Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 160/1999/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 18/10/1999 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 160/1999/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 1999

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 160/1999/NĐ-CP NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 1999 QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA PHÁP LỆNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở ngày 25 tháng 12 năm 1998;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sau khi thống nhất ý kiến với ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

1. Nghị định này quy định chi tiết một số điều về Tổ chức và hoạt động hoà giải được quy định tại Pháp lệnh của ủy ban Thường vụ Quốc hội số 09/1998/ PL-UBTVQH ngày 25 tháng 12 năm 1998 về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.

2. Các quy định của Nghị định này không áp dụng đối với hoạt động hoà giải trong tố tụng của Toà án nhân dân và của Trọng tài kinh tế.

Điều 2. Hoà giải ở cơ sở

1. Hoà giải ở cơ sở là việc hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư.

2. "Các bên" nói tại Điều 1 Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở có thể là các thành viên trong một hộ gia đình, các hộ gia đình với nhau hoặc các cá nhân với nhau.

3. Thuật ngữ "cơ sở" theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở và Nghị định này là thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác như các chợ cố định, tụ điểm du lịch, vui chơi giải trí.

Điều 3. Hình thức hoà giải

Hoà giải ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân.

Điều 4. Phạm vi hoà giải

1. Hoà giải được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, bao gồm :

a) Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như sử dụng lối đi qua nhà, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung ...;

b) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

c) Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình như : thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng;

d) Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như trộm cắp vặt, đánh chửi nhau gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây thương tích nhẹ.

2. Không hoà giải các vụ việc sau đây :

a) Các tội phạm hình sự.

Riêng đối với các hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà người bị hại đã không yêu cầu hoặc rút yêu cầu khởi tố vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện Kiểm sát hoặc Toà án không tiếp tục tiến hành việc tố tụng và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật đối với các hành vi như : cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì có thể hoà giải;

b) Hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý vi phạm hành chính bao gồm :

- Hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính;

- Hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính như : giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.

c) Các vi phạm pháp luật và tranh chấp mà theo quy định của pháp luật không được hoà giải quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở bao gồm :

Kết hôn trái pháp luật;

Gây thiệt hại đến tài sản nhà nước;

Tranh chấp phát sinh từ giao dịch trái pháp luật;

Tranh chấp về lao động.

Điều 5. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp và ủy ban nhân dân các cấp về công tác hoà giải ở cơ sở

1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm :

Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải trong phạm vi cả nước;

Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn các Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;

Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải trong phạm vi cả nước.

2. ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Căn cứ tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương, ủy ban nhân dân các cấp tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí cho việc kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở địa phương.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan tư pháp địa phương về công tác hoà giải ở cơ sở

Các cơ quan tư pháp địa phương giúp ủy ban nhân dân cùng cấp về công tác hoà giải, cụ thể :

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm :

a) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác hoà giải trình ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;

b) Theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hướng dẫn việc thực hiện quy định của cấp trên về tổ chức và hoạt động hoà giải trong phạm vi địa phương;

c) Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Phòng Tư pháp tổ chức bồi dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;

d) Sơ kết, tổng kết và báo cáo ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tư pháp về công tác hoà giải của tổ hoà giải ở địa phương; tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải ở địa phương.

2. Phòng Tư pháp có trách nhiệm :

a) Theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên và ủy ban nhân dân cấp huyện, hướng dẫn các Ban Tư pháp triển khai thực hiện các quy định về công tác hoà giải ở địa phương; đề xuất với ủy ban nhân dân cấp huyện biện pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở địa phương;

b) Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải ở địa phương theo hướng dẫn của cơ quan Tư pháp cấp trên;

c) Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương và báo cáo về công tác hoà giải với ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan tư pháp cấp trên; tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương.

3. Ban Tư pháp có trách nhiệm :

a) Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, cung cấp tài liệu nghiệp vụ cho tổ hoà giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của cơ quan tư pháp cấp trên;

b) Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương, báo cáo công tác hoà giải với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan tư pháp cấp trên; tổ chức thi đua, khen thưởng công tác hoà giải ở địa phương

Chương 2:

TỔ HOÀ GIẢI VÀ TỔ VIÊN TỔ HOÀ GIẢI

Điều 7. Tổ hoà giải

1. Tổ hoà giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và các cụm dân cư khác để thực hiện hoặc tổ chức thực hiện việc hoà giải.

2. Tổ hoà giải có Tổ trưởng và các tổ viên.

Mỗi Tổ hoà giải có từ 3 tổ viên trở lên. Căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của cụm dân cư và kết quả cuộc họp thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, kết quả cuộc họp chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định số lượng tổ hoà giải ở địa phương.

Điều 8. Thủ tục bầu tổ viên, tổ trưởng tổ hoà giải

1. ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới thiệu người để nhân dân bầu tổ viên tổ hoà giải. Công dân từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở đều có quyền đề cử, ứng cử vào danh sách bầu tổ viên tổ hoà giải.

2. Việc bầu tổ viên tổ hoà giải được tổ chức ở thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố và cụm dân cư nơi Tổ hoà giải hoạt động và được tiến hành theo một trong các hình thức sau đây :

Họp nhân dân bàn, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín;

Họp chủ hộ trong thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín.

Những người tham dự họp nhân dân hoặc đại diện cho chủ hộ trong cuộc họp chủ hộ phải là người từ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự.

Các cuộc họp nói trên được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người trong diện họp tham dự.

c) Trong trường hợp không tổ chức họp được thì phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ gia đình.

Người được bầu là tổ viên Tổ hoà giải phải được quá nửa số người tham gia bầu tán thành.

3. Tổ trưởng tổ hoà giải do các tổ viên tổ hoà giải bầu trong số tổ viên của tổ.

4. Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố tổ chức và chủ trì các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ để bầu tổ viên Tổ hoà giải hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý kiến chủ hộ.

Biên bản bầu tổ viên tổ hoà giải trong các cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ, biên bản kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ và biên bản bầu Tổ trưởng Tổ hoà giải được gửi đến Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xem xét để công nhận thành phần Tổ hoà giải.

Điều 9. Miễn nhiệm tổ viên tổ hoà giải

1. Việc miễn nhiệm tổ viên Tổ hoà giải được thực hiện trong những trường hợp sau đây :

a) Có hành vi vi phạm pháp luật;

b) Có hành vi trái đạo đức xã hội;

c) Thiếu nhiệt tình trong hoạt động hoà giải;

d) Theo nguyện vọng cá nhân xin rút khỏi tổ hoà giải.

2. Căn cứ biên bản họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến chủ hộ về việc miễn nhiệm tổ viên Tổ hoà giải do Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố chủ trì, Ban Tư pháp đề nghị bằng văn bản để Chủ tịch ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm.

Điều 10. Tổ trưởng tổ hoà giải

1. Tổ trưởng Tổ hoà giải là người phụ trách Tổ hoà giải, đồng thời tham gia hoạt động hoà giải với tư cách là tổ viên Tổ hoà giải.

2. Tổ trưởng tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây :

a) Phân công, điều hoà, phối hợp hoạt động của tổ viên Tổ hoà giải; phối hợp với các tổ hoà giải trong việc nâng cao nghiệp vụ và trong hoạt động hoà giải tranh chấp liên quan đến địa bàn hoạt động của các Tổ hoà giải đó;

b) Tổ chức các cuộc họp định kỳ và đột xuất để rút kinh nghiệm về công tác hoà giải và đề xuất với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về các biện pháp nâng cao hiệu quả của công tác hoà giải; cung cấp tài liệu và các thông tin nâng cao nghiệp vụ hoà giải;

c) Báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác hoà giải cho ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp;

Đại diện cho Tổ hoà giải trong quan hệ với Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, Tổ trưởng tổ dân phố, cụm dân cư và với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.

Điều 11. Tổ viên tổ hoà giải

Tổ viên Tổ hoà giải có các quyền hạn, nhiệm vụ sau đây :

1. Hoà giải các vụ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Nghị định này;

2. Thông qua hoạt động hoà giải, tuyên truyền, vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;

3. Đối với những tranh chấp không thuộc phạm vi hoà giải có thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh ở địa phương, thì tổ viên Tổ hoà giải phải báo cáo ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn để xem xét và có biện pháp giải quyết.

Chương 3:

HOẠT ĐỘNG HOÀ GIẢI

Điều 12. Tiến hành việc hoà giải

Việc hoà giải do các tổ viên Tổ hoà giải tiến hành hoặc tổ chức tiến hành trong các trường hợp sau đây:

1. Tổ viên Tổ hoà giải chủ động tiến hành hoà giải hoặc mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải theo sáng kiến của mình trong trường hợp trực tiếp chứng kiến hoặc biết về việc tranh chấp;

2. Theo phân công của Tổ trưởng Tổ hoà giải;

3. Theo đề nghị của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân;

4. Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp.

Điều 13. Thời gian, địa điểm tiến hành việc hoà giải

1. Việc hoà giải được tiến hành vào thời gian mà các đương sự yêu cầu hoặc theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải.

Việc hoà giải có thể được tiến hành theo sáng kiến của tổ viên Tổ hoà giải ngay tại thời điểm xảy ra tranh chấp, nếu tổ viên Tổ hoà giải là người chứng kiến và xét thấy cần thiết phải hoà giải ngay.

2. Tổ viên Tổ hoà giải lựa chọn địa điểm thuận lợi cho việc hoà giải, phù hợp với nguyện vọng của các bên.

Điều 14. Người tiến hành hoà giải

1. Việc hoà giải có thể do một hoặc một số tổ viên Tổ hoà giải tiến hành.

2. Tổ viên Tổ hoà giải có thể mời người ngoài Tổ hoà giải thực hiện việc hoà giải hoặc cùng tham gia hoà giải. Người được mời có thể là người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội và có uy tín đối với các bên tranh chấp. Trong từng trường hợp cụ thể, người được mời có thể là người thân thích, bạn bè, người hàng xóm của một hoặc các bên, người cao tuổi, người biết rõ nguyên nhân tranh chấp.

3. Tổ viên Tổ hoà giải không tiến hành việc hoà giải nếu họ là người có liên quan đến vụ việc cần được hoà giải hoặc vì những lý do cá nhân khác mà không thể bảo đảm hoà giải được khách quan hoặc không đem lại kết quả.

Trong trường hợp không thể tiếp tục tiến hành hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho Tổ trưởng và bàn giao công việc cho tổ viên khác được Tổ trưởng phân công.

Điều 15. Hoà giải tranh chấp mà các đương sự ở các cụm dân cư khác nhau

Trong trường hợp các bên tranh chấp ở các cụm dân cư có các tổ hoà giải khác nhau, thì các tổ hoà giải đó phối hợp để thực hiện việc hoà giải. Việc phối hợp hoà giải do :

1. Tổ trưởng hoặc người được Tổ trưởng phân công hoà giải thực hiện.

2. Các tổ viên là người thực hiện việc hoà giải có thể trực tiếp phối hợp với nhau, nhưng phải báo cáo ngay với Tổ trưởng về việc phối hợp thực hiện việc hoà giải.

Điều 16. Kết thúc việc hoà giải

1. Việc hoà giải được kết thúc khi các bên đã đạt được thoả thuận và tự nguyện thực hiện thoả thuận đó.

Trong trường hợp việc thực hiện thỏa thuận có khó khăn, thì tổ viên Tổ hoà giải động viên, thuyết phục các bên thực hiện thoả thuận và có thể đề nghị Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố hoặc kiến nghị với ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tạo điều kiện để các bên tự nguyện thực hiện thoả thuận.

2. Trong trường hợp các bên không thể đạt được thoả thuận và việc tiếp tục hoà giải không thể đạt kết quả, thì tổ viên Tổ hoà giải hướng dẫn cho các bên làm thủ tục cần thiết để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Đối với tranh chấp phức tạp, mâu thuẫn giữa các bên gay gắt, có thể gây hậu quả ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trong địa bàn dân cư, thì tổ viên Tổ hoà giải kịp thời báo cáo cho Tổ trưởng Tổ hoà giải để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.

Chương 4:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Khen thưởng

1. Tổ hoà giải và tổ viên Tổ hoà giải có thành tích trong công tác hoà giải thì được khen thưởng.

Đối với việc khen thưởng ở xã, phường, thị trấn, Ban Tư pháp phối hợp với Ban công tác mặt trận, lập danh sách người được khen thưởng trên cơ sở bình xét trong các tổ hoà giải để đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn khen thưởng.

Phòng Tư pháp lập danh sách người được khen thưởng ở cấp huyện trình Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện khen thưởng.

Sở Tư pháp báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tổ chức việc khen thưởng ở cấp tỉnh; báo cáo Bộ Tư pháp về công tác thi đua, khen thưởng để tổ chức việc khen thưởng ở cấp Bộ.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và cá nhân có thành tích trong việc xây dựng, củng cố tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở cơ sở thì được khen thưởng.

Điều 18. Xử lý vi phạm

Người nào có hành vi vi phạm Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở và Nghị định này và các quy định khác của pháp luật về hoà giải ở cơ sở, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 19. Việc công nhận các tổ hoà giải được thành lập trước ngày Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở có hiệu lực

Các tổ hoà giải được thành lập trước ngày Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở có hiệu lực đều được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi Tổ hoà giải đó hoạt động củng cố, kiện toàn, công nhận và cho tiếp tục hoạt động.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 160/1999/ND-CP

Hanoi, October 18, 1999

 

DECREE

PROVIDING IN DETAIL FOR A NUMBER OF ARTICLES OF THE ORDINANCE ON THE ORGANIZATION AND ACTIVITIES OF RECONCILIATION AT THE GRASSROOTS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots of December 25, 1998;
At the proposal of the Minister of Justice after consulting the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The stipulations in this Decree shall not apply to the reconciliation activities in the legal proceedings of the Peoples Courts and of the Economic Arbitrator.

Article 2.- Reconciliation at the grassroots

1. Reconciliation at the grassroots is the guidance, assistance and persuasion of the parties in dispute to get them to agree and voluntarily settle their minor violations of law and minor disputes aimed at preserving solidarity within the population, strengthening and developing the fine traditional feelings and moral ethics in the family and in the population community, preventing and limiting the violations of law and ensuring social order and security within the population community.

2. The "parties" mentioned in Article 1 of the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots may be members of the same family, different family households or individuals in their mutual relations.

3. The term "grassroots" as stipulated in the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots and this Decree means the hamlet or village, street population group and other population groups, such as fixed market, tourist center or recreation and entertainment center.

Article 3.- Forms of reconciliation

Reconciliation at the grassroots is achieved through the activities of the Reconciliation Team or other appropriate organizations of the people in the hamlet, village, street population group and other population groups conformable with law, social ethics and the fine customs and practices of the people.

Article 4.- Scope of reconciliation

1. Reconciliation shall be conducted with regard to minor violations of law and minor disputes within the population community, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Dispute in the rights or interests arising from civic relations such as property ownership, civil contract relations, civic obligations, inheritance, land use right;

c/ Dispute in the rights or interests arising from marriage and family relations such as: the performance of the rights and obligations of the spouses; rights and obligations of parents and children; adoption of children; divorce; claim of alimony;

d/ Dispute arising from violations of law which as prescribed by law are not serious enough to be handled by criminal measures or administrative measures, such as pilferage, rumbles and physical fights causing disturbances of public order, physical fights leading to light injuries, collision of vehicles causing light injuries.

2. The following shall not come under the scope of reconciliation:

a/ Criminal offences.

In particular, for the acts of offence against the criminal law in which the victim does not request or has withdrawn his/her request for prosecution as stipulated by the Code on Criminal Proceedings, or in which the Procuracy or the Court does not continue the proceeding or in which the offender is not administratively sanctioned by the competent State agency as prescribed by law, such as deliberately causing injuries or damaging the health of others, such acts can be brought to reconciliation.

b/ Acts of violation of law subject to administrative sanctions include:

- Intentional or unintentional violation of State management principles but not serious enough to be examined for penal liability and liable by virtue of law to be sanctioned as administrative violations;

- Violations of the law on public security, order and safety but not serious enough to be examined for penal liability and liable by virtue of law to be sanctioned administratively such as: education at the commune, ward, township; or forcible admission to reformatory centers, rehabilitation schools; or disease treatment centers; or placed under administrative probation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To marry in contravention of law;

- To cause damage to the State properties;

- Disputes arising out of transactions contrary to law;

- Labor disputes.

Article 5.- Responsibility of the Ministry of Justice and the Peoples Committee at various levels in reconciliation work at the grassroots

1. The Ministry of Justice has the responsibility:

a/ To draft the regulatory document on the organization and activities of reconciliation and submit it to the Government for issue or to issue by itself according to its competence;

b/ To provide guidance for organization and activities of reconciliation throughout the country;

c/ To organize the fostering and guidance for the provincial/municipal Justice Services to help them raise the awareness of reconciliation workers about the line and policies of the Party and the State laws, and raise their professional standard.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Peoples Committees at various levels shall conduct State management in reconciliation work under the direction and guidance of the Ministry of Justice.

Basing themselves on the actual situation and the budget capacity of the localities, the Peoples Committees at various levels shall create conditions and provide assistance in expenditures for strengthening the organization, professional fostering, midterm review and wide-ranging review, organize emulation and commendation aimed at raising the effectiveness of reconciliation work in the localities.

Article 6.- Responsibility of local judiciary agencies in reconciliation work at the grassroots

Local judiciary agencies shall assist the Peoples Committees of the same level in reconciliation work. More concretely:

1. The provincial/municipal Justice Service has the responsibility:

a/ To draft the regulatory legal document on reconciliation work and submit it to the Peoples Committee of provincial level for issue;

b/ Under the guidance of the Ministry of Justice and the provincial Peoples Committee, to guide the implementation of the prescriptions from the higher level on the organization and activities of reconciliation in the locality.

c/ To organize the fostering and guidance for the Judiciary Section to organize the fostering of the line and policy of the Party and the law of the State, and the raising of reconciliation skill for reconciliation workers;

d/ To conduct midterm review and wide-ranging review and report to the provincial Peoples Committee and the Ministry of Justice on the reconciliation work of the reconciliation team in the locality; to organize emulation and commendation for the reconciliation work in the locality.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Under the direction of the higher judiciary agency and the district Peoples Committee to guide the judiciary committee carry out the stipulations on reconciliation in the locality; to propose to the district Peoples Committee measures to improve the organization and raise the efficiency of reconciliation activities in the locality;

b/ To organize the fostering of reconciliation skill in the locality under the guidance of the higher judiciary agency;

c/ To carry out mid-term review and wide-ranging review of the work of the reconciliation teams in the locality and report on reconciliation work to the district Peoples Committee and the higher judiciary agency; to organize emulation and commendation for reconciliation work of the local reconciliation team.

3. The Judiciary Committee has the responsibility:

a/ To carry out the fostering of reconciliation skill, to supply professional materials for the local reconciliation team under the guidance of the higher judiciary agency;

b/ To carry out mid-term and wide-ranging review of reconciliation work of the local reconciliation team, to report on reconciliation work to the "Peoples Committee of the commune, ward, township and the higher judiciary agency; to organize emulation and commendation for reconciliation work in the locality.

Chapter II

RECONCILIATION TEAM AND MEMBERS OF THE TEAM

Article 7.- Reconciliation Team

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The reconciliation team has its leader and its members

Each reconciliation team has from three members upward. Basing himself on the characteristics and the actual situation of the population grouping and the outcome of the meeting at the hamlet village or street quarter, and the outcome of the meeting of family heads or the result of the opinion polls among family heads, the president of the Peoples Committee of the commune, ward or township shall decide on the number of reconciliation teams in the locality.

Article 8.- Procedures for electing members and team leader of the reconciliation team

1. The Fatherland Front Committee of the commune, ward or township shall cooperate with the member organizations of the Front in selecting and presenting the candidates for the people to elect the members of the Reconciliation Team. All citizens from 18 years upward who have their capacity for civil acts and who meet all the criteria stipulated in Article 9 of the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots have the right to propose candidates and to stand for the election of members of the Reconciliation Team.

2. The election of members of the reconciliation team shall be held at the hamlet, village, street quarter and other population groupings where the reconciliation team operates and shall be conducted in one of the following forms:

a/ To call a meeting of the people to discuss, then to vote by show of hand or by secret ballot;

b/ To call a meeting of the family heads in the hamlet, village or street quarter to vote by show of hand or by secret balloting.

The participants in the meeting of the population or meeting of representatives of family heads must be aged 18 years or older and have the capacity for civil acts.

Such meetings can be held when at least two thirds of the eligible are present.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The person elected as a member of the reconciliation team must be approved by more than half of the participants in the meeting.

3. The leader of a reconciliation team shall be elected by the members of the team among the teams membership.

4. The head of the hamlet, village or street quarter shall organize and preside over the meeting of the population or the family heads to elect the members of the reconciliation team or organize the distribution of opinion poll questionnaires.

Records of elections of members of reconciliation teams during meetings of the people or meetings of family heads, minutes of the result of opinion polls of family heads and minutes of elections of heads of reconciliation teams shall be sent to the president of the Peoples Committee of the commune, ward or township for consideration and recognition of membership of the reconciliation team.

Article 9.- Revocation of member of reconciliation team

1. Revocation of member of a Reconciliation Team shall be effected in the following cases:

a/ Committing acts of violation of law;

b/ Committing acts contrary to social ethics;

c/ Lack of enthusiasm for reconciliation work;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Basing itself on the minutes of the meeting of the people, or the meeting of family heads, the results of the opinion polls of family heads on the revocation of the membership of the reconciliation team presided over by the heads of the hamlet, village or street quarter, the Judiciary Committee shall make a written proposal to the president of the Peoples Committee of the same level for consideration and decision on revocation.

Article 10.- Head of reconciliation team

1. The head of the reconciliation team is the person in charge of the team who also takes part in reconciliation activities in his or her capacity as a member of the team.

2. The head of the reconciliation team has the following powers and tasks:

a/ To assign tasks, regulate and coordinate the activities of the team members, to coordinate with the other reconciliation teams in raising the professional standard and in the reconciliation activities to solve disputes related to the operational area of these reconciliation teams.

b/ To organize regular and irregular meetings to draw experiences in reconciliation work and to make proposals to the Peoples Committee of the commune, ward or township on measures to increase the efficiency of reconciliation work, to supply documents and information aimed at raising the reconciliation skill;

c/ To make regular and irregular reports on reconciliation work to the Peoples Committee of the commune, ward or township and to the Fatherland Front Committee of the same level;

d/ To represent the reconciliation team in its relations with the head of the village or hamlet, the head of the street population group, the population grouping and State agencies, socio-political organizations at the grassroots.

Article 11.- Member of the reconciliation team

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To conduct reconciliation in disputes according to the stipulations of Clause 1, Article 4 of this Decree;

2. Through reconciliation activities to educate and urge the population to strictly observe law;

3. With regard to disputes, which though not under the scope of reconciliation work, might affect security and order in the locality, the members of the reconciliation team must report to the Peoples Committee of the commune, ward or township for consideration and adoption of measures of settlement.

Chapter III

RECONCILIATION ACTIVITIES

Article 12.- Conducting reconciliation

Reconciliation shall be effected or organized by members of the reconciliation team in the following cases

1. Members of the reconciliation team shall take the initiative in conducting reconciliation or shall invite persons outside the team to conduct reconciliation on their own initiative if these persons directly witness or are in the know of the dispute;

2. Acting by assignment of the head of the reconciliation team;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. At the request of one or both disputing parties.

Article 13.- Time and place to conduct reconciliation

1. Reconciliation shall be conducted at the time requested by the involved parties or on the initiative of members of the reconciliation team.

Reconciliation can be conducted on the initiative of a member of the reconciliation team right at the time when the dispute takes place if such member is a witness and deems it necessary to conduct reconciliation immediately.

2. Members of the reconciliation team shall choose a place convenient for reconciliation and suited to the aspiration of the parties.

Article 14.- Reconciliator

1. Reconciliation may be conducted by one or a number of members of the reconciliation team.

2. Members of the reconciliation team may invite persons outside the team to conduct reconciliation or to join them in the reconciliation. The invitee may be one with a certain level of juridical education or social knowledge or holding some prestige for the disputing parties. In specific cases, the invitee may be a relative or friend or neighbor of one or both parties, an elderly person or person who clearly knows the cause of the dispute.

3. The member of the reconciliation team shall not conduct reconciliation if he/she is related to the affair subject to reconciliation or for other personal reasons which cannot ensure impartiality in reconciliation or shall not bring reconciliation to success.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- Reconciliation of disputes between involved persons living in different population groupings

In case the parties to the dispute live in population groupings with different reconciliation teams, these teams shall coordinate with one another to conduct reconciliation. This coordination shall be effected by:

1. The head of the team or a person assigned by the head of the team.

2. Members of the team who are the reconciliators may directly coordinate with one another but they must report this coordination immediately to the head of the team.

Article 16.- Conclusion of reconciliation

1. Reconciliation shall conclude after the parties have reached agreement and voluntarily carry out this agreement.

In case of difficulty in carrying out the agreement, members of the reconciliation team shall motivate and persuade the parties to carry it out and may propose to the head of the hamlet, village or street quarter or ask the Peoples Committee of the commune, ward or township to create conditions for the parties to voluntarily carry out the agreement.

2. In cases where the parties cannot agree with each other and the continuation of reconciliation cannot bring the desired result, the members of the reconciliation team shall guide the parties to fill the necessary procedures for proposing that the competent State agency settle the affair. For complicated disputes where contradictions between the parties are acute and might affect security and order in the population center, the members of the Reconciliation Team shall report to the head of the Team and propose that the competent agency take measures for settlement.

Chapter IV

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17.- Commendation

1. A reconciliation team or a member of the team that records good achievements in reconciliation shall be commended.

Concerning the commendation at the commune, ward or township, the Judiciary Committee shall coordinate with the Working Committee for Front work to draw up a list of the persons to be commended on the basis of the judgement by the reconciliation teams and propose it to the President of the Peoples Committee of the commune, ward or township for commendations.

The Judiciary Section shall draw up a list of the persons eligible for commendations at the district level and submit it to the President of the district Peoples Committee for commendations.

The provincial/municipal Justice Service shall report to the Peoples Committee of the province or centrally-run city and organize the commendations at the provincial level; and report to the Ministry of Justice on the emulation and commendation work in order to organize the commendation at the ministerial level.

2. State agencies, socio-political organizations, social organizations and individuals that record meritorious achievements in the building and consolidation of the organization and raising the effectiveness of reconciliation at the grassroots shall be commended.

Article 18.- Handling of violations

Those who take acts of violating the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots and this Decree and other stipulations of law concerning reconciliation at the grassroots shall, depending on the extent of the violation, be disciplined, sanctioned administratively or examined for penal liability under provisions of law.

Chapter V

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 19.- Recognition of reconciliation teams set up before the effective date of the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots.

Reconciliation teams set up before the Ordinance on the Organization and Activities of Reconciliation at the Grassroots takes effect shall be consolidated, perfected, recognized and allowed to continue their operations by the People’s Committees of the commune, ward or township where the reconciliation teams operates.

Article 20.- Implementation effect

This Decree take effect 15 days after its signing.

The Ministry of Justice shall have to guide the implementation of this Decree.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 Hướng dẫn Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


31.431

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.57.187
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!