Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 54/2000/NĐ-CP bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh

Số hiệu: 54/2000/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 03/10/2000 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 54/2000/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 03 tháng 10 năm 2000

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 54/2000/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 10 NĂM 2000 VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, TÊN THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995;
Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 8 về việc thi hành Bộ Luật Dân sự;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Để góp phần tăng cường sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ hoạt động kinh doanh trung thực, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

CÁC QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với một số trong số "các đối tượng khác" quy định tại Điều 780 Bộ Luật Dân sự ngày 28 tháng 10 năm 1995 bao gồm: bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và việc bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Nghị định này cũng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài tuy không hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Công ước Paris hoặc quy định của các Điều ước quốc tế công nhận bảo hộ lẫn nhau về sở hữu công nghiệp mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia;

b) Tổ chức, cá nhân, thuộc các nước, vùng lãnh thổ cùng Việt Nam chấp nhận nguyên tắc có đi có lại trong việc bảo hộ sở hữu công nghiệp cho tổ chức, cá nhân của nhau.

Điều 3. Áp dụng các văn bản pháp luật

Việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp phải tuân theo các quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật có liên quan khác của Việt Nam.

Trong trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó.

Điều 4. Giải thích thuật ngữ

Những từ ngữ dưới đây dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. "Chỉ dẫn thương mại" là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá...;

2. "Sử dụng chỉ dẫn thương mại" là các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại đó;

3. "Thành quả đầu tư" là kiến thức, thông tin dưới dạng công nghệ, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, bí mật kinh doanh...., thu được từ hoạt động đầu tư về tài chính hoặc trí tuệ;

4. "Sử dụng thành quả đầu tư" là các hành vi sử dụng kiến thức, thông tin quy định ở khoản 3 Điều này để thực hiện hoạt động sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá; bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do sử dụng kiến thức, thông tin đó.

Điều 5. Điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại tự động được xác lập khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 10, Điều 14 Nghị định này mà không cần phải đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chương 2:

QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, TÊN THƯƠNG MẠI

Điều 6. Bí mật kinh doanh

1. Bí mật kinh doanh được bảo hộ là thành quả đầu tư dưới dạng thông tin có đủ các điều kiện sau đây:

a) Không phải là hiểu biết thông thường;

b) Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó;

c) Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

2. Các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh như bí mật về nhân thân, về quản lý nhà nước, về an ninh, quốc phòng không được bảo hộ dưới danh nghĩa là bí mật kinh doanh.

Điều 7. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân đã đầu tư để tạo ra hoặc có được thành quả đầu tư là bí mật kinh doanh.

2. Trường hợp bí mật kinh doanh được bên làm thuê, bên thực hiện hợp đồng tạo ra hoặc có được trong khi thực hiện công việc được giao thì bí mật kinh doanh đó thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác.

Điều 8. Nội dung và thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt bí mật kinh doanh theo quy định của pháp Luật.

2. Các quyền của chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ khi bí mật kinh doanh còn đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.

Điều 9. Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

1. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được phép chuyển giao hoặc được thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, trong đó bên giao phải ghi rõ bí mật kinh doanh được chuyển giao. Trong trường hợp các bên thoả thuận chỉ chuyển giao quyền sử dụng bí mật kinh doanh (li - xăng bí mật kinh doanh) thì bên nhận có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp bảo mật cần thiết theo yêu cầu của bên giao.

Điều 10. Chỉ dẫn địa lý

1. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;

b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

2. Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hoá thì việc bảo hộ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hoá.

3. Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hoá, đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý theo quy định của Nghị định này.

Điều 11. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý

Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý là mọi tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn đó tại lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương tương ứng, với điều kiện hàng hoá do người đó sản xuất phải bảo đảm uy tín hoặc danh tiếng vốn có của loại hàng hoá đó.

Điều 12. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

1. Người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền thể hiện chỉ dẫn đó trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, giấy tờ giao dịch nhằm mua bán hàng hoá và quảng cáo cho hàng hoá tương ứng.

2. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý không được chuyển giao.

Điều 13. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ khi còn có đủ các điều kiện đối với chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 1 Điều 10 và các điều kiện đối với hoạt động sản xuất của người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý quy định tại Điều 11 của Nghị định này còn được đáp ứng đầy đủ.

Điều 14. Tên thương mại

1. Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được;

b) Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

2. Các tên gọi sau đây không được bảo hộ dưới danh nghĩa là tên thương mại:

a) Tên gọi của các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc các chủ thể không liên quan tới hoạt động kinh doanh;

b) Tên gọi nhằm mục đích thực hiện chức năng của tên thương mại nhưng không có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh của các cơ sở kinh doanh trong cùng một lĩnh vực;

c) Tên thương mại gây nhầm lẫn với tên thương mại của người khác đã được sử dụng từ trước trên cùng một địa bàn và trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã được bảo hộ từ trước khi bắt đầu sử dụng tên thương mại đó.

Điều 15. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Điều 16. Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo.

2. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại có quyền chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Điều 17. Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được bảo hộ khi chủ sở hữu vẫn còn duy trì hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Chương 3:

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ VÀ TÊN THƯƠNG MẠI

Điều 18. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, bao gồm:

1. Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó;

2. Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

3. Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật, lợi dụng lòng tin nhằm tiếp cận, thu thập và làm bộc lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;

4. Tiếp cận, thu thập các thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này đệ trình theo thủ tục xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc xin cấp giấy phép lưu hành sản phẩm - đặc biệt là dược phẩm và sản phẩm hoá nông hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của các cơ quan hành chính, hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh kể cả nhằm mục đích xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.

Điều 19. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm:

1. Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ gây ấn tượng sai lệch về xuất xứ địa lý của hàng hoá;

2. Sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho những hàng hoá trùng, tương tự hoặc có liên quan không bảo đảm uy tín, danh tiếng của hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp sử dụng cùng với các từ như "phương pháp", "kiểu", "loại", "phỏng theo", hoặc các từ ngữ tương tự;

3. Sử dụng chỉ dẫn địa lý về rượu vang hoặc rượu mạnh cho những loại rượu vang hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tại lãnh thổ được chỉ dẫn, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới hình thức dịch sang ngôn ngữ khác hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "kiểu", "loại", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ ngữ tương tự.

Điều 20. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là mọi hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

Điều 21. Quyền yêu cầu xử lý việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại

1. Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại.

2. Trong trường hợp xảy ra các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại hoặc đưa các thông tin sai lạc về tên thương mại, chỉ dẫn sai lạc về nguồn gốc địa lý hàng hoá khiến người tiêu dùng bị nhầm lẫn thì người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc người thực hiện hành vi trên phải chấm dứt hành vi đó và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

3. Thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này là một năm tính từ ngày phát hiện được hành vi xâm phạm nhưng không quá ba năm tính từ ngày hành vi xâm phạm xảy ra.

Điều 22. Nghĩa vụ chứng minh

1. Khi thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này, chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có nghĩa vụ chứng minh điều kiện xác lập quyền và phạm vi quyền của mình; nêu rõ tên, địa chỉ của người đã thực hiện hành vi xâm phạm; cung cấp các chứng cứ về phạm vi, mức độ của việc xâm phạm đó.

Trong trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại thì chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, tên thương mại và người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý phải chứng minh mức độ thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra.

2. Nếu người yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm là người tiêu dùng thì người đó phải nêu rõ tên, địa chỉ người có hành vi xâm phạm, cung cấp các chứng cứ về sự xâm phạm và chứng minh mức độ thiệt hại (nếu có).

Điều 23. Trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại

Việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại được thực hiện theo trình tự và thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp khác.

Chương 4:

BẢO HỘ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 24. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp, bao gồm:

1. Sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hoá, dịch vụ, nhằm mục đích:

a) Lợi dụng uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

b) Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của người sản xuất kinh doanh khác trong sản xuất kinh doanh của mình;

c) Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hoá, dịch vụ... cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hoá, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.

2. Chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của người khác mà không được người đó cho phép.

Điều 25. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp

1. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền: buộc người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải chấm dứt hành vi đó, yêu cầu bồi thường thiệt hại; xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

2. Các hội người tiêu dùng, hội nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân có quyền đại diện cho các hội viên của mình thực hiện quyền nêu tại khoản 1 Điều này.

Điều 26. Nghĩa vụ chứng minh của tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 25 của Nghị định này có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân do mình đại diện đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Điều 27. Xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh thuộc lĩnh vực sở hữu công nghiệp thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi đó sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH, CHỈ DẪN ĐỊA LÝ, TÊN THƯƠNG MẠI VÀ BẢO HỘ QUYỀN CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN TỚI SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 28. Nội dung quản lý nhà nước về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp

1. Ban hành chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp, văn bản pháp luật liên quan đến việc bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà nước, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

3. Tổ chức thi hành các văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách sở hữu công nghiệp về bảo hộ bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

4. Quản lý hoạt động dịch vụ tư vấn và dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

5. Đào tạo và xây dựng đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

6. Hợp tác quốc tế về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

7. Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chấp hành pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh;

8. Tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Điều 29. Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp

1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng thống nhất quản lý Nhà nước về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong phạm vi cả nước, có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện các chế độ, chính sách, các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

2. Cục Sở hữu công nghiệp thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Phối hợp với các cơ quan Nhà nước khác cũng như với các tổ chức xã hội nhằm thi hành các biện pháp bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và bảo đảm cho các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được thi hành nghiêm chỉnh, bao gồm cả việc giám định các điều kiện xác lập quyền, nội dung quyền và hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo yêu cầu của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân;

b) Tiếp nhận và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp;

c) Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, cấp Giấy chứng chỉ hành nghề và quản lý về mặt chuyên môn, nghiệp vụ đối với các tổ chức làm dịch vụ đại diện về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp;

d) Chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh cho các cơ quan quản lý sở hữu công nghiệp thuộc các Bộ, ngành, địa phương và cơ sở;

e) Trong phạm vi được uỷ quyền, tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh trong ngành hoặc địa phương mình.

Cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường của ngành, địa phương có trách nhiệm giúp lãnh đạo ngành hoặc địa phương thực hiện chức năng nói trên và thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp cụ thể hoá việc thi hành các chính sách của Nhà nước về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và tổ chức thi hành các biện pháp đó;

b) Tổ chức công tác quản lý về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp trong ngành, địa phương và thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác đó;

c) Tổ chức tuyên truyền các chính sách về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, phối hợp với các tổ chức xã hội thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo và hoạt động sở hữu công nghiệp;

d) Giúp đỡ các chủ thể kinh doanh thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương trong việc chứng minh các điều kiện xác lập quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam và ở nước ngoài;

e) Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc bảo vệ các quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và xử lý các vi phạm pháp luật về sở hữu công nghiệp liên quan đến bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, bao gồm cả việc giám định các điều kiện xác lập quyền, nội dung quyền và hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân.

Điều 30. Xử lý vi phạm hành chính

Việc xử lý vi phạm hành chính về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định khác của Chính phủ.

Điều 31. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo

1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý hàng hoá, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền về những hành vi trái pháp luật trong hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý hàng hoá, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm giải quyết kịp thời, đúng pháp lụât theo quy định của pháp lụât về khiếu nại, tố cáo.

Chương 6:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 32. Điều khoản chuyển tiếp

Các bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại đã tồn tại trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà vẫn đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định của Nghị định này thì sẽ được bảo hộ theo các quy định của Nghị định này.

Điều 33. Điều khoản thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 54/2000/ND-CP

Hanoi, October 03, 2000

 

DECREE

ON THE PROTECTION OF INDUS-TRIAL PROPERTY RIGHTS TO BUSINESS SECRETS, GEOGRAPHICAL INDICATIONS AND COMMERCIAL NAMES, AND THE PROTECTION OF THE RIGHT AGAINST INDUSTRIAL PROPERTY-RELATED UNFAIR COMPETITIONS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the October 28, 1995 Civil Code;
Pursuant to the Resolution of the IXth National Assembly, 8th session, on the implementation of the Civil Code;
Pursuant to the May 10, 1997 Commercial Law;
In order to contribute to enhancing the comprehensive and effective protection of the industrial property rights, protection of fair business activities and protection of legitimate interests of consumers;
At the proposal of the Minister of Science, Technology and Environment,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Regulation scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2.- Application objects

1. This Decree shall apply to domestic and foreign organizations and individuals conducting business activities on the Vietnamese territory.

2. This Decree shall also apply to foreign organizations and individuals that do not conduct business activities on the Vietnamese territory but fall into one of the following cases:

a/ Organizations and individuals that have their industrial property rights protected under provisions of the Paris Agreement or provisions of international agreements on mutual industrial property recognition and protection, which Vietnam has signed or acceded to;

b/ Organizations and individuals from countries and/or territories, which have, together with Vietnam, accepted the principle of reciprocity in the industrial property protection for each other’s organizations and individuals.

Article 3.- Application of legal documents

The protection of business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions in the industrial property domain shall comply with this Decree’s provisions and other relevant legal documents of Vietnam.

In cases where an international agreement which Vietnam has signed or acceded to contains provisions different from those of this Decree, the provisions of such international agreement shall apply.

Article 4.- Interpretation of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. "Commercial instructions" are signs and information to provide commercial instructions to commodities and services, including trademarks, commercial names, business logos, business slogans, geographical indications, goods packing designs, goods labels...;

2. "Use of commercial instructions" are acts of affixing such commercial instructions on goods, goods packing, service means, business transaction papers, advertising means; selling, advertising for sale, storing for sale and importing goods affixed with such commercial instructions;

3. "Investment yields" are knowledge and information in forms of technologies, inventions, utility solutions, industrial designs, technical know-hows, business secrets..., obtained from financial or intellectual investment activities;

4. "Use of investment yields" are acts of using knowledge and information specified in Clause 3 of this Article to conduct activities of manufacturing products, providing services and/or trading in goods; selling, advertising for sale, storing for sale and importing products manufactured with the use of such knowledge and/or information.

Article 5.- Conditions for establishing industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names

The industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names shall be automatically established when there exist all the conditions prescribed in Articles 6, 10 and 14 of this Decree without having to make registration at the competent State agencies.

Chapter II

INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS TO BUSINESS SECRETS, GEOGRAPHICAL INDICATIONS AND COMMERCIAL NAMES

Article 6.- Business secrets

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Being those other than general knowledge;

b/ Being applicable to business activities, and when being used, such information may render their holders advantages over those who do not hold or use such information;

c/ Being kept secret by their owners with necessary measures, so that such information shall neither be disclosed nor easily accessible.

2. Other secret information irrelevant to business activities, such as: personal status, State management, security and national defense secrets, shall not be in the name of business secrets.

Article 7.- Owners of industrial property rights to business secrets

1. Owners of industrial property rights to business secrets are organizations and/or individuals that have made investment to create or acquire investment yields being business secrets.

2. In cases where a business secret is created or acquired by an employee or a contract performer while performing his/her/its assigned task, such business secret shall be under the employer’s or assignor’s ownership, except otherwise agreed upon by the involved parties.

Article 8.- Content and duration of the protection of industrial property rights to business secrets

1. Owners of industrial property rights to business secrets are entitled to possess, use and dispose of such business secrets according to the provisions of law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Transfer of industrial property rights to business secrets

1. Industrial property rights to business secrets may be transferred or inherited according to the provisions of law.

2. The transfer of industrial property rights to a business secret shall be effected in form of a written contract, in which the transferor must clearly state the business secret to be transferred. In cases where the contractual parties agree to transfer only the right to use the business secret (business secret license), the transferee shall be obliged to take necessary secret-keeping measures as required by the transferor.

Article 10.- Geographical indications

1. Protectable geographical indications are information on geographical origins of goods and meet all the following conditions:

a/ Being expressed in a word, expression, sign, symbol or image used to indicate a nation or a territory or a locality belonging to a nation;

b/ Being displayed on goods, goods packing or transaction papers related to the goods purchase and/or sale, in order to indicate that such goods have the origin from a nation, territory or locality, whereas the quality, prestige and reputation or other properties of such goods are principally attributed to their geographical origin.

2. If the geographical indications are appellations of goods origin, the protection thereof shall be effected according to the provisions of the current legislation on appellations of goods origin.

3. Geographical information, which have become common names of goods and/or are no longer capable of indicating geographical origins, shall not be protected in the name of geographical indications according to provisions of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Entitled to use geographical indications are all organizations and/or individuals that conduct activities of manufacturing goods bearing such indications on the corresponding national territory, territorial area or locality, provided that the goods manufactured by such organizations/or individuals must preserve the existing prestige or reputation of such type of goods.

Article 12.- Content of industrial property rights to geographical indications

1. Those entitled to use geographical indications may display such indications on goods, goods packing and/or transaction papers for purposes of purchasing, selling and advertising relevant goods.

2. The right to use geographical indications shall not be transferable.

Article 13.- Duration of the protection of industrial property rights to geographical indications

The right to use the geographical indications shall be protected as long as all the conditions regarding geographical indications prescribed in Clause 1, Article 10 and the conditions regarding manufacturing activities of those entitled to use geographical indications prescribed in Article 11 of this Decree are fully met.

Article 14.- Commercial names

1. A protectable commercial name is the proper name of an organization or individual used in his/her/its business activities and meets all the following conditions:

a/ Being a combination of alphabetical letters, which can be accompanied with numerals and pronounceable;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The following kinds of names shall not be protected as commercial names:

a/ Names of administrative agencies, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations or subjects irrelevant to business activities;

b/ Names used for purpose of exerting the function of commercial names, which are, however, incapable of distinguishing business subjects of business establishments in the same field;

c/ Commercial names which cause confusion with others’ commercial names which have previously been used in the same locality and in the same business field, or cause confusion with others’ trademarks, which have already been protected since before such commercial names are used.

Article 15.- Owners of industrial property rights to commercial names

Owners of industrial property rights to commercial names are organizations and/or individuals conducting business activities under such commercial names.

Article 16.- Contents of industrial property rights to commercial names

1. Owners of industrial property right to commercial names may utilize such commercial names for business purposes, by using the commercial names to introduce themselves in business activities or displaying them on transaction papers, signboards, products, goods, goods packing and advertisements.

2. Owners of industrial property rights to commercial names may transfer such commercial names under contracts or bequeath them to others, provided that the transfer must be effected together with the entire business establishments and business activities under such commercial names.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Industrial property rights to commercial names shall be protected as long as their owners sustain business activities under such commercial names.

Chapter III

PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS TO BUSINESS SECRETS, GEOGRAPHICAL INDICATIONS AND COMMERCIAL NAMES

Article 18.- Acts of infringing upon the industrial property rights to business secrets

Acts of infringing upon the industrial property rights to business secrets include:

1. Accessing or gathering information on business secrets by taking acts against secret-keeping measures of lawful owners of such business secrets;

2. Disclosing or using information on business secrets without permission of owners of such business secrets;

3. Breaching secret-keeping contracts or deceiving or abusing the trust of persons in charge of secret-keeping, abusing the trust of owners of business secrets to access, gather and disclose information on such business secrets;

4. Getting access to and/or gathering information on business secrets of others, when the latter file, according to the procedures, applications for business-related permits or permit for circulation of products - especially pharmaceuticals and agro-chemical products, or taking acts against secret-keeping measures of administrative agencies, or using such information for business purposes, including purpose of applying for business-related permit or product circulation permit.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Acts of infringing upon the industrial property rights to geographical indications include:

1. Using any commercial instruction, which is identical or similar to a geographical indication currently under protection, thus causing misconception about the geographical origin of goods;

2. Using any commercial instruction, which is identical or similar to a geographical indication currently under protection, for identical, similar or relevant goods, thus damaging the prestige or reputation of the goods bearing such geographical indication, including cases where it is used together with such words as "method", "model", "type", "imitated to", or the like;

3. Using geographical indications about wines or spirits for those not of origin from the indicated territories, including cases where the instructions on goods’ real origin are provided or the geographical indications are used in form of translations into other languages or used together with such words as "model", "type", "formula", "imitated to" or the like.

Article 20.- Acts of infringing upon the industrial property rights to commercial names

Acts of infringing upon the industrial property rights to commercial names are all acts of using any commercial instructions identical or similar to commercial names of others for the same type of product or service or similar product or service, thus causing confusion about business subjects, business establishments or business activities under such commercial names.

Article 21.- Right to request the handling of infringements upon industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names

1. Owners of industrial property rights to business secrets, commercial names and persons entitled to use geographical indications shall be entitled to request the competent State bodies to force persons who commit acts of infringing upon their rights to stop such infringing acts and pay damages.

2. In cases where acts of infringing upon industrial property rights to commercial names or providing misleading information about commercial names or misleading indications to geographical origin of goods, thus rendering consumers confused, are committed or taken, such consumers may request the competent State bodies to force the persons who commit the above-said acts to stop them and pay damages to the consumers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 22.- Obligation to prove and evidence

1. When exercising the right to request the handling of infringing acts prescribed in Clause 1, Article 21 of this Decree, the owners of industrial property rights to business secrets, commercial names and persons entitled to use geographical indications shall be obliged to prove the conditions for establishing their rights and the scope thereof; clearly state the names and addresses of persons who have committed infringing acts; and supply evidences of scope and seriousness of such infringements.

In case of damages claims, the owners of industrial property rights to business secrets, commercial names and the persons entitled to use geographical indications shall have to evidence the degree of damage caused by infringers.

2. If the persons who request the handling of infringing acts are consumers, such persons shall have to clearly state the names and addresses of the infringers and supply evidences of the infringement and prove the extent of damage (if any).

Article 23.- The order and procedures for handling acts of infringing upon industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names

The handling of acts of infringing upon industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names shall comply with the order and procedures for handling acts of infringing upon other industrial property rights.

Chapter IV

PROTECTION OF THE RIGHT AGAINST INDUSTRIAL PROPERTY-RELATED UNFAIR COMPETITIONS

Article 24.- Acts of industrial property-related unfair competition

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Using commercial instructions to mislead the perception and information about business subjects, business establishments, business activities, goods and/or services, for the purposes of:

a/ Taking advantage of the prestige and reputation of other producers and/or business people in ones production and/or business activities;

b/ Damaging the prestige and reputation of other producers and/or business people in ones production and/or business activities;

c/ Causing confusion about origins, production methods, properties, quality, quantity or other characteristics of goods and/or services; or about conditions for supply of goods and/or services... to consumers in the course of recognizing and selecting goods and/or services or in business activities.

2. Appropriating and using investment yields of others without their permission.

Article 25.- The right against industrial property-related unfair competitions

1. Organizations and individuals that suffer from damage or are in danger of suffering from damage caused by unfair competition acts in the field of industrial property shall be entitled to request the competent State bodies to force persons who commit unfair competition acts to stop them, and claim damages; administratively handle or examine for penal liability persons who commit unfair competition acts.

2. Consumers’ societies and professional associations of organizations and individuals may represent their own members in exercising the right provided for in Clause 1 of this Article.

Article 26.- The proving obligation of organizations and individuals that request the handling of unfair competition acts

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 27.- Handling of unfair competition acts

Organizations and individuals that commit unfair competition acts in the field of industrial property shall, depending on the nature and seriousness of such acts, be administratively handled or examined for penal liability. If any damage is caused, compensations therefor must be made according to the provisions of law.

Chapter V

THE STATE MANAGEMENT OVER THE PROTECTION OF INDUSTRIAL PROPERTY RIGHTS TO BUSINESS SECRETS, GEOGRAPHICAL INDICATIONS AND COMMERCIAL NAMES AND THE PROTECTION OF THE RIGHT AGAINST INDUSTRIAL PROPERTY-RELATED UNFAIR COMPETITIONS

Article 28.- Contents of the State management over the protection of industrial property rights to business secrets, geographical indications and commercial names and the protection of the right against industrial property-related unfair competitions

1. Promulgating policies, strategies, planning and plans for development of industrial property activities and legal documents concerning the protection of business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

2. Protecting legitimate interests of the State, organizations and individuals in the field of industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

3. Organizing the implementation of legal documents and policies on industrial property concerning the protection of business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

4. Managing activities of industrial property consultancy and representation services related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Undertaking international cooperation in industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

7. Guiding, inspecting and examining the implementation of policies and the observance of the legislation on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

8. Receiving and settling complaints and denunciations, handling violations of the legislation on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions;

Article 29.- Responsibilities of the State bodies competent to manage the protection of industrial property rights to business secrets, geographical indications, commercial names and the protection of the right against industrial property-related unfair competitions;

1. The Ministry of Science, Technology and Environment shall be the governmental body to perform the function of unified State management over the industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions throughout the country. It shall have to organize and direct the implementation of regimes, policies and legal provisions on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions.

2. The National Office of Industrial Property under the Ministry of Science, Technology and Environment shall have to assist the Minister of Science, Technology and Environment in performing the following tasks:

a/ To coordinate with the other State bodies as well as social organizations in applying measures to protect the industrial property rights related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against the unfair competitions, and to ensure that legal provisions on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions are strictly observed, including the assessment of the conditions for establishing rights, content of rights and acts of infringing upon rights to business secrets, geographical indications, commercial names as well as unfair competition acts, at the requests of State bodies, organizations and individuals;

b/ To receive and settle according to his/her competence complaints and/or denunciations about industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against industrial property-related unfair competitions;

c/ To examine professional qualifications of, grant practice certificates to and professionally manage organizations providing industrial property representation services related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against industrial property-related unfair competitions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ Within the scope of authorization, to undertake international cooperation activities in the field of industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions.

3. The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall, within their functions and tasks, have to organize, direct and manage industrial property activities related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions in their respective branches or localities.

The science, technology and environment managing bodies of branches and localities shall have to assist the leaders of such branches and localities in performing the above-said function and carrying out the following tasks:

a/ To propose to the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities measures to concretize the realization of the State’s policies on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions, and organize the application of such measures;

b/ To organize the management of the protection of industrial property right to business secrets, geographical indications, commercial names and the protection of the right against industrial property-related unfair competitions in their respective branches and localities, and take measures to enhance the effectiveness of such work;

c/ To organize the propagation of policies on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions, and coordinate with social organizations in taking measures to step up the emulation movement for industrial property creativeness and activities;

d/ To help business subjects under the management of their respective branches and localities prove the conditions for establishing industrial property right related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions in Vietnam and abroad.

e/ To coordinate with the law enforcement bodies in protecting the industrial property rights related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions, and handling violations of the legislation on industrial property related to business secrets, geographical indications, commercial names and the right against unfair competitions, including the assessment of the conditions for establishing rights, contents of rights and acts of infringing upon rights to business secrets, geographical indications, commercial names and the determination of industrial property-related unfair competition acts at the requests of State agencies, organizations and individuals.

Article 30.- Handling of administrative violations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 31.- Complaints, denunciations and settlement thereof

1. Organizations and individuals may lodge complaints to the competent agencies, organizations and/or individuals about administrative decisions and administrative acts in contravention of law in the protection of industrial property rights to business secrets, geographical indications, commercial names and the protection of the right against industrial property-related unfair competitions

2. Individuals may denounce to the competent agencies, organizations and/or individuals illegal acts in the protection of industrial property rights to business secrets, geographical indications, commercial names and the protection of the right against industrial property-related unfair competitions.

3. The competent agencies, organizations and/or individuals, upon receiving complaints and/or denunciations, shall have to settle them in a prompt and lawful manner according to the provisions of the legislation on complaints and denunciations.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 32.- Transitional provisions

The business secrets, geographical indications and commercial names, which have been existed before the effective date of this Decree and still satisfy all the conditions for protection prescribed by this Decree, shall be protected under the provisions of this Decree.

Article 33.- Implementation provisions

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


16.576

DMCA.com Protection Status
IP: 44.192.95.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!