ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
642/QĐ-UBND
|
Đà
Nẵng, ngày 08 tháng 3 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT
LƯỢNG NƯỚC SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22/11/2019;
Căn cứ Thông tư số
26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định
chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT
ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và
quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 26/2021/TT-BYT
ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BTC
ngày 17/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí
xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;
Theo đề nghị của Sở Y tế và Sở
Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch xây
dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với các nội dung chính sau đây:
1. Lĩnh vực: Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực
hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, truyền dẫn, bán
buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi
tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra, thanh tra,
giám sát chất lượng nước sạch; các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận các
thông số về chất lượng nước.
3. Tên Quy chuẩn kỹ thuật địa
phương: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau đây viết tắt
là QCĐP) về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
4. Tên cơ quan, tổ chức biên soạn
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương: Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
5. Thời gian thực hiện: Năm 2022.
6. Phương án triển khai: Tại Phụ lục kèm theo.
7. Nguồn kinh phí thực hiện
a) Nguồn kinh phí thực hiện xây dựng
QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại địa bàn thành
phố Đà Nẵng:
- Hoạt động xây dựng QCĐP: sử dụng từ
nguồn kinh phí sự nghiệp của Sở Y tế;
- Quản lý hoạt động xây dựng QCĐP: sử
dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp của Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Việc sử dụng kinh phí xây dựng
QCĐP áp dụng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng được thực hiện theo các quy định hiện
hành.
8. Tổ chức thực hiện
a) Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học
và Công nghệ và các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND thành phố thành lập
Ban soạn thảo QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức triển khai Kế hoạch này bảo đảm hiệu quả; kịp
thời báo cáo, đề xuất xử lý những vướng mắc vượt thẩm quyền trong quá trình thực
hiện.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
kinh phí được cấp để thực hiện xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b) Sở Khoa học và Công nghệ
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn các
trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định và ban hành QCĐP về chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo quy định.
- Tham gia xây dựng QCĐP về chất lượng
nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện các
thủ tục về việc thông báo lấy ý kiến dự thảo QCĐP lên cổng thông tin điện tử của
thành phố và Sở Khoa học và Công nghệ.
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn
kinh phí được cấp để thực hiện xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
c) Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Y tế đề xuất các
thông số chất lượng nước sạch, cung cấp các số liệu có liên quan để phục vụ việc
xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
- Tham gia, phối hợp với Sở Y tế xây
dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
d) Sở Tư pháp: Phối hợp hướng dẫn quy
trình xây dựng, ban hành QCĐP theo đúng quy định của văn bản quy phạm pháp luật
trước khi hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Y tế, Bộ khoa học và Công nghệ cho ý kiến về
dự thảo QCĐP.
e) Sở Tài chính: Cân đối, bố trí nguồn
kinh phí theo kế hoạch đã được duyệt và thanh quyết toán theo đúng quy định.
g) Sở Thông tin và Truyền thông: Phối
hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, định hướng các cơ
quan báo chí, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền, triển khai QCĐP trên địa
bàn thành phố.
h) Các sở, ban, ngành liên quan khác
và UBND các quận, huyện: Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai thực hiện
các nội dung của Kế hoạch theo thẩm quyền và lĩnh vực ngành, đơn vị quản lý.
Điều 2. Giao Sở Y tế là cơ quan chủ trì, phối hợp với Sở
Khoa học và Công nghệ làm đầu mối để tham mưu, tổ chức triển khai Kế hoạch; các
sở, ban ngành liên quan và các địa phương có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế
triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả, đúng quy định và tiến độ.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành
và thay thế Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 12/6/2020 của Chủ tịch UBND thành
phố Đà Nẵng.
Điều 4. Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở Y tế,
Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch UBND các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan,
đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Y tế;
- Bộ Khoa học và Công nghệ;
- CT, các PCT UBND TP,
- CVP và PCVP UBND TP;
- Cổng thông tin Điện tử thành phố;
- Lưu: VT, SYT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến
|
PHỤ LỤC
XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
SẠCH SỬ DỤNG CHO MỤC ĐÍCH SINH HOẠT TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 642 /QĐ-UBND ngày 08/3/2022 của Chủ tịch
UBND thành phố Đà Nẵng)
1. Tên gọi quy
chuẩn kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (sau
đây viết tắt là QCĐP) về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2. Phạm vi và đối
tượng áp dụng của QCĐP
a) Phạm vi điều chỉnh: QCĐP này quy định
mức giới hạn các thông số chất lượng đối với nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt.
b) Đối tượng áp dụng: QCĐP này áp dụng
đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai
thác, sản xuất, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập
trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà
nước về kiểm tra, thanh tra, giám sát chất lượng nước sạch;
các phòng thử nghiệm, tổ chức chứng nhận các thông số về chất lượng nước.
3. Cơ quan, tổ
chức, cá nhân đề nghị
Tên cơ quan: Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
Địa chỉ: Tầng 23 Trung tâm hành chính
thành phố Đà Nẵng, số 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố
Đà Nẵng.
Điện thoại: 0236.3821206. Fax:
0236.3826276.
Email: syt@danang.gov.vn.
Tên cơ quan chủ quản: UBND thành phố
Đà Nẵng.
4. Tình hình quản
lý đối tượng QCĐP hoặc đối tượng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa
phương
- Đối tượng Quy chuẩn kỹ thuật là:
+ Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá
trình đặc thù của địa phương
+ Yêu cầu cụ thể về môi trường tại địa
phương
- Tên Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực Quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban
hành QCĐP: Bộ Y tế
- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng
Quy chuẩn kỹ thuật:
+ Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng có 20 cơ sở cấp nước tập trung bao gồm 09 cơ sở có công suất thiết kế 1000
m3/ngày đêm trở lên và 11 cơ sở có công suất thiết kế dưới 1000 m3/ngày
đêm. Đặc điểm nguồn nước nguyên liệu đầu vào của các cơ sở cung cấp nước hầu hết
dùng nguồn nước mặt làm nguyên liệu sản xuất nước sạch, chỉ có 01 cơ sở cấp nước
có công suất dưới 1000m3/ngày đêm sử dụng nguồn nước nguyên liệu đầu
vào là nước ngầm (Công trình cấp nước sạch ở thôn Nam Yên - Hoà Bắc).
+ Đối với các cơ sở có công suất thiết
kế 1000 m3/ngày đêm trở lên: Cung cấp nước gần như toàn bộ cho người
dân sống ở 06 quận nội thành và một phần người dân huyện Hòa Vang. Công tác kiểm
tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước tuân thủ theo Thông tư số
50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ Y tế về quy định kiểm tra vệ sinh, chất
lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT).
+ Đối với các cơ sở có công suất thiết
kế dưới 1000 m3/ngày đêm: Chủ yếu là các công trình sử dụng nguồn nước
mặt để xử lý và cung cấp nước cho người dân các xã miền núi của huyện Hòa Vang.
Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng nước của các cơ sở cấp nước này tuân thủ
theo Thông tư số 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 quy định kiểm tra vệ sinh, chất
lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng
nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT). Ngoài ra, trên địa bàn Đà Nẵng còn có một số
đơn vị (khách sạn, nhà máy...) khai thác nước ngâm sau đó xử lý để phục vụ cho
quá trình sinh hoạt, sản xuất. Nhưng chỉ có rất ít trong số đó thực hiện nội kiểm
nguồn nước.
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế đã ban
hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 về việc ban hành Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục
đích sinh hoạt quy định chất lượng nước ăn uống sinh hoạt, trong đó quy định
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành QCĐP về chất
lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt bảo đảm có hiệu lực trước ngày
01/7/2021. Do đó, việc xây dựng và ban hành QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt của địa phương là rất cần thiết và phải thực hiện ngay.
5. Lý do và mục
đích xây dựng QCĐP
- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những
mục tiêu quản lý sau đây:
+ Đảm bảo an toàn
|
S
|
+ Đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ
|
S
|
+ Bảo vệ môi trường
|
S
|
+ Bảo vệ động, thực vật
|
S
|
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
|
S
|
+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc
gia
|
S
|
- QCĐP dùng để chứng nhận hoặc công
bố hợp quy
|
S
|
- Căn cứ về nội dung quản lý nhà nước
có liên quan:
+ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29/6/2006;
+ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày
01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu
chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
+ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày
16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
+ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018
của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm
tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
+ Thông tư 26/2021/TT-BYT ngày
15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
+ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày
25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng,
thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật.
- Căn cứ thực tiễn:
+ Việc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích
sinh hoạt trên cả nước theo QCVN 01:2009/BYT với 109 chỉ tiêu và QCVN
02:2009/BYT với 14 chỉ tiêu. Tuy nhiên, do mỗi tỉnh/thành phố có đặc thù nguồn
nước khác nhau nên việc áp dụng các quy chuẩn này tại các địa phương còn nhiều
bất cập, khó khăn cho các cơ sở cấp nước, khó khăn cho việc kiểm tra giám sát
ngoại kiểm.
+ Việc ban hành QCĐP về chất lượng nước
sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại địa bàn thành phố Đà Nẵng theo Thông tư
số 41/2018/TT-BYT phù hợp với tình hình thực tiễn địa phương sẽ xoá bỏ sự bất
bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động của địa phương và
vai trò trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong đảm bảo an toàn cấp nước.
6. Loại quy chuẩn
kỹ thuật
+ Quy chuẩn kỹ thuật chung
|
□
|
+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
|
S
|
+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
|
|
+ Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình
|
|
7. Những quy định
dự kiến sẽ đưa vào QCĐP
- Những vấn đề sẽ quy định (hoặc sửa
đổi, bổ sung):
+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản
xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù;
+ Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo
quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù;
+ An toàn trong dịch vụ môi trường.
- Bố cục, nội dung các phần chính của
quy chuẩn kỹ thuật dự kiến:
Chương I. Phần quy định chung
+ Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.
+ Điều 2: Đối tượng áp dụng.
+ Điều 3: Giải thích từ ngữ (nếu có).
Chương II. Quy định về kỹ thuật
+ Điều 4: Danh mục các thông số chất
lượng nước sạch và ngưỡng giới hạn cho phép.
+ Điều 5: Quy định về kiểm tra, giám sát
chất lượng nước và ngưỡng giới hạn cho phép.
+ Điều 6: Thử nghiệm các thông số chất
lượng nước sạch (tần suất thử nghiệm các thông số chất lượng nước sạch).
+ Điều 7: Số lượng và vị trí lấy mẫu
thử nghiệm.
+ Điều 8: Phương pháp lấy mẫu và
phương pháp thử.
Chương III. Quy định về quản lý
+ Điều 8: Công bố hợp quy.
Chương IV. Tổ chức thực hiện
+ Điều 9: Quy định trách nhiệm của tổ
chức, cá nhân;
+ Điều 10: Quy định chuyển tiếp.
Phụ lục 01. Danh mục các phương pháp
lấy mẫu và thử nghiệm.
Phụ lục 02. Mẫu Bản công bố hợp quy.
- Nhu cầu khảo nghiệm quy chuẩn kỹ
thuật trong thực tế:
|
S
|
có
|
□
|
không
|
8. Phương thức thực
hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng QCĐP
a) Xây dựng QCĐP trên cơ sở quy chuẩn
Quốc gia
Bộ Y tế đã ban hành QCVN
01-1:2018/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho
mục đích sinh hoạt và hướng dẫn Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt bảo đảm có hiệu lực trước ngày 01/7/2021 tại Thông tư số
41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế.
b) Xây dựng QCĐP kết hợp cả tiêu chuẩn
và tham khảo các tài liệu, dữ liệu
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy
chuẩn kỹ thuật;
- Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày
16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định
kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- Thông tư 26/2021/TT-BYT ngày
15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều
của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch
sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày
25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng,
thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
- Các tiêu chuẩn quốc gia về phương
pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích mẫu, giới hạn cho phép đối với các thông số
chất lượng nước;
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày
12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố họp chuẩn,
công bố hợp quy và phương pháp đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật;
- Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày
31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học
và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương pháp đánh
giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày
10/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết và biện thi
hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008, Nghị định
số 74/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09
tháng 11 năm 2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 chua
Chính phủ;
- Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày
28/12/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và
quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày
17/4/2020 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng
tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày
11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế,
y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;
- Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày
30/6/2016 của Bộ Tài chính về việc quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và
quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra, thống kê, Tổng điều tra thống
kê quốc gia;
- Nghị quyết số 95/2017/NQ-HĐND ngày
07/7/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức chi công tác
phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Quyết định số 39/2020/QĐ-UBND ngày
15/10/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành quy định mức xây dựng dự toán
kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Nghị quyết số 326/2020/NQ-HĐND ngày
09/12/2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng quy định mức chi xây dựng
quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
- Sổ tay Hướng dẫn xây dựng Quy chuẩn
kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt năm
2020 của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế;
- WHO guidelines for driking water
quality - 4th.
c) Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng
Quy chuẩn kỹ thuật
- Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày
25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm
định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày
14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định
kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
d) Phương pháp nghiên cứu xây dựng
QCĐP
- Phương pháp kế thừa
Trong thực hiện nhiệm vụ này, chúng
tôi đã kế thừa các quy định của QCVN 01-1:2018/BYT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; QCVN 01:2009/BYT-Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống; QCVN 02:2009/BYT-Quy chuẩn
kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
- Phương pháp hồi cứu
Căn cứ kết quả giám sát, xét nghiệm
chất lượng nước sạch tại đơn vị cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng của
Trung tâm kiểm soát bệnh tật, kết quả nội kiểm của các đơn vị cấp nước và kết
quả quan trắc chất lượng nước thô của Sở Tài nguyên và Môi trường trong những
năm qua để xem xét và lựa chọn các thông số có tầm quan trọng, đặc trưng liên
quan đến chất lượng nước.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực
địa, lấy mẫu nước xét nghiệm
Phương pháp này sẽ được tiến hành cho
các hoạt động đánh giá chất lượng nguồn nước mặt, nước sạch, công nghệ sử dụng
trong sản xuất nước sạch và công tác quản lý, giám sát chất lượng nước mặt.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Trong nhiệm vụ này, phương pháp thảo
luận nhóm là việc tập một nhóm các bên liên quan bao gồm đại diện các cơ quan
quản lý Nhà nước về y tế, xây dựng và môi trường; các nhà nghiên cứu, đại diện
các đơn vị cung cấp nước.... để thảo luận về cách tiếp cận trong xây dựng QCĐP
về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, các thông số và mức giới
hạn sẽ được yêu cầu...
Các thành viên Tổ giúp việc, Ban soạn
thảo sẽ thảo luận về cách tiếp cận trong xây dựng QCĐP, các thông số và tần suất
giám sát sẽ được lựa chọn.
- Phương pháp chuyên gia
Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên
gia có trình độ cao liên quan đến tài nguyên nước, nước cấp, y tế... để xem
xét, nhận định các vấn đề có liên quan đến chất lượng nước sạch sử dụng cho mục
đích sinh hoạt để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để phát triển QCĐP về chất lượng
nước sạch.
đ) Phương pháp thực hiện xây dựng
QCĐP
đ1) Đối với số liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu thứ cấp: Phối hợp
với các sở, ngành có liên quan để hồi cứu số liệu 05 năm (2016 - 2020), gồm:
+ Số liệu về chất lượng nước thô,
đánh giá và so sánh với quy chuẩn chất lượng nước bề mặt (QCVN
08-MT/2015/BTNMT) hoặc nước dưới đất (QCVN 09-MT/2015/BTNMT).
+ Số liệu về chất lượng nước thành phẩm.
+ Số liệu ngoại kiểm về chất lượng nước
thành phẩm.
+ Công nghệ xử lý nước (quy trình xử
lý nước) áp dụng tại các nhà máy nước và các trạm cấp nước trên địa bàn thành
phố; loại hóa chất mà các đơn vị cấp nước sử dụng trong quá trình xử lý nước.
+ Kết quả quan trắc đối với chất lượng
các nguồn xả thải gần nguồn nước hoặc khu vực khai thác nước.
+ Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thông tin về các loại hóa chất bảo
vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu (gồm cả thành phần, thời gian phân hủy) được
phép sử dụng trên địa bàn thành phố.
- Tổng hợp số liệu thứ cấp đã thu thập:
Các loại số liệu thứ cấp cần thu thập, lập thành các báo cáo theo các chuyên đề:
+ Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả
xét nghiệm chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước từ năm 2016 - 2020 (nội
kiểm) và loại hình sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc
bảo vệ thực vật khu vực hành lang bảo vệ nguồn nước, khai thác nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt.
+ Báo cáo phân tích, đánh giá kết quả
xét nghiệm chất lượng nước sạch của các đơn vị cấp nước do ngành y tế kiểm tra
từ năm 2016-2020 (ngoại kiểm); công nghệ xử lý nước tại các nhà máy nước và các
trạm cấp nước trên địa bàn và loại hóa chất mà các đơn vị cấp nước sử dụng
trong quá trình xử lý nước.
+ Báo cáo phân tích, đánh giá chất lượng
nước bề mặt, nước ngầm được các nhà máy khai thác và kết quả quan trắc đối với
các nguồn xả thải từ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công, nông nghiệp vào
hoặc gần nguồn nước hoặc khu vực khai thác nước của đơn vị cấp nước.
+ Báo cáo tổng hợp, đánh giá dự án
xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
đ2) Đối với số
liệu sơ cấp:
- Thu thập số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập dựa vào:
+ Tiến hành khảo sát thực địa tại 21
đơn vị cấp nước (09 đơn vị công suất trên 1.000m3/ngày đêm, 11 đơn vị
công suất dưới 1.000m3/ngày đêm và ngẫu nhiên 01 đơn vị là khách sạn/nhà
máy có khai thác nước ngầm sau đó xử lý để phục vụ cho quá trình sinh hoạt, sản
xuất. Những nội dung khảo sát như sau:
(1) Công tác bảo vệ nguồn nước khai
thác, tình hình xả thải, sản xuất nông nghiệp - công nghiệp xung quanh và dọc
theo nguồn nước được khai thác để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
(2) Hiện trạng vệ sinh ngoại cảnh, vệ
sinh hệ thống sản xuất của các cơ sở cung cấp nước sạch trên địa bàn: Tổng số
cơ sở cung cấp nước; Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải; Các công
trình vệ sinh; Vệ sinh bể/hồ chứa nước nguyên liệu và các trạm bơm nước thô; Vệ
sinh hệ thống xử lý Fe/Mn; Vệ sinh bể lắng, bể lọc, bể chứa nước thành phẩm; Hệ
thống khử trùng; Vệ sinh kho hóa chất để xử lý nước và thiết bị phòng hộ khi có
sự cố.
(3) Hiện trạng về vệ sinh tại các khu
vực có bể chứa nước tập trung trên địa bàn (Số lượng khu vực có bể chứa nước tập
trung, vệ sinh bể chứa nước tập trung, vệ sinh hệ thống đường ống cung cấp nước
cục bộ, hệ thống khử trùng (nếu có), xét nghiệm chất lượng nước).
(4) Đơn vị chịu trách nhiệm quản lý
nhà nước về vệ sinh tại các cơ sở cung cấp nước, vệ sinh cung cấp nước sạch tại
khu vực có bể chứa nước tập trung.
(5) Công tác kiểm tra, giám sát việc
vệ sinh đảm bảo chất lượng nước tại các cơ sở cung cấp nước và các nơi có bể chứa
nước tập trung.
+ Đánh giá cắt ngang chất lượng nước
thô: Tiến hành thử nghiệm 13 mẫu nước (thử nghiệm 23 thông số trùng với quy chuẩn
QCVN 01-1:2018/BYT) tại các nguồn nước đầu vào của các đơn vị cấp nước trên địa
bàn thành phố, đánh giá và so sánh với quy chuẩn chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT), trong đó:
(1) Đối với các đơn vị có công suất
thiết kế trên 1000 m3/ngày đêm thì lấy 07 mẫu tại 07/09 đơn vị cấp
nước, cụ thể theo Bảng dưới đây:
TT
|
Địa
điểm lấy mẫu (nhà máy nước)
|
Số
lượng mẫu
|
01
|
Cầu Đỏ và Sân bay
|
01 mẫu (khai thác chung một nguồn
nước mặt sông Cẩm Lệ)
|
02
|
Sơn Trà 1
|
01 mẫu (khai thác từ nguồn nước suối
đá)
|
03
|
Sơn Trà 2
|
01 mẫu (khai thác từ nguồn nước suối
Tình)
|
04
|
Hải Vân
|
01 mẫu (khai thác từ nguồn nước suối
Lương)
|
05
|
Phú Sơn
|
01 mẫu (khai thác từ nguồn nước
sông Yên)
|
06
|
Khe lạnh
|
01 mẫu (khai thác từ nguồn nước suối
Khe Lạnh)
|
07
|
Hồ Hoà Trung
|
01 mẫu (khai thác từ nguồn nước Hồ
Hoà Trung)
|
08
|
Sơn Trà 3
|
Không lấy mẫu vì hầu như rất ít hoạt
động, lý do không có nước.
|
(1) Đối với các đơn vị có công suất
thiết kế dưới 1000 m3/ngày đêm: lấy 06 mẫu nước, cụ thể: Các đơn vị
sử dụng nước mặt để sản xuất đều nằm trên địa bàn 02 xã Hoà Bắc và Hoà Phú huyện
Hoà Vang, các đơn vị lấy nguồn nước khai thác là nước suối có tính chất, địa
hình,... tương đối giống nhau, vì vậy chỉ chọn 03 mẫu tại 03/11 đơn vị (02 mẫu
tại xã Hoà Bắc, 01 mẫu tại xã Hòa Phú); Các đơn vị khai thác nước ngầm, căn cứ
vào đặc điểm địa hình của thành phố, chọn 03 mẫu tại 03 vị trí đặc trưng: 01 mẫu
khu vực nông thôn (Nam Yên - Hòa Bắc), 01 mẫu ven biển (Sơn Trà hoặc Ngũ Hành Sơn)
và 01 mẫu gần khu công nghiệp, nhà máy sản xuất (Liên Chiểu).
+ Đánh giá chất lượng nước thành phẩm:
Tiến hành thử nghiệm 37 mẫu nước, thử nghiệm 91 thông số nhóm B theo QCVN
01-1:2018/BYT, trong đó:
(1) Đối với các đơn vị có công suất
thiết kế trên 1000 m3/ngày đêm: lấy 09 mẫu tại 08 nhà máy nước
(trong đó nhà máy nước Cầu Đỏ lấy 02 mẫu tại 02 hệ thống xử lý nước) và 21 mẫu
tại mạng lưới: Cầu Đỏ, Sân Bay, Sơn Trà 1, Sơn Trà 2, Hải Vân, Phú Sơn, Khe Lạnh,
Hồ Hoà Trung.
(2) Đối với các đơn vị có công suất
thiết kế dưới 1000 m3/ngày đêm lấy 07 mẫu nước, cụ thể: các đơn vị sử
dụng nguồn nước mặt để sản xuất lấy 04 mẫu tại 04 trạm cấp nước (03 trạm thuộc
xã Hoà Bắc và 01 trạm thuộc xã Hoà Phú); Các đơn vị sử dụng nguồn nước ngầm: 03
mẫu (01 mẫu khu vực nông thôn, 01 mẫu ven biển, 01 mẫu gần khu công nghiệp, nhà
máy sản xuất).
+ Tất cả các thông số chất lượng nước
sạch phải thực hiện tại phòng thử nghiệm tổ chức chứng nhận được công nhận phù
hợp với TCVN ISO/IEC 17025 và đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định tại
Nghị định 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ.
- Tổng hợp số liệu sơ cấp đã thu thập:
Nhập và xử lý kết quả xét nghiệm của 50 mẫu (13 mẫu nước thô và 37 mẫu nước
thành phẩm) bằng phần mềm SPSS để đánh giá ý nghĩa thống kê.
e) Phương thức lấy mẫu nước khảo sát
- Căn cứ vào công suất và quy mô cấp
nước của các đơn vị cấp nước để làm cơ sở lựa chọn vị trí lấy mẫu và lượng mẫu
cho phù hợp, đảm bảo tính đại diện.
- Tần suất đánh giá cắt ngang chất lượng
nước không thực hiện mùa mưa và mùa khô mà phụ thuộc thời gian của Quyết định
phê duyệt dự án phải thực hiện.
g) Lựa chọn thông số giám sát chất lượng
nước
- Nguyên tắc lựa chọn thông số
+ Xác định các chất có nguy cơ tiềm
tàng xuất hiện trong nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
+ Số liệu sau khi thu thập theo yêu cầu
cần được tổng hợp, phân tích và đánh giá để đưa ra nhận định ban đầu về đặc
trưng chất lượng các nguồn nước được khai thác và đặc trưng chất lượng nước
thành phẩm cấp cho người dân sử dụng.
+ Cung cấp được đầy đủ số liệu về chất
lượng nước nguồn và nước thành phẩm theo thời gian (ít nhất 3 năm).
- Căn cứ bộ số liệu trên, đề xuất Ban
soạn thảo, thành viên thực hiện, Tổ giúp việc,... xác định được một số nội dung
như:
+ Những chất thường xuyên có mặt
trong nước nguồn hoặc nước thành phẩm (khoảng nồng độ; thời gian hoặc tần suất
xuất hiện).
+ Xu hướng thay đổi về chất lượng nước
theo thời gian, từ đó dự đoán những chất có thể sẽ xuất hiện trong nước nguồn cần
phải lưu ý đưa vào danh sách các chỉ tiêu chất lượng nước giám sát.
+ Bên cạnh đó, căn cứ vào bộ số liệu
công nghệ xử lý nước, loại hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý nước của các
đơn vị để xác định được ngay những hóa chất hoặc sản phẩm phụ của nó trong nước
cần phải giám sát định kỳ.
h) Xác định mức độ ưu tiên đối với
các chỉ tiêu giám sát chất lượng nước sạch
Sau khi có danh sách các chỉ tiêu chất
lượng nước từ bước trên, tiếp tục đánh giá về tác động đến sức khỏe người sử dụng,
tần suất xuất hiện (thường xuyên hay thỉnh thoảng) để xác định mức độ ưu tiên đối
với những chỉ tiêu chất lượng nước cần đưa vào giám sát. Để xác định mức độ ưu
tiên đối với những chất này, cần căn cứ vào một số nội dung sau:
- Hàm lượng, tần suất xuất hiện trong
nguồn nước của các chất. Tần suất xuất hiện càng dày, hàm lượng càng cao thì mức
độ ưu tiên càng cao.
- Mức độ ảnh hưởng sức khỏe của các
chất có trong nước. Mức độ ảnh hưởng sức khỏe càng cao hoặc ảnh hưởng đến yếu tố
cảm quan càng cao thì mức độ ưu tiên càng cao.
+ Cụ thể, nếu chất ô nhiễm có xuất hiện
trong nước với nồng độ có thể thấp hơn giới hạn tối đa cho phép, nhưng chất này
lại có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thì cần cân nhắc ưu tiên đưa chất đó vào
trong danh sách các chỉ tiêu chất lượng nước cần giám sát.
+ Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các chất có trong nước dựa vào tài liệu Guidelines for Drinking-water Quality của
Tổ chức Y tế Thế giới.
- Nguy cơ ảnh hưởng đến hiệu quả xử
lý nước của chất ô nhiễm hoặc yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước, cũng cần
cân nhắc đưa chất đó vào quy chuẩn địa phương.
Việc xác định mức độ ưu tiên có thể
thực hiện theo phương pháp ma trận điểm, như sau:
Mức độ ƯU TIÊN = Tần suất x Tác động
|
Tác
động (Điểm)
|
Không
đáng kể (1)
|
Ít
(2)
|
Trung
bình (3)
|
Lớn
(4)
|
Nghiêm
trọng (5)
|
Tần
suất xuất hiện, nồng độ
|
Thường xuyên xuất hiện với nồng độ
cao (xấp xỉ QCVN), Điểm 5
|
5
|
10
|
15
|
20
|
25
|
Thường xuyên xuất hiện với nồng độ
thấp (thấp hơn so với QCVN), Điểm 4
|
4
|
8
|
12
|
16
|
20
|
Thỉnh thoảng xuất hiện (có thể theo
mùa) với nồng độ cao (xấp xỉ QCVN) Điểm 3
|
3
|
6
|
9
|
12
|
15
|
Thỉnh thoảng xuất hiện (có thể theo
mùa) với nồng độ thấp, Điểm 2
|
2
|
4
|
6
|
8
|
10
|
Rất ít khi xuất hiện, Điểm 1
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
|
Tổng
điểm
|
<
6
|
6 -
9
|
10 -
15
|
>
15
|
Mức
độ ưu tiên
|
Thấp
|
Trung
bình
|
Cao
|
Rất
cao
|
Ghi chú:
- Các chỉ tiêu ở mức điểm Cao hoặc Rất
cao: Bắt buộc phải đưa vào quy chuẩn để giám sát, tần suất giám sát từ 1 - 3
tháng/lần.
- Các chỉ tiêu ở mức điểm Trung bình:
Đưa vào quy chuẩn để giám sát, tần suất giám sát 6 tháng/lần.
- Các chỉ tiêu ở mức điểm Thấp: Có thể
bỏ qua.
h) Lựa chọn chỉ tiêu chất lượng nước
cần giám sát:
Bên cạnh các chỉ tiêu A trong QCVN
01-1:2018/BYT thì cần lựa chọn các chỉ tiêu chất lượng nước khác cần giám sát,
gồm:
- Các hóa chất sử dụng trong quá
trình xử lý nước, bao gồm cả các sản phẩm phụ của nó. Ví dụ: nếu sử dụng PAC
trong quá trình xử lý nước, thì cần đưa chỉ tiêu nhôm (A1) vào giám sát định kỳ.
Hoặc sử dụng clo hoặc hợp chất của clo để khử trùng, cần đưa các chỉ tiêu về
TMHs (là các sản phẩm phụ của clo) vào giám sát định kỳ.
- Các chất thường xuyên có mặt trong
nước nguồn với nồng độ cao vượt hoặc xấp xỉ giới hạn tối đa cho phép.
- Các chất đạt mức điểm cao trong quá
trình xác định mức độ ưu tiên cũng nên được cân nhắc đưa vào giám sát định kỳ.
- Về xác định tần suất giám sát: Có
thể căn cứ vào tần suất xuất hiện của chất đó. Nếu thường xuyên xuất hiện với nồng
độ cao và có tác động đến sức khỏe cao, có thể cân nhắc đưa tần suất giám sát với
các chỉ tiêu nhóm A hoặc dày hơn (nếu cần).
i) Lập báo cáo thuyết minh và đưa ra
Dự thảo QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
- Xây dựng dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật
địa phương với các thông số chất lượng nước cần giám sát; tần suất giám sát;
hàm lượng tối đa cho phép đã được xác định ở các bước trên.
- Lập báo cáo thuyết minh chứng minh
cho lựa chọn và căn cứ xây dựng QCĐP. Báo cáo thuyết minh sẽ đưa ra những minh
chứng (số liệu về tần suất xuất hiện, nồng độ trong nước của chất) và những lập
luận chặt chẽ (về ảnh hưởng sức khỏe hoặc cảm quan, về khả năng tiềm tàng xuất
hiện, v.v...) về những lựa chọn chỉ tiêu giám sát chất lượng nước được đưa ra
trong Dự thảo QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
k) Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo
QCĐP
- UBND thành phố tổ chức xem xét hồ
sơ, gửi dự thảo QCĐP đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để lấy ý kiến.
- Đồng thời thông báo về việc lấy ý
kiến QCĐP trên cổng thông tin điện tử hoặc tạp chí, ấn phẩm chính thức của UBND
và cơ quan tham mưu, giúp việc UBND thành phố chuyên ngành tương ứng tại địa
phương.
- Trên cơ sở ý kiến góp ý, Ban soạn
thảo, Tổ thư ký, Tổ giúp việc hoàn chỉnh lại dự thảo QCĐP, lập hồ sơ dự thảo
QCĐP trình UBND thành phố xem xét, quyết định.
- UBND thành phố tổ chức thẩm tra hồ
sơ dự thảo QCĐP để xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCĐP theo quy
định và chuyển hồ sơ dự thảo QCĐP kèm theo biên bản thẩm tra đến bộ quản lý
chuyên ngành tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
được sửa đổi, bổ sung tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 78/2018/NĐ-CP để tổ chức
xem xét, cho ý kiến.
l) Ban hành QCĐP
- Trường hợp Bộ ban hành quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đồng ý với hồ sơ dự thảo QCĐP: UBND thành phố ra quyết định ban
hành.
- Trường hợp không đồng ý: Ban soạn
thảo tiếp tục nghiên cứu chỉnh sửa, lập lại hồ sơ và gửi xin ý kiến lại của Bộ
ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Đến khi có ý
kiến đồng ý của Bộ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: UBND thành phố mới ra
quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương.
9. Kiến nghị Ban
soạn thảo QCĐP, Tổ giúp việc Ban soạn thảo
- Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP:
UBND thành phố giao Sở Y tế là cơ quan chủ trì, căn cứ
yêu cầu nội dung xây dựng QCĐP, Sở Y tế chủ trì thống nhất với Ban soạn thảo
thành lập Tổ thư ký và Tổ giúp việc thực hiện nhiệm vụ trong quá trình triển
khai Dự án xây dựng QCĐP.
- Ban soạn thảo QCĐP, gồm:
+ Trưởng ban: Đại diện lãnh đạo Sở Y
tế thành phố Đà Nẵng;
+ Phó trưởng ban: Lãnh đạo Sở Khoa học
và Công nghệ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng.
+ Thành viên: Sở Xây dựng, Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tư pháp, Sở
Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Trung
tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 2 (Quatest 2).
+ Tổ thư ký: Phòng Nghiệp vụ Y thuộc
Sở Y tế, phòng Quản lý Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng.
+ Tổ giúp việc: Công ty cổ phần cấp
nước Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, Trung tâm Kiểm soát
bệnh tật thành phố Đà Nẵng.
Ngoài ra, căn cứ tình hình thực tế
Trưởng ban có thể bổ sung hoặc thay thế các thành viên Ban soạn thảo QCĐP.
10. Cơ quan phối
hợp xây dựng QCĐP
- Các sở, ngành có thành viên trong Tổ
Giúp việc, Tổ thư ký và Ban Soạn thảo QCĐP tham gia thực hiện theo chức năng,
nhiệm vụ được giao.
- Bên cạnh đó, để đảm bảo đầy đủ số
liệu làm cơ sở cho việc xây dựng quy chuẩn, cần một số cơ quan, tổ chức phối hợp
cung cấp số liệu để xây dựng dự thảo QCĐP, dự kiến cơ quan, tổ chức phối hợp
xây dựng dự thảo QCĐP như sau:
TT
|
Tên
cơ quan, đơn vị
|
Nội
dung công việc tham gia, phối hợp
|
01
|
Sở Tư pháp
|
Hỗ trợ trong quy trình soạn thảo
văn bản quy phạm pháp luật.
|
02
|
Sở Tài nguyên và Môi trường
|
Số liệu về chất lượng nước bề mặt
được các nhà máy nước khai thác. Số liệu về chất lượng nước nguồn khai thác
và chất lượng nước thành phẩm theo thời gian do Sở quản lý khai thác.
|
03
|
Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
|
Số liệu về chất lượng nước thành phẩm
và chất lượng nước bề mặt được các trạm cấp nước khai thác quản lý; các loại
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu (gồm cả thành phần) được
phép sử dụng trên địa bàn thành phố...
|
04
|
Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng, Công
ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng
|
- Tham gia đóng góp ý kiến cho việc
chọn các thông số giám sát chất lượng nước để đưa vào QCĐP.
- Thông tin về chất lượng nước nguồn
và nước thành phẩm mà đơn vị cung cấp.
- Công nghệ xử lý nước (quy trình xử
lý nước) áp dụng tại các nhà máy nước và các trạm cấp nước trên địa bàn thành
phố; loại hóa chất mà các đơn vị cấp nước sử dụng trong quá trình xử lý nước...
|
05
|
Các sở, ban, ngành thành phố, UBND
các quận, huyện.
|
Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của
ngành, địa phương phối hợp khi có yêu cầu của Sở Y tế và Ban Soạn thảo QCĐP.
|
- Dự kiến cơ quan quản lý có liên
quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo QCĐP: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Dự kiến các cơ quan, tổ chức, cá
nhân cần lấy ý kiến về dự thảo QCĐP: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở
Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Sở Tư pháp, Công ty Cổ phần cấp nước Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV
Khai thác thủy lợi Đà Nẵng, Viện Sức khoẻ Nghề nghiệp, Viện Pasteur Nha Trang,
các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước...
11. Dự kiến tiến
độ thực hiện
Thời gian thực hiện xây dựng QCĐP về
chất lượng nước sạch sử dụng mục đích sinh hoạt thành phố Đà Nẵng, cụ thể như
sau:
TT
|
Nội
dung công việc
|
Thời
gian thực hiện dự kiến (*)
|
01
|
Xây dựng dự thảo Kế hoạch, Dự án
xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
|
Tháng
12/2021 - 01/2022
|
02
|
Trình phê duyệt kế hoạch, dự án, kinh
phí xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
|
Tháng
02/2022
|
03
|
Thành lập Ban soạn thảo (Sở Y tế
tham mưu), Tổ giúp việc (Sở Y tế chỉ định) và phân công nhiệm vụ cho các
thành viên
|
Tháng
03/2022
|
04
|
Tổ chức thu thập số liệu, điều tra,
khảo sát để phục vụ xây dựng QCĐP.
|
Tháng
03 - 04/2022
|
05
|
Lấy mẫu nước để thử nghiệm, phân
tích phục vụ xây dựng QCĐP
|
06
|
Xây dựng thuyết minh dự thảo QCĐP
|
Tháng
02 - 5/2022
|
07
|
Xây dựng dự thảo QCĐP lần 01
|
08
|
Tổ chức lấy ý kiến góp ý QCĐP (bằng
văn bản, Hội thảo tham vấn) (02 lần)
|
09
|
Chỉnh sửa QCĐP sau khi tiếp thu ý
kiến của hội thảo tham vấn trực tiếp và ý kiến bằng văn bản (02 lần)
|
10
|
Hoàn chỉnh dự thảo QCĐP lần 3
|
11
|
Gửi dự thảo QCĐP lấy ý kiến của các
Sở, ngành trong thành phố bằng văn bản; đăng trên Báo Đà Nẵng và Trang thông
tin điện tử của UBND thành phố
|
Tháng
5 - 7/2022
|
12
|
Hoàn chỉnh dự thảo QCĐP lần 4 trình
UBND thành phố
|
13
|
UBND thành phố gửi bản dự thảo xin
ý kiến thẩm định QCĐP của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ
|
14
|
Sau khi có ý kiến của Bộ Y tế, Bộ
Khoa học và Công nghệ tiến hành hoàn chỉnh, lập hồ sơ QCĐP trình UBND thành
phố ban hành QCĐP; thông cáo báo chí
|
Tháng
8 - 9/2022
|
(*) Căn cứ tình hình thực tế triển
khai, để điều chỉnh thời gian triển khai phù hợp nhằm đảm bảo hoàn thành việc
xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng theo đúng quy định.