ỦY BAN NHÂN
DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số:
93/2006/QĐ-UBND
|
TP. Hồ Chí Minh,
ngày 29 tháng 6 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ ĐẢM BẢO CHO CÔNG
TÁC HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh về tổ chức
và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày 25 tháng 12 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;
Căn cứ Thông tư số
118/2004/TT-BTC ngày 8 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính quy định chế độ công
tác phí, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp
công lập trong cả nước ;
Căn cứ Thông tư số
63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý
và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
Xét đề nghị của Sở Tư pháp tại
Tờ trình số 1768/TTr-STP ngày 25 tháng 5 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Đối tượng điều chỉnh
và phạm vi áp dụng
1. Đối tượng điều chỉnh: Hòa giải viên ở cơ sở
được bầu và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa
giải ở cơ sở được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25 tháng 12 năm 1998.
2. Phạm vi áp dụng: Chi thù lao, hỗ trợ tiền ăn,
nước uống, văn phòng phẩm; tiền thưởng trong hội thi và chi cho công tác thi
đua khen thưởng trong hoạt động hoà giải ở cơ sở được quy định tại khoản 1, Điều
3 và Điều 10 của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Không áp dụng Quy định này đối với cán bộ, công
chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội
nghề nghiệp và các loại tổ chức khác mà theo quy định của pháp luật phải thực
hiện công tác hòa giải.
Điều 2. Các nội dung chi cho công tác hoà giải ở cơ sở
1. Chi thù lao cho các tổ hòa giải khi thực hiện
hòa giải các vụ việc mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư được quy định
tại điều 4 Nghị định 160/ 1998/ NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở
cơ sở;
2. Chi hỗ trợ cho hòa giải viên dự hội nghị tập
huấn nghiệp vụ, tập huấn kiến thức pháp luật.
3. Chi hỗ trợ cho hòa giải viên dự hội nghị tổng
kết công tác hòa giải trong năm.
4. Chi cho công tác thi đua khen thưởng hàng năm
đối với tập thể và cá nhân làm công tác hòa giải.
5. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm cho hòa giải
viên; in ấn biểu mẫu, sổ sách, báo cáo.
6. Chi cho các cuộc thi tìm hiểu pháp luật của đối
tượng là hòa giải viên.
Điều 3. Mức chi cụ thể cho các hoạt động của hoà giải
viên
1. Chi thù lao cho các vụ việc hòa giải:
a) Mức chi 50.000 đồng/1vụ/tổ:
Áp dụng cho các vụ việc hòa giải trong phạm vi
được quy định tại khoản 1, điều 4 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10
năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức
và hoạt động hòa giải ở cơ sở: Các hòa giải viên phải tổ chức hoà giải từ 1 đến
2 lần hoặc các loại tranh chấp có liên quan đến tài sản có giá trị dưới
1.000.000 đồng;
b) Mức chi 100.000 đồng/1vụ/tổ:
Áp dụng cho các vụ việc hòa giải trong phạm vi
được quy định tại khoản 1, điều 4 Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10
năm 1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức
và hoạt động hòa giải ở cơ sở: Các hòa giải viên phải tổ chức hoà giải từ 3 lần
trở lên hoặc các loại tranh chấp có liên quan đến tài sản có giá trị trên
1.000.000 đồng;
2. Chi hỗ trợ cho hòa giải viên được mời tham dự
hội nghị tập huấn nghiệp vụ, tập huấn kiến thức pháp luật:
a) Chi hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/ngày/người.
b) Chi nước uống: tối đa không quá 5.000 đồng/người/ngày.
c) Chi in ấn phô tô tài liệu tập huấn: theo thực
tế phát sinh của hội nghị. Đơn vị tổ chức lập dự trù theo nhu cầu và quyết toán
theo hóa đơn chứng từ.
3. Chi hỗ trợ cho hoà giải viên được mời tham dự
hội nghị tổng kết công tác hoà giải trong năm:
a) Chi hỗ trợ tiền ăn: 30.000 đồng/ngày/người.
b) Chi nước uống: tối đa không quá 5.000 đồng
người/ ngày.
c) Chi bồi dưỡng cho người viết báo cáo điển
hình để minh hoạ trong hội nghị tổng kết: 50.000 đồng/1 báo cáo của cá nhân/1 hội
nghị; 100.000 đồng/1 báo cáo của tập thể/1 hội nghị.
đ) Chi in ấn tài liệu tổng kết: theo thực tế của
hội nghị. Đơn vị tổ chức lập dự trù theo nhu cầu và quyết toán theo hóa đơn chứng
từ. .
e) Chi khen thưởng: Giấy khen cho cá nhân
100.000 đồng; tập thể 200.000 đồng. Bằng khen cho cá nhân 300.000 đồng; tập thể
600.000 đồng.
(Mức chi được thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật thi đua khen thưởng).
4. Chi mua tài liệu, văn phòng phẩm :
Mỗi hòa giải viên trong năm được cấp tập, viết,
sổ sách, biểu mẫu để phục vụ cho việc ghi chép vụ việc, báo cáo, thống kê…
Mức chi: 50.000 đồng/người/năm.
5. Chi cho hội thi hòa giải viên:
Mức chi theo mục 7: “Chi tổ chức các cuộc thi”
theo quy định tại Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/8/2005 của Bộ Tài chính:
“Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật”.
- Chi biên soạn đề thi (bao gồm cả kế hoạch, hướng
dẫn, biểu điểm. Mỗi đề thi tối thiểu phải đạt 10 câu hỏi trở lên): = 300.000 đồng.
- Chi bồi dưỡng chấm thi, xét, công bố kết quả:
= 100.000đồng/người/ ngày.
- Chi bồi dưỡng cho thành viên Ban Tổ chức:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch: = 150.000 đồng/người/ngày.
+ Thư ký, thành viên hội đồng thi: = 100.000 đồng/người/ngày.
- Chi giải thưởng:
+ Tập thể: giải nhất = 600.000 đồng; giải nhì =
500.000 đồng; giải ba = 300.000 đồng; giải khuyến khích = 200.000 đồng.
+ Cá nhân: giải nhất = 400.000 đồng; giải
nhì = 300.000 đồng; giải ba = 200.000 đồng; giải khuyến khích = 100.000 đồng.
6. Các nội dung chi khác :
Các nội dung chi khác, nhằm đảm bảo cho hoạt động
tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và hoạt động hòa giải ở cơ sở được thực
hiện theo Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2005 của Bộ Tài chính.
Điều 4. Thủ tục nhận thù lao cho hòa giải viên
Tổ hoà giải sau khi tổ chức hòa giải 1 vụ việc,
để được hưởng chế độ thù lao theo quy định tại khoản 1, điều 3 của Quy định này
cần phải thực hiện đủ các thủ tục sau đây:
1. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hòa giải
thành nhưng đương sự không yêu cầu lập biên bản thì tổ hoà giải phải có báo cáo
về vụ việc hòa giải đó. Nội dung báo cáo gồm:
- Tổ hoà giải; ngày, tháng, năm, hoà giải; thành
phần tham gia hòa giải; địa điểm hoà giải; nội dung tranh chấp của các bên; số
lần tiến hành hòa giải; kết quả hòa giải; lý do hòa giải không thành hoặc hòa
giải thành; cam kết của các bên tranh chấp sau khi hòa giải.
- Báo cáo phải có chữ ký của tổ trưởng tổ hòa giải
hoặc người tiến hành hòa giải.
2. Trường hợp hòa giải không thành hoặc hòa giải
thành nhưng đương sự yêu cầu lập biên bản về vụ việc hòa giải đó thì tổ hòa giải
hoặc người tiến hành hòa giải phải lập biên bản về vụ việc hòa giải.
Biên bản hòa giải cũng phải có đầy đủ nội dung
như bản báo cáo nêu trên.
3. Bản báo cáo hoặc biên bản về vụ việc hòa giải
phải được gửi về cho Ủy ban nhân dân xã - phường, thị trấn và được Ủy ban nhân
dân xã - phường, thị trấn xác nhận và đóng dấu.
Điều 5. Kinh phí
Nguồn kinh phí đảm bảo cho công tác phổ biến
giáo dục pháp luật; kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến
giáo dục pháp luật thuộc cấp nào do ngân sách cấp đó bảo đảm và được tổng hợp
vào dự toán ngân sách hàng năm của đơn vị được giao nhiệm vụ.
Điều 6. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã, thị
trấn :
- Kiện toàn lực lượng hòa giải viên theo quy định
tại chương II Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 1999 của Chính
phủ “Quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải
ở cơ sở”
- Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, triển khai
thực hiện các quy định về công tác hòa giải ở địa phương, thực hiện biện pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ; sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm; tổ chức thi đua khen thưởng đối với tổ hòa giải, người hòa giải.
- Hàng năm dự trù, quản lý, đảm bảo ngân sách quận
- huyện, phường - xã, thị trấn trong việc thực hiện chi và quyết toán kinh phí
về công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định này.
2. Sở Tư pháp thành phố :
- Dự thảo các văn bản Quy phạm pháp luật liên
quan đến công tác hòa giải cơ sở trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động hòa
giải ở địa phương, thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hòa
giải ở cơ sở.
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ; sơ kết, tổng kết
rút kinh nghiệm; tổ chức thi đua khen thưởng đối với công tác hòa giải ở cơ sở
và báo cáo về Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tổ chức biên soạn các loại tài liệu pháp luật
phục vụ cho công tác bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, nâng cao kiến thức pháp luật
cho hòa giải viên.
3. Sở Tài chính thành phố :
Phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện quy định
này, thường xuyên kiểm tra việc sử dụng kinh phí để đảm bảo việc chi đúng quy định,
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải ở cơ sở
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và
các sở - ngành, cơ quan, đơn vị, hỗ trợ các hoạt động hòa giải ở cơ sở địa
phương để hoạt động này ngày càng đạt hiệu quả cao.
Điều 7. Hiệu lực của Quyết định
1. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
2. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Giám đốc Sở Tài
chính, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Nội vụ, Mặt trận Tổ quốc thành phố và
các Đoàn thể thành phố, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận :
- Như điều 7;
- Bộ Tư pháp;
- TT Thành ủy; các Ban Thành ủy;
- TT Hội đồng nhân dân thành phố;
- TT Ủy ban nhân dân thành phố;
- Các Ban Hội đồng nhân dân thành phố;
- Ủy ban MTTQ và các Đoàn thể thành phố;
- Các Báo, Đài thành phố;
- VPHĐ-UB: PVP/NC, VX;
- Tổ NC, TH;
- Lưu: VT. (NC/K) D.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thành Tài
|