Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 30/2009/TT-BNN kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản xuất, kinh doanh sản phẩm giết mổ động vật

Số hiệu: 30/2009/TT-BNN Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Diệp Kỉnh Tần
Ngày ban hành: 04/06/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 30/2009/TT-BNN

Hà Nội, ngày 04 tháng 6 năm 2009

THÔNG TƯ

BAN HÀNH QUY ĐỊNH KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI SẢN XUẤT, KINH DOANH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT, GIẾT MỔ ĐỘNG VẬT SỬ DỤNG LÀM THỰC PHẨM

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Căn cứ Nghị định số 119/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm như sau:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

Thông tư này quy định về kiểm tra, giám sát đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật và giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm bao gồm xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện, hệ thống kiểm tra, giám sát, sử dụng thuốc thú y, thức ăn dùng trong chăn nuôi gia súc và gia cầm, xử lý vi phạm và phân công trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện.

2. Đối tượng áp dụng:

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài có liên quan đến việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật và giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Sản phẩm động vật là thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, sữa, sản phẩm của sữa ở dạng tươi sống và sơ chế sử dụng làm thực phẩm.

2. Sản xuất sản phẩm động vật là chăn nuôi gia súc, gia cầm nhằm mục đích lấy sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm.

3. Cơ sở sản xuất sản phẩm động vật (sau đây gọi là cơ sở sản xuất) là cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất sản phẩm động vật.

4. Kinh doanh sản phẩm động vật là hoạt động thu gom, sơ chế, bảo quản, san lẻ, bao gói, vận chuyển, phân phối, làm đại lý, buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm động vật.

5. Cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) là cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh sản phẩm động vật.

6. Giết mổ động vật là hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm và những động vật khác nhằm mục đích làm thực phẩm.

7. Cơ sở giết mổ động vật là tổ chức, cá nhân có hoạt động giết mổ động vật.

Chương II

KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y

Điều 3. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch

1. Đối với kế hoạch kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Xây dựng kế hoạch:

Cục Thú y chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch.

b) Tổ chức thực hiện:

Sau khi kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí, Cục Thú y tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu; đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu đã thực hiện, kế hoạch thực hiện năm tiếp theo và thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu sản phẩm động vật khi có yêu cầu.

c) Vụ kế hoạch, Tài chính, Khoa học công nghệ và môi trường, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp với Cục Thú y xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, phân tích mẫu sản phẩm động vật hàng năm.

2. Đối với kế hoạch kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh):

a) Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí để thực hiện kế hoạch;

b) Chỉ đạo Chi cục Thú y phối hợp với các Ban, ngành liên quan trong tỉnh triển khai thực hiện kế hoạch được phê duyệt.

Điều 4. Thời gian thực hiện việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích

1. Việc kiểm tra, giám sát và lấy mẫu phân tích tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật được thực hiện trong các tháng 2 - 4 và các tháng 10 - 12 hàng năm theo kế hoạch được phê duyệt.

2. Số lượng và chủng loại mẫu lấy phân tích theo kế hoạch đã xây dựng. Trong trường hợp cần thiết, việc lấy mẫu và kiểm tra có thể được thực hiện đột xuất.

Điều 5. Cơ quan thực hiện việc lấy mẫu phân tích

1. Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật thuộc địa bàn quản lý theo kế hoạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt và cấp kinh phí.

2. Chi cục Thú y thực hiện việc lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về ô nhiễm vi sinh vật và phân tích các chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật theo kế hoạch đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và cấp kinh phí.

Điều 6. Quy định về việc lấy mẫu, phân tích mẫu

Việc lấy mẫu, số lượng mẫu lấy và phân tích các chỉ tiêu chất tồn dư theo kế hoạch hàng năm kèm theo.

Điều 7. Quy định về lưu giữ kết quả phân tích

Kết quả phân tích mẫu được lưu giữ tại cơ quan phân tích và được gửi tới các cơ quan có liên quan.

Điều 8. Kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm động vật xuất, nhập khẩu

1. Việc lấy mẫu phục vụ kiểm dịch lô hàng xuất, nhập khẩu được thực hiện theo quy định về kiểm dịch xuất, nhập khẩu.

2. Số lượng mẫu lấy xét nghiệm, phân tích tuỳ thuộc vào khối lượng lô hàng xuất, nhập khẩu.

3. Các chỉ tiêu xét nghiệm, phân tích dựa vào yêu cầu từ phía nước nhập khẩu và quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Nếu phát hiện lô hàng có chứa vi sinh vật, các chất tồn dư gây hại vượt giới hạn cho phép thì kết quả xét nghiệm, phân tích phải được thông báo ngay cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật biết và bắt buộc thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định.

5. Hồ sơ kiểm dịch được lưu giữ tại cơ quan kiểm dịch.

Điều 9. Quy định về việc thông báo kế hoạch và báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát hàng năm.

Việc thông báo kế hoạch kiểm tra, giám sát hàng năm; báo cáo kết quả thực hiện giám sát, số lượng mẫu phân tích, số chỉ tiêu phân tích, xử lý mẫu phân tích hàng năm cho nước nhập khẩu hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bởi các cơ quan, đơn vị có liên quan tại Chương VI của Thông tư này.

Chương III

HỆ THỐNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT

Điều 10. Hệ thống kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật gồm:

1. Đối với việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu:

a) Cục Thú y.

b) Cơ quan Thú y vùng.

c) Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II.

d) Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và II.

đ) Chi cục Thú y các tỉnh có liên quan.

2. Đối với việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước:

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. b) Chi cục Thú y.

c) Trạm Thú y cấp huyện.

Điều 11. Đối tượng được kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật gồm:

1. Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.

2. Các cơ sở giết mổ động vật để tiêu thụ sản phẩm động vật trong nước và xuất khẩu.

3. Các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm.

4. Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị thuộc hệ thống kiểm tra, giám sát

Các đơn vị thuộc hệ thống kiểm tra, giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện những công việc được phân công đảm bảo hệ thống kiểm tra, giám sát khép kín từ khâu sản xuất cho tới giết mổ động vật, vận chuyển, thu gom, sơ chế, bao gói, bảo quản và buôn bán sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm.

Điều 13. Nghĩa vụ của các cơ sở được kiểm tra, giám sát

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định, chấp hành việc cung cấp tài liệu, thông tin có liên quan, mẫu phục vụ kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Chương IV

SỬ DỤNG THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT

Điều 14. Sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi

1. Chỉ sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc được phép sản xuất, kinh doanh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để phòng, trị bệnh cho động vật.

Nghiêm cấm sử dụng kháng sinh trong danh mục bị cấm dùng trong chăn nuôi động vật.

2. Thuốc phải được mua tại cửa hàng được phép kinh doanh thuốc thú y.

3. Nhãn thuốc thú y dùng trong chăn nuôi phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định, trên nhãn bắt buộc phải ghi rõ thành phần, chỉ định cụ thể đối với bệnh của động vật kèm theo hướng dẫn sử dụng thuốc.

4. Khi sử dụng thuốc phải tuân theo đúng chỉ định bệnh ghi trên nhãn và hướng dẫn của cơ sở sản xuất. Cơ sở chăn nuôi phải có sổ sách theo dõi tình hình dịch bệnh và sổ tay điều trị bệnh cho động vật.

5. Đối với những tổ chức, cá nhân chăn nuôi động vật cung cấp cho các cơ sở giết mổ động vật để xuất khẩu, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về sử dụng thuốc thú y, thức ăn trong chăn nuôi mà còn phải thực hiện theo các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Điều 15. Sử dụng thức ăn trong chăn nuôi

1. Thức ăn dùng cho chăn nuôi động vật phải ghi rõ thành phần, cách sử dụng, thời gian sản xuất và thời hạn sử dụng theo quy định.

2. Nghiêm cấm việc pha trộn các chất kháng sinh trong danh mục bị cấm dùng, hoóc môn vào thức ăn nuôi.

Chương V

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 16. Xử lý khi sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn trong quá trình kiểm tra, giám sát

1. Trong quá trình xét nghiệm, phân tích mẫu sản phẩm động vật, nếu phát hiện thấy những chỉ tiêu vệ sinh thú y bắt buộc phải kiểm tra, giám sát vượt quá giới hạn cho phép, cơ quan Thú y tiến hành xử lý theo các bước sau đây:

a) Thông báo ngay kết quả xét nghiệm, phân tích cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật biết;

b) Yêu cầu doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp điều chỉnh thích hợp;

c) Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ ngay việc tiêu thụ sản phẩm động vật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật vi phạm;

d) Tiến hành điều tra, kiểm tra, đánh giá lại cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật, trên cơ sở đó yêu cầu áp dụng các biện pháp cần thiết để triệt tiêu các nguyên nhân. Việc tiêu thụ sản phẩm động vật chỉ được tiếp tục sau khi đã xác định rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý hiệu quả được công nhận.

2. Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát trong vòng 01 năm liền đối với những cơ sở vi phạm các quy định.

3. Cục Thú y thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các biện pháp xử lý đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật phục vụ để tiêu thụ sản phẩm động vật trong nước.

Điều 17. Xử lý khi sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu không đạt tiêu chuẩn

1. Trường hợp các lô hàng được xuất khẩu sang các nước, mà nước nhập khẩu phát hiện có vi sinh vật, hoặc chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép, hoặc không đúng nguồn gốc thì chủ hàng, cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc cơ sở giết mổ động vật có lô hàng đó phải báo cáo cho Cục Thú y để phối hợp với các cơ quan liên quan và nước nhập khẩu bàn biện pháp để xử lý lô hàng, đồng thời chủ hàng phải chịu toàn bộ chi phí cho việc xử lý lô hàng.

2. Trường hợp các lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam không đạt tiêu chuẩn, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam có thẩm quyền xử lý theo pháp luật của nhà nước Việt Nam và thông lệ quốc tế, đồng thời thông báo cho cơ quan Thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu biết đối với sản phẩm động vật nhập khẩu vào Việt Nam không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y.

Điều 18. Xử lý khi điều kiện vệ sinh cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y

1. Yêu cầu cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục như: sửa chữa, nâng cấp nhà xưởng sản xuất, dây chuyền công nghệ, quy trình kỹ thuật cho phù hợp và đạt tiêu chuẩn theo quy định.

2. Kiến nghị cấp có thẩm quyền tạm đình chỉ hoạt động có thời hạn những cơ sở không thể đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y để khắc phục.

3. Các cơ sở tái phạm nhiều lần, hoặc không thể khắc phục các tồn tại, thì kiến nghị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc không cấp phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật khi chưa được xác minh, thẩm định lại của cơ quan chuyên môn trong hệ thống kiểm tra, giám sát theo sự phân công.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 19. Trách nhiệm của Cục Thú y

1. Xây dựng, trình duyệt, thực hiện, hướng dẫn thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, xét nghiệm vi sinh vật, phân tích chất tồn dư trong sản phẩm động vật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật phục vụ xuất khẩu.

2. Hướng dẫn các Chi cục Thú y theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng thuốc thú y trong chăn nuôi, điều trị bệnh động vật, bảo quản sản phẩm động vật.

3. Phối hợp với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, Hiệp hội chăn nuôi để tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi những hiểu biết về việc sử dụng hoá chất, thuốc thú y trong chăn nuôi và điều trị bệnh động vật; các quy định về thực hành chăn nuôi tốt (GAHP); áp dụng hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP) trong giết mổ động vật, sơ chế và bảo quản sản phẩm động vật.

4. Hướng dẫn việc xử lý các vi phạm trong việc sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm dùng trong chăn nuôi.

5. Theo dõi hoạt động của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật trong hệ thống kiểm tra, giám sát; đề xuất, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đợt kiểm soát, giám sát dài hạn và hàng năm.

6. Tổng hợp định kỳ thông tin, phân tích, đánh giá, điều chỉnh các hoạt động phù hợp với yêu cầu đã được đặt ra.

7. Đề xuất việc điều chỉnh, xử lý các vi phạm về sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật.

8. Tổng hợp kế hoạch hàng năm, xây dựng báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch, các điều chỉnh, xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật.

Điều 20. Trách nhiệm của các Cơ quan Thú y vùng

1. Hướng dẫn, phối hợp với các Chi cục Thú y quản lý, giám sát tình hình sản xuất, sơ chế, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật từ các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.

2. Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tình hình sản xuất, sơ chế, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm động vật từ các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật trên địa bàn quản lý.

3. Thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định và sản phẩm động vật xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu, hoặc chủ hàng.

4. Thực hiện các hoạt động điều chỉnh, xử lý các vi phạm trong quá trình sản xuất, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật.

5. Báo cáo kết quả hoạt động về Cục Thú y và thông báo cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Điều 21. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y Trung ương I và II

1. Thực hiện việc kiểm tra, giám sát: lấy mẫu và xét nghiệm, phân tích mẫu theo kế hoạch đã được phê duyệt hàng năm; tổng hợp và báo cáo số liệu về Cục Thú y sau các đợt lấy mẫu, phân tích, xét nghiệm, kiểm nghiệm; thực hiện các chương trình nâng cao nhận thức cho người tham gia sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật; phổ biến, áp dụng các biện pháp GAHP.

2. Tham gia các đợt thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật và phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật áp dụng các biện pháp để đảm bảo vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật.

3. Tổ chức kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật; xét nghiệm vi sinh vật, phân tích chất tồn dư độc hại trong sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi cho Chi cục Thú y các tỉnh khi có yêu cầu.

Điều 22. Trách nhiệm của các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y Trung ương I và II

1. Hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y thực hiện việc sản xuất, kinh doanh thuốc thú y theo quy định.

2. Tham gia thực hiện các chương trình, kế hoạch về thanh, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y để chăn nuôi, phòng trị bệnh cho động vật.

Điều 23. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật hàng năm của địa phương.

2. Chỉ đạo Chi cục Thú y tổ chức kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật trên địa bàn quản lý.

Điều 24. Trách nhiệm của các Chi cục Thú y

1. Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật theo kế hoạch hàng năm của địa phương.

2. Thực hiện quản lý, theo dõi, giám sát việc sản xuất và sử dụng hoá chất, thuốc thú y trong chăn nuôi động vật trên địa bàn quản lý.

3. Phổ biến, hướng dẫn người chăn nuôi, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật áp dụng các biện pháp để đảm bảo vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật.

4. Phối hợp với các cơ quan thuộc Cục Thú y trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật trên địa bàn quản lý.

5. Xử lý các vi phạm trong việc sử dụng các hoá chất, thuốc kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Điều 25. Trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật

1. Chấp hành các quy định về thực hành sản xuất tốt (GMP), các quy định về GAHP; áp dụng hệ thống HACCP trong giết mổ động vật, sơ chế và bảo quản sản phẩm động vật.

2. Chỉ sử dụng những loại hoá chất, thuốc thú y đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. Không sử dụng hóa chất độc hại và kháng sinh bị cấm trong chăn nuôi động vật, sơ chế, bảo quản sản phẩm động vật.

3. Thường xuyên thông báo diễn biến tình hình dịch bệnh của động vật, tình hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật đến các cơ quan có liên quan để xử lý.

4. Lập danh sách theo dõi động vật; lập sổ theo dõi, giám sát nguồn gốc của từng lô hàng sản phẩm động vật để phục vụ cho công việc truy nguyên nguồn gốc.

5. Thực hiện việc lấy mẫu, gửi mẫu xét nghiệm, phân tích theo kế hoạch hàng năm.

6. Tham gia cùng với các cơ quan liên quan trong việc kiểm tra, giám sát chất tồn dư, vi sinh vật ô nhiễm trong quá trình chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, bao gói, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ trong nước.

7. Tổ chức học tập, nâng cao kiến thức cho người tham gia trong chăn nuôi, giết mổ động vật, sơ chế, bao gói, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật; trao đổi thông tin để kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại chưa đạt yêu cầu.

8. Thông báo kết quả hoạt động của cơ sở, những sai phạm, xử lý sai phạm, các thông tin có liên quan đến các đơn vị có liên quan.

Chương VII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 26. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư Pháp;
- Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng-Bộ NN&PTNT;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Sở NN&PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam; Hiệp hội liên quan;
- Các Công ty sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật có liên quan;
- Các Công ty sản xuất, kinh doanh thuốc thú y và thức ăn cho gia súc, gia cầm có liên quan;
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom – Happiness
----------

No. 30/2009/TT-BNNPTNN

Ha noi, June 4, 2009

 

CIRCULAR

PRESCRIBING VETERINARY HYGIENE EXAMINATION AND CONTROL OF ANIMAL PRODUCT PRODUCTION AND TRADING AND SLAUGHTER OF ANIMALS FOR FOOD

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the April 29, 2004 Animal Health Ordinance;
Pursuant to the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing a number of articles of the Animal Health Ordinance;
Pursuant to the Government's Decree No. 119/2008/ND-CP of November 28, 2008, amending and supplementing a number of articles of the Government's Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing a number of articles of the Animal Health Ordinance;
The Ministry of Agriculture and Rural Development prescribes veterinary hygiene examination and control of animal product production and trading and slaughter of animals for food as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subject:, of application

1. Scope of regulation:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Subjects of application:

This Circular applies to domestic and foreign organizations and individuals engaged in animal product production and trading and slaughter of animals for food.

Article 2. Interpretation of terms

In this Circular, the terms below are construed as follows:

1. Animal products means meat of cattle or poultry, eggs of poultry, milk, fresh and preliminarily processed dairy products used as food.

2. Animal product production means raising of cattle and poultry to obtain animal products for food.

3. Animal product producer (below referred to as producer) means an agency, unit, organization or individual engaged in animal product production.

4. Animal product trading involves the collection, preliminary processing, preservation, division, packaging, transportation, distribution, sale agency, trading, export and import of animal products.

5. Animal product trader (below referred to as trader) means an agency, unit, organization or individual engaged in animal product trading.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Animal slaughterhouse means an organization or individual engaged in animal slaughter.

Chapter II

VETERINARY HYGIENE EXAMINATION AND CONTROL

Article 3. Elaboration and implementation of plans

1. Plans on veterinary hygiene examination and control of animal products for export and import:

a/ Elaboration of plans:

The Animal Health Department shall assume the prime responsibility for elaborating annual examination and control plans and submitting them to the Ministry of Agriculture and Rural Development for approval and allocation of funds for implementation.

b/ Implementation:

After the Ministry of Agriculture and Rural Development approves and allocates funds for implementation of examination and control plans and analysis of samples, the Animal Health Department shall implement these plans and report to the Ministry of Agriculture and Rural Development on examination and control and sample analysis results and plans for the following year and notify them to competent authorities of animal product importing countries at request.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Plans on veterinary hygiene examination and control of animal products for domestic consumption:

Agriculture and Rural Development Departments of provinces and centrally run cities (below referred to as provinces) shall:

a/ Assume the prime responsibility for elaborating annual examination and control plans and submitting them to provincial-level People's Committees for approval and allocation of funds for implementation;

b/ Direct Animal Health Branches in coordinating with concerned provincial departments and branches in implementing approved plans.

Article 4. Time frames for examination, control and sample taking

1. Examination, control and sample taking for analysis at producers and traders and animal slaughterhouses shall be conducted during February-April and October-December every year under approved plans.

2. Quantities and types of samples to be taken conform with plans. When necessary, sample taking and examination may be conducted unexpectedly.

Article 5. Agencies responsible for taking samples for analysis

1. Central Veterinary Hygiene Examination Centers I and II shall take samples to test microorganism contamination indicators and analyze toxic residues in animal products in localities under their management according to plans approved and funded by the Ministry of Agriculture and Rural Development.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Sample taking and analysis

The taking and quantities of samples and analysis of residues conform with annual plans.

Article 7. Storage of analysis results

Sample analysis results shall be stored at analysis agencies and sent to concerned agencies.

Article 8. Examination and control of exported and imported animal products

1. The sample taking for quarantine of exports and imports complies with regulations on exports and imports quarantine.

2. The quantity of samples to be taken for testing and analysis depends on the volume of the export or import lot concerned.

3. Indicators to be tested and analyzed are based on requirements of importing countries and Vietnam's law.

4. When a lot of goods is detected to contain microorganisms and toxic residues in excess of allowable limits, test and analysis results shall be promptly notified to the producer or trader or animal slaughterhouse which shall take remedy measures under regulations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Notification of plans and reporting on annual examination and control results

Concerned agencies and units specified in Chapter VI of this Circular shall notify annual examination and control plans; and annually report on control results, quantities of analyzed samples, numbers of indicators to be analyzed and handling of analyzed samples, to importing countries or concerned agencies.

Chapter III

EXAMINATION AND CONTROL SYSTEM

Article 10. The system of veterinary hygiene examination and control of producers and traders and animal slaughterhouses includes:

1. For veterinary hygiene examination and control of animal products for export and import:

a/ The Animal Health Department.

b/ Regional animal health agencies.

c/ Central Veterinary Hygiene Examination Centers I and II.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e/ Concerned Animal Health Branches.

2. For veterinary hygiene examination and control of animal products for domestic sale:

a/ Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments.

b/ Animal Health Branches.

c/ District-level animal health stations.

Article 11. Subject to examination and control of animal product production and trading and animal slaughter are:

1. Enterprises that produce and trade in animal products for domestic sale, export and import.

2. Establishments that slaughter animals for domestic sale and export of animal products.

3. Cattle and poultry raising establishments.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 12. Tasks and powers of units within the examination and control system

Units within the examination and control system shall, within their tasks and powers, perform assigned jobs to ensure a complete examination and control process, from production to slaughter of animals, transportation, collection, preliminary processing, packaging, preservation and trading of animal products for food.

Article 13. Obligations of examined and controlled establishments

Producers and traders and establishments slaughtering animals for food are subject to the management and control of competent state management agencies under regulations and shall supply related documents, information and samples for examination and control and perform obligations under law.

Chapter IV

USE OF VETERINARY DRUGS AND FEEDS IN ANIMAL RAISING

Article 14. Use of veterinary drugs in animal raising

1. Only drugs on the list permitted for production and trading promulgated by the Ministry of Agriculture and Rural Development may be used to prevent and cure animal diseases.

Use of antibiotics on the list banned from use in animal raising is strictly prohibited.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Labels of veterinary drugs used in animal raising must fully contain information under regulations and clearly indicate ingredients and indications on animal diseases, and use instruction.

4. Drugs shall be used according to indications shown in labels and use instructions of producers. Animal raising establishments must have books to record animal diseases and handbooks on treatment of animal diseases.

5. Organizations and individuals raising animals for supply to establishments that slaughter animals for export shall, apart from complying with the laws on use of veterinary drugs and feeds in animal raising, satisfy requirements of importing countries.

Article 15. Use of feeds in animal raising

1. Labels of feeds for animal raising must clearly indicate ingredients, use instruction and manufacture and expiry dates under regulations.

2. Mixing antibiotics on the list banned from use and hormones with feeds is strictly prohibited.

Chapter V

HANDLING OF VIOLATIONS

Article 16. Handling of substandard animal products detected through examination and control

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Immediately notifying test and analysis results to producers or traders or animal slaughterhouses;

b/ Requesting enterprises to take adjustment measures accordingly:

c/ Proposing competent agencies to promptly suspend the sale of animal products of violating producers and traders and animal slaughterhouses;

d/ Investigating, examining and re-evaluating animal product producers and traders and animal slaughterhouses and based on investigation, examination and reevaluation results, requesting these establishments to take necessary measures to eliminate causes. The sale of animal products may only continue after causes are identified and effective handling measures are taken and recognized.

2. The Animal Health Department and provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall direct concerned agencies in inspecting, examining and controlling violating establishments for one year.

3. The Animal Health Department shall handle violating producers and traders of animal products and establishments slaughtering animals for export and import. Provincial-level Agriculture and Rural Development Departments shall handling violating producers and traders of animal products and establishments slaughtering animals for domestic sale.

Article 17. Handling of substandard exported and imported animal products

1. When a lot of exports is detected by the importing country to contain microorganisms or residues in excess of allowable limits or have improper origin, the owner of this lot shall report such to the Animal Health Department for coordination with concerned agencies and the importing country in handling the lot. The owner shall bear all expenses for such handling.

2. When a lot of animal products imported into Vietnam fails to meet standards, competent Vietnamese state management agencies shall handle it according to the law of the Vietnamese State and international practice and concurrent^ notify the competent animal health agency of the exporting country of these products' failure to meet veterinary hygiene requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Requesting establishments to take remedy such as repair and upgrading of production workshops, technological lines and technical process up to prescribed standards.

2. Proposing competent authorities to suspend from operation for remedy establishments that fail to meet veterinary hygiene requirements.

3. Proposing termination of operation or not granting business licenses to producers and traders and animal slaughterhouses that repeat violations or fail to remedy their problems when these establishments have not been verified or re-evaluated by assigned functional agencies within the examination and control system.

Chapter VI

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 19. Responsibilities of the Animal Health Department

1. To elaborate, submit for approval, implement and guide the implementation of examination and control plans and testing of microorganisms and analysis of residues in animal products at for-export animal product producers and traders and animal slaughterhouses.

2. To guide Animal Health Branches in monitoring and controlling the production and use of veterinary drugs in animal raising, animal disease treatment and preservation of animal products.

3. To coordinate with producers and traders and the animal raising association in training and guiding animal raisers in use of chemicals and veterinary drugs in animal raising and animal disease treatment and regulations on good animal health practice (GAHP); and applying the Hazard Analysis and Critical Control Point (HACCP) system to animal slaughter and preliminary processing and preservation of animal products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. To monitor activities of agencies, units and enterprises engaged in the production, preliminary processing and trading of animal products, and animal slaughter within the examination and control system: to propose and implement long-term and annual examination and control programs, plans and campaigns.

6. To regularly sum up information, analyze, evaluate and adjust activities to meet requirements.

7. To propose adjustments and handle violations of regulations on animal product production, preliminary processing and trading and animal slaughter.

8. To review annual plans and make reports on plan implementation, plan adjustments and handling of violations of regulations on animal product production, preliminary processing and trading and animal slaughter.

Article 20. Responsibilities of regional animal health agencies

1. To guide and coordinate with Animal Health Branches in managing and controlling the production, preliminary processing, trading and sale of animal products by producers, processors and traders in localities under their management.

2. To examine and control production, preliminary processing, trading and sale of animal products by producers, processors, traders and animal slaughterhouses in localities under their management.

3. To quarantine and grant quarantine certificates to. exported and imported animal products under regulations, and exported animal products at the request of importing countries or product owners.

4. To make adjustments and handle violations in animal product production, preliminary processing and trading.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Responsibilities of Central Veterinary Hygiene Examination Centers I and II

1. To conduct examination and control: To take, test and analyze samples according to approved annual plans; to sum up and report on statistics to the Animal Health Department after each sample taking, analysis, testing and examination; to implement programs to raise awareness of those engaged in animal product production and trading and animal slaughter; to popularize and apply GAHP measures.

2. To participate in the inspection, examination and control of producers, processors, traders and animal slaughterhouses and popularize and guide animal raisers, processors and traders and animal slaughterhouses in taking veterinary hygiene measures for animal products.

3. To examine veterinary hygiene conditions of animal raising and slaughterhouses and animal product processing and preserving establishments; to test microorganisms and analyze toxic residues in animal products and feeds at the request of provincial Animal Health Branches.

Article 22. Responsibilities of Central Veterinary Drug Testing Centers I and II

1. To guide veterinary drug manufacturers and traders in doing business under regulations.

2. To participate in the implementation of programs and plans to inspect, examine and control veterinary drug manufacturers and traders for animal raising and animal disease treatment.

Article 23. Responsibilities of provincial-level Agriculture and Rural Development Departments

1. To elaborate annual plans to examine and control producers, processors and traders and animal slaughterhouses in their localities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Responsibilities of Animal Health Branches

1. To examine and supervise producers, processors and traders and animal slaughterhouses according to annual plans of their localities.

2. To manage, monitor and supervise the production and use of chemicals and veterinary drugs in animal raising in localities under their management.

3. To popularize and guide animal raisers, processors and traders and animal slaughterhouses in applying veterinary hygiene measures to animal products.

4. To coordinate with agencies of the Animal Health Department in inspecting, examining and supervising producers and traders in localities under their management.

5. To handle violations of using banned chemicals and antibiotics in animal raising.

Article 25. Responsibilities of producers and traders and animal slaughterhouses

1. To observe regulations on good manufacture practice (GMP) and GAHP; to apply the HACCP system to animal slaughter and animal product preliminary processing and preservation.

2. To use only chemicals and veterinary permitted by the Ministry of Agriculture and Rural Development. Not to use toxic chemicals and banned antibiotics in animal raising and animal product processing and preservation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To make animal lists to monitor animals; to keep records to monitor and control the origin of each lot of animal products for tracing purposes.

5. To take and send samples for testing and analysis according to annual plans.

6. To join concerned agencies in examining and controlling residues and contaminated microorganisms in animal raising and slaughter, and preliminary processing, packaging and preservation of and trading in animal products for export, import and domestic sale.

7. To organize training to improve knowledge for those engaged in animal raising and slaughter and animal product preliminary processing, packaging, preservation and trading; to exchange information to make timely adjustments and address existing problems.

8. To notify concerned units of their operation, violations and their handling and related information.

Chapter VII

IMPLEMENTATION PROVISION

Article 26. Effect

This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

FOR THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Diep Kinh Tan

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 30/2009/TT-BNN ngày 04/06/2009 ban hành quy định kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y đối với sản xuất, kinh doanh sản phẩm động vật, giết mổ động vật sử dụng làm thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


6.892

DMCA.com Protection Status
IP: 3.128.31.184
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!