Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2822/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch thực hiện mỗi xã một sản phẩm Cà Mau 2021 2025

Số hiệu: 2822/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lê Văn Sử
Ngày ban hành: 24/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2822/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 24 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 3581/SNN-PTNT ngày 10 tháng 10 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh (b/c);
- UBMTT
Q Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện
các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Phòng: NN-TN, KG-VX, KT, iPEC;
- Lưu: VT; Như(Q
Đ18/2)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(kèm theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế ở khu vực nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Củng cố chất lượng 77 sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm giai đoạn 2019 - 2021. Phấn đấu đến năm 2025, công nhận ít nhất 05 sản phẩm đạt 05 sao và ít nhất 197 sản phẩm đạt 03 - 04 sao (bao gồm các sản phẩm được công nhận giai đoạn 2019 - 2021).

- Ưu tiên phát triển các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), phấn đấu có ít nhất 30% chủ thể OCOP là HTX, 12% chủ thể là DNNVV có sản phẩm được công nhận từ 03 sao trở lên.

- Khoảng 5% chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định, trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng.

- 100% cán bộ phụ trách Chương trình OCOP các cấp, 100% chủ thể OCOP và 100% người lao động OCOP được đào tạo, tập huấn với trình độ phù hợp.

- 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...).

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện

- Phạm vi về không gian: Chương trình OCOP được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phạm vi về thời gian: Chương trình OCOP được triển khai thực hiện đến hết năm 2025.

2. Đối tượng thực hiện

- Chủ thể thực hiện: Các HTX, DNNVV, tổ hợp tác, trang trại và hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh. Đối với nhóm sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch: Các đối tượng trên và các Hội/Hiệp hội, Trung tâm điều hành hoặc tổ chức tương đương.

- Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch có nguồn gốc địa phương, có đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; đặc biệt là các sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm làng nghề, dịch vụ du lịch dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa.

Sản phẩm được phân theo 04 nhóm, gồm:

+ Nhóm thực phẩm, gồm: Nông, thủy sản tươi sống; nông, thủy sản sơ chế, chế biến và các thực phẩm khác.

+ Nhóm đồ uống, gồm: Đ uống có cồn; đồ uống không cồn.

+ Nhóm hàng thủ công mỹ nghệ, gồm: Các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, dệt may,... làm đồ lưu niệm, đồ trang trí, đồ gia dụng.

+ Nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.

III. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương

Tổ chức hợp tác, liên kết sản xuất phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP phù hợp với quy hoạch, dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tập quán sản xuất của người dân. Các vùng nguyên liệu này được sản xuất theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn, bảo vệ môi trường và được cấp mã số vùng trồng, đáp ứng các yêu cầu của thị trường, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn và phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất và yêu cầu thị trường

a) Đẩy mạnh chuẩn hóa sản phẩm gắn với lợi thế và điều kiện của từng địa phương, gồm:

- Tập trung các đặc sản, sản phẩm truyền thống phù hợp với điều kiện sản xuất, giá trị văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn. Các sản phẩm mới được hình thành dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, có chất lượng nổi trội, đặc trưng, trong đó ưu tiên các sản phẩm được chế biến, chế biến sâu từ sản phẩm đặc sản, nguyên liệu địa phương và tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; sản phẩm ngành nghề truyền thống; sản phẩm có đóng góp vào bảo tồn văn hóa địa phương.

- Nghiên cứu, đề xuất, bổ sung, hoàn thiện văn bản hướng dẫn chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn, đánh giá phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình theo Bộ tiêu chí OCOP, thay thế các văn bản đã ban hành.

b) Phát triển sản phẩm OCOP theo 04 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ du lịch đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ sáng tạo, lao động, nguyên liệu, văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng:

- Đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sâu sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP.

- Sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng tiên tiến, hình thành các sản phẩm OCOP đặc trưng, chất lượng và an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu của thị trường; xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng.

c) Nâng cấp và hoàn thiện sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng (đạt 03 sao trở lên) gần với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu:

Tiếp tục hỗ trợ các chủ thể cải thiện, đổi mới công nghệ, quy trình kỹ thuật; mở rộng vùng nguyên liệu; nâng cao chất lượng của việc truy xuất nguồn gốc; hoàn thiện bao bì, nhãn mác theo quy định và phù hợp với yêu cầu của thị trường; sử dụng và khai thác hiệu quả các nhãn hiệu tập thể, sở hữu trí tuệ...

3. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động Chương trình OCOP

- Tiếp tục nâng cao năng lực cán bộ trong hệ thống triển khai Chương trình OCOP từ tỉnh đến huyện, xã gắn với bộ tài liệu tập huấn chương trình phù hợp với từng nhóm đối tượng và nhu cầu thực tiễn.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể OCOP về: năng lực cộng đồng và tinh thần hợp tác; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị; đổi mới, sáng tạo về sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm; sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị, tăng cường sử dụng và khai thác các nhãn hiệu tập thể, sở hữu trí tuệ...

- Hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể có đủ điều kiện nâng cấp thành các hình thức tổ chức kinh tế tập thể hoặc doanh nghiệp; nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX, DNNVV gắn với chuỗi liên kết giá trị sản phẩm OCOP; đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.

4. Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá trong và ngoài tỉnh; giới thiệu sản phẩm OCOP đặc sắc thường niên gắn với văn hóa địa phương; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với các khu du lịch trọng điểm; tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Cà Mau và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023.

- Quản lý đồng bộ, hiệu quả thương hiệu OCOP Việt Nam (nhãn hiệu chứng nhận); tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ, nâng cao hình ảnh, khả năng nhận diện thương hiệu và giá trị sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau trên thị trường.

- Hỗ trợ đưa tất cả sản phẩm OCOP lên các sàn giao dịch thương mại điện tử trong và ngoài tỉnh; các điểm bán hàng OCOP tại các khu du lịch, điểm dừng chân, khu dân cư, các trung tâm thương mại, siêu thị; quảng bá các sản phẩm OCOP trên các phương tiện truyền thông, các phương tiện công cộng; tổ chức và tham gia hội chợ sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh; xây dựng các gói quà OCOP phục vụ các dịp lễ Tết và các sự kiện; kết nối thị trường trong và ngoài nước,...

- Xây dựng hệ thống phân phối phù hợp, từng bước thiết lập hệ thống giới thiệu, bán sản phẩm OCOP riêng và đặc trưng, gắn với các sản phẩm quà tặng, sản phẩm đặc sản địa phương.

5. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sản phẩm OCOP

- Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thường niên, nâng cao chất lượng công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo kết nối, đồng bộ từ cấp huyện, tỉnh; khuyến khích các địa phương áp dụng công nghệ trong tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (số hóa hồ sơ, đơn giản thủ tục tài liệu...).

- Cập nhật thông tin tất cả các sản phẩm OCOP lên Website OCOP tỉnh Cà Mau; kết nối Hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP của Chương trình OCOP (ocopvietnam.gov.vn) của Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương,... nhằm quản lý dữ liệu sản phẩm hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về Chương trình OCOP.

- Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc duy trì điều kiện sản xuất của các chủ thể và chất lượng sản phẩm OCOP sau khi được đánh giá, công nhận. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế quản lý sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP tỉnh Cà Mau.

6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong Chương trình OCOP

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong truyền thông; xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP; xây dựng hoặc chuyển giao phần mềm chấm điểm, phân hạng sản phẩm; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị; hướng tới hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về chương trình OCOP.

- Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua việc sử dụng các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

IV. NGUỒN VỐN VÀ CƠ CẤU HUY ĐỘNG VỐN

1. Nguồn vốn thực hiện Chương trình OCOP, bao gồm:

- Vốn ngân sách Trung ương của Chương trình OCOP được bố trí trong kế hoạch vốn ngân sách Trung ương của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp, rà soát, cân đối và bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình OCOP trong tổng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được phê duyệt, bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Vốn đối ứng ngân sách địa phương.

- Vốn tín dụng (bao gồm: vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác, các quỹ đầu tư, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa,...).

- Vốn của các doanh nghiệp, HTX, hộ sản xuất tự huy động.

- Vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác.

- Vốn huy động hợp pháp khác.

2. Kinh phí quản lý, giám sát thực hiện Chương trình các cấp: Được trích từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của các cấp được giao hàng năm.

3. chế tài chính của Chương trình: Thực hiện theo cơ chế tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và các quy định của pháp luật liên quan.

V. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo điều hành của bộ máy chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện Chương trình OCOP; bố trí cán bộ có năng lực, tâm huyết phụ trách tham mưu giúp việc Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức thường xuyên, liên tục thông qua các phương tiện truyền thông; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy cho các tổ chức kinh tế khu vực nông thôn, các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị phân phối, người tiêu dùng thông qua các hội nghị triển khai Chương trình OCOP; đa dạng hóa các hình thức truyền thông, qua các cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang,...),...

2. Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ tr

- Lồng ghép các chính sách hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm như: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; Nghị quyết số 24/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tỉnh Cà Mau; Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 06/12/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau về ban hành chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau; Chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới; các cơ chế chính sách hiện hành về kinh tế tập thể, khuyến nông, khuyến công, khoa học công nghệ;...

Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, ban hành cơ chế, chính sách đặc thù chưa được quy định trong các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương để triển khai thực hiện Chương trình OCOP đạt hiệu quả, trong đó ưu tiên các chính sách: Hỗ trợ chủ thể phát triển sản phẩm; phát triển vùng nguyên liệu địa phương; xây dựng chuỗi giá trị; hỗ trợ máy móc, thiết bị chế biến quy mô nhỏ và vừa phù hợp với điều kiện của địa phương; kiểm nghiệm/phân tích độc lập các chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm; xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; thương mại điện tử; công tác tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP...

- Rà soát, xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn, cơ chế hỗ trợ các diêm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, ưu tiên theo hình thức xã hội hóa.

- Xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP cấp tỉnh gắn với chương trình khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và thương mại sản phẩm OCOP ở các vùng trên cả nước, nhằm thu hút sự tham gia của các chủ thể và kết nối du lịch theo hình thức xã hội hóa, Nhà nước hỗ trợ về đất đai, hạ tầng theo quy định.

3. Tiếp tục củng cố hệ thống quản lý, nâng cao năng lực thực hiện Chương trình OCOP

- Tiếp tục duy trì và củng cố hệ thống quản lý thực hiện Chương trình OCOP cấp tỉnh, huyện, xã, bảo đảm đồng bộ, thống nhất về chức năng, nhiệm vụ.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực về quản trị, marketing cho các chủ thể; đào tạo lao động gắn với nhu cầu sản xuất sản phẩm OCOP.

- Triển khai thực hiện Chu trình OCOP thường niên linh hoạt với điều kiện, đặc điểm của sản phẩm, của chủ thể để phù hợp 06 bước theo hướng dẫn tại Công văn số 6384/BNN-VPĐP ngày 15/9/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc hướng dẫn triển khai một số nội dung thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Việc triển khai thực hiện chu trình OCOP phải phù hợp với điều kiện của từng địa phương để phát huy các điều kiện về nguyên liệu, nguồn lao động, chất lượng sản phẩm; triển khai chu trình OCOP gắn với kế hoạch, nhiệm vụ hàng năm (phát triển tổ chức sản xuất, nâng cao chất lượng, xúc tiến thương mại...).

4. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến quy mô nhỏ và vừa cho các sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm đã được công nhận đạt sao.

- Tăng cường chuyển giao ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, các trang thiết bị phục vụ kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin; khoa học xã hội trong phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch nông thôn, bảo tồn giá trị văn hóa của địa phương.

- Áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP.

- Thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ, sở hữu trí tuệ, thương hiệu cộng đồng (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận) cho sản phẩm OCOP.

5. Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là liên kết với doanh nghiệp

Tiếp tục xây dựng và tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể với các thành phần kinh tế khác từ khâu cung cấp dịch vụ đầu vào, bảo quản, chế biến nông sản đến tiếp cận thị trường. Xây dựng cơ chế ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm nhằm đảm bảo tính bền vững trong liên kết. Khuyến khích liên kết kinh tế giữa các tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực. Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với sự tham gia của doanh nghiệp để liên kết trong sản xuất, thu mua và tiêu thụ sản phẩm; gắn kết các tác nhân trong chuỗi liên kết theo nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm, cùng chia sẻ lợi ích theo mức độ đóng góp giá trị.

Nâng cấp mô hình liên kết chuỗi giá trị thành dự án chuỗi hợp tác, vùng liên kết, tiểu vùng liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp với các tỉnh, thành phố nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm.

Tạo điều kiện để khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, trong đó ưu tiên đầu tư hiện đại hóa các nhà máy chế biến nông, lâm, thủy hải sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại các khu công nghiệp, khu kinh tế, trung tâm đầu mối của tỉnh.

6. Huy động nguồn lực

- Ưu tiên huy động nguồn lực (như: vốn, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ,...) của chủ thể OCOP bằng các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhà nước hỗ trợ chủ thể OCOP tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng thông qua các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và chính sách hỗ trợ riêng của tỉnh.

- Lồng ghép hiệu quả các Chương trình, dự án, đề án, kế hoạch liên quan của ngành, địa phương để hỗ trợ chủ thể trong quá trình triển khai thực hiện.

7. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong phát triển sản phẩm OCOP

- Nâng cao vai trò của các hội/hiệp hội trong triển khai Chương trình OCOP, khai thác và phát triển sản phẩm của địa phương gắn với bảo tồn sản phẩm, kỹ năng truyền thống, danh tiếng của cộng đồng.

- Đẩy mạnh sự giám sát của cộng đồng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu, duy trì sự đặc sắc, nét văn hóa của các sản phẩm địa phương; thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu, sử dụng lao động địa phương.

8. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế

- Khuyến khích, kêu gọi sự hỗ trợ về kỹ thuật, nguồn lực triển khai chuyển đổi số của các tổ chức trong nước và quốc tế trong phát triển sản phẩm OCOP; phát triển OCOP xanh theo hướng gắn với bảo tồn và phát triển bền vững (rừng, môi trường, cảnh quan...); nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP trong và ngoài nước.

- Tham gia/tổ chức các sự kiện, diễn đàn OCOP trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh.

9. Nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện các đề án, dự án ưu tiên

- Dự án xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP gắn với khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và hoạt động du lịch.

- Dự án thí điểm mô hình phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ tại một số vùng có điều kiện phù hợp.

- Dự án nâng cao năng lực sơ chế và chế biến quy mô vừa và nhỏ cho các chủ thể OCOP.

- Dự án phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực của Chương trình; thực hiện chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 và hàng năm trên địa bàn tỉnh từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo, tập huấn Chương trình OCOP. Hướng dẫn các địa phương trong việc xác định sản phẩm, nhóm sản phẩm tiềm năng, có lợi thế, hỗ trợ xây dựng, phát triển, nâng cấp các sản phẩm OCOP và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP.

- Rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau.

- Rà soát, tham mưu kiện toàn bộ máy tổ chức điều hành thực hiện Chương trình; tham mưu tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hàng năm.

- Phối hợp các đơn vị có liên quan trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt triển khai thực hiện các đề án, dự án ưu tiên.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện chương trình OCOP ở địa phương; theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện, tổng hợp, báo cáo các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo định kỳ và khi có yêu cầu.

2. Sở Tài chính

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách, trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 và hàng năm từ nguồn ngân sách địa phương thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù (vốn sự nghiệp cấp tỉnh), Sở Tài chính tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan tham mưu cân đối, phân bổ kế hoạch vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình vào kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch hàng năm, trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

4. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Chỉ đạo Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan:

- Thực hiện lồng ghép chương trình Xúc tiến Thương mại, Đầu tư và Du lịch trong nước, Kế hoạch Khởi nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm với các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP dưới nhiều hình thức;

- Hỗ trợ các chủ th có sản phẩm OCOP nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, tăng cường kết nối, mở rộng kênh phân phối, thị trường tiêu thụ, đặc biệt là qua hình thức thương mại điện tử;

- Phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các gói quà tặng OCOP phục vụ nhu cầu quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương tại các dịp lễ, Tết, các sự kiện truyền thông, văn hóa, sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư của tỉnh và các tỉnh, thành phố khác tổ chức.

- Rà soát, đề xuất các sản phẩm khởi nghiệp tiềm năng để định hướng phát triển thành các sản phẩm hoàn chỉnh theo tiêu chí sản phẩm OCOP.

5. Sở Công Thương

Nghiên cứu các giải pháp, cơ chế phù hợp và tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác giữa chủ thể OCOP với các đim trưng bày, cửa hàng tiện lợi bán sản phẩm OCOP; lồng ghép, huy động các nguồn lực từ chương trình, dự án để thúc đẩy phát triển sản phẩm và nâng cao năng lực xúc tiến thương mại; chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các gói quà OCOP phục vụ các dịp lễ, Tết, kết nối thị trường trong và ngoài nước,...

6. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hỗ trợ, hướng dẫn các Chủ thể OCOP trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực ngành quản lý; áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; hỗ trợ chủ thể OCOP ứng dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...), truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm.

- Tổng hợp các đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ hàng năm liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ cấp tỉnh, trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt để triển khai thực hiện.

7. Sở Y tế

- Chủ trì hướng dẫn các chủ thể sản xuất các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm; hướng dẫn đăng ký công bố chất lượng sản phẩm và các quy định khác của ngành Y tế liên quan đến việc thực hiện Chương trình OCOP.

- Rà soát, xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về an toàn thực phẩm gắn với Tài liệu hướng dẫn Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện Ngọc Hiển và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án Làng Văn hóa Du lịch Đất Mũi.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương hỗ trợ các tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với Chương trình OCOP trên cơ sở phát huy thế mạnh, truyền thống văn hóa của các địa phương.

- Rà soát, xây dựng hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho Nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, ngành có liên quan.

9. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; tập huấn, hướng dẫn chủ thể OCOP thực hiện các hồ sơ liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Rà soát, xây dựng hướng dẫn các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường gắn với Tài liệu hướng dẫn Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP giai đoạn 2021 - 2025.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP và tăng cường chuyển đổi số trong quản lý, điều hành, phát triển sản phẩm và bán sản phẩm OCOP.

11. S Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm OCOP.

12. Sở Giao thông vận tải

Kết nối hệ thống vận chuyển hàng hóa Chương trình OCOP, phối hợp triển khai công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP trên các phương tiện vận tải.

13. Liên minh Hợp tác xã tỉnh

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ việc củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động và thành lập mới các HTX; hỗ trợ, nâng cao vai trò của HTX trong thực hiện Chương trình OCOP.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Cà Mau

Chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn triển khai các chính sách tín dụng, trong đó chú trọng triển khai các chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; tập trung nguồn vốn vay đối với ngành, lĩnh vực ưu tiên phát triển; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ thể OCOP tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo đúng quy định của pháp luật.

15. Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau, Báo Cà Mau, Cổng thông tin điện tử tỉnh

- Thường xuyên cập nhật thông tin, thực hiện lồng ghép các phóng sự, chuyên đề, chuyên mục tuyên truyền về Chương trình OCOP.

- Kịp thời tuyên dương người tốt, việc tốt và phản ánh những hành vi ảnh hưởng bất lợi đến uy tín, chất lượng sản phẩm OCOP, những khó khăn, vướng mắc hoặc bất cập về cơ chế, chính sách trong quá trình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và các sở, ngành, đơn vị có liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tăng cường công tác phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia Chương trình OCOP, gắn với Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và các phong trào thi đua yêu nước khác.

17. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau

- Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết (rà soát danh mục ý tưởng sản phẩm, kinh phí thực hiện,...) theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tiếp tục ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực và các sản phẩm đặc sản có lợi thế theo chuỗi giá trị, những sản phẩm có chất lượng, tiềm năng tạo ra giá trị gia tăng cao.

- Căn cứ tình hình thực tế của địa phương để chủ động, linh hoạt thực hiện Chương trình OCOP theo 6 bước của Chu trình OCOP Quốc gia.

- Phối hợp các đơn vị có liên quan trình cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt triển khai thực hiện các dự án đề án, dự án ưu tiên.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý và phát triển sản phẩm OCOP được công nhận; chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, giám sát các sản phẩm, hàng hóa, nhãn hiệu, logo của tổ chức, cá nhân được công nhận sản phẩm OCOP nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Bố trí, lồng ghép các nguồn ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP có hiệu quả trên địa bàn.

- Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

18. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Phân công cán bộ phụ trách triển khai Chương trình OCOP cấp xã.

- Tham gia vào các hoạt động triển khai Chương trình OCOP cấp xã theo sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện; chủ động rà soát các sản phẩm tiềm năng trên địa bàn và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình.

- Chủ động tuyên truyền các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP.

19. Chủ thể OCOP

- Các chủ thể đã được công nhận sản phẩm OCOP tiếp tục tổ chức rà soát, duy trì các chỉ tiêu, tiêu chí có thang điểm cao; phấn đấu, khắc phục các chỉ tiêu, tiêu chí có thang điểm trung bình và đặc biệt quan tâm, có kế hoạch, lộ trình cụ thể cải thiện những chỉ tiêu, tiêu chí có thang điểm thấp để nâng điểm sản phẩm; đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng thiết bị, khoa học kỹ thuật, công nghệ thế hệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Tập trung cải thiện về chất lượng, an toàn thực phẩm và xây dựng các giải pháp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đặc biệt chú ý về việc hình thành câu chuyện sản phẩm đặc sắc, để nâng cao hình ảnh sản phẩm, thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng; cải thiện bao bì, nhãn mác để nâng cao giá trị sản phẩm.

- Tăng cường đổi mới, áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ chế biến, chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát triển sản phẩm mới theo yêu cầu của người tiêu dùng và thị trường nhằm đa dạng sản phẩm.

- Nâng cao về năng lực marketing, đa dạng hóa về hình thức giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, đặc biệt là áp dụng công nghệ, xây dựng website riêng để quảng cáo thương hiệu, tuyên truyền, tạo sức lan tỏa đối với sản phẩm OCOP trong cộng đồng.

- Tăng cường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan (là các thành viên Tổ Tư vấn giúp việc của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã được phân công phụ trách các chỉ tiêu, tiêu chí; cơ quan tham mưu cấp huyện) để được tư vấn trong việc đăng ký ý tưởng/sản phẩm, lập phương án kinh doanh, triển khai phương án kinh doanh, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng.

- Đối với những công việc mang tính chất chuyên môn sâu, chủ th khó thực hiện, khuyến khích các chủ thể thuê đơn vị tư vấn độc lập chuyên nghiệp để thực hiện.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị có liên quan, hàng năm đưa nội dung Kế hoạch này vào chương trình công tác trọng tâm của đơn vị, địa phương; chủ động, quyết tâm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

 

PHỤ LỤC 1

NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện/hoàn thành

I

Triển khai các nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP

 

 

 

1

Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP tỉnh Cà Mau hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Tháng 12 năm trước

2

Thường xuyên rà soát, trình cấp thẩm quyền kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP và Tổ Tư vấn giúp việc của Hội đồng cấp tỉnh, huyện

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Hàng năm

3

Triển khai thực hiện Đề án Làng Văn hóa du lịch Đất Mũi gắn với sản phẩm OCOP

UBND huyện Ngọc Hiển

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; cấp huyện, UBND xã có liên quan

2021-2025

4

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét ban hành cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện Chương trình OCOP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban. ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Tháng 6/2023

5

Rà soát, trình cấp thẩm quyền ban hành tài liệu Hướng dẫn tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP phù hợp với tình hình thực tế

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Tháng 02/2023

-

Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí về an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Sở Y tế

Sở Nông nghiệp và PTNT

-

Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT

6

Hướng dẫn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cho Nhóm sản phẩm: Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Tháng 02/2023

7

Tham mưu UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch tổ chức Diễn dàn kết nối sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023 tại tỉnh Cà Mau.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Tháng 12/2022

8

Tổ chức triển khai các Chương trình khởi nghiệp sáng tạo, phát triển sản phẩm OCOP; đổi mới công nghệ, thiết bị bao bì sản phẩm cho thanh niên, phụ nữ và người dân nông thôn

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, các sở, ngành; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

II

Công tác truyền thông, tuyên truyền Chương trình OCOP

 

 

 

1

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực tham gia Chương trình OCOP

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện

Hàng năm

2

Xây dựng tài liệu, ấn phẩm, sổ tay, tờ bướm tuyên truyền Chương trình OCOP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện.

Hàng năm

3

Lồng ghép thực hiện các phóng sự, chuyên đề tuyên truyền về Chương trình OCOP(1 kỳ/tuần)...

Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

4

Lồng ghép xây dựng chuyên mục tuyên truyền về Chương trình OCOP (02 kỳ/tháng)

Báo Cà Mau

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

5

Lồng ghép tuyên truyền tổng quan về Chương trình OCOP; tầm quan quan trọng của Chương trình OCOP (qua các phương tiện thông tin truyền thông)

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan thông tin truyền thông; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

6

Lồng ghép tổ chức Cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

7

Lồng ghép tổ chức các cuộc Hội thảo, Hội nghị tuyên truyền về Chương trình OCOP cho các hội viên nông dân, phụ nữ các cấp

Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

8

Lồng ghép tuyên truyền về Chương trình OCOP vào hoạt động của cơ quan, đơn vị

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp

Hàng năm

 

III

Tổ chức đào tạo, tập huấn

 

 

 

1

Đào tạo, tập huấn cho chủ thể, người lao động và cán bộ quản lý, điều hành Chương trình OCOP các cấp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các viện, trường, đơn vị tư vấn; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các chủ thể tham gia Chương trình

Hàng năm

2

Lồng ghép tập huấn thực hiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm, hồ sơ công bố chất lượng, truy suất nguồn gốc sản phẩm và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến

Sở Khoa học Công nghệ

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

3

Lồng ghép tổ chức tập huấn cho các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử; chuyển đổi số để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm.

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp

Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

4

Lồng ghép tổ chức tập huấn về bảo vệ môi trường trong sản xuất

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

IV

Triển khai thực hiện Chu trình OCOP hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành có liên quan; UBND cấp huyện; UBND cấp xã; các chủ thể tham gia Chương trình

Hàng năm

1

Triển khai Chu trình OCOP thường niên theo 06 bước linh hoạt và phù hợp

S Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các viện, trường, đơn vị tư vấn; UBND cấp huyện, UBND cấp xã, các ch thể tham gia Chương trình

Hàng năm

2

Định hướng, khuyến khích các chủ thể tham gia Chương trình OCOP đầu tư, ứng dụng thiết bị, khoa học kỹ thuật, công nghệ thế hệ mới, hiện đại để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đảm bảo tăng trưởng bền vững, an toàn môi trường sinh thái, vệ sinh thực phẩm....

UBND cấp huyện

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

3

Hướng dẫn, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, ch hộ (có đăng ký kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường, nâng cao giá trị gia tăng

UBND cấp huyện

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

V

Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

 

 

 

1

Thực hiện công tác xúc tiến thương mại quảng, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP; cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP: phối hợp với Sở Công Thương thực hiện các gói quà tặng OCOP phục vụ nhu cầu quảng, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của địa phương tại các dịp lễ, tết, các sự kiện truyền thông, văn hóa, sự kiện xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư của tỉnh và các tỉnh, thành phố khác tổ chức. Rà soát, đề xuất các sản phẩm khởi nghiệp tiềm năng để định hướng phát triển thành các sản phẩm hoàn chỉnh theo tiêu chí sản phẩm OCOP

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ Doanh nghiệp

Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

2

Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các gói quà OCOP phục vụ các dịp lễ, Tết và kết nối thị trường trong và ngoài nước; phối hợp hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia hội nghị kết nối cung cầu hàng hóa do các tỉnh, thành tổ chức; phát triển mạng lưới các điểm bán sản phẩm OCOP tại các địa phương trong và ngoài tỉnh

Sở Công Thương

Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

3

Đẩy mạnh quảng bá nh ảnh về bản sắc văn hóa, các sản phẩm OCOP trong các hoạt động văn hóa du lịch của tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

4

Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP trên các sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và thúc đẩy thương mại điện tử phát triển

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

5

Tổ chức Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Cà Mau và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long năm 2023

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông; UBND cấp huyện, xã; chủ thể OCOP và khách mời có liên quan

2023

VI

Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong triển khai thực hiện Chương trình

 

 

 

1

Xây dựng/chuyển giao phần mềm quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP và chấm điểm, phân hạng sản phẩm của Trung ương; hệ thống quản lý và giám sát sản phẩm OCOP

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện; các chủ thể OCOP

2023

2

Lồng ghép hỗ trợ, hướng dẫn các Chủ thể OCOP trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực ngành quản lý; áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến, các giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng hàng hóa, dịch vụ tham gia Chương trình OCOP; Hỗ trợ chủ thể OCOP ứng dụng các giải pháp công nghệ số (công nghệ mã vạch, mã QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...), truy xuất nguồn gốc xuất xứ các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Sở Khoa học và Công nghệ

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

3

Tăng cường chuyển đổi số trong Chương trình OCOP; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, giám sát và quản lý sản phẩm OCOP

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan báo chí, truyền thông; UBND cấp huyện, UBND cấp xã

Hàng năm

VII

Thực hiện các Đề án, Dự án ưu tiên

 

 

 

1

Dự án thí điểm mô hình phát triển chuỗi giá trị sản phẩm OCOP gắn với vùng nguyên liệu địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ tại một số vùng có điều kiện phù hợp.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Tháng 6/2023

2

Dự án nâng cao năng lực sơ chế và chế biến quy mô vừa và nhỏ cho các chủ thể OCOP

UBND cấp huyện

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các chủ thể OCOP

Tháng 6/2023

3

Dự án phát triển nhóm sản phẩm OCOP dịch vụ du lịch cộng đồng

UBND cấp huyện

Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các chủ thể OCOP

Tháng 6/2023

4

Dự án xây dựng Trung tâm thiết kế sáng tạo và phát triển sản phẩm OCOP gắn với khởi nghiệp, quảng bá, giới thiệu và hoạt động du lịch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Công Thương, Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính; UBND các huyện, thành phố Cà Mau

Tháng 6/2024

VIII

Kiểm tra, giám sát

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy viên Thường trực tham mưu Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh)

Các sở, ngành, đoàn thể, thành viên Hội đồng đánh giá xếp hạng cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

IX

Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh bạn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy viên Thường trực tham mưu Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh)

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

X

Tổng kết Chương trình OCOP hàng năm và giai đoạn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Ủy viên Thường trực tham mưu Ban Chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh)

Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các chủ thể OCOP

Hàng năm

 


PHỤ LỤC 2

TỔNG HỢP MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH OCOP TỈNH CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết
định số 2822/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung

Đơn vị

Mục tiêu đến năm 2025

1

Số lượng sản phẩm đạt OCOP 05 sao

Sản phẩm

05

2

Số lượng sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 03 sao trở lên (bao gồm cả các sản phẩm đã được công nhận trong giai đoạn 2019 - 2021)

Sản phẩm

197

3

Tỷ lệ HTX có sản phẩm OCOP được công nhận từ 03 sao trở lên (so với tổng số lượng chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận)

%

30

4

Tỷ lệ DNNVV có sản phẩm OCOP được công nhận từ 03 sao trở lên (so với tổng số lượng chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận)

%

12

5

Tỷ lệ chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định (so với tổng số lượng chủ thể có sản phẩm OCOP được công nhận)

%

5

6

Tỷ lệ cán bộ thực hiện Chương trình OCOP các cấp; chủ thể OCOP và người lao động OCOP được đào tạo, tập huấn

%

100

7

Tỷ lệ chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử...)

%

100

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC SẢN PHẨM TIỀM NĂNG DỰ KIẾN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH OCOP GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 25/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STP

Tên sản phẩm

Tên chủ thể

Địa chỉ

Loại hình tổ chức

Ngành sản phẩm

Giai đoạn 2022-2025

Tổng cộng

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Thành phố Cà Mau (44 sản phẩm/24 chủ thể)

 

 

 

44

13

17

9

5

1

Gạo sạch

Công ty TNHH Thuận Xương

106 Gành Hào, khóm 8, phường 7

DN

1

 

X

 

 

 

3

Rượu trái giác

Công ty TNHH MTV Nguyễn Gia Cà Mau

Số 136 Nguyễn Tất Thành, khóm 1, phường 8

DN

2

 

X

 

 

 

4

Rượu chuối

2

 

X

 

 

 

5

Tôm khô

HKD Huỳnh Yến Nhi

Xã Định Bình

HKD

1

 

 

 

X

 

6

Giò lụa

HKD Hương Nam - Út Thung

Phường 2

HKD

1

 

 

X

 

 

7

Giò thủ

1

 

 

X

 

 

8

Chả chiên

1

 

 

X

 

 

9

Chả nem

1

 

 

X

 

 

10

Bánh in, mức dừa, bánh đậu xanh

HKD Tô Tú Hoa

Phường 2

HKD

1

 

 

 

 

X

11

Hủ tiếu tươi

HKD Thùy Vy

179 ấp 4, Xã Tắc Vân

HKD

1

 

X

 

 

 

12

Nấm bào ngư xám

Trại Nấm Vàng

Phường 8

HKD

1

 

 

 

X

 

13

Cốm gạo trắng

HTX Cốm gạo Tân Thành

Phường Tân Thành

HTX

1

 

 

X

 

 

14

Cốm gạo lức

1

 

 

X

 

 

15

Cốm gạo nếp

1

 

 

X

 

 

16

Muối ớt

HKD Nguyễn Văn Đầy

Phường Tân Xuyên

HKD

1

 

 

X

 

 

17

Muối tôm

1

 

 

X

 

 

18

Điểm du lịch sinh thái

Khu du lịch sinh thái Thư Duy

Phường 6

DN

6

 

 

 

X

 

19

Tương hột

HKD Nguyễn Văn Hảo

Xã An Xuyên

HKD

1

 

 

 

X

 

20

Mắm cá nước lợ

HKD Nguyễn Văn Sơn

Xã An Xuyên

HKD

1

 

 

 

X

 

21

Gạo hữu cơ

THT nông nghiệp Hữu cơ Tân Hiệp

Xã An Xuyên

THT

1

 

 

X

 

 

22

Khô cá phi

THT Cá phi

Xã Định Bình

THT

1

 

 

 

 

X

23

Chả cá phi

1

 

 

 

 

X

24

Mỹ nghệ gia dụng

HKD Phạm Minh Đương

Xã Định Bình

HKD

4

 

 

X

 

 

25

Cá khô phi một nắng

THT khô phi một nắng Hòa Tân

Xã Hoà Tân

THT

1

 

 

 

 

X

26

Tôm khô 1 nắng

THT tôm khô Lam Dương, xã Hòa Tân

Xã Hoà Tân

THT

1

 

 

 

 

X

27

Tôm khô lụi một nắng

HKD Trần Kiều Ly

Xã Hoà Thành

HKD

1

 

 

 

X

 

28

Cá khô phi một nắng

1

 

 

 

X

 

29

Chả cá phi

1

 

 

 

X

 

30

Mắm cá phi

1

 

 

 

X

 

31

Mắm tôm

HKD Hứa Chênh

Xã Tắc Vân

HKD

1

 

 

X

 

 

32

Tôm khô

Công ty TNHH-SX- TM-DV Phúc Thịnh

116 Phan Bội Châu, khóm 3, phường 7

DN

1

 

 

X

 

 

33

Bánh phồng của

1

 

 

X

 

 

34

Tôm mắm đu đủ

1

 

 

X

 

 

35

Bồn bồn ngâm mắm

1

 

 

X

 

 

36

Nước cốt nhàu Quý

Công ty TNHH Phát triển xanh Việt Nam

44 Nguyễn Trung Thành, phường 1

DN

2

 

 

X

 

 

37

Bò viên

HKD Thúy Lực

107 Phạm Văn Ký, phường 2

HKD

1

 

X

 

 

 

38

Chả lụa bò

1

 

X

 

 

 

39

Khô bò

1

 

X

 

 

 

40

Bắp bò ngâm mắm

1

 

X

 

 

 

41

Khô trâu

1

 

X

 

 

 

42

Chả lụa heo

1

 

X

 

 

 

43

Bánh phồng tôm

HKD Dương Thu Nhị

36 Xóm Lung, xã Định Bình

HKD

1

 

X

 

 

 

44

Bánh phồng cốt dừa

1

 

X

 

 

 

45

Khô cá phi lóc xương

HKD Tiến Phát

Ấp Tân Hóa, xã Hòa Thành

HKD

1

 

X

 

 

 

II

Huyện Cái Nước (20 sản phẩm/12 chủ thể)

 

 

 

20

2

9

4

5

1

Tôm đông lạnh

HTX CB TM DV NTTS Cái Bát

Ấp Cái Bát, xã Hòa Mỹ

HTX

1

 

 

X

 

 

2

Tôm rang

1

 

 

X

 

 

3

Khô cá phi

1

 

 

 

X

 

4

Cá phi muối xã

1

 

 

 

 

X

5

Chả cá phi

THT Cái Chim

Ấp Cái Chim, xã Trần Thới

THT

1

 

 

 

X

 

6

Hào cấp đông

THT Đầm Cùng

Ấp Đầm Cùng, xã Trần Thới

THT

1

 

 

X

 

 

7

Tôm khô

THT Đoàn Kết

Ấp Đức An, xã Phú Hưng

THT

1

 

X

 

 

 

8

Mắm cá phi

HKD Nguyễn Thị A

Ấp Giá Ngự, xã Đông Hưng

HKD

1

 

 

 

X

 

9

Sò huyết ngủ đông

HKD Võ Công Danh

Ấp Mỹ Điền, xã Đông Thới

THT

1

 

 

X

 

 

10

Sò huyết cấp đông

HTX NTTS Đông Thới

Ấp Bào Tròn, xã Đông Thới

HTX

1

 

 

X

 

 

11

Nước mắm

HKD Hứa Minh Nhựt

Ấp Ngọc Tuấn, thị trấn Cái Nước

HKD

1

 

 

X

 

 

12

Nước mắm Vũ Hằng

HKD Lữ Văn Vũ

Ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ

HKD

1

 

 

 

X

 

13

Chả cá phi

HTX chả cá Thanh Tâm

Ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng

HTX

1

 

X

 

 

 

14

Muối tôm

Công ty VN Food

Khu CN Hòa Trung xã Lương Thế Trân

DN

1

 

 

 

 

X

15

Chà bông tôm Yumyum

1

 

 

 

 

X

16

Hạt nêm gạch tôm

1

 

 

 

 

X

17

Bột canh tôm

1

 

 

 

 

X

18

Túi xách làm từ cây bồn bồn

HTX NTTS Hà Nguyên

Ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước

HTX

 

 

 

X

 

 

19

Ba lô làm từ cây bồn bồn

 

 

 

X

 

 

20

Ví làm từ cây bồn bồn

 

 

 

X

 

 

III

Đầm Dơi (34 sản phẩm/14 chủ thể)

 

 

 

34

17

7

4

6

1

Bánh đồng tiền

HKD Tuyết Giang

Thị trấn Đầm Dơi

HKD

1

 

 

 

 

X

2

Bánh Hạnh nhân

1

 

 

 

 

X

3

Tôm khô

HKD Ngọc Giàu

Ấp Tân Thành, xã Tân Tiến

HKD

1

 

 

X

 

 

4

Chà bông giòn

1

 

 

X

 

 

5

Chả tôm

1

 

 

 

X

 

6

Mắm tôm

1

 

 

 

X

 

7

Tôm khô

HTX Trúc Thương

Ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân

HTX

1

 

X

 

 

 

8

Tôm chà bông

1

 

X

 

 

 

9

Tôm ép

1

 

X

 

 

 

10

Mắm tôm

1

 

X

 

 

 

11

Tôm đất khô

HTX Minh Đức

Ấp Thanh Tùng, xã Thanh Tùng

HTX

1

 

X

 

 

 

12

Tôm thẻ khô

1

 

X

 

 

 

13

Tôm sấy giòn

1

 

X

 

 

 

14

Tôm khô ướp vị

1

 

 

X

 

 

15

Chả tôm

1

 

 

 

X

 

16

Mắm tôm Sông Đầm

HTX Sông Đầm

Ấp Tân Hiệp, xã Tân Dân

HTX

1

 

 

X

 

 

17

Chả cá phi

HKD Lê Thị Chiếp

Ấp Bờ Đập, xã Trần Phán

HKD

1

 

 

 

 

X

18

Chả cá chiên

HKD Bảy Thơ

Ấp Tân Lợi A, xã Tạ An Khương Nam

HKD

1

 

 

 

 

X

19

Chả cá hấp

1

 

 

 

 

X

20

Khô cá lù đù

HTX mắm cá Mào gà

Ấp Mai Hoa, xã Nguyễn Huân

HTX

1

 

X

 

 

 

21

Khô cá mào gà

1

 

X

 

 

 

22

Chả cá mào gà

1

 

X

 

 

 

23

Khô Tôm tích

1

 

 

 

X

 

24

Mắm tôm chua ngọt

HTX Ba Khía Đầm Dơi

xã Quách Phẩm Bắc

HTX

1

 

X

 

 

 

25

Riêu Ba khía

1

 

X

 

 

 

26

Mắm Ba khía trộn

1

 

X

 

 

 

27

Tôm xẻ khô

HKD Dương Thành Công

Ấp Mương Điều, xã Tạ An Khương

HKD

1

 

X

 

 

 

28

Tôm khô

 

X

 

 

 

29

Tôm rang

 

X

 

 

 

30

Khô cá phi

 

X

 

 

 

31

Lạp xưởng tươi

HKD A 9 Thạng

Ấp Tân Phong A, xã Tạ An Khương Đông

HKD

1

 

 

 

 

X

32

Muối trắng Tân Thuận

HTX Muối Tân Thuận

ấp Lưu Hoa Thanh, xã Tân Thuận

HTX

1

 

 

X

 

 

33

Dưa bồn bồn

HTX NN-TM Tiến Đạt

Ấp Hiệp Hòa, xã Ngọc Chánh

HTX

1

 

 

X

 

 

34

Chả cá hấp

HTX Tân Hồng

Ấp Tân Hồng, xã Tạ An Khương Nam

HTX

1

 

 

X

 

 

IV

Huyện Năm Căn (29 sản phẩm/13 chủ thể)

 

 

 

29

1

9

6

13

1

Bánh phồng môn

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Hòa Phát

Ấp 2, xã Hàng Vịnh

DN

1

 

 

X

 

 

2

Bánh phồng chuối

1

 

 

X

 

 

3

Tôm bạc non sinh thái

 

 

 

1

 

 

 

 

X

4

Tôm đất non sinh thái

1

 

 

X

 

 

5

Tôm đất ngủ đông sinh sinh thái

HTX Tài Thịnh Phát Farm

Ấp Lung Đước, xã Tam Giang

HTX

1

 

 

 

 

X

6

Tôm nỏn

1

 

 

 

X

 

7

Cá đối khô sinh thái

1

 

 

 

X

 

8

Riêu tôm

1

 

 

X

 

 

9

Bánh phồng cua

Công ty TNHH SX- TM-DV Kiên Cường

Ấp 2, xã Hàng Vịnh

DN

1

 

 

X

 

 

10

Bánh phồng tôm tít

1

 

 

X

 

 

11

Bánh phồng môn

1

 

 

 

X

 

12

Bánh phồng chuối

1

 

 

 

 

X

13

Bánh phồng mít

1

 

 

 

 

X

14

Bánh phồng tôm

HTX Bánh phồng tôm Hàng Vịnh

Ấp 2, xã Hàng Vịnh

HTX

1

 

 

X

 

 

15

Bánh phồng môn

1

 

 

 

X

 

16

Bánh phồng Chuối

1

 

 

 

X

 

17

Bánh phồng mít

1

 

 

 

 

X

18

Mắm cá mào gà

THT Mắm mào gà

Ấp Hồ Gùi, xã Tam Giang Đông

THT

1

 

 

 

X

 

19

Cua biển Năm Căn

HTX 1/7 Nuôi tôm QCCT ít thay nước

Ấp 7B, xã Hiệp Tùng

HTX

1

 

 

 

 

X

20

Tôm sú

1

 

 

 

 

X

21

Sò huyết

HTX Nuôi sò huyết

Ấp Hiệp Tùng, xã Hiệp Tùng

HTX

1

 

 

 

 

X

22

Tôm khô

CSSX tôm khô Nguyễn Thị Lan

Ấp Cây Thơ, xã Đất Mới

HKD

1

 

 

 

 

X

23

Mắm cá sơn

CSSX Mắm Cô Tám

Ấp 1, xã Hàng Vịnh

HKD

1

 

 

 

 

X

24

Ba khía muối

1

 

 

 

 

X

25

Đũa đước

CSSX Huỳnh Thanh Phong

Ấp Xẻo Sao, Xã Lâm Hải

HKD

4

 

 

X

 

 

26

Cua biển Năm Căn

HTX Thành Công

Ấp Kinh Ba, xã Tam Giang Đông

HTX

1

 

 

 

 

X

27

Tôm sú

1

 

 

 

 

X

28

Bánh phồng tôm

CSSX Phúc Nhân (Ba Lộ)

Ấp 2, xã Hàng Vịnh

HKD

1

 

X

 

 

 

29

Yến sào tinh chế

Công ty TNHH Tư vấn -Thiết kế Yến sào Tỷ Vân Yen

Khóm 4, Thị trấn Năm Căn

DN

1

 

 

X

 

 

V

Huyện Ngọc Hiển (30 sản phẩm/19 chủ thể)

 

 

 

30

5

10

7

8

1

Rượu trái giác

CSSX Phạm Minh Kỵ

Ấp Vịnh Nước Sôi, xã Viên An

HKD

2

 

 

 

 

X

2

Ba khía muối

CSSX Châu Sang

Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc

HKD

1

 

 

X

 

 

3

Bánh phồng tôm

CSSX Cường Phong

Ấp Nhưng Miên, xã Viên An Đông

HKD

1

 

 

 

X

 

4

Bánh phồng tôm

CSSX Giang Loan

Ấp Ba Nhất, xã Tam Giang Tây

HKD

1

 

 

 

X

 

5

Tôm khô

1

 

 

X

 

 

6

Khô cá thòi lòi

CSSX Hồng Thắm

Ấp Ông Trang, xã Viên An

HKD

1

 

 

 

 

X

7

Tôm khô

CSSX Kim Thảo

Khóm 4, thị trấn Rạch Gốc

HKD

1

 

 

 

X

 

8

Bánh phồng tôm

HKD Lê Kim Tuyền

Ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây

HKD

1

 

X

 

 

 

9

Bánh phồng tôm

CSSX Minh Luân

Ấp Xưởng Tiện, xã Viên An Đông

HKD

1

 

 

X

 

 

10

Mắm cá sơn

CSSX Ngọc Chuyển

Ấp Ông Quyền, xã Tân Ân Tây

HKD

1

 

 

 

X

 

11

Đũa đước

CSSX Như Ý

ấp Kinh Đào, xã Đất Mũi

HKD

4

 

 

 

X

 

12

Tôm khô

CSSX Phúc Lộc

Khóm 7, thị trấn Rạch Gốc

HKD

1

 

 

 

 

X

13

Cá khô Đù

CSSX Thái Huy

Khóm 6, thị trấn Rạch Gốc

HKD

1

 

 

 

 

X

14

Cá khô Đù

CSSX Thái Ngoan

Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc

HKD

1

 

 

 

 

X

15

Ruốc khô

DNTN Tôm khô Chí Tâm

Khóm 8, thị trấn Rạch Gốc

DN

1

 

 

 

X

 

16

Cá khô Đù

1

 

 

X

 

 

17

Tôm khô

HTX Đại Đoàn Kết

Ấp Tắc Biển, xã Viên An Đông

HTX

1

 

 

 

X

 

18

Mắm tôm

1

 

 

 

 

X

19

Bánh phồng cua

HTX Tân Phát Lợi

Ấp Tân Lập, xã Tân Ân Tây

 

1

 

 

X

 

 

20

Bánh phồng tôm sú

 

1

 

 

X

 

 

21

Tôm khô nguyên vỏ

 

1

 

 

X

 

 

22

Bột tôm nêm canh

HTX

1

 

 

X

 

 

23

Mắm ruốc tôm

 

1

 

 

X

 

 

24

Mắm tôm chua

 

1

 

 

X

 

 

25

Tôm khô

HKD Lý Công Nghiệp

Ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân Tây

HKD

1

 

 

 

 

X

26

Khô Cá thòi lòi

HTX Làng nghề Đất Mũi

Ấp Mũi, xã Đất Mũi

HTX

1

 

 

 

 

X

27

Tôm khô

Công ty TNHH Con Tôm

Xã Tân Ân Tây

DN

1

 

X

 

 

 

28

Mắm tôm chua

1

 

X

 

 

 

29

Bánh phồng tôm

1

 

X

 

 

 

30

Riêu tôm đông lạnh

1

 

X

 

 

 

VI

Huyện Phú Tân (18 sản phẩm/14 chủ thể)

 

 

 

18

4

9

4

1

1

Chả cá măng

HTX Hưng Hiệp Tiến

Ấp Hưng Hiệp, xã Tân Hưng Tây

HTX

1

 

 

X

 

 

2

Chà bông cá phi

1

 

 

X

 

 

3

Mắm ruốc

HTX SX Nước mắm Ngọc Trân

Khóm 5, thị trấn Cái Đôi Vàm

HTX

1

 

 

X

 

 

4

Mắm cá cơm

1

 

 

X

 

 

5

Khô cá phi

THT

Ấp Phú Thành, xã Phú Mỹ

THT

1

 

 

X

 

 

6

Chả cá phi

THT Thiên Ngọc

Ấp Vàm Xáng, xã Phú Mỹ

THT

1

 

X

 

 

 

7

Bánh kẹp cuốn

THT

Ấp Xẻo Đước, xã Phú Mỹ

THT

1

 

 

X

 

 

8

Cá khô phi

HTX

Ấp Rạch Láng, xã Phú Thuận

HTX

1

 

 

 

X

 

9

Sò huyết

HKD Võ Thanh Dân

Ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo

HKD

1

 

 

 

X

 

10

Chả cá phi

THT

Ấp Tân Nghĩa, xã Rạch Chèo

THT

1

 

 

 

X

 

11

Tôm khô

THT

Ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo

THT

1

 

 

 

X

 

12

Nước mắm nhỉ cá cơm Như Anh

HKD Bông Văn Liêm

Ấp Cái Cám, xã Tân Hải

HKD

1

 

 

X

 

 

13

Ba khía muối

HKD Nguyễn Văn H

Ấp Tân Điền, xã Phú Tân

HKD

1

 

X

 

 

 

14

Chả Cá phi

1

 

 

X

 

 

15

Khô cá biển

HTX

Ấp Gò Công Đông, xã Nguyễn Việt Khái

HTX

1

 

 

 

 

X

16

huyết đóng hộp

THT nuôi sò huyết

Ấp Má Tám, xã Việt Thắng

THT

1

 

X

 

 

 

17

Ruốc sấy

HTX Hương Biển

Khóm 6, TT Cái Đôi Vàm

HTX

1

 

X

 

 

 

18

Ruốc khô

 

 

X

 

 

VII

Huyện Thới Bình (12 sản phẩm/12 chủ thể)

 

 

 

12

2

4

2

4

1

Rượu Hương Quê

HTX Đoàn Phát

ấp 8, xã Trí Lực

HTX

2

 

 

X

 

 

2

Tôm khô

CSSX Ngọc Thắm

Ấp Hữu Thời, xã Biển Bạch Đông

HKD

1

 

 

X

 

 

3

Chả cá phi

CSSX Thùy Linh

Ấp Quyền Thiện, xã Biển Bạch Đông

HKD

1

 

X

 

 

 

4

Gạo ST24

HTX Ông Đuông

Ấp Nguyễn Huế, xã Tân Bằng

HTX

1

 

 

X

 

 

5

Chả cá phi

CSSX Phi Hùng

Ấp 9, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình

HKD

1

 

 

 

X

 

6

Gạo hữu cơ

HTX Quyết Thắng

Ấp 3, xã Trí Phải

HTX

1

 

 

X

 

 

7

Khô cá phi

CSSX

Ấp Tắc Thủ, xã Hồ Thị Kỷ

HKD

1

 

 

 

 

X

8

Gạo sinh thái Thành Công

HTX Thành Công

Ấp 9, xã Thới Bình

HTX

1

 

 

 

X

 

9

Gạo hữu cơ

HTX Đông Xuân

Ấp 2, xã Tân Lộc Bắc

HTX

1

 

 

 

 

X

10

Mắm cá

CSSX Út Nhường

Ấp 3, xã Tân Lộc Đông

HKD

1

 

 

 

 

X

11

Chả cá phi

HKD Nguyễn Kế Hùng

Xã Tân Phú

HKD

1

 

 

 

 

X

12

Rượu Hoài Vẹn

HKD Hoài Vẹn

Ấp Trường Thoại, xã Biển Bạch

HKD

2

 

X

 

 

 

VIII

Huyện Trần Văn Thời (21 sản phẩm/17 chủ thể)

 

 

 

21

4

10

7

0

1

Bưởi da xanh

HTX Cây ăn trái sạch Khánh Hưng

Ấp Kinh Đứng A, xã Khánh Hưng

HTX

1

 

X

 

 

 

2

Gạo Hoài Bảo

THT Hoài Bảo

Ấp Minh Hà B, xã Khánh Bình Đông

THT

1

 

 

 

X

 

3

Ổi sạch

HTX Tiến Bộ

Ấp Đòn Dong, xã Khánh Lộc

HTX

1

 

 

 

X

 

4

Gạo GlobalGAP

THT Chống Mỹ

Ấp Chống Mỹ, xã Khánh Bình

HTX

1

 

 

X

 

 

5

Chuối già sấy dẻo - Khải Hoàn

HKD Lê Bảo An

Khóm 9, thị trấn Trần Văn Thời

HKD

1

 

 

X

 

 

6

Thịt gà nòi thả vườn

HTX Hòa Thuận

Khóm 2, thị trấn Trần Văn Thời

HTX

1

 

 

X

 

 

7

Bánh Ú lá tre - Ông Tự

Cơ sở sản xuất Hải Mỹ

Ấp Tân Thành, xã Lợi An

HKD

1

 

 

X

 

 

8

Bánh Tét - Ông tự

1

 

 

 

X

 

9

Chả cá phi

CSSX Ánh Nguyệt

Ấp Tân Hiệp, xã Lợi An

HKD

1

 

 

 

X

 

10

Mắm tôm

HTX Nông Thịnh Phát

Ấp Đá Bạc B, xã Khánh Bình Tây

HTX

1

 

X

 

 

 

11

Cá đù một nắng

1

 

X

 

 

 

12

Ruốc sấy khô ăn liền

HTX Ven biển Khánh Bình Tây

Ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây

HTX

1

 

 

X

 

 

13

Chả cá phi Thái Thịnh

HKD Nguyễn Bích Sương

Ấp Tân Hòa, xã Phong Điền

HKD

 

 

X

 

 

 

14

Khô cá phi 1 nắng

HKD Nguyễn Trọng Thái

Ấp Rẩy Mới, xã Phong Điền

HKD

1

 

 

X

 

 

15

Tôm thẻ nguyên con cấp đông

HKD Trịnh Văn Lâm

Ấp Tân Thuận, xã Phong Điền

HKD

1

 

 

X

 

 

16

Khô cá phi 1 nắng

HTX Thuận Lợi

Ấp Lung trường, xã Phong Lạc

HTX

1

 

 

X

 

 

17

Chả cá phi

1

 

 

 

X

 

18

Tôm sú sấy dẻo

HKD Phan Thị Hường

Khóm 8, thị trấn Sông Đốc

HKD

1

 

 

 

X

 

19

Mực cán tẩm

1

 

 

X

 

 

20

Gạo Phú Quý

HTX NN HCSH Phương Quang

Ấp Mũi Tràm C, xã Khánh Bình Tây Bắc

HTX

1

 

 

X

 

 

21

Gạo Hạt Ngọc

HTX SXTMDVNN Quỳnh Giao

Ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải

HTX

1

 

 

 

X

 

IX

U Minh (29 sản phẩm/26 chủ thể)

 

 

 

29

1

12

11

5

1

Cá chốt qua sơ chế

HKD Đặng Trung Bình

Ấp 18, xã Nguyễn Phích

HKD

1

 

 

X

 

 

2

Tôm khô

HKD Nguyễn Thái Nguyên

Ấp 18, xã Nguyễn Phích

HKD

1

 

 

X

 

 

3

Chả cá phi

THT Ấp 5

Ấp 5, xã Khánh Tiến

THT

1

 

 

X

 

 

4

Chả cá phi

THT Ấp 2

Ấp 2, xã Khánh Tiến

THT

1

 

 

X

 

 

5

Chả cá phi

THT Ấp 1

Ấp 1, xã Khánh Tiến

THT

1

 

 

X

 

 

6

Chả cá phi

THT Ấp 10

Ấp 10, xã Khánh Tiến

THT

1

 

 

 

X

 

7

Chả cá phi

THT Ấp 12

Ấp 12, xã Khánh Tiến

THT

1

 

 

 

 

X

8

Mật ong

Công ty TNHH TMDV DLST Huỳnh Quốc Sơn

Ấp 12, xã Khánh Thuận

DN

1

 

X

 

 

 

9

Cam hữu cơ

HKD Nguyễn Văn Tình

Ấp 18, xã Khánh Thuận

HKD

1

 

 

 

X

 

10

Chả cá phi

HKD Nguyễn Thị Mận

Ấp 9, xã Khánh Thuận

THT

1

 

 

X

 

 

11

Chuối sấy giòn

HTX Đồng Thuận

Ấp 15, xã Khánh Thuận

HTX

1

 

 

 

 

X

12

Khô lóc

1

 

 

X

 

 

13

Gạo an toàn

HTX Khánh Minh

Ấp 7, xã Khánh Lâm

HTX

1

 

 

X

 

 

14

Chuối sấy khô

THT Chuối sấy khô

Ấp 7, xã Khánh Lâm

THT

1

 

 

X

 

 

15

Khô cá lóc bng

THT Ấp 3

Ấp 3, xã Khánh Lâm

THT

1

 

 

 

 

X

16

Mực đông lạnh

Cơ sở thu mua Chí Phương

Ấp 3, xã Khánh Hội

HKD

1

 

 

 

X

 

17

Cá lù đù khô

Cơ sở thu mua Nguyễn Trường

Ấp 1, xã Khánh Hội

HKD

1

 

 

 

X

 

18

Mật ong

HTX Lâm Đạt

Ấp 14, xã Khánh Hòa

HTX

1

 

 

 

X

 

19

Tôm khô

HKD Trần Toản

Ấp 7, xã Khánh Hòa

HKD

1

 

 

 

X

 

20

Gạo an toàn

THT p 7

Ấp 7, xã Khánh Hòa

THT

1

 

 

X

 

 

21

Chả cá phi

THT Ấp 5

Ấp 5, xã Khánh Hòa

THT

1

 

 

 

X

 

22

Gạo an toàn

THT Ấp 14

Ấp 14, xã Khánh Hòa

THT

1

 

 

 

 

X

23

Khô cá lóc bống

Công ty TNHH Phát triển Thủy sản Rồng xanh

Ấp 7, xã Khánh An

DN

1

 

 

X

 

 

24

Khô cá bổi

Cơ sở sản xuất chế biến Khô bổi Mai Sén

Ấp 12, xã Khánh An

HKD

1

 

 

 

X

 

25

Bồn bồn tươi

THT trồng bồn bồn ấp 14

Ấp 14, xã Khánh An

THT

1

 

 

 

 

X

26

Gạo hữu cơ Exotic

Công ty TNHH MTV TM & SX Viễn Phú

Ấp An Phú, xã Khánh An

DN

1

 

 

 

X

 

27

Trà gạo thanh lọc hữu cơ

 

1

 

 

 

X

 

28

Bột gạo dinh dưỡng hữu cơ

 

1

 

 

 

X

 

29

Lạp xưởng

HKD lạp xưởng Ngoại Tý

Ấp 7, xã Khánh Hòa

HKD

1

 

 

X

 

 

Tổng cộng

 

 

237

49

87

54

47

 

PHỤ LỤC 4

CHU TRÌNH OCOP THƯỜNG NIÊN
(
Kèm theo Quyết định số 2822/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chu trình OCOP thường niên được thực hiện theo 6 bước, trên cơ sở nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân thụ hưởng” (đề xuất theo nhu cầu và khả năng của các doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở/hộ sản xuất)

Các bước triển khai Chu trình OCOP cụ thể gồm: (1) Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP; (2) Nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm; (3) Nhận phương án, dự án sản xuất kinh doanh; (4) Triển khai phương án, dự án sản xuất kinh doanh; (5) Đánh giá và phân hạng sản phẩm; (6) Xúc tiến thương mại.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2822/QĐ-UBND ngày 24/11/2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.334

DMCA.com Protection Status
IP: 3.148.105.127
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!