BỘ
THUỶ SẢN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
650/2000/QĐ-BTS
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 08 năm
2000
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ KIỂM TRA VÀ CHỨNG NHẬN NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
HÀNG HOÁ THUỶ SẢN, THAY THẾ QUYẾT ĐỊNH SỐ 08/2000/QĐ-BTS NGÀY 07/01/2000
BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN
Căn cứ Nghị định 50/CP ngày 21/6/1994 của
Chính phủ qui định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thủy sản;
Căn cứ Nghị định 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản
lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá;
Căn cứ Thông tư 02 TT/LB ngày 24/5/1996 của Liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường
- Thuỷ sản hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP;
Theo đề nghị của Ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra và chứng
nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản, thay thế Quy chế được ban hành
theo Quyết định số 08/2000/QĐ-BTS ngày 7/1/2000.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký ban
hành.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn
và kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Các Ông Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Thanh tra Bộ,
Cục trưởng Cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản, Giám đốc Trung tâm Kiểm tra Chất lượng
và Vệ sinh Thuỷ sản, Giám đốc các Sở Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn có quản lý thuỷ sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 4
- Văn phòng Chính phủ
Các Bộ: KHCN&MT, Y tế, Thương mại,
- Nông nghiệp &PTNT, Tài chính
- Tổng cục Hải quan
- Các UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW
- Công báo
- Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
- Lãnh đạo Bộ
- Lưu VT, KHCN
|
BỘ TRƯỞNG BỘ
THUỶ SẢN
Tạ Quang Ngọc
|
QUY CHẾ
KIỂM TRA VÀ CHỨNG NHẬN NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ THUỶ
SẢN (BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 650/2000/QĐ-BTS NGÀY
04/8/2000 CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ THUỶ SẢN)
Chương 1:
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng và phạm
vi áp dụng
1. Quy chế này quy định phương thức, nội dung,
trình tự kiểm tra, chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản và quyền
hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong kiểm tra Nhà nước về chất lượng
hàng hoá thuỷ sản.
2. Quy chế này áp dụng đối với các loại hàng hoá
thuỷ sản xuất khẩu, nhập khẩu và tiêu thụ nội địa thuộc danh mục bắt buộc phải
kiểm tra Nhà nước về chất lượng (sau đây gọi tắt là Danh mục). Sản phẩm thuỷ sản
sử dụng cho cá nhân, hàng mẫu triển lãm, hội chợ không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Quy chế này.
3. Tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh hàng hoá thuỷ sản thuộc Danh mục nói trên (sau đây gọi tắt là Chủ hàng)
phải đăng ký kiểm tra và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra, chứng nhận Nhà
nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản (sau đây gọi tắt là Cơ quan Kiểm tra) theo
quy định của Quy chế này.
4. Việc kiểm tra chất lượng các lô hàng xuất khẩu
ngoài Danh mục, việc kiểm tra theo yêu cầu riêng của nước/khu vực thị trường nhập
khẩu, hoặc kiểm tra theo yêu cầu của chủ hàng, không thuộc phạm vi điều chỉnh của
Quy chế này.
Điều 2. Cơ quan Kiểm tra
1. Cơ quan Kiểm tra nói trong Quy chế này là các
đơn vị được Liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường và Thuỷ sản thống nhất chỉ định
tại Thông tư số 02 TT/LB ngày 24/5/1996.
Phạm vi trách nhiệm kiểm tra Nhà nước về chất lượng
của các Cơ quan Kiểm tra thuộc Bộ Thuỷ sản được quy định tại Thông tư số 03
TT/TCCB-LĐ ngày 19/8/1996 và các văn bản bổ sung, sửa đổi của Bộ Thuỷ sản.
Điều 3. Căn cứ để kiểm tra
và chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá
3. Căn cứ để kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về
chất lượng hàng hoá thuỷ sản là các Tiêu chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Ngành Thuỷ
sản, thuộc diện bắt buộc áp dụng; các quy định khác về chất lượng, vệ sinh an
toàn thực phẩm do Bộ Thuỷ sản hoặc Bộ Y tế ban hành.
4, Đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu, Cơ quan Kiểm
tra được phép kiểm tra và chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn của nước nhập
khẩu hoặc khu vực thị trường nhập khẩu, nếu mức chỉ tiêu chất lượng nêu trong
tiêu chuẩn đó thoả mãn yêu cầu quy định tại các văn bản nói ở Khoản 1 Điều này.
Điều 4. Các phương thức kiểm
tra
1. Miễn kiểm tra: áp dụng cho các lô hàng thuỷ sản
do cơ sở chế biến được Bộ Thuỷ sản công nhận đạt tiêu chuẩn đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm (loại A và loại B) sản xuất, được chính các cơ sở này đăng ký kiểm
tra để xuất khẩu hoặc tiêu thụ nội địa.
2. Kiểm tra giảm: áp dụng cho các lô hàng của những
cơ sở sản xuất thuỷ sản có chất lượng ổn định, liên tục trong 6 tháng không có
lô hàng nào bị cơ quan thẩm quyền trong và ngoài nước yêu cầu tái chế, trả về
hoặc huỷ bỏ.
3. Kiểm tra thông thường: áp dụng cho lô hàng của
các cơ sở không thuộc diện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
4. Hàng hoá của các cơ sở nói tại Khoản 1 sẽ bị
kiểm tra theo chế độ thông thường nếu cơ sở có lô hàng bị cơ quan kiểm tra nước
ngoài yêu cầu trả về hoặc huỷ bỏ; cơ sở chỉ được áp dụng chế độ miễn kiểm tra
trở lại sau khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo kiểm soát an toàn thực
phẩm và được Cơ quan Kiểm tra xác nhận.
Điều 5. Điều kiện để hàng
hoá được nhập khẩu, xuất khẩu, tiêu thụ nội địa
1. Hàng hoá thuộc Danh mục chỉ được phép xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địa khi được cấp một trong các văn bản sau đây:
2. Giấy chứng nhận Chất lượng, theo Mẫu 01
TS/KHCN, quy định tại Phụ lục 1 Quy chế này. Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng,
theo Mẫu 02 TS/KHCN, quy định tại Phụ lục 2 Quy chế này.
Chương 2:
TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN
Điều 6. Trách nhiệm của
Chủ hàng
1. Tạo điều kiện cho Cơ quan Kiểm tra thực hiện
nhiệm vụ và cung cấp đầy đủ hồ sơ tài liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy
chế này;
2. Nộp phí kiểm tra cho Cơ quan Kiểm tra theo
quy định tại Điều 14 Quy chế này.
Điều 7. Trách nhiệm của Cơ
quan Kiểm tra
1. Thực hiện việc kiểm tra và chứng nhận Nhà nước
về chất lượng hàng hoá thuỷ sản theo đúng quy định trong phạm vi được phân
công; đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan khi kiểm tra và chứng nhận;
2. Đăng ký với Bộ Thuỷ sản, Tổng cục Hải quan và
các cơ quan hữu quan danh sách, chức danh và mẫu chữ ký của những người có thẩm
quyền cấp Giấy chứng nhận Chất lượng hoặc Thông báo Miễn kiểm tra Chất lượng;
3. Lưu giữ hồ sơ kiểm tra và chứng nhận chất lượng
hàng hoá thuỷ sản trong thời hạn 2 năm và xuất trình khi các cơ quan có trách
nhiệm yêu cầu;
4. Lưu giữ và bảo quản đúng qui định các mẫu kiểm
tra vi sinh và hoá học trong khoảng thời gian ít nhất 30 ngày kể từ ngày lấy mẫu;
5. Tiếp nhận và giải quyết kịp thời khiếu nại của
chủ hàng đối với việc kiểm tra chất lượng do cơ quan mình tiến hành;
6. Bồi thường vật chất cho chủ hàng về hậu quả
do những sai sót trong việc kiểm tra và chứng nhận Nhà nước về chất lượng. Mức
bồi thường có thể được thoả thuận từ một phần đến tối đa 10 lần phí kiểm tra đã
thu đối với lô hàng;
7. Định kỳ hàng quý và hàng năm gửi báo cáo về
công tác kiểm tra và chứng nhận chất lượng hàng hoá thuỷ sản cho Bộ Thuỷ sản
theo quy định.
Điều 8. Quyền hạn của Cơ
quan Kiểm tra
1. Yêu cầu chủ hàng cung cấp các hồ sơ có liên
quan đến xuất xứ và chất lượng lô hàng đăng ký kiểm tra;
2. Ra vào nơi sản xuất, lưu giữ, bảo quản và vận
chuyển hàng hoá thuỷ sản để lấy mẫu và kiểm tra;
3. Lấy mẫu và kiểm tra chất lượng lô hàng theo
quy định tại Chương III của Quy chế này;
4. Lấy mẫu trên dây chuyền hoặc mẫu sản phẩm của
cơ sở có nghi vấn nhằm mục đích giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở
đó;
5. Cấp Giấy chứng nhận Chất lượng, Thông báo Miễn
kiểm tra Chất lượng hoặc Thông báo lô hàng không đạt tiêu chuẩn cho chủ hàng;
6. Yêu cầu chủ hàng tiến hành các biện pháp xử
lý lô hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng, theo dõi việc xử lý lô hàng theo
đúng quy định. Kiến nghị cơ quan cấp trên xử lý đối với các trường hợp vượt quá
thẩm quyền;
7. Thu phí kiểm tra theo quy định tại Điều 14
Quy chế này.
Chương 3:
THỦ TỤC VÀ NỘI DUNG KIỂM
TRA
Điều 9. Đăng ký và xác nhận
đăng ký kiểm tra
1. Đối với mỗi lô hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu,
nhập khẩu hoặc tiêu thụ nội địa thuộc Danh mục, chủ hàng phải gửi hồ sơ đăng ký
kiểm tra chất lượng hàng hoá cho Cơ quan Kiểm tra.
a. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm :
b. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá
thuỷ sản (2 bản), theo Mẫu 03 TS/KHCN quy định tại Phụ lục 3 Quy chế này;
c. Bản kê chi tiết lô hàng;
2. Các yêu cầu riêng của nước nhập khẩu như đã
nêu tại Khoản 2 Điều 3 Quy chế này.
a. Chủ hàng phải đăng ký với Cơ quan Kiểm tra đề
nghị kiểm tra lại chất lượng lô hàng trong các trường hợp sau đây:
b. Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hết thời hạn;
c. Lô hàng bị hư hại;
d. Hàng hoá hoặc bao bì bị thay đổi so với lần
kiểm tra trước;
3. Lô hàng đã được tái chế, hoàn thiện hoặc bổ
sung theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra.
Khi nhận đủ hồ sơ, Cơ quan Kiểm tra có trách nhiệm
xem xét, hướng dẫn chủ hàng bổ sung những phần còn thiếu, xác nhận đăng ký kiểm
tra và thông báo ngay cho chủ hàng về thời gian, địa điểm, nội dung kiểm tra.
Điều 10.
1. Nội dung kiểm tra hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu
a. Đối với các lô hàng thuộc diện kiểm tra thông
thường:
b. Kiểm tra xuất xứ và tính đồng nhất của lô
hàng;
c. Kiểm tra các chỉ tiêu ngoại quan, quy cách
bao gói, ghi nhãn và điều kiện vận chuyển, bảo quản của lô hàng.
2. Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu khác theo
tiêu chuẩn được quy định cụ thể đối với từng loại hàng hoá thuộc Danh mục.
Đối với các lô hàng thuộc diện kiểm tra giảm:
Phương thức và mức độ giảm kiểm tra do Cơ quan Kiểm tra chịu trách nhiệm theo
dõi điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ sở quyết định; việc kiểm
tra giảm do chính cơ quan đó thực hiện.
Điều 11. Nội dung kiểm tra
hàng hoá thuỷ sản nhập khẩu
1. Nếu lô hàng được nhập khẩu có chi tiết sai
khác so với nội dung giấy đăng ký kiểm tra nói tại Điều 8, chủ hàng phải bổ
sung hồ sơ cho Cơ quan Kiểm tra.
2. Các lô hàng thuỷ sản nhập khẩu được miễn lấy
mẫu kiểm tra nếu đã được cấp giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan có thẩm quyền
kiểm tra chất lượng của nước xuất khẩu có thoả thuận công nhận lẫn nhau với Việt
Nam, hoặc của tổ chức giám định nước ngoài thuộc danh mục đã được Bộ Thuỷ sản
chấp thuận.
a. Đối với lô hàng thuộc diện miễn lấy mẫu kiểm
tra theo quy định tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan Kiểm tra tiến hành kiểm tra sự
phù hợp về xuất xứ, tính đồng nhất, bao gói, ghi nhãn và ngoại quan của hàng
hoá được nhập về so với hồ sơ:
b. Nếu phù hợp, trong phạm vi 2 ngày, lô hàng sẽ
được cấp Thông báo Miễn kiểm tra.
3. Trường hợp không phù hợp, lô hàng sẽ được kiểm
tra như hàng hoá thông thường theo các nội dung quy định tại Khoản 4 Điều này.
4. Đối với các hàng hoá khác thuộc diện kiểm tra
thông thường, nội dung kiểm tra tiến hành theo Khoản 1 Điều 10 Quy chế này.
Điều 12. Thông báo kết quả
kiểm tra
1. Đối với các lô hàng thuộc diện miễn kiểm tra
theo quy định tại Khoản 1 Điều 4, không quá 2 ngày kể từ khi xác nhận đăng ký
kiểm tra, Cơ quan Kiểm tra cấp Thông báo Miễn Kiểm tra Chất lượng cho chủ hàng.
a. Đối với các lô hàng khác, không quá 10 ngày kể
từ ngày xác nhận đăng ký kiểm tra lô hàng, Cơ quan Kiểm tra phải:
b. Gửi phiếu báo kết quả kiểm nghiệm cho chủ
hàng;
c. Cấp Giấy chứng nhận Chất lượng nếu lô hàng đạt
tiêu chuẩn quy định;
2. Gửi Thông báo không đạt tiêu chuẩn nếu lô
hàng không đạt tiêu chuẩn quy định, nêu rõ biện pháp xử lý cần thiết và yêu cầu
chủ hàng thực hiện.
Đối với các lô hàng đạt tiêu chuẩn, Cơ quan Kiểm
tra có thể cấp thêm giấy chứng nhận chất lượng theo mẫu khác, căn cứ yêu cầu của
chủ hàng hoặc quy định của các nước nhập khẩu/khu vực thị trường nhập khẩu, với
nội dung không trái với nội dung ghi trong Giấy chứng nhận Chất lượng cấp cho
lô hàng.
Điều 13. Giấy chứng nhận chất
lượng, Thông báo miễn kiểm tra, Thông báo lô hàng không đạt tiêu chuẩn
1. Giấy chứng nhận chất lượng, Thông báo miễn kiểm
tra, Thông báo lô hàng không đạt tiêu chuẩn do Cơ quan kiểm tra cấp phải được
đánh số thứ tự riêng cho từng năm và riêng cho từng loại giấy.
a. Cách đánh số được quy định thống nhất như
sau: Mỗi số thứ tự sẽ bao gồm 3 nhóm chữ và số (Thí dụ: XA 0001/2000).
b. Nhóm đầu gồm các chữ cái là mã số của Cơ quan
Kiểm tra, theo quy định tại Phụ lục 4 Quy chế này;
c. Nhóm thứ hai gồm bốn chữ số, là số thứ tự của
giấy do Cơ quan Kiểm tra đó cấp trong năm;
2. Nhóm thứ 3 gồm 4 chữ số sau dấu gạch chéo là
năm cấp giấy.
3. Mỗi Giấy chứng nhận Chất lượng, Thông
báo Miễn kiểm tra Chất lượng, Thông báo lô hàng không đạt tiêu chuẩn được lập
thành 02 liên: 1 liên giao cho chủ hàng, 1 liên lưu tại Cơ quan Kiểm tra.
4. Giấy chứng nhận chất lượng, Thông báo Miễn kiểm
tra Chất lượng cấp cho lô hàng nào chỉ có giá trị đối với lô hàng đó trong điều
kiện vận chuyển, bảo quản lô hàng không làm thay đổi chất lượng hàng hoá đã kiểm
tra.
Chương 4:
PHÍ VÀ LỆ PHÍ KIỂM TRA
VÀ CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
Điều 14. Phí và lệ phí
2. Cơ quan Kiểm tra được thu phí, lệ phí kiểm
tra và chứng nhận chất lượng cho hàng hoá thuỷ sản; trừ phí phân tích các mẫu
theo yêu cầu giám sát của Cơ quan Kiểm tra, quy định tại Khoản 4 Điều 8 Quy chế
này.
Mức phí, lệ phí, việc quản lý và sử dụng phí, lệ
phí thực hiện theo qui định và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Nghiêm cấm Cơ quan
Kiểm tra và cán bộ cơ quan kiểm tra thu các khoản phí và lệ phí khác trái với
quy định.
CHƯƠNG 5:
KHIẾU
NẠI, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 15. Khiếu nại
1. Trong thời hạn 03 ngày sau khi nhận được Phiếu
báo kết quả kiểm nghiệm, chủ hàng có quyền yêu cầu Cơ quan Kiểm tra tiến hành
kiểm nghiệm lại.
2. Chủ hàng có quyền khiếu nại theo quy định của
Luật Khiếu nại, Tố cáo được hướng dẫn tại Nghị định 67/1999/NĐ-CP ngày
07/8/1999 của Chính phủ về các hoạt động kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất
lượng.
Điều 16. Giải quyết khiếu nại
1. Trong phạm vi 10 ngày sau khi nhận được đơn
khiếu nại của chủ hàng, thủ trưởng Cơ quan Kiểm tra phải xem xét giải quyết,
không trái với quy định của của Luật Khiếu nại, Tố cáo và phải có văn bản trả lời
cho chủ hàng.
2. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí kiểm tra lại
trong trường hợp kết qủa của lần kiểm nghiệm lại không trái với kết quả kiểm
nghiệm lần đầu.
3. Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm của Cơ
quan Kiểm tra không chính xác, gây thiệt hại cho chủ hàng, chủ hàng có quyền
khiếu nại yêu cầu bồi thường theo mức đã quy định tại Khoản 6 Điều 6 Quy chế
này.
Điều 17. Xử lý vi phạm
1. Mọi vi phạm các quy định của Quy chế này đều
bị xử phạt theo luật định, tuỳ thuộc mức độ vi phạm.
2. Các vi phạm hành chính xử phạt theo Nghị định
57/CP ngày 31/5/1997 của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đo lường
và chất lượng hàng hoá.
3. Những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng hoặc
tái phạm nguy hiểm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật định.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 18. Sửa
đổi Quy chế
1. Quy chế này thay thế Quy chế
Kiểm tra và Chứng nhận Nhà nước về chất lượng hàng hoá thuỷ sản, ban hành theo
Quyết định số 08/2000/QĐ-BTS ngày 07/01/2000 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản.
2. Mọi sửa đổi, bổ sung nội dung
Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản xem xét và quyết định bằng văn bản.
PHỤ LỤC 4
MÃ SỐ CÁC CƠ QUAN KIỂM TRA, CHƯNG NHẬN NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
HÀNG THỦY SẢN
Z - Các cơ quan thuộc Cục Bảo vệ
nguồn lợi thủy sản.
Y - Các cơ quan thuộc Trung tâm
Kiểm tra Chất lượng và vệ sinh thủy sản.
YA - Chi nhánh NAFIQACEN 1 (Hả;
Phòng).
YB - Chi nhánh NAFIQACEN 2 (Đà Nẵng).
YC - Chi nhánh NAFIQACEN 3 (Nha
Trang).
YD - Chi nhánh NAFIQACEN 4
(thành phố Hồ Chí Minh).
YE - Chi nhánh NAFIQACEN 5 (Cà
Mau).
YK - Chi nhánh NAFIQACEN 6 (Cần
Thơ).
X - Cáe Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng Khu vực.
XA - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng Khu vực I.
XB - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng Khu vực II.
XC - Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lườngChất lượng Khu vực III.