Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 297/KH-UBND 2021 tiêm vắc xin phòng COVID 19 liều bổ sung Hà Nội

Số hiệu: 297/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 23/12/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 297/KH-UBND

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19 LIỀU BỔ SUNG VÀ LIỀU NHẮC LẠI

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19; Thông báo số 327/TB-VPCP ngày 08/12/2021 của Văn phòng Chính phủ kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về vắc xin, thuốc điều trị COVID-19; Quyết định số 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế về ban hành Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 giai đoạn 2021-2022; Công văn số 10225/BYT-DP ngày 01/12/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại; Công văn số 10722/BYT-DP ngày 17/12/2021 của Bộ Y tế về việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều cơ bản và nhắc lại; Kế hoạch số 243/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc thực hiện quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” trên địa bàn Thành phố; Chỉ thị số 25/CT-UBND ngày 17/12/2021 của UBND Thành phố về triển khai thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong dịp Lễ cuối năm 2021, đầu năm 2022; Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại cho người dân trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Củng cố, tăng cường miễn dịch phòng bệnh COVID-19 cho người dân sinh sống, học tập và lao động trên địa bàn Thành phố.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trên 95% người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng đã được tiêm đủ liều cơ bản vắc xin phòng COVID-19 hoặc người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V sẽ được tiêm 01 mũi bổ sung vắc xin phòng COVID-19.

- Trên 95% người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc bổ sung sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 (ưu tiên tiêm trước cho người có tình trạng suy giảm miễn dịch, người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên và lực lượng tuyến đầu chống dịch).

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng khi sử dụng vắc xin phòng COVID-19.

II. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

1. Nguyên tắc

- Huy động sự vào cuộc của tất cả các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban, ngành, đoàn thể,... Trong đó, nòng cốt là lực lượng y tế cơ sở cùng các cơ sở y tế trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn tham gia chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.

- Tổ chức triển khai tiêm chủng ngay sau khi tiếp nhận vắc xin đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu.

- Đảm bảo tỷ lệ bao phủ cao, an toàn, hiệu quả.

2. Thời gian:

Từ tháng 12/2021 đến tháng 06/2022.

3. Đối tượng triển khai

Người từ 18 tuổi trở lên, đã tiêm đủ liều cơ bản (tiêm 1 mũi hoặc 2 mũi hoặc 3 mũi tùy loại vắc xin); tuy nhiên, với từng mũi tiêm có những yêu cầu cụ thể sau:

- Đối với liều bổ sung: Đảm bảo khoảng cách sau liều cơ bản từ 28 ngày đến 03 tháng, gồm các nhóm đối tượng:

+ Người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng như: người cấy ghép tạng, ung thư, HIV, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch hoặc đã điều trị trong vòng 06 tháng...

+ Người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin của hãng Sinopharm hoặc vắc xin Sputnik V.

+ Ưu tiên tiêm trước cho người từ 50 tuổi trở lên.

- Đối với liều nhắc lại: Đảm bảo khoảng cách đối với liều cơ bản hoặc liều bổ sung ít nhất 03 tháng, bao gồm các đối tượng:

+ Người đã tiêm hoặc chưa tiêm liều bổ sung.

+ Ưu tiên: Người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế.

4. Phạm vi triển khai:

Triển khai trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội.

5. Loại vắc xin

Sử dụng vắc xin đã được Bộ Y tế phê duyệt để tiêm bổ sung và nhắc lại, liều lượng theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cho phép.

5.1. Tiêm liều bổ sung vắc xin phòng COVID-19

- Loại vắc xin: cùng loại với liều cơ bản hoặc vắc xin mRNA.

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi bổ sung sau mũi cuối cùng của liều cơ bản từ 28 ngày đến dưới 03 tháng.

5.2. Tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19

- Loại vắc xin: nếu các mũi tiêm cơ bản hoặc bổ sung cùng loại vắc xin thì tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA; nếu trước đó đã tiêm các loại vắc xin khác nhau thì tiêm mũi nhắc lại bằng vắc xin mRNA. Nếu tiêm liều cơ bản hoặc bổ sung là vắc xin của hãng Sinopharm thì có thể tiêm mũi nhắc lại cùng loại đó hoặc vắc xin mRNA hoặc vắc xin véc tơ vi rút (vắc xin AstraZeneca).

- Khoảng cách: tiêm 01 mũi nhắc lại ít nhất 03 tháng sau mũi cuối cùng của liều cơ bản hoặc liều bổ sung.

6. Hình thức triển khai

- Tổ chức tiêm theo thứ tự ưu tiên và tiêm chủng miễn phí cho tất cả các đối tượng trên.

- Tổ chức theo hình thức tiêm chủng chiến dịch tại các các cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động theo Phương án số 170/PA-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức tiêm chủng theo hình thức tiêm chủng thường xuyên.

7. Lộ trình triển khai

- Tiêm cho đối tượng theo thứ tự ưu tiên và theo tiến độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.

- Triển khai tiêm ngay khi tiếp nhận vắc xin.

- Dự kiến triển khai từ tháng 12/2021 đến tháng 06/2022 theo tình hình dịch cũng như mức độ cung ứng vắc xin của Bộ Y tế.

III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Công tác chỉ đạo

- Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng kế hoạch chỉ đạo các Sở, ngành và quận, huyện, thị xã triển khai công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại.

- Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch tiêm chủng để chỉ đạo tổ chức tiêm chủng trên địa bàn.

2. Truyền thông về triển khai vắc xin phòng COVID-19

- Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội xây dựng Kế hoạch truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại; hình thức truyền thông đa dạng qua các thông điệp, phóng sự, tài liệu truyền thông thông tin về việc cần thiết của tiêm phòng bổ sung và nhắc lại vắc xin phòng COVID-19 sẽ củng cố và tăng cường miễn dịch.

- Chủ động cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí để tuyên truyền cho người dân về lợi ích của vắc xin, lịch tiêm chủng, tính an toàn của vắc xin, các sự cố bất lợi sau tiêm.

- Xây dựng phương án kịp thời xử lý với các tình huống khủng hoảng truyền thông liên quan đến chiến dịch tiêm chủng (nếu có).

- Tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa chất lượng truyền thông tại các đường dây nóng (của Thành phố, của Ban Chỉ đạo các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn) và tổng đài trả lời tự động để tư vấn, hướng dẫn tiêm chủng cho Nhân dân.

3. Tập huấn cho cán bộ y tế về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

- Tập huấn về mục đích, nội dung, cách thức tổ chức tiêm chủng, giám sát tiêm chiến dịch vắc xin COVID-19 mũi nhắc lại và bổ sung cho 100% cán bộ tham gia công tác chỉ đạo, giám sát.

- Tập huấn về xây dựng kế hoạch chi tiết, điều tra lập danh sách đối tượng, tiếp nhận, bảo quản, hướng dẫn sử dụng vắc xin, tổ chức điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn, phòng và xử trí phản vệ, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng, thống kê báo cáo.

4. Công tác tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng

- Luôn đảm bảo đủ trang thiết bị vận chuyển, bảo quản vắc xin, vật tư tiêm chủng.

- Việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát vắc xin và vật tư tiêm chủng phải tuân thủ theo đúng quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các hướng dẫn khác của Bộ Y tế.

5. Công tác điều tra đối tượng

- Song song với việc tiếp tục bao phủ mũi 2 cho người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội, căn cứ danh sách đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin, lập danh sách đối tượng cần tiêm bổ sung và nhắc lại theo đúng quy định.

- ng dụng công nghệ thông tin trong điều tra đối tượng cần tiêm chủng, tổng hợp đối tượng cần tiêm, nhập thông tin đối tượng và mũi tiêm lên phần mềm tiêm chủng COVID-19.

- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm công tác rà soát đối tượng và lập danh sách đối tượng cần tiêm chủng trên địa bàn.

6. Tổ chức buổi tiêm chủng

- Căn cứ đối tượng cần tiêm, tổ chức các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các điểm tiêm chủng lưu động tại trường học, bệnh viện, cơ quan,... hoặc huy động các điểm tiêm chủng tại bệnh viện, phòng khám trong và ngoài công lập, các bệnh viện Bộ, ngành đóng trên địa bàn, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ và tăng cường hỗ trợ nhân viên có chứng nhận an toàn tiêm chủng tăng cường tại các điểm tiêm.

- Triển khai các điểm tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo an toàn, chất lượng và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Tiêm chủng đúng đối tượng được lựa chọn, đảm bảo chất lượng và an toàn theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

- Tổ chức các đội cấp cứu kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng.

7. Giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng

Giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Khi xảy ra sự cố tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện điều tra, báo cáo, xử lý trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng theo quy định tại Nghị định số 104/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ, Thông tư số 34/2018/TT-BYT ngày 12/11/2018 của Bộ Y tế và Công văn số 3886/BYT-DP ngày 11/5/2021 của Bộ Y tế về việc Hướng dẫn giám sát sự cố bất lợi sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.

8. Quản lý bơm kim tiêm và rác thải y tế sau tiêm chủng

Thực hiện hủy lọ vắc xin sau khi sử dụng và bơm kim tiêm theo quy định tại văn bản số 102/MT-YT ngày 04/3/2021 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản chất thải y tế trong tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, Công văn số 5679/BYT-MT ngày 21/7/2021 về việc tiếp tục quản lý xử lý vỏ lọ vắc xin COVID-19 và theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.

9. Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo

- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, tổ chức tiêm chủng.

- Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng, chống dịch bệnh COVID-19

- Xây dựng Kế hoạch và chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ngành, các thành viên Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch COVID-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Tổ chức họp báo thông tin về tình hình tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch COVID-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại trên địa bàn thành phố Hà Nội cho cơ quan thông tin truyền thông.

2. Sở Y tế: Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội phòng chống dịch COVID-19

- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tiêm phù hợp với tình hình dịch COVID-19 và triển khai thực hiện việc tiếp nhận, sử dụng vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch của Bộ Y tế (theo từng đợt phân bổ).

- Chỉ đạo và hướng dẫn tiếp nhận bảo quản vắc xin, tổ chức buổi tiêm tại các cơ sở, giám sát sự cố bất lợi sau tiêm chủng và kế hoạch truyền thông về tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và mũi nhắc lại, biểu mẫu lập danh sách đối tượng cần tiêm, thu thập ý kiến đối tượng tiêm chủng, biểu mẫu báo cáo, theo dõi tiến độ triển khai kế hoạch sau khi phê duyệt.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành đoàn thể liên quan trong hoạt động truyền thông, xây dựng nội dung thông điệp truyền thông, thông cáo báo chí, phóng sự truyền thông về chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại. Chủ động cung cấp thông tin về triển khai Kế hoạch để công tác thông tin, truyền thông kịp thời, hiệu quả.

- Chỉ đạo các đơn vị trong Ngành thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn trong công tác triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và nhắc lại; tổ chức tiêm, giám sát và xử trí sự cố bất lợi sau tiêm, thống kê báo cáo theo quy định...

- Kiểm tra công tác tổ chức các đợt tiêm vắc xin phòng COVD-19 mũi bổ sung và nhắc lại trước, trong và sau tiêm.

- Tổng hợp báo cáo tình hình triển khai chiến dịch về Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân Thành phố.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Sở Y tế và Sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động truyền thông; hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền về mục đích, tầm quan trọng, đối tượng ưu tiên, mục tiêu của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại; thông tin về nội dung và công tác triển khai kế hoạch trên địa bàn Thành phố.

4. Sở Tài chính

- Căn cứ Kế hoạch được UBND Thành phố phê duyệt, trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế, Sở Tài chính phối hợp Sở Y tế tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố về nguồn nguồn kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch.

- Hướng dẫn thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

5. Các Sở, ngành

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với ngành Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong tổ chức triển khai tiêm chủng.

6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã

- Xây dựng kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi bổ sung và nhắc lại, chịu trách nhiệm về việc tổ chức tiêm vắc xin trên địa bàn.

- Huy động các ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác rà soát lập danh sách đối tượng cần tiêm theo thứ tự ưu tiên theo đúng quy định, phối hợp trong tổ chức triển khai tiêm chủng, truyền thông, vận động cho chiến dịch.

- Chỉ đạo UBND các phường, xã tổ chức rà soát đối tượng cần tiêm chủng, chịu trách nhiệm về lập danh sách đối tượng cần tiêm vắc xin phòng COVID-19 của các đơn vị cơ quan, các nhóm nguy cơ đóng trên địa bàn, phê duyệt danh sách đối tượng cần tiêm theo thứ tự ưu tiên tại địa phương. Phối hợp các ban, ngành với các đơn vị Y tế trên địa bàn tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 theo kế hoạch.

- Huy động sự tham gia của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội địa phương tới tận các Tổ dân phố, thôn, xóm... tham gia trong công tác tuyên truyền, tổ chức, đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm tiêm chủng.

- Tổ chức công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêm chủng.

- Bố trí kinh phí cho việc triển khai tại địa phương.

- Tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Y tế).

7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể

- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức, kiểm tra giám sát việc triển khai công tác tiêm chủng.

- Tổ chức truyền thông sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về đối tượng tiêm chủng, lợi ích, ý nghĩa của việc tiêm vắc xin phòng COVID-19.

V. KINH PHÍ

- Nguồn ngân sách Thành phố đảm bảo kinh phí cho công tác vận chuyển và bảo quản vắc xin từ tuyến Trung ương về Thành phố và từ Thành phố về các quận, huyện, thị xã.

- Nguồn ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo các kinh phí khác để triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn bao gồm: vật tư tiêu hao, trang thiết bị, vật tư phòng hộ; kinh phí tập huấn, truyền thông; kinh phí in ấn biểu mẫu, báo cáo; kinh phí thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý chất thải; kinh phí cho các lực lượng tham gia theo quy định; kinh phí khác phát sinh khi triển khai chiến dịch tiêm chủng trên địa bàn; (trường hợp ngân sách quận, huyện, thị xã không tự cân đối đảm bảo chi cho việc triển khai công tác tiêm chủng trên địa bàn, UBND quận, huyện, thị xã báo cáo Sở Tài chính để tổng hợp, tham mưu UBND Thành phố xem xét, quyết định).

- Nguồn từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

- Nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.

- Nguồn do các tổ chức, cá nhân sử dụng vắc xin tự nguyện chi trả.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua Sở Y tế để tổng hợp).

 


Nơi nhận:
- Đồng chí Bí thư Thành ủy;
- Bộ Y tế;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố HN;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PT&THHN, Báo: HNM, KT&ĐT, ANTĐ,

TTXVN-Phân xã HN;
- VPUB: CVP, các PCVP;

Phòng KGVX, KT, ĐT, NC, TKBT;
- Lưu VT, KGVX
AN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 297/KH-UBND ngày 23/12/2021 triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại do Thành phố Hà Nội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.476

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.254.35
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!