Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 199/KH-UBND 2022 phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Hậu Giang

Số hiệu: 199/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Hồ Thu Ánh
Ngày ban hành: 25/11/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 199/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 25 tháng 11 năm 2022

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NỘI DUNG 1 - TIỂU DỰ ÁN 2 VÀ TIỂU DỰ ÁN 4 CỦA DỰ ÁN 5 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2022 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Căn cứ Quyết định số 771/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018 - 2025”; Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-UBDT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung 1 - Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2022 - 2025 (gọi chung là Chương trình MTQG) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức; cập nhật kiến thức dân tộc, văn hóa dân tộc thiểu số (DTTS), nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác vùng đồng bào DTTS, tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS phát triển kinh tế - xã hội theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình MTQG (bao gồm: Quy trình triển khai dự án, tiểu dự án của Chương trình MTQG; quy trình, kỹ năng làm chủ đầu tư, nghiệp vụ đấu thầu, quản lý tài chính và thanh quyết toán; quy trình lập kế hoạch; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện), các kỹ năng về phát triển cộng đồng và các nội dung liên quan khác cho cán bộ cơ sở thực hiện Chương trình MTQG cấp xã và cấp ấp.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức và cung cấp tài liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào DTTS được bồi dưỡng tiếng DTTS.

- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức, viên chức tham gia triển khai Chương trình MTQG được cập nhật, nâng cao kiến thức về Chương trình MTQG.

- Tối thiểu 70% cộng đồng dân cư của các xã thuộc vùng DTTS được cập nhật, nâng cao kiến thức, năng lực về giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình MTQG.

II. NỘI DUNG

1. Bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số (Nội dung 1 - Tiểu dự án 2)

a) Đối tượng, phạm vi, thời gian

- Đối tượng:

+ Nhóm đối tượng 2: Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương; Trưởng, Phó ban ngành trực thuộc: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó Bí thư Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy ở địa bàn đông đồng bào DTTS.

+ Nhóm đối tượng 3: Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng, Phó ban, ngành trực thuộc Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy cấp xã; Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học; Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường nội trú, bán trú ở địa bàn có đông đồng bào DTTS và đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội công tác, đóng quân trên địa bàn vùng đồng bào DTTS.

+ Nhóm đối tượng 4: Công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trực tiếp tham mưu, theo dõi về công tác dân tộc ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ, công chức cấp xã và Bí thư chi bộ, trưởng ấp ở địa bàn đông đồng bào DTTS.

- Phạm vi: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 612/QĐ-UBDT ngày 16 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban Dân tộc về phê duyệt danh sách các thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 và các văn bản quy định phân định vùng đồng bào DTTS và vùng đặc biệt khó khăn. Các xã, phường, thị trấn vùng DTTS, các ấp đặc biệt khó khăn vùng DTTS trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.

- Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.

b) Chương trình, tài liệu, hình thức và chứng chỉ bồi dưỡng

Chương trình, tài liệu, hình thức tổ chức và chứng chỉ bồi dưỡng thực hiện theo quy định tại Điều 40, 41 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT , cụ thể như sau:

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc:

+ Nhóm đối tượng 2: Các chuyên đề về kiến thức dân tộc, văn hóa DTTS và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

+ Nhóm đối tượng 3, đối tượng 4: Các chuyên đề lý thuyết về kiến thức dân tộc, văn hóa DTTS, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; nghiên cứu thực tế, viết thu hoạch cuối khóa.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng tiếng DTTS:

Nội dung chương trình bồi dưỡng tiếng DTTS: Thực hiện theo Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của DTTS trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; Thông tư số 32/2021/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định 82/2010/NĐ-CP; Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung dạy tiếng DTTS (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng DTTS.

- Hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 2: thực hiện lồng ghép với nội dung các chương trình lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng; cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu. Bồi dưỡng tập trung 03 ngày/năm và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

+ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3: bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên đề tham khảo).

+ Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 4: bồi dưỡng tập trung 05 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên đề tham khảo).

+ Bồi dưỡng tiếng DTTS: Tiếng DTTS được tổ chức cho nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS, theo hình thức bồi dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.

- Chứng chỉ bồi dưỡng:

Chứng chỉ bồi dưỡng do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

c) Số lượng, chỉ tiêu bồi dưỡng hàng năm

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 2:

Năm 2024: Mở 01 lớp, khoảng 20 học viên/lớp.

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 3: Số lượng lớp: 11 lớp.

+ Năm 2022: Mở 02 lớp, 30 học viên/lớp.

+ Năm 2023: Mở 03 lớp, 40 học viên/lớp.

+ Năm 2024: Mở 03 lớp, 35 học viên/lớp.

+ Năm 2025: Mở 03 lớp, 40 học viên/lớp.

- Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 4: Số lượng lớp: 13 lớp.

+ Năm 2022: Mở 04 lớp, 40 học viên/lớp.

+ Năm 2023: Mở 03 lớp, 40 học viên/lớp.

+ Năm 2024: Mở 03 lớp, 40 học viên/lớp.

+ Năm 2025: Mở 03 lớp, 40 học viên/lớp.

- Bồi dưỡng tiếng DTTS: Số lượng lớp: 12 lớp.

+ Năm 2023: Mở 04 lớp, 35 học viên/lớp.

+ Năm 2024: Mở 04 lớp, 30 học viên/lớp.

+ Năm 2025: Mở 04 lớp, 35 học viên/lớp.

 (Đính kèm bảng tổng hợp)

2. Đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG ở các cấp (Tiểu dự án 4)

a) Đối tượng, phạm vi

- Đối tượng:

+ Cộng đồng: Ban giám sát cộng đồng xã, đại diện cộng đồng, người dân, cộng tác viên giảm nghèo, các tổ duy tu, bảo dưỡng công trình hạ tầng tại ấp, người có uy tín trong cộng đồng, ưu tiên người DTTS và phụ nữ trong các hoạt động nâng cao năng lực.

+ Cán bộ triển khai Chương trình MTQG ở các cấp: Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc ở các cấp (bao gồm cán bộ thuộc các cơ quan, ban ngành chủ trì và tham gia tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình) và cán bộ các tổ chức đoàn thể, lực lượng cốt cán, người có uy tín trong cộng đồng, các chức sắc, chức việc tôn giáo tham gia vào quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình MTQG.

- Phạm vi: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; các huyện trong tỉnh có xã đặc biệt khó khăn; các xã đặc biệt khó khăn (xã khu vực III (xã chưa được cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn Nông thôn, hoàn thành mục mục tiêu Chương trình 135)) theo Quyết định số 861/QĐ-TTg .

b) Chương trình, tài liệu, hình thức đào tạo

- Nội dung, chương trình, tài liệu:

+ Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc; nội dung giới thiệu về cách tiếp cận, phương pháp và các mô hình giảm nghèo thành công.

+ Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố cho các đối tượng trực tiếp thực hiện Chương trình MTQG.

+ Thực hiện nâng cao năng lực chuyên sâu phù hợp với điều kiện, đặc điểm của các nhóm địa bàn: Ưu tiên các xã còn yếu về năng lực làm chủ đầu tư, về thực hiện cơ chế đầu tư đặc thù; ưu tiên những ấp trực tiếp thực hiện những dự án, công trình cụ thể; tập trung vào các nội dung còn thiếu, còn yếu của cán bộ cơ sở, đại diện cộng đồng.

+ Hỗ trợ chuyển đổi số và nâng cao khả năng học tập, chia sẻ kinh nghiệm trực tuyến cho cán bộ triển khai thực hiện Chương trình MTQG ở các cấp; thực hiện các hoạt động để nâng cao nhận thức và năng lực của các bên liên quan (ngoài các cơ quan tổ chức chủ trì và tham gia thực hiện Chương trình MTQG) để có sự phối hợp hiệu quả, huy động nguồn lực tổng hợp cho Chương trình MTQG.

+ Chương trình, tài liệu: Căn cứ Khung Chương trình, Bộ tài liệu đào tạo do cơ quan Trung ương ban hành, đơn vị được giao chủ trì tiểu dự án xây dựng kế hoạch, nội dung tập huấn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh theo hướng đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

- Hình thức đào tạo: Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực bằng hình thức trực tiếp:

+ Đối với cộng đồng: Học tập đi đôi với thực hành, hạn chế giảng lý thuyết.

+ Đối với cán bộ triển khai Chương trình MTQG ở các cấp: Sử dụng hình thức tập huấn ngắn hạn theo phương pháp lấy người học làm trung tâm, khuyến khích chia sẻ và thảo luận.

c) Thời gian và địa điểm

- Thời gian tập huấn: Mỗi đợt tập huấn không quá 04 ngày với đối tượng là cộng đồng, không quá 05 ngày với đối tượng là cán bộ triển khai ở các cấp, không quá 10 ngày đối với mỗi đợt tổ chức đoàn đi học tập kinh nghiệm.

- Địa điểm tập huấn: Phải đảm bảo điều kiện đi lại thuận lợi và tiết kiệm.

d) Số lượng, chỉ tiêu bồi dưỡng hàng năm

- Tập huấn nâng cao năng lực đối với cộng đồng: Số lượng lớp: 14 lớp.

+ Năm 2022: Mở 02 lớp, 100 học viên/lớp.

+ Năm 2023: Mở 04 lớp, 82 học viên/lớp.

+ Năm 2024: Mở 04 lớp, 82 học viên/lớp.

+ Năm 2025: Mở 04 lớp, 82 học viên/lớp.

- Tập huấn đối với cán bộ triển khai Chương trình MTQG ở các cấp: Số lượng lớp: 08 lớp.

+ Năm 2022: Mở 02 lớp, 49 học viên/lớp.

+ Năm 2023: Mở 02 lớp, 55 học viên/lớp.

+ Năm 2024: Mở 02 lớp, 55 học viên/lớp.

+ Năm 2025: Mở 02 lớp, 55 học viên/lớp.

- Tổ chức thực tế học tập kinh nghiệm: Số lượng: 06 chuyến.

+ Năm 2023: tổ chức 02 chuyến, khoảng 20 người/chuyến.

+ Năm 2024: tổ chức 02 chuyến, khoảng 20 người/chuyến.

+ Năm 2025: tổ chức 02 chuyến, khoảng 20 người/chuyến.

 (Đính kèm bảng tổng hợp)

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Từ nguồn kinh phí hàng năm trên địa bàn tỉnh được giao thực hiện Nội dung 1 - Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình MTQG.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Dân tộc tỉnh

- Là cơ quan thường trực; chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, các địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm, căn cứ dự toán cấp có thẩm quyền phân bổ, tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ và đúng quy định.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho nhóm đối tượng 2 tại tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Trường Chính trị, các sở, ban, ngành tỉnh và các địa phương xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, 4 tại tỉnh; chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành và các địa phương xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức tại tỉnh, đồng thời phối hợp với các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 02/2022/TT-UBDT để đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình ở các cấp.

- Đối với công tác đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG, Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, căn cứ vào Khung Chương trình, Bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng do Ủy ban Dân tộc ban hành, hàng năm xây dựng kế hoạch, nội dung tập huấn phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan và các địa phương tổng hợp nhu cầu về nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý chương trình cấp tỉnh và nhu cầu của các huyện trong công tác nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG, xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức tập huấn.

- Lập kế hoạch, dự toán kinh phí triển khai các nội dung Bồi dưỡng theo thẩm quyền.

2. Sở Nội vụ

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, Trường Chính trị tỉnh cùng các đơn vị có liên quan lựa chọn, cử giảng viên, báo cáo viên tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ về kiến thức dân tộc và tiếng DTTS phục vụ công tác giảng dạy.

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

3. Sở Tài chính: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh Hậu Giang theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo: Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP .

5. Trường Chính trị tỉnh: Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và cấp chứng nhận cho học viên tham gia lớp học theo quy định; tham gia giảng dạy các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc.

6. Các sở, ban, ngành tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, chủ động tổng hợp nhu cầu bồi dưỡng; triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý, tổng hợp kết quả gửi về Ban Dân tộc tỉnh để tổng hợp, tổ chức bồi dưỡng đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025 của Kế hoạch.

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các Ban xây dựng Đảng thuộc Tỉnh ủy; các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Căn cứ Kế hoạch này, hàng năm đăng ký nhu cầu bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Ban Dân tộc) để tổng hợp, tổ chức bồi dưỡng đảm bảo mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025 của Kế hoạch.

8. Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh

- Tổ chức triển khai Kế hoạch này trên địa bàn, đồng thời tổ chức tốt các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc và bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức theo quy định.

- Rà soát mục tiêu, nhiệm vụ, xác định nhu cầu cụ thể về nâng cao năng lực cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình MTQG, tổ chức các lớp bồi dưỡng đảm bảo phù hợp với từng nhóm đối tượng trên từng địa bàn, tổng hợp kết quả báo cáo về Ban Dân tộc tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện nội dung 1 - Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh nghiêm túc triển khai thực hiện./.


Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc (b/c);
- Vụ Công tác dân tộc địa phương, Ủy ban Dân tộc;
- TT: TU, HĐND tỉnh, UBND tỉnh;
- Như mục IV;
- UBND huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: VP, NCTH.
DK

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Hồ Thu Ánh

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 199/KH-UBND ngày 25/11/2022 thực hiện nội dung 1 - Tiểu dự án 2 và Tiểu dự án 4 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.080

DMCA.com Protection Status
IP: 3.140.186.218
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!