Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 228/KH-UBND 2021 phát triển chợ thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 2025

Số hiệu: 228/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
Ngày ban hành: 12/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 228/KH-UBND

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện chđạo của Thường trực Thành ủy, HĐND Thành phố về việc tăng cường công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố; nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch “Phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, cụ thể như sau:

I. Căn cứ pháp lý:

- Luật Đầu tư năm 2020; Luật Đầu tư công năm 2019; Luật Xây dựng năm 2014 đã được sửa đổi, bổ sung các năm 2016, 2018, 2019, 2020; Luật Đất đai năm 2013; Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; Luật Đấu thầu năm 2015; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017; Luật Quy hoạch năm 2017;

- Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội.

- Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

- Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;

- Nghđịnh số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 08/7/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND Thành phố ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn Thành phố Hà Nội;

- Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, HĐND Thành phố về việc tăng cường công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố;

II. Yêu cầu và mục tiêu

1. Yêu cầu:

- Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn của các cấp, các ngành; khắc phục, giải quyết các tồn tại, các khó khăn vướng mắc hiện nay của hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố.

- Đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định, thuận lợi cho các hộ kinh doanh và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương, không để xảy ra tình trạng khiếu kiện, mất an ninh trật tự, đảm bảo an toàn thực phẩm, văn minh thương mại.

- Phân công nhiệm vụ rõ ràng, đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành của Thành phố, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ, các tiểu thương và người dân trong quá trình thực hiện công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố.

2. Mục tiêu:

2.1. Mục tiêu chung:

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động chợ, từng bước hoàn thiện mạng lưới chợ trên địa bàn Thành phố, khắc phục kịp thời tình trạng xuống cấp và đầu tư, cải tạo, nâng cấp hạ tầng, cơ sở vật chất các chợ đảm bảo các yêu cầu về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, phục vụ tốt nhu cầu dân sinh và góp phần phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu bền vững cho các địa phương và Thành phố.

Giải quyết cơ bản những vấn đề tồn tại bức xúc dân sinh, giảm khiếu nại, khiếu kiện...liên quan đến công tác quản lý nhà nước và hoạt động chợ.

Huy động mọi nguồn lực xã hội để đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố phát triển đồng bộ, hài hòa, theo hướng văn minh, hiện đại tại khu vực nội thành và trung tâm các huyện, thị xã; đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tại khu vực nông thôn ngoại thành.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Đến hết năm 2025, 100% các chợ trên địa bàn Thành phố được phê duyệt Phương án giá sử dụng diện tích bán hàng, Nội quy hoạt động, Phương án bố trí, sắp xếp ngành hàng.

Tập trung đầu tư xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp mở rộng các chợ đang hoạt động, phấn đấu 100% các chợ được xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa đảm bảo tiêu chuẩn chợ ATTP theo quy định, đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, văn minh thương mại, an ninh trật tự, hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động chợ được nâng cao; cụ thể: Đầu tư xây dựng mới 141 chợ (trong đó có 06 chợ đầu mối); Đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 169 chợ.

III. Nội dung các nhiệm vụ, giải pháp

1. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về chợ

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước (QLNN) của các cấp, các ngành trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý đất đai, tài chính, an ninh trật tự... đối với các chợ trên địa bàn. Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra công tác QLNN về chợ hàng năm để kịp thời phát hiện các tồn tại, sai sót và có giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đảm bảo quản lý và kinh doanh theo đúng quy định pháp luật; đồng thời tổng hợp, kiến nghị cấp thẩm quyền bổ sung, sửa đổi quy định phù hợp với tình hình thực tế và có cơ chế, chính sách ưu tiên, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia quản lý kinh doanh khai thác chợ.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, kêu gọi các doanh nghiệp, hợp tác xã có năng lực đầu tư, quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn Thành phố. Tập trung hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đối với các chợ đã và đang thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ để nâng cao hiệu quả quản lý, kinh doanh khai thác chợ. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rứt kinh nghiệm công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn giai đoạn 2017- 2020 (làm rõ các tồn tại, khó khăn vướng mắc và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kêu gọi xã hội hóa), xây dựng Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn Thành phố.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh và nhân dân; làm tốt công tác công khai thông tin, lấy ý kiến, tuyên truyền, vận động để các hộ kinh doanh chợ và dân cư khu vực hiểu, đồng thuận chủ trương, chính sách phát trin, quản lý, kinh doanh chợ trên địa bàn từ trước khi triển khai và trong suốt quá trình thực hiện, tránh để xảy ra khiếu kiện. Thường xuyên tổ chức phổ biến quy định pháp luật, tập huấn, nâng cao nghiệp vụ quản lý chợ (về công tác ATTP, vệ sinh môi trường, PCCC, tài chính kế toán, đầu tư...) kết hợp với công tác thanh kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các đơn vị quản lý chợ, chủ đầu tư các dự án chợ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị. Yêu cầu thực hiện nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trong việc chấp hành các quy định pháp luật và công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động đầu tư, xây dựng, cải tạo chợ.

- Tăng cường trách nhiệm của Lãnh đạo UBND cấp huyện, UBND cấp xã đối với công tác QLNN về chợ; Trong đó, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác QLNN về chợ theo phân cấp, đặc biệt là việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động chợ trên địa bàn; chấp hành chế độ thông tin báo cáo đột xuất, định kỳ về công tác quản lý chợ với cơ quan cấp trên, Sở Công Thương theo quy định (là tiêu chí bình xét thi đua hàng năm); tổ chức phát động các phong trào thi đua đối với các đơn vị quản lý kinh doanh chợ, các hộ kinh doanh trong chợ hàng năm; đẩy mạnh phát triển mô hình chợ “An toàn - Văn minh - Hiệu quả”, kiên quyết giải tỏa chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

- Tập trung rà soát kỹ từng vụ việc thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị liên quan đến hoạt động chợ còn tồn đọng; trong đó làm rõ nguyên nhân, giải quyết dứt điểm các vụ việc có tụ tập đông người, khiếu kiện phức tạp, kéo dài. Đối với các vụ việc đã được giải quyết đúng thẩm quyền, đã có kết luận giải quyết nhưng công dân vẫn cố tình không chấp hành, lôi kéo, kích động người khác tham gia gây mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ kinh doanh khác, nếu có dấu hiệu tội phạm, chuyển cơ quan công an để tiến hành điều tra xử lý theo quy định.

- Rà soát lại quỹ đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để bố trí các địa điểm xây dựng chợ theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với quỹ đất sạch góp phần giảm kinh phí đền bù, giải phóng mặt bằng, giảm thời gian chuẩn bị đầu tư dự án. Ưu tiên xem xét bố trí diện tích đất thích hợp đầu tư xây dựng chợ dân sinh đáp ứng nhu cầu nhân dân từ nguồn quỹ đất thực hiện di chuyển cơ sở ô nhiễm môi trường trong nội thành ra ngoại thành.

- Thường xuyên rà soát trình phê duyệt, điều chỉnh phân hạng chợ theo đúng tiêu chí quy định và đề xuất đưa ra khỏi danh mục những chợ không đủ tiêu chuẩn, tiêu chí; kịp thời xây dựng, điều chỉnh, thực hiện phê duyệt phương án sắp xếp ngành hàng tại các chợ theo quy định và phân cấp, phù hợp với yêu cầu và thực tiễn hoạt động chợ.

- Tăng cường quản lý công tác PCCC; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn cơ sở khắc phục các tồn tại, thiếu sót đã kết luận, kiến nghị. Kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm, tiến hành tạm đình chỉ, đình chhoạt động đối với các cơ sở vi phạm và đề xuất đóng cửa các chợ không đảm bảo về PCCC theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ và theo chỉ đạo của UBND Thành phố. Tạo điều kiện và hỗ trợ các chợ tuyên truyền phổ biến pháp luật về công tác PCCC, đầu tư lắp đặt các trang thiết bị, lập hồ sơ quản lý công tác PCCC, tập huấn công tác PCCC cho các Ban quản lý và các hộ kinh doanh trong chợ.

- Xây dựng và triển khai Đề án quản lý các cửa hàng kinh doanh ATTP trong chợ giai đoạn 2021-2025 nhằm quản lý, đảm bảo công tác ATTP trong chợ; trong đó tập trung tuyên truyền vận động các hộ kinh doanh các sản phẩm an toàn, có các trang thiết bị đảm bảo ATTP theo quy định, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho các cơ s kinh doanh trong chợ, cấp Giấy chứng nhận/ký cam kết đủ điều kiện ATTP cho các đơn vị kinh doanh thực phẩm trong chợ; bố trí các điểm kinh doanh rau, thực phẩm an toàn tại các chợ...

2. Đầu tư cải tạo, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021-2025.

2.1. Nguyên tắc:

Nguồn vốn đầu tư xây dựng mới, cải tạo sửa chữa chợ bằng nguồn xã hội hóa và nguồn ngân sách nhà nước (đối với nguồn vốn ngân sách thực hiện theo: Quyết định số 26/2020/QĐ-TTg ngày 14/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị quyết số 973/2020/UBTVQH14 ngày 29/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025; Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với thành phố Hà Nội và các quy định hiện hành).

* Đối với chợ đầu tư xây dựng mới:

- Sở Công Thương phối hợp các Sở, ngành liên quan và UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch sử dụng đất hàng năm, danh mục các dự án cần thu hồi đất; Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch Thành phố, Quy hoạch phân khu đô thị, Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch chung xây dựng xã, Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, điểm dân cư nông thôn hoặc quy hoạch chi tiết (nếu có); rà soát, kiểm tra lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng chợ phù hợp Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Thành phố và các quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt làm cơ sở để thực hiện kêu gọi xã hội hóa hoặc đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2020-2025 ca các địa phương, Thành phố theo phân cấp để đầu tư xây dựng chợ.

* Đối với chợ do Nhà nước quản lý cần nâng cấp, cải tạo, sửa chữa: Căn cứ tính chất, nội dung thực hiện nâng cấp, cải tạo các chợ trên địa bàn cụ thể:

- Đối với các dự án cải tạo, sửa chữa chợ thuộc đối tượng được quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 4 Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội: Sử dụng vốn sự nghiệp trong chi thường xuyên theo phân cấp để thực hiện.

- Đối với các dự án xây dựng lại chợ; mở rộng quy mô như: tăng số lượng điểm kinh doanh, số tầng cao ...(không phải các hạng mục công trình thiết yếu được quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 4 Nghị quyết số 115/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội) là dự án đầu tư và sử dụng vốn đầu tư phát trin: UBND các quận, huyện, thị xã đưa vào kế hoạch đầu tư công của huyện giai đoạn 2021 - 2025, trong trường hợp không cân đối được nguồn thì đề xuất báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định đưa vào Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

* Đối với các chợ đã chuyển đổi hiện do Doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý đã xuống cấp thì đơn vị quản lý chịu trách nhiệm đầu tư, cải tạo, nâng cấp chợ từ nguồn vốn chủ sở hữu hoặc nguồn vốn tín dụng, huy động; được xem xét cho vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội để đầu tư cải tạo, xây dựng, nâng cấp chợ theo quy định.

2.2. Kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo chợ giai đoạn 2021-2025.

- Dự kiến đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại 141 chợ (trong đó có 06 chợ đầu mối.

- Dự kiến nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 169 chợ.

(Chi tiết tại Phụ lục 01, 02 kèm theo).

2.3. Huy động, bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển chợ.

Hàng năm, UBND Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã bố trí nguồn ngân sách để đầu tư xây mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng các chợ theo phân cấp quản lý tại địa phương; trong đó, tập trung quan tâm đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng các chợ đã xuống cấp, không đáp ứng được các quy định về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường.

Tích cực triển khai công tác xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ theo phân cấp quản lý (nhất là các chợ đầu mối). Tổ chức các hội nghị kết nối doanh nghiệp, HTX...với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp cận với nguồn vốn đầu tư phát triển chợ với lãi suất ưu đãi để thực hiện dự án đầu tư xây dựng chợ mới.

IV. Tổ chức thực hiện.

1. Phân công nhiệm vụ

Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 28/2018/QĐ-UBND ngày 16/11/2018 của UBND Thành phố ban hành Quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội và các nội dung công việc để tăng cường công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

1.1. Sở Công Thương:

- Là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cùng với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện hàng năm trình Thành phố phê duyệt; hướng dẫn, đôn đốc UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xây dựng, thẩm định và trình, duyệt theo chức năng và thẩm quyền các nội dung về quản lý nhà nước về chợ: chuyển đổi chợ, phân hạng chợ, giá dịch vụ, nội quy, phương án sắp xếp ngành hàng các chợ trên địa bàn, an toàn thực phẩm trong chợ,...

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Cục Thuế thành phố Hà Nội, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan khẩn trương rà soát, tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về việc ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Chủ trì, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã tổng hợp danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn báo cáo UBND Thành phố.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn Thành phố theo quy định pháp luật hiện hành.

- Là cơ quan đầu mối phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp tình hình, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác quản lý, đầu tư và cải tạo chợ; giải quyết các khó khăn, vướng mắc và tham mưu, hướng dẫn theo quy định, đề xuất cấp thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung quy định về công tác quản lý, đầu tư, cải tạo chợ.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn, chủ trì thẩm định trình UBND Thành phố ban hành danh mục các dự án thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ trên địa bàn.

- Tham mưu, hướng dẫn thực hiện chính sách và công tác đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn theo quy định.

- Phối hợp với Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất các chợ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách Thành phố vào Danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và hàng năm báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố phê duyệt và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã đề xuất các chợ thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện vào danh mục đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 -2025 và hàng năm trình HĐND cùng cấp phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định hiện hành.

1.3. Sở Tài chính:

- Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, cân đối, tham mưu UBND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên để thực hiện đầu tư nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các chợ trên địa bàn Thành phố theo phân cấp quản lý.

- Tham mưu, hướng dẫn sử dụng kinh phí chi thường xuyên để cải tạo, sửa chữa chợ theo quy định của Trung ương và Thành phố.

- Phối hợp với Sở Công Thương, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị kinh doanh, khai thác chợ rà soát, tham mưu UBND Thành phố điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 56/2016/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 về việc ban hành giá dịch vụ sử dụng diện tích bán hàng tại chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1.4. Sở Quy hoạch Kiến trúc:

- Sở Quy hoạch - Kiến trúc căn cứ hồ sơ đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư (trong đó có: sơ đồ vị trí, ranh giới khu đất đề xuất dự án thực hiện kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ do UBND các quận, huyện thị xã đề xuất) để cung cấp thông tin quy hoạch phục vụ việc lựa chọn các địa điểm đất đảm bảo phù hợp với quy hoạch theo quy định.

- Hướng dẫn và phối hợp giải quyết các hồ sơ về quy hoạch xây dng chợ theo quy định của pháp luật.

1.5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đầu tư xây dựng chợ đảm bảo tiến độ của dự án và công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình UBND Thành phố ban hành danh mục các dự án xây dựng chợ kêu gọi đầu tư trên địa bàn.

- Hướng dẫn các tổ chức sử dụng đất thủ tục xin thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai.

1.6. Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Thực hiện công tác quản lý về an toàn thực phẩm tại chợ theo quy định về phân công, phân cấp quản lý về an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố.

1.7. Công an Thành phố:

- Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương, các sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tại các chợ trên địa bàn.

- Phối hợp các sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn Thành phố đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Chủ động nắm tình hình hoạt động của các chợ trên địa bàn để phát hiện, hướng dẫn, phối hợp chính quyền địa phương xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc, tình hình phức tạp và tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo hoạt động quản lý, phát triển chợ và giải quyết các khiếu nại, tố cáo liên quan đúng quy định pháp luật, không để phát sinh tiêu cực và khiếu kiện phức tạp, có phương án đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn.

1.8. Thanh tra Thành phố:

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thường xuyên rà soát, kiểm tra, đôn đốc công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết dứt điểm các vụ việc có tụ tập đông người, khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài liên quan đến công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ.

1.9. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội:

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng tại chợ.

1.10. Cục Thuế thành phố Hà Nội:

Thực hiện công tác quản lý, kiểm tra, tổng hợp báo cáo về việc thu nộp ngân sách của các đơn vị quản lý, kinh doanh, khai thác chợ và các cơ sở kinh doanh tại các chợ trên địa bản Thành phố (tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, các khoản thu nộp ngân sách khác) theo quy định và khi có yêu cầu của UBND Thành phố.

1.11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Hà Nội, Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố:

Hướng dẫn, tạo điều kiện kết nối, hỗ trợ và giải quyết các thủ tục cho các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn Thành phố tiếp cận các nguồn vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi để đầu tư xây dựng, cải tạo chợ theo Kế hoạch.

1.12. UBND các quận, huyện, thị xã:

- Cung cấp sơ đồ vị trí, ranh giới các địa điểm đề xuất (đảm bảo phù hợp với quy hoạch được duyệt) và phối hợp Sở Quy hoạch Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường...thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở tổ chức lập và triển khai đầu tư xây dựng chợ theo kế hoạch; Kịp thời rà soát đưa ra khỏi quy hoạch những điểm chợ không còn phù hợp; đồng thời bổ sung quy hoạch các điểm xây dựng chợ đảm bảo phù hợp Quy hoạch phân khu đô thị, Quy hoạch xây dựng vùng huyện, Quy hoạch chung xây dựng xã, Quy hoạch chi tiết xây dựng trung tâm xã, điểm dân cư theo quy định.

- Tập trung xây dựng, thẩm định và trình, duyệt theo thẩm quyền các nội dung về quản lý nhà nước về chợ: chuyển đổi chợ, giá dịch vụ, phân hạng chợ, nội quy, phương án sắp xếp ngành hàng các chợ trên địa bàn, an toàn thực phẩm trong chợ...;

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm tình trng tụ tập họp chợ lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.., kiên quyết giải tỏa các chợ cóc, chợ tạm trên địa bàn.

- Rà soát lập danh mục các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn gửi Sở Công Thương tổng hợp chung báo cáo UBND Thành phố. Tổ chức mời thầu, kêu gọi đầu tư xây dựng các chợ mới đã được phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư trên địa bàn theo quy định pháp luật và Quyết định của UBND Thành phố;

- Hàng năm bố trí vốn ngân sách quận, huyện, thị xã theo phân cấp và chủ động đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng chợ cũ không có khả năng xã hội hóa kêu gọi đầu tư và tổ chức đấu thầu quản lý chợ theo quy định hoặc đề xuất nguồn ngân sách Thành phố trong trường hợp không cân đối được nguồn ngân sách của địa phương.

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn quận, huyện, thị xã theo quy định pháp luật hiện hành (công tác đảm bảo PCCC, ATTP, vệ sinh môi trường,...).

- Chỉ đạo rà soát củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực các đơn vị quản lý, kinh doanh chợ trên địa bàn; phối hợp Sở Công Thương tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý Nhà nước về chợ, các đơn vị quản lý chợ, các hộ kinh doanh và nhân dân nắm rõ và thống nhất triển khai các chủ trương, chính sách quy định về quản lý phát triển chợ, chấp hành các quy định pháp luật và công khai, minh bạch các thông tin về hoạt động đầu tư, xây dựng, cải tạo chợ.

2. Chế độ thông tin báo cáo

- Các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ... được phân công nhiệm vụ trong Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện định kỳ ngày 20 cuối hàng quý báo cáo tình hình triển khai thực hiện gửi Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

- Sở Công Thương theo dõi, tổng hợp, định kỳ ngày 25 cuối hàng quý báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, các đơn vị quản lý, kinh doanh khai thác chợ và các đơn vị liên quan trên địa bàn chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Sở Công Thương tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUB: CPVP, KT, ĐT, TKBT, TH;
- Lưu VT, KTHương.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC 01

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ XÂY MỚI, XÂY DỰNG LẠI HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 228/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND Thành phố)

TT

Danh mục dự án

Dự kiến hạng chợ sau đầu tư

Địa chỉ

Diện tích (m2)

Ghi chú

I

Quận Bắc Từ Liêm (08 chợ)

 

 

1

Chợ dân sinh phường Phúc Diễn

2

Phường Phúc Diễn

5.000

Xây mới

2

Chợ dân sinh TDP Ngọa Long- Văn Trì

2

Phường Minh Khai

3.500

Xây mới

3

Chợ dân sinh TDP Hạ Tây Tựu

2

Phường Tây Tựu

5.948

Xây mới

4

Chợ dân sinh Nguyên Xá

2

Phường Minh Khai

3.400

Xây mới

5

Chợ Tây Tựu

2

Phường Tây Tựu

19.845

Xây mới

6

Chợ Dân sinh Liên Mạc

2

Phường Liên Mạc

11.300

Xây mới

7

Chợ dân sinh phường Xuân Tảo

3

Phường Xuân Tảo

1.854

Xây mới

8

Chợ dân sinh phường Đức Thắng

3

Phường Đức Thắng

800

Xây mi

II

Quận Đống Đa (03 chợ)

 

 

1

Chợ Ngã Tư Sở

1

Phường Ngã Tư S

8.500

Xây lại

2

Chợ Khâm Thiên

3

Phường Khâm Thiên

754

Xây lại

3

Chợ Kim Liên

3

Phường Kim Liên

1.655

Xây lại

III

Quận Hà Đông (08 chợ)

 

 

1

Chợ Thượng Mạo

2

Phường Thượng Mạo

15.000

Xây mới

2

Chợ Xốm

3

Phường Phú Lãm

3.500

Xây lại

3

Chợ Bắc Lãm

3

Phường Phú Lương

6.000

Xây mới

4

Chợ Yên Lộ

3

Phường Yên Nghĩa

6.000

Xây mới

5

Chợ Biên Giang

3

Phường Biên Giang

6.643

Xây mới

6

Chợ Trinh Lương

3

Phường Phú Lương

3.500

Xây mới

7

Chợ La Cả

3

Phường Dương Nội

2.918

Xây mới

8

Chợ Mậu Lương

3

Phường Kiến Hưng

2.753

Xây mới

IV

Quận Tây Hồ (05 chợ)

 

 

1

Chợ hoa Quảng An

3

Phường Quảng An

7.615

Xây lại

2

Chợ Quảng An

2

Phường Âu Cơ

4.828

Xây lại

3

Chợ Yên Phụ

3

Phường Yên Phụ

1.580

Xây lại

4

Chợ Phú Gia

3

Phường Phú Thượng

4.712

Xây lại

5

Chợ Tứ Liên

3

Phường Tứ Liên

2792

Xây lại

V

Quận Hoàng Mai (07)

 

 

1

Công trình DVTM và chợ dân sinh Định Công

3

Phường Định Công

4.000

Xây mới

2

Chợ dân sinh Hoàng Liệt

3

Phường Hoàng Liệt

4.910

Xây mới

3

Chợ dân sinh Thịnh Liệt

3

Phường Thịnh Liệt

3.100

Xây mới

4

Chợ và DVTM Vĩnh Tuy

3

Phường Vĩnh Hưng

1.600

Xây mới

5

Chợ và DVTM Vĩnh Hưng

3

Phường Vĩnh Hưng

4.793

Xây mới

6

Chợ và DVTM Đại Từ

3

Phường Đại Kim

5.500

Xây mới

7

Chợ dân sinh Khuyến Lương

3

Phường Trần Phú

3.100

Xây mới

VI

Huyện Thanh Trì (12 chợ)

 

 

1

Chợ Triều Khúc

3

Thôn Triều Khúc xã Tân Triều

7.000

Xây mới

2

Chợ Siêu Quần

3

Thôn Siêu Quần xã Tả Thanh Oai

3.000

Xây mới

3

Chợ bán buôn nông sản

2-3

Xã Tứ Hiệp

66.000

Xây mới

4

Chợ Phú Diễn

3

Xã Hữu Hòa

5.000

Xây mới

5

Chợ Thượng Phúc

3

Xã Tả Thanh Oai

5.000

Xây mới

6

Chợ Huỳnh Cung

3

xa Tam Hiệp

5.000

Xây mới

7

Chợ Đại Áng

3

Xã Đại Áng

7.000

Xây mới

8

Chợ Nội Am

3

Xã Liên Ninh

5.000

Xây mới

9

Chợ Nhị Châu

3

Xã Liên Ninh

10.000

Xây mới

10

Chợ Ngũ Hiệp

3

Xã Ngũ Hiệp

4.000

Xây mới

11

Chợ Việt Yên

3

Xã Ngũ Hiệp

4.000

Xây mới

12

Chợ thôn 1 Đông Mỹ

3

Xã Đông Mỹ

10.000

Xây mới

VII

Huyện Thanh Oai (03 chợ)

 

 

1

Chợ Thanh Thùy

3

Xã Thanh Thùy

4.594

Xây mới

2

Chợ Văn Quán

3

Xã Đỗ Động

4.000

Xây mới

3

Chợ Thanh cao

3

Xã Thanh Cao

5.773

Xây mới

VIII

Huyện Ứng Hòa (05 chợ)

 

 

1

Chợ Ngăm

3

Thôn Kim Giang, xã Đại Cường

6.870

Xây mới

2

Chợ Vân

3

Thôn Trung xã Viên Nội

6.215

Xây mới

3

Chợ Hòa Lâm

3

Thôn Trạch Bái, xã Hòa Lâm

7.300

Xây mới

4

Chợ Vạn Thái

3

Thôn Thái Bình xã Vạn Thái

11.775

Xây mới

5

Chợ Dầu Mới

3

Thôn Hạ, xã Phù Lưu

3.925

Xây mới

IX

Huyện Quốc Oai (09 chợ)

 

 

1

Chợ Đầu mối NSTH cấp vùng

1

Huyện Quốc Oai

200.000

Xây mới

2

Chợ Đại Thành

3

Xã Đại Thành

3.000

Xây mới

3

Chợ Ngọc Than

3

Xã Ngọc Mỹ

1.700

Xây mới

4

Chợ Phượng Cách

3

Xã Phượng Cách

3.000

Xây mới

5

Chợ Thạch Thán

3

Xã Thạch Thán

4.300

Xây mới

6

Chợ Tuyết Nghĩa

3

Xã Tuyết Nghĩa

4.600

Xây mới

7

Chợ Liệp Tuyết

3

Xã Liệp Tuyết

3.000

Xây mới

8

Chợ Đông Yên

3

Xã Đông Yên

4.000

Xây mới

9

Chợ Ngọc Liệp

3

Xã Ngọc Liệp

6.000

Xây mới

XI

Huyện Sóc Sơn (07 chợ)

 

 

1

Chợ An Phú

3

Xã An Phú

5.000

Xây mới

2

Chợ Mỹ Thành

3

Xã Mỹ Thành

5.000

Xây mới

3

Chợ mới Phù Lưu tế

3

Xã Phù Lưu Tế

6.700

Xây mới

4

Chợ Bờ Xi

3

Xã Tuy Lai

5.000

Xây mới

5

Chợ Phúc Lâm

3

Xã Phúc Lâm

17.000

Xây mới

XI

Huyện Sóc Sơn (07 chợ)

 

 

1

Chợ nông thôn xã Kim Lũ

3

Xã Kim Lũ

3.000

Xây mới

2

Chợ nông thôn xã Việt Long

3

Xã Việt Long

8.400

Xây mới

3

Chợ nông thôn xã Bắc Sơn

3

Xã Bắc Sơn

3.500

Xây mới

4

Chợ nông thôn xã Xuân Thu

3

Xã Xuân Thu

3.000

Xây mới

5

Chợ nông thôn xã Đc Hòa

3

Xã Đức Hòa

14.300

Xây mới

6

Chợ nông thôn xã Tân Hưng

3

Xã Tân Hưng

3.500

Xây mới

7

Chợ nông thôn xã Nam Sơn

3

Xã Nam Sơn

5000

Xây mới

XII

Huyện Đan Phượng (07 chợ)

 

 

1

Chợ Đầu mối NSTH cấp vùng

1

Huyện Đan Phượng

200.000

Xây mới

2

Chợ Hạ Mỗ

3

Xã Hạ Mỗ

2.173

Xây mới

3

Chợ Thượng Mỗ

3

Xã Thượng Mỗ

3.842

Xây mới

4

Chợ Đồng Tháp

3

Xã Đồng Tháp

1.800

Xây mới

5

Chợ Gối

3

Xã Tân Hội

3.960

Xây mới

6

Chợ Liên Hà

3

Xã Liên Hà

1.640

Xây mới

7

Chợ Trung Châu

3

Xã Trung Châu

2 173

Xây mới

XIII

Huyện Hoài Đức (01 chợ)

 

 

1

Chợ Trung Tâm

3

Xã An Thượng

7.000

Xây mới

XIV

Huyện Phúc Thọ (04 chợ)

 

 

1

Chợ Thanh Đa

3

Xã Thanh Đa

5 000

Xây mới

2

Chợ Vân Hà

3

Xã Vân Hà

2.500

Xây mới

3

Chợ Vân Nam

3

Xã Vân Nam

5.000

Xây mới

4

Chợ Xuân Phú

3

Xã Xuân Định

4.614

Xây mới

XV

Huyện Ba Vì (08 chợ)

 

 

1

Chợ Đầu mối NSTH cấp vùng

1

Xã Cam Thượng

200.000

Xây mới

2

Chợ Phú Đông

3

Xã Đông Phú

3.000

Xây mới

3

Chợ Yên Bài

3

Xã Yên Bài

5.000

Xây mới

4

Chợ Vân Hòa

3

Xã Vân Hòa

5.000

Xây mới

5

Chợ Chu Minh

3

Xã Chu Minh

5000

Xây mới

6

Chợ Ba Vì

3

Xã Ba Vì

3.000

Xây mới

7

Chợ Trung Hà

3

Xã Trung Hà

2.500

Xây mi

8

Chợ Đồng Thái

3

Xã Đồng Thái

5.000

Xây mới

XVI

Huyện Phú Xuyên (17 chợ)

 

 

1

Chợ Đầu mối NSTH cấp vùng

1

Xã Phúc Tiến

300.000

Xây mi

2

Chợ Đại Thắng

3

Xã Đại Thắng

2.500

Xây mới

3

Chợ NS Hồng Thái

3

Xã Hồng Thái

10.000

Xây mới

4

Chợ Duyên Yết

3

Xã Hồng Thái

2.000

Xây mới

5

Chợ Tri Trung

3

Xã Trí Trung

5.000

Xây mới

6

Chợ Sơn Hà

3

Xã Sơn Hà

5.000

Xây mới

7

Chợ Chằm

3

Xã Quang Lãng

7.200

Xây mới

8

Chợ Guột

3

Xã Phúc Tiến

5.000

Xây mới

9

Chợ Cổ Trai

3

Xã Đại Xuyên

6.000

Xây mới

10

Chợ Xuân La

3

Xã Phượng Dực

2.483

Xây mới

11

Chợ Từ Thuận

3

Xã Vân Từ

5.000

Xây mới

12

Chợ Đồng Quan

3

Xã Phượng Dực

13.355

Xây mới

13

Chợ Tri Lễ

3

Xã Quang Trung

1.500

Xây mới

14

Chợ Duyên Trang

3

Xã Hồng Thái

1.063

Xây mới

15

Chợ Giát

3

Xã Phú Túc

1.535

Xây mới

16

Chợ Phúc Lâm

3

Xã Phúc Tiến

1.700

Xây mới

17

Chợ Vực

3

Xã Vân Từ

1.300

Xây mới

XVII

Huyện Thạch Thất (12 chợ)

 

 

1

Chợ Bùng

3

Xã Phùng Xá

10.000

Xây mới

2

Chợ Dị Nậu

3

Xã Dị Nậu

3.000

Xây mới

3

Chợ Cầu Chùa

3

Xã Phùng Xá

7.000

Xây mới

4

Chợ Roi

3

Xã Hạ Bằng

4.910

Xây mới

5

Chợ Canh Nậu

3

Xã Canh Nậu

8.000

Xây mới

6

Chợ Đồng Trúc

3

Xã Đồng Trúc

1.500

Xây mới

7

Chợ Thạch Hòa

3

Xã Thạch Hòa

3.200

Xây mới

8

Chợ Phú Ô

3

Xã Bình Phú

3.000

Xây mới

9

Chợ Cần Kiệm

3

Xã Cần Kiệm

5.000

Xây mới

10

Chợ Hữu Bằng

3

Xã Hữu Bằng

3.500

Xây mới

11

Chợ Chàng Sơn

3

Xã Chàng Sơn

4.000

Xây mới

12

Chợ Hòa Lạc

3

Xã Yên Bình

5.000

Xây mới

XVIII

Huyện Mê Linh (01 chợ)

 

 

1

Chợ Đầu mối NSTH cấp vùng

1

Xã Thanh Lâm, Kim Hoa

300.000

Xây mới

XIX

Huyện Chương Mỹ (04 chợ)

 

 

1

Chợ xã Đồng Phú

3

Xã Đồng Phú

6.300

Xây mới

2

Chợ xã Trần Phú

3

Xã Trần Phú

10.000

Xây mới

3

Chợ NSTP xã Hữu Văn

2

Xã Hữu Văn

42.752

Xây mới

4

Chợ đầu mối Đông Phương Yên

2

Xã Đông Phương Yên

37.900

Xây mới

XX

Huyện Gia Lâm (08 chợ)

 

 

1

Chợ Đầu mối NSTH cấp vùng

1

Xã Yên Thường

1.550.000

Xây mới

2

Chợ Gióng

2-3

Xã Phù Đổng

12.152

Xây mới

3

Chợ khu C1

3

Xã Yên Thường

5.764

Xây mới

4

Chợ khu đất C2

3

Xã Yên Viên

4.570

Xây mới

5

Chợ Khu C8-C9

3

Xã Yên Viên

6.390

Xây mới

6

Chợ Kiêu Kỵ

2-3

Xã Kiêu Kỵ

13.813

Xây mới

7

Chợ Đình Xuyên

3

Xã Đình Xuyên

3.000

Xây mới

8

Chợ khu vườn táo

3

Xã Đặng Xá

8.244

Xây mới

XXI

Huyện Đông Anh (01 chợ)

 

 

1

Chợ Nguyên Khê

2

Xã Nguyên Khê

16.800

Xây mới

XXII

Huyện Thường Tín (05)

 

 

1

Chợ Hà vỹ (Mở rộng)

2

Xã Lê Lợi

13.000

Xây mới

2

Chợ Tiền Phong

3

Xã Tiền Phong

7.300

Xây mới

3

Chợ Kệ

3

Xã Ninh Sở

6000

Xây mới

4

Chợ Giường

3

Xã Duyên Thái

4.000

Xây mới

5

Chợ Hòa Bình

3

Xã Hòa Bình

4.000

Xây mới

XXIII

Thị xã Sơn Tây (01)

 

 

1

Chợ Viên Sơn

2

Phường Viên Sơn, thị xã Sơn Tây

38.000

Xây mới

 

Tổng: 141 chợ

 

 

 

 

Ghi chú:

- Hạng chợ: Dự kiến hạng chợ theo đề xuất của UBND các quận, huyện, thị xã. Sau khi các chợ được đầu tư xây dựng sẽ căn cứ vào quy mô, diện tích, các điều kiện thực tế khác của chợ để phân hạng theo quy định.

- Diện tích chợ: Tổng hợp theo báo cáo đề xuất của các quận, huyện, thị xã và sẽ được chuẩn xác trong quá trình nghiên cứu, lập dự án, phê duyệt các chtiêu quy hoạch kiến trúc của từng chợ.

 

PHỤ LỤC 02

BIỂU TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 228/KH-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2021 của UBND Thành phố)

TT

Danh mục dự án

Hạng chợ

Địa chỉ

Diện tích (m2)

Ghi chú

I

Quận Bắc Từ Liêm (08 chợ)

 

 

1

Chợ Liên Mạc

3

Phường Liên Mạc

4.614

 

2

Chợ Hoa Tây Tựu

3

Phường Tây Tựu

9.234

 

3

Chợ Vẽ Đông Ngạc

3

Phường Đông Ngạc

3.320

 

4

Chợ Dân sinh Phúc Diễn

3

Phường Phúc Diễn

3.000

 

II

Quận Bắc Hai Bà Trưng (01 chợ)

 

 

1

Chợ Quỳnh Mai

3

Phường Quỳnh Mai

1.814

 

III

Quận Hoàng Mai (02 chợ)

 

 

1

Chợ Giáp Nhị

3

Phường Thịnh Liệt

914

 

2

Chợ Kim Lũ

3

Phường Đại Kim

1.691

 

IV

Quận Nam Từ Liêm (01 chợ)

 

 

1

Chợ TMDV TH Trung Văn

2

Phường Trung Văn

18.134

 

V

Quận Ba Đình (02 chợ)

 

 

1

Chợ Thành Công B

2

Phường Thành Công

4.326

 

2

Chợ Châu Long

2

Phường Trúc Bạch

2.259

 

VI

Quận Cầu Giấy (04 chợ)

 

 

1

Chợ Đồng Xa

2

Phường Mai Dịch

7.809,5

 

2

Chợ Nghĩa Tân

2

Phường Nghĩa Tân

5.517

 

3

Chợ Cầu Giấy

2

Phường Quan Hoa

1.514

 

4

Chợ Quan Hoa

3

Phường Quan Hoa

943

 

VII

Quận Thanh Xuân (01 chợ)

 

 

1

Chợ Thanh Xuân Bắc

2

Phường Thanh Xuân Bắc

3.780

 

VIII

Quận Hà Đông (01 chợ)

 

 

1

Chợ Yên Phúc 1 3

Phường Yên Phúc

2.700

 

IX

Huyện Thanh Trì (02 chợ)

 

 

1

Chợ Thanh Liệt

3

Xã Thanh Liệt

4 100

 

2

Chợ Quỳnh Đô

3

Xã Vĩnh Quỳnh

3.500

 

X

Huyện Ứng Hòa (09 chợ)

 

 

1

Chợ Ba Thá

3

Thôn Ba Xá xã Viên An

4.568

 

2

Chợ Đanh

3

Thôn Đình Xuyên xã Hòa Nam

4.729

 

3

Chợ Hoà Xá

3

Xóm Chợ xã Hòa Xá

1.312

 

4

Chợ Tía

3

Thôn Tử Dương, xã Cao Thành

4.800

 

5

Chợ Cầu

3

Thôn Thanh Ám, thị trấn Vân Đình

5.000

 

6

Chợ Xà Kiều

3

Thôn Xà Kiều, xã Quảng Phú Cầu

1.803

 

7

Chợ Minh Đức

3

Thôn Cầu, xã Minh Đức

2.196

 

8

Chợ Sậy

3

Thôn Cung Thuế, xã Kim Đường

3.921

 

9

Chợ Lau

3

Thôn Trần Đăng, xã Hoa Sơn

3.155

 

XI

Huyện Quốc Oai (05 chợ)

 

 

1

Chợ Phủ

2

Thị Trấn Quốc Oai

7.472

 

2

Chợ Bương

3

Xã Cấn Hữu

4.098

 

3

Chợ Thầy

3

Xã Sài Sơn

5.918

 

4

Chợ So

3

Xã Cộng Hòa

7.062

 

5

Chợ Đô Hội

3

Xã Nghĩa Hương

5.254

 

XII

Huyện Mỹ Đức (13 chợ)

 

 

1

Chợ Tế Tiêu

3

Thị trấn Đại Nghĩa

6.107

 

2

Chợ Đục Khê

 

Xã Hương Sơn

4.500

 

3

Chợ Kênh Đào

3

Xã An Mỹ

4.000

 

4

Chợ Sêu

3

Xã Đại Hưng

3.000

 

5

Chợ Vài

3

Xã Hợp Thanh

5.000

 

6

Chợ Thượng

3

Xã Đồng Tâm

4.500

 

7

Chợ Phù Lưu

3

Xã Phù Lưu Tế

2.000

 

8

Chợ Lai Thụ

3

Xã Lê Thanh

4.500

 

9

Chợ Hồng Sơn

3

Xã Hồng Sơn

3.600

 

10

Chợ Xuy Xá

3

Xã Xuy Xá

2.000

 

11

Chợ Thượng Lâm

3

Xã Thượng Lâm

2.000

 

12

Chợ Phùng Xá

3

Xã Phùng Xá

1.900

 

13

Chợ La Đồng

3

Xã Hợp Tiến

7.500

 

XIII

Huyện Chương Mỹ (12 chợ)

 

 

1

Chợ Đông Phương Yên

3

Xã Đông Phương Yên

18.000

 

2

Chợ Cống

3

Xã Ngọc Hòa

1.508

 

3

Chợ Sẽ

3

Xã Hồng Phong

2.000

 

4

Chợ Giường

3

Xã Trường Yên

8.522

 

5

Chợ Gốt

3

Xã Đông Sơn

5.000

 

6

Chợ Văn Phú

3

Xã Hoàng Văn Thụ

1.700

 

7

Chợ Xuân Mai

2

Thị trấn Xuân Mai

15.000

 

8

Chợ Cá

3

Xã nam Phương Tiến

6.700

 

9

Chợ Lam Điền

3

Xã Lam Điền

6.800

 

10

Chợ Chúc Sơn

2

Thị trấn Chúc Sơn

8.600

 

11

Chợ Bê Tông

3

Xã Thủy Xuân Tiên

5.000

 

12

Chợ Phượng

3

Xã Phụng Châu

4.800

 

XIV

Huyện Thường Tín (06 chợ)

 

 

1

Chợ Vồi

1

Xã Hạ Hồ

17 000

 

2

Chợ Gia Cầm Hà Vỹ

2

Xã Lê Lợi

17.000

 

3

Chợ Vân La

3

Xã Hồng Vân

1.200

 

4

Chợ Tân Minh

3

Xã Tân Minh

2.000

 

5

Chợ Chiếc

3

Xã Hiền Giang

3.600

 

6

Chợ Ba Lăng

3

Xã Dũng Tiến

3.500

 

XV

Huyện Sóc Sơn (13)

 

 

1

Chợ Sóc Sơn

2

Thị trấn Sóc Sơn

19.600

 

2

Chợ Nỷ

2

Xã Trung Giã

9.401

 

3

Chợ Phù Lỗ

2

Xã Phù Lỗ

9.240

 

4

Chợ Yên Tàng

3

Bác Phú

3.194

 

5

Chợ Thá

3

Xã Xuân Giang

3.600

 

6

Chợ Yêm

3

Xã Đông Xuân

1.417

 

7

Chợ Thanh Nhàn

3

Xã Thanh Xuân

10.000

 

8

Chợ Hiền Ninh

3

Xã Hiền Ninh

3.912

 

9

Chợ Phú Cường

3

Xã Phú Cường

6.370

 

10

Chợ Tân Minh

3

Xã Tân Minh

4.070

 

11

Chợ Tân Dân

3

Xã Tân Dân

4.243

 

12

Chợ Quang Tiến

3

Xã Quang Tiến

5.132

 

13

Chợ Thái Phù

3

Xã Thái Phù

2.147

 

XVI

Huyện Hoài Đức (07 chợ)

 

 

1

Chợ Lềnh

3

Xã Vân Côn

2.712

 

2

Chợ Đông Lao

3

Xã Đông La

4.276

 

3

Chợ Chiều

3

Xã Sơn Đồng

3.000

 

4

Chợ Sấu

3

Xã Dương Liễu

10.000

 

5

Chợ Phú An

3

Xã An Khánh

700

 

6

Chợ vạng

3

Xã Song Phương

8.045

 

7

Chợ Lại Yên

3

Xã Lại Yên

3.083

 

XVII

Huyện Đan Phượng (03 chợ)

 

 

1

Chợ Địch

3

Xã Phương Đình

1.850

 

2

Chợ Bá

3

Xã Hồng Hà

2.846

 

3

Chợ Phùng

2

Thị trấn Phùng

7.800

 

XVIII

Huyện Gia Lâm (01 chợ)

 

 

1

Chợ Nành

1

Xã Ninh Hiệp

6.613

 

XIV

Huyện Phúc Thọ (08 chợ)

 

 

1

Chợ Trung tâm Thị trấn Phúc Thọ

2

Thị trấn Phúc Thọ

12.589

 

2

Chợ me

3

Xã Tích Giang

2.679

 

3

Chợ Sen Chiểu

3

Xã Sen Chiểu

4.705

 

4

Chợ Hát

3

Xã Hát Môn

6.200

 

5

Chợ bãi

2

Vân Phúc

6.122

 

6

Chợ Hiệp

3

Tam Hiệp

8.000

 

7

Chợ Ngọc Tảo

3

Xã Ngọc Tảo

2.418

 

8

Chợ Bún

3

xã Phụng Thượng

4.310

 

XX

Huyện Ba Vì (15 chợ)

 

 

1

Chợ Chẹ

3

Xã Khánh Thượng

5.100

 

2

Chợ Chiều

3

Xã Vạn Thắng

3.000

 

3

Chợ Tòng Bạt

3

Xã Tòng Bạt

5.000

 

4

Chợ Dầy

3

Xã Sơn Đà

4.100

 

5

Chợ Thuỵ An

3

Xã Thụy An

10.000

 

6

Chợ Châu Sơn

3

Xã Châu Sơn

4.100

 

7

Chợ Suối Hai

3

Xã Cẩm Lĩnh

5.000

 

8

Chợ Phúc

3

Xã Phú Châu

3.300

 

9

Chợ Vật Lại

3

Xã Vật Lại

1.500

 

10

Chợ Tiên Phong

3

Xã Tiên Phong

3.000

 

11

Chợ Phú Phương

3

Xã Phú Phương

3.000

 

12

Chợ Cẩm Lĩnh

3

Xã Cẩm Lĩnh

3.000

 

13

Chợ Nhông

3

Xã Phú Sơn

10.000

 

14

Chợ Dốc

3

Xã Tản Hồng

2.500

 

15

Chợ Chu

3

Xã Châu Sơn

1.000

 

XXI

Huyện Phú Xuyên (11 chợ)

 

 

1

Chợ Giẽ

3

Xã Phú Xuyên

3.100

 

2

Chợ Chày

3

Xã Văn Nhân

10.329

 

3

Chợ Khang

3

Xã Khai Thái

4.674

 

4

Chợ Hòa Khê

3

Xã Bạch Hạ

2.570

 

5

Chợ Chuôn

3

Xã Chuyên Mỹ

1.754

 

6

Chợ Bóng

3

Xã Hồng Minh

4.000

 

7

Chợ Bìm

3

Xã Tri Thủy

4.211

 

8

Chợ Dâu

3

Xã Châu Can

2.333

 

9

Chợ Tre

3

Xã Tân Dân

7.908

 

10

Chợ Bái

3

Xã Minh Tân

4.195

 

11

Chợ Đồng Vàng

3

Xã Hoàng Long

7.700

 

XXII

Huyện Thạch Thất (03 chợ)

 

 

1

Chợ Gò Chói

3

Xã Tiến Xuân

8.000

 

2

Chợ Săn

2

TT Liên Quan

8.266

 

3

Chợ Cò

3

Xã Yên Bình

4.500

 

XXIII

Huyện Mê Linh(05 chợ)

 

 

1

Chợ Hạ

3

Xã Mê Linh

5.829

 

2

Chợ Thạch Đà

3

Xã Thạch Đà

2.470

 

3

Chợ Đầu Đê

3

Xã Đầu Đê

5.522

 

4

Chợ Sặt

3

Xã Tự Lập

3.971

 

5

Chợ Quang Minh

3

Thị trấn Quang Minh

18.500

 

XXIV

Huyện Đông Anh (25 chợ)

 

 

1

Chợ Trung tâm Đông Anh

2

Thị trấn Đông Anh

9.900

 

2

Chợ Mun

2

Xã Kim Chung

10.000

 

3

Chợ Tó

2

Xã Uy Nỗ

13.273

 

4

Chợ Kinh Nỗ

3

Xã Uy Nỗ

10.000

 

5

Chợ Liên Hà

3

Xã Liên Hà

3.045

 

6

Chợ Kim Nỗ

3

Xã Kim Nỗ

8.198

 

7

Chợ Sa

3

Xã Cổ Loa

5.629

 

8

Chợ VHDL Cổ Loa

3

Xã Cổ Loa

3.597

 

9

Chợ ng

3

Xã Vân Hà

2.287

 

10

Chợ Nam Hồng

3

Xã Nam Hồng

1.446

 

11

Chợ Bắc Hồng

3

Xã Bắc Hồng

3.300

 

12

Chợ Cổ Điển

3

Xã Hải Bối

1.930

 

13

Chợ Bỏi

3

Xã Hải Bối

2.293

 

14

Chợ Nhội

3

Xã Thụy Lâm

2.500

 

15

Chợ Ga

3

Thị trấn Đông Anh

2.684

 

16

Chợ Dục Nội

3

Xã Việt Hùng

3.600

 

17

Chợ Dục Tú

3

Xã Dục Tú

1.000

 

18

Chợ Mai Lâm

3

Xã Mai Lâm

2.000

 

19

Chợ Kim

3

Xã Xuân Nộn

6.640

 

20

Chợ Dâu

3

Xã Xuân Canh

4.287

 

21

Chợ Đông Trù

3

Xã Đông Trù

1.500

 

22

Chợ Vĩnh Ngọc

3

Xã Vĩnh Ngọc

3.700

 

23

Chợ Lắp ghép

3

Thị trấn Đông Anh

2.181

 

24

Chợ Rau Vân Nội

Chưa PH

Xã Vân Nội

29.355

 

25

Chợ Vân Trì

Chưa PH

Xã Vân Nội

20.000

 

XXV

Huyện Thanh Oai (08 chợ)

 

 

1

Chợ Vác

2

Xã Dân Hòa

2.562

 

2

Chợ Cự Đà

3

Xã Cự Khê

410

 

3

Chợ Đôn Thư

3

Xã Kim Thư

1.382

 

4

Chợ Bộ

3

Xã Cao Viên

3.662

 

5

Chợ Đôn Thư

3

Xã Kim Thư

1.382

 

6

Chợ Cao

3

Xã Cao Dương

6.600

 

7

Chợ Chuông

2

Xã Phương Trung

6.000

 

8

Chợ Bộ

3

Xã Cao Viên

3.662

 

XXVI

Thị xã Sơn Tây (07 chợ)

 

 

1

Chợ Viên Sơn

2

Phường Viên Sơn

38.000

 

2

Chợ Trung Sơn Trầm

3

Phường Trung Sơn Trầm.

3.551

 

3

Chợ Ao Đông

3

Phường Trung Hưng.

15.403

 

4

Chợ Xuân Khanh

3

Phường Xuân Khanh.

4.208

 

5

Chợ Vị Thủy

3

Xã Thanh Mỹ.

2.330

 

6

Chợ Nông sản thực phẩm

2

Phường Quang Trung.

8.279

 

7

Chợ Kim Sơn

3

Xã Kim Sơn.

10.000

 

 

Tng: 169 chợ

 

 

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 228/KH-UBND ngày 12/10/2021 về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.133

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.92.64
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!