Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 90/2004/TT-BTC hướng chế độ thu nộp quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ

Số hiệu: 90/2004/TT-BTC Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài chính Người ký: Trương Chí Trung
Ngày ban hành: 07/09/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 90/2004/TT-BTC

Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2004

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 90/2004/TT-BTC NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ SỬ DỤNG ĐƯỜNG BỘ

Căn cứ Pháp lệnh Phí và lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 và Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành Pháp lệnh phí và lệ phí;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, như sau:

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đường bộ, gồm: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ.

2. Đường bộ quy định thu phí là những đường bộ đã có quyết định thu phí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn hiệu lực thi hành.

3. Trạm thu phí đường bộ, gồm: nhà Điều hành, nhà bán vé, cửa soát vé, thiết bị kiểm soát thu phí, hệ thống điện chiếu sáng và các công trình phụ trợ khác phục vụ việc thu phí.

4. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, gồm: xe ôtô (kể cả xe lam, xe bông sen, xe công nông), máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật.

5. Xe máy chuyên dùng, gồm: máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp tham gia giao thông đường bộ.

II. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

Loại đường bộ được quy định thu phí và tổ chức thu phí phải có đủ các Điều kiện sau đây:

1. Hoàn thành việc xây dựng, sửa chữa, nâng cấp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm chất lượng phục vụ giao thông tốt hơn trước khi thu phí.

2. Thuộc Quy hoạch mạng lưới thu phí đường bộ do cơ quan có thẩm quyền quyết định sau khi đã có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính, cụ thể:

- Đối với đường quốc lộ, phải thuộc quy hoạch mạng lưới thu phí quốc lộ và có quyết định thành lập trạm thu phí của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;

- Đối với đường địa phương, phải thuộc quy hoạch mạng lưới thu phí đường địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định. Văn bản ban hành quy hoạch mạng lưới thu phí đường địa phương và quyết định thành lập trạm thu phí của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải đồng thời gửi cho Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.

Trường hợp đường bộ đặt trạm thu phí không thuộc Quy hoạch mạng lưới thu phí đường bộ do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định trên đây thì trước khi xây dựng trạm thu phí, cơ quan chủ quản hoặc chủ đầu tư phải có văn bản gửi Bộ Tài chính nêu rõ: Độ dài toàn tuyến đường, số trạm và vị trí đặt các trạm thu phí trên tuyến đường đó (số trạm dự kiến hoặc thực tế đã có); độ dài của đoạn đường dự kiến đặt trạm thu phí và lý do của việc đặt trạm tại vị trí đó. Bộ Tài chính nghiên cứu và có ý kiến bằng văn bản chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được văn bản.

3. Hoàn thành các công trình phụ trợ phục vụ việc thu phí, như: xây dựng trạm thu phí (địa Điểm bán vé, kiểm soát vé,...), hệ thống chiếu sáng, đầy đủ các loại vé thu phí, bộ máy tổ chức thu và kiểm soát vé,...

4. Bộ Tài chính đã ban hành quyết định quy định mức thu phí đối với quốc lộ hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã ra nghị quyết hoặc quyết định quy định mức thu đối với đường địa phương phù hợp với loại đường dự kiến thu phí.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ (dưới đây gọi chung là phương tiện tham gia giao thông đường bộ).

2. Tổ chức, cá nhân (Việt Nam và nước ngoài) có phương tiện tham gia giao thông đường bộ quy định thu phí thì phải trả phí sử dụng đường bộ (sau đây gọi chung là phí đường bộ) quy định tại Thông tư này.

3. Người (Việt Nam và nước ngoài) trực tiếp Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải trả phí đường bộ dưới hình thức vé (loại vé do Bộ Tài chính quy định) cho mỗi lần đi trên đường tại trạm thu phí đường bộ theo quy định (trừ những trường hợp quy định tại Điểm 4 Mục này).

4. Miễn phí đường bộ đối với những trường hợp sau đây:

a) Xe cứu thương, bao gồm cả các loại xe khác chở người bị tai nạn đến nơi cấp cứu.

b) Xe cứu hoả.

c) Xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp gồm: máy cày, máy bừa, máy xới, máy làm cỏ, máy tuốt lúa.

d) Xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ khẩn cấp về chống lụt bão.

e) Xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh gồm: xe tăng, xe bọc thép, xe kéo pháo, xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân.

Ngoài ra, đối với xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng còn bao gồm các phương tiện cơ giới đường bộ mang biển số: nền màu đỏ, chữ và số màu trắng dập chìm (dưới đây gọi chung là biển số màu đỏ) có gắn các thiết bị chuyên dụng cho quốc phòng (không phải là xe vận tải thùng rỗng) như: công trình xa, cẩu nâng, téc, tổ máy phát điện... Riêng xe chở lực lượng vũ trang đang hành quân được hiểu là xe ô tô chở người có từ 12 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô tải có mui che và được lắp đặt ghế ngồi trong thùng xe, mang biển số màu đỏ (không phân biệt có chở quân hay không chở quân).

Xe chuyên dùng phục vụ an ninh (dưới đây gọi chung là xe môtô, ôtô) của các lực lượng công an (Bộ Công an; Công an tỉnh, thành phố; Công an quận, huyện...) bao gồm:

- Xe môtô, ôtô tuần tra kiểm soát giao thông của cảnh sát giao thông có đặc Điểm: Trên nóc xe ôtô có đèn xoay và hai bên thân xe mô tô, ôtô có in dòng chữ: "Cảnh Sát giao thông".

- Xe mô tô, ôtô cảnh sát 113 có có in dòng chữ: "Cảnh sát 113" ở hai bên thân xe.

- Xe môtô, ôtô cảnh sát cơ động có in dòng chữ "Cảnh sát cơ động" ở hai bên thân xe.

- Xe mô tô, ôtô của lực lượng công an đang thi hành nhiệm vụ sử dụng một trong các tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật trong trường hợp làm nhiệm vụ khẩn cấp.

- Xe ôtô vận tải có mui che và được lắp ghế ngồi trong thùng xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ.

- Xe đặc chủng chở phạm nhân, xe cứu hộ, cứu nạn.

Các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ khác (ngoài các xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh nêu trên) đều thuộc đối tượng chịu phí sử dụng đường bộ và phải nộp phí sử dụng đường bộ theo quy định tại Điểm 4, Mục I phần III Thông tư này.

g) Đoàn xe đưa tang.

h) Đoàn xe có xe hộ tống, dẫn đường.

5. Đối với những trạm thu phí chưa giải quyết được ùn tắc giao thông thì tạm thời chưa thu phí đường bộ đối với xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe hai bánh gắn máy, xe ba bánh gắn máy (dưới đây gọi chung là xe máy).

Căn cứ vào tình hình giao thông tại từng trạm thu phí, các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí có trách nhiệm báo cáo Bộ Giao thông vận tải và Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) về tình trạng ùn tắc giao thông tại địa bàn, kiến nghị cụ thể việc tạm thời chưa thu phí đường bộ đối với xe máy quy định tại Điểm này.

Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và Điều tra, khảo sát tình hình thực tế, Bộ Tài chính xem xét, quyết định việc tạm thời chưa thu phí quốc lộ và Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định tạm thời chưa thu phí đường địa phương đối với xe máy tại từng trạm thu phí. Trong khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì các trạm thu phí vẫn phải thực hiện thu phí đối với xe máy theo đúng quy định.

Phần 2:

MỨC THU VÀ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TIỀN THU PHÍ ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI ĐƯỜNG BỘ

I. ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1. Đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước quy định tại Thông tư này, bao gồm:

a) Đường bộ do ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương hoặc ngân sách địa phương) cấp vốn đầu tư.

b) Đường bộ đầu tư bằng vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, như: tiền thu phí để lại cho đơn vị, tiền viện trợ không hoàn lại, tiền hỗ trợ do các tổ chức, cá nhân đóng góp...

c) Đường bộ đầu tư bằng vốn vay và ngân sách nhà nước trả nợ, không phân biệt ngân sách nhà nước phải trả hoàn toàn số nợ (bao gồm cả gốc và lãi) hay ngân sách nhà nước chỉ trả phần nợ gốc, còn phần lãi tiền vay trả bằng tiền thu phí (kể cả vốn do ngân sách nhà nước vay hoặc do chủ đầu tư vay).

d) Các đường bộ khác do Nhà nước quản lý, như: đường bộ đầu tư để kinh doanh, sau khi đã kết thúc giai đoạn kinh doanh, chuyển giao cho Nhà nước quản lý; đường bộ đầu tư theo hình thức BT (Nhà nước thanh toán vốn cho tổ chức, cá nhân đầu tư và tổ chức, cá nhân đầu tư chuyển giao đường bộ cho Nhà nước quản lý); đường bộ xây dựng theo hình thức đổi đất lấy công trình (Nhà nước giao đất và tổ chức, cá nhân giao công trình đường bộ).v.v...

2. Mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước được áp dụng thống nhất cho tất cả các trạm theo Biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Quá trình thực hiện, Bộ Giao thông vận tải và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần nghiên cứu, sắp xếp, giảm bớt các trạm thu phí không phù hợp, bảo đảm tiến tới tất cả các tuyến đường nối liền có Khoảng cách giữa 2 trạm thu phí tối thiểu phải từ 70 km trở lên.

Đối với các đoạn đường bộ bắt đầu thu phí (kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành) thì ngoài các Điều kiện quy định tại Mục II phần I Thông tư này, còn phải bảo đảm Khoảng cách giữa hai trạm thu phí ở trên cùng một tuyến đường có độ dài tối thiểu là 70 (bảy mươi) km.

Trường hợp cá biệt, đoạn đường bộ không bảo đảm Khoảng cách giữa hai trạm thu phí tối thiểu 70 km thì Bộ Giao thông vận tải hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính, nêu rõ lý do đề nghị thu phí, kèm theo đề án thu phí (gồm: phương thức đầu tư, thời hạn xây dựng hoàn thành bàn giao, thời hạn đưa công trình vào sử dụng, độ dài và chất lượng đường, việc xây dựng trạm thu phí và các Điều kiện bảo đảm công tác tổ chức thu phí, thời hạn dự kiến bắt đầu thu phí, khả năng lưu lượng phương tiện qua lại, dự kiến mức thu và căn cứ xác định mức thu, dự kiến khả năng thu và hiệu quả thu phí) để Bộ Tài chính xem xét, quyết định.

4. Đơn vị tổ chức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước phải mở tài Khoản thu phí đường bộ tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

Tiền phí đường bộ thu được hàng ngày phải gửi vào tài Khoản mở tại Kho bạc nhà nước và được quản lý, sử dụng như sau:

4.1. Đơn vị tổ chức thu phí đường bộ được trích để lại một phần số tiền phí sử dụng đường bộ thực thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước theo tỷ lệ (%), cụ thể:

a) Đối với đơn vị tổ chức thu phí đường địa phương được trích tỷ lệ (%) theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

b) Đối với đơn vị tổ chức thu phí quốc lộ được trích 20% trên tổng số tiền phí đường bộ thực thu được.

Trong tỷ lệ 20% được trích thì 5% (bằng 25% tổng số được trích) để tạo nguồn vốn đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí, đơn vị thu phí phải nộp về Cục Đường bộ Việt Nam để tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm theo dự án được duyệt, 15% (bằng 75% tổng số tiền được trích) để chi phí phục vụ trực tiếp công tác tổ chức thu phí đường bộ theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Tiết b.1, b.2, b.3 tương ứng sau đây:

b.1. Chi hoạt động thường xuyên tổ chức thu phí:

- Tiền lương, tiền công, các Khoản phụ cấp lương, các Khoản đóng góp theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn);

- Chi phí quản lý: Công tác phí, hội nghị, thông tin liên lạc, dịch vụ công cộng (tiền điện chiếu sáng trạm thu phí, nước văn phòng trạm thu phí), vật tư văn phòng, chi hội họp ...

- Chi tiền ăn giữa ca cho người lao động với mức chi tối đa cho mỗi người không vượt quá mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định;

- Chi bảo hộ lao động hoặc đồng phục theo chế độ quy định (nếu có);

- Chi sửa chữa thường xuyên nhà cửa, thiết bị văn phòng, trạm thu phí;

- Chi thuê bảo vệ trạm thu phí (nếu có);

- Chi tiền vé, ấn chỉ phục vụ thu phí;

- Chi mua phụ tùng thay thế, thiết bị có giá trị nhỏ và công cụ lao động khác trực tiếp phục vụ thu phí;

- Chi phí gián tiếp của doanh nghiệp phục vụ công tác thu phí (đối với doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ thu phí);

- Chi khác (nếu có).

b.2. Chi trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, nhân viên trực tiếp thu phí đường bộ. Mức trích lập 2 (hai) quỹ khen thưởng và phúc lợi bình quân một năm, một người tối đa không quá 3 (ba) tháng lương thực hiện nếu số thu cao hơn năm trước hoặc bằng 2 (hai) tháng lương thực hiện nếu số thu thấp hơn hoặc bằng số thu năm trước.

b.3. Chi đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí: mua sắm, lắp đặt thiết bị thu phí (thiết bị tự động, bán tự động); chi mua thiết bị đếm xe theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc đầu tư mua sắm hiện đại hoá công nghệ thu phí thực hiện đấu thầu theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Riêng các Khoản chi không thường xuyên và các Khoản chi đặc thù theo quy chế riêng của nhà thiết kế, như: chi sửa chữa lớn nhà Điều hành, sửa chữa lớn trạm thu phí, chi phí duy tu, bảo dưỡng cầu đường bộ, điện chiếu sáng các cầu (đối với đoạn đường có cầu), chi bảo vệ cầu, mua xe chở tiền, sửa chữa lớn xe chở tiền được bố trí bằng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm (ngân sách trung ương đối với quốc lộ, ngân sách địa phương đối với đường địa phương).

4.2. Đối với các đường bộ vay vốn đầu tư, do ngân sách nhà nước trả nợ gốc và thu phí trả lãi tiền vay thì ngoài số tiền được trích theo tỷ lệ (%) quy định tại Tiết 4.1 trên đây, đơn vị thu phí còn được trích để lại theo mức thực chi trả lãi tiền vay theo khế ước vay.

Toàn bộ các Khoản chi quy định tại Tiết 4.1 và 4.2 Điểm này không phải hạch toán phản ảnh vào ngân sách nhà nước, nhưng phải cân đối vào dự toán tài chính của đơn vị thu phí đường bộ hàng năm, được cơ quan có thẩm quyền duyệt. Việc sử dụng phải đúng Mục đích, đúng nội dung, chi phải có chứng từ hợp pháp và hàng năm thực hiện quyết toán các Khoản chi này.

Các đơn vị thu phí đường bộ, căn cứ vào số tiền được trích để chi phí phục vụ công tác tổ chức thu phí (15%) và số chi theo dự toán được duyệt (dự toán năm chia cho từng tháng, quý), nếu số tiền được trích để phục vụ công tác thu phí lớn hơn số chi thì phải nộp số chênh lệch vào tài Khoản của Cục Đường bộ Việt Nam để Cục Đường bộ Việt Nam Điều hoà cho các đơn vị trực thuộc không đủ nguồn chi bảo đảm quỹ tiền lương tối thiểu cho cán bộ công nhân viên thu phí theo chế độ quy định.

Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện mở tài Khoản riêng tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để theo dõi việc thu - chi đối với Khoản tiền Quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí (5%) do các đơn vị thu phí nộp về và Khoản tiền Quỹ Điều hoà phục vụ công tác tổ chức thu phí do các đơn vị thu phí còn chênh lệch thừa nộp về để chuyển cho đơn vị thiếu. Đồng thời phải mở sổ hạch toán riêng từng quỹ, cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính. Trường hợp trong 3 năm liên tục không sử dụng hết quỹ Điều hoà phục vụ công tác thu phí thì phải chuyển số còn thừa sang quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí.

4.3. Tổng số tiền phí đường bộ thu được sau khi trừ số tiền tạm trích theo quy định tại Điểm 4.1 và 4.2 trên đây, số còn lại đơn vị tổ chức thu phí đường bộ phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định sau đây:

a) Đơn vị thu phí đường bộ thực hiện kê khai tiền phí thu được từng tháng và nộp tờ khai cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo. Tờ khai phí đường bộ phải ghi đầy đủ số vé, loại vé đã sử dụng và số phí đã thu, số phí được trích để lại, số phí phải nộp ngân sách nhà nước của tháng trước theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư số 63/2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn pháp luật phí và lệ phí.

Căn cứ số kê khai, đơn vị thu phí đường bộ làm thủ tục nộp ngân sách nhà nước. Thời hạn nộp phí vào ngân sách nhà nước chậm nhất không quá ngày 15 của tháng tiếp theo (chương, loại, Khoản tương ứng, Mục 036, tiểu Mục 01 Mục lục ngân sách nhà nước quy định (phí đường bộ do trung ương quản lý nộp vào ngân sách trung ương, phí đường bộ do địa phương quản lý nộp vào ngân sách địa phương).

b) Cơ quan Thuế trực tiếp quản lý có nhiệm vụ kiểm tra tờ khai, đối chiếu từng loại vé đã phát hành và đã sử dụng để xác định chính xác số tiền phí đường bộ đã thu, số tiền phải nộp ngân sách nhà nước và thông báo cho đơn vị thu phí thực hiện thanh toán số phí phải nộp ngân sách nhà nước hàng tháng.

Đơn vị thu phí đường bộ thực hiện thanh toán số tiền phải nộp ngân sách nhà nước hàng tháng theo thông báo của cơ quan Thuế, nếu đã nộp thừa thì được trừ vào số tiền phí phải nộp ngân sách nhà nước kỳ tiếp theo, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số tiền phí còn thiếu vào ngân sách nhà nước chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan Thuế.

c) Cơ quan Tài chính thực hiện cấp lại toàn bộ số tiền phí đường bộ thực nộp vào ngân sách nhà nước để bố trí vốn cho quản lý, bảo trì hệ thống đường bộ theo quy định của pháp luật hiện hành về ngân sách nhà nước và tài chính cho quản lý, bảo trì đường bộ.

5. Lập dự toán thu - chi phí đường bộ:

Hàng năm đơn vị có trạm thu phí đường bộ căn cứ vào đối tượng thu, mức thu phí đối với từng loại phương tiện, số phương tiện tham gia giao thông năm kế hoạch, định mức tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành lập dự toán thu-chi phí đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phân cấp, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:

a) Đối với đơn vị có Trạm thu phí đường quốc lộ:

- Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ trực thuộc Khu quản lý đường bộ có Trạm thu phí, lập dự toán thu - chi phí đường bộ của năm kế hoạch, gửi Khu quản lý đường bộ xem xét, tổng hợp gửi Cục Đường bộ Việt Nam.

- Đơn vị (doanh nghiệp công ích đường bộ hoặc đơn vị sự nghiệp) trực thuộc Sở Giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải uỷ thác quản lý đường quốc lộ có Trạm thu phí, lập dự toán thu - chi phí đường bộ gửi Sở Giao thông vận tải xem xét, tổng hợp gửi Cục Đường bộ Việt Nam.

- Cục Đường bộ Việt Nam xem xét, tổng hợp dự toán thu-chi phí đường quốc lộ gửi Bộ Giao thông vận tải. Bộ Giao thông vận tải tổng hợp cùng với dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, gửi Bộ Tài chính theo quy định.

b) Đối với đơn vị thu phí đường địa phương:

Đơn vị (doanh nghiệp công ích đường bộ hoặc đơn vị sự nghiệp) có Trạm thu phí lập dự toán thu - chi phí cầu đường bộ gửi Sở Giao thông vận tải. Sở Giao thông vận tải tổng hợp cùng với dự toán ngân sách hàng năm của Sở, gửi Sở Tài chính địa phương theo quy định.

c) Dự toán thu - chi phí phí đường bộ các đơn vị lập, bao gồm:

- Dự toán thu, bao gồm số thu nộp ngân sách nhà nước và số thu được để lại chi theo chế độ quy định.

- Dự toán chi theo tỷ lệ khoán được giao, bảo đảm phù hợp với những nội dung chi quy định tại Điểm 4.1, Mục I, phần này.

Dự toán thu - chi phí đường bộ, các đơn vị lập theo từng Trạm, có thuyết minh cơ sở tính toán chi Tiết theo nội dung thu, chi.

6. Giao dự toán thu - chi phí đường bộ:

a) Đối với đơn vị thu phí đường quốc lộ:

- Đối với các đơn vị trực thuộc Khu quản lý đường bộ: Căn cứ dự toán thu, chi phí đường bộ được cấp có thẩm quyền giao; dự toán thu, chi của Khu quản lý đường bộ chi Tiết theo từng Trạm thu phí; định mức tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Cục Đường bộ Việt Nam giao dự toán thu, giao tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho các Khu quản lý đường bộ, chi Tiết theo từng Trạm thu phí, Khu quản lý đường bộ giao dự toán thu và tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho các Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ, chi Tiết theo từng Trạm thu phí.

- Đối với các đơn vị trực thuộc Sở Giao thông vận tải được Bộ Giao thông vận tải uỷ thác quản lý đường quốc lộ có Trạm thu phí: Cục Đường bộ Việt Nam giao dự toán thu phí cầu, đường bộ, giao tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho Sở Giao thông vận tải, chi Tiết theo từng Trạm thu phí. Sở Giao thông vận tải giao dự toán cho đơn vị, chi Tiết theo từng Trạm thu phí.

b) Đối với đơn vị thu phí đường địa phương:

Căn cứ dự toán thu - chi phí đường bộ được cấp có thẩm quyền giao, dự toán thu-chi do các đơn vị có Trạm thu phí lập, định mức tiêu chuẩn và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, Sở Giao thông vận tải giao dự toán thu phí đường bộ và giao tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu cho đơn vị, chi Tiết theo từng Trạm thu phí.

Việc giao dự toán thu phí đường bộ, tỷ lệ phần trăm (%) được để lại chi thường xuyên trên tổng số thu của Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải cho các đơn vị trực thuộc có Trạm thu phí, phải đảm bảo các nguyên tắc: Số thu không thấp hơn và tỷ lệ chi thường xuyên được để lại trên tổng số thu không cao hơn số được cấp có thẩm quyền giao, chi Tiết theo nội dung thu-chi quy định tại Tiết b.1, Tiết b.2, Điểm 4.1, Mục I, phần này.

Dự toán thu phí đường bộ, tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu giao cho các đơn vị (chi Tiết theo từng Trạm thu phí) của Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải phải gửi cho cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan Thuế, Kho bạc nhà nước nơi đơn vị có Trạm thu phí đăng ký giao dịch.

Căn cứ vào dự toán thu, tỷ lệ phần trăm (%) chi thường xuyên trên tổng số thu được giao, các đơn vị lập dự toán thu-chi theo quý (có chia ra từng tháng) gửi cơ quan Thuế, Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đăng ký giao dịch, đồng gửi cho cơ quan quản lý cấp trên.

7. Chấp hành dự toán thu - chi phí đường bộ:

a) Căn cứ vào dự toán chi được cấp có thẩm quyền thông báo, số thu thực nộp vào Kho bạc nhà nước, lệnh chuẩn chi của thủ trưởng đơn vị và chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định, Kho bạc nhà nước thực hiện kiểm soát chi, cấp phát tạm ứng hoặc thanh toán cho đơn vị theo quy định tại Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ quản lý, cấp phát, thanh toán các Khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước".

b) Định kỳ hàng tháng, quý căn cứ vào số phí do các đơn vị thu phí thực nộp vào ngân sách nhà nước, Cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp số thu phí quốc lộ và Sở Giao thông vận tải tổng hợp số thu phí đường địa phương, kèm theo xác nhận của Kho bạc nhà nước. Căn cứ số phí thực nộp ngân sách nhà nước, cơ quan Tài chính thực hiện chi chuyển nguồn sang Kho bạc nhà nước để thực hiện cấp phát, thanh toán. Căn cứ vào nguồn thu phí do cơ quan Tài chính cấp trở lại, Cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải thực hiện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan Tài chính và gửi Kho bạc nhà nước để thực hiện kiểm soát, thanh toán theo hình thức chi theo dự toán từ Kho bạc nhà nước.

8. Kế toán và quyết toán thu - chi phí đường bộ:

a) Đơn vị tổ chức thu phí đường bộ phải thực hiện kế toán và quyết toán thu - chi phí đường bộ theo đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành. Cuối quý, cuối năm đơn vị tổ chức thu phí phải lập báo cáo quyết toán về tình hình thu - chi phí đường bộ, sau khi đã quyết toán với cơ quan Thuế về số phí đường bộ đã thu, số phải nộp và đã nộp ngân sách, số được giữ lại và số thực chi theo quy định tại Thông tư này.

b) Cơ quan chủ quản cấp trên của các đơn vị thu phí đường bộ có trách nhiệm kiểm tra và thông báo xét duyệt quyết toán thu - chi phí đường bộ của các đơn vị trực thuộc và tổng hợp báo cáo quyết toán gửi cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm định và thông báo duyệt quyết toán cùng với quyết toán năm của cơ quan chủ quản.

II. ĐƯỜNG BỘ DO NHÀ NƯỚC ĐẦU TƯ BẰNG VỐN VAY VÀ THU PHÍ HOÀN VỐN

1. Đường bộ do Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn nêu tại Mục này là những đường bộ được Nhà nước cho phép chủ đầu tư (các cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ) vay vốn để đầu tư, sau đó thu phí hoàn trả vốn vay theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (trừ những đường bộ đầu tư bằng vốn vay để kinh doanh).

2. Mức thu phí đường bộ Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn được áp dụng theo mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước quy định tại Điểm 2, Mục I phần này. Trường hợp áp dụng mức thu theo mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước không bảo đảm hoàn vốn theo dự án đầu tư được duyệt thì chủ đầu tư phải có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính đối với quốc lộ; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với đường địa phương) quyết định mức thu cụ thể phù hợp, nhưng tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tục, trình tự ban hành quyết định quy định mức thu phí đường bộ nêu tại Mục này thực hiện như sau:

a) Chậm nhất trước 60 ngày kể từ ngày bắt đầu tổ chức thu phí, chủ đầu tư phải gửi Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) công văn đề nghị quy định mức thu, kèm theo hồ sơ:

- Dự án đầu tư đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trong đó ghi rõ cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí, mức thu được duyệt theo dự án), thời hạn hoàn thành việc xây dựng và đưa công trình vào sử dụng.

- Đề án thu phí, bao gồm: trạm thu phí (tự động, bán tự động, thủ công, các Điều kiện về điện chiếu sáng...), dự kiến mức thu (nếu khác với mức thu đã ghi trong dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì phải nêu rõ lý do), dự kiến khả năng nguồn thu, hiệu quả thu phí và thời hạn hoàn vốn.

b) Chậm nhất trước 30 ngày kể từ ngày bắt đầu thu phí, Bộ Tài chính hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, quyết định mức thu và thông báo cho chủ đầu tư kịp thời triển khai thu phí. Trường hợp Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định mức thu phí đường bộ địa phương quản lý thì còn phải gửi quyết định đó cho Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải để theo dõi thực hiện.

3. Đơn vị tổ chức thu phí phải mở tài Khoản thu phí đường bộ tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Số tiền phí cầu đường thu được hàng ngày phải gửi vào tài Khoản mở tại Kho bạc nhà nước và được sử dụng như sau:

a) Trích để lại cho tổ chức thu phí để chi phí phục vụ việc thu phí theo tỷ lệ (%) và nội dung chi quy định tại Điểm 4.1 Mục I phần này (đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước).

b) Số tiền còn lại (tổng số tiền phí thu được trừ số để lại theo tỷ lệ quy định tại Tiết a Điểm này) cuối tháng chuyển về tài Khoản do chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao tiếp nhận nợ và trả nợ thay chủ đầu tư mở tại Kho bạc nhà nước. Đến kỳ trả nợ, các đơn vị này làm thủ tục thanh toán cho đơn vị cho vay theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 90/2001/TTLT-BTC-BGTVT ngày 9/11/2001 của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn ngân sách nhà nước và thu phí đường bộ để trả nợ vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với các dự án giao thông.

4. Toàn bộ số tiền phí đường bộ dùng để trả nợ nêu tại Tiết b, Điểm 3 Mục này phải thực hiện "ghi thu, ghi chi" qua ngân sách nhà nước theo trình tự, thủ tục như sau:

- Hàng năm cứ 6 tháng một lần (6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm), đơn vị tổ chức thu phí phải tổng hợp quyết toán thu - chi tiền phí đường bộ trong kỳ, ghi rõ số tiền phí đã thu, số tiền phí đã sử dụng theo từng Mục chi, trong đó chi Tiết Khoản Mục chi trích nộp về cơ quan chủ đầu tư và gửi bảng tổng hợp quyết toán đó cho cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.

- Cơ quan Thuế kiểm tra quyết toán thu - chi phí đường bộ của từng đơn vị, xác định số thực thu, số thực chi, trong đó số tiền chi trích nộp tạo nguồn hoàn trả vốn vay, gửi văn bản kèm theo quyết toán thu - chi về Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế - đối với quốc lộ) hoặc Sở Tài chính (đối với đường địa phương). Tổng cục Thuế kiểm tra, tổng hợp và chuyển Vụ Hành chính sự nghiệp trình Bộ Tài chính xem xét, giải quyết ghi thu, ghi chi đối với quốc lộ; Sở Tài chính giải quyết ghi thu, ghi chi đối với đường địa phương (việc ghi thu, ghi chi ngân sách nhà nước chậm nhất không quá thời gian chỉnh lý quyết toán năm trước).

- Căn cứ chứng từ thu phí đường bộ thực hiện theo hình thức ghi thu, ghi chi, Tổng cục Thuế thông báo số thu ngân sách tại từng trạm thu phí quốc lộ và Sở Tài chính thông báo số thu ngân sách tại từng trạm thu phí đường địa phương cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố tổng hợp số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

- Chủ đầu tư hoặc đơn vị được giao tiếp nhận nợ và trả nợ thay chủ đầu tư có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ việc thanh toán trả nợ các Khoản vốn Nhà nước vay đầu tư nâng cấp đường bộ và thu phí hoàn vốn. Đối với những đường bộ đã thu phí hoàn trả hết vốn vay theo dự án được duyệt thì phải có văn bản báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) biết để ngừng việc trích tiền phí hoàn trả vốn vay, đồng thời ra quyết định thu, nộp và quản lý sử dụng phí đường bộ này theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên.

5. Các đơn vị tổ chức thu phí đường bộ Nhà nước đầu tư bằng vốn vay và thu phí hoàn vốn có trách nhiệm thực hiện lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán thu - chi phí đường bộ theo quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu tại Điểm 5, 6, 7, 8 Mục I phần này. Ngoài ra, còn phải có thuyết minh chi Tiết số nợ phải trả (gốc và lãi), số đã trả đến năm báo cáo, số phải trả trong năm lập dự toán, nguồn trả của năm lập dự toán.

6. Những đường bộ do Nhà nước đầu tư nâng cấp bằng vốn vay nêu tại Mục này, sau khi đã hoàn trả hết vốn vay (bao gồm cả lãi tiền vay) thì phải thực hiện thu, nộp và quản lý, sử dụng theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên.

III. ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN LIÊN DOANH

1. Đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh nêu tại Mục này, bao gồm:

- Đường bộ đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh giữa vốn ngân sách nhà nước và vốn của các đối tác khác.

- Đường bộ do Nhà nước đầu tư một phần (một cầu trong toàn bộ đoạn đường thu phí, hoặc một phần đường trong toàn bộ đoạn đường thu phí), phần đường còn lại do các đối tác khác đầu tư. Trong trường hợp này các bên liên doanh phải thống nhất đánh giá giá trị thực tế của phần đường bộ do từng bên đầu tư, để xác định vốn góp của từng bên liên doanh.

2. Mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh được coi là giá cước dịch vụ sử dụng đường bộ đã bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT), do Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (đối với đường địa phương) quy định phù hợp với cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí theo dự án đầu tư được duyệt và đề nghị của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tục, trình tự quy định mức thu áp dụng theo quy định tại Điểm 2, Mục II phần này.

3. Tiền phí đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh được sử dụng như sau:

3.1. Nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

3.2. Chi phục vụ công tác tổ chức thu phí đường bộ.

3.3. Chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên đoạn đường bộ thu phí.

3.4. Tổng số tiền phí đường bộ thu được, sau khi trừ số tiền đã chi theo các nội dung chi nêu trên (3.1, 3.2, 3.3), số tiền còn lại được để lại 100% cho các đối tác liên doanh (để rút ngắn thời gian thu phí đối với đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh) hoặc chia cho các đối tác liên doanh theo tỷ lệ góp vốn đầu tư ghi trong dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định sau đây:

a) Số tiền thu phí đường bộ chia theo tỷ lệ vốn góp của ngân sách nhà nước đầu tư phải nộp hết vào ngân sách nhà nước (nếu vốn đầu tư của ngân sách trung ương thì nộp vào ngân sách trung ương; Nếu vốn đầu tư của ngân sách địa phương thì nộp vào ngân sách địa phương; Trường hợp cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cùng tham gia góp vốn thì phân chia số tiền được chia cho từng cấp ngân sách theo tỷ lệ vốn góp của mỗi cấp ngân sách trong tổng số vốn góp vào liên doanh).

b) Số tiền phí đường bộ chia theo tỷ lệ vốn góp của các đối tác liên doanh khác được hạch toán vào thu nhập của đơn vị và Khoản thu nhập này không chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Đường bộ đầu tư bằng vốn liên doanh nêu tại Mục này, sau khi đã hoàn trả đủ vốn, các chi phí phát sinh có liên quan theo quy định trên đây (kể cả lợi nhuận cho phép) theo dự án đầu tư được duyệt thì phải thực hiện thu, nộp và quản lý sử dụng theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên.

IV. ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ ĐỂ KINH DOANH

1. Mức thu phí đường bộ đầu tư để kinh doanh (kể cả BOT và các loại hình kinh doanh khác) là giá cước dịch vụ sử dụng đường bộ đã bao gồm thuế GTGT, do Bộ Tài chính (đối với quốc lộ) hoặc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể (đối với đường địa phương), phù hợp với cấp đường và độ dài đoạn đường thu phí theo dự án đầu tư được duyệt và đề nghị của chủ đầu tư, nhưng tối đa không quá 2 (hai) lần mức thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Thủ tục, trình tự quy định mức thu phí đường bộ nêu tại Mục này thực hiện theo quy định tại Điểm 2, Mục II, phần này.

2. Số tiền phí đường bộ đầu tư để kinh doanh là doanh thu hoạt động kinh doanh của đơn vị. Đơn vị thu phí đường bộ có nghĩa vụ kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện hạch toán kết quả kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Kết thúc giai đoạn kinh doanh theo hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư phải chuyển giao đường bộ này cho Nhà nước quản lý và đơn vị thu phí phải thực hiện thu, nộp và quản lý, sử dụng phí đường bộ theo chế độ quy định đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước nêu trên.

Phần 3:

CHỨNG TỪ THU PHÍ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

I. CHỨNG TỪ THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

1. Chứng từ thu phí đường bộ được gọi chung là vé. Vé thu phí đường bộ được quy định phân biệt:

a) Vé thu phí đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn Nhà nước vay đầu tư nâng cấp thu phí hoàn vốn (Mục I, Mục II phần II Thông tư này) có tiêu đề: "Phí đường bộ". Chứng từ "phí đường bộ" là biên lai thu phí thuộc ngân sách nhà nước.

b) Vé thu phí đường bộ đầu tư để kinh doanh (Mục III, Mục IV phần II Thông tư này) có tiêu đề: "Cước đường bộ". Chứng từ "Cước đường bộ" là hoá đơn đặc thù sử dụng khi cung ứng dịch vụ sử dụng đường.

2. Các loại vé thu phí đường bộ:

2.1. Vé thu phí tại từng trạm thu phí gồm các loại: Vé lượt; Vé tháng; Vé quý.

a) Vé thu phí trạm có đặc Điểm chung như sau:

- Vé thu phí trạm dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua một trạm thu phí nơi phát hành vé. Vé phát hành cho trạm thu phí nào thì chỉ có giá trị sử dụng tại trạm thu phí đó (không có giá trị tại trạm thu phí khác).

- Mẫu vé trạm được in theo mẫu của Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) quy định thống nhất về kích cỡ, chỉ tiêu chung (trừ loại vé từ thu phí tại các trạm thu phí tự động và bán tự động).

- Vé phát hành hàng năm theo năm dương lịch. Vé lượt được sử dụng liên tục qua các năm. Vé tháng, vé quý có giá trị sử dụng theo thời hạn ghi trên vé, quá thời hạn ghi trên vé thì vé không còn giá trị sử dụng. Vé đã bán ra thì không được đổi hoặc trả lại (kể cả vé hư hỏng, vé quá hạn).

- Vé lượt bán theo loại phương tiện tương ứng với mệnh giá in sẵn trên vé, không ghi biển số phương tiện; Vé tháng, vé quý bán theo loại phương tiện tương ứng với mệnh giá ghi trên vé, nhưng phải ghi rõ: thời hạn sử dụng và biển số phương tiện.

- Các loại vé lượt, vé tháng, vé quý thu phí tại từng trạm thu phí bán rộng rãi cho mọi đối tượng có nhu cầu. Tổ chức, cá nhân có thể mua một lần một vé hoặc nhiều vé để sử dụng.

b) Đặc Điểm cụ thể của từng loại vé thu phí:

- Vé lượt: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí nơi phát hành một lượt. Vé lượt được in sẵn mệnh giá theo mức thu lượt quy định tương ứng với từng loại phương tiện.

- Vé tháng: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí nơi phát hành trong một tháng, kể từ ngày 1 đến ngày kết thúc tháng theo thời hạn ghi trên vé.

Vé tháng được in sẵn mệnh giá tháng tương ứng với từng loại phương tiện. Mệnh giá vé tháng bằng 30 (ba mươi) lần mệnh giá vé lượt; Riêng mệnh giá vé tháng quy định đối với xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự bằng 10 (mười) lần mệnh giá vé lượt.

- Vé quý: Phát hành theo thời hạn quý (I, II, III, IV) trong năm dương lịch, dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông qua trạm thu phí nơi phát hành trong một quý kể từ ngày 1 của tháng đầu quý đến ngày kết thúc quý theo thời hạn ghi trên vé.

Vé quý được in sẵn mệnh giá quý tương ứng với từng loại phương tiện. Mệnh giá vé quý bằng 3 (ba) lần mệnh giá vé tháng và chiết khấu 10% (để khuyến khích, thu hút việc mua vé quý).

2.2. Vé thu phí tuyến Quốc lộ 5:

Thực hiện thí Điểm áp dụng vé thu phí tuyến Quốc lộ 5, bao gồm 2 trạm thu phí với các loại: Vé tháng; Vé quý (không áp dụng vé lượt, nếu có nhu cầu vé lượt thì thực hiện mua vé lượt tại từng trạm thu phí).

a) Vé thu phí tuyến Quốc lộ 5 có đặc Điểm chung như sau:

- Vé thu phí tuyến quốc lộ 5 có tiêu đề là "Phí đường bộ tuyến Quốc lộ 5", ghi rõ: Thời hạn sử dụng, loại phương tiện, biển kiểm soát, mức thu.

- Vé tuyến Quốc lộ 5 áp dụng đối với phương tiện tham gia giao thông (trừ phương tiện là môtô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy và các xe tương tự) trên tuyến Quốc lộ 5. Vé tuyến Quốc lộ 5 không có giá trị sử dụng trên các tuyến đường khác.

- Mệnh giá vé tuyến Quốc lộ 5 bằng mệnh giá thu phí trạm, nhân (x) 2.

- Mẫu vé tuyến Quốc lộ 5 do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) quy định thống nhất về kích cỡ, màu sắc và nội dung chỉ tiêu.

- Vé tuyến Quốc lộ 5 được bán rộng rãi cho mọi đối tượng, không hạn chế số lượng. Người Điều khiển phương tiện sử dụng vé thu phí tuyến Quốc lộ 5 cho vé vào trong kính trước xe ôtô để kiểm soát vé mỗi khi xe đi qua các trạm thu phí.

b) Đặc Điểm cụ thể của từng loại vé tuyến Quốc lộ 5 như sau:

- Vé tháng: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông trên tuyến Quốc lộ 5 trong một tháng theo thời hạn ghi trên vé. Mệnh giá vé tháng tuyến Quốc lộ 5 = Mệnh giá vé tháng trạm, nhân (x) 2 .

- Vé quý: Dùng để thu phí đối với phương tiện tham gia giao thông trên tuyến Quốc lộ 5 trong một quý theo thời hạn ghi trên vé. Mệnh giá vé quý tuyến Quốc lộ 5 = Mệnh giá vé quý trạm, nhân (x) 2.

c) Mệnh giá các loại vé thu phí trạm và vé tuyến Quốc lộ 5 được quy định cụ thể tại biểu phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2.3. Vé "Phí quốc lộ lượt":

- Vé "Phí quốc lộ lượt" có mệnh giá 10.000 đồng/vé/lượt, áp dụng đối với các xe ô tô con dưới 12 chỗ ngồi có giá trị đối với các trạm thu phí quốc lộ do Nhà nước quản lý (bao gồm cả các trạm thu phí quốc lộ giao cho địa phương tổ chức thu). Không áp dụng vé "Phí quốc lộ lượt" đối với: các trạm thu phí đường bộ đầu tư để kinh doanh (BOT hoặc hình thức kinh doanh khác), không phân biệt là quốc lộ hay đường địa phương; các trạm thu phí đường bộ do địa phương quản lý (đường địa phương) và các trạm thu phí đã chuyển giao quyền thu phí có thời hạn.

- Mỗi vé "Phí quốc lộ lượt" chỉ có giá trị sử dụng một lần qua một trạm thu phí quốc lộ. Các tổ chức, cá nhân sử dụng ô tô dưới 12 chỗ ngồi có thể mua vé "Phí quốc lộ lượt" theo yêu cầu (không hạn chế số lượng) tại bất kỳ trạm thu phí quốc lộ thuận tiện nhất và mỗi lần đi qua một trạm thu phí quốc lộ, người Điều khiển phương tiện phải xuất trình một vé lượt.

- Bộ Tài chính (Tổng cục thuế) in, phát hành vé "Phí quốc lộ lượt" theo mẫu quy định thống nhất. Vé gồm 3 phần: phần lưu tại cuống, phần lưu tại cửa soát vé, phần người nộp phí giữ (làm chứng từ thanh toán) theo nội dung, màu sắc, kích cỡ quy định.

- Các trạm thu phí có trách nhiệm bán vé "Phí quốc lộ lượt" cho mọi đối tượng có nhu cầu; thực hiện thanh toán, quyết toán vé đồng thời với việc thanh toán, quyết toán tiền thu phí đường bộ theo quy định hiện hành.

- Tiền bán vé "Phí quốc lộ lượt", các đơn vị thu phí đường bộ thực hiện thu, nộp (nộp ngân sách nhà nước hoặc tạo nguồn hoàn trả vốn vay) và quản lý sử dụng tiền bán vé "Phí quốc lộ lượt" theo quy định hiện hành.

2.4. Vé "Phí đường bộ toàn quốc":

- Vé áp dụng riêng đối với xe quốc phòng, công an có tiêu đề "phí đường bộ toàn quốc". Cơ quan, đơn vị quốc phòng, công an có vé "phí đường bộ toàn quốc" có nghĩa là đã nộp phí đường bộ đối với tất cả các trạm thu phí trong toàn quốc (không phân biệt trạm thu phí đường bộ do Nhà nước đầu tư hay đường bộ đầu tư theo hình thức BOT và các hình thức đầu tư khác) theo mệnh giá ban hành kèm theo Thông tư này.

- Nội dung vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với xe quốc phòng bao gồm: Cơ quan phát hành (Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế), loại phương tiện sử dụng gồm 2 loại: vé sử dụng cho xe ôtô con quân sự và và vé sử dụng cho xe ôtô tải quân sự (không ghi chi Tiết theo trọng tải và biển số cụ thể của từng phương tiện), năm sử dụng (không ghi mệnh giá). Kích cỡ vé có tổng chiều dài, nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu đỏ, chữ và số màu trắng. Vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với các phương tiện thuộc Bộ Quốc phòng mang biển số màu đỏ, không áp dụng đối với các phương tiện mang biển số khác (kể cả phương tiện của Bộ Quốc phòng không mang biển số màu đỏ). Người kiểm soát vé tại các trạm thu phí nhận biết loại phương tiện của Bộ Quốc phòng đã nộp phí đường bộ bằng hai đặc Điểm cơ bản là: biển số màu đỏ và vé "Phí đường bộ toàn quốc"; trường hợp phương tiện giao thông thiếu một trong hai đặc Điểm này đều được coi là xe chưa nộp phí đường bộ.

- Nội dung vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với xe của Bộ Công an bao gồm: Cơ quan phát hành (Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế), loại phương tiện sử dụng gồm 5 loại (theo biểu mức thu ban hành kèm theo Thông tư này). Kích cỡ vé có chiều dài, nhân (x) chiều rộng là 12 x 8 cm và có màu sắc: nền vé màu vàng có gạch màu đỏ dọc theo thân vé ở vị trí 1/3 vé tính từ trái sang phải, chữ và số màu đen.

- Vé "Phí đường bộ toàn quốc" không sử dụng làm chứng từ thanh toán chi phí (kể cả kinh phí ngân sách và chi phí sản xuất kinh doanh dịch vụ).

3. In, phát hành và quản lý sử dụng vé thu phí đường bộ:

3.1. Mẫu vé:

Mẫu vé thu phí đường bộ được phân biệt 2 loại vé:

- Vé từ dùng để thu phí theo hình thức tự động, bán tự động, được in theo mẫu phù hợp với từng loại máy do các hãng sản xuất khác nhau.

- Vé dùng để thu phí theo hình thức thủ công (không có từ), được in theo mẫu do Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) chủ trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thiết kế thống nhất về kích cỡ và nội dung chỉ tiêu.

Căn cứ mẫu vé của Bộ Tài chính quy định, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ trì phối hợp với đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí, xác định các chỉ tiêu cụ thể áp dụng tại trạm thu phí và phần mầu sắc của từng loại vé do địa phương quy định. Nguyên tắc xác định mẫu vé như sau:

a) Kích cỡ vé (trừ loại vé từ):

- Vé lượt, gồm 3 phần: phần lưu tại cuống, phần lưu tại cửa soát vé, phần người nộp giữ (vừa để kiểm soát vé, vừa làm chứng từ thanh toán), có tổng diện tích là 19 x 7 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai).

- Vé tháng, vé quý thu phí trạm, gồm 2 phần: Phần lưu tại cuống; Phần người nộp phí giữ (vừa để kiểm soát vé, vừa làm chứng từ thanh toán), có tổng diện tích là 21 x 10 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai). Riêng vé tháng xe máy có tổng diện tích là 9 x 6 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai).

- Vé tháng, vé quý thu phí tuyến Quốc lộ 5 gồm 2 phần: Phần lưu tại cuống; Phần người nộp phí giữ (vừa để kiểm soát vé, vừa làm chứng từ thanh toán), có tổng diện tích (2 phần) là 28 x 12 cm (chưa kể phần đóng gáy quyển biên lai). Riêng vé tháng xe máy có kích cỡ tương vé tháng xe máy trạm (nêu ở phần trên).

b) Màu sắc vé:

- Vé lượt, vé tháng, vé quý thu phí trạm được in 7 màu khác nhau tương ứng với 7 mệnh giá vé (mỗi mệnh giá vé một màu) do Cục Thuế thống nhất với đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí xác định phù hợp.

- Vé tháng, vé quý thu phí tuyến Quốc lộ 5, được chia thành 2 phần: Phần nửa trên màu sáng nhạt, phần nửa dưới màu đậm (mỗi mệnh giá vé một màu).

c) Nội dung chỉ tiêu ghi trên vé:

Nội dung chỉ tiêu ghi trên vé được quy định thống nhất, gồm các chỉ tiêu cơ bản như: đơn vị phát hành, loại vé, loại phương tiện, thời hạn sử dụng, mệnh giá vé.

3.2. In và phát hành vé:

a) Tổng cục Thuế in và phát hành vé tháng, vé quý tuyến Quốc lộ 5, vé phí quốc lộ lượt và vé áp dụng đối với phương tiện giao thông của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cụ thể:

- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Tổng cục Thuế phải tổng hợp nhu cầu sử dụng của các đơn vị để in và cung cấp đầy đủ các loại vé cần thiết cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố để giao kịp thời cho các đơn vị thu phí bán cho đối tượng sử dụng theo quy định.

- Bán vé "phí đường bộ toàn quốc" theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và gửi thông báo nộp phí đường bộ của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho Cục Đường bộ Việt Nam để tổng hợp và phản ánh kết quả thu phí.

b) Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương in và phát hành vé lượt, vé tháng, vé quý để thu phí đối với các trạm thu phí đường bộ đóng tại địa phương (quốc lộ, đường địa phương, đường BOT, các đường bộ khác), nhận vé tuyến Quốc lộ 5 và vé phí quốc lộ lượt do Tổng cục Thuế in để cung cấp cho các trạm thu phí bán cho các đối tượng sử dụng.

Định kỳ hàng năm, quý hoặc đột xuất, Cục Thuế phải tổng hợp báo cáo nhu cầu từng loại vé do các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí gửi đến, đối chiếu với lượng vé tồn kho còn có thể tiếp tục sử dụng (nếu có), xác định số lượng chủng loại vé cần phải in trong kỳ phù hợp để thực hiện in đầy đủ, kịp thời, vừa bảo đảm nhu cầu sử dụng, không để tình trạng thiếu vé và vừa Tiết kiệm chi phí. Đối với loại vé thuộc trách nhiệm của Tổng cục Thuế in, phát hành thì Cục Thuế phải tổng hợp báo cáo dự trù lượng vé cần thiết đề nghị Tổng cục in phù hợp với thực tế.

c) Các đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí phải thực hiện:

- Hàng năm, trước ngày 15 của tháng đầu quý cuối năm trước hoặc đột xuất (do thiếu vé hoặc thay đổi nhu cầu...) phải lập dự trù số lượng vé (chi Tiết từng loại vé) cần sử dụng năm sau hoặc kỳ tới (trường hợp đột xuất) và gửi báo cáo Công ty quản lý đường bộ cấp trên (đối với trạm thu phí), Cục Thuế tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý để kịp thời in vé bảo đảm nhu cầu sử dụng trong kỳ.

- Nhận các loại vé tại Cục Thuế địa phương để bán cho các đối tượng sử dụng theo quy định (trừ loại vé "Phí đường bộ toàn quốc").

- Thường xuyên theo dõi ý kiến phản ảnh của các đơn vị về nhu cầu sử dụng từng loại vé, nội dung chỉ tiêu quy định trên vé, nếu chưa phù hợp thì báo cáo kịp thời với cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan Thuế trực tiếp quản lý để Điều chỉnh phù hợp.

3.3. Quản lý, sử dụng vé:

a) Vé "Phí đường bộ" đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn Nhà nước vay thu phí hoàn vốn quy định tại Mục I, Mục II phần II Thông tư này được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý biên lai thu tiền phí, lệ phí của Bộ Tài chính quy định. Tổ chức, cá nhân có vé "Phí đường bộ" (trừ vé "phí đường bộ toàn quốc") được hạch toán số tiền phí đường bộ (in trên vé) vào chi phí kinh doanh (đối với đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ) hoặc vào chi phí hành chính sự nghiệp.

b) Vé "Cước đường bộ" đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh quy định tại Mục III, Mục IV phần II Thông tư này được quản lý, sử dụng theo chế độ quản lý hoá đơn chứng từ của Bộ Tài chính quy định. Tổ chức, cá nhân có vé "Cước đường bộ" được hạch toán vào chi phí kinh doanh hoặc chi phí hành chính sự nghiệp như đối với vé "Phí đường bộ" nêu trên. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hạch toán vào chi phí kinh doanh phần phí đường bộ phải nộp chưa có thuế giá trị gia tăng và được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được hạch toán vào chi phí kinh doanh toàn bộ số tiền phí đường bộ phải nộp bao gồm cả tiền thuế giá trị gia tăng.

c) Các trạm thu phí đường bộ thực hiện:

- Thanh toán vé và số tiền phí thu được theo từng ca, kíp trong ngày, phân định chế độ trách nhiệm cá nhân của từng ca kíp theo nguyên tắc người làm mất vé phải bồi thường tiền phí theo mức thu phí đường bộ tương ứng ghi trên từng loại vé, người kiểm soát vé cho xe không có vé hoặc vé không đúng quy định qua trạm thu phí thì phải bồi thường tiền phí theo quy định; Ngoài ra còn bị phạt tương ứng với mức độ và hành vi vi phạm.

- Định kỳ hàng tháng, quý, năm phải thực hiện đối chiếu, quyết toán vé, kèm theo quyết toán số thu, số nộp ngân sách với cơ quan Thuế trực tiếp quản lý.

3.4. Thanh huỷ vé thu phí đường bộ:

a) Vé thu phí đường bộ đã bán cho các đối tượng sử dụng, phần lưu tại cửa soát vé được thanh huỷ theo ca kíp hàng ngày sau khi đối chiếu với máy đếm xe hoặc bộ phận bán vé, ký biên bản giữa bộ phận bán vé, bộ phận kiểm soát vé và thủ trưởng trạm thu phí.

b) Cuống vé lượt lưu tại đơn vị được giao nhiệm vụ tổ chức thu phí được thanh huỷ sau 3 tháng kể từ tháng bán cho người sử dụng.

c) Cuống vé tháng được thanh huỷ sau 6 tháng kể từ tháng sử dụng.

d) Cuống vé quý được thanh huỷ sau 1 năm kể từ năm phát hành ghi trên vé.

Việc thanh huỷ cuống các loại vé nêu tại Tiết b, c, d nêu trên phải được Giám đốc Công ty quản lý đường bộ thu phí ra quyết định thanh huỷ và khi thanh huỷ phải lập biên bản, có sự tham gia của cơ quan Thuế trực tiếp quản lý theo đúng thủ tục quy định về thanh huỷ biên lai ấn chỉ thuế.

Riêng phần vé lưu tại cửa soát vé thanh huỷ theo ca kíp hàng ngày sau khi đã đối chiếu với bộ phận bán vé (có ký biên bản giữa 2 bộ phận), Thủ trưởng trạm thu phí quyết định thanh huỷ và chịu trách nhiệm về việc thanh huỷ đó.

4. Đối với phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ của Bộ Quốc phòng, lực lượng công an:

Các phương tiện của Bộ Quốc phòng mang biển số màu đỏ thuộc diện chịu phí đường bộ và một số lượng phương tiện giao thông của các lực lượng công an khi thực hiện các nhiệm vụ nghiệp vụ khẩn cấp, đặc biệt thực hiện nộp phí đường bộ theo quy định sau đây:

a) Định kỳ hàng năm, đồng thời với việc lập dự toán ngân sách, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an lập dự trù số lượng, chủng loại vé cần sử dụng và số kinh phí mua vé cho năm kế hoạch gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế và Vụ I).

b) Tổng cục Thuế thực hiện in và phát hành loại vé phí đường bộ toàn quốc áp dụng riêng đối với xe quốc phòng, công an.

c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện mua vé "phí đường bộ toàn quốc" tại Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) theo thủ tục như sau:

- Đến kỳ mua vé, người mua vé mang giấy giới thiệu của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ghi rõ: họ tên, chức vụ của người mua vé; số lượng, chủng loại vé cần mua, kèm theo chứng minh thư đến Tổng cục Thuế để mua vé.

- Tổng cục Thuế thực hiện cung cấp cho người mua vé số lượng, chủng loại vé "phí đường bộ toàn quốc" theo yêu cầu. Trên cơ sở số vé đã cấp, tính toán số phí đường bộ phải nộp và có văn bản thông báo với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về số tiền phí phải nộp, thời hạn nộp tiền, địa Điểm nộp tiền vào ngân sách nhà nước. Thông báo phải được Thủ trưởng Tổng cục Thuế ký tên, đóng dấu và người nhận vé xác nhận đã nhận đủ vé, ký tên, ghi rõ họ tên. Văn bản thông báo nộp phí đường bộ phải lập thành 5 liên: 1 liên gửi Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an, 1 liên gửi Kho bạc nhà nước trung ương, 1 liên gửi Vụ I - Bộ Tài chính, 2 liên lưu tại Tổng cục Thuế.

- Căn cứ vào văn bản thông báo nộp phí của Tổng Cục Thuế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định. Sau khi nhận được giấy nộp tiền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Kho bạc nhà nước trung ương làm thủ tục thu tiền và thực hiện hạch toán như sau:

+ Trích 20% vào tài Khoản của Cục Đường bộ Việt Nam, trong đó 15% (bằng 75% tổng số tiền được trích) để trích thưởng cho người phát hiện ra vé giả (việc thưởng cho người phát hiện ra vé giả thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Tài chính). Cuối năm nếu chưa sử dụng hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng và hàng năm phải quyết toán với Bộ Tài chính. Trường hợp trong 3 năm liên tục không sử dụng hết thì phải chuyển số còn thừa sang quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí; 5% (bằng 25% tổng số tiền được trích) đưa vào Quỹ đầu tư hiện đại hoá công nghệ thu phí;

+ 80% còn lại hạch toán vào ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc nhà nước trung ương theo chương, loại, Khoản tương ứng, Mục 036, tiểu Mục 01 Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

- Kho bạc nhà nước trung ương, sau khi nhận được chứng từ giấy nộp tiền và số tiền phí của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã nộp vào ngân sách nhà nước, thực hiện xác nhận "đã thu tiền phí đường bộ" vào chứng từ nộp tiền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và làm giấy báo có cho ngân sách nhà nước theo thủ tục quy định.

Giấy nộp tiền phí đường bộ có xác nhận "đã thu tiền phí đường bộ" của Kho bạc nhà nước trung ương là chứng từ thanh toán kinh phí ngân sách quốc phòng, công an.

- Định kỳ, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện đối chiếu với Tổng cục Thuế về số tiền phí đường bộ phải nộp, số tiền phí đường bộ đã nộp ngân sách nhà nước và số tiền phí đường bộ còn phải nộp hoặc đã nộp thừa để thanh toán theo thực tế.

d) Nguồn kinh phí nộp phí đường bộ đối với phương tiện giao thông phục vụ nhiệm vụ chỉ huy, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an do ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

Tổ chức, cá nhân thu phí đường bộ (dưới đây gọi chung là đơn vị thu phí đường bộ) có trách nhiệm:

1. Thực hiện thông báo công khai (kể cả niêm yết tại nơi bán vé) về đối tượng thuộc diện trả tiền phí, đối tượng được miễn phí, mức thu và thủ tục thu, nộp phí.

2. Tổ chức các Điểm bán vé thuận tiện theo quy định:

a) Tổ chức các Điểm bán vé tại trạm thu phí thuận tiện cho người Điều khiển phương tiện giao thông và tránh ùn tắc giao thông. Ngoài ra, các đơn vị thu phí cần triển khai mở rộng mạng lưới và hình thức bán vé, vừa thuận tiện cho người mua vé, vừa bảo đảm sự quản lý chặt chẽ, tránh thất thoát tiền phí.

b) Bán kịp thời, đầy đủ các loại vé theo yêu cầu của người mua, không hạn chế đối tượng và số lượng vé bán ra. Đối với vé lượt bán theo mệnh giá vé tương ứng với tải trọng phương tiện tham gia giao thông, không phải ghi cụ thể biển số phương tiện và thời hạn sử dụng. Đối với vé tháng, vé quý bán theo thủ tục quy định như sau:

- Tổ chức, cá nhân mua vé phải xuất trình cho người bán vé giấy chứng nhận đăng ký phương tiện tham gia giao thông để mua vé theo mức thu tương ứng với loại phương tiện và tải trọng thiết kế của phương tiện sử dụng.

- Người bán vé phải ghi đầy đủ vào vé: biển số đăng ký, thời hạn sử dụng vé.

c) Tổ chức, cá nhân mua vé thu phí đường bộ, căn cứ vào Điều kiện thực tế của mình để lựa chọn phương thức thanh toán: bằng tiền mặt, séc, chuyển Khoản hoặc uỷ nhiệm chi trích tiền từ tài Khoản chuyển sang tài Khoản của đơn vị thu phí đường bộ.

- Vé đã bán ra (bao gồm vé trạm, vé tuyến Quốc lộ 5, vé quốc lộ lượt và vé "phí đường bộ toàn quốc") không được đổi hoặc trả lại, kể cả trường hợp vé quá hạn, vé hư hỏng hoặc mất từ tính không còn giá trị qua cửa soát vé.

- Vé thu phí đường bộ vừa là chứng từ kiểm soát khi phương tiện đi qua trạm thu phí, vừa là chứng từ thanh toán (trừ vé "Phí đường bộ toàn quốc").

3. Tổ chức kiểm soát chặt chẽ các phương tiện qua trạm thu phí theo quy định:

a) Thực hiện kiểm soát các phương tiện qua trạm thu phí thường xuyên 24/24 giờ trong ngày và xử lý:

- Đối với phương tiện thuộc diện phải trả phí đường bộ thì người Điều khiển phương tiện phải xuất trình vé theo đúng quy định. Trường hợp không xuất trình vé đúng quy định hoặc sử dụng vé giả thì không được thông qua trạm thu phí, ngoài ra còn phải bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Người kiểm soát vé phát hiện hành vi gian lận vé (không có vé, vé giả hoặc vé không tương ứng với tải trọng, chủng loại phương tiện...) thì phải chuyển đối tượng sang bộ phận có thẩm quyền xử lý, tránh chậm trễ gây ùn tắc giao thông.

- Đối với các phương tiện thuộc diện được miễn phí đường bộ quy định tại Điểm 4, Mục II phần I Thông tư này, mỗi lần qua trạm thu phí, người kiểm soát vé căn cứ vào đặc Điểm nhận dạng của từng xe tương ứng (xe chuyên dùng quốc phòng, xe cứu hoả, cứu thương, xe có đoàn xe hộ tống, xe đang chở người bị tai nạn...) để giải quyết cụ thể, đúng đối tượng, tránh tiêu cực, lợi dụng hoặc gây khó khăn cho người Điều khiển phương tiện.

b) Thực hiện kiểm tra đột xuất các phương tiện sử dụng vé để phát hiện vé giả, vé gian lận và xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc kiểm tra phải bảo đảm đúng pháp luật, tránh gây hậu quả xấu đối với những người chấp hành đúng pháp luật và gây ách tắc giao thông.

c) Nghiêm cấm mọi trường hợp nhận tiền phí đường bộ của người sử dụng phương tiện mà không giao vé hoặc giải quyết cho phương tiện giao thông thuộc diện phải chịu phí không có vé đi qua trạm, thông đồng trốn phí, biển thủ tiền phí, làm thất thoát tiền phí đường bộ.

4. Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với những đối tượng có hành vi gian lận phí đường bộ theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật về nộp phí và sử dụng vé thu phí đường bộ theo quy định của pháp luật.

5. Trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày trước ngày bắt đầu thu phí, đơn vị thu phí phải đăng ký việc thu phí đường bộ với Cục Thuế địa phương nơi đặt trạm thu phí về địa Điểm đặt trạm thu phí, loại vé và số lượng vé thu phí cần sử dụng.

Định kỳ hàng tháng phải kê khai số tiền phí đường bộ thu được, số phải nộp ngân sách nhà nước (tiền phí hoặc tiền thuế) và nộp tờ khai cho Cục Thuế trực tiếp quản lý trong 5 ngày đầu của tháng tiếp theo. Việc kê khai phải thực hiện đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu kê khai theo đúng quy định của pháp luật.

6. Thực hiện nộp số tiền phí đường bộ (đối với đường bộ đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước) hoặc các Khoản thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước (đối với đường bộ đầu tư để kinh doanh) theo thời hạn của pháp luật quy định.

7. Thực hiện chế độ kế toán và quyết toán phí đường bộ theo quy định:

- Mở sổ kế toán để theo dõi số thu, nộp và quản lý sử dụng tiền phí đường bộ theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước.

- Quản lý, sử dụng vé thu phí đường bộ và các chứng từ liên quan theo đúng chế độ quản lý hoá đơn, chứng từ của Bộ Tài chính quy định.

- Thực hiện quyết toán phí đường bộ theo năm dương lịch. Thời hạn đơn vị thu phí đường bộ phải nộp quyết toán cho cơ quan Thuế chậm nhất không quá 60 ngày, kể từ ngày 31 tháng 12 của năm quyết toán phí. Quyết toán phí phải phản ảnh đầy đủ toàn bộ số tiền phí đã thu, số tiền phí hoặc thuế phải nộp, số tiền đã nộp ngân sách, số được trích để lại chi phí, số còn phải nộp ngân sách nhà nước hoặc nộp thừa tính đến thời Điểm quyết toán phí.

Đơn vị thu phí đường bộ có trách nhiệm nộp đủ số tiền phí hoặc tiền thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước sau 10 ngày kể từ ngày nộp báo cáo quyết toán phí, nếu nộp thừa được trừ vào số phải nộp kỳ tiếp sau và phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của số liệu quyết toán phí, nếu đơn vị báo cáo sai để trốn nộp, gian lận tiền của ngân sách nhà nước sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Cung cấp đầy đủ tài liệu, sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán liên quan đến việc quản lý phí, thuế theo yêu cầu của cơ quan Thuế.

III. TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN THUẾ

Cơ quan Thuế có trách nhiệm:

1. Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thu phí đường bộ thực hiện việc kê khai, thu, nộp, mở sổ sách, chứng từ kế toán và quyết toán phí đường bộ theo đúng pháp luật về phí, lệ phí và quy định cụ thể tại Thông tư này.

2. Tổng cục Thuế phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở Giao thông Vận tải và các đơn vị thu phí trên địa bàn để nghiên cứu, thiết kế mẫu chứng từ và các ấn chỉ phục vụ việc thu phí; tổ chức in, phát hành, quản lý chứng từ thu phí theo đúng chế độ quản lý ấn chỉ của Bộ Tài chính quy định, bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ các loại chứng từ thu phí đường bộ cho các đơn vị thu phí để bán cho đối tượng sử dụng theo yêu cầu. Ngoài ra, Tổng cục Thuế còn có trách nhiệm bán vé "phí đường bộ toàn quốc" áp dụng đối với các phương tiện cơ giới đường bộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, mở sổ theo dõi, đôn đôn đốc việc nộp tiền phí đường bộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an vào ngân sách nhà nước theo quy định.

3. Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, thu, nộp và quyết toán phí đường bộ; xử lý vi phạm hành chính về thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp phí vào ngân sách nhà nước, chế độ mở sổ kế toán, quản lý sử dụng và lưu giữ chứng từ thu phí đường bộ.

Phần IV
Xử Lý VI PHạM

1. Người Điều khiển phương tiện giao thông đi qua trạm thu phí đường bộ, nếu có hành vi gian lận tiền phí (không mua vé, sử dụng vé giả, vé gian lận hoặc thoả thuận gian lận tiền phí...) thì ngoài việc phải trả đủ số tiền phí theo mức thu quy định tại Thông tư này, còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Việc xử lý vi phạm phải theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Mọi trường hợp thu tiền phạt đều phải cấp biên lai thu tiền phạt, ghi đúng số tiền đã thu (loại biên lai do Bộ Tài chính phát hành) cho người nộp tiền phạt.

2. Đơn vị, cá nhân thu phí đường bộ vi phạm chế độ thu, nộp tiền phí, tiền phạt; chế độ kê khai phí, nộp tiền phí vào ngân sách nhà nước; chế độ kế toán và quyết toán phí thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các quy định của pháp luật có liên quan.

Phần 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Thông tư này thay thế: Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ; Thông tư số 01/2003/TT-BTC ngày 07/01/2003 của Bộ Tài chính sửa đổi mức thu phí sử dụng đường bộ đối với xe quân sự của Bộ Quốc phòng; Thông tư số 12/2003/TT-BTC ngày 18/02/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 109/2002/TT-BTC ngày 06/12/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí sử dụng đường bộ; Thông tư số 52/2003/TT-BTC ngày 30/5/2003 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư 109/2002/TT-BTC về phí sử dụng đường bộ; Công văn số 4269 TC/TCT ngày 28/4/2003 của Bộ Tài chính về việc phát hành vé thu phí đường bộ.

Các quy định trước đây của Bộ Tài chính về phí sử dụng đường bộ trái với quy định tại Thông tư này đều hết hiệu lực thi hành.

2. Căn cứ vào mức thu quy định tại Thông tư này, Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo thẩm quyền của mình thông báo, chỉ đạo các đơn vị tổ chức thu phí đường bộ trực thuộc thực hiện thu phí đường bộ theo đúng quy định tại Thông tư này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân phản ảnh kịp thời về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn bổ sung.

MỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ ĐẦU TƯ BẰNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính)

TT

PHƯƠNG TIỆN CHỊU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

Mệnh giá

Vé lượt

(đ/vé/lượt)

Vé tháng (đ/vé/tháng)

Vé quý

(đ/vé/quý)

1

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự

1.000

10.000

 

2

Xe lam, xe bông sen, xe công nông, máy kéo

4.000

120.000

300.000

3

Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại buýt vận tải khách công cộng

10.000

300.000

800.000

4

Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

15.000

450.000

1.200.000

5

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

22.000

660.000

1.800.000

6

Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 và xe chở hàng bằng Container 20 fit

40.000

1.200.000

3.200.000

7

Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở hàng bằng Container 40 fit

80.000

2.400.000

6.500.000

Ghi chú:

- Tải trọng của từng loại phương tiện áp dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế.

- Đối với việc áp dụng mức thu phí đối với xe chở hàng bằng Container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng, kể cả trường hợp chở hàng bằng Container có tải trọng ít hơn tải trọng thiết kế vẫn áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế.

MỨC THU PHÍ TUYẾN QUỐC LỘ 5
(Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính)

TT

PHƯƠNG TIỆN
CHỊU PHÍ ĐƯỜNG BỘ

MỆNH GIÁ VÉ
TUYẾN QUỐC LỘ 5

Tháng

(đồng/vé/tháng)

Quý (đồng/vé/quý)

1

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự

20.000

 

2

Xe lam, xe bông sen, xe công nông, máy kéo

240.000

600.000

3

Xe dưới 12 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng dưới 2 tấn; Các loại xe buýt vận tải khách công cộng

600.000

1.600.000

4

Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; Xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

900.000

2.400.000

5

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

1.320.000

3.600.000

6

Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; Xe chở hàng bằng container 20fit

2.400.000

6.400.000

7

Xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên; Xe chở hàng bằng Container 40 fit

4.800.000

13.000.000

Ghi chú:

- Tải trọng của từng loại phuơng tiện áp dụng mệnh giá trên là tải trọng theo thiết kế.

- Đối với việc áp dụng mức thu phí đối với xe chở hàng bằng Container (bao gồm cả đầu kéo moóc chuyên dùng): áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế của xe, không phân biệt có chở hàng hay không chở hàng, kể cả trường hợp chở hàng bằng Container có tải trọng ít hơn tải trọng thiết kế vẫn áp dụng mức thu theo tải trọng thiết kế.

MỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ TOÀN QUỐC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI XE CỦA BỘ QUỐC PHÒNG MANG BIỂN SỐ NỀN MÀU ĐỎ, CHỮ VÀ SỐ MÀU TRẮNG DẬP CHÌM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính)

TT

LOẠI PHƯƠNG TIỆN

MỆNH GIÁ VÉ NĂM

(ĐỒNG/VÉ/NĂM)

1

Xe ô tô con quân sự

 

 

- Mức 1:

2.000.000

 

- Mức 2:

1.000.000

2

Xe ô tô vận tải quân sự

 

 

- Mức 1:

3.000.000

 

- Mức 2

1.500.000

MỨC THU PHÍ ĐƯỜNG BỘ TOÀN QUỐC ÁP DỤNG ĐỐI VỚI XE CỦA LỰC LƯỢNG CÔNG AN
(Ban hành kèm theo Thông tư số: 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 của Bộ Tài chính)

TT

LOẠI PHƯƠNG TIỆN

MỆNH GIÁ VÉ NĂM

(ĐỒNG/VÉ/NĂM)

1

Xe dưới 7 chỗ ngồi

1.000.000

1.500.000

2.000.000

3.000.000

200.000

2

Xe ôtô từ 7 chỗ ngồi trở lên

3

Xe ôtô chuyên dùng, gồm: xe khám nghiệm hiện trường, xe thông tin, xe liên lạc di động chuyên dùng

4

Xe vận tải

5

Xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh

 

 

Trương Chí Trung

(Đã ký)

 

THE MINISTRY OF FINANCE
----------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------------

No. 90/2004/TT-BTC

Hanoi, September 7, 2004

 

CIRCULAR

GUIDING THE REGIME OF ROAD TOLL COLLECTION, PAYMENT, MANAGEMENT AND USE

Pursuant to Ordinance No. 38/2001/PL-UBTVQH10 of August 28, 2001 on Charges and Fees and the Government’s Decree No. 57/2002/ND-CP of June 3, 2002 detailing the implementation of the Ordinance on Charges and Fees;
Pursuant to the Government’s Decree No. 77/2003/ND-CP of July 1, 2003 defining the functions, obligations and competence and organizational structure of the Finance Ministry;
The Finance Ministry hereby guides the regime of road toll collection, payment, management and use as follows:

Part I

GENERAL PROVISIONS

I. INTERPRETATION OF TERMS AND PHRASES

In this Circular, the terms and phrases below shall be construed as follows:

1. Roads shall include land roads, land road bridges and land road tunnels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Road toll booths shall each comprise the control house, the ticket-selling house, the toll gates, toll collection control equipment, the electric lighting system and other support facilities in service of toll collection.

4. Land road motorized vehicles shall include automobiles (including lambrettas, rudimentary trucks), tractors, two-wheelers, three-wheelers, mopeds and the like, including motorized vehicles for the

5. Specialized vehicular machinery shall include construction vehicular machines, vehicular agricultural or forestry machines, which participate in land road traffic.

II. CONDITIONS FOR APPLICATION OF ROAD TOLL COLLECTION

Roads prescribed for toll collection and toll-collecting organizations must satisfy the following conditions:

1. The construction, repair or upgrading thereof has been completed under projects approved by competent authorities, ensuring that the traffic service quality is better than before toll collection.

2. They belong to road toll collection network planning decided by competent agencies after the Finance Minister gives his/her opinions, specifically:

- For national highways, they must be included in the national highway toll collection network planning and the setting up of toll been decided by the Transport Minister;

- For local roads, they must be included in the local road toll collection network plannings decided by provincial-level People’s Councils. Documents promulgating the local road toll collection network plannings and decisions on setting up of toll booths of provincial-level People’s Committees must be concurrently sent to the Finance Ministry and the Transport Ministry within 15 days after the promulgation thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Completion of support facilities in service of toll collection, such as toll booths (ticket-selling locations, ticket control location

4. The Finance Ministry has issued decisions specifying toll rates for national highways or the provincial-level People’s Councils have issued resolutions or decisions specifying the toll rates for local roads, suitable to the grades of roads expected for toll collection.

III. SUBJECTS OF APPLICATION

1. Objects liable to road tolls shall be land road motorized vehicles and specialized vehicular machines participating in road traffic (hereinafter referred collectively to as means participating in road traffic).

2. Organizations and individuals (Vietnamese and foreign) having means participating in traffic on toll roads must pay charges for using the roads (hereinafter referred collectively to as road toll) provided for in this Circular.

3. Persons (Vietnamese and foreign) who directly operate means participating in traffic on toll roads must pay road tolls in form of tickets (specified by the Finance Ministry) for each travel on such roads at toll booths according to regulations (except for the cases defined at Point 4 of this section).

4. Road tolls shall be exempt for the following cases:

a) Ambulances, including automobiles of other types carrying accident victims to emergency places.

b) Fire engines.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) Dike patrol cars, vehicles performing urgent tasks against storms and floods.

e) Specialized vehicles in service of defense, security, including tanks, armored vehicles, artillery haulers, troop-carrying vehicles on

Besides, specialized vehicles in service of defense shall also include land motorized vehicles bearing the number plates: red background, white stamped letters and figures (hereinafter referred to as red number plates, which are mounted with specialized defense equipment (other than trucks) such as vehicular facilities, lifts, sterns, eclectric generators... Particularly troop-carrying vehicles being on march shall be understood as cars of 12 seats or more, trucks with roofs and benches in trunks, which bear red number plates (regardless of whether they carry troops or not).

Specialized vehicles in service of security (hereinafter referred collectively to as motorbikes, automobiles) of police forces (of the Ministry of Public Security, provincial/municipal Police Departments; district-level Police Sections, etc.), including:

- Traffic police patrol and control motorbikes, cars with the following characteristics: The roofs are fixed with rotating light and the two sides of the motorbikes or cars are printed with “CANH SAT GIAO THONG” (TRAFFIC POLICE).

- Motorbikes, automobiles of Police 113 force, with the line “CANH SAT 113” (POLICE 113) printed on their both sides.

- Motorbikes, automobiles of the mobile police force with the line “CANH SAT CO DONG” (MOBILE POLICE) printed on their both sides.

- Police motorbikes and automobiles performing public duties shall use one of the priority signals specified by law in case of performing urgent tasks.

- Trucks with roofs and installed with benches in trunks for carrying policemen for performance of tasks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Other land motorized vehicles (other than the above- mentioned specialized vehicles in service of defense and security) shall all be liable to road toll and have to pay tolls according to the provisions of Point 4, Section I, Part III of this Circular.

g) Funeral procession convoy.

h) Convoys with escort motorcades.

5. For toll booths where traffic congestion has not yet been settled, road tolls shall temporarily not be collected from two-wheelers, three-wheelers, mopeds, tripeds (hereinafter referred collectively to as motorbikes).

Based on the traffic situation at each toll booth, units tasked to organize toll collection shall have to report to the Transport Ministry and the Finance Ministry (for national highways) or the provincial-level People’s Councils (for local roads) on the situation of traffic congestion in the localities, make specific proposals on temporary non-collection of road tolls for motorbikes at such locations.

On the basis of the proposals of the units tasked to organize toll collection, the opinions of the Transport Ministry and actual investigations as well as surveys, the Finance Ministry shall consider and decide on temporary non-collection of national highway tolls and the provincial-level People’s Councils shall consider and decide on temporary non-collection of local road tolls from motorbikes at each toll booth. Pending the decisions of competent agencies, the toll booths shall still have to collect tolls from motorbikes according to regulations.

Part II

COLLECTION LEVEL AND TOLL MANAGEMENT AND USE APPLICABLE TO EACH KIND OF ROAD

I. ROADS INVESTED WITH STATE BUDGET CAPITAL

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Roads invested with state budget capital (central budget and local budgets).

b) Roads invested with capital originating from the state budget, such as charges left for units, non-refundable aids, financial supports contributed by organizations and individuals,...

c) Roads invested with loan capital and the debts will be repaid by the state budget, regardless of whether the state budget fully repays the debts (including both the principals and interests) or only the principals while the interests are paid with toll money (including capital borrowed by the state budget and capital borrowed by investors).

d) Other roads managed by the State, such as roads invested for business purpose, which shall be transferred to the State for management after the end of commercial operation period; roads invested in form of BT (the State repays capital for investing organizations or individuals and investing organizations or individuals shall transfer the roads to the State for management); roads built in form of exchange of land for works (the State assigns land and organizations or individuals shall transfer road works), etc.

2. The toll rates for roads invested with state budget capital shall uniformly apply to all booths according to the toll rate table promulgated together with this Circular.

3. In the course of implementation, the Transport Ministry and the provincial/municipal People’s Committees should study, arrange and reduce improper toll booths, then proceed to ensure that the minimum distance between two toll booths on successive roads must be 70 km or longer.

For road sections where toll collection begins (as from the date this Circular takes effect), apart from the conditions specified in Section II, Part I of this Circular, the minimum distance between two toll booths on the same road must be 70 km.

For specific cases where road sections fail to ensure the minimum distance of 70 km between two toll booths, the Transport Ministry or the provincial-level People’s Councils shall send documents to the Finance Ministry, clearly stating the reasons for the proposals on toll collection, enclosed with toll collection schemes (including investment mode, time limit for construction, completion and transfer, time limit for putting the works to use, the road length and quality, the construction of toll booths and conditions to ensure the organization of toll collection, the time expected to begin the toll collection, the expected traffic flow, the projected toll rates and grounds for determination of toll rates, estimated toll revenues and toll collection efficiency) for the Finance Ministry to consider and decide.

4. Units organizing the collection of toll on roads invested with the state budget capital must open road toll accounts at the State Treasuries of their respective transactions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.1. Road toll-collecting units shall be entitled to deduct part of the collected toll amounts in percentages before remitting them into the state budget, concretely:

a) The local road toll- collecting units may deduct toll in percentages to be decided by provincial-level People’s Committee presidents.

b) The national highway toll-collecting units may deduct 20% of the total collected toll amounts.

Of the deducted 20%, 5% (equal to 25% of the total deducted amount) shall be used for formation of investment capital for modernization of toll-collecting technology, which must be remitted by the toll-collecting units to Vietnam Road Administration for focal and concentrated investment under approved projects and the remaining 15% (equal to 75% of the total deducted amount) shall be used to cover expenses for toll collection according to estimates approved by competent authorities, specified in the following corresponding Items b.1, b.2, b.3: 

- Salaries, wages, salary allowances, salary-based contributions (social insurance, medical insurance, trade union fund);

- Management expenses: for working trips, conferences, communications and information, public services (lighting electricity, office water for toll booths), office supplies, meetings,...

- Expenses for mid-shift meals for laborers with the maximum spending level per head not exceeding the minimum salary level set by the State;

- Expenses for labor protection or working uniforms according to the prescribed regimes (if any);

- Expenses for regular repairs of houses, office equipment, toll booths;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Expenses for tickets, prints in service of toll collection;

- Expenses for purchase of spare parts, equipment of small value and other labor tools in direct service of toll collection;

- Indirect expenses of enterprises in service of toll collection (for state enterprises tasked to collect tolls);

- Other expenses (if any).

b3. Expenses for investment in modernization of toll-collecting technology: procurement and installation of toll-collecting equipment (automatic, semi-automatic equipment), procurement of vehicle-counting equipment according to estimates approved by competent authorities. The investment in procurement of equipment for modernization of toll-collecting technology shall be opened to bidding under the current regulations of the State.

Particularly irregular expenditures and peculiar spendings under separate regulations of designers, such as expense for overhaul of control houses, toll booths, expenses for maintenance of road bridges, lighting systems on bridges (for road sections with bridges), expenses for protection of bridges, purchase of money- transportation vans and overhaul thereof shall be covered by state budget funding sources according to approved annual estimates (the central budget for national highways, local budgets for local roads).

4.2. For roads invested with loan capital, with principal debts repaid by the state budget and loan interests paid by toll money, apart from the amounts deducted in percentages specified in Item 4.1 above, the toll-collecting units may also retain other amounts according to the actual expenses for loan interest payment under loan contracts.

 All the expenses specified in Items 4.1 and 4.2 of this Point must not be reflected into the state budget, but must be balanced in the annual financial estimates of toll-collecting units, which are approved by competent agencies. They must be used for the right purposes, in accordance with the right contents, be evidenced with lawful vouchers and settled annually.

The toll-collecting units shall base on the deducted amounts to make spendings in service of the toll collection (15%) and the spendings according to approved estimates (annual estimate divided for each month, each quarter); if the deducted amount in service of toll collection is greater than the spending amount, the difference must be paid into the account of Vietnam Road Administration for it to regulate for attached units having not enough sources to ensure the minimum salary funds for toll-collecting officials and employees according to the prescribed regimes.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4.3. The total collected toll amount, after subtracting the temporarily deducted amounts specified at Points 4.1 and 4.2 above, shall be remitted into the state budget by the toll-collecting units according to the following regulations:

a) The toll-collecting units shall declare the toll amounts collected monthly and submit the declarations to the directly managing tax agencies within the first 5 days of the following month. The road toll declarations must clearly state the number and types of tickets already used and the collected toll amount, the deducted toll amount, the toll amount paid into the state budget in the preceding month, made according form No. 2 promulgated together with the Finance Ministry’s Circular No. 63/2002/TT-BTC of July 24, 2002 guiding the legislation on charges and fees.

Based on the declared amounts, the toll-collecting units shall carry out procedures for remittance into the state budget. The deadline for toll remittance into the state budget shall be no later than the 15th day of the following month (corresponding chapter, category and item, Section 036, sub-section 01 of the prescribed state budget contents (the centrally-managed road tolls shall be remitted into the central budget, locally-managed road tolls shall be remitted into the local budgets).

b) The directly managing tax agencies are tasked to check the declarations, compare each type of ticket already issued and used in order to determine accurately the toll amounts already collected, the amounts to be remitted into the state budget and notify the toll-collecting units to settle the toll amount to be monthly remitted into the state budget.

The toll-collecting units shall settle the amounts to be remitted monthly into the state budget according to notices of tax agencies; the overpaid amounts, if any, shall be deducted from the toll amounts to be remitted into the state budget in the following period; if they have underpaid, they must remit the outstanding toll amounts into the state budget within 10 days after the receipt of the tax agencies’ notices.

c) The finance bodies shall reallocate the total road toll amounts actually remitted into the state budget for arrangement of capital for management and maintenance of the road systems in accordance with the current provisions of the Law on State Budget and finance for road management and maintenance.

5. Road toll revenue-expenditure estimation:

Annually, units having toll booths shall base on the tolled objects, toll rates for each kind of means, the number of means participating in traffic in the plan year, the standard norms, the current financial expenditure regime to make road toll revenue-expenditure estimates under the Finance Ministry’s guidance on state budget decentralization, estimation, implementation and settlement. Concretely as follows:

a) For units having national highway toll booths:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Units (road public-utility enterprises or non-business units) under the provincial/municipal Transport Services, which are entrusted by the Transport Ministry to manage national highways with toll booths, shall make road toll revenue-expenditure estimates and send them to the provincial/municipal Transport Services for consideration and sum-up to be sent to Vietnam Road Administration.

- Vietnam Road Administration shall consider and sum up the toll revenue-expenditure estimates for sending them to the Transport Ministry. The Transport Ministry shall sum them up together with its annual budget estimate and send them to the Finance Ministry according to regulations.

b) For local road toll-collecting units:

Units (road public-utility enterprises or non-business units) with toll booths shall make toll revenue-expenditure estimates to be sent to the provincial/municipal Transport Services which shall sum them up together with their annual budget estimates and send them to local Finance Services according to regulations.

c) The road toll revenue-expenditure estimates made by units shall include:

- Revenue estimate, including revenue amount to be remitted into the state budget and the revenue amount to be retained according to regulations.

- Expenditure estimate made according to assigned percentages, ensuring the compatibility with spending contents specified at Point 4.1, Section I of this Part.

The toll revenue-expenditure estimates shall be made by units for every toll booth, with explanation of the bases for detailed calculation according to revenue and expenditure contents.

6. Assignment of toll revenue-expenditure estimates:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- For units under road-managing regions: Based on the road toll revenue-expenditure estimates assigned by competent authorities, the road-managing regions’ toll revenue- expenditure estimates detailed to every toll booth, the standard norms and the current financial expenditure regimes, Vietnam Road Administration shall assign the revenue estimates and expenditure percentages on the total collected amounts to road-managing regions, detailed to each toll booth; the road-managing regions shall assign revenue estimates and regular expenditure percentages on the total collected amount to road-managing and- repairing companies, detailed to each toll booth.

- For units attached to the provincial/municipal Transport Services entrusted by the Transport Ministry to manage national highways with toll booths: Vietnam Road Administration shall assign road and bridge toll revenue estimates and regular expenditure percentages on the total collected amounts to provincial/municipal Transport Services, detailed to each toll booth. The provincial/municipal Transport Services shall assign estimates to units, detailed to each toll booth.

b) For local road toll- collecting units:

Based on road toll revenue-expenditure estimates assigned by competent authorities, the toll revenue-expenditure estimates made by units with toll booths, the standard norms and current financial expenditure regimes, the provincial/municipal Transport Services shall assign road toll revenue estimates and regular expenditure percentages on the total collected amounts to units, detailed to each toll booth.

The assignment of road toll revenue estimates and percentages left for regular expenditures on the total collected amounts by the Transport Ministry, Vietnam Road Administration and provincial/municipal Transport Services to their respective attached units with toll booths must ensure the principles: The revenue must not be lower and the regular expenditure percentage must not be higher than the level assigned by competent authorities, detailed according to revenue-expenditure contents in Item b.1. Item b.2, Point 4.1, Section I of this Part.

The road toll revenue estimates, the regular expenditure percentage on the total collected amounts, which are assigned to units (detailed to each toll booth) of Vietnam Road Administration and provincial/municipal Transport Services must be sent to finance bodies of the same level and tax agencies, the State Treasuries where units having toll booths register their transactions.

Based on the revenue estimates, regular expenditure percentage on the total collected amounts, units shall make quarterly revenue-expenditure estimates (divided to each month) and send them to the tax agencies, the State Treasuries where the units register their transactions, and concurrently to the superior managing agencies.

7. Observance of road toll revenue-expenditure estimates:

a) Based on expenditure estimates notified by competent authorities, the collected amounts actually remitted into the State Treasuries, the expenditure-approving orders of the unit heads and lawful vouchers, the State Treasuries shall control expenditures, allocate advances or make payments to units under the provisions of the Finance Ministry’s Circular No. 79/2003/TT-BTC of August 13, 2003 guiding the regime of management, allocation and payment of state budget expenditures through the State Treasuries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Accounting and settlement of road toll revenues and expenditures:

a) Toll-collecting units must account and settle toll revenues and expenditures strictly according to current accounting and statistical regimes. At quarter-end and year-end, the toll-collecting units must make reports on settlement of toll revenues and expenditures after completing the settlement with tax agencies of the collected toll amounts, the payable amounts and the amounts already remitted into the budget, the amounts retained and the amounts actually spent according to the provisions of this Circular.

b) The superior managing agencies of toll-collecting units shall have to examine and notify the consideration and approval of toll revenue-expenditure settlements of their attached units and send sum-up settlement reports to finance bodies of the same level for appraisal and notify the approval of settlements together with annual settlements of the managing agencies.

II. ROADS INVESTED BY THE STATE WITH LOAN CAPITAL AND SUBJECT TO TOLL COLLECTION FOR CAPITAL RECOVERY

1. Roads invested by the State with loan capital and subject to toll collection as mentioned in this section are roads whose investors (State management agencies in charge of land roads) are permitted by the State to borrow capital for investment, then to collect tolls for repayment of loan capital under investment projects approved by competent state bodies (excluding roads invested with loan capital for business purpose).

2. The toll rates applicable to roads invested by the State with loan capital and subject to toll collection for capital recovery shall comply with the toll rates applicable to roads invested with state budget capital specified at Point 2, Section I of this Part. In cases where the application of toll rates for roads invested with state budget capital fails to ensure the capital recovery under the approved investment projects, the investors must request in writing the competent agencies (the Finance Ministry for national highways; provincial-level People’s Councils for local roads) to decide on appropriate toll rates, which, however, shall not exceed twice the toll rates applicable to roads invested with state budget capital. The procedures and order for issuing decisions providing for the toll rates mentioned in this section shall be as follows:

a) Within 60 days before the date of starting the toll collection, investors must send to the Finance Ministry (for national highways) or the provincial-level People’s Councils (for local roads) the official letters requesting the latter to specify the toll rates, enclosed with the following dossiers:

- Road investment projects approved by competent authorities (clearly stating the road grade and the length of the toll sections, the toll rates approved under projects), the time limit for completion of construction and putting of the works to use.

- The toll collection scheme, covering: toll booths (automatic, semi-automatic, manual, conditions on lighting electricity...), the estimated collection amounts (if different from the collection amounts inscribed in the projects approved by competent agencies, the reasons therefor must be stated clearly), the projected revenue sources, toll collection efficiency and the time for capital recovery.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Toll-collecting units must open toll collection accounts at the State Treasuries of their respective transactions. The toll amounts collected daily must be deposited into the accounts opened at the State Treasuries and shall be used as follows:

a) Making deductions in percentage for toll-collecting units to cover expenses for toll collection and expenditures specified at Point 4.1, Section I of this Part (roads invested with state budget capital).

b) The remainder (the total collected toll amount minus the amount retained in percentage as provided for in Item a of this Point) shall, at the end of a month, be transferred into the accounts opened by investors or units entrusted to accept and repay debts on behalf of investors at the State Treasuries. When debts turn due, these units shall carry out procedures for payment to the lending units strictly according to the provisions of Joint Circular No. 90/2001/TTLT-BTC-BGTVT of November 9, 2001 of the Finance Ministry and the Transport Ministry guiding the management and settlement of state budget capital and road tolls for repayment of development investment credit loan capital of the State for traffic projects.

4. The entire toll amounts used for debt repayments stated at Item b, Point 3 of this Section must be recorded for mutual ceasing via the state budget according to the following procedures and order:

- Annually, once every six months (the first half and the second half of the year), the toll-collecting units must sum up toll revenue-expenditure settlements in the period, clearly stating the toll amounts collected, the toll amount used for each spending item with detail on the spending item of deductions payable to the investing agencies and send such settlement summary to the directly managing tax agencies.

- The tax agencies shall examine the toll revenue-expenditure settlement of each unit, determining the amount actually collected, the amount actually spent, including amounts deducted for creation of sources for repayment of loan capital, send documents together with revenue-expenditure settlements to the Finance Ministry (General Department of Taxation, for national highways) or the provincial/municipal Finance Services (for local roads). The General Department of Taxation shall examine, sum up and transfer them to the Administrative and Non-Business Department for submission to the Finance Ministry for consideration and decision on mutual ceasing for national highways; the provincial/municipal Finance Services shall decide on mutual ceasing for each locality (the mutual ceasing of the state budget must not be later than the time for adjustment of the preceding year’s settlement).

- Based on toll collection vouchers made in form of mutual ceasing, the General Department of Taxation shall announce the budget revenue amount at each national highway toll booth and the provincial/municipal Finance Services shall announce the budget revenue amount at each local toll booth to provincial/municipal Tax Departments for sum up of the state budget revenue amounts in the localities.

- Investors or units entrusted to accept and repay debts on behalf of investors shall have to strictly monitor the repayment of debts and capital amounts borrowed by the State for investment in upgrading roads with toll collection for capital recovery. For roads with loan capital fully recovery under the approved projects, there must be reports thereon to the Finance Ministry, the Transport Ministry (for national highways) or the provincial-level People’s Councils (for local roads) so that the latter stop the toll deduction for capital recovery and at the same time issue decisions on toll collection, remittance and use management according to the regimes prescribed for roads invested with state budget capital as mentioned above.

5. Units organizing the collection of tolls on roads invested by the State with loan capital and collection of tolls for capital recovery shall have to make estimates, observe the estimates and toll revenue-expenditure settlements according to regulations applicable to roads invested with the state budget capital mentioned at Points 5, 6, 7 and 8, Section I of this Part. Besides, they must also explain in detail the payable debts (principals and interests), amounts already repaid by the reporting year, amounts payable in the estimating year and payment source of the estimating year.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. ROADS INVESTED WITH JOINT- VENTURE CAPITAL

1. Roads invested with joint-venture capital mentioned in this Section shall include:

- Roads invested with capital of joint venture between state budget capital and other partners’ capital.

- Roads invested partially by the State (a bridge in the entire toll road section or a part of the entire toll road section) and the rest invested by other partners. In , the joint-venture parties must reach agreement on the assessment of the actual value of the road sections invested by each party in order to determine the capital amount contributed by each joint-venture party.

2. The toll rates for roads invested with joint-venture capital shall be considered road-using charge inclusive of value added tax (VAT) set by the Finance Ministry (for national highways) or provincial-level People’s Councils (for local roads) suitable to the road grades and the length of the toll road sections under the approved investment projects, which, however, shall not exceed twice the toll rates for roads invested with state budget capital. The toll rate-setting procedures and order shall comply with the provisions of Point 2, Section II of this Part.

3. Tolls collected from roads invested with joint-venture capital shall be used as follows:

3.1. Payment of value added tax and business income tax according to current regulations.

3.2. Payment of expenses for organization of toll collection.

3.3. Payment of expenses for management, maintenance and regular repair of toll road sections.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) The collected toll amount divided according to percentages of state budget capital contribution must be fully remitted into the state budget (if the investment capital comes from the central budget, such amount shall be remitted into the central budget; if the investment capital comes from local budgets, such amount shall be remitted into local budgets. In cases where the capital is contributed by both the central budget and the local budget, such amount shall be divided to each budget level according to its capital contribution percentage in the total capital amount contributed to a joint venture).

b) The collected toll amounts divided according to percentages of contributed capital of other joint-venture parties shall be accounted into their incomes which shall not be liable to business income tax.

4. For roads invested with joint-venture capital mentioned in this section, after the full recovery of capital and payment of relevant arising expenses as stipulated above (including permitted profits) under the approved investment projects, tolls must be collected, remitted and used according to the regime prescribed for roads invested with state budget capital as mentioned above.

IV. ROADS INVESTED FOR BUSINESS

1. The toll rates for roads invested for business (including BOT and other forms of business) are road-using charges inclusive of VAT for use of roads, which are set by the Finance Ministry (for national highways) or provincial-level People’s Councils (for local roads), suitable to the road grade and the length of the toll road sections under the approved investment projects and investors’ proposal, which, however, shall not exceed twice the toll rates for roads invested with state budget capital. The toll-setting procedures and order shall comply with the provisions of Point 2, Section II of this Part.

2. The road toll amounts invested for business are business revenues of units. Toll-collecting units shall have to declare and pay value added tax and business income tax, and account business results as provided for by law.

3. At the end of the business duration under contracts or decisions of competent state bodies, investors must transfer such roads to the State for management and the toll-collecting units must collect, remit, manage and use road tolls according to the regime prescribed for roads invested with state budget capital as mentioned above.

Part III

TOLL COLLECTION VOUCHERS AND RESPONSIBILITIES OF ROAD TOLL-COLLECTING ORGANIZATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The toll collection vouchers are referred collectively to as tickets. The toll tickets are provided differently:

a) The toll tickets for roads invested with the state budget capital and the State’s loan capital for upgrading, subject to toll collection for capital redemption (Section I, Section II, Part II of this Circular) are titled “Phi duong bo” (Road tolls). The road toll vouchers are receipt of tolls belonging to the state budget.

b) The toll tickets for roads invested for business (section III, section IV, Part II of this Circular), are titled “Cuoc duong

2. Types of toll ticket:

2.1. The toll tickets at each toll booth shall include single trip ticket, monthly ticket,

a) The booth toll tickets bear the following common characteristics:

- Booth toll tickets are used for collection of tolls from means participating in traffic through a toll booth where tickets are issued. The toll tickets issued for any toll booth shall be valid for use only at such toll booth (not valid at other toll booths).

- Tickets are printed according to set forms of the Finance Ministry (General Department of Taxation) with uniform sizes and common norms (excluding types of toll tickets at automatic and semi-automatic toll booths).

- Tickets are issued annually according to the calendar year. Single trip tickets shall be used continuously through years. The monthly tickets and quarterly tickets shall be valid only within the duration inscribed in the tickets. The sold tickets must not be changed or returned (including damaged tickets and expired tickets).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Single trip tickets, monthly tickets and quarterly tickets at each toll booth shall be widely sold to all subjects that have demands therefor. Organizations and individuals may buy one or many tickets at a time for use.

b) Specific characteristics of each type of toll ticket:

- Single trip tickets: Used for collection of tolls on traffic means passing through toll booths where tickets are issued. Single trip tickets are pre-printed with par values according to toll rate prescribed for each type of traffic means.

- Monthly tickets: Used for collection of tolls on traffic means passing through toll booths where tickets are issued within a month starting from the first day to the last day of the month inscribed in the tickets.

Monthly tickets are pre-printed with par value corresponding to each type of traffic means. The par value of a monthly ticket shall be 30 times the par value of a single trip ticket. Particularly, the par value of monthly tickets for two wheelers, three wheelers, mopeds and the like shall be ten times the par value of the single trip ticket.

- Quarterly tickets: Issued according to quarter (I, II, III, IV) in the calendar year, used for collection of tolls on traffic means passing through toll booths where tickets are issued within a quarter starting from the first day of the first month of such quarter to the last day of the quarter inscribed in the tickets.

Quarterly tickets are pre-printed with par values corresponding to each type of traffic means. The par value of a quarterly ticket shall be three times the par value of a monthly ticket, with 10% discount (to encourage the purchase of quarterly tickets).

2.2. Highway 5 toll tickets:

To experimentally use Highway 5 toll tickets at two toll booths with monthly tickets and quarterly tickets (single trip tickets shall not be used, which, however, can be bought at each toll booth, if needed).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Highway 5 toll tickets are titled “Phi duong

- Highway 5 toll tickets shall be used for means (excluding two-wheelers, three-wheelers, mopeds and the like) joining in traffic on Highway 5. The Highway 5 toll tickets shall not be valid for use on other roads.

- The par value of a Highway 5 toll ticket is equal to a booth toll ticket par value multiplied by 2.

- The Highway 5 toll tickets shall be uniformly prescribed by the Finance Ministry in terms of sizes, colors and norm contents.

- The Highway 5 toll tickets shall be sold widely to all subjects, without restrictions on quantity. The means operators using Highway 5 toll tickets shall put up the tickets inside the front wind shields for ticket check upon each time the means pass through the toll booth.

b) Specific characteristics of each type of Highway 5 toll ticket shall be as follows:

- Monthly tickets: Used for the collection of tolls on means participating in traffic on Highway 5 within a month duration inscribed in the tickets.

A monthly                     a monthly
            Highway 5 toll ticket       =          booth toll ticket          2
par value                       par value

- Quarterly tickets: Used for the collection of tolls on means participating in traffic on Highway 5 within a quarter duration inscribed in the tickets.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The par values of assorted booth toll tickets and Highway 5 toll tickets are specified in the Appendix to this Circular.

2.3. “Phi quoc lo luot” (National highway single trip) tickets:

- A “Phi quoc lo luot” ticket has the par value of VND 10,000/ticket/trip, applicable to cars of under 12 seats and valid for toll booths managed by the State (including national highway toll booths assigned to localities for toll collection). The “phi quoc lo luot” tickets shall not apply to toll booths invested for business (BOT or other business form), regardless of national highways or local roads; toll booths managed by localities (local roads) and toll booths with toll collection rights already transferred for a definite term.

- A “phi quoc lo luot” ticket shall be valid only for one trip through a national highway toll booth. Organizations and individuals using cars of under 12 seats can buy “phi quoc lo luot” tickets as requested (without restriction on quantity) at any national highway toll booth most convenient and each time passing through a national highway toll booth, the means operators shall produce one ticket.

- The Finance Ministry (General Department of Taxation) shall print and issue “phi quoc lo luot” tickets according to a set form. A ticket is composed of three parts: The counterfoil, the part kept by ticket control gates and the part kept by toll payers (for use as payment voucher), which are made with the contents, colors and sizes as prescribed.

- Toll booths shall have to sell “phi quoc lo luot” tickets to all subjects in need; settle tickets and toll money according to current regulations.

- The toll-collecting units shall collect, remit (into the state budget or into sources created for capital recovery) and manage the use of proceeds from the sale of “phi quoc lo luot” tickets according to current regulations.

2.4. The “phi duong

- Tickets used exclusively for defense and police vehicles bear the title “phi duong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- A “phi duong

- The “phi duong

3. Printing, issuance and use management of road toll tickets:

3.1. Ticket forms:

Road toll ticket forms are used to distinguish between two types of ticket:

- Magnetic tickets used for automatic or semi-automatic toll collection and printed in forms suitable to different types of machine manufactured by different firms.

- Non-magnetic tickets used for manual toll collection and printed according to set forms uniformly designed by the Finance Ministry (General Department of Taxation) in cooperation with the Transport Ministry in terms of sizes and norm contents.

Based on the ticket forms prescribed by the Finance Ministry, the provincial/municipal Tax Departments shall assume the prime responsibility for, and coordinate with units tasked to organize the toll collection in, determining specific norms applicable at toll booths and the color of each type of ticket shall be provided for by localities. The principles for determining the ticket forms shall be as follows:

a) Ticket size (excluding magnetic tickets):

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Toll booth monthly or quarterly ticket, composed of two parts: The counterfoil and the part to be kept by toll payers (for ticket control and use as payment vouchers), with the ticket size of 9 x 6 cm (excluding section for the back of the receipt volumes).

- Highway 5 monthly, quarterly ticket, composed of two parts: The counterfoil and the part to be kept by toll payers (for ticket control and use as payment vouchers), with the ticket size of 28 x 12 cm (excluding section for the back of the receipt volumes). Particularly, the monthly toll tickets for motorbikes have the same sizes as the booth monthly tickets for motorbikes (mentioned in the above part).

b) Ticket color:

- The booth single-trip, monthly, quarterly toll tickets are printed in 7 different colors corresponding to 7 par values (each color for each par value), which are determined properly by Provincial/Municipal Tax Departments in cooperation with units tasked to organize the toll collection.

- The highway 5 monthly, quarterly toll ticket is divided into two parts: The upper part is in light bright color and the lower part is in dark color (each color for each par value).

c) Details to be inscribed on tickets:

Details to be inscribed on tickets shall be provided uniformly, containing such basic norms as the issuing unit, type of ticket, type of traffic means, use duration, ticket par value.

3.2. Ticket printing and issuance

a) The General Department of Taxation shall print and issue Highway 5 monthly and quarterly tickets, national highway single-trip tickets and tickets for traffic means of the Defense Ministry and the Public Security Ministry, specifically:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To sell “phi duong bo toan quoc” (nationwide road toll) tickets at the request of the Defense Ministry and the Public Security Ministry and send notices on road toll payment by the Defense Ministry, the Public Security Ministry to Vietnam Road Administration for sum-up of, and report on, toll collection results.

b) The provincial/municipal Tax Departments shall print and issue single-trip tickets, monthly tickets and quarterly tickets for toll collection by toll booths based in the localities (national highways, local roads, BOT roads and other roads), receive Highway 5 toll tickets and national highway single-trip tickets, which are printed by the General Department of Taxation, for supply to toll booths for sale to users.

Annually, quarterly or extraordinarily, the provincial/municipal Tax Departments shall make sum-up reports on demands for each type of ticket, forwarded by units tasked to organize the toll collection, compare them with the volume of stock tickets which can be continually used (if any), determine the quantity of assorted tickets to be printed in the period so as to print them adequately and timely, satisfying the use demands, not letting the situation of ticket shortage occur while saving expenditures. For tickets to be printed and issued by the General Department of Tax, the provincial/municipal Tax Departments must sum up reports on estimation of the necessary ticket volume and propose the General Department of Taxation to print them in accordance with the practical requirements.

c) Units tasked to organize toll collection must:

- Annually, before the 15th day of the first month of the last quarter of the current year, or extraordinarily (due to ticket shortage or change in demands...), estimate the ticket volumes (detailed to each type of ticket) needed for use in the following year or period (for extraordinary cases) and send report to the superior road- managing companies (for toll booths), and the direct managing Tax Departments for timely printing of tickets to satisfy the use demand in the period.

- Receive assorted tickets at Provincial/Municipal Tax Departments for sale to users according to regulations (excluding the “phi duong

- Regularly monitor opinions of units on the use demand for each type of ticket, the detailed norms on the tickets; if they are inappropriate, report them in time to the superior managing agencies and the direct managing tax agencies for appropriate adjustment.

3.3. Ticket management and use:

a) The “phi duong bo” (road toll) tickets for roads invested with the state budget capital or loan capital for capital recovery as provided for in Section I, Section II, Part II of this Circular shall be managed and used according to the Finance Ministry’s regulations on management of charge and fee collection receipts. Organizations and individuals having “phi duong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) The road toll booths shall have to:

- Settle the ticket volumes and toll amounts collected in each working shift in the day, clearly define the personal responsibility of each working shift on the principle that those who cause the loss of tickets must compensate for the toll money at the corresponding toll rates inscribed on each type of ticket, that those ticket controllers who let vehicles without tickets or with invalid tickets pass through toll booths must compesentate for toll money according to regulations. Besides, these persons shall also be fined correspondingly to the seriousness and nature of acts of violation.

- Monthly, quarterly and annually, compare and settle the tickets and settle the collected toll amounts, the amounts remitted into the state budget with the direct managing tax agencies.

3.4. Liquidation and destruction of toll tickets:

a) The parts of the toll tickets already sold to users, which are kept at the ticket control gates shall be liquidated and destroyed daily according to working shifts after comparing them with vehicle-counting machines or the ticket-selling sections, and the records thereon shall be signed by the ticket-selling section, the ticket-controlling section and the head of the toll booth.

b) The single-trip ticket counterfoils kept at units assigned to organize the toll collection shall be liquidated and destroyed after three months from the month the tickets are sold to users.

c) The monthly ticket counterfoils shall be liquidated and destroyed after six months from the month the tickets are used.

d) The quarterly ticket counterfoils shall be liquidated and destroyed after one year from the year the tickets are issued, which is inscribed on the tickets.

The liquidation and destruction of assorted ticket counterfoils as mentioned in Items b, c and d above must be decided in writing by directors of the toll road management companies and the liquidation and destruction must be recorded in writing with the participation of the direct managing tax agencies in strict accordance with the procedures prescribed for liquidation and destruction of tax receipts and prints.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For motorized vehicles of the Defense Ministry and the police forces, which participate in road

The Defense Ministry’s vehicles bearing red number plates, which are liable to road tolls and a number of traffic means of the police forces, when performing urgent and/or special tasks or operations, shall pay road tolls according to the following regulations:

a) Annually, simultaneously with the budget estimation, the Defense Ministry and the Public Security Ministry shall estimate the volumes and types of ticket needed and the funding amounts for ticket purchase for the plan year and send them to the Finance Ministry (General Department of Taxation and Department I).

b) The General Department of Taxation shall print and issue the nationwide road toll tickets exclusively for defense and police vehicles.

c) The Defense Ministry and the Public Security Ministry shall purchase “phi duong

- When the time for ticket purchase comes, ticket purchasers shall bring introduction papers of the Defense Ministry or the Public Security Ministry, which are clearly inscribed with their full names and positions; the volumes and types of ticket to be purchased, together with their identify cards to the General Department of Taxation for ticket purchase.

- The General Department of Taxation shall supply tickets to the purchasers with volumes and types of the “phi duong

- Based on the toll payment notices of the General Department of Taxation, the Defense Ministry and the Public Security Ministry shall carry out the procedures for money remittance into the state budget according to regulations. After receiving the money payment receipts of the Defense Ministry or the Public Security Ministry, the Central State Treasury shall carry out procedures for collection of money and account them as follows:

+ Deducting 20% into the account of Vietnam Road Administration, of which 15% (equal to 75% of the total deducted amount) for reward to persons who have detected fake tickets (the reward to persons who have detected fake tickets shall comply with the separate guidance of the Finance Ministry). At year-end, if such amount is not used up, the remainder shall be transferred to the following year for further use and must be annually settled with the Finance Ministry. In cases where such amount is not used up for three consecutive years, the remainder must be transferred into the investment funds for modernization of toll-collecting technology; 5% (equal to 25% of the total deducted amount) shall be added to the investment fund for modernization of toll-collecting technology;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The Central State Treasury shall, after receiving the money payment vouchers and the toll amounts already paid into the state budget by the Defense Ministry or the Public Security Ministry, make certification of having already collected the road tolls in the payment vouchers of the Defense Ministry or the Public Security Ministry and issue notice on state budget credit according to the prescribed procedures.

The toll payment papers with the Central State Treasury’s certification of having already collected road tolls shall be used as vouchers for settlement of defense or public security budget.

- Periodically, the Defense Ministry and the Public Security Ministry shall compare with the General Department of Taxation the payable toll amounts, the toll amounts already paid into the state budget and the toll amounts to be further paid or overpaid in order to settle them according to actual payment.

d) The funding sources for payment of tolls on traffic means in service of the tasks of commanding, training and/or combat readiness of the Defense Ministry and the Public Security Ministry shall be allocated by the state budget according to the approved annual estimates.

II. RESPONSIBILITIES OF TOLL-COLLECTING ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Road toll-collecting organizations and individuals (hereinafter referred collectively to as road toll-collecting units) shall have the responsibilities:

1. To publicize announcements (including the posting up at ticket-selling places) on subjects liable to pay tolls, subjects entitled to toll exemption, the toll rates and procedures for toll collection and remittance.

2. To organize convenient ticket-selling locations according to regulations:

a) To organize ticket-selling spots at toll booths, which are convenient for traffic means operators and free from traffic

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Organizations and individuals buying tickets must produce to ticket sellers the registration certificates of traffic means for purchase of tickets at the toll rates corresponding to types of traffic means and their designed load.

- Ticket sellers must fully inscribe on the tickets: the number plates, the use duration.

c) Organizations and individuals buying toll tickets shall base on their practical conditions to select the mode of payment in cash, cheque, account transfer or accreditative expenditure by deducting money from buyers’ accounts for transfer into toll-collecting units’ accounts.

- The sold tickets (including booth tickets, Highway 5 toll tickets, national highway single-trip tickets and nationwide road toll ticket) must not be changed or returned, including cases where tickets expired, and damaged or become non-magnetic and invalid for passage through ticket control gates.

- Road toll tickets serve as vouchers for control of traffic means when passing through toll booths and also as vouchers for payment (excluding “phi duong

3. To strictly control traffic means passing through toll booths according to regulations:

a) To control traffic means passing through toll booths around the clock and handle as follows:

- For traffic means liable to pay road tolls, the means operators must produce tickets according to regulations. In case of producing tickets in contravention of regulations or using fake tickets, they are not allowed to pass through the toll booths and shall also be handled for violations according to the provisions of law.

The ticket controllers who detect acts of ticket fraudulence (having no tickets, using fake tickets or tickets not corresponding to tonnage, type of traffic means...) shall have to transfer the subjects to competent sections for handling without delay which may cause traffic jam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) To unexpectedly check traffic means using tickets in order to discover fake tickets, ticket frauds and handle them according to competence or transfer the cases to competent agencies for handling according to the provisions of law. The checks must comply with

c) To strictly prohibit all cases of receiving road tolls from means operators without giving them tickets, or permitting traffic means liable to pay tolls but having no toll tickets to pass through toll booths, colluding in toll evasion, toll embezzlement, causing toll loss.

4. To handle administrative violations of subjects that commit acts of toll fraudulance according to competence or transfer to competent agencies for handling cases of violating legislation on toll payment and toll ticket use according to the provisions of law.

5. Within 30 days before commencing the toll collection, the toll-collecting units must register the road toll collection with the Provincial/Municipal Tax Departments of the localities where toll booths are located in terms of toll booth locations, types and quantity of toll tickets needed.

Monthly, they must declare the collected toll amounts, the amounts payable to the state budget (toll or tax money) and submit the declarations to the direct managing Provincial/Municipal Tax Departments within the first five days of the following month. The declaration must be made in full and according to a set form and declares must bear responsibility for the accuracy of the declared data as provided for by law.

6. To remit the road toll amounts (for roads invested with state budget capital) or payable taxes into the state budget (for roads invested for business) within the time limit provided for by law.

7. To follow the regimes of accounting and settling road tolls according to regulations:

- To open accounting books for monitoring the collected and remitted toll amounts and the management of toll use according to the State’s current accounting regimes.

- To manage and use road toll tickets and relevant vouchers according to the Finance Ministry’s regulations on management of invoices and vouchers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The toll-collecting units shall have to fully remit the outstanding toll or tax amounts into the state budget within 10 days as from the date of submitting the toll settlement reports; in case of overpayment, the overpaid amounts shall be deducted from the amount payable in the following period and they must bear responsibility for the truthfulness of the data in the toll settlement; if units give false reports to evade toll payment or commit fraudulence related to state budget money, they shall be sanctioned according to the provisions of law.

- To fully supply documents, books, invoices and accounting vouchers related to management of tolls and/or taxes at the request of tax agencies.

III. RESPONSIBILITIES OF TAX AGENCIES

Tax agencies shall have the responsibilities:

1. To guide and urge the toll-collecting units to declare, collect, remit, open books and accounting vouchers on, and to settle road tolls according to the provisions of law on charges and fees and the specific provisions of this Circular.

2. The General Department of Taxation shall coordinate with Vietnam Road Administration, the provincial/municipal Tax Departments shall coordinate with the provincial/municipal Transport Services as well as toll-collecting units in localities in studying and designing forms of vouchers and prints in service of toll collection; organize the printing, issuance and management of toll collection vouchers strictly according to the Finance Ministry’s regulations on management of prints, ensuring the timely and adequate supply of toll collection vouchers to toll-collecting units for sale to users at their requests. Besides, the General Department of Taxation shall also have to bear responsibility for selling the “phi duong bo toan quoc” (nationwide road toll) tickets applicable to motorized vehicles of the Defense Ministry and the Public Security Ministry, open books to monitor and urge the road toll payment by the Defense Ministry and the Public Security Ministry into the state budget according to regulations.

3. To examine and inspect the declaration, collection, remittance and settlement of road tolls; to handle administrative violations in the observance of the regime of registration, declaration and remittance of tolls into the state budget, the regime of opening accounting books, managing the use and archive of toll collection vouchers.

Part IV

HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The handling of violations must comply with the procedural order provided for by law. In cases where fines are collected, fine receipts inscribed with the collected amount (the receipt of the type issued by the Finance Ministry) must be issued to fine payers.

2. Toll-collecting units and individuals that violate the regimes of toll and fine collection and remittance; the regime of toll declaration and remittance into the state budget; the toll accounting and settling regimes, shall be handled according to the provisions of law on charges and fees and the relevant provisions of law.

Part V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

1. This Circular shall take effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”

This Circular shall replace: Circular No. 109/2002/TT-BTC of December 6, 2002 of the Finance Ministry providing the regime of road toll collection, remittance and use management; Circular No. 01/2003/TT-BTC of January 7, 2003 of the Finance Ministry amending the charge rates for use of roads by military vehicles of the Defense Ministry; Circular No. 12/2003/TT-BTC of February 18, 2003 of the Finance Ministry guiding the supplementation of Circular No. 109/2002/TT-BTC of December 6, 2002 of the Finance Ministry providing the regime of collection, remittance and management of road-using charges; Circular No. 52/2003/TT-BTC of May 30, 2003 of the Finance Ministry amending and supplementing Circular No. 109/2002/TT-BTC on road-using charges, and official Letter No. 4269-TC/TCT of April 28, 2003 on the issuance of road tool tickets.

The Finance Ministry’s previous regulations on road-using charges, which are contrary to those of this Circular, shall all cease to be effective.

2. Based on the toll rates specified in this Circular, the Transport Ministry and the provincial/municipal People’s Councils shall, according to their respective competence, notify, direct the toll-collecting units under their management to collect road tolls according to the provisions of this Circular.

If any problems arise in the course of implementation, organizations and individuals are requested to report them in time to the Finance Ministry for study and additional guidance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE FINANCE MINISTER
VICE MINISTER




Truong Chi Trung

 

TOLL RATES FOR ROADS INVESTED WITH STATE BUDGET CAPITAL

(Promulgated together with the Finance Ministry’s Circular No. 90/2004/TT-BTC of September 7, 2004)

Ordinal number

Road toll-liable means

Par value

Single-trip ticket

(VND/ticket/
trip)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(VND/ticket/
month)

Quarterly ticket

(VND/ticket/
quarter)

1

Two wheelers, three wheelers, mopeds and the like

1,000

10,000

 

2

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4,000

120,000

300,000

3

Cars of under 12 seats, trucks of a tonnage of under 2 tons and mass transit buses

10,000

300,000

800,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4

Cars of between 12 and 30 seats, trucks of a tonnage of between 2 tons and under 4 tons

15,000

450,000

1,200,000

5

Cars of 31 seats or more; trucks of a tonnage of between 4 and under 10 tons

22,000

660,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6

Trucks of a tonnage of between 10 and under 18 tons and 20ft-container lorries

40,000

1,200,000

3,200,000

7

Trucks of a tonnage of 18 tons or over and 40 ft-container lorries

80,000

2,400,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

 

 

 

 

Notes:

- The tonnage of each type of traffic means subject to the above toll rates shall be the designed tonnage.

- For the application of toll rates to container lorries (including specialized trailer haulers): They shall be subject to the application of toll rates based on their designed tonnage, regardless of whether they are loaded with cargoes or not, including cases of carrying goods by containers with a tonnage lower than the designed tonnage.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



(Promulgated together with the Finance Ministry’s Circular No. 90/2004/TT-BTC of September 7, 2004)

Ordinal number

Road toll-liable means

Par value of Highway 5 Toll tickets

Month (VND/ticket/month)

Quarter (VND/ticket/quarter)

1

Two wheelers, three wheelers, mopeds and the like

20,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2

Lambretta, rudimentary trucks, tractors

240,000

600,000

3

Cars of under 12 seats; trucks of tonnage of under 2 tons; mass transit buses

600,000

1,600,000

4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



900,000

2,400,000

5

Cars of 31 seats or more; trucks of between 4 and under 10 tons

1,320,000

3,600,000

6

Trucks of between 10 and under 18 tons; 20 ft-container lorries

2,400,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



7

Trucks of 18 tons or over; 40 ft- container lorries

4,800,000

13,000,000

Notes:

- The tonnage of each type of means liable to the application of the above toll rates shall be the designed tonnage.

- For the application of toll rates to container lorries (including specialized trailer haulers):The toll rates are based on designed tonnage, regardless of whether the lorries are loaded with cargoes or not, including cases of carrying containers with a tonnage lower than the designed tonnage.

 

NATIONWIDE TOLL RATES APPLICABLE TO THE DEFENSE MINISTRY’S VEHICLES BEARING NUMBER PLATES WITH RED BACKGROUND AND WHITE STAMPED LETTERS AND NUMERALS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ordinal number

Types of means

Yearly ticket par value (VND/ticket/year)

1

 Military cars

 

 

- Rate 1:

2,000,000

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Rate 2:

1,000,000

2

Military trucks

 

 

- Rate 1

3,000,000

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,500,000

 

NATIONWIDE TOLL RATES APPLICABLE TO VEHICLES OF THE POLICE FORCES

(Promulgated together with the Finance Ministry’s Circular No. 90/2004/TT-BTC of September 7, 2004)

Ordinal number

Type of means

Yearly ticket par value

(VND/ticket/year)

1

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1,000,000

2

Cars of 7 seats or more

1,500,000

3

Specialized authomobiles, including scene-inspection vehicles, communication vehicles, specialized mobile communications vehicles

2,000,000

4

Trucks

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5

Two wheelers, three wheelers

200,000

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 90/2004/TT-BTC ngày 07/09/2004 hướng chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ do Bộ Tài chính ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.959

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.105.128
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!