Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 66/2008/QĐ-BNN Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Bùi Bá Bổng
Ngày ban hành: 26/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 66/2008/QĐ-BNN

Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Pháp lệnh Thú y ngày 29 tháng 4 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thú y;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo Chính phủ và thay thế Quyết định số 62/2002/QĐ/BNN ngày 11 tháng 7 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành kèm theo Quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Thú y, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN & PTNT;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi - Bộ NN & PTNT;
- Sở NN &PTNT, Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc Cục Thú y;
- Lưu: VT, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Bá Bổng

 

QUY ĐỊNH

VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định về điều kiện thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, thủ tục đăng ký và công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động thú y trong vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

a) Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh để cung cấp động vật, sản phẩm động vật cho tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu gồm: Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh của một loài động vật đối với một bệnh hoặc nhiều bệnh; Vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh của nhiều loài động vật đối với một bệnh hoặc nhiều bệnh;

b) Động vật, sản phẩm động vật trong Quy định này theo khoản 1, 2 Điều 3 của Pháp lệnh Thú y, trừ động vật lưỡng cư; cá, giáp xác, nhuyễn thể, động vật có vú sống dưới nước và các loại động vật thuỷ sinh khác.

2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động liên quan đến chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y; mua bán, giết mổ động vật; sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; vận chuyển động vật và sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Vùng an toàn dịch bệnh là vùng lãnh thổ (một huyện hay nhiều huyện; một tỉnh hay nhiều tỉnh) được xác định, ở đó không xảy ra ca bệnh nào trong thời gian quy định cho từng bệnh hoặc nhiều bệnh và các hoạt động về thú y phải đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ. Kiểm soát được nguồn gốc động vật và sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

2. Cơ sở an toàn dịch bệnh là cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm (trại, nông trường, xí nghiệp) hoặc một xã, một phường mà ở đó không xảy ra ca bệnh nào trong thời gian quy định cho từng bệnh và các hoạt động chăn nuôi, thú y đảm bảo kiểm soát được dịch bệnh, kiểm soát được việc xuất, nhập động vật, sản phẩm động vật.

3. Vùng đệm là vùng tiếp giáp với vùng an toàn, phạm vi của vùng đệm có bán kính tính từ chu vi vùng an toàn dịch bệnh là 10 km đối với bệnh LMLM, 5 km đối với bệnh Dịch tả lợn, 3 km đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle, 1 km đối với các bệnh khác.

Phạm vi vùng đệm của cơ sở an toàn dịch bệnh có bán kính tính từ chu vi cơ sở an toàn dịch bệnh là 5 km đối với bệnh LMLM, 3 km đối với bệnh Dịch tả lợn, 2 km đối với bệnh Cúm gia cầm và Newcastle, 0,5 km đối với các bệnh khác.

4. Ổ dịch là nơi đang có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm của động vật thuộc Danh mục các bệnh phải công bố dịch hoặc Danh mục các bệnh nguy hiểm của động vật.

5. Giám sát dịch bệnh là việc theo dõi, kiểm tra, đánh giá tính chất, nguyên nhân xuất hiện, phương thức lây lan bệnh trong suốt quá trình chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ động vật, sơ chế, kinh doanh sản phẩm động vật.

6. Điều kiện vệ sinh thú y là những yêu cầu, tiêu chuẩn về địa điểm, vị trí trang trại; chuồng nuôi, kho bảo quản, không khí, nước, môi trường; con giống, thức ăn chăn nuôi; dụng cụ chăn nuôi, chất thải theo quy định của Nhà nước.

Chương 2:

ĐIỀU KIỆN THÚ Y ĐỐI VỚI VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Điều 3. Điều kiện vệ sinh thú y (sau đây viết tắt là VSTY) đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Điều kiện về dịch bệnh đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh gia súc được quy định như sau:

a) An toàn đối với bệnh Lở mồm long móng (sau đây viết tắt là LMLM): không có dịch bệnh ít nhất 12 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu hủy hoặc sau 02 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh;

b) An toàn đối với bệnh Dịch tả lợn (sau đây viết tắt là DTL): không có dịch bệnh ít nhất 40 ngày kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị tiêu hủy, bị giết mổ bắt buộc hoặc sau 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng khỏi bệnh hoặc bị chết;

c) An toàn đối với bệnh Cúm gia cầm: không có dịch bệnh ít nhất 01 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu huỷ;

d) An toàn đối với bệnh Dại: không có dịch bệnh ít nhất 24 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị tiêu hủy, thực hiện nghiêm chỉnh điều 6,7,8

Chương II phòng chống bệnh dại của Nghị định 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật như: 100% số gia đình đăng ký nuôi chó với Ủy ban nhân cấp xã, 100% số chó được tiêm phòng vắc xin. Khi kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng có miễn dịch bảo hộ trên 80%, chủ vật nuôi phải thực hiện xích, nhốt hoặc giữ chó, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường không ảnh hưởng tới người xung quanh, kiểm tra huyết thanh không có vi rút Dại lưu hành trên đàn chó (tỷ lệ mẫu kiểm tra huyết thanh theo phụ lục 6);

đ) An toàn đối với bệnh Newcastle, Dịch tả vịt: không có dịch bệnh Newcastle, dịch bệnh Dịch tả vịt ít nhất 1 năm kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết hoặc bị xử lý;

e) An toàn đối với bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) thể độc lực cao: không có dịch bệnh ít nhất 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ; sau 1 năm đối với con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh (Kiểm tra huyết thanh âm tính với bệnh, tỷ lệ mẫu kiểm tra huyết thanh theo phụ lục 6);

f) An toàn đối với các dịch bệnh khác (Leptospirosis, Brucellois, Aujeszky, Gumboro, Marek…): không có dịch bệnh ít nhất 6 tháng kể từ khi con vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ; sau 1 năm đối với con vật mắc bệnh cuối cùng đã khỏi bệnh (kiểm tra huyết thanh âm tính với bệnh, tỷ lệ mẫu kiểm tra huyết thanh theo phụ lục 6).

2. Có thể xảy ra bệnh khác thuộc Danh mục phải công bố dịch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng dịch chỉ xảy ra lẻ tẻ, số lượng ít, không phát thành dịch và động vật mắc bệnh được xử lý kịp thời theo quy định.

3. Thực hiện đầy đủ các yêu cầu về thú y trong bản Quy định này đối với việc tiêm phòng, xét nghiệm bệnh, kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y giết mổ, sơ chế, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật, thức ăn chăn nuôi, khai báo dịch bệnh.

4. Đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh thú y theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hướng dẫn hiện hành của Cục Thú y đối với các cơ sở có hoạt động liên quan đến thú y quy định tại khoản 3 Điều 1 của Quy định này.

Điều 4. Quy định về việc khai báo dịch bệnh

1. Đối với vùng an toàn dịch bệnh là tỉnh, thành phố, huyện, quận, thị xã và cơ sở an toàn dịch bệnh là xã, phường:

a) Tổ chức, cá nhân trong thôn, ấp, bản, xã, phường, thị trấn, thị tứ có chăn nuôi, giết mổ động vật phải có sổ theo dõi tình hình chăn nuôi, dịch bệnh, giết mổ. Khi thấy động vật mắc bệnh hoặc chết do nghi mắc bệnh truyền nhiễm phải báo ngay cho Thú y xã, phường hoặc cơ quan Thú y và chính quyền sở tại, không được vận chuyển, bán, giết mổ, lưu thông trên thị trường.

Khi xẩy ra dịch bệnh đăng ký an toàn hoặc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như LMLM, DTL, Cúm gia cầm phải báo cáo ngay Thú y xã hoặc Trạm Thú y huyện theo chế độ báo cáo đột xuất 02 ngày/1 lần. Khi không có dịch xảy ra thì thực hiện chế độ báo cáo định kỳ 7 ngày/1 lần đối với các bệnh nguy hiểm như LMLM, DTL, Cúm gia cầm;

b) Ngoài báo cáo khi có dịch bệnh đột xuất, định kỳ hàng tháng Ban Thú y xã phải báo cáo Trạm thú y huyện, Trạm thú y huyện báo cáo Chi Cục Thú y tỉnh, Chi cục Thú y tỉnh báo cáo cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y (theo phụ lục 7, 8).

2. Đối với cơ sở an toàn dịch bệnh là cơ sở chăn nuôi:

a) Trại chăn nuôi có quy mô nhỏ thuộc địa bàn xã, phải báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Thú y xã;

b) Trại chăn nuôi tư nhân hoặc doanh nghiệp chăn nuôi có quy mô trung bình trở lên báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Trạm Thú y huyện;

c) Trại chăn nuôi thuộc tỉnh quản lý báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho Chi cục Thú y tỉnh;

d) Nông trường, trại chăn nuôi giống thuộc trung ương quản lý, báo cáo dịch bệnh trực tiếp cho cơ quan Thú y vùng và Cục Thú y.

3. Thú y xã, cơ quan Thú y nhận được khai báo dịch bệnh, phải kiểm tra xác minh ngay, trường hợp cần thiết phải lấy mẫu xét nghiệm hoặc gửi xét nghiệm bệnh. Trong trường hợp nghi mắc bệnh LMLM, DTL, Cúm gia cầm, Newcastle hoặc bệnh được đăng ký an toàn dịch bệnh thì phải báo cáo ngay cơ quan Thú y cấp trên.

Điều 5. Quy định về việc tiêm phòng

1. Chế độ tiêm phòng đối với từng bệnh, từng loài động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thực hiện theo Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Riêng đối với bệnh Cúm gia cầm phải áp dụng chế độ tiêm phòng trong chiến lược tiêm vắc xin Cúm gia cầm hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối với bệnh đăng ký an toàn, tỷ lệ tiêm phòng phải đạt trên 90% so với tổng đàn và 100% so với diện phải tiêm.

3. Đối với các bệnh khác như: Tụ huyết trùng trâu bò, Tụ huyết trùng lợn, Đóng dấu lợn, Nhiệt thán, Ung thán khí, Phó thương hàn, Lép tô (nơi có ổ dịch cũ) phải tiêm phòng theo quy định 6 tháng một lần, đạt tỷ lệ ≥ 80% so với diện tiêm. Kết quả tiêm phòng phải được ghi chép và báo cáo định kỳ theo phụ lục 7.

4. Đối với một số bệnh nguy hiểm như LMLM, Cúm gia cầm, DTL, Newcastle phải thực hiện việc giám sát sau mỗi đợt tiêm phòng để đánh giá hiệu quả của công tác tiêm phòng.

Điều 6. Quy định về việc kiểm dịch động vật

1. Kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, đặc biệt đối với động vật, sản phẩm động vật nhập vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, cụ thể:

a) Động vật, sản phẩm động vật được đưa vào vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh và phải có giấy chứng nhận kiểm dịch tại gốc của cơ quan Thú y có thẩm quyền;

b) Động vật phải được nuôi cách ly trong thời gian từ 15-30 ngày tuỳ theo từng bệnh, từng loài động vật tại khu cách ly trước khi cho nhập đàn.

2. Trong trường hợp để ngăn chặn dịch bệnh lây lan vào vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập các chốt kiểm dịch động vật trên các đường giao thông chính trong vùng đệm.

3. Chỉ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho động vật, sản phẩm động vật được lấy từ vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh hoặc từ cơ sở không có dịch bệnh và có xác nhận của cơ quan thú y sở tại.

Điều 7. Quy định về kiểm tra vệ sinh thú y và giết mổ động vật

1. Cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ động vật, con giống, thức ăn, nước uống phải được kiểm tra 2 lần/1 năm và phải đạt quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn quốc gia về vệ sinh thú y.

2. Việc giết mổ gia súc, gia cầm để kinh doanh phải được thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung, đủ điều kiện vệ sinh thú y và được cơ quan thú y kiểm soát giết mổ.

3. Việc buôn bán động vật, sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh phải được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chỉ lưu thông, buôn bán động vật, sản phẩm động vật đủ tiêu chuẩn vệ sinh thú y.

Điều 8. Quy định về chẩn đoán, xét nghiệm bệnh

1. Định kỳ tiến hành khảo sát, đánh giá về huyết thanh học, sự lưu hành của virut đối với bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sang người.

2. Khi có động vật mắc bệnh, chết mà nghi là bệnh dịch nguy hiểm, cơ quan thú y phải tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm ngay và có phiếu kết quả chẩn đoán kèm theo báo cáo dịch bệnh.

3. Kiểm tra, đánh giá khả năng đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm phòng, kiểm tra huyết thanh học đối với một số bệnh mang trùng như: bệnh LMLM, DTL, Lép tô, Sẩy thai truyền nhiễm, Lao, Bạch lỵ, CRD (được thực hiện theo quy định tại phụ lục 6) trước khi công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và kiểm tra định kỳ được thực hiện theo phân công, phân cấp về chẩn đoán của Cục Thú y.

4. Bảo vệ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh:

a) Khi đã được công nhận là vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn để mầm bệnh không xâm nhập vào do các yếu tố lây lan như gió, nguồn nước, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật, sự đi lại của con người, phương tiện giao thông;

b) Kiểm tra huyết thanh học định kỳ (được thực hiện theo quy định tại phụ lục 6).

Điều 9. Quy định về xử lý động vật mắc bệnh truyền nhiễm bệnh.

1. Thực hiện việc giết huỷ động vật mắc bệnh LMLM ngay khi phát hiện được

2. Xử lý động vật mắc bệnh Dịch tả lợn như sau:

a) Lợn có trọng lượng < 20 kg phải tiêu hủy bằng cách chôn hoặc đốt;

b) Lợn có trọng lượng > 20 kg phải giết mổ bắt buộc và thịt có thể sử dụng làm thực phẩm sau khi luộc chín. Phủ tạng và các sản phẩm khác phải tiêu huỷ.

3. Xử lý gia cầm mắc bệnh cúm gia cầm như sau:

Tiêu hủy cả đàn ngay khi phát hiện được bệnh, phải có trang thiết bị bảo hộ tránh để dịch lây lan và lây nhiễm sang người.

4. Thực hiện việc tiêu hủy, giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc các bệnh khác theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan Thú y phù hợp cho từng bệnh theo quy định của pháp luật Thú y.

5. Gia súc, gia cầm chết do các bệnh truyền nhiễm khác đều phải tiêu hủy.

Chương 3:

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ VÀ CÔNG NHẬN VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Điều 10. Thủ tục đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, chủ cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải lập hồ sơ đăng ký gồm:

1. Đơn đăng ký vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 1a, 1b);

2. Tờ trình về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh (theo mẫu quy định tại phụ lục 4a, 4b), bao gồm các nội dung sau:

a) Lập báo cáo mô tả vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh về địa điểm, địa lý tự nhiên, đặc điểm sản xuất chăn nuôi;

b) Hoạt động thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh. Mỗi vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có một tờ trình riêng.

Điều 11. Nơi đăng ký vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và thời hạn tiến hành

1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ sở chăn nuôi đăng ký xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh gửi hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 10 của Quy định này về Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Trong phạm vi 15 ngày, kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thú y cùng Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cơ sở chăn nuôi tiến hành lập dự án xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Điều 12. Thủ tục đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

Địa phương, cơ sở chăn nuôi đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải làm thủ tục như sau:

1. Lập hồ sơ đăng ký gồm:

a) Đơn đề nghị thẩm định (theo mẫu quy định tại phụ lục 2a, 2b);

b) Tờ trình về điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đã được xây dựng.

2. Hồ sơ đăng ký nộp về Cục Thú y

Trong phạm vi 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Cục Thú y thẩm định điều kiện vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và trả lời kết quả.

Nếu đủ điều kiện thì sau 15 ngày các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh cho địa phương theo quy định tại Điều 15 của Quy định này.

Trong trường hợp thẩm định là chưa đủ điều kiện là vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh thì địa phương, cơ sở có thể đề nghị thẩm định lại sau khi đã sửa chữa, khắc phục những nội dung chưa đạt yêu cầu trong lần thẩm định trước.

Điều 13. Thành lập đoàn thẩm định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Cục Thú y có trách nhiệm quyết định thành lập đoàn thẩm định.

2. Thành phần đoàn thẩm định do Cục trưởng Cục Thú y quyết định gồm các cán bộ thuộc các đơn vị chuyên môn kỹ thuật thú y có liên quan đến nội dung thẩm định.

Điều 14. Nhiệm vụ của đoàn thẩm định

1. Kiểm tra các điều kiện của vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đề nghị được công nhận.

2. Đánh giá về tình hình dịch bệnh, vận chuyển gia súc trong vùng và xuất, nhập với các địa phương, nước khác.

3. Xác định khả năng của các cơ quan có trách nhiệm đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

4. Lập báo cáo kết quả thẩm định và kiến nghị ở một trong các mức sau đây:

a) Mức A: đạt đầy đủ tiêu chuẩn về nội dung kiểm tra đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh, có số điểm thẩm định từ 70-100 điểm, đề nghị công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh;

b) Mức B: đạt tiêu chuẩn chưa đầy đủ, có số điểm thẩm định từ 50-69 điểm, cần hoàn thành những nội dung theo yêu cầu của đoàn thẩm định để đề nghị thẩm định lại;

c) Mức C: không đạt tiêu chuẩn, có số điểm thẩm định dưới 50 điểm, cần tiếp tục các hoạt động xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

Điều 15. Thẩm quyền cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

Trên cơ sở báo cáo kết quả của Đoàn thẩm định, Cục Thú y có trách nhiệm xem xét và cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với vùng, cơ sở đủ điều kiện theo quy định.

Điều 16. Quản lý vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh có giá trị 02 năm kể từ ngày cấp đối với bệnh LMLM, Dịch tả lợn; 01 năm đối với bệnh Rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS), Newcastle, Dịch tả vịt, Gumboro, CRD, Bạch lỵ và 6 tháng đối với Bệnh cúm gia cầm và được Cục Thú y thông báo cho các tỉnh, thành phố trong phạm vi cả nước.

Trước khi hết thời hạn 2 tháng đơn vị phải có đơn đề nghị thẩm định lại gửi về Cục Thú y. Nếu trong thời gian được cấp giấy công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở ATDB không đảm bảo các yêu cầu theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy.

2. Cục Thú y tổ chức thẩm định lại vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh trong phạm vi 15 ngày kể từ ngày nhận đơn đề nghị thẩm định, với các nội dung sau:

a) Điều kiện vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi;

b) Kiểm tra huyết thanh học các bệnh đăng ký an toàn và các bệnh truyền lây sang người;

c) Kiểm tra công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Cục Thú y chịu trách nhiệm:

a) Hướng dẫn, chỉ đạo các Chi cục Thú y trong việc xây dựng và quản lý các hoạt động đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh;

b) Thẩm định vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh;

c) Ra quyết định công nhận vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh;

d) Giám sát, kiểm tra, thanh tra các vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

a) Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh ở địa phương;

b) Đầu tư kinh phí cho các hoạt động về thú y và các hoạt động khác trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

3. Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm:

a) Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện và cơ sở chăn nuôi trong việc lập hồ sơ, phối hợp với các cơ quan hữu quan ở địa phương, cơ sở chăn nuôi xây dựng, quản lý vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh và thực hiện các nội dung chuyên môn kỹ thuật thuộc thẩm quyền;

b) Thành lập đoàn thẩm định và đề nghị Cục Thú y công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo phân công của Cục Thú y;

c) Giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy trình về vệ sinh thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

3. Các đơn vị được Cục Thú y cử thẩm định, chẩn đoán xét nghiệm đối với các vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận của mình.

Điều 18. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến chăn nuôi thú y trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh

1. Các cơ sở chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, giết mổ động vật, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trong vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải tuân theo các quy định của pháp luật về thú y đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

2. Tổ chức, cá nhân ở các vùng khác có các hoạt động liên quan đến vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh phải chấp hành các quy định áp dụng đối với vùng an toàn dịch bệnh, cơ sở an toàn dịch bệnh.

 

PHỤ LỤC 1A:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

ĐƠN ĐĂNG KÝ

XÂY DỰNG VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Kính gửi1:……………………………………………………………………….

Tên tôi là2:............................................ Chức vụ:...............................................................

Đại diện3:...........................................................................................................................

Địa chỉ...............................................................................................................................

Điện thoại:........................................... Fax:......................................................................

Xin đăng ký xây dựng vùng, cơ sở ATDB: (tên vùng, cơ sở chăn nuôi)…………..  Quy mô4:..

An toàn về bệnh5:................................. đối với loài động vật là:.........................................

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... .

 

 

..........., ngày… tháng… năm 200…
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu)6

__________

1 Theo điều 11,12 của Quy định này.

2 Theo điều 11 của Quy định này.

3 Tên cơ quan của người làm đơn hoặc tên cơ sở chăn nuôi.

4 Theo điều 1 của Quy định này.

 

PHỤ LỤC 1B:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008 /QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

ĐƠN ĐĂNG KÝ

XÂY DỰNG CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT

Kính gửi1:……………………………………………………………………….

Tên tôi là2:............................................ Chức vụ:...............................................................

Đại diện3:...........................................................................................................................

Địa chỉ...............................................................................................................................

Điện thoại:........................................... Fax:......................................................................

Đề nghị đăng ký xây dựng cơ sở ATDB: (tên cơ sở chăn nuôi)………….. Quy mô4:...............

An toàn về bệnh5:................................. đối với loài động vật là:.........................................

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... .

 

 

..........., ngày… tháng… năm 200…
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu)6

__________

1 Theo điều 11,12 của Quy định này

2 Theo điều 11 của Quy định này

3 Tên cơ quan của người làm đơn hoặc tên cơ sở chăn nuôi

4 Theo điều 1 của Quy định này

5 Theo điều 1 của Quy định này

6 Ghi rõ họ tên, đóng dấu ( đối với cơ sở có sử dụng con dấu)

 

PHỤ LỤC 2A:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH

VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH

Kính gửi1:……………………………………………………………………….

Họ và tên:............................................ Chức vụ:...............................................................

Đại diện:............................................................................................................................

Địa chỉ...............................................................................................................................

Điện thoại:........................................... Fax:......................................................................

Đề nghị thẩm định vùng ATDB: (tên vùng ATDB)..................................................................

Quy mô:............................................................................................................................

An toàn về bệnh:.................................. đối với loài động vật là:.........................................

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... .

Đăng ký xây dựng vùng ATDB từ ngày ….. tháng …….. năm ………..

 

 

..........., ngày… tháng… năm 200…
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu)

__________

1 Theo điều 12 của Quy định này.

 

PHỤ LỤC 2B:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH

CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Kính gửi1:……………………………………………………………………….

Họ và tên:............................................ Chức vụ:...............................................................

Đại diện:............................................................................................................................

Địa chỉ...............................................................................................................................

Điện thoại:........................................... Fax:......................................................................

Đề nghị thẩm định vùng ATDB: (tên cơ sở chăn nuôi)...........................................................

Quy mô:............................................................................................................................

An toàn về bệnh:.................................. đối với loài động vật là:.........................................

.........................................................................................................................................

......................................................................................................................................... .

Đăng ký xây dựng cơ sở ATDB từ ngày ….. tháng …….. năm ………..

 

 

..........., ngày… tháng… năm 200…
Người làm đơn
(ký tên, đóng dấu)

__________

1 Cơ quan Thú y sẽ phê duyệt đơn

 

PHỤ LỤC 3:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
CỤC THÚ Y
-----

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………/BB-TY

..........., ngày… tháng… năm 200…

 

BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH

VÙNG, CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

1. Cơ quan tiến hành thẩm định: Cục Thú y

Gồm có:

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:...............................................................

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:...............................................................

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:...............................................................

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:...............................................................

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:...............................................................

2. Cơ sở được thẩm định:

Gồm có:

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:................................................................

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:................................................................

- Ông (bà):........................................... Chức vụ:................................................................

3. Nội dung thẩm định:

a. Cơ sở chăn nuôi:

- Điều kiện chuồng trại.

- Tình hình vệ sinh thú y.

b. Cơ sở giết mổ

- Điều kiện vệ sinh thú y

- Các giấy tờ có liên quan đến các trường hợp giết mổ bắt buộc, biên bản mổ khám

c. Động vật:

 

PHỤ LỤC 3:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

- Chủng loại, số lượng.

- Tình trạng sức khoẻ.

- Hợp đồng, hồ sơ tiêm phòng.

- Phiếu kết quả xét nghiệm bệnh

- Phiếu kết quả xét nghiệm kiểm tra độ miễn dịch

- Phiếu kết quả xét nghiệm khác

- Giấy tờ kiểm dịch

d. Báo cáo dịch tễ trong vùng.

4. Nhận xét - kết luận:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

 

ĐẠI DIỆN CƠ SỞ ĐƯỢC THẨM ĐỊNH                            ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

 

PHỤ LỤC 4A:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

TỜ TRÌNH

VỀ ĐIỀU KIỆN VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH1

Tên vùng ATDB:.................................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:.......................................................  Fax:.........................................................

1. Mô tả vùng ATDB2

1.1. Địa điểm vùng ATDB

1.2. Địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội

1.3. Đặc điểm sản xuất chăn nuôi

2. Hoạt động thú y trong vùng ATDB

2.1. Thực trạng về tổ chức, quản lý, hoạt động thú y trong vùng ATDB

2.2. Kế hoạch về thú y để thực hiện việc xây dựng vùng ATDB

 

 

..........., ngày… tháng… năm 200…
Đại diện vùng ATDB
(ký tên, đóng dấu)

___________________

1 Gửi kèm đơn xin đăng ký xây dựng vùng ATDB.

2 Theo 2.2 phần III Hướng dẫn thực hiện.

 

PHỤ LỤC 4B:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

TỜ TRÌNH

VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH1

Họ và tên chủ cơ sở:..........................................................................................................

Địa chỉ:..............................................................................................................................

Điện thoại:.......................................................   Fax:.........................................................

1. Mô tả cơ sở ATDB2

1.1. Địa điểm cơ sở ATDB

1.2. Địa lý tự nhiên - kinh tế - xã hội

1.3. Đặc điểm sản xuất chăn nuôi

2. Hoạt động thú y trong cơ sở ATDB

2.1. Thực trạng về tổ chức, quản lý, hoạt động thú y trong cơ sở ATDB

2.2 Kế hoạch về thú y để thực hiện việc xây dựng cơ sở ATDB

 

..........., ngày… tháng… năm 200…
Đại diện cơ sở ATDB
(ký tên, đóng dấu)

___________________

1 Gửi kèm đơn xin đăng ký xây dựng cơ sở ATDB

2 Theo điều 10 chương III của bản Quy định này

 

PHỤ LỤC 5:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

TỜ TRÌNH

VỀ ĐIỀU KIỆN CƠ SỞ AN TOÀN DỊCH BỆNH

Họ và tên chủ cơ sở chăn nuôi:..........................................................................................

.........................................................................................................................................

Địa chỉ:............................................................ Điện thoại:.................................................

1. Mô tả vị trí địa lý

- Tổng diện tích đất tự nhiên.................................................................................................

- Vùng tiếp giáp xung quanh.................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

2. Cơ sở vật chất

- Hàng rào (tường) ngăn cách:                           Có…… Không……

- Khu hành chính gồm:   Phòng thường trực       Có…… Không……

Phòng giao dịch:           Có…… Không……

- Khu chăn nuôi: Ví dụ: Số nhà nuôi lợn nái…………………...      Tổng diện tích……………..…

Số nhà nuôi lợn đực giống……………    Tổng diện tích……………..…

Số nhà nuôi lợn thịt, lợn choai………..    Tổng diện tích……………..…

- Khu nhà kho:   Có kho thức ăn riêng biệt với diện tích …………………………………………….

Có kho chứa dụng cụ, phương tiện chăn nuôi với diện tích ..............................

- Khu xử lý chất thải: Bể hoặc nơi tập trung chất thải: Có…… Không……

(Nếu có mô tả hệ thống xử lý chất thải)

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

- Khu cách ly:    Cách ly gia súc mới nhập:         Có…… Không……

                        Cách ly gia súc bệnh:                Có…… Không……

(Nếu có mô tả quy mô, khoảng cách với khu khác).

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Khu tiêu huỷ gia súc bệnh:                               Có…… Không……

- Quần áo, ủng, mũ dùng trong khu chăn nuôi:    Có…… Không……

- Phòng thay quần áo:                                       Có…… Không……

- Phòng tắm sát trùng trước khi vào khu chăn nuôi: Có…… Không……

(Nếu có mô tả phòng tắm, hoá chất sát trùng).

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Hố sát trùng ở cổng trước khi vào trại:                         Có…… Không……

(Nếu có mô tả, hoá chất sát trùng).

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

3. Quy mô, cơ cấu đàn, sản phẩm, sản lượng

- Quy mô: Tổng đàn:..........................................................................................................

- Cơ cấu đàn: Ví dụ:      Lợn nái ……………con

Lợn đực giống ……con

Lợn con theo mẹ: sơ sinh đến 2 tháng tuổi (theo mẹ).

Lợn con > 2 tháng đến < 4 tháng (lợn choai):...................................

Lợn thịt > 4 tháng:..........................................................................

- Sản phẩm bán ra: (loại gia súc gì). ....................................................................................

- Sản lượng hàng năm đối với mỗi loại sản phẩm:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

4. Nguồn nhân lực

- Người quản lý:.................................................................................................................

- Số công nhân chăn nuôi:…………… Số được đào tạo:…………… Số chưa được đào tạo:.

- Cán bộ thú y chuyên trách hay kiêm nhiệm, trình độ?

.........................................................................................................................................

5. Hệ thống quản lý chăn nuôi

- Gồm những giống gia súc gì? nhập từ đâu?

........................................................................................................................................

- Nguồn thức ăn tổng hợp? tự chế biến ? thức ăn xanh?

........................................................................................................................................

- Nguồn nước uống: nước máy, giếng khoan, nước tự nhiên?

........................................................................................................................................

- Chăm sóc quản lý: Sử dụng loại máng ăn, máng uống, thời gian cho ăn, số lần trong ngày, thời gian tắm.

Hệ thống ghi chép: lý lịch gia súc, ngày phối, ngày đẻ, số con sinh ra, tỷ lệ nuôi sống, ngày chu chuyển đàn, ...

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

- Chế độ vệ sinh chuồng trại trong ngày, trong tuần, tháng làm gì?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

- Quy trình chăn nuôi đối với từng lứa tuổi, loại gia súc: Có…… Không……

(nếu có cung cấp bản photo kèm theo)

- Nội quy ra vào trại:                              Có…… Không……

(Nếu có photo kèm theo)

- Chế độ tiêm phòng: Loại vắc xin, thời gian tiêm?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Nơi tiêu thụ sản phẩm: Bán cho Công ty hoặc xí nghiệp nào?

.........................................................................................................................................

- Tình hình chăn nuôi khu vực xung quanh bán kính cách trại 1 km: Người dân xung quanh chăn nuôi chủ yếu là con gì? Ước tính số lượng mỗi loài, quy mô và phương thức chăn nuôi?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

6. Tình hình dịch bệnh ở trại trong 3 năm gần đây

- Tình hình dịch bệnh gia súc khu vực xung quanh trại?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Công tác tiêm phòng hàng năm, đại trà, bổ sung, số lượng, tỷ lệ tiêm mỗi loại bệnh hàng năm trong 3 năm gần đây.

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

- Tủ thuốc thú y gồm các loại thuốc, dụng cụ gì? Trị giá bao nhiêu?

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

 

 

…………., ngày……..tháng…….năm………
Chủ Cơ sở

__________________

Ghi chú:

Nếu có hoặc không đánh dấu ü

 

PHỤ LỤC 6:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

A. NHỮNG BỆNH KIỂM TRA HUYẾT THANH HỌC

Bệnh

Đối tượng kiểm tra

Số lần kiểm tra/năm

Lở mồm long móng

Trâu, bò dê, cừu

Lợn

1

Dịch tả lợn

Lợn đực giống, Lợn nái, Lợn thịt

1

Lepto

Lợn nái

Lợn đực giống

Trâu, bò

1

Lao

Trâu, bò

1

Sảy thai truyền nhiễm

Trâu, bò, dê

Lợn đực giống, Lợn nái

1

Bạch lỵ

Gà giống 26 tuần

Gà giò 20 tuần

1

CRD

Gà giống >26 tuần

Gà giống 20 tuần

1

 

B. SỐ MẪU ĐIỀU TRA HUYẾT THANH HỌC ĐỂ PHÁT HIỆN BỆNH

Tổng đàn

Tỷ lệ hiện mắc dự đoán

0,1%

0,5%

1%

2%

5%

10%

20%

50

50

50

50

48

35

22

12

100

100

100

96

78

45

25

13

200

200

190

155

105

51

27

14

500

500

349

225

129

56

28

14

1000

950

450

258

138

57

29

14

5000

2253

564

290

147

59

29

14

10000

2588

581

294

148

59

29

14

2995

598

299

149

59

29

14

 

Công thức tính:             n = (1 - (1 - p)1/d)                        (1)

n: Số mẫu cần lấy

p: xác suất để phát hiện được bệnh (0.95)

d: số con mắc bệnh(d = N x P)

C. SỐ MẪU ĐIỀU TRA HUYẾT THANH HỌC ĐỂ XÁC ĐỊNH TỶ LỆ HIỆN MẮC BỆNH

(áp dụng cho đàn > 10.000 con)

Tỷ lệ lưu hành ước đoán

Độ chính xác

10%

5%

1%

10%

35

138

3457

20%

61

246

6147

30%

81

323

8067

40%

92

369

9220

50%

96

384

9604

60%

92

369

9220

70%

81

323

8067

80%

61

246

6147

90%

35

138

3457

 

Công thức tính: n =           (2)

n = số mẫu cần lấy

P = tỷ lệ lưu hành

d = sai số ước lượng

Trong trường hợp đàn nhỏ có thể hiệu chỉnh theo công thức sau:

n(c) =                   (3)

n(c): Số mẫu hiệu chỉnh

N: Tổng đàn

n: Số mẫu cần lấy theo công thức (2)

 

PHỤ LỤC 7A:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

Phiếu thu thập số liệu tổng đàn gia súc, gia cầm của Chi cục thú y trước khi tiêm phòng

Tỉnh

Ngày bắt đầu tiêm phòng

Ngày kết thúc tiêm phòng

 

 

Huyện

Trâu

Lợn

Cừu

Vịt

Chó

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7B:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU TỔNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM CỦA HUYỆN TRƯỚC KHI TIÊM PHÒNG

Tỉnh

Huyện

Ngày bắt đầu tiêm phòng

Ngày kết thúc tiêm phòng

 

Trâu

Lợn

Cừu

Vịt

Chó

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

Tổng số

Số thuộc diện tiêm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7C:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

BÁO CÁO KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG ĐỊNH KỲ CỦA BAN THÚ Y XÃ

***Sử dụng mỗi báo cáo cho một bệnh***

Tỉnh

Huyện

Ngày bắt đầu tiêm phòng

Ngày kết thúc tiêm phòng

Phòng bệnh

Loại vắc xin

Tổng số liều vắc xin nhận

Tổng số liều vắc xin còn lại

 

Tiêm phòng cho từng loài

Thôn

Trâu

Lợn

Cừu

Vịt

Chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7D:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

BÁO CÁO KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG ĐỊNH KỲ CỦA CHI CỤC THÚ Y

***Sử dụng mỗi báo cáo cho một bệnh***

Tỉnh

Ngày bắt đầu tiêm phòng

Ngày kết thúc tiêm phòng

 

Phòng bệnh

Loại vắc xin

Tổng số liều vắc xin nhận

Tổng số liều vắc xin còn lại

 

Tiêm phòng từng loài

Huyện

Trâu

Lợn

Cừu

Vịt

Chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7Đ:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

BÁO CÁO KẾT QUẢ TIÊM PHÒNG ĐỊNH KỲ CỦA TRẠM THÚ Y HUYỆN

***Sử dụng mỗi báo cáo cho một bệnh***

Tỉnh

Huyện

Ngày bắt đầu tiêm phòng

Ngày kết thúc tiêm phòng

Phòng bệnh

Loại vắc xin

Tổng số liều vắc xin nhận

Tổng số liều vắc xin còn lại

 

Tiêm phòng từng loài

Trâu

Lợn

Cừu

Vịt

Chó

1

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7E:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

PHIẾU GHI CHÉP VỀ TIÊM PHÒNG BỔ SUNG CỦA THÚ Y VIÊN

Tháng....

Họ và tên thú y viên:...........................................................................................................

Xã:................................... Huyện:................................. Tỉnh:.............................................

Ngày

Vắc xin phòng bệnh

 

LMLMTB

LMLM lợn

THT trâu bò

Nhiệt thán

Dịch tả lợn

Dại

THT lợn

Đóng dấu lợn

Niu cát sơn

Dịch tả vịt

Khác (…)

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

21

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

22

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

26

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

27

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

28

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

29

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

31

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7G:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

UBND XÃ.......................
BAN THÚ Y
-----

CỘNG HOÀ XÃ∙ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………..

........, ngày...... tháng........năm......

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Tháng..... năm.....

I. CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ DỊCH BỆNH

1. Tình hình dịch bệnh

Bệnh

Loài

Số thôn có bệnh

Số lượng gia súc/gia cầm

Biện pháp đã thực hiện để xử lý

Tổng đàn

ốm

chết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận định tình hình dịch bệnh (Diến biến, qui mô, biện pháp đã thực hiện đối với một số bệnh chính)

 

 

 

 

 

 

2. Công tác tiêm phòng

a. Tiêm phòng định kỳ

(Báo cáo theo mẫu báo cáo tiêm phòng định kỳ của Ban Thú y xã)

b. Tiêm phòng bổ sung

Bệnh

Loài

Số lượng gia súc/gia cầm được tiêm

Số trong diện tiêm

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận định về công tác tiêm phòng

 

 

 

 

 

 

Nơi nhận:                                                         TRƯỞNG BAN THÚ Y XÃ

 

PHỤ LỤC 7H:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

CHI CỤC TY ......
TRẠM THÚ Y ....
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………./BC-TTY

...., ngày...... tháng........năm......

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Tháng..... năm.....

I. CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ DỊCH BỆNH

1. Tình hình dịch bệnh

Bệnh

Loài

Số xã có bệnh

Số lượng

Tổng đàn

Biện pháp đã thực hiện

ốm

Chết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận định tình hình dịch bệnh (Diễn biến, qui mô, các biện pháp đã thực hiện đối với một số bệnh chính)

 

 

 

 

 

 

2. Công tác tiêm phòng

Tiêm phòng định kỳ : Báo cáo theo mẫu báo cáo tiêm phòng định kỳ dành cho Trạm Thú y huyện và gửi về cho Chi cục Thú y sau mỗi đợt tiêm phòng.

Tiêm phòng bổ sung: Hãy điền các chi tiết vào bảng tổng hợp dưới đây:

Bệnh

Loài

Số gia súc/gia cầm được tiêm

Số trong diện tiêm

Tỷ lệ tiêm (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận định về việc tiêm phòng bổ sung

 

 

 

 

 

 

II. CÔNG TÁC KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ

Kiểm soát giết mổ

 

 

 

 

Kiểm dịch vận chuyển

 

 

 

 

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUỐC

 

 

 

 

IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ - THANH TRA

 

 

 

 

Nơi nhận:                                                                     TRẠM TRƯỞNG

 

PHỤ LỤC 7I:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

SỞ NN&PTNT .....
CHI CỤC THÚ Y
-----

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: ………./BC-CCTY

...., ngày...... tháng........năm......

 

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

Tháng..... năm.....

I. CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ DỊCH BỆNH

1. Tình hình dịch bệnh

Bệnh

Số xã có bệnh

Số huyện có bệnh

Loài

Số lượng

Tổng đàn

Biện pháp đã thực hiện

ốm

Chết

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận định tình hình dịch bệnh (Diễn biến, qui mô, biện pháp đã thực hiện đối với một số bệnh chính)

 

 

 

 

 

 

2. Công tác tiêm phòng

Tiêm phòng định kỳ

Bệnh

Loại vắc xin sử dụng

Ngày bắt đầu đợt tiêm phòng định kỳ

Ngày kết thúc đợt tiêm phòng định kỳ

Số lượng gia súc/gia cầm được tiêm

Số trong diện tiêm

Tỷ lệ tiêm (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiêm phòng bổ sung

Bệnh

Loài

Số gia súc/gia cầm được tiêm

Số trong diện tiêm

Tỷ lệ tiêm (%)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. CÔNG TÁC KIỂM DỊCH, KIỂM SOÁT GIẾT MỔ

1. Kiểm dịch nhập tỉnh

Loài

Số lượng

Nguồn gốc

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Kiểm dịch xuất tỉnh

Loài

Số lượng

Nơi đến

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Kiểm soát giết mổ

 

 

 

 

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUỐC

 

 

 

 

IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC CÁN BỘ - THANH TRA

 

 

 

 

Nơi nhận:                                                                     CHI CỤC TRƯỞNG

 

PHỤ LỤC 8:

BÁO CÁO Ổ DỊCH EPI 1
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

Chỉ dùng cho Cục Thú y

 

Ngày nhập liệu

 

1. Loại báo cáo

 

 

2. Ngày lập báo cáo

ổ dịch mới

 

 

 

ổ dịch đang tiếp diễn

 

 

 

 

3. Chi tiết về người báo cáo

Tên

Địa chỉ

Huyện

Tỉnh

Điện thoại

Vị trí công tác: là Cán bộ Trạm Thú y / Chi cục Thú y / Trung tâm Thú y Vùng / Cục thú y

                        Khác………………(Ghi rõ)

 

4. Ngày xuất hiện gia súc ốm đầu tiên trong ổ dịch

 

5. Nguồn gốc của ổ dịch

 

 

 

 

6. Địa phương có dịch (bắt buộc ghi rõ, đầy đủ)

Tỉnh

Huyện

 

7. Chi tiết về ổ dịch

Loài (Ghi riêng mỗi loài)

Tuổi

Số gia súc mới mắc bệnh (Bao gồm cả số gia súc đã chết, đã giết hay đã bán chạy)

Số mới chết

Số mắc bệnh nhưng trước đó đã được tiêm phòng

Số có nguy cơ mắc bệnh (số gia súc cảm nhiễm trong xã)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8. Triệu chứng và bệnh tích

Các triệu chứng lâm sàng của gia súc ốm (nếu khám hoặc quan sát được)

 

 

 

Các bệnh tích phát hiện khi mổ khám gia súc chết (nếu có mổ khám)

 

 

 

 

9. Các biện pháp xử lý

Liệt kê các biện pháp xử lý để khống chế ổ dịch như điều trị, tiêm phòng, và các biện pháp khác (nếu có thực hiện)

Không can thiệp            1         Đốt huỷ             1

Kiểm dịch                     1         Chôn                1

Tiêm phòng                   1         Điều trị (mô tả chi tiết) …………………………………………..

Sát trùng tiêu độc          1         Khác     ……………………………………………………………

Giết mổ                                    1         ……………………………………………………………............

 

10. Chẩn đoán

Tên bệnh:         ……………………………………………………………………………..

                        Chẩn đoán khẳng định của phòng thí nghiệm      1

                        Chẩn đoán sơ bộ                                              1

 

Việc chẩn đoán sơ bộ dựa trên:

                        Triệu chứng lâm sàng                                        1

                        Bệnh tích                                                          1

                        Lịch sử bệnh tại địa phương                              1

                        Khác .……………………………………………………………………..

Các bệnh nghi ngờ khác (nếu nghi ngờ)

 

 

11. Có lấy mẫu để gửi cho phòng thí nghiệm xét nghiệm không?

Có        1 1. Nếu người gửi là cán bộ Trạm Thú y huyện thì gửi bản báo cáo này và mẫu bệnh phẩm cùng báo cáo EPILAB cho Chi cục Thú y tỉnh

2. Nếu người gửi là cán bộ Chi cục Thú y thì gửi một bản copy báo cáo này cùng báo cáo EPILAB và mẫu bệnh phẩm cho Trung tâm Thú y vùng, đồng thời gửi một bản copy báo cáo này cho Cục Thú y

Không  1 1. Nếu người gửi là cán bộ Trạm Thú y huyện thì gửi bản báo cáo này cho Chi cục Thú y tỉnh.

2. Nếu người gửi là cán bộ Chi cục Thú y tỉnh thì gửi một bản copy báo cáo này cho Trung tâm Thú y vùng và một bản cho Cục Thú y.

 

12. Chi tiết về mẫu xét nghiệm, nếu có

Loài

Loại bệnh phẩm

Tên phòng Thí nghiệm

Ngày gửi mẫu

 

 

 

 

 

13. ý kiến đề nghị/ Các chú ý cần thiết khác

 

 

 

14. Chữ ký và đóng dấu

Trạm Thú y huyện

 

Ký tên

 

Đóng dấu

 

Ngày

Chi cục Thú y

 

Ký tên

 

Đóng dấu

 

Ngày

 

BÁO CÁO CUỐI CÙNG VỀ Ổ DỊCH EPI 2

Chỉ dùng cho Cục Thú y

Ngày nhận

Ngày nhập liệu

1. Ngày gửi báo cáo

 

2. Chi tiết về cán bộ báo cáo

Tên

Địa chỉ

Huyện

Tỉnh

Điện thoại

Vị trí công tác: là Cán bộ Trạm Thú y / Chi cục Thú y / Trung tâm Thú y Vùng / Cục thú y

                        Khác…….………….(Ghi rõ)

 

3. Ngày của ca bệnh cuối cùng

 

4. Nguốn gốc của ổ dịch

 

 

 

 

5. Địa phương có dịch

Tỉnh

Huyện

 

6. Chi tiết kết thúc của ổ dịch

Loài

Tuổi

Tổng số gia súc mắc bệnh Bao gồm cả số gia súc chết và giết mổ

Tổng số con chết của ổ dịch

Số mắc bệnh nhưng trước đó đã được tiêm phòng

Số có nguy cơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7. Các biện pháp xử lý đã áp dụng

Liệt kê các biện pháp đã áp dụng để khống chế ổ dịch như điều trị, tiêm phòng, và các biện pháp khác

Không can thiệp            1         Đốt huỷ             1

Kiểm dịch                     1         Chôn                1

Tiêm phòng                   1         Điều trị (mô tả chi tiết) …………………………………………..

Sát trùng tiêu độc          1         Khác     ……………………………………………………………

Giết mổ                                    1         …………………………………………………………….............

 

8. Chẩn đoán

Tên bệnh:          ………………………………………           Cơ sở để chẩn đoán

Chẩn đoán khẳng định của phòng thí nghiệm                              Triệu chứng lâm sàng    1

Có        1                                                                     Bệnh tích mổ khám        1

Không  1                                                                     Lịch sử bệnh                 1

Khác     …………………….

9. Khẳng định sự kết thúc của ổ dịch

Với sự hiểu biết và trách nhiệm của mình, tôi khẳng định rằng ổ dịch trên đây đãđược khống chế và không có thêm một ca bệnh mới nào xảy ra trong xã đó trong 21 ngày vừa qua.

Trạm Thú y        Ký tên                           Chi Cục Thú y    Ký tên

                        Đóng dấu                                              Đóng dấu

                        Ngày, tháng                                          Ngày, tháng

 

HƯỚNG DẪN HOÀN THÀNH CÁC MẪU EPI 1 VÀ EPI 2

GIỚI THIỆU

Các mẫu báo cáo EPI 1 và EPI 2 được dùng để báo cáo về các ổ dịch hoặc đã được chẩn đoán khẳng định hoặc còn nghi ngờ của các bệnh sau:

Lở mồm long móng (Foot and mouth disease)

Dịch tả lợn (Classical swine fever)

Bệnh Niu cát xơn (Newcastle disease)

Bệnh Nhiệt thán (Anthrax)

Bệnh Tụ huyết trùng trâu bò (Haemorraghic septicaemia)

Bệnh Tụ huyết trùng lợn (Porcine pasteurellosis)

Bệnh Dịch tả vịt (Duck virus enteritis)

Bệnh dại (Rabies)

Bệnh Dịch tả trâu bò (Rinderpest)

Viêm phổi màng phổi truyền nhiễm bò (Contagious bovine pleuropneumonia)

Bệnh lưỡi xanh (Bluetongue)

Bệnh viêm mụn nước ở lợn (Swine vesicular disease)

Bệnh đậu dê cừu (Sheep and goat pox)

Bệnh cúm gà (Highly pathogenic avian influenza)

Ngoài ra, các mẫu báo cáo này cũng được sử dụng để báo cáo bất kỳ dịch bệnh nào gây nên thiệt hại kinh tế lớn kể cả các bệnh chưa rõ nguyên nhân.

MỤC ĐÍCH CỦA CÁC MẪU BÁO CÁO

Mẫu EPI 1 được sử dụng để báo cáo lần đầu tiên về sự xuất hiện của một ổ dịch của một trong các bệnh nói trên cho Chi cục Thú y, Trung tâm thú y Vùng và Cục Thú y. Mẫu báo cáo này cũng được sử dụng để báo cáo cập nhật thông tin hàng tuần về ổ dịch.

Mẫu EPI 2 được sử dụng để thông báo cho Cục Thú y và Trung tâm thú y vùng tương ứng, rằng một ổ dịch của một trong các bệnh nói trên đã được khống chế thành công và được coi như đã chấm dứt.

NGHĨA VỤ BÁO CÁO

Việc báo cáo về sự phát ra của các bệnh nêu trên khi chúng đã được chẩn đoán khẳng định hoặc chưa chẩn đoán khẳng định nhưng nghi ngờ rằng chúng đang xảy ra là một nghĩa vụ pháp lý. Việc báo cáo cần được thực hiện ngay khi có thể và phải sử dụng các mẫu báo cáo chính thức mà không dùng mẫu báo cáo khác. Đối với các cán bộ thuộc

Trạm huyện, báo cáo theo mẫu phù hợp cần được gửi tới Chi cục Thú y tỉnh trong thời gian sớm nhất. Sau đó, Chi cục Thú y tỉnh có nghĩa vụ thông qua và gửi bản sao báo cáo này cho Trung tâm Thú y vùng và Cục Thú y càng sớm càng tốt.

ĐỊNH NGHĨA

Đáp ứng mục đích của các mẫu báo cáo này, một ổ dịch là sự xuất hiện của một hay nhiều ca bệnh trong số các dịch bệnh trong danh mục trong cùng một xã. Một ổ dịch được xem là mới trong xã đó nếu trong 3 tuần trước đó không có con vật nào mới mắc bệnh đó.

 

Mẫu EPI 1

Như đã đề cập trên đây, mẫu báo cáo EPI 1 được sử dụng để thông báo cho Chi cục thú y, Trung tâm thú y vùng và Cục Thú y về sự nổ ra của các ổ dịch. Mẫu báo cáo EPI 1 đầu tiên cần phải được báo cáo cho các cơ quan này ngay khi có sự nghi ngờ hoặc khẳng định về một ổ dịch, lưu ý đến khái niệm về ổ dịch đề cập trên đây. Đều đặn sau đó, các báo cáo cập nhật sử dụng EPI 1 cần được đệ trình vào mỗi tuần tiếp theo.

Để hoàn thành mẫu báo cáo, cần chú ý các hướng dẫn sau:

Phần 1:

Chỉ rõ đây là báo cáo về một ổ dịch mới hay là báo cáo cập nhật về một ổ dịch đang diễn ra. Một ổ dịch mới được xem như là xảy ra khi không có một ca bệnh mới nào được báo cáo về bệnh đó trong xã đó trong 3 tuần trước đó. Một ổ dịch được coi như đang diễn ra nếu tiếp tục có các ca bệnh mới của bệnh đó được báo cáo trong xã đó trong vòng 3 tuần trước đó.

Phần 2:

Hãy cho biết ngày lập báo cáo

Phần 3:

Hãy điền đầy đủ các chi tiết về người lập báo cáo, gồm cả tên và vị trí công tác của mình.

Phần 4:

Hãy điền ngày của gia súc đầu tiên mắc bệnh tại ổ dịch hiện thời. Nếu không biết chắc chắn ngày, ghi ngày ước lượng gần đúng nhất.

Phần 5:

Hãy chỉ ra nguồn gây nhiễm có thể của bệnh. CHỈ DÙNG NHỮNG LỰA CHỌN DƯỚI ĐÂY:

Không biết

Vận chuyển lậu

Vận chuyển hợp pháp

Thức ăn

Nước uống

Tái phát từ ổ dịch cũ

Khác

Phần 6:

Hãy điền chính xác tên của địa phương chi tiết đến tên xã nơi ổ dịch xảy ra.

Phần 7:

Ghi tên loài động vật mắc bệnh trong ổ dịch. Nếu có nhiều loài cùng nhiễm một bệnh, ví dụ như bệnh Dại hoặc Nhiệt thán cần điền chi tiết theo từng loài mắc bệnh.

Tuổi của đại đa số các gia súc mắc bệnh ghi rõ như sau: Không phân biệt tuổi/Trưởng thành/Bán trưởng thành/Gia súc non hay gia súc mới đẻ, theo mẹ

Số gia súc mắc bệnh cần phải được ghi rõ. Nếu một vài loài mắc bệnh trong ổ dịch, số gia súc mắc bệnh theo loài cần được được ghi cụ thể. Số gia súc mắc bệnh được tính bao gồm cả số gia súc bị ốm, đã chết hoặc bị ốm đã giết mổ. Nếu mẫu báo cáo EPI 1 được dùng cho một ổ dịch đang diễn ra, điều quan trọng là chỉ ghi số ca bệnh mới hoặc số gia súc mới chết kể từ báo cáo trước đó. Không nhập con số tổng số của ổ dịch đó.

Người lập báo cáo này cũng cần nhập số lượng gia súc mắc bệnh mà đã được tiêm phòng gần đây, có thể vẫn còn trong thời gian miễn dịch đối với bệnh đó.

Số gia súc có nguy cơ mắc bệnh theo loài được ghi vào trong cột cuối cùng. Con số này là tổng số gia súc các loài cảm nhiễm có trong toàn xã đó.

Phần 8:

Mô tả các triệu chứng lâm sàng thể hiện ở gia súc ốm và nếu có bất kỳ gia súc chết nào hoặc nếu có kiểm tra mổ khám gia súc mắc bệnh thì cần liệt kê các bệnh tích của chúng.

Phần 9:

Trong phần này, hãy ghi các biện pháp đã áp dụng để khống chế ổ dịch kể cả mọi biện pháp điều trị đặc biệt.

Phần 10:

Mọi chẩn đoán đã tiến hành cần được ghi vào phần này.Người thực hiện báo cáo phải chỉ rõ rằng việc chẩn đoán này có được khẳng định bằng các xét nghiệm phòng thí nghiệm hay không.Nếu chưa có sự chẩn đoán khẳng định nào của phòng thí nghiệm, hãy đưa ra cơ sở của việc chẩn đoán sơ bộ đó.

Ngoài ra, trong trường hợp các ổ dịch không được khẳng định thì chẩn đoán một bệnh ghi ngờ , có nghĩa là ổ dịch đó có thể là một bệnh khác, cần được ghi chú vào đây.

Phần 11:

Người lập báo cáo cần đánh dấu vào ô thích hợp khi có mẫu xét nghiệm được gửi đi cho phòng thí nghiệm kiểm tra. Nếu có (các) mẫu xét nghiệm gửi đi cho phòng thí nghiệm, hãy gửi một bản sao báo cáo EPI 1 này cho phòng thí nghiệm kèm theo một mẫu EPI LAB. Phần này cũng cho biết cần gửi mẫu xét nghiệm và gửi báo cáo cho những cơ quan nào.

Phần 12:

Nếu lấy mẫu xét nghiệm gửi đi, cần ghi các chi tiết kèm mẫu đó vào phần này.

Phần 13:

Hãy đưa các ý kiến đề nghị hoặc các chi tiết khác vào phần này.

Phần 14:

Người lập báo cáo cần ký và đóng dấu cho bản báo cáo này. Nếu báo cáo này được cán bộ Trạm thú y thực hiện, có một phần để sẵn để cho Chi cục thú y thông qua và ký tên trước khi gửi đi cho Cục Thú y và Trung tâm Thú y Vùng.

Mẫu EPI 2

Trạm thú y huyện và Chi cục Thú y tỉnh sử dụng mẫu báo cáo này để khẳng định rằng ổ dịch trước đó đã được báo cáo bằng các báo cáo EPI 1 đã được khống chế thành công và xem như đã kết thúc. Thông qua việc đệ trình báo cáo này Cán bộ thú y, với hiểu biết tốt nhất của họ, khẳng định rằng không có thêm một ca bệnh nào của dịch bệnh đã nêu xảy ra thêm trong vòng 21 ngày trước đó.

Cần gửi bản sao của báo cáo này cho cả Trung tâm Thú y Vùng và Cục Thú y.

Phần 1:

Hãy điền ngày lập báo cáo vào phần này.

Phần 2:

Hãy điền chi tiết về người lập báo cáo vào đây

Phần 3:

Hãy điền ngày xảy ra ca bệnh cuối cùng trong ổ dịch đó, càng chính xác càng tốt.

Phần 4:

Hãy chỉ ra nguồn gây nhiễm có thể của bệnh, dùng các lựa chọn như đối với mẫu EPI 1.

Phần 5:

Hãy ghi địa phương nơi xảy ra dịch

Phần 6: Chi tiết kết thúc của ổ dịch

Hãy điền tổng số gia súc mắc bệnh và gia súc chết trong suốt thời gian ổ dịch, nếu ổ dịch có nhiều gia súc cùng mắc bệnh cần phải ghi số liệu riêng theo từng loài.

Phần 7: Biện pháp khống chế ổ dịch

Hãy cho biết các biện pháp xử lý đã được áp dụng để khống chế ổ dịch

Phần 8: Chẩn đoán

Phần này bao gồm các chẩn đoán được thực hiện và người thực hiện báo cáo nên ghi rõ nếu có sự chẩn đoán khẳng định dịch bệnh của phòng thí nghiệm. Ngoài ra, cần chỉ rõ cơ sở của chẩn đoán.

Phần 9: Khẳng định sự kết thúc của ổ dịch

Tại phần cuối của mẫu báo cáo này cán bộ báo cáo phải khẳng định rằng, với sự hiểu biết của mình, các chi tiết nêu trên là chính xác và rằng không có thêm một ca bệnh nào xảy ra trong vòng 21 ngày trước. Có một phần được chuẩn bị sẵn để Chi cục thú y thông qua và ký trước khi gửi báo cáo đi.

 

EPILAB

BÁO CÁO GỬI PHÒNG THÍ NGHIỆM

SỬ DỤNG TỪNG BẢN KHÁC NHAU CHO MỖI LOÀI
(chỉ dùng cho phòng thí nghiệm)

1. Ngày gửi mẫu xét nghiệm

 

2. Loài

 

Số đăng ký phòng TN

Ngày nhận

 

 

 

 

 

 

 

3. Chi tiết về cán bộ gửi mẫu xét nghiệm

Tên

Cơ quan/Địa chỉ

Huyện

Tỉnh

Điện thoại

Vị trí công tác: là Cán bộ của Trạm Thú y / Chi cục Thú y / Trung tâm Thú y Vùng / Cục thú y

                        Khác………………………(Ghi rõ)

 

4. Chi tiết về chủ gia súc

Tên

Làng

Huyện

Tỉnh

 

5. Chi tiết về mẫu xét nghiệm

Tuổi

Giới tính

Giống

Loại mẫu

Ký hiệu mẫu

Số lượng mẫu

Các xét nghiệm yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Lịch sử và triệu chứng lâm sàng (SỬ DỤNG KHI KHÔNG GỬI KÈM BÁO CÁO EPI 1 HOẶC EPI 2)

 

 

 

 

 

 

 

7. Chữ ký và đóng dấu

Chữ ký hoặc đóng dấu.………………………………          Tên…………………………..………………

 

 

Ngày, tháng……………………………………………           Chức vụ.……………………………………

 

Kết quả xét nghiệm (Chỉ dùng cho Phòng thí nghiệm)

Ký hiệu mẫu

Tên xét nghiệm tiến hành

Kết quả và các ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

Các chi tiết về các khoản phí

 

 

 

Số đăng ký phòng thí nghiệm

Tên Phòng thí nghiệm

Người nhận

Người báo cáo

Tổng chi phí

Ngày báo cáo

Ký tên và đóng dấu

 

HƯỚNG DẪN

SỬ DỤNG BẢN GHI CHÉP CHO CÁC CHI CỤC THÚ Y VÀ TRẠM THÚ Y HUYỆN

1. Mục đích

Bảng ghi chép được dự kiến dùng cho cả các Trạm Thú y huyện và Chi cục thú y tỉnh để hỗ trợ cho việc ghi chép, tóm tắt và phân tích số liệu dịch bệnh. Tại cấp Trạm Thú y huyện, việc chi chép này không chỉ là một nhiệm vụ hành chính quan trọng, mà còn quan trọng hơn là sự sử dụng chính xác của bản ghi chép sẽ cho phép cán bộ Trạm thú y huyện thực hiện các phân tích dịch tễ học cơ bản. Tại cấp Chi cục Thú y, bản ghi chép cũng được sử dụng cho việc phân tích cơ bản các báo cáo nhận được từ các Trạm Thú y huyện. Bản ghi chép này không dùng để gửi cho bất kỳ một cơ quan cấp cao hơn vì chức năng chính của nó là trợ giúp cho việc phân tích các báo cáo gửi đi hoặc nhận về.

Mục tiêu của bản ghi chép

Một bản ghi chép được sử dụng để ghi lại các số liệu về một huyện trong một tháng. Do đó mỗi Trạm Thú y huyện nên có một bản ghi để hoàn thành trong mỗi tháng và mỗi Chi cục Thú y nên có một bản ghi của mỗi huyện trong tỉnh trong mỗi tháng. Bản ghi chép đã được thiết kế để sử dụng cùng với mẫu báo cáo EPI1 và EPI2 và do đó chỉ sử dụng ở những nơi áp dụng các mẫu báo cáo này.

Sử dụng

Về cơ bản Bản ghi chép được chia thành ba phần chính. Những hướng dẫn dưới đây là dành cho Trạm Thú y huyện, có nghĩa là để ghi chép lại các chi tiết của các mẫu báo cáo đã gửi cho Chi cục Thú y. Chi cục Thú y sử dụng một bản ghi khác cũng với cách giống hệt như vậy để lưu giữ các nguồn số liệu từ các báo cáo chi cục nhận được từ Trạm Thú y huyện.

Phần thứ nhất là để ghi lại các chi tiết của mẫu báo cáo EPI1 đã gửi đi, tức là chi tiết về các ổ dịch mới và các ổ dịch đang diễn ra. Phần thứ 2 là để ghi chép lại chi tiết của bất kỳ mẫu EPI2 được gửi đi, nghĩa là chi tiết về các ổ dịch đã được khống chế. Phần thứ 3 là phần tóm tắt trong đó các số liệu về hai phần trước được sử dụng để tính toán các con số về ổ dịch.

Phần 1

Dịch bệnh

Loài

Số lượng

Tổng số trong tháng

Ca bệnh

Chết

Ca bệnh

Chết

Ca bệnh

Chết

Ca bệnh

Chết

Ca bệnh

Chết

2

3

4

5

6

7

8

FMD

40

5

 

 

 

 

 

Lợn

31

0

 

 

 

 

 

Khi một mẫu báo cáo EPI 1 được hoàn thành và gửi cho Chi cục Thú y, tên xã, dịch bệnh và tên loài gia súc mắc bệnh liên quan đến báo cáo được nhập riêng rẽ vào các cột 1,2 và 3 như trên. Nếu có nhiều loài gia súc mắc bệnh liên quan đến ổ dịch thì chi tiết về mỗi loài cần được ghi vào các dòng khác nhau.

Tổng số ca bệnh và số chết được báo cáo cần được đưa vào cột 4. Vậy, trong ví dụ nêu trên, báo cáo gồm có 40 ca bệnh ở bò với 5 con chết, và 31 ca bệnh ở lợn không có con nào chết.

Việc ghi chép lại rằng báo cáo này là báo cáo về một ổ dịch mới hay một ổ dịch đang diễn ra - nghĩa là các chi tiết có được từ một báo cáo tiếp theo – là việc làm rất quan trọng. Những báo cáo về một ổ dịch mới được đánh dấu bằng cách vẽ một ô khoanh vuông màu đỏ hay màu đậm xung quanh số liệu nhập. Nếu không có ô khoanh xung quanh tức là báo cáo đó là một báo cáo tiếp theo. Trong ví dụ dưới đây, báo cáo về ổ dịch LMLM là báo cáo tiếp theo, và vì vậy báo cáo đầu tiên đã được đệ trình trong tháng trước. Báo cáo về ổ dịch Dịch tả lợn là báo cáo về một ổ dịch mới, trước đó chưa được báo cáo.

Khi các báo cáo tiếp theo về ổ dịch được đệ trình trong cùng tháng của bản ghi chép này, các ca bệnh mới và số chết mới được nhập vào cột 5, 6 và 7 như ví dụ dưới đây

Vậy, đến cuối tháng có thể điền tổng số ca bệnh và số chết trong tháng vào cột 8 như minh hoạ dưới đây.

Tuy nhiên, cần ghi chú rằng tổng số trong cột 8 chỉ là tổng số trong tháng thôi và có thể không đúng cho toàn bộ ổ dịch. Ví dụ tổng số ca bệnh Dịch tả lợn là 137 con vì nó bao gồm tất cả các báo cáo về ổ dịch đó. Tuy nhiên với ổ dịch LMLM, có tổng số 90 ca bệnh được báo cáo trong tháng nhưng không phải là tổng số của toàn bộ ổ dịch, vì tất cả các báo cáo trong tháng đều là các báo cáo tiếp theo. Báo cáo đầu tiên về ổ dịch được nộp từ tháng trước và do đó nên xem lại bản ghi chép từ tháng trước để có được con số tổng số cho ổ dịch.

Phần 2

Phần này được dùng để ghi chép chi tiết về mẫu báo cáo EPI 2 được gửi đi, nói cách khác các báo cáo về việc khống chế thành công ổ dịch. Khi một mẫu báo cáo EPI2 được gửi đi, người lập báo cáo phải nhập tổng số ca bệnh và số chết của ổ dịch đó vào bản ghi chép. Có thể được tính toán các con số này bằng cách dùng các chi tiết đã được báo cáo trong phần 1 của bản ghi chép và cần phải lưu ý đến bản ghi chép tháng trước đó để có được con số tổng cộng về cả ổ dịch.

Mẫu EPI 2

Chẩn đoán

Loài

Tổng số ổ dịch

Ca bệnh

Số chết

Tam Dao

Dịch tả lợn

Lợn

56

40

An My

LMLM

120

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần 3

Phần này là biểu mẫu tóm tắt dùng để tính toán số lượng các loại ổ dịch khác nhau. Phần đầu của biểu mẫu liệt kê 4 bệnh với một khoảng trống đủ để thêm vào đến khoảng 6 bệnh nưã. Phần này cho phép phân tích ổ dịch kỹ hơn nếu được báo cáo. Với mỗi loại bệnh có thể tính toán số lượng ổ dịch mới, ổ dịch đã xảy ra từ tháng trước, tổng số ổ dịch và số các ổ dịch đã được khống chế trong tháng được ghi chép.

Số lượng các ổ dịch mới: được tính toán bằng cách xem xét Phần 1 của mẫu và xác định bao nhiêu ổ dịch là ổ dịch mới có nghĩa là mục được nhập vào có ký hiệu một ô đậm màu hay màu đỏ khoanh ở xung quanh. Vậy trong ví dụ ở trang sau, có 4 ổ dịch mới trong tháng vì được đánh dấu ở phần 1, cụ thể là LMLM, Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng và Dại. Các thông tin này được nhập vào phần 3.

Số lượng các ổ dịch từ những tháng trước: Một số ổ dịch đã bắt đầu từ những tháng trước và có thể tiếp tục trong tháng này. Có thể dễ dàng xác định chúng bằng cách xem phần 1 của bản ghi chép, đó là những ổ dịch không được đánh dấu bằng các ô khoanh xung quanh đậm màu hay màu đỏ. Trong ví dụ, ổ dịch THT ở xã Ca Nang bắt đầu từ tháng trước vì nó không được đánh dấu bằng ô khoanh đậm màu. Các ổ dịch ở Hữu Nghị, Minh Thơ, Phương Lâm, Tân Hào và Anh Sơn cũng vậy. Các ổ dịch này được nhập vào Phần 3 trong các cột khác nhau. Chú ý rằng có một báo cáo từ xã Anh Sơn nhưng không có ca bệnh nào mới. Đây là một báo cáo tiếp theo của một ổ dịch đang diễn ra, nghĩa là Trạm Thú y huyện có nghĩa vụ nộp báo cáo 7 ngày một lần không kể là có thêm ca bệnh mới nào hay không. Nó sẽ vẫn được coi là một ổ dịch đang tiếp diễn cho đến khi mẫu báo cáo EPI2 được đệ trình.

Số lượng ổ dịch được khống chế: Số lượng các ổ dịch đã được khống chế trong báo cáo tháng tương đương với số các báo cáo EPI 2 được gửi đi trong tháng đó. Con số này có thể tính toán bằng cách tham khảo Phần 3 và bằng cách xác định theo từng dịch bệnh.

Vậy trong ví dụ này có 4 mẫu báo cáo EPI2 được gửi và do vậy có 4 ổ dịch đã được khống chế trong tháng, gồm 2 ổ dịch Dịch tả lợn, 1 THT và 1 ổ dịch Dại.

 

PHỤ LỤC 9:

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 66/2008/QĐ-BNN ngày 26 tháng 5 năm 2008)

BIÊN BẢN MỔ KHÁM BỆNH TÍCH

Vào lúc ....... giờ ........,ngày……. tháng …....năm 200…

Tên chủ gia súc (gia cầm)...................................................................................................

Địa chỉ ..............................................................................................................................

Loại gia súc (gia cầm) .......................................................................................................

Giống…………… ..............Giới tính ...................................................................................

Tuổi :……………………Trọng lượng ...................................................................................

Thời gian từ khi chết đến khi mổ khám ...............................................................................

Dịch tễ, lâm sàng

Thời gian bắt đầu ổ dịch ....................................................................................................

Số ốm ……………………. Số chết ......................................................................................

Triệu chứng: ....................................................................................................................

Tình trạng lây lan ...............................................................................................................

Vắc xin đã dùng:           Loại …………………..Thời gian ......................................................

Loại …………………..Thời gian ......................................................

Loại …………………..Thời gian ......................................................

Điều trị: Thuốc....................................................................................................................

Thời gian ..............................................................................................................

Nước uống ………………………….. Thức ăn .......................................................................

Bệnh tích

Biểu hiện bên ngoài: ........................................................................................................  

Các lỗ tự nhiên ..................................................................................................................  

Niêm mạc .........................................................................................................................

Đặc điểm khác ..................................................................................................................

Hệ thống hô hấp:

- Ngoài mũi ……………………………..Trong mũi ..................................................................

- Xoang ............................................................................................................................

- Thanh quản .....................................................................................................................

- Khí quản .........................................................................................................................

- Xoang ngực ....................................................................................................................

- Màng phổi (túi khí ở gia cầm) ...........................................................................................

- Phổi ...............................................................................................................................  

Phế quản ..............................................................................................................  

Phế nang ..............................................................................................................

Hệ thống tuần hoàn:

- Màng tim.........................................................................................................................

- Xoang bao tim.................................................................................................................

- Tâm thất .........................................................................................................................

- Tâm nhĩ ...........................................................................................................................

- Van ................................................................................................................................

- Động mạch .....................................................................................................................

- Tĩnh mạch .......................................................................................................................

- Máu ................................................................................................................................

Hệ thống tiêu hoá:

- Miệng .............................................................................................................................

- Lưỡi ...............................................................................................................................

- Hạch ...............................................................................................................................

- Thực quản ......................................................................................................................

- Lá lách: Bên ngoài ……………………Bên trong .................................................................

- Gan:   Màu sắc ................................................................................................................

Rìa gan .................................................................................................................  

Mặt gan ................................................................................................................

Túi mật ……………………… ống mật ......................................................................

Hạch .....................................................................................................................

- Dạ dầy ...........................................................................................................................

- Ruột non .........................................................................................................................

- Ruột già ..........................................................................................................................

- Hạch lâm ba ....................................................................................................................

- Phân ...............................................................................................................................

Hệ thống tiết niệu:

- Thận: Màu sắc .................................................................................................................

Vỏ thận .................................................................................................................

Bể thận .................................................................................................................

- Bàng quang:   Niêm mạc .................................................................................................

Nước tiểu .................................................................................................

Hệ thống nội tiết:

- Giáp trạng .......................................................................................................................

- Cận giáp trạng ................................................................................................................

- ức ..................................................................................................................................

- Yên ................................................................................................................................

- Thượng thận ...................................................................................................................

- Fabracius (gia cầm) .........................................................................................................

Hệ thống sinh sản:

- Buồng trứng ...................................................................................................................

- Tử cung ..........................................................................................................................

- Tuyến sinh dục ................................................................................................................

- Dịch hoàn .......................................................................................................................

- Lỗ huyệt .........................................................................................................................

Hệ thống thần kinh:

- Màng não .......................................................................................................................

- Não ................................................................................................................................

- Hành tuỷ .........................................................................................................................

- Dịch ...............................................................................................................................

Hệ thống liên kết:

- Xương ............................................................................................................................

- Khớp xương ...................................................................................................................

- Tuỷ xương ......................................................................................................................

- Cơ ..................................................................................................................................

Sơ chẩn:

Bệnh phẩm gửi xét nghiệm ................................................................................................

Đề nghị xét nghiệm ............................................................................................................

 

Xác nhận của cơ quan chuyên môn                                         Cán bộ mổ khám

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 66/2008/QD-BNN

Hanoi, May 26, 2008

 

DECISION

PROMULGATING THE REGULATION ON ANIMAL EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS

THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT

Pursuant to the Governments Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the April 29, 2004 Ordinance on Animal Health:
Pursuant to the Governments Decree No. 33/2005/ND-CP of March 15, 2005, detailing the implementation of a number of articles of the Ordinance on Animal Health;
At the proposal of the Director of the Animal Health Department,

DECIDES:

Article 1. To promulgate together with this Decision the Regulation on animal epidemic-free zones and establishments.

Article 2. This Decision takes effect 15 days after its publication in CONG BAO and replaces the Agriculture and Rural Development Ministers Decision No. 62/2002/QD-BNN of July 11, 2002, promulgated together with the Regulation on animal epidemic-free zones and establishments.

Article 3. The directors of the Office, the Animal Health Department and provincial/ municipal Agriculture and Rural Development Services, heads of concerned units, and concerned organizations and individuals shall implement this Decision.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

 

REGULATION

ON ANIMAL EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS
(Promulgated together with the Agriculture and Rural Development Ministers Decision No. 66/2008/QD-BNN of Max 26, 2008)

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. Scope of regulation

This Regulation provides for veterinary conditions for epidemic-free zones and establish-ments, procedures for registering and recognizing epidemic-free zones and establishments, and responsibilities of agencies, organizations and individuals for veterinary activities in epidemic-free zones and establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Animals and animal products under this Regulation are those defined in Clauses 1 and 2, Article 3 of the Animal Health Ordinance, except for amphibian species, fishes, crustacean, mollusk, aquatic mammals and other aquatic species.

2. Subjects of application

This Regulation applies to state agencies and domestic and overseas organizations and individuals involved in activities related to cattle and poultry raising; production of and trading in animal feeds and veterinary medicines; animal trading and slaughtering; processing of and trading in animals and animal products; and transportation of animals and animal products in epidemic-free zones and establishments.

Article 2. Interpretation of terms

1. Epidemic-free zone means a territory (consisting of one or more districts; or one or more provinces) where no epidemic case occurs in the duration prescribed for each or many diseases and where veterinary activities are capable of controlling epidemics, the trading in and transportation of animals and animal products, and veterinary hygiene for slaughter. The origin of animals and animal products must be controlled in epidemic-free zones and establishments.

2. Epidemic-free establishment means a cattle or poultry raising establishment (farm, enterprise) or a commune or ward where no epidemic case occurs in the duration prescribed for each disease and where veterinary activities are capable of controlling epidemics and the delivery and receipt of animals and animal products.

3. Buffer area means the area adjacent to an epidemic-free zone. A buffer area has a radius of 10 km measured from the circumference of the epidemic-free zone for the foot- and-mouth disease, 5 km for pig cholera, 3 km for avian influenza and Newcastle disease, and 1 km for other diseases.

The buffer area of an epidemic-free establishment has a radius of 5 km measured from the circumference of the epidemic-free establishment for the foot-and-mouth disease, 3 km for pig cholera, 2 km for avian influenza and Newcastle disease, and 0.5 km for other diseases.

4. Epidemic focus means a place where occurs a dangerous infectious disease in animals which is on the list of diseases to be declared epidemic or the list of dangerous animal diseases.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. Veterinary hygiene conditions means requirements and standards on locations and positions of breeding farms; breeding and storage facilities, air, water and the environment; animal breeds and feeds; breeding devices and wastes according to the Slates regulations.

Chapter 2

VETERINARY CONDITIONS ON EPIDEMIC-FREE ZONES OR ESTABLISHMENTS

Article 3. Veterinary hygiene conditions on epidemic-free zones or establishments

1. Safety conditions on epidemic-free zones or establishments are prescribed as follows:

a/ For the foot-and-mouth disease: No epidemic occurs for at least 12 months from the death or culling of the last infected animal or after two years from the recovery of the last infected animal:

b/ For pig cholera: No epidemic occurs for at least 40 days from the compulsory culling or slaughter of the last infected animal or after six months from the death or recovery of the last infected animal;

c/ For avian influenza: No epidemic occurs for at least 1 year from the culling or death of the last infected animal;

d/ For rabies: No epidemic occurs for at least 24 months from the death or culling of the last infected animal; to strictly observe Articles 6, 7 and 8, Chapter II - Rabies Prevention and Control, of the Governments Decree No. 05/2007/ND-CP of January 9, 2007, on prevention and control of rabies in animals, such as: 100% of households register for dog keeping with commune-level Peoples Committees. 100% of dogs receive vaccination, the protective immunity, rate reaches over 80% upon post-vaccination examination of immunity, owners must chain or keep dogs meet requirements on veterinary hygiene and environmental sanitation, and have the dogs serological tested to ensure that they are free from rabies virus (sample rates of serological testing in Appendix 6 - not printed herein);

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ For the porcine reproductive and respiratory syndrome (PRRS) of high toxin category: No epidemic occurs for at least 6 months from the death or culling of the last infected animal; after 1 year from the recovery of the last infected animal (serological tests show negative results, sample rates of serological testing in Appendix 6 - not printed herein);

g/ For other diseases (Leptospirosis, Brucellosis, Aujeszky, Gumboro and Marek): No epidemic occurs for at least 6 months from the death or culling of the last infected animal; after 1 year from the recovery of the last infected animal (serological tests show negative results, sample rates of serological testing in Appendix 6 - not printed herein).

2. Other diseases on the Ministry of Agriculture and Rural Developments list of diseases to be declared epidemic may occur, but in a sporadic manner, and do not develop into epidemics, and infected animals are promptly treated according to regulations.

3. To fully meet veterinary requirements under this Regulation on vaccination, disease testing, quarantine, examination of slaughtering hygiene, processing and trading in animals, animal products and animal breeds, and epidemic reporting.

4. To fully satisfy veterinary hygiene conditions according to the Ministry of Agriculture and Rural Development regulations and the Animal Health Departments current guidance lor establishments involved in veterinary activities specified in Clause 3, Article i of this Regulation.

Article 4. Provisions on epidemic reporting

For epidemic-free zones being provinces, cities, districts or towns and epidemic-free establishments being communes or wards:

a/ Animal raising or slaughtering organizations and individuals in villages, communes, wards and townships shall make written records on the situation of their animal raising and slaughter, and epidemics. When detecting animals sick or dying of suspected infection of contagious disease, they shall promptly report to the commune- or ward-level animal health body or the local animal health agency and administration and may not transport, sell, slaughter or circulate them on the market.

When the outbreak of an epidemic free-registered disease or a dangerous infectious disease such as the foot-and-mouth disease, pig cholera and avian influenza occurs, to promptly report to the commune or district health animal station every two days under the extraordinary reporting regime. When no epidemic occurs, to report on dangerous diseases such as the foot-and-mouth disease, pig cholera and avian influenza every seven days under the regular reporting regime;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. For epidemic-free establishments being animal raising farms

a/ Small-scale animal raising farms in communes shall directly report on epidemics to commune-level animal health bodies;

b/ Private animal raising farms or enterprises of medium- or larger size shall directly report on epidemics to district animal health stations;

c/ Provincially run animal raising farms shall directly report on epidemics to provincial Animal Health Sub-Departments;

d/ Centrally run breeding animal farms shall directly report on epidemics to regional animal health agencies and the Animal Health Department.

3. Commune animal health bodies and animal health agencies which are notified of epidemics shall promptly verify therefor and, when necessary, take samples for testing on their own or send them out for testing. When suspecting the infection of the foot-and-mouth disease, pig cholera, avian influenza, Newcastle disease or an epidemic-free registered disease, to promptly report it to a superior animal health agency.

Article 5. Provisions on vaccination

1. Vaccination against each disease and for each species in epidemic-free zones or establishments must comply with the Agriculture and Rural Development Ministry’s Decision No. 63/2005/QD-BNN of October 13, 2005. Vaccination against avian influenza must comply with vaccination regime under the Ministry of Agriculture and Rural Developments strategy on annual vaccination against avian influenza.

2. The rate of vaccination against epidemic free-registered diseases must reach over 90% of the total animal flock or herd and 100% of animals subject to vaccination.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. For such dangerous diseases as the foot-and-mouth disease, avian influenza, pig cholera and Newcastle, post-vaccination supervision must be conducted to evaluate the effectiveness of vaccination.

Article 6. Provisions on animal quarantine

1. To tightly control the transportation of animals and animal products, especially for those imported into epidemic-free zones or establishments, specifically:

a/ Animals and animal products brought into epidemic-free zones or establishments must come from zones or establishments recognized to be epidemic-free and have certificates of at-source quarantine issued by a competent animal health agency;

b/ Animals must be kept in isolation areas for between 15-30 days depending on each disease and species before being mixed with the flock or herd.

2. In case of preventing an epidemic from spreading into epidemic-free zones or establishments, provincial Agriculture and Rural Development Services may propose provincial Peoples Committees to set up animal quarantine checkpoints on trunk roads in buffer areas.

3. Quarantine certificates shall be granted only to animals and animal products taken from epidemic-free zones or establishments or establishments certified by a local animal health agency to be epidemic-free.

Article 7. Provisions on inspection of veterinary hygiene and animal slaughter

1. Animal raising or slaughtering establishments, breeding animals, animal feeds and water must be examined twice a year and must satisfy technical regulations or national standards on veterinary hygiene.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The trading in animals and animal products in epidemic-free zones must be put under strict control to ensure that only animals and animal products meeting veterinary hygiene requirements are circulated and traded.

Article 8. Provisions on diagnosis and testing

1. To conduct surveys and evaluations on serology and the prevalence of virus for epidemic free-registered diseases and diseases transmittable to humans.

2. When animals fall sick or die of suspected infection with dangerous disease, they must undergo a diagnosis and/or testing by animal health agencies which shall issue diagnosis result slips together with epidemic reports.

3. To examine and evaluate the responsive immunity against diseases of vaccinated animals and conduct serological testing for bacterial diseases such as the foot-and-mouth disease, pig cholera, leptospira, brucellosis, tuberculosis, salmonellosis and chronic respiratory disease (CRD) (under the provisions in Appendix 6, not printed herein) before recognizing epidemic-free zones or establishments. To conduct regular diagnosis and examination as assigned or decentralized by the Animal Health Department.

4. To protect epidemic-free zones and establishments:

a/ To take measures to prevent virus from spreading into epidemic free-recognized zones or establishments by such means as wind, water source, transportation of animals and animal products and travel of humans and traffic.

b/ To conduct regular serological tests (under the provisions in Appendix 6, not printed herein)

Article 9. Provisions on disposal of animals infected with contagious disease

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



To dispose of animals infected with pig cholera as follows:

a/ Pigs weighing < 20 kg must be buried or burnt:

b/ Pigs weighing > 20 kg must be slaughtered and meat may be used as food after being boiled. Viscera and other parts must be destroyed.

3. To dispose of poultry infected with avian influenza as follows:

To cull the entire flock when detecting the disease. Protection devices must be used to prevent epidemic outbreaks and transmission to humans.

4. To conduct compulsory culling or slaughter of animals infected with other diseases under the guidance and supervision of animal health agencies suitable to each disease according to the animal health law.

5. To destroy all cattle and poultry which die of other infectious diseases.

Chapter 3

PROCEDURES FOR REGISTERING AND RECOGNIZING EPIDEMIC-FREE ZONES AND ESTABLISHMENTS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Presidents of district-level Peoples Committees, presidents of commune-level Peoples Committees and owners of animal raising establishments registering for building epidemic-free zones or establishments shall compile a registration dossier which comprises:

1. An application for registration of an epidemic-free zone or establishment (made according to the forms in Appendices 4a and 4b, not printed herein);

2. A proposal on conditions of the epidemic-free zone or establishment (made according to the forms in Appendices 1a and 1b, not printed herein), covering the following contents:

a/ A report prescribing the location, natural geography and animal raising characteristics of the epidemic-free zone or establishment;

b/ Veterinary activities in the epidemic-free zone or establishment.

A separate proposal should be made for each epidemic-free zone or establishment.

Article 11. Places for registering epidemic-free zones or establishments and registration time limit

1. District-level Peoples Committees and animal raising establishments registering for building epidemic-free zones or establishments shall send application dossiers prescribed in Article 10 of this Regulation to provincial-level Animal Heath Sub-Departments.

2. Within 15 days from the receipt of valid dossiers, provincial-level Animal Health Sub-Departments shall work with district-level Peoples Committees and animal raising establishments to formulate projects to build epidemic-free zones or establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Localities and animal raising establishments registering for recognition of epidemic-free zones or establishments shall carry out the following procedures:

1. To compile a registration dossier, comprising:

a/ An application for appraisal (made according to the forms in Appendices 2a and 2b, not printed herein);

b/ A proposal on conditions of the built epidemic-free zone or establishment.

2. To submit the registration dossier to the Animal Health Department.

Within 15 days from the receipt of valid dossiers, the Animal Health Department shall appraise the conditions of the concerned epidemic-free zone or establishment and notify the appraisal results.

When the conditions are fully met, competent agencies shall grant certificates of epidemic-free zones or establishments to concerned localities according to Article 15 of this Regulation.

When the appraisal concludes that conditions for epidemic-free zones or establishments are not met, concerned localities and establishments may request re-appraisal after improving unsatisfactory contents in the previous appraisal.

Article 13. Setting up of appraisal teams

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Members of an appraisal team shall be decided by the director of the Animal Health Department, comprising officers of units of veterinary expertise relating to the to-be-appraised contents.

Article 14. Tasks of an appraisal team

1. To examine conditions of epidemic-free zones or establishments applying for recognition.

2. To evaluate the situation of epidemics, transportation of cattle within the zones as well as export or import thereof with, other localities or countries

3. To determine the capability of agencies responsible for epidemic-free zones or establishments.

4. To make appraisal reports and proposals at one of the following levels:

a/ Level A: Inspected contents of epidemic-free zones or establishments fully meet the standards, with the appraisal score reaching 70-100 points. The recognition of epidemic-free zones or establishments is proposed;

b/ Level B: Inspected contents do not fully meet the standards, with the appraisal score reaching 50-69 points. Completion of contents requested by the appraisal team is required before the reappraisal;

c/ Level C: Inspected contents do not meet the standards, with the appraisal score reaching less than 50 points. Continued development of epidemic-free zones or establishments is required.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Based on appraisal teams reports, the Animal Health Department shall consider and grant certificates of recognition of epidemic-free zones or establishments to eligible zones or establishments.

Article 16. Management of epidemic-free zones and establishments

1. A certificate of recognition of an epidemic-free zone or establishment is valid for 2 years from die date of issuance for the foot-and-mouth disease and pig cholera; 1 year for the porcine reproductive and respirator) syndrome (PRRS). Newcastle, duck cholera, gumboro. chronic respiratory disease (CRD) and salmonellosis, and 6 months for avian influenza. The Animal Health Department shall notify provinces and cities nationwide of the recognition thereof.

Two months before the expiration of such certificate, the concerned unit shall send an application for re-appraisal to the Animal Health Department. Competent agencies may withdraw certificates of recognition if epidemic free-recognized zones or establishments fail to meet prescribed conditions in the duration of recognition

2. The Animal Health Department shall reappraise epidemic-free zones or establishments within 15 days after receiving an application for reappraisal, regarding the following contents:

a/ Veterinary hygiene conditions of animal-raising establishments;

b/ Serological testing for epidemic free-registered diseases and those transmittable to humans;

c/ Examination of vaccination, quarantine and slaughter control.

Chapter 4

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 17. Responsibilities of animal health state management agencies for epidemic-free zones and establishments

1. The Animal Health Department shall:

a/ Guide and direct provincial Animal Health Sub-Departments in building and managing epidemic-free zones or establishments:

b/ Appraise epidemic-free zones or establishments;

c/ Issue decisions on the recognition of epidemic-free zones or establishments;

d/ Supervise, examine and inspect epidemic-free zones or establishments.

2. Provincial-level Agriculture and Rural Development Services shall:

a/ Submit plans on building local epidemic-free zones or establishments to Peoples Committees of provinces and centrally run cities;

b/ Fund veterinary and other activities in epidemic-free zones or establishments.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Assist district-level Peoples Committees and animal raising establishments in compiling application dossiers, coordinate with concerned local agencies and animal raising establishments in building and managing epidemic-free zones or establishments, and implement technical-related contents falling under their competence;

b/ Set up appraisal teams and propose the Animal Health Department to recognize epidemic-free establishments as assigned by the Animal Health Department;

c/ Supervise, examine and inspect the observance of veterinary hygiene requirements by epidemic-free zones and establishments.

3. Units which are assigned by the Animal Health Department to appraise and test epidemic-free zones or establishments shall take responsibility before law for their conclusions.

Article 18. Responsibilities of organizations and individuals engaged in animal raising and veterinary activities in epidemic-free zones or establishments

1. Establishments raising and slaughtering animals, processing animal feeds and trading in animals and animal products in epidemic-free zones or establishments shall comply with the animal health law concerning epidemic-free zones and establishments.

2. Organizations and individuals from other zones involved in activities related to epidemic-free zones or establishments shall comply with regulations applicable to epidemic-free zones or establishments.

 

FOR THE MINISTER OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Bui Ba Bong

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 66/2008/QĐ-BNN ngày 26/05/2008 về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.601

DMCA.com Protection Status
IP: 18.220.42.22
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!