhận, đề nghị xem xét, xử lý vi phạm theo quy định.

Điều 19. Xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất

Căn cứ kết quả giám sát hoặc kết quả kiểm tra, thanh tra, tổ chức chứng nhận ra quyết định xử lý vi phạm đối với nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP bằng các hình thức:

1. Cảnh cáo bằng văn bản đến cơ sở sản xuất khi phát hiện cơ sở sản xuất có điểm không phù hợp theo yêu cầu của VietGAP. Khi bị cảnh cáo, cơ sở sản xuất phải thoả thuận với tổ chức chứng nhận về thời hạn khắc phục điểm không phù hợp và phải có hành động khắc phục đúng thời hạn. Sau khi khắc phục điểm không phù hợp, cơ sở sản xuất phải báo cáo bằng văn bản về tổ chức chứng nhận.

2. Đình chỉ hiệu lực của Giấy chứng nhận VietGAP và quy định thời hạn để cơ sở sản xuất khắc phục điểm không phù hợp trong trường hợp cơ sở sản xuất bị cảnh cáo nhưng không có hành động khắc phục đúng thời hạn. Thời hạn để khắc phục điểm không phù hợp không quá 06 (sáu) tháng kể từ thời điểm Quyết định đình chỉ có hiệu lực.

3. Giấy chứng nhận VietGAP bị hủy bỏ trong trường hợp sau đây:

a) Không có hành động khắc phục điểm không phù hợp đúng thời hạn sau khi bị đình chỉ chứng nhận VietGAP;

b) Xin hoãn giám sát của tổ chức chứng nhận 02 (hai) lần liên tiếp không có lý do chính đáng;

c) Sử dụng logo VietGAP, logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận không đúng với quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc nội dung văn bản ủy quyền của tổ chức chứng nhận;

d) Trong thời gian thực hiện các hành động khắc phục kể từ ngày Quyết định hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP có hiệu lực cơ sở sản xuất không được đăng ký chứng nhận VietGAP. Sau khi khắc phục xong muốn chứng nhận VietGAP thì phải đăng ký lại.

4. Trường hợp vi phạm của cơ sở sản xuất do cơ quan kiểm tra, thanh tra phát hiện và yêu cầu xử lý thì tổ chức chứng nhận phải thông báo cho cơ quan kiểm tra, thanh tra ngay sau khi ký quyết định xử lý.

Điều 20. Xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP

Căn cứ kết quả giám sát hoặc kết quả kiểm tra, thanh tra, cơ quan chỉ định ra quyết định xử lý vi phạm đối với tổ chức chứng nhận VietGAP bằng các hình thức:

1. Cảnh cáo khi tổ chức chứng nhận được chỉ định có điểm không phù hợp nhưng chưa ảnh hưởng đến kết quả chứng nhận;

2. Đình chỉ hiệu lực của quyết định chỉ định trong trường hợp có điểm không phù hợp về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng:

a) Các hành động khắc phục trong báo cáo giám sát không được thực hiện đầy đủ;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này;

c) Trong thời gian thực hiện các hành động khắc phục kể từ ngày quyết định đình chỉ quyết định chỉ định có hiệu lực tổ chức chứng nhận không được hoạt động chứng nhận VietGAP. Sau khi khắc phục xong phải gửi Báo cáo khắc phục về cơ quan chỉ định. Căn cứ báo cáo khắc phục cơ quan chỉ định ra quyết định cho phép tổ chức chứng nhận tiếp tục hoạt động chứng nhận; trường hợp cần thiết cơ quan chỉ định có thể tiến hành kiểm tra lại tại tổ chức chứng nhận.

3. Quyết định chỉ định bị hủy bỏ trong trường hợp sau:

a) Tổ chức chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này;

b) Tổ chức chứng nhận không trung thực, khách quan trong hoạt động đánh giá, chứng nhận.

c) Trong thời hạn ít nhất 01 (một) năm kể từ ngày Quyết định chỉ định bị hủy bỏ, tổ chức chứng nhận không được đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP. Tổ chức chứng nhận muốn hoạt động lại sau thời hạn trên phải thực hiện thủ tục đăng ký và đánh giá chỉ định lại theo quy định tại Điều 10 của Thông tư này và phải có cam kết không tái phạm. Trường hợp tái phạm sẽ bị cấm hoạt động vĩnh viễn.

4. Trường hợp vi phạm của tổ chức chứng nhận do cơ quan kiểm tra, thanh tra phát hiện và yêu cầu xử lý thì cơ quan chỉ định phải thông báo cho cơ quan kiểm tra, thanh tra ngay sau khi ký quyết định xử lý.

Chương V

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP

1. Trách nhiệm:

a) Đảm bảo và duy trì điều kiện sản xuất/sơ chế; đánh giá nội bộ đáp ứng yêu cầu của VietGAP;

b) Thực hiện VietGAP theo đúng phạm vi được chứng nhận. Khi có thay đổi ảnh hưởng đến thực hiện VietGAP phải thông báo ngay cho tổ chức chứng nhận để theo dõi, giám sát;

c) Có hành động khắc phục những điểm không phù hợp đúng thời hạn khi bị cảnh cáo hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;

d) Trả đầy đủ chi phí cho tổ chức chứng nhận thực hiện chứng nhận VietGAP theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này;

đ) Thể hiện các thông tin trung thực về sản phẩm được chứng nhận VietGAP trên nhãn hàng hóa và chịu trách nhiệm về sự phù hợp của các sản phẩm theo VietGAP.

e) Khi phát hiện lô sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm: phải tạm dừng phân phối lô sản phẩm, thu hồi sản phẩm nếu đã đưa ra lưu thông trên thị trường, điều tra xác định nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm và tiến hành biện pháp khắc phục đồng thời ghi chép trong hồ sơ. Trường hợp không khắc phục được nguy cơ gây mất an toàn phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và tổ chức chứng nhận để có biện pháp xử lý phù hợp.

2. Quyền hạn:

a) Bảo lưu ý kiến nếu không đồng ý với kết quả đánh giá, giám sát của Đoàn đánh giá, giám sát;

b) Khiếu nại về kết quả chứng nhận, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, giám sát theo quy định của pháp luật;

c) Sử dụng mã số chứng nhận VietGAP, logo VietGAP theo quy định của cơ quan có thẩm quyền hoặc logo hoặc dấu hiệu của tổ chức chứng nhận theo thỏa thuận với tổ chức chứng nhận;

d) Lựa chọn tổ chức chứng nhận VietGAP, phòng thử nghiệm được chỉ định. Trong trường hợp thay đổi tổ chức chứng nhận, cơ sở sản xuất phải cung cấp đủ thông tin cần thiết và khai báo mã số chứng nhận VietGAP cũ với tổ chức chứng nhận mới;

đ) Sản phẩm được sản xuất/ sơ chế phù hợp với VietGAP là căn cứ để cơ sở sản xuất công bố sản phẩm an toàn tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật.

e) Lựa chọn, thuê tổ chức, cá nhân tư vấn trong quá trình chuẩn bị, đăng ký, đánh giá chứng nhận VietGAP.

Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức chứng nhận VietGAP

1. Trách nhiệm:

a) Thực hiện hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP theo đúng quy định tại Thông tư này; các chuyên gia đánh giá phải đeo thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP khi thực hiện đánh giá;

b) Căn cứ quy định tại Thông tư này và yêu cầu của TCVN 7457:2004 tổ chức chứng nhận xây dựng hướng dẫn chi tiết về hồ sơ đăng ký, trình tự các bước, thời gian, đánh giá, cấp, cấp lại, gia hạn, giám sát, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận VietGAP, kinh phí cấp Giấy chứng nhận cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng khác;

c) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động chứng nhận VietGAP;

d) Bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả đánh giá sự phù hợp trong quá trình thực hiện đánh giá, chứng nhận, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

đ) Không thực hiện dịch vụ tư vấn VietGAP cho cơ sở sản xuất đã ký hợp đồng chứng nhận VietGAP;

e) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả chứng nhận VietGAP;

g) Báo cáo về cơ quan chỉ định và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có hoạt động chứng nhận ngay sau khi cấp, cấp lại, giám sát, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP của cơ sở sản xuất để kịp thời cung cấp thông tin cho người tiêu dùng biết;

h) Báo cáo cơ quan chỉ định khi có thay đổi về: tư cách pháp nhân, cơ cấu tổ chức và lãnh đạo, chính sách, thủ tục, địa chỉ, điện thoại trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày có sự thay đổi.

Trường hợp bổ sung hoặc mở rộng phạm vi hoạt động của chuyên gia đánh giá phải gửi Danh sách chuyên gia đánh giá, kèm theo các văn bằng, chứng chỉ theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 của Thông tư này về cơ quan chỉ định; chỉ được cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP sau khi được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan chỉ định.

i) Thông báo trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng kết quả cấp, cấp lại, gia hạn, giám sát, cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP;

k) Thực hiện cấp mã số VietGAP tự động qua Website theo quy định tại Thông tư này.

2. Quyền hạn:

a) Cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP theo quy định tại Thông tư này;

b) Cấp, cấp lại, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ hoặc hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP theo quy định tại Thông tư này;

c) Giám sát việc thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi chứng nhận.

d) Được thanh toán chi phí chứng nhận theo hợp đồng thoả thuận với cơ sở sản xuất có nhu cầu chứng nhận sản phẩm phù hợp VietGAP.

Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan chỉ định

1. Trách nhiệm:

a) Thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký, đánh giá, chỉ định, chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định, giám sát, kiểm tra tổ chức chứng nhận, chuyên gia đánh giá VietGAP theo quy định tại Thông tư này;

b) Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá, chỉ định tổ chức chứng nhận;

c) Bảo mật các thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá, giám sát tổ chức chứng nhận;

d) Thông báo cho các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và công bố trên Website hoặc phương tiện thông tin đại chúng danh sách tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định, bị cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Quyết định chỉ định và danh sách cơ sở sản xuất được cấp, cấp lại, gia hạn, bị cảnh cáo, đình chỉ, hủy bỏ Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi cả nước;

đ) Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ về nghiệp vụ đánh giá VietGAP, cấp thẻ chuyên gia đánh giá VietGAP;

e) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn:

a) Cấp, duy trì, cảnh cáo hoặc hủy bỏ Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận theo quy định;

b) Yêu cầu tổ chức chứng nhận VietGAP xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất .

c) Kiểm tra cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và giám sát hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận.

Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Trách nhiệm:

a) Kiểm tra, thanh tra cơ sở sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP và hoạt động đánh giá, chứng nhận VietGAP của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo thẩm quyền trên địa bàn;

b) Giải quyết khiếu nại liên quan đến chứng nhận VietGAP trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với các cơ quan chỉ định thực hiện giám sát hoạt động của tổ chức chứng nhận;

d) Tập huấn VietGAP cho các tổ chức, cá nhân sản xuất/sơ chế trên địa bàn.

2. Quyền hạn:

a) Xử lý và thông báo kết quả xử lý với cơ quan chỉ định hoặc đề nghị cơ quan chỉ định xử lý vi phạm của tổ chức chứng nhận VietGAP theo quy định của pháp luật;

b) Xử lý và thông báo kết quả xử lý với tổ chức chứng nhận hoặc yêu cầu tổ chức chứng nhận VietGAP xử lý vi phạm của cơ sở sản xuất.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các tổ chức chứng nhận VietGAP được chỉ định theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008; Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Tiếp tục hoạt động chứng nhận VietGAP trong phạm vi và thời hạn được chỉ định theo quyết định của Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi hoặc của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

b) Tiến hành tự đánh giá hệ thống quản lý và năng lực so với điều kiện được chỉ định quy định tại Thông tư này. Nếu thấy chưa đủ điều kiện hoạt động thì có biện pháp khắc phục kịp thời, trường hợp không thể khắc phục được thì thông báo chấm dứt toàn bộ hoặc một phần hoạt động thuộc lĩnh vực đã được chỉ định. Gửi báo cáo tự đánh giá về Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi chậm nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2012 theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi.

2. Căn cứ hồ sơ chỉ định, báo cáo tự đánh giá của tổ chức chứng nhận, Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành đánh giá hồ sơ đăng ký hoặc đánh giá trực tiếp tại cơ sở để quyết định chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định (nếu có yêu cầu) theo quy định tại Thông tư này chậm nhất vào ngày 30 tháng 06 năm 2013.

Điều 26. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2012 và thay thế:

a) Quyết định số 56/2008/QĐ-BNN ngày 29 tháng 4 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế kiểm tra, chứng nhận nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững;

b) Điều 3 của Thông tư số 24/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về “sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản” theo Nghị quyết 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

c) Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn;

d) Điều 1 của Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;

đ) Quyết định số 121/2008/QĐ-BNN ngày 17 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành “Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành chăn nuôi tốt (VietGAHP) cho bò sữa, lợn, gia cầm và ong”;

e) Thông tư số 08/2010/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định điều kiện đối với Tổ chức chứng nhận VietGAHP trong chăn nuôi bò sữa, lợn, gia cầm và ong;

g) Điều 8 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan cần phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cơ quan chỉ định) để kịp thời giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ liên quan;
- UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Các Vụ: PC; KHCN;
- TCTS, Cục TT, Cục CN;
- Cục QLCL NLS&TS;
- Lưu: VT, TCTS, Cục TT, Cục CN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 48/2012/TT-BNNPTNT

Hanoi, September 26, 2012

 

CIRCULAR

PRESCRIBING CERTIFICATION OF COMPLIANCE WITH GOOD AGRICULTURAL PRACTICES ON PRODUCTION AND PROCESSING OF FISHERY, CROP AND LIVESTOCK PRODUCTS

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP dated January 03, 2008 defining the functions, duties, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development; the Government’s Decree No. 75/2009/ND-CP dated September 10, 2009 amending Article 3 of the Decree No. 01/2008/ND-CP;

Pursuant to the Law on Food Safety dated June 17, 2010;

Upon the request of the Director of the Agency of Crop Production;

The Ministry of Agriculture and Rural Development hereby adopts regulations on certification of compliance with Good Agricultural Practices on production and processing of fishery, crop and livestock products as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular shall lay down procedures and documentation requirements for designation and management of operations of certification organizations, audit and certification, responsibilities of entities, organizations and individuals for certification of compliance with Good Agricultural Practices on production and processing of fishery, crop and livestock products.

2. This Circular shall apply to entities or persons whose operations relate to certification of compliance with Good Agricultural Practices on production and processing of fishery, crop and livestock products.

Article 2. Definitions

For the purpose of this Circular, terms used hereunder shall be construed as follows:

1. Good Agricultural Practices (GAP) refers to a set of criteria that an organization, a single country or a group of member countries adopts as manuals that producers can apply to ensure food quality and safety standards, access to product origin, environmental and human health protection and social welfare for employees;

2. Regulatory procedures (rules) for Good Agricultural Practices refers to GAPs that the Ministry of Agriculture and Rural Development adopts to apply to specific products, groups of fishery, crop and livestock products (Vietnamese Good Agricultural Practices - VietGAP).

3. Organization granting certification of compliance with VietGAP on production and processing of fishery, crop and livestock products (hereinafter referred to as VietGAP certification organization) refers to a public service provider, enterprise or branch of a foreign certification organization in Vietnam conforming to requirements referred to in Article 5 and 6 hereof that is designated by a state regulatory authority to provide VietGAP certification services;

4. VietGAP certification refers to audit and verification of compliance with VietGAP on production and/or processing (production/processing) of products that are granted by a VietGAP certification organization;

5. Agricultural production establishment refers to an enterprise, cooperative, cooperative union or association (multi-member production establishment or group of production households), farm, household (single member production establishment or production household) that produces/processes fishery, crop and livestock products in conformity with VietGAP;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. VietGAP consultancy refers to the activity in which an agricultural production establishment is provided with training, coaching and instructions for application of VietGAP and internal audit.

8. Typical example of product refers to a sample that represents a specific type or kind of product that is produced/processed according to the same procedures, under the same conditions and on the basis of use of the same input material.

Article 3. Fees and charges

1. Fees and charges for audit conducted prior to designation and for inspection of a VietGAP certification organization shall be paid under applicable laws and regulations on fees and charges.

2. VietGAP certification costs shall be paid by an organization or individual applying for grant of such certification as agreed upon with the VietGAP certification organization.

Article 4. Regulatory authorities designating and inspecting operations of VietGAP certification organizations

1. Directorate of Fisheries shall be the regulatory authority in charge of designating and inspecting operations of VietGAP certification organizations in the fishery sector.

2. Agency of Crop Production shall be the regulatory authority in charge of designating and inspecting operations of VietGAP certification organizations in the crop growing sector.

3. Agency of Crop Production shall be the regulatory authority in charge of designating and inspecting operations of VietGAP certification organizations in the livestock sector.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

DESIGNATION AND MANAGEMENT OF OPERATIONS OF VIETGAP CERTIFICATION ORGANIZATION

Article 5. Eligibility requirements for VietGAP certification organization

A public service unit providing technical services, enterprise, or branch of any foreign certification organization operating within Vietnam, shall be designated as an authorized VietGAP certification organization when satisfying the following requirements:

1. It is established in accordance with laws, and has obtained registration for its functions and scope of operations in the product or commodity certification domain;

2. Its management system and competence in carrying out certification activities meet either the national standard TCVN 7457:2004 or the international standard ISO/IEC Guide 65:1996 – General requirements for bodies operating product certification system (hereinafter referred to as TCVN 7457:2004) in respect of the sector requested in the application for designation;

3. It always has at least 02 professional auditors for specific sectors, and irrespective of whether they hold tenured posts or work under permanent employment contracts, these assessors are required to meet requirements defined in Article 6 hereof.

Article 6. Eligibility requirements for professional auditors

1. Eligibility requirements for professional auditors:

a) They must hold at least an undergraduate degree in the fishery and aquaculture, fish veterinary or biology with respect to the fishery sector; plant cultivation, plant protection, agronomy or biology with respect to the crop growing sector; animal farming, veterinary or biology with respect to the livestock sector;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) They must hold the certificate for completion of training for provision of VietGAP audit services in the respective sectors, issued by the designating entity;

d) Their audit competence must meet regulations laid down in the national standard TCVN ISO 19011:2003 or the international standard ISO 19011:2002 – Guidance on auditing quality and/or environmental management systems;

dd) They must hold the training certificate for TCVN ISO 9001:2008 or ISO 9001:2008 or versions of ISO 9001 - Quality management system – Requirements in the case of audit of multi-member production establishments, issued by the domestic or foreign entity whose functions or duties relate to grant of such certificate (hereinafter referred to as TCVN ISO 9001:2008).

2. The certification organization must have at least 01 (one) professional auditor that fully meet regulations laid down in Point a Clause 1 of this Article; if other auditor holding the undergraduate degree in this sector wishes to apply for permission for becoming an auditor in another sector, (s)he must additionally submit the certificate of professional and technical training in that requested sector that is issued by a relevant specialized higher education institution under the detailed instructions of the designating and inspecting entity (or the designating entity).

3. Auditors that meet all requirements specified in Clause 1, 2 of this Article shall be awarded the identity card for a VietGAP auditor according to the form given in the Appendix I hereto attached.

Article 7. Documentation requirements for applying for designation as an authorized VietGAP certification organization

1. Composition of an application package

a) The certificate of registration of VietGAP certification according to the form given in the Appendix II hereto attached;

b) The duplicate copy of the Establishment Decision or the Certificate of Business Registration or the Investment Certificate (a notarized copy thereof or a photocopy submitted along with the original copy thereof for verification purposes);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) The sample VietGAP Certification of the certification organization whose contents conform to instructions given in the Appendix III hereto attached;

dd) The list of auditors compiled according to the form given in the Appendix IV hereto attached, together with the duplicate copy of the degree or training certificate evidencing conformity with requirements referred to in Clause 1 and 2 Article 6 hereof;

e) The result of certification performance achieved in the requested sector (where available).

2. The number of application packages to be submitted shall be 01 (one) set.

Article 8. Procedures for designation of VietGAP certification organization

1. The VietGAP certification organization prepares all documents required by Article 7 hereof.

2. The VietGAP certification organization submits application documents, whether directly or by post, to the designating entity as prescribed by Article 4 hereof.

3. The designating entity receives, processes submitted application documents, and guides the applicant to provide additional documents (in case of submission of the application directly), or handles such submitted application within 03 (three) working days of receipt of the submitted application (in case of submission of the application by post).

4. Within the duration of 20 (twenty) business days of receipt of all required documents, the designating entity establishes the audit team and carries out audit in accordance with Article 9 hereof.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Where it is established that requirements for designation are not fully met, the designating entity shall send the applicant a written notification of this in which reasons for rejection should be clearly stated.

6. The validity duration of the decision shall be 05 (five) years.

Article 9. Audit of the organization applying for registration of VietGAP certification services

1. The designating entity shall establish the audit team composed of 3-5 members, including at least 01 (one) member who is an expert holding the certificate for training in TCVN 7457:2004 and TCVN ISO 9001:2008.

2. Auditing of the degree of conformity with requirements for a certification organization shall be based on regulations laid down in Article 5 and 6 hereof.

3. Procedures and methods for auditing an organization applying for registration of its certification services that has not yet obtained the certificate of recognition of compliance with TCVN 7457:2004 shall be as follows:

a) The leader of the audit team commands all members or assigns single members to carry out on-site audit of the quality management system and competence of the certification organization in uniformity with requirements of TCVN 7457:2004 and instructions given in the Appendix V hereof;

b) The audit team makes an audit report according to instructions given in the Appendix VI hereto attached, including the conclusion stating whether or not the requesting certification organization is qualified for designation;

c) Where the requesting certification organization has revealed certain incompliances that may be corrected, the audit team shall list out these ones, proposes the duration to correct them and notifies audit results to the requesting certification organization. The requesting certification organization shall correct such incompliances and send a report to the designating entity (the leader of the audit team). The audit team shall verify the report on correction of such incompliances and, where necessary, shall carry out an on-site audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Renewed designation of VietGAP certification organization

1. The VietGAP certification organization wishing to apply for renewed designation must submit 01 (one) set of application documents for re-designation (directly or by post) to the designating entity 03 (three) months before the duration of the designation decision expires.

2. Composition of an application package

a) The certificate of registration of VietGAP certification according to the form given in the Appendix II hereto attached;

b) The report on VietGAP certification results that the designated certification organization has achieved during the designation period;

c) The quality control handbook stating any supplementation or change of organizational or personnel structure, equipment, procedures, instructions or forms (if any);

d) The list of auditors and codes of their issued identity cards that are arranged into the list as stipulated by Point dd Clause 1 Article 7 hereof with respect to those who have not held the identity card for VietGAP auditor or those who wish to expand the scope of audit activities compared with the scope defined on the issued card.

3. Implementation procedures

a) Processing of application for renewed designation shall be subject to Clause 3 Article 8 hereof;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Handling of the results received from the audit team and validity of the designation decision shall be subject to Clause 5 and 6 Article 8 hereof.

Article 11. Expansion of the scope of the VietGAP certification organization

1. The VietGAP certification organization wishing to apply for expansion of its scope of operations must submit 01 set of application documents for such expansion, whether directly or by post, to the designating entity.

2. Composition of an application package

a) The certificate of registration of VietGAP certification according to the form given in the Appendix II hereto attached;

b) The report on VietGAP certification results in the designated scope;

c) The quality control handbook stating any supplementation or change of organizational or personnel structure, equipment, procedures, instructions or forms (if any);

d) The list of auditors and codes of their issued identity cards that are arranged into the list as stipulated by Point dd Clause 1 Article 7 hereof with respect to those who have not held the identity card for VietGAP auditor or those who wish to expand the scope of audit activities compared with the scope defined on the issued card.

dd) Technical documents or standards relating to the sector requested in the application for expansion of its designated scope.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Processing of application for such expansion shall be subject to Clause 3 Article 8 hereof;

b) Based on the application for scope expansion and inspection results, within the duration of 15 business days of receipt of all required documents, the designating entity shall establish the audit team and carry out audit as prescribed by Article 9 hereof;.

c) Handling of the results received from the audit team and validity of the designation decision shall be subject to Clause 5 and 6 Article 8 hereof.

Article 12. Designation code

1. The designated VietGAP certification organization shall keep its own code for managerial purposes. The code is specified in the designation decision.

2. The method for assigning a code to the designated VietGAP certification organization shall be subject to instructions provided in the Appendix VII hereto attached.

Article 13. Inspection of operations of the designated VietGAP certification organization

1. The designating entity shall draw up the plan to inspect operations of the designated VietGAP certification organization at least twice during the validity period of the designation decision, unless otherwise required in certain sudden situations.

2. The inspection results achieved shall be the bases for the designating entity’s making its decision on continuation, application of warning measure to, suspension or termination of the designation decision.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Inspection procedures and requirements:

a) The designating entity notifies the regular inspection plan to the certification organization at least 05 (five) business days in advance;

b) The inspection team examines compliance of the quality management system and competence of the certification organization in conformity with TCVN 7457:2004 and instructions given in the Appendix V hereto attached;

c) The inspection team examines auditing, inspection activities and certification results of at least 01 (one) production establishment awarded the VietGAP certification. When necessary, it will collect product samples to check food safety indicators;

d) The inspection team makes an inspection report as guided in the Appendix VI and VIII hereto attached;

dd) The inspection team sends a report on its inspection results to the designating entity no later than 15 (fifteen) business days after completion of such inspection;

e) Where the inspected VietGAP certification organization shows certain incompliances, it is required to take corrective actions and send a report on correction results to the inspection team for its assessment.

The inspection team shall assess the results of such corrective actions based on the said report; where necessary, another on-site inspection shall be carried out.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Form of audit conducted by the designated VietGAP certification organization

1. Initial audit shall be carried out after the production establishment has signed the VietGAP certification agreement.

2. Audit of corrective action shall be carried out in the event that the production establishment, after being audited, has shown that it has not satisfied requirements for eligibility for issuance, maintenance or expansion of the scope of the VietGAP certification.

3. Re-audit shall be carried out upon the request of the production establishment for its VietGAP certification which has expired.

4. Supervisory audit shall be carried out after the production establishment has obtained the VietGAP certification. The supervisory audit may be carried out in a regular (with prior notification) or sudden (without prior notification) manner; the frequency of supervisory inspection shall vary depending on the certification organization's decision under certain specific circumstances in order to ensure continued application of VietGAP in the production establishment.

5. The sudden audit shall be performed when:

a) There is any complaint about the production establishment’s incompliance with VietGAP;

b) There is an evidence that VietGAP-certified products fail to meet quality standards and food safety requirements;

c) The state regulatory authority makes a request for such sudden audit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The approach to auditing products in compliance with VietGAP on production/processing: Auditing the production/processing stage and testing typical examples; carrying out audit through assessment of the production/processing and testing samples collected at the production/processing establishment.

Article 16. Auditing procedures and requirements

1. Audit the production stage according to auditing criteria and instructions defined in VietGAP with respect to specific types of products.

In particular, products in the fishery sector; vegetable, fruit and tea products in the crop growing sector; dairy cows, poultry, pigs or bees in the livestock sector, shall be audited according to audit criteria defined in the Appendix IXA, IXB and IXC hereto attached until a new version of VietGAP is released.

 2. Collect samples of environmental factors (soil, water or ambience), inputs, waste substances or typical examples of products and determine analysis indicators according to VietGAP (in the event that the production establishment is unable to provide analysis results or provides inappropriate analysis results); the sampling and testing method shall be subject to technical or other regulations. If there are none of regulations on this, the sampling and testing method employed by a recognized or designated laboratory shall be applied.

3. Audit the multi-member production establishment:

a) Audit the internal quality management system according to the Appendix X hereto attached;

b) Audit archived documents;

c) Audit the member representing the group of members: The number of members representing the group of members that is subject to audit shall be subject to the certification organization's decision in certain specific circumstances but equal at least the square root (in case of initial audit) or at least 2/3 of the square root (in case of re-audit) or at least 1/2 of the square root (in case of supervisory audit) of total member in the group.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 17. VietGAP certification

1. Validity duration of the VietGAP certification

a) The VietGAP certification shall remain valid for the minimum period of 02 (two) years from the issue date;

b) The VietGAP certification shall be extended for the maximum period of 03 (three) months in the event that the production establishment awarded such certification does not continue to apply for renewal by the expiration date.

2. Where the production establishment has various production locations applying for audit at the same time, the VietGAP certification must clearly specify addresses, product names, raising/production acreage and expected production quantity at respective locations.

3. Where there are various members in the same production location, the VietGAP certification must include the list of members (their addresses, product names, raising/production acreage and expected production quantity).

4. VietGAP certification code

a) The VietGAP certification code shall be subject to instructions given in the Appendix XI hereto attached.

b) Issuing the VietGAP certification code online via the website in effect from January 1, 2013 shall be subject to instructions given by the Directorate of Fisheries, Agency of Crop Production and Agency of Livestock.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

REGULATORY AUDIT AND HANDLING OF VIOLATION

Article 18. Regulatory audit

1. The competent authority shall have powers to carry out inspection of the designating entity, the production establishment and the VietGAP certification organization in accordance with laws on regulatory audit.

2. Where the designating entity commits any act, the auditing entity shall consider making a decision to impose any action against such act in accordance with laws.

3. Where the VietGAP certification organization commits any act, the auditing entity shall send a notice of audit to the designating entity for its review and imposition of any action against such act in accordance with laws.

4. Where the VietGAP-certified production establishment commits any act, the auditing entity shall send a notice of audit to the certification organization for its review and imposition of any action against such act in accordance with laws.

Article 19. Resolution of violation committed by the production establishment

Based on the inspection and audit results, the certification organization shall issue a decision to impose relevant actions on VietGAP-certified producers in the following forms:

1. A written warning which is sent to the violating production establishment when it is established that that production establishment has certain incompliances as required by VietGAP. Upon receipt of such warning, the violating production establishment must agree with the certification organization on the duration of correction of such incompliances and take corrective actions in a timely manner. After completion of correction of these incompliances, the production establishment must send a written report to the certification organization.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The VietGAP certification shall be terminated when:

a) The violating production establishment does not take action to correct incompliances on a timely manner after being subject to the suspension of the VietGAP certification;

b) The production establishment requests postponement of inspection by the certification organization in 02 (two) successive times without giving any good and sufficient reason;

c) The production establishment does not use the VietGAP logo, logo or mark of the certification organization in accordance with regulations imposed by the competent authority or requirements of the written authorization issued by the certification organization;

d) Within the period when corrective actions are taken from the date of entry into force of the decision on termination of the VietGAP certification, the production establishment shall not be allowed to obtain the VietGAP certification. After completion of these corrective actions, the production establishment shall be required to re-apply for the certificate if it wishes to obtain such certificate.

4. Where violations committed by the production establishment have been detected and subject to penalties requested by the regulatory audit entity, the certification organization must inform the regulatory audit entity promptly after the date on which the decision to impose actions is signed.

Article 20. Handling of violation committed by the VietGAP certification organization

Based on the inspection and audit results, the designating entity shall issue a decision to impose relevant actions against violations on VietGAP certification organization in the following forms:

1. Warning in the event that the designated certification organization has shown incompliances that has not yet had any impact on the certification result;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Corrective actions defined in inspection reports have not been taken in a sufficient manner;

b) The certification organization fails to perform the reporting regime in accordance with Article 22 hereof;

c) Within the period when corrective actions are taken from the date of entry into force of the decision on suspension of the designation decision, the certification organization shall not be allowed to carry out VietGAP certification activities. After completion of corrective actions, the certification organization must send a report on correction results to the designating entity. Based on that report, the designating entity shall issue a decision to allow the certification organization to continue its certification activities; where necessary, the designating entity may carry out another on-site inspection at the certification organization.

3. The designation decision shall be cancelled if:

a) The certification organization fails to meet requirements referred to in Article 5 and 6 hereof;

b) The certification organization is not honest or unbiased during the process of inspection and certification.

c) Within the duration of at least 01 (one) year from the date on which the designation decision is terminated, the certification organization shall not be allowed to apply for the license to carry out VietGAP certification activities. If the certification organization wishes to resume its activities after such duration, it must follow requirements concerning application for and audit of re-designation in accordance with Article 10 hereof and make a commitment that violation of such kind will not recur. Where the certification organization lets violations recur, it shall be subject to lifetime prohibition.

4. Where violations committed by the certification organization have been detected and subject to penalties requested by the regulatory audit entity, the designating entity must inform the regulatory audit entity promptly after the date on which the decision to impose actions is signed.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Rights and responsibilities of the VietGAP-certified production establishment

1. Responsibilities:

a) Ensure and maintain production/processing conditions; carry out the internal audit in conformity with VietGAP requirements;

b) Implement VietGAP within the certified scope. Whenever there is any change in implementation of VietGAP, it must promptly inform the certification organization for its examination and supervision;

c) Take corrective actions against incompliances on time when receiving the decision on warning or suspension or termination of the VietGAP certification;

d) Make full payments to the certification organization for its VietGAP certification services in accordance with Article 3 hereof;

dd) Display authentic information about VietGAP-certified products on their labels and take responsibility concerning compliance of products with VietGAP.

e) When finding that any product lot does not conform to food safety requirements, it must temporarily cease distribution of this product lot, recall products if they have been sold in the market, carry out investigation to identify causes of failure to conform to food safety requirements and take corrective actions as well as keep a record of such actions in its files. Where it is impossible to mitigate risks of failure to comply with food safety requirements, it must inform the Department of Agriculture and Rural Development at the local jurisdiction where it is operating and the certification organization to seek any proper action.

2. Rights:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) File a petition against the certification, audit, inspection and assessment result in accordance with laws;

c) Use the VietGAP certification code, VietGAP logo in accordance with regulations imposed by the competent authority, or logo or mark of the certification organization under the arrangement with the certification organization;

d) Select the designated VietGAP certification organization and laboratory. Where there is any change to the certification organization, the production establishment must provide necessary information and declare the previous VietGAP certification code to the new certification organization;

dd) The certification that its products that are produced/processed in compliance with VietGAP is the basis on which the production establishment submits its declaration of conformity with safety requirements for its products to the Department of Agriculture and Rural Development in accordance with laws.

e) Select and hire organizations or individuals providing consultancy services during the process of preparation, registration and assessment of VietGAP certification.

Article 22. Rights and responsibilities of the VietGAP certification organization

1. Responsibilities:

a) Carry out VietGAP auditing and certification activities in accordance with this Circular; auditors are required to wear VietGAP auditor’s identity cards while on duty;

b) Pursuant to regulations laid down in this Circular and requirements of TCVN 7457:2004, the certification organization shall set up detailed guidance on application dossiers; process and schedule of audit, issuance, re-issuance, renewal, inspection, warning, suspension, termination of the VietGAP certification; funds for issuance of the VietGAP certification to specific products, and notify entities, organizations or individuals concerned through the website or other means of mass media;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Protect confidentiality of information, data and results of auditing of conformity during the process of auditing and certification, unless otherwise required by competent authorities;

dd) Do not perform VietGAP consultancy services for the production establishment that has signed the VietGAP certification agreement;

e) Bear legal liability for VietGAP certification results;

g) Report to the designating entity and the Department of Agriculture and Rural Development of the local jurisdiction where VietGAP certification activities are carried out promptly after issuance, re-issuance, renewal, warning, suspension or termination of the VietGAP certification held by the production establishment in order to provide information to customers on time;

h) Report to the designating entity on any change to legal status, organizational and management structure, policies and procedures, address or telephone number within the duration of 15 (fifteen) days from the date of change.

In case of supplementation or expansion of the scope of operations of auditors, it must send the list of auditors and their degrees or certificates in accordance with Point dd Clause 1 Article 7 hereof to the designating entity; shall only be allowed to issue the VietGAP auditor's identity card upon receipt of consent in writing from the designating entity.

i) Release the result of issuance, re-issuance, renewal, inspection, warning, suspension and termination of the VietGAP certification;

k) Issue the VietGAP code online through the website in accordance with this Circular.

2. Rights:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Issue, re-issue, renew, impose warning on, suspend or terminate the VietGAP certification in accordance with this Circular;

c) Supervise implementation of the good agricultural production practices of the VietGAP-certified production establishment within the certified scope.

d) Receive certification payments in accordance with the agreement with the production establishment that wishes to obtain the certificate of compliance of products with VietGAP.

Article 23. Powers and responsibilities of the designating entity

1. Responsibilities:

a) Receive application documents, assess, designate and re-designate, expand the scope of designation, supervise, inspect the certification organization, VietGAP auditors in accordance with this Circular;

d) Ensure a fair and unbiased view in auditing and designation activities;

c) Protect confidentiality of information and data during the process of inspection, assessment and supervision of the certification organization;

d) Notify Departments of Agriculture and Rural Development and release on the website or means of mass media the list of VietGAP certification organizations which are designated, subject to warning actions, suspension or termination of the designation decision and the list of production establishments eligible for issuing, re-issuing, renewing, subject to warning actions, suspension or termination of the VietGAP certification across the nation;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) Resolve any complaint relating to the VietGAP certification in accordance with laws.

2. Powers:

a) Issue, maintain and impose warning or termination of the decision on designation of the certification organization in accordance with laws;

b) Request the VietGAP certification organization to impose any action for violations committed by the production establishment.

c) Inspect the production establishment obtaining the VietGAP certification and supervise VietGAP auditing and certification activities carried out by the certification organization.

Article 24. Powers and responsibilities of the Department of Agriculture and Rural Development

1. Responsibilities:

a) Inspect and audit the production establishment obtaining the VietGAP certification and GAP auditing and certification activities carried out by the designated certification organization within its local jurisdiction;

b) Resolve any complaint relating to the VietGAP certification within its local jurisdiction in accordance with laws;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Provide VietGAP training for agricultural production/processing organizations or individuals within its local jurisdiction.

2. Powers:

a) Handle violations and notify the handling results to the designating entity or request the designating entity to impose actions against violations committed by the VietGAP certification organization in accordance with laws;

b) Handle violations and notify the handling result to the VietGAP certification organization or request the VietGAP certification organization to impose any action for violations committed by the production establishment.

Chapter VI

IMPLEMENTATION

Article 25. Transitional provisions

1. VietGAP certification organization that is designated under the Decision No. 84/2008/QD-BNN dated July 28, 2008; the Decision No. 121/2008/QD-BNN dated December 17, 2008 of the Ministry of Agriculture and Rural Development:

a) continue its VietGAP certification activities within the scope and duration designated under the decision of the Agency of Crop Production, Agency of Livestock or the Department of Agriculture and Rural Development;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Based on the designation dossiers, self-assessment report of the certification organization, the Agency of Crop Production and the Agency of Livestock shall undertake or cooperate with the Department of Agriculture and Rural Development in audit of the application documentation or on-site audit at the production establishment to make a decision on re-designation or expansion of the scope of designation (if required) in accordance with this Circular by June 30, 2013 at the latest.

Article 26. Implementary provision

1. This Circular shall enter into force from November 10, 2012 and replace:

a) The Decision No. 56/2008/QD-BNN dated April 29, 2008 of the Ministry of Agriculture and Rural Development issuing regulations on inspection and certification of fishery and aquaculture with a view to promoting sustainability;

b) Article 3 of the Circular No. 24/2011/TT-BNNPTNT dated April 6, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on “amending, supplementing and repealing certain regulations on administrative formalities in the fishery sector” in accordance with the Resolution No. 57/NQ-CP dated December 15, 2010;

c) The Decision No.84/2008/QD-BNN dated July 28, 2008 of the Ministry of Agriculture and Rural Development issuing regulations on certification of the good agricultural practices (VietGAP) for safe vegetable, fruits and tea products;

d) Article 1 of the Circular No. 17/2011/TT-BNNPTNT dated April 6, 2011 of the Ministry of Agriculture and Rural Development on amending, supplementing and repealing certain regulations on administrative formalities in the crop growing sector in accordance with the Resolution No. 57/NQ-CP dated December 15, 2010;

dd) The Decision No.121/2008/QD-BNN dated December 17, 2008 of the Minister of Agriculture and Rural Development issuing “Regulations on certification of the production establishment’s compliance with the good animal husbandry practices (VietGAHP) for dairy cows, swine, poultry and bees”;

e) The Circular No. 08/2010/TT-BNNPTNT dated February 11, 2010 of the Ministry of Agriculture and Rural Development providing regulations on requirements for the VietGAHP certification organization in the dairy cow, swine, poultry and bee farming sector;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In the course of implementation of this Circular, if there is any difficulty that may arise, organizations or individuals concerned should send their feedbacks to the Ministry of Agriculture and Rural Development (the designating entity) for any timely solution./.

 

 

 

PP. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Bui Ba Bong

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/09/2012 quy định về chứng nhận sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi được sản xuất, sơ chế phù hợp với Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


26.959

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.193.175
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!